BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TRANG PHƢƠNG VÂN
ĐĂNG KÝ KẾT HƠN: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
ĐĂNG KÝ KẾT HƠN: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s LÊ THỊ MẬN
Sinh viên thực hiện: TRANG PHƢƠNG VÂN
Lớp: Dân sự 33B
MSSV: 0855020169
Niên khóa: 2008 – 2012
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện khóa luận, tác giả đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ gia đình, người thân, bạn bè và thầy cơ.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Lê Thị Mận. Dù
bận rộn với công tác giảng dạy, Cơ đã hướng dẫn, góp ý cho tác giả từ
những ngày đầu cho đến khi hồn thành khóa luận.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cơ trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh; Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, Tòa án nhân dân
huyện Dương Minh Châu, Tòa án nhân dân huyện Châu Thành (Tây Ninh),
các Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các Ủy ban nhân
dân phường ở Quận 4 TP. Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn ba mẹ, bạn bè đã luôn là chỗ dựa về tinh thần,
hỗ trợ tác giả hồn thành khóa luận.
Trang Phương Vân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết đầy đủ
Từ viết tắt
Cán bộ hộ tịch
CBHT
Đăng ký kết hôn
ĐKKH
Luật Hôn nhân và gia đình
Luật HNGĐ
Nghị định 06/2012/NĐ – CP ngày
02.02.2012 của Chính phủ quy định về
việc “sửa đổi bổ sung một số điều của
các Nghị định về hộ tịch, hơn nhân và
gia đình và chứng thực”
Nghị định 158/2005/NĐ – CP ngày
27.12.2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch
Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày
10.10.1998 của Chính phủ về đăng ký
hộ tịch
Thơng tư 01/2008/TT – BTP hướng dẫn
thực hiện một số quy định của Nghị
định 158/2005/NĐ – CP ngày
27.12.2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch
Ủy ban nhân dân
Nghị định 06
Nghị định 158
Nghị định 83
Thông tư 01
UBND
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: Những vấn đề chung về đăng ký kết hôn .......................... 4
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn ................................ 4
1.1.1 Khái niệm đăng ký kết hôn ........................................................ 4
1.1.2 Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn .............................................. 5
1.2 Pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn trước ngày 01.01.2001 ....... 7
1.2.1 Pháp luật về đăng ký kết hôn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
.................................................................................................................. 7
1.2.2 Pháp luật về đăng ký kết hôn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
trước ngày 01.01.2001 ........................................................................... 12
1.3 Sơ lược pháp luật Việt Nam về các hình thức, thủ tục đăng ký kết hơn
hiện nay .................................................................................................. 19
1.4 Pháp luật về hình thức kết hôn của một số quốc gia ....................... 21
CHƢƠNG 2: Quy định về đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành 23
2.1 Nghĩa vụ đăng ký kết hôn ................................................................ 23
2.2 Thẩm quyền đăng ký kết hôn ........................................................... 24
2.3 Thủ tục đăng ký kết hôn................................................................... 25
2.4 Nghi thức đăng ký kết hôn ............................................................... 35
2.5 Hệ quả của việc đăng ký – không đăng ký kết hôn ......................... 36
2.5.1 Công nhận quan hệ vợ chồng .................................................. 36
2.5.2 Không công nhận quan hệ vợ chồng ....................................... 38
2.5.3 Xử lý vi phạm về đăng ký kết hôn ........................................... 40
CHƢƠNG 3: Thực trạng đăng ký kết hôn tại Việt Nam và giải pháp hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký kết hôn hiệ nay ............... 44
3.1 Thực trạng đăng ký kết hôn hiện nay tại Việt Nam ......................... 44
3.1.1 Những thành quả đạt được trong công tác đăng ký kết hôn .... 44
3.1.2 Những bất cập còn tồn tại trong hoạt động đăng ký kết hôn ... 48
3.2 Nguyên nhân của bất cập về đăng ký kết hôn ................................. 59
3.2.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................... 59
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 62
3.3 Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác đăng ký kết hôn hiện
nay .......................................................................................................... 65
3.3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác đăng ký
kết hôn .................................................................................................... 65
3.3.2 Giải pháp hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng tác đăng ký kết hôn
hiện nay .................................................................................................. 65
KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 73
PHỤ LỤC ................................................................................................... 75
1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn nhân là nền tảng của gia đình và kết hơn là cơ sở phát sinh quan hệ hôn nhân.
Hôn nhân về nguyên tắc chỉ được thừa nhận khi hai bên nam nữ đáp ứng các điều kiện
kết hôn theo quy định của pháp luật và có ĐKKH.
Có thể nói, ĐKKH là con đường duy nhất để hai bên nam, nữ xác lập quan hệ vợ
chồng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng, trên thực tế, tầm quan
trọng của việc ĐKKH vẫn chưa được nhận thức đúng mức. Tình trạng nam nữ chung
sống như vợ chồng mà khơng ĐKKH vẫn xảy ra khá phổ biến. Trong tâm thức của
nhiều cá nhân, lễ cưới truyền thống được coi trọng hơn việc thực hiện ĐKKH, trong
khi chỉ có pháp luật mới bảo vệ được quyền lợi của nam nữ trong hơn sự nếu có tranh
chấp xảy ra.
Mặt khác, hiệu quả của công tác ĐKKH hiện nay cũng bị hạn chế do bất cập đã
và đang tồn tại trong cơ chế pháp lý và trong thực tiễn ĐKKH. Các quy định về ĐKKH
vẫn còn nằm rải trong nhiều văn bản pháp luật, gây khó khăn cho việc tra cứu, tìm
hiểu. Nghị định 06/2012 có hiệu lực từ ngày 01.4.2012 tuy đã dự liệu theo hướng đổi
mới, cải cách trong lĩnh vực hộ tịch nói chung và thủ tục ĐKKH nói riêng song vẫn
chưa giải quyết triệt để các bất cập, vướng mắc về ĐKKH.
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết: tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tháo gỡ
vướng mắc phát sinh nhằm tạo lộ trình thơng thống cho công tác ĐKKH, đảm bảo
được quyền lợi kết hôn của con người.
Nhưng, hồn thiện pháp luật ở góc độ nào? Ngoài cơ chế pháp lý, vướng mắc nào
cần được tháo gỡ trong thực tiễn ĐKKH? Đề tài “ĐĂNG KÝ KẾT HƠN: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN” mà tác giả chọn nghiên cứu trong khóa
luận tốt nghiệp này sẽ lý giải phần nào những trăn trở trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ĐKKH đã được một số tác giả nghiên cứu qua các bài viết như:“Kết hôn
theo quy định của pháp luật Việt Nam” (Luận văn cử nhân của Phạm Thị Minh Châu
năm 2003);“Kết hôn: quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” (Luận văn cử nhân
2
của Trần Thu Hiền năm 2009); “Nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký hộ tịch tại
UBND cấp xã trong giai đoạn hiện nay” (Luận văn cử nhân của Dương Thị Ngọc Hà
năm 2011). Ngoài ra, nhiều luận văn cử nhân về kết hơn có yếu tố nước ngồi cũng đã
được thực hiện, đề cập ít nhiều đến trình tự, thủ tục ĐKKH trong lĩnh vực này. Các
cơng trình nghiên cứu trên đã nêu ra những bất cập trong pháp luật và phản ánh được
phần nào thực trạng ĐKKH, có ý nghĩa đối với cơng tác hồn thiện pháp luật về
ĐKKH trong thời gian qua. Thế nhưng, các tác giả chỉ đề cập đến hoạt động ĐKKH
qua các đề tài chung mà trong đó ĐKKH là một bộ phận như vấn đề kết hôn, hoạt động
đăng ký hộ tịch… ĐKKH chưa được tìm hiểu như một đối tượng độc lập trong bất cứ
bài viết nào. Thêm vào đó, nghiên cứu của các tác giả cũng đang dần mất đi ý nghĩa vì
thủ tục ĐKKH hiện nay đã có một số thay đổi, đặc biệt là những quy định mới về
ĐKKH trong Nghị định 06 vừa có hiệu lực từ ngày 01.4.2012.
