Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

PHAN THỊ HẰNG

CHẾ TÀI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHẾ TÀI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN THỊ HẰNG
KHOÁ: 33

MSSV: 0855050041

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THẠC SỸ VŨ DUY CƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ kiện trong
khóa luận được trình bày trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào. Trường hợp sử dụng các luận điểm đã có sẽ được trích dẫn cụ thể và chính xác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

Phan Thị Hằng


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
Thạc sỹ Vũ Duy Cương, đã giúp em hồn thành khóa luận
một cách tốt nhất.
Em xin cám ơn sự giúp đỡ, tư vấn của các Thầy, Cô giáo
trong Khoa Luật Quốc tế, giúp em có những định hướng
khi thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời cám ơn đến tất cả
các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Luật TPHCM đã dạy
dỗ và giúp em có được những kiến thức bổ ích trong bốn
năm học qua, tạo tiền đề cho em thực hiện được khóa
luận Tốt nghiệp này.


Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .......... 5
1.1 Tổng quan về hợp đồng thƣơng mại quốc tế ..................................................... 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế ................................. 5
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế .................................................. 5
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế ............................................ 9
1.1.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế ........................................................ 17
1.2 Một số vấn đề khái quát về chế tài bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
thƣơng mại quốc tế .................................................................................................. 20
1.2.1 Khái niệm chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế 20
1.2.2 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ................................. 21
1.2.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng ...................................................................... 22
1.2.2.2 Thiệt hại thực tế ...................................................................................... 26
1.2.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả ....................... 27
1.2.2.4 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương
mại quốc tế .......................................................................................................... 28
1.2.3 Mối quan hệ giữa chế tài bồi thƣờng thiệt hại với các chế tài khác ....... 29
1.2.3.1 Bồi thường thiệt hại với buộc thực hiện đúng hợp đồng ........................ 29
1.2.3.2 Bồi thường thiệt hại với tạm ngừng thực hiện hợp đồng ........................ 30
1.2.3.3 Bồi thường thiệt hại với đình chỉ thực hiện hợp đồng ............................ 31
1.2.3.4 Bồi thường thiệt hại với hủy bỏ hợp đồng .............................................. 31
1.2.3.5 Bồi thường thiệt hại với phạt vi phạm .................................................... 32


Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƢỜNG

THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ – NHỮNG BẤT
CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT
NAM..............................................................................................................................34
2.1 Một số vấn đề liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng thƣơng
mại quốc tế từ các tranh chấp thực tiễn ................................................................ 34
2.1.1 Xác định hành vi vi phạm hợp đồng trong các tranh chấp từ thực tiễn ........ 34
2.1.2 Xác định thiệt hại thực tế, nghĩa vụ chứng minh tổn thất và nghĩa vụ hạn chế
tổn thất .................................................................................................................... 38
2.1.3 Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
................................................................................................................................. 41
2.1.4 Xác định sự kiện bất khả kháng làm căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong hợp đồng thương mại quốc tế .. 43
2.2 Những khó khăn, bất cập trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bồi thƣờng
thiệt hại trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam .................................... 47
2.2.1 Những khó khăn, bất cập về mặt pháp luật ................................................... 47
2.2.2 Những khó khăn, bất cập về mặt thực tiễn .................................................... 54
2.3 Một số kiến nghị liên quan đến chế tài bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam............................................................................... 61
2.3.1 Về mặt pháp luật ............................................................................................ 61
2.3.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 64
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68


1

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế, mở rộng quan hệ thương mại với
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn
ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã
tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh
tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương,
87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh
đánh thuế hai lần, 81 thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc.
Đặc biệt, từ ngày 7 tháng 11 năm 2006, với việc chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc. Hoạt động thương mại quốc tế từ đó cũng trở nên phong phú,
đa dạng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có
nhiều cơ hội ký kết các hợp đồng thương mại với các thương nhân quốc tế trên nhiều
lĩnh vực, đem lại lợi nhuận cao, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên,
hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng ln chứa những cơ
hội và thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có bản lĩnh để có thể giành
được thắng lợi trong cuộc chiến trên thương trường đầy cam go. Thương mại ln gắn
liền với lợi nhuận, và điều đó luôn gắn liền với những chiến lược, thủ đoạn, để các bên
có thể đạt được mục đích cuối cùng khi đặt bút ký kết những hợp đồng. Từ đó, vi phạm
hợp đồng ln là điều khó có thể tránh khỏi, dẫn đến các tranh chấp, dù các bên không
mong muốn điều đó xảy ra. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại quốc tế - một lĩnh vực
rất rộng lớn và đầy những biến động, thì những các tranh chấp lại càng phức tạp và gây
nhiều khó khăn trong q trình giải quyết. Một khi đã xảy ra những vi phạm trong hợp


