Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.59 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN TRỊ - LUẬT

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN GIAO CÁC
ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Sinh viên thực hiện:

TRẦN THỊ THANH NGÂN

MSSV:

0955060062

Khóa: 34

Lớp: Quản trị - luật

Giáo viên hướng dẫn:

TS. VŨ THỊ THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2014


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cơ trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí


Minh đã giúp tơi trong q trình thực hiện và hồn thành Khóa luận.
Đặc biệt, tơi muốn gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cơ Vũ Thị Thanh Vân đã ln tận
tình giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin cám ơn q thầy cô Khoa Luật Thương mại và Khoa Quản trị, gia
đình, bạn bè đã ln giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả Khóa luận: “Các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” xin cam đoan
cơng trình nghiên cứu khoa học là do chính tác giả thực hiện. Các số liệu và thông tin
trong Khóa luận là trung thực và được tác giả chú thích đầy đủ. Tơi xin chịu trách
nhiệm hồn tồn về tính xác thực của Khóa luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Thanh Ngân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ NGUYÊN NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT
NQTM

:


Nhượng quyền thương mại

SHCN

:

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT

:

Sở hữu trí tuệ

WIPO

:

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN
GIAO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.......................................................... 4
1.1. Quyền sở hữu trí tuệ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ......................... 4
1.1.1. Khái lược về quyền sở hữu trí tuệ ..................................................................... 4
1.1.2. Tính chất và đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ ............................................... 5

1.1.3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ................................................................... 6
1.2. Nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại........... 7
1.2.1. Nhượng quyền thương mại ............................................................................... 7
1.2.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ........................................................... 7
1.2.1.2. Phân loại nhượng quyền thương mại ............................................................. 9
1.2.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................................. 11
1.2.2.1. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại........................................... 13
1.2.2.2. Chủ thể hợp đồng nhượng quyền thương mại.............................................. 14
1.2.2.3. Đối tượng hợp đồng nhượng quyền thương mại .......................................... 16
1.3. Khái quát về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại ............................................................................ 19
1.3.1. Khái niệm và hình thức chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................................... 19
1.3.1.1. Chuyển giao thực tế ..................................................................................... 20
1.3.1.2. Chuyển giao pháp lý..................................................................................... 20
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong chuyển giao các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................. 21
1.3.2.1. Bên nhượng quyền ....................................................................................... 21
1.3.2.2. Bên nhận quyền ............................................................................................ 22


1.3.3. So sánh chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại với hợp đồng li xăng, chuyển giao công nghệ ............... 23
1.3.3.1. Sự tương đồng về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ...... 24
1.3.3.2. Sự khác biệt về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ .......... 25
Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN GIAO
CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................... 28
2.1. Chuyển giao nhãn hiệu .................................................................................... 28

2.2. Chuyển giao quyền tác giả ............................................................................... 32
2.3. Chuyển giao tên thương mại ........................................................................... 34
2.4. Chuyển giao bí mật kinh doanh ...................................................................... 36
2.5. Chuyển giao sáng chế ....................................................................................... 39
2.6. Một số kiến nghị về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại .......................................................... 42
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 49
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tại sao báo chí bàn luận nhiều về Burger King, Starbucks, McDonald’s khi
những thương hiệu này đến Việt Nam? Sức nóng của những thương hiệu này đến từ
đâu? Và làm cách nào để một thương hiệu có thể hiện diện ở nhiều quốc gia trên thế
giới như vậy? NQTM - phương thức kinh doanh trả sẽ lời tất cả câu hỏi trên. Một
cách khái quát, NQTM là sự thỏa thuận của các bên về việc chuyển giao quyền
thương mại từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền, bên nhận quyền có thể tiến
hành việc kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gắn liền với các đối
tượng SHTT của bên nhượng quyền sở hữu. Trong đó quyền thương mại, đối tượng
chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại được hình thành từ tổ hợp liên quan
đến nhiều đối tượng của quyền SHTT, là một loại tài sản vơ hình, khơng thể xác
định được bằng các đặc điểm vật chất nhưng lại có giá trị vơ cùng to lớn đối với bên
nhượng quyền. Bên nhận quyền chấp nhận bỏ ra một khoản phí nhượng quyền để
được sử dụng các tài sản trí tuệ đó trong một khoản thời gian nhất định. Vì vậy,
hoạt động NQTM không chỉ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật trong lĩnh

vực thương mại như: Luật Thương mại 2005, Nghị định 35 /2006/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
nhượng quyền thương mại; còn gián tiếp chịu sự chi phối của pháp luật SHTT.
NQTM - phương thức kinh doanh được đánh giá là thành tựu của các nước châu
Âu vào khoảng thế kỷ 17-18, mới du nhập vào Việt Nam vào giữa thập niên 90 và
chỉ thực sự được quan tâm khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) năm 2006, về cơ bản hành lang pháp lý của hoạt động NQTM tại
Việt Nam là khá đầy đủ, tuy nhiên khi các bên giao kết hợp đồng trên thực tế còn
nhiều vấn đề cần bàn luận, đặc biệt là các quy định pháp luật về chuyển giao các đối
tượng của quyền SHTT trong hợp đồng.
Nghiên cứu các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của quyền SHTT
là điều cần thiết, giúp các bên nắm chắc quy định pháp luật kết hợp thực tiễn doanh
nghiệp đưa ra những quyết định tối ưu, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý hoạt
động NQTM tại Việt Mam. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: Các vấn
đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại với hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề trên.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết chun khảo,
luận án, luận văn và khóa luận nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể:
Bài viết: “Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại”
của TS. Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 103, năm
1


