Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp theo pháp luật việt nam và pháp luật hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
------ -----

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Quốc tế

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

SINH VIÊN: HOÀNG LÊ DUNG
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1155050032
LỚP: 21-QT36A
KHÓA: 36 (2011-2015)
GVHD: TS. LÊ THỊ NAM GIANG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của Tiến sĩ Lê Thị Nam Giang. Các thông tin được trích dẫn trong khóa luận là
trung thực và chính xác. Những thông tin, quan điểm không phải của riêng tôi đều
được ghi nhận đầy đủ và chính xác trong Danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2015

Hoàng Lê Dung



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 01. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI DOANH NGHIỆP .........................................9
1.1.

Khái quát về hoạt động mua lại doanh nghiệp ..............................................9

1.1.1.

Khái niệm hoạt động mua lại doanh nghiệp ...........................................9

1.1.2.

Các hình thức mua lại doanh nghiệp ....................................................13

1.2.

Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ ................................................................15

1.2.1.

Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ.............................................................15

1.2.2.

Tài sản trí tuệ - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua

lại doanh nghiệp .................................................................................................18

1.3.

Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp ....19

1.3.1.

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong việc mở rộng thị trường ...........19

1.3.2.

Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ trong việc định giá giao dịch mua lại

doanh nghiệp ......................................................................................................21
1.3.3.
1.4.

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong việc giảm chi phí sản xuất .......22

Các vấn đề pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh

nghiệp.....................................................................................................................23
CHƢƠNG 02. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ VỀ ĐỊNH GIÁ VÀ
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI DOANH NGHIỆP ...........................................................................................26
2.1.

Định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp ...................26

2.1.1.


Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ ................26

2.1.2.

Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt

động mua lại doanh nghiệp – so sánh với pháp luật Việt Nam ..........................30


2.2.

Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp ..35

2.2.1.

Khái niệm chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại

doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam ..............................................................35
2.2.2.

Quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về chuyển giao tài sản trí

tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp .........................................................37
CHƢƠNG 03. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
ĐỊNH GIÁ VÀ CHUYỂN GIAO TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI DOANH NGHIỆP ................................................................................49
3.1.

Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá và chuyển giao tài


sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp..................................................49
3.2.

Những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá tài

sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp..................................................50
3.3.

Những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao

tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.............................................53
3.4.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về

định giá và chuyển giao tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp .....55
3.4.1.

Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về

định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp ...........................55
3.4.2.

Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về

chuyển giao tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp .....................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, tri thức được xem là nguồn tài sản giá trị, góp phần tạo nên lợi thế
cạnh tranh chủ yếu của chủ sở hữu trong mỗi nền kinh tế. Xã hội ngày càng quan
tâm đến sự phát triển và ứng dụng của khoa học – công nghệ vào trong sản xuất,
kinh doanh. Xu thế này đã khẳng định vị thế quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và
tài sản trí tuệ, do đó việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản
trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia
tăng mối quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn
cho mỗi quốc gia nếu muốn tồn tại và hội nhập thành công. Đặc biệt, sự phát triển
không biên giới của các nền kinh tế càng thúc đẩy cho sự giao lưu tài sản trí tuệ
giữa các quốc gia, trong đó, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là một cơ chế tích cực,
mang lại giá trị kinh tế cao. Sáp nhập, mua lại hay bán một phần doanh nghiệp, đầu
tư vốn cổ phần và đầu tư mạo hiểm (sau đây gọi chung là các giao dịch M&A
(M&A là viết tắt của Mergers and Acquisitions)1 là một xu hướng đang diễn ra sôi
nổi tại Việt Nam với sự tham gia của không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà
cịn có cả những nhà đầu tư nước ngoài. Các hoạt động M&A kể trên ở Việt Nam
chỉ thực sự tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch từ vài năm trở lại đây, nhất
là sau năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO)2. Sau sự kiện này, nhiều rào cản thương mại đã được dỡ bỏ cho
các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia kinh doanh tại Việt Nam có điều kiện thuận
lợi để thực hiện các thương vụ M&A mang yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, các vụ
M&A đáng kể diễn ra tại Việt Nam đều có yếu tố nước ngoài và tỉ lệ này chiếm đến
1

Micheal E.S.Frankel (2009), M&A Mua lại và Sáp nhập căn bản – Các bước quan trọng trong quá trình

mua bán doanh nghiệp và đầu tư, NXB Tri thức, Hà Nội, tr.7.
2


Phương Ly, “Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) những năm gần đây và triển vọng năm

2011”,

Trung

tâm

Thông

tin



Dự

báo

Kinh

tế

-



[ />20/5/2015)

1


hội
(truy

Quốc

gia,

cập

ngày


66% trong tổng số các vụ M&A trên cả nước trong thời gian qua3. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết của WTO, hoạt động M&A là biện
pháp tối ưu để doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam một cách hiệu
quả mà khơng mất chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu hay thị phần ban đầu vì
có thể khai thác và tận dụng nguồn lực có sẵn từ tài sản của bên bán và khách hàng
đang hợp tác cũng như thị trường mà bên bán đang có. Vấn đề mà nhà đầu tư quan
tâm nhất trong các thương vụ M&A là giá trị tài sản phải mua để nắm quyền chi
phối bên bán. Có thể thấy các cơng ty nước ngồi rất quan tâm đến các tài sản trí tuệ
là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam vì tài sản này
thường có giá trị kinh tế chiến lược mang tính quyết định và mang lại lợi thế cạnh
tranh cao. Đối với các doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trị là thước đo
hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường liên quan cũng như khả năng
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên thực tế diễn ra của hoạt động
M&A liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ lại chưa thật sự hiệu quả do vướng phải
một số bất cập về các quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động này trong
định giá và chuyển giao từng loại tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ… Đơn cử là trường hợp nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Việt Nam bị bán
cho Colgate Palmolive (Hoa Kỳ) với giá 03 triệu USD mặc dù tại thời điểm năm