2


Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

đồng, thì buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại một cách thỏa
đáng, cân bằng lợi ích cho các bên, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong hợp đồng. Và
hiển nhiên, việc giải quyết thuận lợi những tranh chấp này sẽ đem lại lợi ích cho các
bên, đảm bảm mục đích của hợp đồng và tạo mối quan hệ thương mại tốt đẹp cho các
bên, đẩy mạnh việc giao lưu, hợp tác giữa các thương nhân trên thế giới, trong đó có
các thương nhân Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp và áp
dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế không hề đơn
giản. Không chỉ pháp luật Việt Nam mà ngay cả pháp luật thương mại quốc tế tồn tại
những vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho Tịa án và Trọng
tài, đồng thời gây nhiều bất lợi cho các bên trong hợp đồng trong q trình giải quyết
tranh chấp. Ngồi ra, xem xét hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, phần nào làm cho bản thân các doanh nghiệp
yếu thế hơn trong việc đàm phán, ký kết và giải quyết những tranh chấp liên quan đến
chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế. Điều này sẽ gây cản
trở cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, ảnh
hưởng đến sức sống của doanh nghiệp và tác động không tốt đến nền kinh tế Việt Nam.
Từ những luận cứ trên, tác giả muốn phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đế chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc
tế, đưa ra những bất cập và giải pháp về mặt pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả
hi vọng đề tài sẽ tạo cơ sở nghiên cứu cho các cơng trình khoa học về sau, đưa ra
những giải pháp cho hoạt động lập pháp ở Việt Nam và làm tài liệu tham khảo, ứng
dụng thực tiễn trong hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam,
góp phần phát triển hoạt động thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
trong thời kỳ hội nhập.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu



3

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

Mục đích và đối tượng: Nghiên cứu một cách có hệ thống quy định của pháp
luật thương mại quốc tế và pháp luật Việt Nam nhằm làm rõ về chế tài bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Về lý luận, xem xét dưới góc độ pháp lý theo pháp luật thế
giới và pháp luật Việt Nam liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
thương mại quốc tế. Về thực tiễn, xem xét các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại trên thế giới để làm rõ vấn đề.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế đã được đề cập
trong một số cơng trình nghiên cứu như: Ts. Lê Thị Nam Giang, “Giáo trình Tư pháp
quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM 2010; Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo
trình Tư pháp quốc tế”, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2006; Trần Văn Hịe - Nguyễn Văn
Tuấn, “Giáo trình thương mại quốc tế”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân 2007; Nguyễn
Thị Khế - Bùi Thị Khuyên, “Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại”,
NXb Tài chính, TPHCM 2007; Nguyễn Văn Luyện - Lê Thị Bích Thọ - Dương Anh
Sơn, “Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM
2007; Nguyễn Ngọc Lâm, “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận
dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết”, Nxb. Chính trị
quốc gia 2010; Vân Đại Nam. “Luật hợp đồng thương mại quốc tế”, Nxb Chính trị
Quốc gia 1999; Mai Hồng Quỳ - Trần Việt Dũng. “Luật thương mại quốc tế”, Nxb
Đại học quốc gia TPHCM 2007; Nguyễn Phú Cường “Bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng trong kinh doanh thương mại” – Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2009; Đỗ
Trần Hà Linh “Chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại” – Khóa luận

Tốt nghiệp Cử nhân Luật 2009
Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu trên đã những vấn đề cơ bản liên
quan đến chế tài bồi thường thiệt hại dựa trên pháp luật Việt Nam, có liên hệ đến pháp
luật thế giới. Về thực tiễn đã phân tích và đưa ra những bất cập từ các tranh chấp trong


4

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

hoạt động thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi hoạt động thương mại
quốc tế thì các cơng trình nghiên cứu trên chưa phân tích sâu và làm rõ được vấn đề.
Do đó, người viết muốn phân tích cụ thể hơn về chế tài bồi thường thiệt hại trong phạm
vi hợp đồng thương mại quốc tế, từ đó liên hệ với pháp luật Việt Nam, đưa ra những
kiến nghị để góp phần hồn thiện những quy định liên quan trong pháp luật Việt Nam
phù hợp với thực tiễn và pháp luật thương mại quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ nội hàm của vấn đề được đề cập trong
khóa luận.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài sẽ là cơ sở cho các hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu khoa học liên quan
sau này. Đồng thời đề tài sẽ đóng góp những giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế; đóng góp giải pháp cho hoạt động lập
pháp liên quan đến hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế
nói riêng ở Việt Nam.
Kết cấu khóa luận
 Lời mở đầu

