Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN QUAN hệ QUỐC tế đề tài PHÂN TÍCH XUNG đột mỹ IRAQ 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.92 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-------------------------

TIỂU LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đề tài: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ 2003
Sinh viên: LÊ HƯƠNG GIANG
Mã số sinh viên: 2156160058
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A2 K41
Giáo viên hướng dẫn: Lưu Thuý Hồng

Hà Nội, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .... 3
1. Khái niệm, phân loại xung đột quốc tế...................................................... 3
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế ................................................................ 3
1.2. Phân loại xung đột quốc tế .................................................................. 4
2. Nguyên nhân xung đột quốc tế .................................................................. 5
2.1. Nguyên nhân bên ngoài ....................................................................... 5
2.2. Nguyên nhân bên trong ....................................................................... 6
3. Thành phần tham gia xung đột .................................................................. 8
4. Cơ cấu xung đột ......................................................................................... 9
5. Quá trình diễn biến xung đột ................................................................... 10
6. Chiến lược các bên xung đột ................................................................... 11
7. Kết quả xung đột...................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ 2003 ........................... 13


1. Thành phần tham gia xung đột ................................................................ 13
2. Cơ cấu xung đột ....................................................................................... 13
2.1. Nguyên nhân ..................................................................................... 13
2.2. Phương tiện, phương pháp sử dụng trong xung đột .......................... 16
2.3. Mâu thuẫn giữa các bên, mức độ gay gắt của nó, mối quan hệ giữa
các loại lợi ích của họ ................................................................................ 17
3. Quá trình diễn biến xung đột ................................................................... 17
4. Chiến lược các bên xung đột ................................................................... 21
5. Kết quả xung đột...................................................................................... 23
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 26


1

PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ NĂM 2003
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc với sự thắng lợi của các
nước lớn như Anh, Liên Xô, Mỹ đã thay đổi hồn tồn cục diện chính trị thế
giới, giải quyết xung đột trên thế giới. Trong đó, Mỹ với tư cách là nước thắng
trận và nhờ vào việc buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến trong chiến
tranh thì khơng lâu sau Mỹ đã nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới. Và
nhanh chóng nắm quyền chi phối tồn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Là một
nước lớn, Mỹ luôn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, gây sức ép đối với
các nước nhỏ. Đặc biệt, trong nhiều thập kỷ, Mỹ là nước chi phối cục diện, từ
hiện diện quân sự cho đến các nỗ lực ngoại giao ở khu vực Trung Đông. Trung
Đông từ lâu đã được mệnh danh là “chảo lửa” với những xung đột leo thang,
giao tranh, căng thẳng chính trị giữa các nước bởi nguồn lợi dầu mỏ to lớn.
Cũng chính vì nguồn lợi về dầu mỏ và những lo ngại về quân sự mà từ lâu Mỹ

đã để ý đến khu vực này, ln muốn nắm trong tay quyền kiểm sốt Trung
Đơng để chứng tỏ sức mạnh của mình. Và trong q trình đó, Mỹ đã xảy ra
xung đột với các nước ở khu vực Trung Đơng. Cho đến nay có lẽ người dân
Mỹ sẽ không bao giờ quên cuộc xung đột giữa Mỹ và Iraq nổ ra vào năm 2003
và nó được mệnh danh là “Chiến tranh vùng vịnh lần 2” (do Tổng thống Bush
con phát động). Mặc dù đã xảy ra rất lâu nhưng cho đến nay tàn dư của cuộc
chiến này vẫn cịn. Vì vậy nên em đã chọn đề tài “Phân tích xung đột Mỹ Iraq” để nghiên cứu kĩ hơn về nguyên nhân, diễn biến cũng như kết quả của
cuộc xung đột này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận “Phân tích xung đột Mỹ - Iraq 2003”
nhằm đạt những mục đích sau:


2

- Đối với cá nhân:
+ Củng cố kiến thức và nâng cao tầm nhìn về mơn quan hệ quốc tế.
+ Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc nghiên cứu và tham
khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
- Đối với nội dung đề tài: Tập trung đi sâu vào nghiên cứu những kiến
thức khách quan, cơ bản nhất về xung đột giữa Mỹ và Iraq năm 2003.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Mỹ và Iraq trong xung đột dẫn tới chiến tranh vào năm 2003.
- Phạm vi: Chiến tranh giữa hai nước tại Iraq năm 2003 và những ảnh
hưởng sau đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích nội dung, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu, phân tích tài
liệu.
5. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

Tên của các chương nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và những khái niệm liên quan
Chương 2: Phân tích xung đột Mỹ - Iraq 2003


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN
QUAN
1. Khái niệm, phân loại xung đột quốc tế
1.1.