1995, Dạ Lan được định giá lên đến hơn 20 triệu USD4. Trường hợp chuyển
nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S cũng nên được đưa ra xem xét.
Năm 1997, khi Unilever đến đầu tư ở nước Việt Nam, họ đề nghị Cơng ty Hóa
phẩm P/S chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S cho họ qua
phương án thành lập một công ty liên doanh tên là Elida P/S (gồm Unilever và P/S).
Qua đó, phía P/S sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu có được thơng qua việc quản lý,
3

“Hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua”, Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia,

[ />(truy cập ngày 09/7/2015)
4

“Những thương hiệu Việt bán mình sau nổi danh”, Báo điện tử Vietnamnet, [ />
te/163693/nhung-thuong-hieu-viet-ban-minh-sau-noi-danh.html] (truy cập ngày 10/7/2015)

2


khai thác và bán sản phẩm. Thời gian đầu, kem đánh răng P/S có điểm đặc trưng là
được đóng gói bằng vỏ ống nhơm, về sau, phía Unilever u cầu chuyển sang vỏ
ống nhựa để tạo nên tính thẩm mỹ trong in ấn. Vì nguồn vốn khơng đủ để mua dây
chuyền sản xuất mới là bao nhựa nên Công ty Hóa phẩm P/S đã đồng ý từ bỏ chức
năng sản xuất kem đánh răng của mình để chuyển quy trình sản xuất và nhãn hiệu
P/S cho Tập đoàn Unilever với giá 14 triệu đơ la Mỹ, Cơng ty Hóa phẩm P/S chỉ
cịn có vai trị sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh. Thời gian sau,
Unilever đã chọn một công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem đánh
răng P/S nên Cơng ty Hóa phẩm P/S mất luôn cơ hội sản xuất và gia công vỏ hộp,
họ bị đẩy bật khỏi liên doanh5.
Ở Việt Nam, pháp luật sở hữu trí tuệ đã từng bước được xây dựng, phát triển và

nỗ lực cao nhất của nhà nước khi điều chỉnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chính là
việc ban hành Luật số 50/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005 và
được sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2009). Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 đã có những đóng góp nhất định khi
quy định về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ phổ biến như
quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh nhằm giúp chúng được đưa
vào lưu thông trên thị trường, tuy nhiên, các quy định về chuyển giao các loại tài
sản nói trên vẫn chưa thật sự hiệu quả khi có tranh chấp xảy ra do có những trường
hợp pháp luật chưa dự liệu được. Bên cạnh đó, hoạt động định giá tài sản trí tuệ
trong hoạt động M&A nói chung và hoạt động mua lại doanh nghiệp nói riêng cũng
cịn đang bị bỏ ngõ dẫn đến việc nhiều giao dịch mua bán tài sản trí tuệ thất bại do
các bên khơng thống nhất được với nhau về phương pháp định giá cũng như giá
mua – giá bán tài sản trí tuệ. Nhận thấy Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu
trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ, tác giả muốn
tham khảo và học hỏi cách quy định trong pháp luật Hoa Kỳ khi điều chỉnh về vấn
đề định giá và chuyển giao tài sản trí tuệ, từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm loại bỏ
5

“P/S”, Bách khoa toàn thư mở, [ (truy cập ngày 17/7/2015)

3


các bất cập và góp phần hồn thiện pháp luật về vấn đề định giá và chuyển giao tài
sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
Vì những lý do trên, cần thiết có một cơng trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý
về hai khâu rất quan trọng trong quá trình mua lại doanh nghiệp là định giá và
chuyển giao tài sản trí tuệ. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Quyền sở hữu trí
tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và pháp

luật Hoa Kỳ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.

Tình hình nghiên cứu đề tài ở nƣớc ngồi

Trên thế giới đã có một vài cơng trình nghiên cứu về vấn đề tài sản sở hữu trí tuệ
trong hoạt động sáp nhập, mua lại của doanh nghiệp, điển hình là:
(i) Intellectual Property Assets in Mergers and Acquisitions của Lanning Bryer Melvin Simensky (Chủ biên) do NXB John Wiley - Sons, New York phát hành
năm 2002. Cuốn sách giới thiệu các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu,
Canada khi điều chỉnh về tài sản trí tuệ trong hoạt động M&A, đặc biệt trong
các khâu là thẩm định chi tiết (Due Diligence), định giá (Valuation) và chuyển
giao (Transfer). Do cuốn sách được ban hành năm 2002 - khá cũ so với thời
điểm hiện tại nên chưa cập nhật được đầy đủ hết các phương pháp định giá tài
sản trí tuệ hiện nay.
(ii) Asset-Backed IP Financing – Strategies for Capitalizing on Future Returns của
Douglas R.Elliott thuộc Chương 21 của cuốn sách From ideas to assets –
Investing wisely in Intellectual Property của Bruce Berman (Chủ biên) do NXB
John Wiley - Sons, New York phát hành năm 2002. Bài viết đề cập đến các
phương pháp định giá tài sản trí tuệ chủ yếu là phương pháp giá cả (Cost
method valuation) và phương pháp thu nhập (Income method valuation). Tương
tự như cuốn Intellectual Property Assets in Mergers and Acquisitions, các
phương pháp định giá tài sản trí tuệ được nêu lên trong bài viết này chưa đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của các chủ thể khi giới hạn việc định giá chỉ ở hai
phương pháp như trên.