 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng thương mại quốc tế
 Chương 2: Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế nhìn
từ thực tiễn – Những bất cập và giải pháp đối với pháp luật và thực tiễn tại Việt
Nam
 Kết luận
 Danh mục tài liệu tham khảo


5

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về hợp đồng thƣơng mại quốc tế
Để có những hiểu biết chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
thương mại quốc tế, trước tiên tác giả đưa ra những nét tổng quan về hợp đồng thương
mại quốc tế. Theo đó, phải hiểu về khái niệm, đặc điểm và những yêu cầu quan trọng
nhất trong một hợp đồng thương mại quốc tế.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là hoạt động đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế hội
nhập hiện nay. Với xu thế hội nhập và phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác đa phương,
hoạt động thương mại quốc tế trở nên phong phú và đa dạng, được thực hiện trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư… Tất cả các hoạt
động này được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định, và được thực hiên

thông qua công cụ pháp lý đó là hợp đồng thương mại quốc tế.
Trước tiên, cần hiểu rằng, hợp đồng là hành vi pháp lý thể hiện sự thỏa thuận ý
chí của các bên, từ đó làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng
là phải có sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên bình đẳng về mặt pháp lý
tham gia quan hệ đó một cách tự nguyện hướng tới mục đích khơng vi phạm điều cấm
của pháp luật và đạo đức xã hội.
Pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới có những quan điểm khác nhau về
vấn đề bản chất của hợp đồng. Trong pháp luật về hợp đồng của Việt Nam, cho đến
nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và chính xác về “Hợp đồng”, mà chỉ có khái
niệm “Hợp đồng dân sự”. Theo điều 388 Bộ Luật Dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự là
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân


6

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

sự”. Tại Điều 4, khoản 3 Bộ Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại không
được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của
Bộ luật dân sự”. Theo quy định như vậy, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các
bên.
Các nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa cho rằng trong hợp đồng,
yếu tố “thỏa thuận” là mang tính quyết định, ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể
thể hiện ở sự “thỏa thuận”, nó là điều kiện cần và đủ chứng minh có sự tồn tại một
nghĩa vụ hợp đồng1. Pháp luật của một số nước phương Tây cũng có những quy định
chi tiết về hiệu lực pháp lý của những thỏa thuận này, không mặc nhiên thừa nhận mọi
thỏa thuận đều có hiệu lực, cụ thể là thỏa thuận đó phải được thể hiện bằng một thủ tục

pháp lý như ký vào một văn bản chính thức.
Theo quy định của pháp luật Pháp, tại Điều 1101 của Bộ luật Dân sự Pháp quy
định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc
nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc khơng làm một việc nào đó”2.
Từ khái niệm về “Hợp đồng”, cần có một khái niệm rõ ràng về hợp đồng thương
mại quốc tế. Việc làm rõ khái niệm “Hợp đồng thương mại quốc tế” đóng vai trị rất
quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, mang ý nghĩa
pháp lý và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Việc xác định khái niệm “hợp đồng thương mại
quốc tế” gắn liền với việc xác định luật áp dụng cho các bên thực hiện hợp đồng. Trong
trường hợp, hợp đồng này chỉ là hợp đồng thơng thường, tức là hợp đồng trong nước,
thì khi đó, pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam. Cịn nếu hợp đồng đó là hợp
đồng thương mại quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật thương mại quốc tế:
áp dụng pháp luật của các quốc gia khác nhau, hoặc áp dụng các điều ước quốc tế có
liên quan và trong một số trường hợp liên quan đến tập quán thương mại quốc tế. Việc
1

Nguyễn Ngọc Lâm, “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn
ngừa và phương pháp giải quyết”, Nxb. Chính trị quốc gia (2010), tr.11
2
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội (2005)


7

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

xác định luật nào để áp dụng đóng vai trị hết sức quan trọng, liên quan đến việc thực
hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Do đó, cần thiết phải đưa ra một định