Khái niệm xung đột quốc tế

Trong quan hệ quốc tế luôn tồn tại hai chiều hướng cơ bản đó chính là xung
đột và hợp tác. Đây đều là những vấn đề chưa có lời giải, khó giải quyết trong
mn vàn vấn đề của đời sống quốc tế từ trước đến nay, bởi nó vừa là kết quả
của máu và nước mắt, vừa là tiếng cười, niềm vui vừa là nguyên nhân, hạnh
phúc cho nhân loại. Trên thực tế, xung đột và hợp tác đan xen và chuyển hóa
lẫn nhau. Đồng thời, thế giới luôn thay đổi, hôm nay là “kẻ thù”, ngày mai là
“bạn” và ngược lại. Chính vì lẽ đó mà cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill
đã từng nói: “Thế giới này khơng có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích
quốc gia là vĩnh viễn”.
Và có rất nhiều cách hiểu về xung đột quốc tế. Theo đó, xung đột quốc tế là sự
khác biệt, mâu thuẫn về tư duy (nhận thức), quan điểm, giá trị, lợi ích và các
bên đều muốn làm trung hoà, suy yếu, triệt tiêu đối thủ. Hoặc cũng có thể hiểu
xung đột quốc tế là sự va chạm về quan điểm, giá trị, vai trị, quyền lực và
nguồn lực (lợi ích) trong đó các bên đều cố gắng làm trung hồ, suy yếu và triệt
tiêu đối thủ của mình.

Nhà nghiên cứu Ted Robert Gurr đã đưa ra định nghĩa về xung đột quốc tế như
sau: đó là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các cộng đồng
đối kháng với nhau. Đồng thời ông cũng đưa ra bốn đặc trưng cơ bản của xung
đột quốc tế:
1) Có hai hoặc nhiều bên tham gia
2) Họ bị lôi cuốn vào các hoạt động đối kháng


4

3) Họ có những hành động cưỡng bức nhằm làm tổn hại, gián đoạn, tiêu
diệt hoặc điều khiển theo cách khác đối thủ
4) Sự tương tác (hay mối quan hệ đó) của họ được biểu lộ tương đối rõ
ràng do vậy những người ngoài dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của nó
Có thể nói, đề cập đến xung đột là đề cập tới mâu thuẫn dẫn tới tranh giành,
cạnh tranh và cao hơn nữa là chiến tranh giữa các bên. Xung đột ở cấp độ
thấp, nhỏ lẻ thường là xung đột về nguồn nước, tài nguyên, biên giới, kinh
tế - thương mại. Xung đột ở mức độ cao hơn là cạnh tranh quyết liệt dẫn tới
chiến tranh. Chiến tranh do xung đột gây ra cũng có những dạng thức (chiến
tranh lạnh hoặc chiến tranh nóng) và cấp độ khác nhau.
Nhìn nhận dưới góc độ này, xung đột quốc tế có thể biểu hiện rất đa dạng,
như bạo động chính trị, khởi nghĩa, cách mạng và chiến tranh giữa các dân
tộc, hay các hình thức như đe doạ, cấm vận và các hình thức đối đầu khác
có thể dẫn đến cuộc chiến tranh trực tiếp.
1.2.

Phân loại xung đột quốc tế

Sự phân loại xung đột quốc tế là hết sức cần thiết vì bên cạnh việc tìm hiểu
nguyên nhân của xung đốt sự phân loại giúp hiểu dùng đẫn hơn và cho phép

tìm ra các phương pháp giải quyết cho mỗi cuộc xung đặt cụ thể. Dựa trên các
cách tiếp cận và tiêu chỉ khác nhau, có nhiều cách phân loại xung đột quốc tế.
Nhà nghiên cứu Daniel S.Papp phân xung đột quốc tế làm hai nhóm theo sách
tiếp cận cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận Marxit
l) Theo cách tiếp cận truyền thống, xung đột quốc tế được chia thành khủng
hoảng quốc tế xung đột cường độ thấp, khủng bố; nội chiến và cách mạng;
chiến tranh thế giới.
2) Cách tiếp cận Marxist phân loại xung đột quốc tế thành, chiến tranh thế giới
giữa các hệ thống xã hội (CNXH-CNIB), chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. XHCN;