2007; “Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại” của ThS. Vũ Đặng Hải
Yến đăng trên tạp chí Luật học số 11, năm 2008.
Luận án: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng

quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” của Vũ Đặng Hải Yến,
Hà Nội, năm 2008.
Luận văn: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam”
của Hồ Vĩnh Long, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, năm 2006; “Pháp luật nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng hoàn thiện” của Vũ Hương
Giang, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, năm 2006.
Khóa luận: “Chế độ pháp lý về nhượng quyền thương mại theo Luật Thương
mại 2005” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, ĐH TP Luật Hồ Chí Minh năm 2006;
“Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại – Lý luận và thực tiễn” của
Trương Thị Kim Thương, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh năm 2009; “Các vấn đề pháp
lý về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại” của Nguyễn Thị Mai Thương, ĐH TP Luật Hồ Chí Minh năm
2013.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã phân tích được những khía cạnh của hợp
đồng NQTM như về chủ thể, nội dung, bản chất của hợp đồng trong hoạt động
NQTM, đặc biệt Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mai Thương lần đầu tiên
nghiên cứu sâu về vấn đề chuyển giao các đối tượng của quyền SHTT trong hợp
đồng NQTM. Tuy nhiên, tác giả chưa bao quát các vấn đề pháp lý liên quan đến
việc chuyển giao các đối tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM với từng
đối tượng cụ thể. Vì vậy, trong Khóa luận tác giả tập trung nghiên cứu sâu hơn về
các vấn đề pháp lý các đối tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM, đồng
thời liên hệ các vụ việc trên thực tế giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các vấn đề
pháp lý, thực tiễn và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp
luật, cũng như gợi ý các chủ thể về cách quản lý các đối tượng của quyền SHTT
trước và trong quá trình chuyển giao.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng
của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM, trên cơ sở đi sâu phân tích các quy định
pháp lý về cách thức quản lý các đối tượng của quyền SHTT khi chuyển giao, đồng
thời liên hệ thực tiễn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của các quy định pháp luật đối

với các đối tượng của quyền SHTT và việc chuyển giao nó trong hợp đồng NQTM.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đánh giá, phân tích và kiến nghị hồn thiện các
quy định của pháp luật, cũng như gợi mở một số cách kiểm soát các đối tượng của
quyền SHTT và chuyển giao hiệu quả các đối tượng trên trong hợp đồng NQTM.
3.

2


4.

Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Khóa luận tập trung vào các vấn đề pháp lý về các đối
tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM và việc chuyển giao các đối tượng
đó trên cơ sở điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005,
đồng thời liên hệ đến các quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Chuyển giao
công nghệ 2006. Qua việc phân tích và đánh giá, tìm ra những vấn đề cịn tồn tại và
kiến nghị nhằm hồn thiện các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của
quyền SHTT trong hợp đồng NQTM.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phổ biến trong khoa
học pháp lý như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh,
phương pháp liệt kê… các phương pháp được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể
xem xét một cách tồn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển giao các đối
tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM.
6.
Cơ cấu Khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của
Khóa luận gồm:

Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương 2. Thực trạng các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và một số kiến nghị
5.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN
GIAO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Quyền sở hữu trí tuệ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Khái lược về quyền sở hữu trí tuệ
Theo John Berry, “tài sản vơ hình” (intangible asset) là các nhân tố phi vật
chất được sử dụng trong hoặc đóng góp vào q trình sản xuất hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ, hay được kỳ vọng làm phát sinh một nguồn lợi tương lai cho cá nhân
hoặc doanh nghiệp kiểm sốt việc sử dụng chúng.1 Trong số tài sản vơ hình trên, có
một bộ phận được gọi là tài sản trí tuệ do có sự kết tinh cao về hàm lượng tri thức
bản thân tài sản. Các tài sản trí tuệ có tính mới và có giá trị thương mại lâu dài sẽ
được pháp luật xem xét và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt SHTT) cho
người nắm giữ. Như vậy, không phải tất cả những sản phẩm “trí tuệ” đều được bảo
hộ dưới dạng quyền SHTT. Ngược lại, không phải mọi quyền SHTT đều bảo hộ cho
các sản phẩm “trí tuệ”.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (sau đây viết tắt là Luật SHTT 2005): “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Tập
hợp các quyền SHTT mà một doanh nghiệp nắm giữ được gọi là tập quyền SHTT
(IPR Portfolio) của doanh nghiệp đó. Ngồi ra, quyền SHTT cịn được định nghĩa là

tập hợp các quyền đối với tài sản vơ hình là thành quả lao động, sáng tạo hay uy tín
kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ.2 Như vậy, một chủ thể
được xem có trong tay một quyền SHTT khi:
Thứ nhất, tồn tại một tài sản vơ hình, là những tài sản khơng nhìn thấy được
nhưng trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi.
Thứ hai, tài sản vơ hình đó phải có “tính mới” của một tài sản trí tuệ; có thể là
tính mới ở góc độ sáng tạo (như một sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp) hoặc mới ở
góc độ thương mại (như một nhãn hiệu được chọn sử dụng).

1

Nguyên văn: “Intangibles are nonphysical factors that contribute to, or are used in, the production
of goods or the provision of servicesor that are expected to general future productive benefits to the
indivisuals or firms that control their use”, John Berry, Tangible strategies for intangible asset, The
McGrawHill Companies, Inc, 2005, pp.1.
2

Lê Nết (2013), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr.7.
4


Thứ ba, được pháp luật quy định bảo hộ và chủ thể thực hiện các thủ tục xác
lập quyền bảo hộ (thủ tục pháp lý hoặc các quy trình trên thực tế) tài sản trí tuệ của
mình.
Thứ tư, chủ sở hữu của tài sản trí tuệ đó tự mình tạo ra hoặc được chuyển
nhượng hợp pháp từ chủ thể khác.
Tóm lại, quyền SHTT là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với các sản
phẩm trí tuệ của mình. Các cá nhân, tổ chức thông qua thủ tục xác lập quyền, khẳng
định quyền sở hữu các tài sản trí tuệ; độc quyền khai thác, sử dụng và định đoạt các
quyền của mình (quyền tài sản và quyền nhân thân), nghiêm cấm tất cả các hành vi