nghĩa rõ ràng về hợp đồng thương mại quốc tế.
Vậy thế nào là “Hợp đồng thương mại quốc tế”?
Trong một số giáo trình Tư pháp quốc tế và Luật thương mại quốc tế
cũng như trong một số bài viết được đăng trong các tạp chí khoa học pháp lý
được xuất bản ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng
thương mại quốc tế hay nói chính xác hơn là chưa có một cách xác định
thống nhất tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế mà chỉ nêu lên
một số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốc tế của loại hợp đồng
này3.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 khơng có quy định nào về khái niệm hợp đồng
thương mại quốc tế. Còn theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, yếu tố để xác định
tính quốc tế trong hợp đồng là quốc tịch của thương nhân. Theo điều 80 Luật này, hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi là hợp đồng mua bán hàng hóa
được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước
ngoài. Tại khoản 1 điều 27 Luật Thương mại Việt Nam 2005, các nhà làm luật lại đưa
ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở dạng liệt kê: “Mua bán hàng hóa
quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy
định của Luật Thương mại Việt Nam 2005 không chỉ dừng lại ở trường hợp các bên
giao kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau mà còn bao gồm nhiều trường hợp khác như
các thương nhân nước ngồi mua bán hàng hóa tại Việt Nam, các thương nhân Việt
Nam mua bán hàng hóa tại nước ngồi, mua bán hàng hóa ở khu chế xuất… Tính quốc
tế được xác định theo biên giới lãnh thổ về kinh tế.

3

Nguyễn Văn Luyện – Dương Anh Sơn – Lê Thị Bích Thọ, “Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế”,
Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM (2005), tr.6.



8

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

Cịn theo Điều 1 của Cơng ước Lahay năm 1964 thì hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc
gia khác nhau và phải có thêm một trong các điều kiện: Hợp đồng liên quan đến vật mà
trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ
lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; Khi mà những hành vi thể
hiện sự chào hàng và chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc
gia khác nhau; Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác
không phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng.
Bên cạnh đó, tính quốc tế của Hợp đồng thương mại quốc tế cũng được đề cập
trong một số điều ước quốc tế.
Công ước New York 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (sau đây gọi tắt là Công ước Viên 1980), Công ước Lahay 1964 về
luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xây dựng trong
phạm vi UNCITRAL, Công ước Genever 1983 về đại diện trong mua bán
quốc tế, các Công uốc Ottawa năm 1988 về thuê tài chính quốc tế (Leasing)
và về chuyển nhượng quyền yêu cầu thanh toán quốc tế (Factoring) chỉ sử
dụng một tiêu chuẩn duy nhất là địa điểm trụ sở thương mại của các bên đề
xác định tính quốc tế của Hợp đồng thương mại quốc tế. Tất cả các Cơng
ước nói trên quy định rằng Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được
ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại của mình nằm trên lãnh thổ của
các quốc gia khác nhau nếu như các quốc gia này tham gia Công ước, hay
luật của quốc gia tham gia Công ước được áp dụng phù hợp với những quy
phạm của luật tư pháp quốc tế4.

Rõ ràng là việc đưa ra một khái niệm chính xác về Hợp đồng thương mại quốc
tế là một điều không hề dễ dàng, cách định nghĩa nào cũng sẽ vấp phải những vướng
4

Xem Nguyễn Văn Luyện – Dương Anh Sơn – Lê Thị Bích Thọ (2005), chú thích số 3, tr.10


9

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

mắc nhất định. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức liên quan, và các khái niệm được
đề cập trong văn bản pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế, có thể đưa ra
định nghĩa chung cho Hợp đồng thương mại quốc tế như sau:
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại giữa các thương nhân có trụ sở thương mại
nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
Dựa vào khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế, có thể thấy những đặc
điểm nổi bật của hợp đồng thương mại quốc tế như sau:


Về chủ thể:

Hợp đồng thương mại quốc tế được thiết lập giữa các thương nhân có trụ sở
thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Cũng như trong các loại hợp
đồng khác, như hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại trong nước, chủ thể trong
hợp đồng thương mại quốc tế phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi và thẩm

quyền ký kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 6 khoản 1 Luật Thương mại 2005:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Tư cách pháp
lý của thương nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà thương nhân
đó mang quốc tịch. Theo pháp luật Việt Nam, vì lý do an ninh quốc gia, chính sách
kinh tế, bảo vệ môi trường... nên trong một số trường hợp, pháp luật giới hạn quyền
xác lập giao dịch của các thương nhân trong một số lĩnh vực thương mại quốc tế nhất
định. Ví dụ, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật đã đưa ra danh mục
hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, như: Vũ
khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự;
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội; Gỗ trịn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;… Như vậy, đối


10

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

với các loại hàng hóa đặc biệt này, thương nhân khơng có thẩm quyền ký kết các loại
hợp đồng giao dịch có liên quan.
Với xu thế hội nhập, nhà nước Việt Nam ngày càng tạo điều kiện để các thương
nhân trong nước có thể thực hiện nhiều hoạt động thương mại với các thương nhân
nước ngoài, đồng thời cũng tạo điều kiện để các thương nhân nước ngồi có đủ năng
lực pháp luật và những thuận lợi để thực hiện các giao dịch với thương nhân Việt Nam
và tiến hành các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù
của thương mại quốc tế mang tính tồn cầu, rộng lớn, với nhiều hình thức, đối tượng
phong phú và đa dạng, do đó mà việc xác định năng lực pháp luật của các thương nhân
trong và ngoài nước trong các hợp đồng thương mại quốc tế là điều không dễ dàng.