5

nội chiến; chiến tranh giải phóng dân tộc; chiến tranh giữa các nhà nước tư
bản.
Và cũng có thể phân loại xung đột theo cách tiếp cận phổ biến – nghĩa hẹp:
xung đột quốc tế luôn tồn tại phương thức vũ lực. Còn theo nghĩa rộng, phương
thức thực hiện xung đột quốc tế là vũ lực – quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn
hố, truyền thơng.
2. Ngun nhân xung đột quốc tế
Có thể chia nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế làm hai nhóm - ngun nhân
bản ngồi và ngun nhân bên trong. Nguyên nhân bên ngoài liên quan đến cấu
trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như những
vấn đề này sinh trong quá trình quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của quan
hệ quốc tế. Nguyên nhân bên trong là những nguyên nhân xuất hiện trong đời
sống chính trị của mỗi quốc gia.
2.1.

Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến xung đột quốc tế trước hết xuất phát từ


đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực hiện
nay. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi
trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới.
Bên cạnh đó, q trình hình thành trật tự thế giới mới cũng là dịp để các
quốc gia nhìn nhận, xem xét, đánh giá lại vị trí, vai trị của mình trong hệ thống
thế giới và trong khu vực. Việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật
Bản, việc nhóm các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Brazil vận động thay đổi cơ
cấu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ... thể hiện mong muốn thay đổi vị trí
của mình trên thế thế giới và khu vực. Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã
chứng minh rằng, khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để xem xét vị trí của
một quốc gia trong hệ thống chính trị quốc tế, khi một quốc gia có thể có vị trí
cao trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng lại có vị trí yếu hơn hoặc thấp hơn


6

trong hệ thống chuẩn mực khác cũng là lúc xung đột quốc tế có thể xảy ra.
Nguyên nhân của xung đột quốc tế cũng xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc
trong hệ thống thế giới, do sự xuất hiện của các “quốc gia muốn thay đổi". Sức
mạnh của các quốc gia này lớn mạnh lên đến mức gần bằng các cường quốc có
vai trị chủ đạo trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng chính trị của họ lại bị hạn
chế.
Ngoài ra, đối với các quốc gia vừa và nhỏ, bối cảnh dễ xảy ra xung đột
nhất là khi sụp đổ hoặc có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế.
Trong các trường hợp đó, các quốc gia này bị mất sự định vị rõ ràng về vị trí
của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong việc xác định các định hướng
quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu hướng kết thúc sự tình trạng đó.
2.2.


Ngun nhân bên trong

Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân này sinh trong quá trình hoạt động
giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng
đồng dân tộc, tơn giáo. Trong đó có những ngun nhân cơ bản như:
-

Nguyên nhân lãnh thổ: biểu hiện qua các tranh cãi về biên giới, lãnh thổ,
các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Đây là nguyên nhân phổ biến và khó giải
quyết nhất hiện nay, bởi lãnh thổ, biên giới quốc gia liên quan đến không
gian sinh tồn và phát triển của đất nước và là yếu tố quan trọng nhất đối mọi
quốc gia.

- Nguyên nhân chính trị: biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến ở sự
khác biệt về hệ tư tưởng, qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
công việc nội bộ của nước khác, phá hoại, xuyên tạc tình hình của các trước
khác; ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập, tiến hành lật đổ chính quyền, xây
dựng các chính phủ bù nhìn... Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước xã hội chủ


7

nghĩa, các cuộc cách mạng sắc màu, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị
là những dẫn chứng tiêu biểu cho các xung đột có ngun nhân chính trị.
- Ngun nhân tôn giáo: thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn
giáo; sự va chạm giữa các giá trị tơn giáo, theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt,
ngược đãi tin ngưỡng. Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay
đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn
giáo để thực hiện các hoạt động của mình. Các cuộc xung đột tơn giáo cũng

rất phức tạp và khó giải quyết do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo
đức của các cơng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến
nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
- Nguyên nhân kinh tế: biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại, phong
toả hàng hoá, thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hoá, độc quyền sản
xuất, phương pháp bán hàng... Các cuộc xung đột này cũng thường xuyên
xảy ra giữa các trung tâm kinh tế, thương mại thế giới như Mỹ, Tây Âu,
Nhật Bản, Trung Quốc...
-

Nguyên nhân tài nguyên, môi trường: biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu lửa, khi đốt
thềm lục địa, gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi,
thủy điện trên các dịng sơng; gây ơ nhiễm khơng khí, nạn khỏi mù; áp dụng
các tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu...