4


2.2.


Tình hình nghiên cứu đề tài trong nƣớc

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp là một
đề tài chưa được nghiên cứu đầy đủ bởi các nhà nghiên cứu pháp lý Việt Nam. Đã
có một số cơng trình nghiên cứu, bài báo nghiên cứu chung trong đó có đề cập đến
một vài khía cạnh của vấn đề này, cụ thể như sau:
(i) Nguyễn Thị Hồng Nhật, Pháp luật về định giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
(2010), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (thành
phố Hồ Chí Minh). Luận văn nêu đầy đủ về các khía cạnh pháp lý của việc định
giá các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên các phương pháp định giá
mà luận văn nêu lên hiện này đã khơng cịn phù hợp nên cần có sự cập nhật và
bổ sung nhằm đa dạng hóa các phương pháp định giá tài sản trí tuệ giúp các chủ
thể dễ dàng lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp.
(ii) Hoàng Lan Phương, Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí
tuệ (2011), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội (Hà Nội). Luận văn có ưu điểm là hệ thống hóa các
quy định của pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế dưới góc độ thương mại
hóa quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện các
quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu vào
phân tích quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
(iii) Khắc phục những bất cập của Pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ
(2012) của Hồng Lan Phương đăng trên Tạp chí Chính sách và quản lý Khoa
học và Cơng nghệ, tập 1(2). Bài viết phân tích các bất cập của pháp luật Việt
Nam khi quy định về định giá tài sản trí tuệ cũng như đưa ra các giải pháp nhằm
khắc phục tình trạng trên. Mặc dù những điểm bất cập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam liên quan đến định giá tài sản trí tuệ được tác giả nêu lên vào thời
điểm năm 2012 song đến nay chúng vẫn còn chưa được sửa đổi bổ sung theo
hướng mà tác giả đưa ra dẫn đến thiếu tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật và
gây khó khăn cho các chủ thể khi muốn áp dụng các quy định về định giá tài

sản trí tuệ trên thực tế.

5


(iv) Pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp của Việt Nam và
Hoa Kỳ dưới góc nhìn so sánh (2014) của Hồ Thúy Ngọc đăng trên Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 7(315). Bài viết giới thiệu về pháp luật Hoa Kỳ trong
lĩnh vực hợp đồng chuyển giao một vài đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như
sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh. Nhược điểm của bài viết là mới chỉ mới
đề cập đến thực hiện chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp theo pháp luật Việt Nam chứ chưa nêu lên quy định về thực hiện chuyển
nhượng quyền sở hữu đối với quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam hay bản
quyền theo pháp luật Hoa Kỳ.
Mặc dù các cơng trình trên nghiên cứu và phản ánh về vấn đề liên quan đến tài
sản trí tuệ trong hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp song nhìn chung chưa có
sự nghiên cứu đối với vấn đề pháp luật về tài sản sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua
lại doanh nghiệp của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ dưới góc nhìn so
sánh. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa các cơng trình nghiên cứu kể trên, tác giả tiếp
tục làm phân tích rõ hơn các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản trí tuệ - đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp cũng như chỉ ra
những hạn chế để từ đó có những kiến nghị hồn thiện khung pháp lý.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm:
Thứ nhất, phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về mua lại doanh nghiệp, về
quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về
định giá tài sản trí tuệ - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề chuyển giao
quyền sở hữu trí tuệ, so sánh làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về các vấn đề trên.

Cuối cùng, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong pháp luật của Hoa Kỳ, đề xuất
các kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quyền sở
hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
4. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

6


Nội dung nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp chứ không
nghiên cứu tất cả các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong hoạt động này. Bên cạnh đó, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng sở hữu trí tuệ có mối quan hệ gắn bó mật
thiết nhất và có tính điển hình nhất đến hoạt động mua lại doanh nghiệp chứ không
nghiên cứu tất cả các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Phạm vi nghiên cứu:
Về cơ sở lý luận, khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền sở
hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý chứ khơng đi
sâu vào việc phân tích dưới góc độ kinh tế.
Về cơ sở pháp lý, khóa luận chỉ giới hạn việc nghiên cứu các quy định pháp luật
Việt Nam và Hoa Kỳ điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh
nghiệp. Khóa luận chọn nghiên cứu các quy định của pháp luật Hoa Kỳ vì đây là
một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực phát triển các sản
phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ cũng như có nhiều biện pháp có hiệu quả
nhằm bảo đảm thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại hóa
chúng thơng qua hệ thống văn bản pháp luật và án lệ đồ sộ của mình. Vì vậy tác giả
khóa luận muốn học tập và tiếp thu các quy định phù hợp để góp phần hồn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của khóa luận, các phương pháp nghiên

cứu được sử dụng bao gồm:
(i) Phân tích: phương pháp này được sử dụng trong tồn bộ khóa luận nhằm làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
(ii) So sánh: phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 02 và Chương
03 nhằm làm rõ những điểm giống và những điểm khác biệt trong quy định của