xâm phạm đến quyền SHTT của chủ sở hữu.
1.1.2. Tính chất và đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, đối tượng chính, trung tâm của quyền SHTT là các tài sản trí tuệ
được pháp luật quy định.
Thứ hai, căn cứ phát sinh: quyền SHTT có thể phát sinh từ quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ như
sáng chế, nhãn hiệu phát sinh quyền bảo hộ khi chủ sở hữu được cấp văn bằng bảo
hộ; hoặc thông qua hành vi như tên thương mại được bảo hộ bằng việc sử dụng tên
thương mại đó trên thực tế, khơng phụ thuộc vào việc đăng ký.
Thứ ba, quyền SHTT có tính “tương đối”. Quyền SHTT cũng là một quyền tài
sản, song do tính chất đặc thù của tài sản trí tuệ, trong khi những quyền tài sản khác
đều được pháp luật các quốc gia bảo hộ một cách tuyệt đối thì quyền SHTT bị giới
hạn về mặt không gian và thời gian. Về mặt không gian, quyền SHTT chỉ được bảo
hộ trong phạm vi một quốc gia, tức đăng ký ở quốc gia nào thì quốc gia đó mới có
cơ chế bảo hộ, trừ trường hợp nhiều quốc gia cùng tham gia một Điều ước quốc tế
về bảo hộ quyền SHTT đó. Về mặt thời gian, quyền SHTT chỉ được bảo hộ trong
một khoảng thời gian xác định đối với mỗi đối tượng của quyền SHTT, hết thời hạn
này (bao gồm cả thời gian gia hạn), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại,
có thể được sử dụng tự do mà không cần sự cho phép nào của chủ sở hữu. Ngồi ra
do đặc tính vơ hình của các tài sản trí tuệ, quyền SHTT khơng quy định về quyền
chiếm hữu như các tài sản thông thường khác. Chúng ta không thể chiếm giữ một
sáng chế dưới dạng quy trình hay một giải pháp hữu ích trừ khi khơng tiết lộ chúng.
Thứ tư, về bản chất quyền SHTT bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của
chủ thể quyền đối với các thành quả lao động, sáng tạo hay uy tín thương mại. Việc
đánh giá khả năng bảo hộ SHTT thông qua các tiêu chuẩn tương đối trừu tượng
(trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, yếu tố đặc thù, v.v.)3
3

Lê Nết (2006), Quyền Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.32.
5



Thứ năm, quyền SHTT ngoài việc là một quyền dân sự, nó cịn là một quyền
thương mại. Bởi các đối tượng của quyền SHTT trong một số trường hợp chính là
đối tượng của các giao dịch thương mại.
1.1.3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ Điều 3 Luật SHTT 2005, các đối tượng của quyền SHTT gồm:
 Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra. Quyền tác giả xác lập một cách tự động khi tác phẩm được định hình trên
một hình thức vật chất nhất định, không cần thông qua thủ tục đăng ký. Tác giả là
chủ sở hữu tác phẩm có độc quyền khai thác, sử dụng và định đoạt tác phẩm. Bất cứ
hành vi xâm phạm nào chưa có sự cho phép của chủ sở hữu đều xem là hành vi vi
phạm quyền tác giả, trừ một số trường hợp pháp luật quy định.
Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, khơng bảo hộ nội dung sáng
tạo. Ngồi ra tác phẩm bảo hộ phải có tính ngun gốc, tức đó chính là kết quả của
quá trình tư duy của tác giả, khơng sao chép hay bắt chước hình thức thể hiện của
người khác.
 Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở
hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền
định đoạt của chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
 Quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây
trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu
tư cho công tác chọn tạo hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây. Đối
tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Pháp
luật bảo vệ tính mới, tính ổn định, tính đồng nhất và khả năng phân biệt với giống

cây trồng khác. Quyền của giống cây trồng được xác lập dựa trên cơ sở quyết định
cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ
tục đăng ký quy định tại Luật SHTT 2005.

6


1.2. Nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1. Nhượng quyền thương mại
1.2.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng
quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động
nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) được chính thức thừa
nhận khởi nguồn, phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer
(sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác
của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi
Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và
các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ
tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống
kinh doanh theo phương thức này.4
Tại Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện hình thức NQTM vào những năm 90 của
thế kỷ 20, cũng như nhiều nước khác nhượng quyền được du nhập vào Việt Nam
bởi các nhà nhượng quyền nước ngoài. Các hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh như
Jollibee (Philippines), Lotteria (Hàn Quốc) và KFC (Mỹ) là những nhà nhượng
quyền đầu tiên tới Việt Nam. Tiếp theo đó là các thương hiệu nội địa cũng bắt đầu
chập chững bước vào cuộc chơi này: nhượng quyền nội địa và cả quốc tế như Trung
Nguyên, Phở 24; nhượng quyền nội địa như: Kinh Đô, Focxi, Ninomax… Mặc dù
xuất hiện khá sớm và phát triển tại rất nhiều nước trên thế giới, hiện nay vẫn chưa
có một khái niệm thống nhất về NQTM trên thế giới. Sự khác biệt về mơi trường
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia, khái niệm về NQTM cũng có sự

khác nhau.
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
Association) đã đưa ra khái niệm: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo
hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải
duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như:
bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn
hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc
kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh
nghiệp bằng các nguồn lực của mình".5 Như vậy vấn đề chính trong quan hệ
nhượng quyền của khái niệm trên là sự chuyển giao các đối tượng SHTT của bên
4

truy
cập lần cuối ngày 27/05/2014, lúc 13:45’.
5

truy cập lần cuối ngày 27/05/2014, lúc 14:39’.
7


nhượng quyền cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhượng quyền cũng có nghĩa vụ
duy trì sự quan tâm, kiểm sốt liên tục trong suốt q trình thực hiện hợp đồng
nhượng quyền; tuy nhiên, định nghĩa này chưa nhắc đến nghĩa vụ nộp phí nhượng
quyền của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền, trong khi đây là nghĩa vụ
quan trọng bên nhận quyền phải thực hiện.
Khái niệm NQTM của Cộng đồng chung châu Âu EC (nay là liên minh châu
Âu EU): đầu tiên đưa ra khái niệm: “Quyền thương mại là một tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí
quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới

người sử dụng cuối cùng. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển
nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên”6. Định nghĩa của Cộng đồng
chung châu Âu nhấn mạnh đến việc chuyển nhượng “quyền thương mại”, bao gồm
tập hợp các quyền thuộc SHCN và các đối tượng thuộc SHTT; theo đó nhấn mạnh
đến đối tượng của hợp đồng NQTM đó chính là quyền thương mại; định nghĩa này
không đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như việc kiểm soát để đảm
bảo tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền hay đề cập
đến nghĩa vụ đóng phí nhượng quyền của bên nhận quyền.
Pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 về hoạt
động NQTM như sau:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện sau:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Định nghĩa này của Việt Nam về cơ bản khá tương đồng với các nước trên thế
giới, thể hiện được bản chất của hoạt động NQTM: i) Một phương thức kinh doanh
dựa trên sự thỏa thuận của bên nhượng quyền và bên nhận quyền rằng bên nhượng
quyền cho phép bên nhận quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ dựa trên các đối tượng của quyền SHTT của bên nhượng quyền như:
nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu và bí mật kinh doanh…; ii) Bên nhượng
6

truy cập lần cuối ngày 27/05/2014, lúc 14:50’.
8



quyền có quyền kiểm sốt và có nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhận quyền trong suốt
quá trình kinh doanh theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên; iii) Đổi lại bên nhận
quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí (phí ban đầu, phí định kỳ và
các khoản phí khác do hai bên thỏa thuận).
Tóm lại, những cách nhìn nhận trên của mỗi nước về hoạt động NQTM, dù
chưa có sự đồng nhất trong cách hiểu của các nước về NQTM, nhưng cơ bản ta có
thể rút ra những dấu hiệu phân biệt của hoạt động này như sau: thứ nhất, các bên
trong quan hệ NQTM là các chủ thể độc lập với nhau về tư cách pháp lý; thứ hai,
đối tượng của NQTM là quyền thương mại, tổ hợp của các yếu tố như: tên thương
mại, nhãn hiệu hàng hố/dịch vụ, bí quyết, bí mật kinh doanh, phương thức quản
lý…; thứ ba, các bên sẽ cùng nhau khai thác các giá trị thương mại của quyền
thương mại và trong q trình khai thác chung đó, bên nhượng quyền có sự kiểm
sốt, hỗ trợ đối với bên nhận quyền, mục đích tạo nên hệ thống nhượng quyền thống
nhất và đồng bộ; và bên nhận quyền có nghĩa vụ nộp phí nhượng quyền.
1.2.1.2. Phân loại nhượng quyền thương mại
Có rất nhiều phương thức NQTM tồn tại trên thế giới, căn cứ nhiều tiêu chí
khác nhau ta có những phương thức NQTM khác nhau, sau đây tác giả sẽ đề cập
đến một vài cách phân loại phổ biến hiện nay:
a. Căn cứ vào nội dung hình thức kinh doanh ta có:
(i)
Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):
là hình thức NQTM trong đó bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền các
sản phẩm cùng với sự chuyển giao nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, biểu tượng, khẩu
hiệu kinh doanh, dịch vụ quảng cáo của mình. Bên nhượng quyền không cung cấp
cho bên nhận quyền cách thức điều hành kinh doanh.
(ii) Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise): là
hình thức NQTM trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho bên nhận quyền phân
phối sản phẩm, dịch vụ cùng các tập hợp chỉ dẫn thương mại của mình mà cịn
chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, phương pháp quản lý và huấn luyện nhân viên…

cho bên nhận quyền. Hiện nay, phương thức nhượng quyền này khá phổ biến và
được nhiều người lựa chọn.
b. Căn cứ vào cách thức tiến hành nhượng quyền: có thể chia NQTM thành nhượng
quyền cho từng cơ sở (single-unit franchise) và nhượng quyền đa cơ sở (multipleunit franchise).
(i)
Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise): là
cách thức NQTM trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực tiếp cho
từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh. Đây là hình thức nhượng quyền
thương mại đơn giản và phổ biến.
9


(ii)
Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): là cách
thức NQTM thơng qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo phương
thức NQTM. Khái niệm NQTM đa cơ sở xuất hiện chưa lâu, nhưng ngày càng được
mọi người biết đến, phổ biến là area development franchise (nhượng quyền phát
triển khu vực) và master franchise (nhượng quyền thương mại chung).
- Nhượng quyền phát triển khu vực (area development franchise): là cách thức
nhượng quyền theo đó bên nhượng quyền cấp quyền cho một chủ thể (gọi là area
developer là nhà phát triển khu vực) quyền thành lập và điều hành nhiều hơn một cơ
sở kinh doanh trong khu vực lãnh thổ xác định. Nhà phát triển khu vực phải trả phí
và có nghĩa vụ thiết lập các cơ sở kinh doanh theo một lộ trình cam kết. Thơng
thường các bên sẽ ký với nhau một hợp đồng phát triển khu vực và các hợp đồng
NQTM riêng cho từng cơ sở được thiết lập. Bên nhượng quyền cũng có thể chỉ ký
một hợp đồng duy nhất cho cả quá trình phát triển các cơ sở kinh doanh.
- Nhượng quyền thương mại chung (master franchise) hay còn gọi NQTM
gián tiếp, độc quyền là cách thức nhượng quyền theo đó:
Thứ nhất, bên nhượng quyền (trong trường hợp này được gọi là bên nhượng
quyền sơ cấp) cấp cho bên nhận quyền (gọi là subfranchisor - bên nhận quyền sơ