Xung đột quốc tế cịn có các ngun nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong
lỏng mỗi quốc gia. Các cuộc xung đột này có nguyên nhân bên trong nhưng
sớm hay muộn đều bị quốc tế hoá với sự tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp của các nhân tố quốc tế. Trong số các yếu tố trong nước dẫn đến xung đột,
đặc biệt cần chú ý đến:
- Sự tồn tại trong mỗi lịng mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tơn giáo hoặc
ngơn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng. Điều này


8

thường xảy ra ở các nước theo thể chế liên bang, ở các nước lập cho phép
thành lập vùng dân tộc tự trị hoặc việc phân chia biên giới hành chính dựa
vào các nguyên tắc lãnh thổ dân tộc hoặc ngơn ngữ, tín ngưỡng.

-

Sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao
độ ở trung ương. Trong đất nước có những vùng khác nhau tín ngưỡng, văn
hố, dân tộc, kết hợp với sự phát triển chênh lệch dễ dẫn đến hậu quả vùng
đó mất đi cảm giác "quốc gia thuần nhất”. Thay thế vào đó chỉ cịn cảm giác
dân tộc, tơn giáo hoặc ngơn ngữ thuần nhất. Những điều này là điều kiện lý
tưởng cho sự xuất hiện và phát triển các tư tưởng, các tổ chức rẽ, ly khai.

- Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời của
các thế lực chính trị, kinh mới. Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của
các thế lực này dẫn đến những bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế các
nước do xu hướng muốn bảo vệ quyền lợi hoặc muốn tạo ra sự thay đổi có
lợi cho mình. Sự bất ổn về chính kinh tế lại là điều kiện tốt nhất cho các
mâu thuẫn trở nên sâu sắc và phát triển thành các xung đột lớn.
- Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa hịa
giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ và vai trò đảm bảo sự điều phối và giải
quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Đặc biệt là sự yếu kém của hệ
thống luật pháp, của cơ cấu trung gian, hồ gải khơng giải quyết được các
mâu thuẫn, xung đột khi nó mới xuất hiện.
3. Thành phần tham gia xung đột
Dưới góc độ phân tích thành phần tham gia xung đột, cuộc xung đột quốc
tế đơn giản và điển hình nhất là cuộc xung đột giữa hai quốc gia với sự tham
gia của toàn bộ cơ cấu chính thức của nhà nước: tổng thống, quốc hội, ngoại
giao, lực lượng vũ trang, các chính đảng... Đây là cuộc xung đột quốc tế đơn
giản nhất với sự tham gia chỉ hai quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, trong nội
bộ mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về quan điểm (giữa các đảng phái), khác


9


nhau về chức năng hoặc cách tiếp cận vấn đề (như giữa bộ ngoại giao và bộ
quốc phòng), khác nhau về các đặc điểm của các thành phần tham gia xung đột
trong nội bộ mỗi nước.
Các cuộc xung đột quốc tế hiện nay thơng thường có sự tham gia của
nhiều thành phần, do vậy tính chất, diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Các thành
phần tham gia xung đột có thể là:
- Quốc gia, nhóm các quốc gia hoặc liên minh khơng chính thức giữa các
quốc gia
- Các thành viên độc lập của các tổ chức hoặc các khối quốc tế
-

Các cơ cấu chính thức hoặc khơng chính thức như các phong trào, các tổ
chức cơng khai hoặc bí mật, các tổ chức ly khai, khủng bố, tội phạm.
Việc xác định số lượng thành phần tham gia xung đột là hết sức cần thiết.

Sau khi đã biết các thành phần tham gia xung đột, cần xác định tiếp các thành
phần khác có liên quan đến xung đột. Chẳng hạn, có lực lượng nào đứng sau
các thành phần trực tiếp tham gia hay không, nguồn gốc và hoạt động của các
thành phần tham gia trực tiếp có độc lập hay khơng, hay chúng cũng chỉ được
tạo ra bởi các cường quốc khác và bản thân khơng có nguồn hỗ trợ độc lập nào.
Bên cạnh những điều vừa nêu trên, một vấn đề hết lúc quan trọng là cần
xác định chính xác các đặc điểm của thành phần tham gia xung đột, chẳng hạn
tính pháp lý các bên, quyền hạn và giới hạn thẩm quyền của họ đến đâu. Và
cuối cùng là làm rõ hệ thống lợi ích của các bên tham gia xung đột. Chỉ khi biết
được hệ thống lợi ích của các bên xung đột mới có thể xác định được các bước
tiếp theo như khả năng xoa dịu sự xung đột, ổn định sự xung đột, các vấn đề
cần và có thể đàm phán.
4. Cơ cấu xung đột
Đây được coi là phần trọng tâm trong phân tích mọi cuộc xung đột. Phần