Đối tƣợng:

Về bản chất, hợp đồng thương mại quốc tế là một dạng của hợp đồng thương
mại. Do đó, đối tượng của hai loại hợp đồng này về mặt nguyên tắc là giống nhau. Vì
thế, dựa trên phạm vi tác động của hoạt động thương mại quốc tế, có thể thấy là đối
tượng của hợp đồng thương mại vô cùng rộng lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng, đối tượng của nó ngày càng
được mở rộng. Trong thời kỳ hoạt động thương mại quốc tế mới hình thành thì đối
tượng duy nhất là hàng hóa hữu hình (tức là hàng hóa có khối lượng, chất lượng, thể
tích và loại hàng hóa đặc biệt là tiền). Thời kỳ này, hoạt động thương mại quốc tế còn
tương đối đơn giản. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, thương mại quốc tế bắt đầu phát triển
và đối tượng của nó được mở rộng bao gồm cả hàng hóa vơ hình. Trước hết là quyền
tài sản, mà cụ thể là các quyền đặc biệt đối với kết quả hoạt động trí tuệ, đối với cơng
việc và dịch vụ cũng như các quyền liên quan đến các loại giấy tờ có giá trị như tài sản.
Các đối tượng này ngày càng đóng vai trị quan trọng trong các hợp đồng thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, từ trước đến nay, mua bán hàng hóa vẫn đóng vai trị trung tâm
trong hoạt động thương mại quốc tế. Các hợp đồng liên quan đến lĩnh vực này vẫn


11

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

chiếm một tỉ lệ lớn về số lượng và mang giá trị cao trong các giao dịch thương mại
quốc tế.
Mặc dù đối tượng của hợp đồng thương mại trong nước và quốc tề về cơ bản là

giống nhau, nhưng do đặc thù “quốc tế”, với nhiều lý do khách quan và chủ quan, pháp
luật nước ta cũng có những quy định riêng. Theo đó, có những đối tượng của hợp đồng
thương mại không được coi là đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế. Nói chính
xác hơn, có những đối tượng được liệt vào danh sách “cấm” hoặc “hạn chế” giao dịch,
thì các thương nhân Việt Nam khơng được phép ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
liên quan đến những đối tượng đó. Ví dụ, theo danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu,
nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP thì các loại động vật, thực
vật thuộc danh sách quý hiếm, các loại thủy hải sản quý hiếm (nằm trong danh mục của
Chính phủ), các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử
dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước... không thể là đối tượng xuất khẩu; Hàng
tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo,
hàng điện tử, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, thiết bị y tế, hàng trang trí nội thất,
hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất
liệu khác khơng thể là đối tượng nhập khẩu.
Tóm lại, đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: mua bán hàng
hóa hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin; thực
hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị pháp luật Việt Nam cấm.


Luật điều chỉnh:

Với đặc trưng là hợp đồng thương mại được thực hiện giữa các thương nhân có
trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, nên dĩ nhiên các bên
sẽ thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Việc sử dụng pháp luật nước nào để điều
chỉnh mối quan hệ trong hợp đồng và một vấn đề quan trọng và ln gây ra nhiều tranh
chấp trong thực tiễn. Vì hợp đồng là sự thỏa thuận, dựa trên cơ sở tự nguyện, nên
khơng có pháp luật của một quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các bên


12


Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

trong hợp đồng. Việc áp dụng pháp luật nước nào là hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa
chọn của các bên trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng thương mại quốc tế còn được
điều chỉnh bởi: điều ước quốc tế; các tập quán thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự lựa
chọn của các bên.
Hiện nay các nước đều ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng. Theo đó, các bên
có quyền lựa chọn luật áp dụng đề điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng, có thể cho
cả hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng, miễn sao không vi phạm trật tự công quốc tế
và trật tự công quốc gia. Ví dụ tại Điều 3 Cơng ước Rome và Điều 3 Quy tắc Rome I
quy định: “hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Điều 4.2 Luật
về Tư pháp quốc tế Đức 1986 quy định: “khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa
chọn luật nước thứ ba để áp dụng cho hợp đồng thì được hiểu là các bên đã chọn các
quy phạm thực chất của luật nước thứ ba đó”5. Vấn đề này cũng được quy định trong
các văn bản luật Việt Nam. Tại Điều 5 Khoản 2 Luật Thương mại 2005 có quy định:
“Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngồi được thoả thuận áp dụng
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngồi, tập qn
thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Bên cạnh đó, cịn có các điều khoản nằm trong các văn bản luật khác như: Điều 769 Bộ
luật Dân sự 2005; Điều 4 Bộ luật Hàng hải 2005; Điều 4 luật hàng không dân dụng
2006...
Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều cách khác nhau để lựa chọn luật áp
dụng cho hợp đồng, như:


Các bên có thể lựa chọn một hệ thống luật nhất định;




Các bên có thể lựa chọn các hệ thống pháp luật khác nhau để áp

dụng cho những phần khác nhau của hợp đồng;

5

Xem Nguyễn Ngọc Lâm (2010), chú thích số 1, tr.195


13

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT



SVTH: Phan Thị Hằng

Các bên cũng có thể chọn các nguyên tắc được thừa nhận chung

trong thương mại và tập quán thương mại quốc tế để áp dụng cho hợp đồng
Về vấn đề lựa chọn luật áp dụng, các bên trong hợp đồng nên chú ý đến một số
vấn đề như: tính trái pháp luật nước ngoài; vấn đề lẩn tránh pháp luật; vấn đề dẫn chiếu
ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Nói tóm lại, luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế là một vấn đề phức
tạp và ảnh hưởng rât lớn đến hiệu lực của hợp đồng. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các
bên cần chú ý và đưa ra những thỏa thuận phù hợp.



Giá cả và phƣơng thức thanh toán

Trong tất cả các hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng thương mại quốc
tế nói riêng, giá cả là yếu tố được các bên đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng đến mục
tiêu và lợi nhuận, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của các bên trong hợp đồng.
Đây cũng là yếu tố chịu tác động nhiều từ các điều kiện kinh tế, xã hội. Thực tiễn cho
thấy, giá cả luôn biến động theo thị trường và gây nhiều khó khăn cho các bên trong
việc xác định giá trong hợp đồng, dẫn đến các tranh chấp trong hoạt động thương mại
quốc tế. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên phải đặc biệt chú ý đến các điều khoản
liên quan, như: giá cả được tính bằng tiền hay vật ngang giá; đồng tiền dùng trong
thanh toán là đồng tiền nước nào; nguyên tắc xác định giá (cố định hay quy định sau)
và điều khoản về bảo lưu giá trị đồng tiền.
Bên cạnh đó, điều khoản về thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế là
điều khoản hết sức phức tạp, về cả mặt pháp lý và nghiệp vụ. Không đơn giản như hợp
đồng thương mại trong nước, việc thanh toán trong các giao dịch thương mại quốc tế
gặp phải nhiều khó khăn vì trở ngại địa lý. Theo nguyên tắc, các bên trong hợp đồng
phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh toán, ví dụ: theo quy định của Pháp lệnh
ngoại hối Việt Nam năm 2005, việc thực hiện thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu
phải thông qua ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên có thể thỏa thuận trong hợp
đồng các phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền – remittance; phương


14

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

thức ghi sổ - open account; phương thức nhờ thu – collection of payment và phương
thức tín dụng chứng từ - documentary credit6.

Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, phương thức thanh toán được các
thương nhân áp dụng phổ biến nhất vẫn là phương thức tín dụng chứng từ, và thư tín
dụng (Letter of Credit – L/C) là cơng cụ quan trọng của phương thức thanh tốn này.


Giải quyết tranh chấp (thỏa thuận trọng tài)

Thỏa thuận trọng tài là điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Điều
khoản trọng tài có giá trị pháp lý rất lớn, thiếu nó sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp
giữa các bên trở nên rất khó khăn, phức tạp hơn, thậm chí nhiều lúc khơng thể giải
quyết được. Khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài
thì khi một bên khởi kiện ra Tịa án, Tòa án phải từ chối thụ lý vụ án, trừ trường hợp
thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều khoản trọng tài có chức năng ràng buộc các bên trong hợp đồng, đồng thời
loại trừ sự can thiệp của Tòa án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh
chóng, thuận lợi và trên cơ sở hữu nghị, hợp tác, giữ được quan hệ của các bên.
Về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, theo quy định tại điều 5 Luật
trọng tài thương mại Việt Nam 2010: “1) Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài
nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc
sau khi xảy ra tranh chấp. 2) Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá
nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người
thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có
thoả thuận khác. 3) Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải
chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển
đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận
quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.