cấp) quyền được thực hiện một số quyền của bên nhượng quyền trong một lãnh thổ
xác định. Các quyền này bao gồm quyền tự mình mở và điều hành các cơ sở kinh
doanh theo phương thức NQTM và quyền cấp lại quyền thương mại cho chủ thể
khác. Đây cũng là nghĩa vụ của bên nhận quyền sơ cấp, vì việc thiết lập các cơ sở
kinh doanh phải tuân theo một lộ trình cam kết trước với bên nhượng quyền sơ cấp.
Qua đó bên nhượng quyền sơ cấp đạt được mục đích của mình là thiết lập nên nhiều
cơ sở kinh doanh.
Thứ hai, bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyền thương mại cho các chủ thể
khác (gọi là subfranchisee - bên nhận quyền thứ cấp) để thiết lập các cơ sở kinh
doanh mới theo phương thức NQTM và trở thành bên nhượng quyền thứ cấp trong
mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhượng quyền thứ cấp được quyền
thu phí nhượng quyền và có nghĩa vụ thay thế bên nhượng quyền sơ cấp cung cấp
một số dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp nhất định cho bên nhận quyền thứ cấp. Vì vậy, sẽ có
hai hợp đồng NQTM được giao kết, bao gồm: hợp đồng giữa bên nhượng quyền sơ
cấp với bên nhận quyền sơ cấp và hợp đồng giữa bên nhượng quyền thứ cấp với bên
nhận quyền thứ cấp. Giữa bên nhượng quyền sơ cấp với bên nhận quyền thứ cấp
không tồn tại quan hệ hợp đồng.

10


c. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: có hai loại nhượng quyền là nhượng quyền thương
mại trong nước và nhượng quyền thương mại quốc tế.
(i) Nhượng quyền thương mại trong nước (domestic franchise) là quan hệ
NQTM trong phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh.
(ii) Nhượng quyền thương mại quốc tế (international franchise) là quan hệ
NQTM có yếu tố nước ngồi, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế điều chỉnh.
Tóm lại, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35 /2006/NĐ-CP ngày 31 tháng
3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng

quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 35) dù khơng quy định trực tiếp
việc phân chia các hình thức NQTM. Tuy nhiên, căn cứ Điều 3 Nghị định 35 với
các thuật ngữ “bên nhượng quyền sơ cấp”, “bên nhượng quyền thứ cấp”, “bên nhận
quyền sơ cấp”, “bên nhận quyền thứ cấp”, “quyền thương mại chung”, “hợp đồng
phát triển quyền thương mại” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”,
theo tác giả cũng nói lên Luật Thương mại 2005 muốn chỉ ra những cách phân loại
hoạt động NQTM trên thực tế có thể xác định như: NQTM trực tiếp thể hiện trong
việc chuyển giao quyền thương mại của bên nhượng quyền sơ cấp cho bên nhận
quyền sơ cấp; NQTM gián tiếp qua việc quyền thương mại được chuyển giao trong
hợp đồng quyền thương mại thứ cấp, chủ thể chuyển giao quyền thương mại cho
bên nhận quyền thứ cấp không phải là chủ sở hữu của quyền thương mại đó.
1.2.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Để hoạt động NQTM được diễn ra, bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần
ràng buộc các bên bằng một văn bản ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó là
hợp đồng NQTM. Hợp đồng này là cơ sở để các bên thiết lập mối quan hệ trong quá
trình thực hiện hoạt động NQTM, cũng như xác định căn cứ giải quyết khi có tranh
chấp phát sinh, có thể nói hợp đồng NQTM là một phần không thể thiếu khi thực
hiện hoạt động NQTM.
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade
Commission – FTC): “Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp
đồng theo đó Bên giao:(i) Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh
nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên
nhận; (ii) Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ
theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và (iii) Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho
Bên giao một khoản phí tối thiểu”.7 Hợp đồng NQTM này thể hiện sự chuyển giao
duy nhất một đối tượng của quyền thương mại là nhãn hiệu, chưa thể hiện hết nội
7

truy cập lần cuối ngày 10/06/2014, vào lúc 16:02’.
11



hàm của quyền thương mại là một tổ hợp các đối tượng của quyền SHTT. Tuy
nhiên, nó nêu được đặc trưng của hợp đồng này là sự hỗ trợ, giám sát đảm bảo tính
đồng bộ của hệ thống và quyền nhận phí nhượng quyền của bên nhượng quyền.
Ngày 1/7/1998 luật về hoạt động NQTM ở Australia có hiệu lực, luật này có
quy định khá tồn diện và cụ thể các vấn đề liên quan đến hợp đồng NQTM, “Hợp
đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận mà một phần hoặc tồn bộ được
thể hiện dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc thỏa thuận ngầm nhất định. Theo đó
bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thực hiện hoạt động, cung cấp
hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế
hoạch kinh doanh mà cơ bản được xác định, kiểm soát hoặc được đề xuất bởi bên
nhượng quyền hoặc hiệp hội những bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả
hoặc chấp nhận trả tiền trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh”.8 Khái niệm này
cơ bản đã thể hiện sự chuyển giao các đối tượng của quyền SHTT của bên nhượng
quyền để bên nhận quyền thực hiện hoạt động, phân phối, kinh doanh các loại hàng
hóa và dịch vụ; cũng như sự kiểm soát của bên nhượng quyền và nghĩa vụ nộp phí
của bên nhận quyền có thể chỉ dừng lại với việc đồng ý bằng văn bản, chưa giao
tiền trên thực tế vẫn có thể được chấp nhận, điều này mở rộng cơ hội hơn cho bên
nhận quyền.
Tại Việt Nam, hoạt động NQTM ra đời muộn hơn so với các nước phát triển
trên thế giới, vì vậy khi xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này
có sự học hỏi và tiếp thu. Khái niệm NQTM đã được quy định tại Luật Thương mại
2005, nhưng khái niệm hợp đồng NQTM vẫn chưa được chính thức ghi nhận, tuy
nhiên thông qua khái niệm NQTM tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, quy định về
hình thức hợp đồng NQTM Điều 285 Luật Thương mại 2005 và hai định nghĩa về
hợp đồng phát triển quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ
cấp tại Khoản 8 và 9 Nghị định 35. Ta có thể rút ra khái niệm về hợp đồng NQTM
như sau:
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền

và bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện
sau:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dich vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền;