7


pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về vấn đề định giá và chuyển giao tài
sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
(iii) Tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin, ý kiến từ
nhiều nguồn khác nhau như sách chuyên khảo, báo, tạp chí, luận văn… nhằm
làm rõ các nội dung nghiên cứu.
(iv) Quy nạp: phương pháp quy nạp được sử dụng nhằm hệ thống hóa lại các ý kiến
cá nhân đã trình bày cũng như nêu lên các bất cập, hạn chế trong các quy định
của pháp luật, đặc biệt là pháp luật Việt Nam.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của khóa được chia làm ba chương:
Chương 01. Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua
lại doanh nghiệp
Chương 02. Pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về định giá và chuyển giao quyền sở
hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp
Chương 03. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá và chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp

8



CHƢƠNG 01. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái quát về hoạt động mua lại doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm hoạt động mua lại doanh nghiệp
1.1.1.1.

Khái niệm mua lại doanh nghiệp dƣới góc độ kinh tế học

Vì thuật ngữ Acquisitions được dịch ra nhiều nghĩa khác nhau như “mua lại”,
“mua bán”, “thâu tóm”6, tác giả sử dụng cụm từ “mua lại doanh nghiệp” khi nghiên
cứu về hoạt động Acquisitions dưới góc độ kinh tế và góc độ pháp lý trong tồn
khóa luận theo đúng với cách sử dụng thuật ngữ trong Luật số 27/2004/QH11 của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Cạnh tranh được ban
hành ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2005 (sau đây
gọi tắt là Luật Cạnh tranh năm 2004).
Dưới góc độ kinh tế, có khá nhiều cách định nghĩa và giải thích về thuật ngữ
mua lại doanh nghiệp. Theo Tiến sĩ Donald DePamphilis, “mua lại doanh nghiệp”
được hiểu là “việc một công ty khác mua lại quyền kiểm sốt quyền sở hữu, mua lại
một cơng ty con hợp pháp hay mua lại tài sản của một công ty khác”7.
Theo tác giả David L.Scott, “mua lại doanh nghiệp” được hiểu là quá trình mua
lại tài sản như máy móc, một bộ phận hay thậm chí tồn bộ cơng ty8. Ví dụ cơng ty
Unicharm Thái Lan (cơng ty con của tập đoàn Unicharm - Nhật Bản) đã mua 34,2

6

Phạm Trí Hùng - Đặng Thế Đức (2011), M&A Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao


động – Xã hội, Hà Nội, tr.18, 19.
7

Donald DePamphilis (2005), Mergers, Acquisitions, and Other Restructing Activities – An Integrated

Approach to Process, Tools, Cases, and Solutions, NXB Elsevier Academic, Boston, tr.579.
8

Andrew J.Sherman – Milledge A.Hart (2009), Mua lại và Sáp nhập từ A đến Z, NXB Tri thức, Hà Nội,

tr.28.

9


triệu cổ phiếu phổ thông (tức 95% số cổ phần) của cơng ty Diana Việt Nam và nắm
vai trị điều hành Diana từ ngày 25/8/20119.
Theo Từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia, mua lại doanh
nghiệp là việc một công ty mua phần lớn hoặc tất cả các tài sản thuộc quyền sở hữu
của công ty mục tiêu nhằm nắm quyền kiểm sốt của cơng ty mục tiêu đó. Mua lại
doanh nghiệp thường được tiến hành như một phần trong chiến lược phát triển của
công ty đi mua lại (cịn gọi là cơng ty thâu tóm), theo đó việc mua lại doanh nghiệp
sẽ có lợi hơn cho cơng ty đi mua lại khi tiếp nhận các hoạt động của cơng ty mục
tiêu hiện có. Việc mua lại doanh nghiệp thường được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu
của công ty đi mua lại hoặc kết hợp cả hai10.
Tựu chung lại các cách định nghĩa trên có thể thấy “mua lại doanh nghiệp” là
một khái niệm được sử dụng để chỉ việc một doanh nghiệp tìm cách nắm giữ quyền
kiểm sốt đối với một doanh nghiệp khác (cịn gọi là doanh nghiệp bị mua lại hay
doanh nghiệp mục tiêu) thông qua hoạt động mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản

của một doanh nghiệp khác theo một tỷ lệ đủ để khống chế toàn bộ các quyết định
của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp đi mua có thể xem doanh nghiệp mục tiêu như
một phần trong toàn thể thống nhất của doanh nghiệp mình dù cho về mặt pháp lý
cả hai doanh nghiệp này đều tồn tại độc lập với nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp đi
mua khơng gì khác ngồi tìm kiếm, nâng cao lợi nhuận kinh tế dựa vào quy mô,
hiệu quả và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường.
1.1.1.2.