6

Xem Nguyễn Ngọc Lâm (2010), chú thích số 1, tr. 87



15

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

Về năng lực ký thỏa thuận trọng tài, theo quy định của pháp luật các nước và
trên thực tế, phụ thuộc vào luật nhân thân của bên ký kết. Do quy định của pháp luật
các nước khác nhau nên thường xảy ra xung đột pháp luật về vấn đề này, do đó, khi ký
kết thỏa thuận trọng tài các bên cần lưu ý đến vấn đề thẩm quyền ký kết thỏa thuận
trọng tài.
Về nội dung của điều khoản trọng tài, nếu điều khoản trọng tài soạn thảo không
rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ gây bất lợi rất lợi cho các bên. Thực tế, các bên rất hay
gặp thiếu sót như khơng xác định rõ hình thức trọng tài hay khơng chỉ rõ tên tổ chức
trọng tài, do đó, khi xảy ra tranh chấp, việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế,
để đạt được hiệu quả trong thực tế, thỏa thuận trọng tài cần đảm bảo tính chính xác (tức
là phải chỉ rõ loại hình trọng tài và tên của tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp) và tính đơn giản (điều khoản trọng tài nên mang tính khái qt, khơng q
chi tiết và cụ thể).


Ngơn ngữ trong hợp đồng

Vì hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở
thương mại ở các quốc gia khác nhau, do đó, ngôn ngữ trong hợp đồng là một vấn đề
cực kỳ quan trọng và có khả năng xảy ra tranh chấp rất lớn trong khi thực hiện hợp
đồng. Thông thường, hợp đồng sẽ được lập thành hai bản tương ứng với ngôn ngữ gốc
của hai bên ký kết. Tuy nhiên, trên thực tế, ngơn ngữ của mỗi nước có sự diễn đạt và

mang ý nghĩa khác nhau, nếu khơng có sự hiểu biết sâu rộng, sẽ dẫn đến những cách
hiểu sai về nội dung của hợp đồng, gây ra các tranh chấp.
Ví dụ: “Hợp đồng này được lập thành hai bản: một bản tiếng Anh và một bản
tiếng Việt. Mỗi bên giữ một bản và hai bản này có giá trị pháp lý như nhau”.
Theo ví dụ trên thì dù hiểu theo tiếng Anh hay tiếng Việt (ngơn ngữ khác nhau)
thì giá trị pháp lý của hợp đồng cũng khơng có gì khác nhau. Nhưng thực tế, cách hiểu
khác nhau sẽ dẫn đến giá trị pháp lý khác nhau và lúc đó sẽ gây ra các tranh chấp giữa
các bên. Vì thế, khi soạn thảo điều khoản liên quan đến ngôn ngữ, các bên nên đưa


16

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

thêm thỏa thuận là “nếu cùng một vấn đề mà các bên giải thích trái ngược nhau thì áp
dụng văn bản tiếng… để giải thích”.


Thủ tục hải quan

Một trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng
thương mại trong nước đó là đối tượng trong hợp đồng được “chuyên chở” qua biên
giới hai hay nhiều quốc gia. Vì thế, để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ thì các thương nhân phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật pháp
mỗi quốc gia quy định.
Việc thực hiện các thủ tục trên đôi khi cũng gây ra những tranh chấp giữa các
bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, trong nội dung của hợp đồng, nhiều
trường hợp phải có điều kiện phân chia trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện

các thủ tục nói trên, cũng như thủ tục quá cảnh qua nước thứ ba.


Mối liên hệ mật thiết giữa một số loại hợp đồng thƣơng mại

quốc tế
Vì đặc trưng của các hợp đồng thương mại quốc tế, nên việc thực hiện hợp đồng
phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng thương mại trong nước, liên quan đến một loạt
các vấn đề về chuyên chở, thanh tốn, bảo hiểm… Do đó, việc thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa thường đi kèm với các hợp đồng thương mại quốc tế khác như: hợp đồng
vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vay tín dụng… Dĩ nhiên, các hợp đồng này có
mối liên hệ mật thiết với nhau, và tác động đến hiệu quả của toàn bộ thương vụ.
Điều đáng lưu ý là các hợp đồng này có chủ thể, điều kiện và luật áp dụng cho
riêng mình. Do đó, tính phức tạp của nó càng cao, địi hỏi các bên phải nghiên cứu và
có sự liên hệ khi ký kết và thực hiện các hợp đồng này. Để đảm bảo thương vụ có hiệu
quả cần phải có sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện tất cả các hợp đồng nói
trên.