8

truy cập lần cuối ngày 10/06/2014, vào lúc 20:15’.
12


- Bên nhượng quyền được nhận một khoản tiền nhượng quyền, có quyền kiểm
sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành cơng việc kinh doanh.”9
Tóm lại, từ những khái niệm về hợp đồng NQTM nêu trên ta có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản để nhận biết hợp đồng này: thứ nhất, sự thỏa thuận giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền; thứ hai, sự chuyển giao các đối tượng của quyền
SHTT từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền; thứ ba, sự kiểm soát và hỗ trợ
giữa bên nhượng quyền cho bên nhận quyền trong suốt quá trình ký kết hợp đồng;
thứ tư, nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác mà bên nhận quyền phải thực hiện
với bên nhượng quyền.
1.2.2.1. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, hợp đồng NQTM là hợp đồng song vụ, dài hạn. Để đảm bảo sự
thống nhất và đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền luôn phải đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của bên nhượng quyền về các nghĩa vụ tài chính ban đầu và
trong suốt q trình ký kết hợp đồng, vì vậy để khoản tài chính của bên nhận quyền
đầu tư có thể mang lại lợi nhuận bù đắp khoản chi đã đầu tư, bên nhận quyền thông
thường chỉ ký kết các hợp đồng nhượng quyền trong thời gian dài hạn.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng NQTM là quyền thương mại, một khái niệm
trừu tượng thuộc quyền SHTT và do bên nhượng quyền sở hữu. Quyền thương mại
là một khái niệm mở cho phép các bên chủ thể của quan hệ nhượng quyền cụ thể
hóa từng nội dung theo sự thống nhất giữa hai bên trong hợp đồng. Quyền thương
mại có thể là việc chuyển giao để bên nhận quyền sử dụng tên thương mại, nhãn
hiệu, bí quyết kinh doanh, bí mật kinh doanh, cơng nghệ sản xuất nhất định hoặc
tổng hợp tất cả những quyền đối với hầu hết các đối tượng của quyền SHTT. Bên
nhận quyền có thể sử dụng nó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giống với những sản
phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền.10 Một điểm lưu ý là quyền thương mại này
chỉ được chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
định, tương tự như việc bên nhận quyền đang thuê để được sử dụng các đối tượng
của quyền SHTT từ bên nhượng quyền.
Thứ ba, chủ thể hợp đồng, tức bên nhượng quyền và bên nhận quyền theo quy
định của Luật Thương mại 2005 phải là thương nhân tại thời điểm ký kết hợp đồng,
tiêu chí này thể hiện rõ tính thương mại đặc trưng. Ở góc độ kinh tế, bên nhượng
quyền phải là một thương nhân đã hoạt động ít nhất 01 năm, điều này là cơ sở đảm
bảo sự trải nghiệm thị trường của bên nhượng quyền trong việc kinh doanh trên
9

Nguyễn Bá Bình (2008), “Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (05), tr.9-10.
10

Vũ Đặng Hải Yến (2008), Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh
nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, Hà Nội, tr.24.
13


thực tế, đó cũng chính là giá trị niềm tin cho bên nhận quyền quyết định giao kết
hợp đồng NQTM hay khơng. Ở góc độ pháp luật, quy định về chủ thể tham gia hoạt

động nhượng quyền là thương nhân nhằm đảm bảo chủ thể các bên ký kết hợp đồng
đều có sự độc lập cơ bản về tư cách pháp lý, tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro.
Thứ tư, điều khoản kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền
là đặc trưng của hợp đồng này. Xuất phát từ việc bên nhượng quyền là chủ sở hữu
đối với quyền thương mại được chuyển giao cho bên nhận quyền, quyền thương
mại này là kết quả quá trình hoạt động, đầu tư về tài chính, nhân lực… và là thành
tựu trải nghiệm thực tế của bên nhượng quyền, dễ nhận biết nhất là giá trị thương
hiệu. Vì vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống nhượng quyền
hoạt động hiệu quả; điều khoản kiểm soát bắt buộc hiện hữu và quy định chặt chẽ
trong hợp đồng NQTM đảm bảo sự giám sát, phát hiện kịp thời những hành vi vi
phạm của bên nhận quyền; cơ sở cho tính nhất quán và thống nhất thể hiện triệt để.
Thứ năm, phí nhượng quyền quy định trong hợp đồng là khoản tiền bên nhận
quyền phải trả cho bên nhượng quyền. Thơng thường có hai loại phí: phí nhượng
quyền ban đầu dựa trên các “gói quyền” mà bên nhận quyền muốn nắm giữ, độ
phức tạp của công nghệ chuyển giao, mơ hình kinh doanh hay phạm vi lãnh thổ
được nhượng quyền; phí nhượng quyền hàng tháng, phí này được trả cho sự duy trì
sử dụng thương hiệu và các quyền lợi khác mà bên nhượng quyền có trách nhiệm
hỗ trợ.
1.2.2.2. Chủ thể hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng NQTM là một hợp đồng thương mại song vụ, nên luôn tồn tại hai
chủ thể gồm: bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee). Do
NQTM là một hoạt động thương mại nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của
quan hệ nhượng quyền là thương nhân, tồn tại một cách hợp pháp, có thẩm quyền
kinh doanh và hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền.11
a.

Bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền trong hợp đồng NQTM là thương nhân cấp quyền thương
mại, gồm: i) Bên nhượng quyền đầu tiên (nhượng quyền sơ cấp) đây là hình thức cơ

bản nhất; ii) Bên nhượng quyền thứ cấp tức bên nhận quyền sơ cấp khi thực hiện
việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các
điều kiện: i) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt
động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp
11

Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương
mại”, Nghiên cứu lập pháp, (04), tr.43.
14


từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức NQTM ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi cấp lại quyền thương
mại; ii) Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền; iii) Hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng được phép kinh doanh NQTM.12 Quy định này
tương tự như quy định về NQTM của Trung Quốc, nhưng quy định của Trung Quốc
nghiêm ngặt hơn ở chỗ bên nhượng quyền nước ngoài phải đăng ký kinh doanh tối
thiểu hai hệ thống nhượng quyền tại Trung Quốc, hoạt động ít nhất hai năm trước
khi thực hiện hoạt động nhượng quyền và bắt buộc phải là doanh nghiệp13. Luật
Thương mại 2005 quy định bên nhượng quyền phải là thương nhân, nhưng khơng
giới hạn ở hình thức tồn tại của thương nhân, tạo điều kiện cho một số cá nhân vẫn
có thể trở thành bên nhận quyền.
Tóm lại, chủ thể hợp đồng NQTM là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh.
b.