Khái niệm mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam thì hoạt động mua lại doanh nghiệp được xem xét dưới
nhiều góc độ, chẳng hạn mua lại doanh nghiệp được xem như một trong các hành vi

9

Thanh Thương, “Diana bán 95% cổ phần cho Tập đồn Unicharm”, Thời báo Kinh tế Sài Gịn Online,

[ (truy cập ngày 21/5/2015)
10

“Acquisition Definition”, Investopedia, [ (truy câp

ngày 29/5/2015)

10


tập trung kinh tế11 được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hay là một trong các hình
thức đầu tư ra nước ngoài12 theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Định nghĩa về mua lại doanh nghiệp được quy định tại Điều 17 Luật Cạnh tranh

năm 2004 như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ
hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ một
hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Cụ thể hóa quy định này, Điều
34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ hướng
dẫn Luật Cạnh tranh quy định: “Kiểm sốt hoặc chi phối tồn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp khác quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là
trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được
quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm
soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp
bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt
động của doanh nghiệp bị kiểm sốt nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”.
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 52 Luật số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Đầu tư năm 2014 ban hành ngày 26/11/2014,
có hiệu lực ngày 01/7/2015 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư năm 2014) không đưa ra
định nghĩa như thế nào là hoạt động “mua lại doanh nghiệp” mà chỉ quy định “mua
lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia
quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngồi” như một trong
các hình thức cho phép nhà đầu tư (là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi13) thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bên cạnh việc
thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; thực
11

Khoản 3 Điều 16 Luật Cạnh tranh năm 2004.

12

Điểm c Khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư năm 2014.


13

Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014.

11


hiện hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) ở nước ngồi; mua, bán chứng
khốn, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khốn, các
định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi và các hình thức đầu tư khác theo
quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Luật số 68/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: Luật Doanh nghiệp được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực
ngày 01 tháng 7 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp năm 2014) khơng
có quy định về hình thức “mua lại doanh nghiệp” mà chỉ ghi nhận trường hợp cho
phép bán doanh nghiệp tư nhân tại Điều 187. Câu hỏi đặt ra liệu việc bán doanh
nghiệp tư nhân này có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh hay
không? Theo Khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì việc bán doanh
nghiệp tư nhân sẽ khơng bao gồm bán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp tư nhân đó (trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của
doanh nghiệp có thỏa thuận khác). Còn theo định nghĩa tại Điều 17 Luật Cạnh tranh
năm 2004 thì mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác, mà khái niệm tài sản tại Điều 163 Luật số
33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ luật
Dân sự được ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01
năm 2006 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Dân sự năm 2005) chỉ bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản mà không bao gồm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác. Do đó có thể thấy việc bán doanh nghiệp tư nhân không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2004 và sẽ không được đề cập trong khóa luận này.

Mục đích của việc mua lại doanh nghiệp là nhằm kiểm sốt, chi phối cơng ty
mục tiêu nên mua lại doanh nghiệp sẽ có điểm khác biệt so với mua bán tài sản
thông thường. Mua bán tài sản là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong nền
kinh tế, có thể được hiểu ngắn gọn là một quan hệ dân sự - thương mại được phát
sinh giữa bên mua và bên bán trên sở sở hợp đồng mua bán, theo đó, hợp đồng là cơ
sở pháp lý làm chấm dứt quyền sở hữu của người bán đối với tài sản đem bán, đồng
thời làm phát sinh quyền sở hữu của người mua đối với tài sản đó. Mua lại tài sản

12


giúp chủ thể mua lại nắm quyền sở hữu tài sản trên thực tế chứ không được quyền
quản lý, can thiệp vào hoạt động của cơng ty cịn mua lại công ty tạo điều kiện cho
chủ thể nắm quyền chi phối, kiểm sốt hoạt động của cơng ty như quyết định
phương hướng phát triển công ty, quyền bổ nhiệm các chức danh chủ chốt của công
ty cũng như quyền quyết định các chức danh chủ chốt của công ty14. Như vậy có thể
thấy nếu việc mua lại tài sản của một doanh nghiệp khác nhưng khơng đủ để kiểm
sốt, chi phối cơng ty mục tiêu thì chỉ được xem là hoạt động mua tài sản thông
thường nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính cơng ty
thực hiện việc mua tài sản đó. Nói cách khác, hoạt động mua tài sản của doanh
nghiệp cũng được thực hiện thông qua “hợp đồng chuyển giao tài sản” như được áp
dụng đối với trường hợp mua lại doanh nghiệp nhưng khác ở chỗ nó cũng là hoạt
động mua tài sản của doanh nghiệp khơng nhằm mục đích kiểm sốt, chi phối công
ty mục tiêu, sử dụng công ty mục tiêu để thực hiện những kế hoạch kinh doanh của
mình sẽ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Do đó, trong phạm vi
của khóa luận, khi nghiên cứu về mua lại doanh nghiệp được hiểu là việc mua lại
các tài sản trí tuệ mà khơng phải là cổ phần, phần vốn góp hay tồn bộ doanh
nghiệp khác và chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, nghĩa là tài sản được
mua lại giúp bên mua giành được quyền kiểm sốt và chi phối đối với cơng ty mục
tiêu.

1.1.2. Các hình thức mua lại doanh nghiệp
Việc nắm giữ quyền kiểm sốt trong cơng ty có thể được thực hiện thơng qua tỷ
lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần trong công ty hoặc tài sản của doanh nghiệp. Do
đó có thể tóm gọn lại có hai cách thức để thực hiện việc mua lại doanh nghiệp là (i)
mua lại phần vốn gốp, cổ phần trong doanh nghiệp và (ii) mua lại tài sản của doanh
nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ đề cập đến hình thức mua lại
doanh nghiệp là tài sản trí tuệ - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên việc mua lại

14

Trần Anh Khoa (2006), Pháp luật kiểm soát hoạt động mua lại công ty theo pháp luật hiện hành, Đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.7, 8.