này đòi hỏi cần phải chỉ ra nội dung bên trong của các cuộc xung đột, tức là


10

làm rõ những gì đã và đang nằm trong trung tâm cuộc xung đột, hệ thống các
lợi ích và quan điểm của các bên, sự tác động giữa chúng, những gì làm họ chia
rẻ hoặc ngược lại, có thể giúp họ xích lại gần nhau. Cần làm rõ những nội dung:
-

Nguyên nhân xung đột, khởi điểm, đặc trưng và quy mô xung đột

- Phương tiện, phương pháp sử dụng trong xung đột
- Mâu thuẫn giữa các bên, mức độ gay gắt của nó, mối quan hệ giữa các loại
lợi ích của họ.
5. Quá trình diễn biến xung đột
Diễn biến xung đột bao gồm quá trình này sinh mâu thuẫn, phát triển,
kịch phát và ổn định xung đột. Xung đột có thể bắt đầu từ khi mâu thuẫn được
bộc phát. Ngày nay bên cạnh các xung đột giữa các quốc gia, sự hạn chế lợi ích
của một nhóm xã hội hoặc sắc tộc nào đó cũng có thể là nguồn gốc cho xung
đột. Nếu như trước đây những xung đột như vậy được coi là công việc nội bộ
của một quốc gia thì ngày nay thường kéo theo sự tham gia của các quốc gia
khác và sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế.
Diễn biến xung đột thường biểu hiện qua hai quá trình đấu tranh vũ trang
và đồng thời với nó là q trình ngoại giao tích cực nhằm ổn định xung đột,
giải quyết các vấn đề của xung đột và tạo ra một mạng lưới lợi ích xung quanh
xung đột.
Giai đoạn kịch phát xung đột có ý nghĩa rất quan trọng trong xung đột
quốc tế vì nó hay phát sinh ra khủng hoảng quốc tế với sự tham gia của các
cường quốc và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Liên minh Châu

Âu... Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những xung đột như vậy lập tức trở thành
một bộ phận của tình trạng đối kháng giữa hai cực của thế giới Xô-Mỹ như
xung đột ở đảo Síp giữa Hy lạp và Thổ nhĩ kỷ, xung đột ở Trung Đông…
Giai đoạn ổn định xung đột cũng rất quan trọng. Nó đánh dấu sự chấm
dứt xung đột hoặc sự chuyển tiếp từ kịch phát sang giai đoạn ổn định xung đột.


11

Trong giai đoạn này điểm đụng độ giữa các bên xung đột được xác định với sự
tham gia hoặc không tham gia của lực lượng bên ngoài.
6. Chiến lược các bên xung đột
Đây là vấn đề quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét mục tiêu, lợi ích, lối
tư duy, phương pháp đạt mục đích và tổ chức q trình chính trị, cách tiếp cận
đối với vấn đề sử dụng sức mạnh, đàm phán cùng nhiều vấn đề khác. Chiến
lược của các bên xung đột được hình thành trong điều kiện có tác động qua lại
với mơi trường chính trị bên ngoài, đặc biệt là chiến lược của các cường quốc.
Sự tác động về chiến lược của các bên xung đột với các cường quốc bên ngoài
là sự tác động hai chiều, tức là khi xung đột cục bộ, khu vực có thể leo thang
thành xang đốt quốc tế khi chiến lược của các bên trực tiếp tham gia xung đột
được kết hợp với chiến lược của các cường quốc đang đối dịch nhau.
7. Kết quả xung đột
Kết quả xung đột không phải lúc nào cũng được quyết định bởi tương
quan lực lượng về quân sự và tiềm lực kinh tế của các bên tham gia xung đột,
cũng như mong muốn, quyết tâm sử dụng sức mạnh quân sự huy ý chí của các
nhà lãnh đạo. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, cuộc chiến tranh của Liên
Xô ở Afganixtan đã chứng minh cho điều này.
Ngay cả khi các hoạt động quân sự trên chiến trường đã kết thúc thì việc
ổn định tình hình sau đó cũng khơng phải dễ dàng và thường bị nhiều lực lượng
bên ngoài can thiệp vào. Sự can thiệp này nhằm trói buộc kẻ chiến thắng, khơng

cho phép nó sử dụng các thành quả của thắng lợi quân sự để bắt đối phương
phải khuất phục. Tinh hinh Iraq hiện nay chứng minh rõ nét điều này, khi quân
Mỹ và liên quân vẫn đang cần đến sự ủng hộ của các nước, sự trợ giúp của các
tổ chức quốc tế trong việc ổn định tình hình sau chiến sự.
Điều này địi hỏi các nhà lãnh đạo phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng
sức mạnh quân sự để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống chính