Thơng qua khóa luận “Đăng ký kết hơn: thực trạng và giải pháp hồn thiện”,
tác giả sẽ tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật và thực trạng ĐKKH với tư cách
là một đề tài độc lập, nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề phát sinh xung quanh
hoạt động ĐKKH, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu của khóa luận
Kết hơn là quyền con người và ĐKKH là thủ tục pháp lý, cơ sở đảm bảo quyền
kết hôn của con người. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định năm hình thức, thủ tục
ĐKKH khác nhau áp dụng cho từng nhóm chủ thể khác nhau: ĐKKH đối với các
trường hợp hôn nhân thực tế; ĐKKH đối với người dân tộc thiểu số; ĐKKH có yếu tố
nước ngồi; ĐKKH giữa hai cơng dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại
diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi và ĐKKH khơng có yếu
tố nước ngồi tại UBND cấp xã. Thủ tục ĐKKH dành riêng cho người dân tộc thiểu số
ở vùng sâu vùng xa, các trường hợp hôn nhân thực tế, người Việt Nam tạm trú ở nước
ngoài chỉ áp dụng cho một bộ phận số ít người dân. Trong khi đó, thủ tục ĐKKH có
yếu tố nước ngồi lại là một lĩnh vực rộng, phát sinh nhiều vấn đề, đòi hỏi thời gian và
sự đầu tư chun sâu. Vì vậy, trong khóa luận này, tác giả chỉ tìm hiểu, phân tích và
làm rõ các vấn đề phát sinh xung quanh hình thức ĐKKH phổ biến nhất tại Việt Nam:
3
ĐKKH khơng có yếu tố nước ngồi giữa cơng dân Việt Nam với nhau tại các UBND
cấp xã trong nước và không thuộc các trường hợp đặc biệt đã kể trên.
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm ba mục đích chính: 1)Làm rõ các quy định
của pháp luật Việt Nam về ĐKKH. 2) Tìm hiểu thực trạng ĐKKH tại một số địa
phương. 3)Đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐKKH, đường hướng tháo gỡ
vướng mắc khác trong thực tiễn ĐKKH nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐKKH.
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận
Đối tượng mà khóa luận nghiên cứu là pháp luật về ĐKKH và thực trạng áp dụng
quy định ĐKKH trong giai đoạn hiện nay tại các UBND cấp xã ở Việt Nam.
Khi thực hiện khóa luận, tác giả dựa trên nền tảng của phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch để tiếp cận vấn đề một cách khoa học và khách quan, đồng
thời kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, thống kê các
thông tin, số liệu liên quan đến ĐKKH; khảo sát, điều tra xã hội học tại trụ sở các
UBND cấp xã ở tỉnh Tây Ninh và trên địa bàn Quận 4 TP. HCM vào tháng 4 và tháng
5 năm 2012 nhằm thu thập kiến thức thực tế làm cơ sở thực hiện đề tài. Bằng các
phương pháp đó, tác giả mong muốn những thơng tin trong khóa luận khơng chỉ là
những lý luận suông, mà sẽ phản ánh được phần nào thực tiễn về ĐKKH.
5. Ý nghĩa thực tiễn và cơ cấu của khóa luận
Kết hơn là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi cá nhân, và ĐKKH là
cách thức để sự kiện đó được Nhà nước cơng nhận và bảo hộ. Hoạt động ĐKKH được
thực hiện tốt không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia quan hệ hơn nhân
mà cịn tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý Nhà nước. Qua khóa luận, tác giả hi vọng có
thể mơ tả một cách tổng quan tình hình ĐKKH ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những bất
cập, từ đó đề ra phương hướng giải quyết để công tác ĐKKH ngày càng trở nên hiệu
quả hơn. Khóa luận này được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về đăng ký kết hôn
Chƣơng 2: Quy định về đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành
Chƣơng 3: Thực trạng đăng ký kết hơn tại Việt Nam và giải pháp hồn thiện,
nâng cao hiệu quả công tác đăng ký kết hôn hiện nay
4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn
1.1.1
Khái niệm đăng ký kết hôn
Khái niệm kết hơn
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt sẽ góp phần tạo nên một xã hội tốt và
ngược lại, xã hội tốt sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với gia đình. Gia đình được
hình thành chủ yếu trên cơ sở hôn nhân – sự liên kết giữa người nam và người nữ được
pháp luật thừa nhận. Sự liên kết này dựa trên nguyên tắc hồn tồn tự nguyện, bình
đẳng, tn theo pháp luật với mục đích chung sống lâu dài, cùng nhau xây dựng gia
đình ấm no, hạnh phúc và bền vững. Theo khoản 6 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2000 thì
“Hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hơn”. Hay nói cách khác, kết hơn
là hành vi làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
Về phương diện ngơn ngữ, kết hơn là “chính thức lấy nhau làm vợ chồng”1. Cách
giải thích này khơng làm rõ được chủ thể kết hôn cũng như các điều kiện cần phải có để
xác lập quan hệ hơn nhân.
Theo góc độ pháp lý, Từ điển Luật học ghi nhận kết hôn là “việc nam nữ xác lập
quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện việc ĐKKH tại cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật . Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện
kết hôn được Luật HNGĐ quy định và phải ĐKKH tại cơ quan ĐKKH theo quy định
của pháp luật thì việc kết hơn đó mới được cơng nhận là hợp pháp và giữa các bên nam
nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật”2.
Cách lý giải này rất sát với khái niệm kết hôn được nêu ở khoản 2 Điều 8 Luật
HNGĐ năm 2000: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hơn và ĐKKH”.
Theo đó, về ngun tắc, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập và được nhà nước bảo
hộ khi chủ thể là hai người khác giới, và đảm bảo được hai yếu tố:
1
2
Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM, tr.431.
Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.410.
5
Một là, hai bên nam nữ phải thỏa mãn được điều kiện kết hôn theo quy định tại
Điều 9, Điều 10 Luật HNGĐ năm 2000. Các điều kiện về tuổi, sự tự nguyện và các
trường hợp cấm kết hôn được xem như các điều kiện về nội dung khi kết hôn. Đây là
những điều kiện cần thiết để hai bên có thể xác lập quan hệ vợ chồng. Các điều kiện này
được pháp luật quy định dựa trên các cơ sở khoa học, xã hội và truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc, là những điều kiện cơ bản để xây dựng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Hai là, họ phải ĐKKH (còn được gọi là điều kiện về hình thức). Nếu đáp ứng các
điều kiện kết hơn về nội dung là điều kiện cần, thì ĐKKH là điều kiện đủ để quan hệ
hôn nhân được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Trình tự, thủ tục ĐKKH do pháp luật
quy định và phải được các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân tuân theo.