Bên nhận quyền


Bên nhận quyền trong hợp đồng NQTM là thương nhân nhận quyền thương
mại để tiến hành hoạt động kinh doanh, bao gồm bên nhận quyền sơ cấp và bên
nhận quyền thứ cấp. Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng
ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.14 Như
vậy, thương nhân nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với bên nhượng quyền, tồn
tại với một tên thương mại riêng, tự chủ về tài chính và hồn tồn chịu mọi trách
nhiệm trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù bên nhận
quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các tập hợp chỉ dẫn thương mại của bên
nhượng quyền. Điều này cũng hợp lý, đảm bảo sự thành công của hệ thống nhượng
quyền, mỗi bên nhận quyền phải có một năng lực chủ thể và tài chính nhất định
nhằm hạn chế một phần rủi ro cho bên nhượng quyền, khi mà sự sụp đổ của một
bên nhận quyền có thể kéo theo sự thất bại của hệ thống. Luật Thương mại 2005
cũng không quy định điều kiện bắt buộc về hình thức của bên nhận quyền, điều này
tạo điều kiện một bộ phận chủ thể như cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có thể trở
thành bên nhận quyền; khác với quy định khá khắt khe của pháp luật Trung Quốc,
quy định bên nhận quyền phải là doanh nghiệp.

12

13

Điều 5 Nghị định 35.
Article 5 The Regulation on the Administration of Commercial Franchises in China (2007),

China.
14

Điều 6 Nghị định 35.
15



1.2.2.3. Đối tượng hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đối tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM tức lợi ích các bên trong
quan hệ hợp đồng hướng đến là quyền thương mại, hình thành từ một “gói” các
quyền liên quan đến nhiều đối tượng của quyền SHTT, gồm một số đối tượng được
bảo hộ như quyền tác giả, tên thương mại, nhãn hiệu… và một số đối tượng không
được bảo hộ như: bí quyết kinh doanh, các tài liệu huấn luyện, danh sách khách
hàng, kinh nghiệm thương mại… Tất cả những đối tượng của quyền SHTT này kết
hợp thành một tổ hợp quyền thương mại thống nhất là đối tượng chính của hợp
đồng NQTM. Nội dung của quyền thương mại có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng
loại hình NQTM và thoả thuận giữa các bên.
Có thể nói quyền thương mại - đối tượng của quyền SHTT trong hợp đồng
NQTM là một khái niệm khá trừu tượng. Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về khái niệm này, nó khơng chỉ là một phép cộng đơn giản của các đối
tượng của quyền SHTT mà cao hơn, đó là sự kết hợp toàn diện tất cả các yếu tố ấy
trong một thể thống nhất không phân tách.15 Một số đối tượng của quyền SHTT đặc
trưng của hợp đồng NQTM sẽ được phân tích sau đây:
a.

Quyền tác giả

Trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền phải chuyển giao cho bên nhận
quyền các ấn phẩm hướng dẫn, các tài liệu huấn luyện, video thơng tin, phần mềm
máy tính chứa đựng những thơng tin bí mật, mang tính bí quyết riêng… thuộc sở
hữu bên nhượng quyền và được pháp luật SHTT bảo hộ quyền tác giả một cách tự
động khi được định hình trên một hình thức vật chất nhất định, khơng phải thơng
qua thủ tục đăng ký; tuy nhiên khuyến khích các chủ thể đăng ký bảo hộ tại cơ quan
có thẩm quyền. Vì vậy bên nhận quyền có nghĩa vụ tơn trọng tính “riêng” của các
tài liệu đó, khơng được sao chép, chỉnh sửa, cắt xén khi chưa có sự cho phép của
bên nhượng quyền.

b.

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu thương mại được xem là một cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch
vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sự tin tưởng và chấp nhận của khách hàng đối với
các hàng hóa, dịch vụ thông qua nhãn hiệu là một trong những yếu tố quyết định
đến sự thành cơng của hoạt động NQTM. Có thể nói, nhãn hiệu là đối tượng SHTT
quan trọng trong quá trình chuyển giao quyền thương mại từ bên nhượng quyền
sang bên nhận quyền. Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa: “Nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
15

Vũ Đặng Hải Yến (2008), Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh
nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, Hà Nội, tr.57.
16


Trong đó có bốn loại nhãn hiệu đặc thù là: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Để được bảo hộ thì nhãn hiệu phải đáp
ứng được hai điều kiện:
Thứ nhất là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình
vẽ, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp yếu tố đó bằng một hoặc nhiều màu sắc,
nghĩa là người sử dụng có thể nhìn thấy và định hình, cảm nhận thơng qua các hình
ảnh bằng mắt. Khác với Hoa Kỳ nhãn hiệu âm thanh cũng được bảo hộ nếu đáp ứng
các tiêu chuẩn quy định. Ở Việt Nam hiện nay, chưa bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng
âm thanh dù cho chúng có độ phân biệt cao.
Thứ hai là phải có khả năng phân biệt, tức nhãn hiệu đó được tạo thành từ một
hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một
tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ… Theo đó một số dấu hiệu được xem là khơng có

khả năng phân biệt tự thân như: các biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thơng thường của
hàng hóa, dịch vụ; các dấu hiệu chỉ đặc tính mơ tả hàng hóa, dịch vụ, phương pháp
sản xuất; các hình đơn giản, chữ số, chữ cái… Tuy nhiên, Luật SHTT 2005 cũng
thừa nhận khả năng một số dấu hiệu trên có thể dần dần đạt được khả năng phân
biệt nhờ q trình tiếp thị và truyền thơng của doanh nghiệp. Ví dụ: nhãn hiệu thuốc
lá 555, hay Bia Sài Gòn… đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng
đến trước thời điểm nộp đơn đăng ký, sẽ được chấp nhận bảo hộ.
Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, việc xác lập quyền không qua thủ tục đăng
ký tại cơ quan có thẩm quyền mà qua việc chủ sở hữu lưu giữ các chứng cứ chứng
minh cho sự nổi tiếng của mình gồm: các thơng tin về phạm vi, quy mơ, mức độ,
tính liên tục của việc sử dụng của nhãn hiệu. Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được
công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục
SHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi
tiếng được lưu giữ tại Cục SHTT.
c.