13


doanh nghiệp dưới hình thức mua lại các tài sản khác như phần vốn góp, cổ phần sẽ
khơng được đề cập.
Có một phương thức mua lại duy nhất được phép thực hiện đối với công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần là
mua lại tài sản của doanh nghiệp. Nghĩa là trong trường hợp mua lại doanh nghiệp,
chủ thể mua là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ được phép mua lại tài sản
của các chủ thể bán là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ
phần dưới một hình thức duy nhất là mua lại tài sản của doanh nghiệp miễn sao tài
sản được mua lại này đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại theo pháp luật cạnh tranh. Hệ quả pháp lý của việc mua lại
doanh nghiệp bởi hình thức mua lại tài sản là doanh nghiệp mục tiêu và doanh
nghiệp mua lại vẫn độc lập với nhau trên phương diện pháp lý. Tác giả không đồng

ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Đắc Bình khi cho rằng hệ quả của phương thức
mua lại tài sản của doanh nghiệp mục tiêu là doanh nghiệp mục tiêu và doanh
nghiệp mua lại không tồn tại bất cứ sự lệ thuộc nào về mặt pháp lý, mỗi doanh
nghiệp vẫn có quyền tự mình quyết định mọi vấn đề trong quá trình điều hành
doanh nghiệp với lập luận việc bán đi tài sản theo phương thức này là mối quan hệ
mua bán tài sản thông thường hay là hành vi mua đứt bán đoạn15. Tác giả cho rằng
mặc dù các bên vẫn tồn tại độc lập với nhau về bình diện pháp lý nhưng doanh
nghiệp mua lại vẫn có có những ảnh hưởng nhất định đối với các quyết định trong
quá trình điều hành, quản lý của doanh nghiệp mục tiêu vì tài sản bị mua lại của
cơng ty mục tiêu có giá trị lớn đến mức khiến những ai sở hữu nó có thể ảnh hưởng
và tác động đến các quyết định điều hành, quản lý đối với doanh nghiệp chuyển
giao nó. Đây chính là mục đích ban đầu khi doanh nghiệp đi mua tài sản lựa chọn
hình thức mua lại doanh nghiệp chứ khơng phải là phương thức mua tài sản nào
khác.
15

Nguyễn Đắc Bình (2014), Pháp luật về mua lại doanh nghiệp, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ

Chí Minh, tr.24.

14


1.2.

Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ

1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
Theo Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam – Tiêu chuẩn thẩm định giá
Việt Nam số 07 về phân loại tài sản trong thẩm định giá (ký hiệu TĐGVN 07) được

ban hành kèm theo Thơng tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính
về việc ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07) thì tài sản của
doanh nghiệp khi được phân loại dựa trên đặc tính vật chất và hình thức mang giá
trị sẽ bao gồm tài sản hữu hình (tài sản có hình thái vật chất cụ thể như đất đai, nhà
cửa, cơng trình khác, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết
bị truyền dẫn…), tài sản vơ hình (tài sản khơng có hình thái vật chất và có khả năng
tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế như tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu...) và tài
sản tài chính như tiền mặt, công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác, quyền theo hợp
đồng… Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản chính của cơng ty và có ý
nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong những năm
gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể do thành quả của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ và sự tăng trưởng của nền công nghiệp dich vụ, các doanh nghiệp đang
nhận ra rằng tài sản vơ hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình của mình.
Năm 2014, giá trị nhãn hiệu Coca Cola được ước tính là 80,7 tỷ USD, nhãn hiệu
IBM là 107,5 tỷ USD, Microsoft là 90,2 tỷ USD16, giá trị thu nhập ròng của các
hãng dược phẩm liên quan đến sáng chế tăng trung bình khoảng 8% mỗi năm17.
Trong phạm vi khóa luận nghiên cứu về các tài sản trí tuệ - đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp, vậy hiểu như thế nào là quyền sở
hữu trí tuệ sẽ được phân tích tiếp sau đây. Quyền sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ
16

Lâm Nghi, “Định giá 10 thương hiệu đắt nhất thế giới”, Doanh nhân Sài Gịn điện tử,

[ />
(truy

cập ngày 18/7/2015)
17


“Cơng nghiệp dược đang phát triển ở Việt Nam”, Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ

Chí

Minh,

[ />
(truy cập ngày 18/7/2015)

15


pháp lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực pháp luật như dân sự, hình sự,
hành chính, kinh tế, thương mại, đầu tư. Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu theo nghĩa
chung nhất là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt và bảo vệ các tài sản trí tuệ. Cơng
ước Thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) 18 được ký tại Stockhom vào
ngày 14 tháng 7 năm 1967 và được sửa đổi vào ngày 28 tháng 9 năm 1979 (Khoản
viii Điều 2) đã đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng liệt kê như sau:
“Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật
và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và
chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động
của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng cơng nghiệp; nhãn hiệu hàng
hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh
không lành mạnh, và tất cả những quyền khác là kết quả của hoạt động trị tuệ trong
lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”.
Tại Việt Nam, theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định quyền sở hữu
trí tuệ là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả
và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng”. Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác

phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu cơng nghiệp
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng
18

“Convention Establishing the World Intellectual Property Organization (Signed at Stockholm on July 14,

1967 and as amended on September 28, 1979)”, The World Intellectual Property Organization,
[ (truy cập ngày 29/5/2015)