Khái niệm đăng ký kết hơn
Như đã phân tích ở trên, ĐKKH là một trong hai yếu tố để hôn nhân được Nhà
nước thừa nhận. Vậy, thế nào là ĐKKH?
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông , đăng ký là “ghi vào sổ của cơ quan quản lý để
chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ” 3. Như vậy, về mặt
ngơn ngữ, có thể suy ra, ĐKKH là ghi vào sổ của cơ quan ĐKKH để chính thức được
cơng nhận cho hưởng quyền lợi hay làm phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng.
Nhìn từ góc độ pháp lý, Từ điền Luật học giải thích ĐKKH là “ghi vào sổ ĐKKH
để chính thức cơng nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật” 4. Có thể nói, ĐKKH là
họat động hành chính của Nhà nước, là thủ tục pháp lý cần thiết để quan hệ vợ chồng
được Nhà nước và pháp luật thừa nhận, bảo vệ. ĐKKH là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận sự kiện kết hôn5 bằng cách ghi vào Sổ ĐKKH để chính thức cơng
nhận quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ.
ĐKKH cùng với các hoạt động đăng ký hộ tịch khác như: đăng ký khai sinh, đăng
ký khai tử… có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là các cách thức để đánh dấu những sự kiện
quan trọng nhất về tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
1.1.2 Ý nghĩa của việc đăng ký kết hơn
ĐKKH theo trình tự, thủ tục luật định có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với cá
nhân mà cịn đối với nhà nước.
3
Viện ngơn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM, tr.263.
Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.232.
5
Điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 158.
4
6
Đối với cá nhân
-
Về nguyên tắc, ĐKKH là con đường duy nhất để hai bên nam, nữ xác lập quan hệ vợ
chồng trước pháp luật.
Điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận: “Nhà
nước bảo hộ hơn nhân và gia đình”. Nhưng Nhà nước chỉ công nhận và bảo hộ quan hệ
hôn nhân được xác lập bằng việc ĐKKH. Ngoài ĐKKH, mọi nghi thức khác đều không
làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Các nghi thức kết hôn theo truyền thống, tập quán tôn
giáo như tổ chức đám cưới tại gia, làm lễ tại nhà thờ trước cha xứ đều chỉ có ý nghĩa về
mặt xã hội, tinh thần mà khơng có ý nghĩa nào về mặt pháp lý. Chỉ khi cơ quan ĐKKH
đăng ký việc kết hôn , ghi vào Sổ ĐKKH và Giấy chứng nhận kết hơn thì quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng mới phát sinh.Trên nền tảng quyền và nghĩa vụ này, các bên có
trách nhiệm tơn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chung sống và thực hiện các chức
năng của gia đình. ĐKKH thiết lập nên quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa hai
bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Đó cũng là căn cứ để xác định các loại quan hệ đại
diện, trách nhiệm liên đới và thừa kế sau này6.
Ngoài ra, thời điểm hoàn thành thủ tục ĐKKH7 là một mốc thời gian vô cùng quan
trọng để xác định chế độ tài sản8 của vợ chồng. Vì về nguyên tắc: tài sản được tạo ra,
thu nhập trong thời kỳ hôn nhân, tức từ ngày hoàn thành việc ĐKKH đến trước ngày
chấm dứt quan hệ hôn nhân, là tài sản chung của vợ chồng9. Mốc thời gian này đặc biệt
có ý nghĩa trong trường hợp hai bên ly hơn và có tranh chấp về tài sản.
-
ĐKKH là một trong những căn cứ để xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Khoản 1 Điều 63 Luật HNGĐ năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hơn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Điều này
có nghĩa là con sinh ra hoặc do người vợ có thai sau khi ĐKKH và trước khi chấm dứt
hôn nhân được pháp luật mặc định là con chung của vợ chồng mà không xét tới các điều
kiện sinh học di truyền. Về nguyên tắc, vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ
đối với con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
6
Điều 24, 25, 31 Luật HNGĐ năm 2000.
Được ghi vào sổ kết hôn và được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
8
Tài sản chung, tài sản riêng.
9
Khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000.
7
7
ĐKKH tạo nên nhiều hệ quả pháp lý có ý nghĩa to lớn tác động đến đời sống của
cá nhân về mặt nhân thân, tài sản. ĐKKH cũng là cơ sở để các bên bảo vệ quyền lợi của
mình, yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của vợ, chồng trong và sau hôn nhân.
Đối với Nhà nước
-
ĐKKH là hình thức Nhà nước kiểm sốt các điều kiện về nội dung của việc kết hôn.
Các thủ tục, nghi thức kết hôn chặt chẽ theo quy định của pháp luật yêu cầu người
kết hôn phải chứng minh rằng họ đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện và
không thuộc các trường hợp cấm kết hôn khi xác lập quan hệ hơn nhân. Qua đó, Nhà
nước đảm bảo các quy định về điều kiện kết hôn được tuân thủ trên thực tế, ngăn ngừa
các trường hợp kết hôn trái pháp luật, tạo nền tảng cơ bản để các bên nam nữ chung
sống lâu dài và thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
-
Thơng qua việc ĐKKH, Nhà nước theo dõi được thực trạng và những biến động của
tình trạng kết hơn trong xã hội. Trên cơ sở đó, Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, góp phần định hướng các chính sách về dân số, kinh tế và tiếp tục
hoàn thiện pháp luật hơn nhân – gia đình.
1.2 Pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn trƣớc ngày 01.01.2001
Ngày 01.01.2001, Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực, quy định thẩm quyền, trình
tự ĐKKH tại chương II. Trước khi có những quy định tương đối hoàn thiện như hiện
nay, pháp luật về ĐKKH tại Việt Nam đã trải qua nhiều lần biến đổi và phát triển gắn
liền với các giai đoạn lịch sử của nước nhà. Sau đây là những nét sơ lược cơ bản về các
hình thức kết hơn trong lịch sử.
1.2.1 Pháp luật về đăng ký kết hôn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
Từ khi các vua Hùng dựng nước đến khi thoát khỏi chế độ quân chủ chun chế và
xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp năm 1945, nước ta nhìn chung đã trải qua bốn giai
đoạn lịch sử. Hình thức kết hơn ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau:
Phong tục “kết hơn” thời Hùng Vương (trước năm 179 TCN)
Cho tới nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy dấu vết của chữ viết ở thời đại này.
Bởi thế, có thể suy ra lúc bấy giờ chưa tồn tại pháp luật thành văn. Các nhà nghiên cứu
tìm hiểu văn hóa, tập qn thời Hùng Vương bằng cách phân tích và rút ra các kết luận
chủ yếu qua các truyền thuyết, truyện tích được lưu truyền trong dân gian và các sử liệu
8
cổ Trung Quốc, đồng thời kết hợp với các thành tựu của khoa học hiện đại như khảo cổ
học, dân tộc học.