12

trị quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, niềm tin vào việc sử dụng sức mạnh trong xung
đột lại đang được nhiều nước theo đuổi.
Một trong những hướng giải quyết xung đột đang được nhiều nước áp
dụng hiện nay là đàm phán giải quyết xung đột. Vấn đề đàm phán chiếm vị trí
tương đối độc lập trong khoa học về xung đột từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Có hai khuynh hưởng đối lập nhau đã ảnh hưởng đến việc đảm phán quốc tế.
Một mặt, đó là các cơng trình về vấn đề hàa bình. Mặt khác, đó là tư tưởng “đi
từ sức mạnh". Nếu khuynh hướng thứ nhất cho phép hình thành quan niệm coi
đàm phán là phương tiện để giải quyết xung đột quốc tế và thiết lập hồ bình,
thì khuynh hướng thứ hai lại thiên về việc tìm ra các con đường để đạt được sự
có lợi nhất nhất trong quá trình đàm phán.
Ngày nay, đàm phán đang trở nên công cụ thường xuyên, đa năng trong
quan hệ quốc tế. Điều này tạo nên sự cần thiết phải đưa ra “chiến lược đàm
phán". Theo nhiều nhà chuyên gia, chiến lược này gồm có:
- Xác định đối tượng tham gia
- Liệt kê các đặc điểm của họ trên một tiêu chí phù hợp
- Đưa ra bảng xếp thứ tự các giá trị mà các bên tự đánh giá
- Phân tích sự phù hợp giữa các mục đích cần đạt được và phương tiện mà
mỗi bên có thể đưa ra.
Tuy nhiên, cho đến nay khơng có một lý thuyết chung nào về đàm phán

quốc tế mà chỉ có những nền tảng lý thuyết cơ bản về phân tích và tiến hành
đàm phản. Khơng phải vì đàm phán khơng chiếm vị trí độc lập trong giải quyết
các vấn đề quốc tế, mà chủ yếu bởi đàm phán chưa phải là mục đích, mà chỉ là
một trong các phương tiện để đạt được điều đó mà thơi.


13

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ 2003
1. Thành phần tham gia xung đột
Vào tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của là Vương
quốc Anh, Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Ý đã bắt đầu chuẩn bị cho
cuộc xâm lược Iraq với một loạt các động thái quân sự. Trước đó, tháng
12/1998, Mỹ cùng Anh tiến hành chiến dịch “Con cáo sa mạc” bằng 420 quả
tên lửa nhằm “trừng trị” Iraq. Lý do của Mỹ là Iraq không thỏa mãn các yêu
cầu của thanh sát viên Liên hợp quốc về vũ khí giết người hàng loạt. Bất chấp
sự phản đối của Pháp, Nga tại Hội đồng Bảo an, Mỹ và Anh vẫn đơn phương
triển khai chiến dịch tấn công Iraq. Mỹ tham gia cuộc xung đột này bảo vệ an
ninh quốc gia trước mối đe dọa do Iraq gây ra và thực thi tất cả các nghị quyết
liên quan của Liên hợp quốc về Iraq.
Tại thời điểm đó, Iraq đang là nước nhận viện trợ lớn thứ ba từ Mỹ.
Chính quyền tổng thống Mỹ đã cấp cho Iraq tới 4 tỷ USD tín dụng nơng nghiệp,
như một cách hà hơi tiếp sức để Iraq chống lại Iran. Lúc đương nhiệm Tổng
thống Saddam Hussein không phụ thuộc vào Mỹ, không bị chi phối bởi đường
lối ngoại giao “ép buộc” của Mỹ, dám chống lại Mỹ. Cái gọi là “Hussein” đã
làm cho chính quyền Mỹ nhức mắt, đau đầu và lên kế hoạch tiêu diệt Saddam
Hussein.
2. Cơ cấu xung đột
2.1.