Tên thương mại

Ngoài nhu cầu phân biệt các loại hàng hóa khác nhau của các chủ thể kinh
doanh thơng qua nhãn hiệu hàng hóa, bản thân các chủ thể kinh doanh cũng muốn
phân biệt doanh nghiệp mình với vơ vàn các doanh nghiệp khác trên thị trường,
công cụ thực hiện mong muốn đó là tên thương mại. Theo Khoản 21 Điều 4 Luật
SHTT 2005: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Như vậy, đối tượng bảo hộ của
tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh.
17



Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại, theo Điều 76 Luật SHTT 2005: “Tên
thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh”. Tên thương mại có chức năng chỉ dẫn thương mại, định hướng thơng tin
cho người tiêu dùng vì vậy tiêu chuẩn bảo hộ đối với tên thương mại địi hỏi phải có
khả năng phân biệt chủ thể mang tên gọi đó với chủ thể mang tên gọi khác trong
cùng lĩnh vực và phạm vi kinh doanh.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền đối với tên thương mại được quy định tại
Điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó”. Như
vậy quyền SHCN đối với tên thương mại bắt đầu từ sự kiện sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó, không phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
d.

Sáng chế

Thơng thường hợp đồng NQTM mơ hình kinh doanh, bên nhượng quyền
không chỉ cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết
kinh doanh… mà cịn chuyển giao các máy móc, trang thiết bị cần thiết để bên nhận
quyền thực hiện hoạt động kinh doanh; tiêu biểu là các sáng chế do bên nhượng
quyền nghiên cứu, phát triển. Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa: “Sáng
chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một
vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Điều kiện để một sáng
chế được bảo hộ, theo Điều 58 Luật SHTT 2005 phải đáp ứng: i) Có tính mới; ii)
Có trình độ sáng tạo; iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Căn cứ xác lập quyền
đối với sáng chế dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005.
e.


Bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh được xem là lợi thế cạnh tranh và khẳng định tính “riêng”
của bên nhượng quyền; có ý nghĩa quan trọng trong q trình sản xuất, kinh doanh,
cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa: “Bí
mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa bộc
và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”.
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh, căn cứ Điều 84 Luật SHTT 2005
khi đáp ứng: i) Không phải là hiểu biết thông thường và khơng dễ dàng có được; ii)
Khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ lợi thế so với người không
nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó và iii) Được chủ sở hữu bảo mật
bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên nhận quyền đối với bí mật kinh doanh là
nghĩa vụ bảo mật, giữ gìn bí mật kinh doanh, cấm khơng được tiết lộ một cách trực
18


tiếp hay gián tiếp với bên thứ ba; không được sử dụng, khai thác và sao chép khi
chưa được sự đồng ý của bên nhượng quyền.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHTT đối với bí mật kinh doanh, theo Điểm c
Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005: “Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh
doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và
thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó”. Như vậy, bên nhượng quyền muốn
xác lập cơ chế bảo hộ đối với bí mật kinh doanh cần xây dựng một quy trình quản lý
chặt chẽ về việc sử dụng, tiếp cận; đây sẽ là những chứng cứ xác nhận sự tồn tại và
quyền sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh khi có hành vi xâm phạm của bên nhận
quyền hoặc một bên thứ ba.
f.

Các đối tượng khác


Không phải tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được bảo hộ, mặc dù có
thể nó cũng là một sản phẩm của trí tuệ. Những yếu tố khác như: kinh nghiệm
thương mại, quy trình huấn luyện, cách bài trí, đồng phục nhân viên… khơng được
pháp luật SHTT bảo hộ độc lập. Nhưng trên thực tế, các yếu tố này là những thành
phần không thể tách rời hình thành quyền thương mại - đối tượng chính của hợp
đồng NQTM tạo nên tính chất đặc trưng, “riêng” của bên nhượng quyền và hệ
thống nhượng quyền.
Tóm lại, quyền thương mại là tổ hợp thống nhất của tất cả các đối tượng của
quyền SHTT, vì vậy việc bảo hộ thống nhất và toàn vẹn các yếu tố tạo nên quyền
thương mại là điều cần thiết, vấn đề này sẽ được phân tích kỹ tại Chương 2; theo tác
giả đây cũng là điểm khác biệt của hoạt động NQTM so với các hoạt động thương
mại có liên quan đến các đối tượng của quyền SHTT khác như li-xăng hay chuyển
giao công nghệ.
1.3. Khái quát về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại
1.3.1. Khái niệm và hình thức chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chuyển giao các đối tượng của quyền SHTT trong hợp đồng NQTM là việc
bên nhượng quyền chuyển giao quyền sử dụng không độc quyền các đối tượng của
quyền SHTT; về nội dung, cách thức sử dụng và những chỉ dẫn trong suốt thời hạn
hợp đồng, khác với chuyển nhượng là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của
mình cho tổ chức, cá nhân khác. Trong chuyển giao, chủ sở hữu cho phép các tổ
chức, cá nhân khác sử dụng các đối tượng được chuyển giao trong phạm vi chủ sở
hữu cho phép. Bên nhượng quyền, chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng của quyền
SHTT có quyền sử dụng, khai thác, đồng thời có quyền cấp lại các đối tượng đó cho
19



×