Các nghiên cứu cho thấy ở thời Hùng Vương, phong tục tập quán lâu đời là chuẩn
mực cho cách ứng xử và nếp sống chung của cộng đồng, được Nhà nước thừa nhận như
một hệ thống luật tục. Trong đó, quan hệ vợ chồng là một trong những quan hệ cơ bản
nhất của xã hội. Lúc này chưa tồn tại thuật ngữ “kết hôn” . Việc kết hợp giữa hai cá thể
nam và nữ để sống chung với nhau và sinh con đẻ cái được gọi với các từ ngữ dân gian
như lấy nhau, trai cưới vợ, gái lấy chồng. Nghi thức lấy nhau đơn giản nhưng cũng
trang trọng, mang đậm sắc thái Việt, thường được tiến hành qua hai bước: dạm hỏi và lễ
cưới. Lễ vật không thể thiếu là gói đất và gói muối: “việc hơn nhân lấy gói đất làm
đầu”10. Ở những vùng trung du, nơi muối hiếm và q, thì gói đất được thay bằng gói
muối. Đất tượng trưng cho nền nơng nghiệp, giang sơn, nguồn cội. Muối tượng trưng
cho sự thiết yếu, đằm thắm và mặn mà.
Người Việt cổ chỉ làm lễ dạm và lễ cưới, đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới với nhau. Đây
là nét khác biệt so với tập tục của người phương Bắc. Ngồi ra, thời kỳ này cịn tồn tại
tục thách cưới. Chúng ta đã quá quen thuộc với câu chuyện vua Hùng đưa ra lễ vật
thách cưới gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết
Sơn Tinh Thủy Tinh. Sau khi nộp lễ vật, Sơn Tinh đón Mị Nương về núi Tản Viên.
Thời đại Hùng Vương, nghi thức kết hôn chủ yếu tập trung vào lễ tiết, lễ vật và sự
thừa nhận của cộng đồng. Các nghi thức của người Việt cổ khá đơn giản so với các dân
tộc phương Bắc, mang đậm nét văn hóa Việt. Tuy nhiên, các tập tục này chưa coi trọng
ý chí tự nguyện của hai bên nam nữ. Đôi khi chúng tồn tại như một rào cản đối với hơn
nhân tự nguyện, điển hình là tục thách cưới.
Pháp luật về hình thức kết hơn thời Bắc thuộc (179 TCN - 905)
Các sử sách hiện đại Việt Nam thường dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn
1000 năm từ khi Triệu Đà thơn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương cho đến khi
Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ từ tay nhà Đường năm 905. Nước ta ở thời kỳ
này được coi như là một thuộc địa của Trung Quốc. Chính quyền phong kiến phương
Bắc áp dụng chính sách đồng hóa triệt để thơng qua việc truyền bá, áp dụng đường lối
của chủ nghĩa Khổng – Mạnh (Nho giáo) và pháp luật của nhà nước phong kiến Trung
10
Lĩnh Nam chích quái.
9
Quốc. Trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình, chúng thực hiện việc bài bác để đi đến xóa
bỏ các tập tục truyền thống của nhân dân ta với ý đồ đồng hóa, biến Việt Nam thành
quận, huyện của Trung Quốc. Nghi thức kết hôn cổ truyền của dân ta thời Hùng Vương
cũng bị thay thế bằng các nghi thức theo tư tưởng Nho giáo.
Theo quan điểm Khổng – Mạnh, toàn bộ các lễ được ghi chép trong ba bộ “Tam
lễ” kinh điển: Chu lễ, Nghi lễ và Lễ ký. Phải làm theo lễ ấy thì mới được coi là hành
động hợp nhân đạo. Theo Nghi lễ và Lễ ký, hơn lễ phải tiến hành theo 6 bước chính, gọi
là “lục lễ”: Nạp thái (nạp lễ vật để xác định chọn vợ); vấn danh (hỏi tên, tuổi cùng ngày
sinh tháng đẻ của cô gái); nạp cát (báo đàng gái biết đã coi bói hợp tuổi, việc kết hơn
tốt); nạp trưng (nạp sính lễ đến nhà gái); thỉnh kỳ (xin định ngày chắc chắn để cử hành
hôn lễ); thân nghinh (người con trai đích thân đến rước dâu về nhà trai)11.
Nhà nước phong kiến Trung Quốc tổ chức, xây dựng pháp luật về hơn nhân và gia
đình chủ yếu dựa trên giáo lý Nho giáo với các nghi thức kết hôn phức tạp. Các nhà làm
luật Trung Hoa qua các bộ cổ luật đã ấn định hình thức kết hơn theo “lục lễ”. Lễ vật
cũng được quy định tùy theo giai cấp, giàu nghèo và địa vị xã hội.
Cổ luật phương Bắc cịn quy định trong lễ kết hơn phải có người đứng chủ hôn để
bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ trong việc hôn nhân của con
cái12.
Với ý đồ đồng hóa dân ta, các nhà nước phong kiến Trung Quốc đã chú trọng thay
đổi các phong tục tập quán cổ truyền đơn giản của người Việt bằng các tập tục rắc rối,
rườm rà, tốn kém của phương Bắc, trong đó có các nghi thức kết hôn. “Lục lễ” trong kết
hôn phức tạp một cách không cần thiết. Các quy định về lễ vật, người chủ hơn thể hiện
sự bất bình đẳng về giai cấp, cản trở sự tự nguyện trong hôn nhân.
Pháp luật về hình thức kết hơn thời Phong kiến (905 – 1858)
Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt khi nhà
Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng
vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng, chiến thắng quân Nam Hán. Đến
năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chính thức mở ra thời
kỳ phong kiến quân chủ chuyên chế tại nước ta.
11
Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hịa (2000), Pháp luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, NXB Trẻ, TP.HCM, tr.
83.
12
“Đường luật sớ nghị” quy định: Đối với trường hợp giá thú trái luật, nếu ông bà, cha mẹ làm chủ hôn thì chỉ riêng người chủ
hơn có tội; nếu việc do hai bên nam nữ tự quyết định thì nam nữ là chính phạm, chủ hơn là tịng phạm.
10
Ngay từ thời Lý – Trần (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) đã có quy định liên quan đến
hơn nhân gia đình nhưng sử liệu khơng ghi chép tồn diện, đầy đủ. Các văn bản pháp
luật ra đời từ thế kỷ XIV trở về trước khơng cịn nên khơng thể tìm hiểu được quy định
về chế độ hơn nhân gia đình trong Bộ luật Hình thư của nhà Lý, Quốc triều thơng chế,
Quốc triều thường lễ, Hình luật thư của nhà Trần…. Vì vậy, pháp luật về hơn nhân – gia
đình thời phong kiến phần lớn được tìm thấy trong hai bộ luật tiêu biểu nhất cho pháp
luật phong kiếnViệt Nam là Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) ban hành dưới
thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) ban hành dưới thời
Nguyễn (1815).
Về hình thức kết hơn, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất (1478), vua Lê Thánh
Tông quy định việc kết hôn gồm 4 lễ: Nghị hôn (nhờ mối lái bàn định); định thân (đem
lễ vật vấn danh đến nhà gái); nạp trưng (đem đủ sính lễ dẫn cưới đến nhà gái) và thân
nghinh (đón dâu)13. “Hồng Đức hơn giá lễ nghi” có chép rõ bốn lễ và các lễ vật vấn
danh, dẫn cưới (sính lễ), đón dâu. Lễ vật được quy định khác nhau giữa quan viên và
thường dân14. Sính lễ có ý nghĩa rất quan trọng trong nghi thức kết hôn thời kỳ này.