Nguyên nhân
Năm 1990, sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq, Hoa Kỳ đã triển khai

quân đội đến Ả Rập Saudi trong khuôn khổ Chiến dịch Lá chắn Sa mạc. Năm
1991, các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đã đánh đuổi lực lượng Iraq khỏi
Kuwait trong khuôn khổ chiến dịch “Bão táp sa mạc” và theo sự ủy quyền của
Nghị quyết 678 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hậu quả của chiến tranh,
Saddam Hussein đã sử dụng vũ khí hóa học để trấn áp các cuộc nổi dậy của


14

người Kurd ở Iraq ở miền bắc Iraq và người Shiite ở Iraq ở miền nam. Vào đầu
những năm 1990, các thanh sát viên vũ khí của Liên hợp quốc đã phát hiện ra
rằng các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, đặc biệt là chương
trình vũ khí hạt nhân, đã được phát triển tốt hơn những gì đã được hiểu trước
đây. Sau Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Iraq đã bị cộng đồng quốc tế trừng phạt
nặng nề. Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Iraq có nghĩa
vụ phá hủy tất cả vũ khí hóa học và sinh học, và tất cả các tên lửa đạn đạo có
tầm bắn lớn hơn 150 km. Loại vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân này được
gọi là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” hoặc “WMD”.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, các đặc nhiệm Al-Qaeda đã cướp 4 chiếc
máy bay phản lực thương mại. Họ cố tình đâm hai chiếc vào Tịa tháp đôi của
Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York và một chiếc vào Lầu
Năm Góc bên ngồi thủ đô Washington. Một chiếc thứ tư đã bị rơi ở
Pennsylvania sau khi hành khách áp đảo những kẻ không tặc. Các quan chức
chính quyền cấp cao nêu ý tưởng hành động chống lại Iraq như một phản ứng
đối với vụ tấn công 11/9 vào đầu giờ chiều của ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Tổng thống Bush đã thể hiện rõ ràng mối liên hệ này trong bài phát biểu
tại Liên bang năm 2002, khi ông xác định một “Trục ác”, bao gồm Iraq, Iran

và Triều Tiên. “Bằng cách tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt,” Bush nói,
“những chế độ này gây ra nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Họ
có thể cung cấp những vũ khí này cho những kẻ khủng bố, cung cấp cho chúng
những phương tiện để phù hợp với lòng căm thù của chúng. Họ có thể tấn cơng
các đồng minh của chúng tôi hoặc cố gắng tống tiền Hoa Kỳ. Trong một trong
những trường hợp này, cái giá phải trả của sự thờ ơ sẽ là thảm khốc”. Vào tháng
10 năm 2002, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết chung cho phép Tổng
thống sử dụng vũ lực quân sự chống lại Iraq.


15

Mỹ đưa ra nhiều lý do để tập trung vào Iraq. Tổng thống Bush cho việc
tấn công Iraq là để ngăn chặn trước các mối đe doạ tiềm tàng đối với Mỹ vì chế
độ Saddam Hussein đang phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt, vi phạm nghị
quyết của HĐBA LHQ và có mối quan hệ với Al Qaeda nên có thể cung cấp
vũ khí huỷ diệt hàng loạt cho các phần tử khủng bố. Những người bảo thủ mới
cũng lập luận thêm rằng việc loại bỏ chế độ Saddam Hussein sẽ mở cửa cho
việc thành lập chính quyền dân chủ ở Iraq và mở rộng ra toàn khu vực Trung
Đông, giúp ổn định khu vực này. Những người phản đối thì cho rằng có các
động cơ khác để Tổng thống Bush tiến hành cuộc chiến này, đó là để "hồn
thành cơng việc" của ơng Bush cha, người đánh đuổi Saddam Hussein khỏi
Kuwait trrong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Hay vì lý do khác mà nhiều người
Iraq tin, đó là để kiểm soát nguồn dầu mỏ của Iraq.
Với một liên minh lớn gồm các quốc gia sẵn sàng ủng hộ hành động của
Hoa Kỳ, Tổng thống Bush đã ra tối hậu thư cho Saddam Hussein và các con
trai của ông vào ngày 17 tháng 3, thúc giục họ rời Iraq trong vòng 48 giờ hoặc
đối mặt với “xung đột quân sự, bắt đầu vào thời điểm chúng tôi lựa chọn. "
Do một số nước vùng Vịnh không cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ của họ
làm bàn đạp tiến công, nên Mỹ phải chuyển quân và vũ khí trang bị đến 10 căn

cứ của Mỹ trong khu vực, cùng 6 tàu sân bay và một lực lượng hải quân đáng
kể ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Quân đội Mỹ còn thuê nhiều tàu vận tải loại
lớn để chuyên chở binh lực được nhanh và nhiều. Đặc biệt, để chuẩn bị tiến
công Iraq, lần đầu tiên Mỹ triển khai máy bay tàng hình B-2 ngồi lãnh thổ
nước Mỹ - đến căn cứ trên đảo Diego - Garcia. Mỹ cũng tập trung nuôi dưỡng
và khai thác các tổ chức chống lại chính quyền Baghdad, trong đó nổi lên là tổ
chức vũ trang người Kurd li khai. Điều này tạo những lợi thế nhất định cho Mỹ
khi Iraq bị hở sườn ở phía bắc.