17

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

Có thể nói, những đặc điểm trên là những dấu hiệu đặc thù của một hợp đồng
thương mại quốc tế, xuất phát từ tính quốc tế của hợp đồng. Những đặc điểm đó cho
thấy sự khác biệt giữa hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng thương mại trong
nước, từ đó làm rõ hơn khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế.
1.1.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế phong phú và đa dạng, do đó việc phân loại hợp
đồng thương mại quốc tế không hề dễ dàng. Trên thế giới và cả ở Việt Nam, chưa có
một quy định nào nêu rõ các loại hợp đồng thương mại, do đó có bao nhiêu loại hợp
đồng thương mại quốc tế thì khơng ai có thể nắm rõ.
Việc phân chia các loại hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên đối tượng của nó
là chủ yếu và cũng chỉ mang tính tương đối. Trong thực tiễn hiện nay, hợp đồng
thương mại quốc tế được chia thành bốn nhóm sau:
 Thứ nhất, hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến mua bán, trao đổi hàng
hóa.
Đây là loại hợp đồng chủ yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, chiếm số
lượng lớn nhất trong các hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết. Chính vì thế, khi
nhắc đến hợp đồng thương mại quốc tế, người ta thường nghĩ ngay đến hợp đồng mua
bán hàng hóa. Nhóm hợp đồng này bao gồm các hợp đồng cụ thể sau:


Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế



Hợp đồng trao đổi hàng hóa quốc tế



Hợp đồng mua bán thơng qua đấu thầu, đấu giá

Ngồi ra, có nhiều loại hợp đồng thương mại quốc tế khác trực tiếp gắn liền với
hoạt động mua bán như: hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa,
hợp đồng thanh tốn... hoặc là một loại hình của hoạt động mua bán hàng hóa, như:
hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đặc quyền
thương mại... Bên cạnh những hợp đồng nói trên, trên thực tế còn tồn tại những hợp



18

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT

SVTH: Phan Thị Hằng

đồng tuy không liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa nhưng có một
phần nào đó có chứa yếu tố của hợp đồng mua bán hàng hóa.
 Thứ hai, hợp đồng thương mại liên quan đến hợp đồng cung cấp các loại dịch
vụ khác nhau.
Đây là nhóm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Ngoài lĩnh vực
thương mại hàng hóa thì thương mại dịch vụ là lĩnh vực có khả năng đem lại lợi nhuận
rất cao, và là hoạt động ngày càng thu hút sự quan tâm và đầu tư của các thương nhân
trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển
của thương mại hàng hóa thì các loại hình dịch vụ có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa cũng như phát triển kinh doanh thương mại nói chung ngày càng chiếm vị
thế quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhóm hợp đồng này bao gồm các
loại cơ bản sau:


Hợp đồng vận tải hàng hóa;



Hợp đồng bảo hiểm;




Hợp đồng gia cơng sản phẩm;



Hợp đồng th tài chính;



Hợp đồng bao thanh toán;



Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng…

Trên thế giới, các loại hợp đồng liên quan đến thương mại dịch vụ khá phong
phú và đa dạng, tuy nhiên, ở Việt Nam hiên nay, thương mại dịch vụ vẫn còn phát triển
hết sức khiêm tốn, có nhiều loại hình dịch vụ vẫn cịn khá mới mẻ như dịch vụ tài
chính, dịch vụ bảo hiểm… Pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi quy định về
lĩnh vực này, ngay cả trong Luật Thương mại 2005 vẫn chưa có quy định đầy đủ và chi
tiết về các loại hình này. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập kinh tế và nhất là khi Hiệp
định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từng bước có hiệu lực và sau khi Việt nam gia
nhập WTO, các loại hình thương mại dịch vụ này ngày càng được chú trọng và không
thể thiếu trong hoạt động thương mại của nước ta. Có thể thấy các loại hình thương
mại dịch vụ này được đề cập trong nhiều văn bản chuyên ngành như: Luật Hàng hải


19

Chế tài bồi thường thiệt hại trong HĐTMQT


SVTH: Phan Thị Hằng

2005, Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010…
 Thứ ba, các loại hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc tổ chức kinh
doanh ở nước ngồi.
Đây là nhóm hợp đồng liên quan đến hoạt động tổ chức kinh doanh của các
doanh nghiệp ở nước ngoài, bao gồm:


Hợp đồng đại diện thương mại;



Hợp đồng phân phối độc quyền;



Hợp đồng môi giới thương mại…

 Thứ tƣ, các loại hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp.
Liên quan đến sở hữu trí tuệ, đây là một lĩnh vực thương mại ngày càng đóng
vai trị quan trọng, mấu chốt trong hành trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
hiện nay. Trước đây, vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khơng được chú trọng nhiều, do
đó các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những khó khăn và bất lợi trong các hoạt động
thương mại với các đối tác quốc tế.
Tại sao những quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan lại bảo vệ
các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình
ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần
đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)?

Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở
hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh
kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ
hội cho công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân
hàng Thế giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của
sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế tồn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra
rằng “với các mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường


×