Điều 314 Bộ luật Hồng Đức quy định: nếu người con trai không đem đủ sính lễ đến nhà
cha mẹ người con gái (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ, hay nhà
người trưởng làng) để xin phép cưới thì phải biếm một tư và phải nộp tiền tạ cho cha mẹ
(nếu cha mẹ chết thì phải nộp cho trưởng họ hay người trưởng làng), tùy vào giàu
nghèo mà mức tiền tạ là khác nhau.
Đính hơn thơng qua lễ nạp trưng có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của hai
gia đình trong việc “hứa hơn” thể hiện qua trao, nhận sính lễ. Nhà gái “đã nhận đồ sính
lễ mà lại thơi, khơng gả nữa thì bị phạt 80 trượng, bồi thường đồ sính lễ gấp đơi”. Nhà
trai “đã nhận sính lễ rồi mà khơng lấy nữa thì phải phạt 80 trượng, mất đồ sính lễ”15. Có
thể nói hơn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hơn.
Triều Nguyễn, vua Gia Long ban hành “Điều lệ hương đản” năm 1804, khoản về
giá thú có câu: “Hơn lễ là mối đầu của đạo người”, “Giá thú mà bàn của cải là thói
quen mọi rợ”, “Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng qua cốt được cặp đơi mà thơi, cịn lễ
cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tùy nhà có hay khơng, chứ khơng được viết
khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền,
13
Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 473.
Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV- thế kỷ XVIII (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 246 – 250.
15
Điều 315 Bộ luật Hồng Đức, Điều 94 Bộ luật Gia Long.
14
11
người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, người làng khác thì gấp đơi” 16. Hơn lễ thời
Nguyễn cũng rất được coi trọng, tuy nhiên, sính lễ khơng mang nhiều ý nghĩa như luật
thời Lê. Sính lễ trong lễ cưới phải phù hợp với gia cảnh, không được cầm cố đất ruộng
để cưới vợ. Đây là một nét tiến bộ trong luật nhà Nguyễn.
Pháp luật nói chung và pháp luật về hình thức kết hơn nói riêng thời phong kiến
Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật Trung Quốc. Các nghi lễ kết
hôn vẫn rất cầu kỳ, đặt nặng về lễ và đồ sính lễ khi quy định các hình phạt tiền và phạt
trượng nếu khơng nộp đủ đồ sính lễ. Pháp luật khơng tơn trọng ý chí của hai bên kết
hơn, đồng thời thể hiện sự phân biệt giai cấp.
Pháp luật về hình thức kết hôn thời Pháp thuộc (1858 – 1945)
Tháng 8 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Qua nhiều hòa ước bại trận được ký giữa triều đình Huế và Pháp, Nam kỳ đã
trở thành xứ thuộc địa; Bắc kỳ và Trung kỳ trở thành xứ bảo hộ của Pháp.
Từ đó, Pháp bắt đầu thời kỳ cai trị và bóc lột nhân dân ta. Trong lĩnh vực hơn nhân
gia đình, ban đầu Pháp tạm thời vẫn cho áp dụng pháp luật phong kiến triều Nguyễn và
phong tục tập quán bản xứ. Sau một thời gian ổn định bộ máy cai trị, Pháp lần lượt ban
hành pháp luật mới, từng bước thay đổi nếp sống cũ của dân tộc ta. Dân luật giản yếu
năm 1883 được Tổng thống Pháp ban hành để áp dụng ở Nam kỳ, Hà Nội, Hải Phòng
và Đà Nẵng . Bắc kỳ có bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 và Trung kỳ áp dụng Dân luật Trung
193617.
Nhìn chung, nghi thức kết hôn được được pháp luật thời kỳ này quy định gồm hai
lễ: lễ hỏi (ước hôn) và hôn lễ (kết hơn). Việc ước hơn chỉ có giá trị khi nào cha mẹ
người con trai đã đưa lễ vật đến cha mẹ người con gái để làm sính lễ một cách trọng thể
và có sự bằng lịng của cha mẹ. Dân luật Trung thêm điều kiện thuận tình của đơi trai
gái, nếu chỉ do cha mẹ sắp đặt thì khơng có giá trị ràng buộc đối với hai bên. Dân luật
Trung Điều 68 quy định từ ngày làm lễ ước hôn đến ngày làm lễ cưới không quá 6
tháng, trừ khi đau ốm hay có tang. Tuy nhiên, cả hai bên hoặc một bên có thể “bãi hơn”
nếu có lý do chính đáng. Dân luật Trung quy định rõ thêm: “Nếu nhà gái bãi hơn khơng
có lý do chính đáng thì phải bồi hồn sính lễ và có thể phải bồi thường thiệt hại”, “nếu
nhà trai bãi hơn khơng có dun cớ chính đáng thì mất sính lễ và có khi phải bồi
16
17
Quốc sử quán triều Nguyễn - Viện Sử học dịch, Đại Nam thực lục – tập 3, NXB Sử học.
Còn gọi là Hộ luật Trung kỳ 1936.
12
thường”. Dân luật Bắc và Dân luật Trung yêu cầu bồi thường thiệt hai trên nguyên tắc
vi phạm hợp đồng, trong khi Dân luật giản yếu ở Nam kỳ chỉ u cầu bồi thường nếu có
thiệt hại xảy ra18.
Hơn lễ được thực hiện theo phong tục tập quán. Ngoài ra, cần phải khai báo với
chính quyền nơi nhà trai và nhà gái cư trú để làm thủ tục công bố trong hạn 8 ngày và
sau đó đăng ký vào sổ bộ hộ tịch - bộ giá thú của địa phương. Theo Dân luật giản yếu,
hơn lễ cũng có thể tiến hành theo thể thức dân luật Pháp, tức không cần làm nghi lễ theo
tục lệ mà chỉ khai báo và làm thủ tục đăng ký với chính quyền sau khi đã công bố hợp
pháp. Quan hệ vợ chồng được công nhận khi có khai báo và đăng ký vào sổ với Hộ lại
(Dân luật Bắc) hoặc Hương bộ (Dân luật Trung)19. Việc giá thú không khai báo và đăng
ký với Hộ lại hoặc việc đăng ký do chủ thể không có thẩm quyền thực hiện thì giá thú
ấy khơng có giá trị pháp lý20.
Pháp luật về hình thức kết hơn thời Pháp thuộc vừa thể hiện tính Âu hóa theo kiểu
Pháp vừa cố duy trì các tập tục về lễ và đồ sính lễ của Việt Nam. Tuy nhiên, các lễ đã
đơn giản hơn nhiều so với thời phong kiến.
Cả ba đạo luật đều chỉ cơng nhận hơn nhân có khai báo và đăng ký. Đăng ký việc
giá thú theo quy định pháp luật lúc này được xem như một điều kiện hình thức bắt buộc
để cơng nhận quan hệ vợ chồng. Theo Dân luật Bắc và Dân luật Trung, hình thức kết
hơn phải có cả hai nghi thức: nghi thức theo tập tục - lễ hỏi, lễ cưới và nghi thức dân sự
- khai báo và đăng ký việc giá thú thì quan hệ vợ chồng mới được cơng nhận. Dân luật
giản yếu rất tiến bộ khi vẫn thừa nhận giá trị pháp lý đối với việc kết hôn chỉ tiến hành
khai báo và đăng ký theo thể thức dân luật mà không cần làm lễ hỏi và lễ cưới. Điều này
khá giống với hình thức kết hơn theo pháp luật hiện hành.
Dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp, pháp luật về hình thức kết hơn thời kỳ này
đã có những nét tiến bộ đặc trưng khi bắt đầu xuất hiện nghi thức kết hôn dân sự.
1.2.2 Pháp luật về đăng ký kết hôn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước ngày
01.01.2001
Pháp luật về đăng ký kết hôn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước ngày
03.01.1987
18
Ngô Văn Thâu (2005) , Pháp luật về Hơn nhân và gia đình trước và sau CMT8 , NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 33-35.
Điều 91 Dân luật Bắc; Điều 91 Dân luật Trung.
20
Điều 82 Dân luật Bắc; Khoản 1 điều 84 Dân luật Trung.
19
13
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng đã xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp
trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại gần một nghìn năm của chế độ phong kiến,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước lúc bấy giờ còn non trẻ
nhưng phải đối mặt với nhiều hậu quả do Pháp, Nhật và triều đình phong kiến trước đó
để lại như nạn đói, nạn dốt, thiếu thốn về tài chính… Cùng lúc đó, nạn ngoại xâm từ
phương Bắc và sự trở lại của Pháp vào cuối năm 1945 dưới lốt quân Đồng Minh đã thật
sự đe dọa đến nền độc lập vừa mới giành lại được của tổ quốc. Tại thời điểm bấy giờ,
ban hành những đạo luật mới là vơ cùng khó khăn. Đẩy lùi ngoại xâm và giải quyết các
trở ngại trước mắt mới là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu. Thế nhưng, các mối quan hệ xã
hội vẫn cần sự điều chỉnh của pháp luật. Để giải quyết vấn đề, ngày 10.10.1945, Hồ Chủ
tịch đã ký Sắc lệnh 47/SL về việc cho thi hành các luật cũ trong khi chờ đợi ban hành
luật mới. Theo đó, những quy định không trái với phong tục tập quán và đạo đức xã hội
của nước ta trong Dân luật Bắc, Dân luật Trung và Dân luật giản yếu thời Pháp thuộc
tiếp tục được áp dụng . Những điều luật về hình thức kết hơn trong ba bộ dân luật cũng
vẫn còn hiệu lực khi chúng đáp ứng được các điều kiện trên.
Hiến pháp năm 1946 được ban hành có đề cập đến một số nguyên tắc liên quan
đến hôn nhân – gia đình ở Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 nhưng chưa thật sự rõ nét và
chủ yếu được hiểu thông qua các quyền cơ bản của công dân. Mãi đến năm 1950, hai
Sắc lệnh điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực hơn nhân – gia đình mới được ban hành. Đó là
Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh 159/SL về ly hôn ngày 17/11/1950. Các
điều luật trong ba bộ dân luật thời Pháp thuộc trái với quy định của Sắc lệnh 97/SL bị
bãi bỏ21. Tuy nhiên, cả hai Sắc lệnh mới này đều không đề cập đến vấn đề ĐKKH.
Sau hiệp định Geneve 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập
trung quân sự với ranh giới là vĩ tuyến 17. Miền Bắc được gọi là Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; miền Nam chịu sự thống trị của chính
quyền ngụy và đế quốc Mỹ. Sự khác biệt về chế độ chính trị và bộ máy lãnh đạo dẫn
đến sự khác biệt về pháp luật ở hai miền. Pháp luật về hình thức kết hơn cũng vậy.
Pháp luật về đăng ký kết hôn trước ngày 13.1.1960
Ngày 08.05.1956, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Điều lệ
đăng ký hộ tịch đầu tiên kèm theo Nghị định 764 - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều
21
Điều 14 Sắc lệnh 97/SL.
14
13, 14, 15 mục III của Điều lệ quy định thẩm quyền ĐKKH thuộc về Ủy ban Hành
chính nơi người chồng và người vợ đang cư trú. Người kết hôn phải báo trước 8 ngày
trước khi đến đăng ký. Khi xin đăng ký phải có mặt hai vợ chồng và hai người làm
chứng để khai và ký vào sổ. Trường hợp vợ hoặc chồng dưới 18 tuổi thì phải có bố, mẹ
hoặc người giám hộ đến cùng khai và ký vào sổ.
Trước khi đăng ký, Ủy ban hành chính nhắc lại cho hai bên quyền và nghĩa vụ của
họ. Sau khi nghe hai bên nói rõ bằng lịng lấy nhau, Ủy ban tun bố cho họ chính thức
kết hơn và đăng ký.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại cũng phải ĐKKH.
Nếu trước đó đã sống chung mà chưa ĐKKH thì hai bên có thể ĐKKH q hạn
theo Điều 26 Điều lệ đăng ký hộ tịch.
Đối với những vùng dân tộc thiểu số thì việc ĐKKH có thể được “châm chước”22
theo quy định tại Điều 7, 8, 9 mục III Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 106 -NV
ngày 04.04.1958 của Bộ Nội vụ. Theo đó, thủ tục ĐKKH đơn giản hơn khi không phải
báo trước 8 ngày và không cần người làm chứng.
Những quy định về ĐKKH trong Điều lệ đăng ký hộ tịch đầu tiên của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bước tiến lớn trong pháp luật về hình thức kết hơn
so với các giai đoạn trước. Theo đó, ĐKKH trở thành nghi thức kết hôn duy nhất. Lễ
hỏi, lễ cưới không cịn là hình thức kết hơn luật định. Ý chí tự nguyện của người kết hôn
cũng đã được Nhà nước chú trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, đặc
biệt là do thiếu các quy định khoa học và đầy đủ về điều kiện kết hôn, các điều luật về
ĐKKH giai đoạn này vẫn tồn tại những thiếu sót cơ bản như khơng có hồ sơ ĐKKH để
xác định thông tin về nhân thân của các bên, không nhấn mạnh giá trị pháp lý của việc
ĐKKH, không quy định các trường hợp từ chối ĐKKH… Những thiếu sót này đã làm
giảm đi ý nghĩa của hoạt động ĐKKH.
Pháp luật về đăng ký kết hôn từ ngày 13.01.1960 đến trước ngày 03.01.1987
Điều 24 Hiến pháp 1959 đã khẳng định “Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình”.
Ngày 13.01.1960, Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 – đạo luật đầu tiên về hơn nhân
và gia đình của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có hiệu lực, đánh dấu một bước tiến
quan trọng mang nhiều ý nghĩa đối với hoạt động lập pháp của Nhà nước và đời sống
22
Điều 33 điều lệ đăng ký hộ tịch.
15
nhân dân miền Bắc. Chế định về kết hôn được quy định tại chương II của Luật HNGĐ
năm 1959, gồm 8 Điều luật23; trong đó, các điều kiện kết hơn chiếm tới 7 Điều. Luật chỉ
dành Điều 11 để quy định thẩm quyền ĐKKH và khẳng định: “Mọi nghi thức kết hơn
khác đều khơng có giá trị về mặt pháp luật”. Thế nhưng, Luật chưa đưa ra chế tài dân sự
để xử lý các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không ĐKKH.