16


quyền sở hữu. Như vậy có thể thấy tại Việt Nam quyền sở hữu trí tuệ được chia làm
ba loại là: (i) Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (hay quyền liên
quan), (ii) Quyền sở hữu công nghiệp và (iii) Quyền đối với giống cây trồng.
Quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tài sản và quyền
nhân thân. Nội dung của quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể đối với
các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong ba nhóm vừa nêu khơng hồn tồn đồng
nhất với nhau. Ví dụ, quyền tài sản đối với quyền tác giả bao gồm quyền làm tác
phẩm phái sinh; quyền sao chép tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công
chúng19. Các quyền tài sản kể trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền
thực hiện hoặc cho người khác thực hiện theo quy định của luật sở hữu trí tuệ20.
Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả khác với quyền tài sản vì nó chỉ thuộc quyền
sở hữu của tác giả mà không chuyển giao được. Quyền nhân thân bao gồm quyền

đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu
tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố tác
phẩm hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự tồn vẹn của
tác phẩm21. Trong khi đó, quyền nhân thân đối với sáng chế (hoặc kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng) thuộc về người đã
trực tiếp tạo ra chúng bằng lao động sáng tạo và trí tuệ của mình. Quyền này bao
gồm quyền được ghi tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, được nêu
tên trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế (hoặc kiểu dáng cơng nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng) đó22. Quyền tài sản đối với
sáng chế (hoặc kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống
cây trồng) thuộc về chủ sở hữu đối tượng sở hữu cơng nghiệp đó. Ví dụ quyền sử
dụng, cho phép người khác sử dụng; quyền ngăn cấm người khác sử dụng và quyền
định đoạt đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đó23. Trong suốt thời hạn bảo
19

Khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

20

Khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

21

Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

22

Khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

23


Khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

17


hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu các đối tượng này được pháp luật ghi
nhận và bảo hộ các quyền độc quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình.
1.2.2. Tài sản trí tuệ - đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua
lại doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17 tháng
12 năm 2014 quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng
nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ
phối hợp với Bộ Tài chính ban hành đã đưa ra khái niệm tài sản trí tuệ (sau đây gọi
tắt là Thông tư liên tịch 39/2014/ TTLT-BKHCN-BTC) như sau: “ ài sản trí tuệ là
tài sản vơ hình, có tính sáng tạo, xác định được, kiểm sốt được và có khả năng
mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tài sản đó. Tài sản trí tuệ bao gồm đối
tượng được bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, chương trình
máy tính, tác phẩm khoa học, sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật”. Tài sản
vơ hình được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ do con người sáng
tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, công
nghiệp, văn học, nghệ thuật. Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản nên nó cũng mang
trong mình các đặc tính của các tài sản thơng thường như gắn liền với chủ thể nhất
định và mang lại lợi ích cho chủ thể đó. Song song với hai đặc tính trên, tài sản trí
tuệ cịn mang trong mình một đặc tính nổi bật khác khiến người ta dễ dàng “nhận
diện” ra chúng đó là tính khơng có hình thái vật chất cụ thể, nghĩa là tài sản trí tuệ
tồn tại dưới dạng thông tin. Một điểm khác biệt rất lớn giữa tài sản trí tuệ và quyền
sở hữu trí tuệ là chỉ những tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được

ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 mới được Nhà nước bảo hộ thơng qua
các cơng cụ hành chính, dân sự và hình sự. Tuy nhiên khơng phải tất cả các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ đều có thể trở thành tài sản trí tuệ có thể được
chuyển giao trong hoạt động mua lại doanh nghiệp bởi các quy định của pháp luật
không cho phép cũng như mức độ không phổ biến của chúng trên thị trường. Ví dụ

18


chỉ dẫn địa lý không thể được xem là đối tượng trong hoạt động mua lại doanh
nghệp vì theo Khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 thì quyền đối với chỉ
dẫn địa lý khơng được chuyển nhượng với lý do nó là tài sản thuộc sở hữu của Nhà
nước chứ không phải của doanh nghiệp quản lý nó. Doanh nghiệp chỉ đóng vai trị
là chủ thể sử dụng chủ dẫn địa lý chứ không phải chủ sở hữu nên chắc chắn khơng
có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý cho chủ thể khác.
Tiếp đến là tên thương mại, Khoản 3 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy
định quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Nghĩa là nếu chuyển nhượng tên thương mại cho chủ thể khác thì doanh nghiệp
chuyển nhượng sẽ khơng cịn tồn tại nữa, điều này khơng đúng với mua lại doanh
nghiệp vì doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu vẫn tồn tại độc lập với
nhau. Nói về mức độ phổ biến trên thị trường của những loại tài sản trí tuệ khác như
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng… thì chúng khơng phổ biến
bằng quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh trong việc được các
doanh nghiệp đi mua lựa chọn bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu chúng mà thay vào
đó, doanh nghiệp sẽ chọn hình thức như th để sử dụng sẽ nhanh chóng và mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận sẽ chỉ đề cập đến tài
sản trí tuệ - đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu và
bí mật kinh doanh. Đồng thời việc xem xét về các đối tượng vừa nêu cũng phù hợp
với các quy định của thực tiễn pháp luật Hoa Kỳ khi đề cập đến tài sản trí tuệ trong

hoạt động mua lại doanh nghiệp.
1.3.