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ra đời đã xây dựng các điều kiện kết hơn cơ bản,
tuy chưa hồn thiện nhưng cũng đã tạo nên nền tảng ban đầu để hoạt động ĐKKH thể
hiện nhiều hơn ý nghĩa mà nó nên có.
Trình tự và nghi thức ĐKKH được quy định cụ thể hơn tại chương 324 Điều lệ
đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16.01.1961 của Hội đồng
Chính phủ. Theo đó, người kết hơn cần khai báo những thơng tin sau: Ý định kết hơn;
có đủ điều kiện kết hôn theo luật định và đề nghị ngày ĐKKH.
Ủy ban hành chính thẩm tra lời khai, khi xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện
kết hơn hợp pháp, thì ĐKKH vào ngày do Ủy ban hành chính và đương sự định. Trước
khi cơng nhận và đăng ký, Ủy ban hành chính nhắc nhở cho hai bên đương sự rõ quyền
lợi và nghĩa vụ của vợ chồng. Nếu xét thấy hai bên đương sự không đủ điều kiện kết
hơn, thì Ủy ban hành chính khơng đăng ký và giải thích cho đương sự rõ lý do.
Trường hợp có người tố giác việc kết hơn khơng hợp pháp, Ủy ban hành chính tạm
đình chỉ việc đăng ký để điều tra thêm, sau đó sẽ quyết định đăng ký hay khơng.
Nếu cơ quan ĐKKH và đương sự có sự bất đồng ý kiến khơng giải quyết được,
đương sự có quyền đề nghị Ủy ban hành chính cấp trên giải quyết.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại cũng phải ĐKKH.
Điều lệ đã bãi bỏ việc ĐKKH quá hạn và quy định thêm vấn đề đăng ký lại việc
kết hơn tại điều 19.
Có thể thấy, trình tự và nghi thức ĐKKH giai đoạn này đã bớt rườm rà, đơn giản
và đầy đủ hơn so với giai đoạn trước. Nét nổi bật là có quy định thêm trường hợp từ
chối ĐKKH khi các bên không đủ điều kiện và quyền khiếu nại của đương sự với quyết
định đó . Dù vậy, do hồn cảnh đấy nước cịn bị chia cắt, chưa ổn định nên pháp luật về
ĐKKH cũng không thể tránh khỏi thiếu sót: xác minh điều kiện kết hơn chủ yếu dựa
23
24
Từ Điều 4 tới Điều 11 Luật HNGĐ năm 1959..
Từ Điều 8 tới Điều 11.
16
trên lời khai của đương sự, sự tố giác của người khác…; khơng có giấy tờ chứng minh
về nhân thân của đương sự làm cơ sở; không quy định thời hạn ĐKKH.
Pháp luật của chính quyền Sài Gịn về đăng ký kết hôn
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bộ máy cầm quyền liên tục bị thay đổi nhưng
về mặt pháp luật, ba bộ dân luật thời Pháp thuộc vẫn tiếp tục được thi hành ở miền Nam
và các vùng tạm chiếm cho tới năm 1972. Riêng ở miền Nam, lĩnh vực hơn nhân - gia
đình có một số thay đổi bắt đầu từ khi chính quyền Sài Gịn25 ban hành Luật Gia đình
ngày 02.01.1959. Luật này có nội dung khá giống với Dân luật Bắc và Bộ luật dân sự
Pháp, quy định nghi thức kết hôn gồm hai lễ: đính hơn (lễ hỏi) và lễ kết hơn. Lễ đính
hơn chỉ có giá trị khi được tiến hành một cách trọng thể với sự ưng thuận của hai người
đính hôn và sau khi nhà gái đã nhận lễ vật của nhà trai26. Nhưng sau đó, hai bên vẫn có
quyền thay đổi ý kiến.
Sau khi thực hiện thủ tục niêm yết theo luật định, hôn lễ được tổ chức tại công sở,
trước viên chức hộ tịch nơi thường trú hay tạm trú của bên nam hoặc bên nữ.
Giá trị của việc ĐKKH đặc biệt được khẳng định. Luật nghiêm cấm sự “ngoại
hôn” , tức hành vi nam, nữ sống chung như vợ chồng mà khơng có hơn thú – khơng
ĐKKH. Khi phát hiện nam nữ sống với nhau khơng có hôn thú, viên biện lý sẽ truyền
lệnh kỳ hạn trong vịng 2 tháng để họ phải hợp thức hóa, nếu có đủ điều kiện kết hơn.
Nếu họ khơng đủ điều kiện kết hơn thì tùy theo từng trường hợp mà xử lý về tội phạm
gian, tội loạn luân hoặc tội ngoại hôn…27
Đến thời Nguyễn Khánh, Sắc luật số 15/64 ngày 23-7-1964 quy định giá thú, tử hệ
và tài sản cộng đồng được ban hành. Sắc luật này là sự kế thừa có sửa đổi Luật Gia đình
1/59. Thủ tục ĐKKH tương tự như Luật 1/59, nhưng bãi bỏ toàn bộ các điều luật quy
định việc nam, nữ sống chung như vợ chồng không ĐKKH.
Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, Bộ Dân luật 197228 được ban hành, quy định lĩnh
vực hôn nhân và gia đình chung với các chế định dân sự khác. Theo Bộ luật, nghi thức
kết hôn cũng gồm hai lễ: lễ đính hơn và lễ kết hơn.
25
Thời Ngơ Đình Diệm.
Điều 2 Luật Gia đình 1/59.
27
Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hịa (2000), Pháp luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, NXB Trẻ, TP.HCM, tr.
130.
28
Ban hành bởi Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20-12-1972.
26
17
Lễ đính hơn được tiến hành tương tự như các quy định trong Luật Gia đình 1/59
và Sắc luật 15/64. Ngồi ra, theo Bộ luật, nếu người đính hơn cịn vị thành niên thì phải
được sự đồng ý của ơng bà, cha mẹ hay người giám hộ. Các bên có thể từ hôn, nhưng
phải bồi thường thiệt hại nếu không có lý do chính đáng29.
Hơn lễ chỉ được tiến hành sau khi các thông tin về nhân thân của hai bên nam nữ
được niêm yết công khai trong 10 ngày liên tiếp. Trong thời hạn này, người có hơn thú
với một trong hai đương sự; cha mẹ hoặc ông bà của đương sự có thể phản đối sự cử
hành hơn lễ30. Trường hợp không ai phản đối, hôn lễ sẽ được tiến hành công khai trước
hộ lại tại công sở nơi trú ngụ của một trong hai bên nam nữ. Các bên được yêu cầu xuất
trình giấy khai sinh. Sau đó, với sự hiện diện của hai người làm chứng đã trưởng thành,
hộ lại sẽ hỏi người kết hôn về ý chí tự nguyện. Nếu hai bên ưng thuận, hộ lại sẽ tuyên
bố họ là vợ chồng và lập ngay chứng thư hôn thú31.
Trong trường hợp hôn lễ được tổ chức khơng cơng khai, hay do một hộ lại khơng
có thẩm quyền tiến hành, hơn thú có thể bị hủy theo u cầu của cơng tố viên hoặc
những người có liên quan.
Như vậy, pháp luật về hình thức kết hơn của chính quyền Sài Gịn cũng đã thể hiện
được những nét tiến bộ đặc trưng so với các giai đoạn trước. Đặc biệt, Bộ Dân luật 1972
đã có quy định về giấy tờ chứng minh nhân thân người kết hôn; nghi thức kết hôn cũng
được tiến hành khá giống với pháp luật hiện hành. Tuy vâỵ, do những hạn chế của hồn
cảnh lịch sử, trình tự, thủ tục ĐKKH giai đoạn này vẫn tồn tại nhiều thiếu sót.
Pháp luật về đăng ký kết hôn từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001
Ngày 30.4.1975, miền Nam hồn tồn giải phóng. Thời đại thống nhất, độc lập, tự
do của nước ta đã được mở ra. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số
76/CP ngày 25/3/1977 quy định về việc pháp luật được áp dụng thống nhất trên cả
nước. Vì vậy, Luật HNGĐ năm 1959 cũng bắt đầu có hiệu lực ở miền Nam và các vùng
tạm chiếm trước đây.
Hiến pháp 1980 ra đời quy định những nguyên tắc về hôn nhân - gia đình trong
giai đoạn mới, thể hiện rõ nhất ở Điều 64. Luật HNGĐ năm 1959 sau một thời gian thực
hiện đã trở nên khơng cịn phù hợp với các điều kiện kinh tê – chính trị – xã hội lúc bấy
29
Điều 100, 101 Bộ Dân luật 1972.
Điều 113, 114 Bộ Dân luật 1972.
31
Điều 122, 123, 124 Bộ Dân luật 1972.
30
18
giờ. Chính vì vậy, ngày 29.12.1986, Quốc hội đã thơng qua một đạo luật mới - Luật
HNGĐ 1986 trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật HNGĐ 1959.
Trong đạo luật mới này, chế định về kết hôn được quy định tại chương 2, gồm 5
Điều luật. Trong đó, Luật chỉ dành Điều 8 để quy định về thẩm quyền ĐKKH và khẳng
định lại một lần nữa “Mọi nghi thức kết hơn khác đều khơng có giá trị pháp lý”. Điều 8
đã bổ sung trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài tại cơ
quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên,
luật lại bỏ qua, không quy định chế tài dân sự đối với các trường hợp nam nữ sống
chung như vợ chồng mà không ĐKKH.
Cụ thể hóa Luật HNGĐ năm 1986, trình tự, thủ tục ĐKKH được quy định chi tiết
tại mục 2 Nghị định 83/1998. Theo đó, thẩm quyền ĐKKH thuộc về Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Hai bên nam nữ phải có mặt để xuất trình
giấy tờ và nộp tờ khai ĐKKH. Giấy tờ cần xuất trình khi ĐKKH gồm: 1) Giấy khai sinh
của mỗi bên; 2) Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi ĐKKH. Trường hợp
khơng có đủ các giấy tờ trên, người kết hơn phải có giấy tờ hợp lệ để thay thế. Nếu một
hoặc cả hai bên nam nữ bị nghi ngờ mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức
được hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu thì phải có giấy khám sức khỏe của cơ
quan y tế cấp huyện. Tờ khai ĐKKH phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác
(đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân) hoặc của
UBND cấp xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của mỗi bên về tình trạng hơn nhân. Việc
xác nhận tình trạng hơn nhân này có giá trị khơng q 30 ngày. Trong trường hợp một
trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hơn hoặc người kia đã
chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án về việc
cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
Nghị định 83 bắt buộc khi nộp hồ sơ ĐKKH phải có mặt cả hai bên nam nữ.
Trường hợp một trong hai bên không thể đến nộp hồ sơ mà có lý do chính đáng, thì có
thể gửi cho UBND nơi ĐKKH đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, có xác nhận của UBND cấp
xã nơi cư trú. Tuy nhiên, Nghị định khơng giải thích thế nào là lý do chính đáng.
Nghị định 83 lần đầu tiên quy định thời hạn ĐKKH. Theo đó, 7 ngày là thời hạn để
tiến hành xác minh và niêm yết công khai việc xin ĐKKH tại trụ sở UBND cấp xã từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu cần xác minh thêm thì có thể kéo dài nhưng khơng q 7
ngày. Sau thời hạn trên, nếu xét thấy hai bên nam nữ không đủ điều kiện kết hôn; đồng
19
thời khơng có khiếu nại, tố cáo về việc kết hơn thì UBND cấp xã thơng báo cho hai bên
ngày đến đăng ký. Sau 7 ngày từ ngày thông báo, nếu hai bên khơng đến đăng ký thì
việc xin ĐKKH coi như bị hủy. UBND từ chối ĐKKH trong trường hợp một hoặc cả
hai bên nam nữ không đủ điều kiện kết hôn.
Theo quy định, “lễ ĐKKH” phải được thực hiện một cách trang trọng tại UBND
cấp xã.
So với các giai đoạn trước, pháp luật về ĐKKH sau khi đất nước thống nhất hoàn
chỉnh hơn rất nhiều. Thời hạn ĐKKH đã được ấn định rõ ràng. Giấy tờ xác định thẩm
quyền ĐKKH, chứng minh nhân thân, tình trạng hơn nhân… đã được quy định cụ thể.
Tuy nhiên, việc yêu cầu xuất trình giấy khai sinh khi ĐKKH chưa thật hợp lý vì khơng
ít người khơng cịn giữ giấy khai sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi để
chứng minh về nhân thân thì cịn có một số loại giấy tờ khác thường được sử dụng hơn.
Qua thực tiễn thực hiện, thủ tục ĐKKH giai đoạn này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sự
thay đổi và điều chỉnh của pháp luật.
1.3 Sơ lƣợc pháp luật Việt Nam về các hình thức, thủ tục đăng ký kết hơn hiện nay
Quan hệ pháp luật ĐKKH được nhiều nhóm chủ thể khác nhau tham gia. Mỗi
nhóm chủ thể cần được áp dụng một dạng hình thức, thủ tục ĐKKH phù hợp. Hiện nay,
pháp luật Việt Nam tồn tại năm dạng hình thức, thủ tục ĐKKH:
Hình thức, thủ tục đăng ký kết hôn đối với người dân tộc thiểu số
Công dân thuộc dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa thực hiện hình
thức, thủ tục ĐKKH theo điều 2 Nghị định 0632. Thủ tục này đơn giản và nhanh chóng
hơn so với thủ tục ĐKKH thơng thường. Theo đó, ngồi UBND cấp xã nơi cư trú của
hai bên nam nữ, người kết hơn cịn có thể ĐKKH tại tổ dân phố, thơn, bản, phum, sóc
nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Khi ĐKKH, hai bên nam nữ chỉ cần nộp Tờ
khai ĐKKH và bản sao của một trong ba loại giấy: Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ
khẩu, giấy khai sinh có chứng thực; trường hợp khơng chứng thực thì phải kèm theo bản
chính để đối chiếu. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên đủ điều kiện kết hơn thì UBND cấp xã
thực hiện ĐKKH trong ngày làm việc. Hồ sơ nộp sau 15 giờ sẽ được giải quyết trong
ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn có thể kéo dài nhưng
không quá 5 ngày làm việc.
32
Sửa đổi Điều 8 Nghị định 32/2002/NĐ – CP ngày 27.03.2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng luật Hôn nhân gia đình
đối với các dân tộc thiểu số.