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp

1.3.1. Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ trong việc mở rộng thị trƣờng
Tài sản trí tuệ đóng vai trị là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và
khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xây dựng, phát
triển và sở hữu các tài sản trí tuệ, uy tín và vị thế của doanh nghiệp ln được củng
cố và mở rộng. Đồng thời, chính nhờ việc sở hữu các tài sản trí tuệ đang nắm giữ ưu
thế trên thị trường mà khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp

19


cũng ngày được nâng cao. Các công ty không ngừng tìm kiếm các cơ hội để mở
rộng vị thế của mình của mình trên thị trường cũng như phát triển cơ sở doanh thu,
tăng thị phần và cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh các mơ hình mở rộng thị
trường của công ty đi mua lại như mua lại các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để phục
vụ cho các thị trường hiện tại, mở rộng phân phối bằng cách tiếp cận các thị trường
mới bằng những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, phát triển hoặc thâu tóm các sản
phẩm mới để phục vụ cho các thị trường mới cịn có mơ hình mở rộng mức cơng
nhận nhãn hiệu của các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tăng quyền định giá (hay khả
năng tác động đến giá cả thị trường)24. Việc đẩy mạnh nhãn hiệu ở đây có thể được
thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, ví dụ một doanh nghiệp có những nhãn
hiệu mạnh có thể giúp nâng cao vị thế của một nhãn hiệu khác lên. Đối với nhà sản
xuất nhãn hiệu nổi tiếng là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, bởi vì khách hàng
chỉ cần nghe đến tên của nhãn hiệu thì đó chính là sự thể hiện chất lượng của sản
phẩm, là sự “đảm bảo bằng vàng”25 của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về
sản phẩm của doanh nghiệp mình. Điều này lý giải tại sao khách hàng lại lựa chọn

sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng hơn và có tính phổ biến rộng rãi hơn mà lại
khơng lựa chọn sản phẩm mang nhãn hiệu khác. Ví dụ khi nhắc đến nhãn hiệu
Samsung, người ta nghĩ ngay đến các thiết bị điện tử với nhiều tính năng hiện đại
như điện thoại, tivi, đầu đĩa. Với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của nhãn hiệu là có
thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Các sản phẩm
giống nhau có thể được khách hàng đánh giá và trả tiền khác nhau, tùy thuộc vào uy
tín của nhãn hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Nhờ sự tín nhiệm của khách
hàng đối với nhãn hiệu, người sở hữu hàng hóa – dịch vụ có cơ hội lớn hơn trong
việc bán và phát triển sản phẩm của mình. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với
nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp dự báo và kiểm sốt thị trường. Do đó nếu cơng
24

William J.Gole - Paul J.Hilger (2010), Thẩm định chi tiết, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí

Minh, tr.55, 56.
25

Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Tư pháp, Hà

Nội, tr.22 -24.

20


ty đi mua thâu tóm được các nhãn hiệu mạnh thì có thể thúc đẩy tạo ra các giá trị
kinh tế rất lớn cho công ty. Năm 1997, công ty đa quốc gia Unilever đến Việt Nam,
họ đã đề nghị chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu P/S qua phương án thành lập
một công ty liên doanh là Elida P/S. Theo đó, phía P/S được hưởng lời từ nguồn thu
có được thông qua việc quản lý, khai thác và bán sản phẩm26. Việc có trong tay
nhãn hiệu nổi tiếng như P/S đã giúp Unilever “bành trướng” thị phần kem đánh

răng của mình tại thị trường Việt Nam với con số dẫn đầu trên thị trường kem đánh
răng trong nước là trên 65%, bỏ xa con số 25% của Colgate27. Điều này cho thấy
việc mua lại một tài sản trí tuệ thường mang lại cho bên mua cơ hội cạnh tranh rất
lớn, làm thay đổi vị thế thị trường của bên mua, bỏ xa vị trí hiện tại của bên bán.
1.3.2. Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ trong việc định giá giao dịch mua lại
doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ cao đang bùng nổ như hiện nay thì nguyên nhân chính
thúc đẩy các cơng ty tiến hành hoạt động mua lại đó là các tài sản cơng nghệ vơ giá
của các cơng ty có tốc độ tăng trưởng với cường độ cao. Trong nhiều trường hợp,
các tài sản này chính là những cơng nghệ đột phá, các bí quyết kỹ thuật độc nhất, bí
mật kinh doanh, bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, cơ sở dữ liệu thông tin, danh
sách khách hàng, danh tiếng của cơng ty, mơ hình kinh doanh mới… và thường
được biết đến với cái tên chung là tài sản vơ hình và tài sản trí tuệ. Sự hấp dẫn của
các tài sản vơ hình và tài sản trí tuệ nằm ở chỗ nó giúp cơng ty sở hữu và phát huy
khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt trội, từ đó tối ưu hóa
lợi nhuận cho cơng ty. Những tài sản này thường mang tính độc đáo và do đó khó bị
mơ phỏng, làm theo. Các cơng ty sở hữu chúng có thể có được lợi thế cạnh tranh lâu
dài bền vững hơn các đối thủ cạnh tranh mà chỉ có thể sản xuất, đa dạng hóa các sản
phẩm và dịch vụ ở mức độ chênh lệch giữa giá vốn và giá bán thấp. Trong nhiều
26

Phương Ánh, “Thương hiệu Việt bị “nuốt” như thế nào?”, Báo Lao động, [ />
te/thuong-hieu-viet-bi-nuot-nhu-the-nao-279033.bld] (truy cập ngày 17/7/2015)
27

Lữ Ý Nhi - Thảo Minh, “Thị trường kem đánh răng: 90 bóp 10”, Báo Doanh nhân Sài Gòn điện tử,

[ (truy cập
ngày 17/7/2015)


21


×