16

Tổng cộng trong chiến dịch Iraq Tự do, phía Mỹ đã tung vào chiến
trường 192.000 quân. Kèm theo đó là lực lượng liên quân bao gồm 45.000
lính Anh, 2.000 lính Australia, 194 đặc nhiệm Ba Lan và khoảng 70.000
lính Iraq đối lập cầm súng theo Mỹ chống lại quân chính phủ.
2.2.

Phương tiện, phương pháp sử dụng trong xung đột
Ngay từ trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục huy động các phương tiện

tiến hành chiến tranh tâm lý trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, rải gần 44 triệu tờ
truyền đơn có nội dung tun truyền, kích động, đe doạ, bơi nhọ chế độ
Hussein, kêu gọi người dân nổi dậy chống chế độ. Hoạt động tuyên truyền, đưa
tin cũng được Mỹ hết sức chú trọng trong quá trình thực hành tác chiến.
Các lực lượng liên quân đã thực hiện các bước quan trọng để bảo vệ dân
thường trong cuộc chiến trên không, bao gồm việc tăng cường sử dụng các loại
đạn dược dẫn đường chính xác khi tấn cơng các mục tiêu nằm trong khu vực
đơng dân cư và nói chung là lựa chọn mục tiêu cẩn thận. Hoa Kỳ và Vương
quốc Anh thừa nhận rằng chỉ sử dụng các loại bom, đạn được dẫn đường chính

xác là khơng đủ để cung cấp cho dân thường sự bảo vệ đầy đủ. Họ đã sử dụng
các phương pháp khác để giúp giảm thiểu thương vong cho dân thường, chẳng
hạn như đánh bom vào ban đêm khi dân thường ít có mặt trên đường phố, sử
dụng đạn xuyên giáp và bom nổ chậm để đảm bảo rằng hầu hết các thiệt hại do
vụ nổ và mảnh vỡ đều được giữ trong khu vực tác động và sử dụng địn tấn
cơng các góc có tính đến vị trí của các cơ sở dân sự như trường học và bệnh
viện.
Theo các chuyên gia quân sự Iraq, Anh và Mỹ đã ném xuống đất nước
này gần 2.000 tấn bom uranium nghèo trong những năm đầu của cuộc chiến
tranh Iraq. Hơn 802 tên lửa đã được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến. Tình báo
quân sự Mỹ nắm rất rõ các trận địa tên lửa phịng khơng và cách bố trí các trận


17

địa xe tăng của quân đội Iraq nên Không quân Mỹ gần như đã "làm cỏ" lực
lượng này trong cuộc chiến tranh Iraq lần hai.
2.3.

Mâu thuẫn giữa các bên, mức độ gay gắt của nó, mối quan hệ giữa
các loại lợi ích của họ
Cuộc xâm lược diễn ra trong bối cảnh Iraq tuân thủ các yêu cầu của các

thanh tra vũ khí sau một thời gian dài bất hợp tác có thể thực sự khiêu khích
phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu. Bất chấp những cử chỉ tích cực của Iraq đối
với các chương trình thanh tra vũ khí, Mỹ vẫn quyết định xâm lược Iraq và loại
bỏ Saddam Hussein khỏi quyền lực.
Chính quyền Bush đặt Iraq vào một trục tội ác trong bài phát biểu Quốc
gia Liên minh năm 2002 với tư cách là một quốc gia gây ra mối đe dọa nghiêm
trọng đối với hịa bình thế giới, đã đưa ra ba lý do chính cho cuộc xâm lược

Iraq:
1) Kiềm chế sự phổ biến của chương trình WMD của Iraq và khả năng
hỗ trợ khủng bố;
2) Buộc Iraq phải chịu trách nhiệm về những vi phạm luật pháp quốc tế
và hiến chương của Liên hợp quốc;
3) Bảo vệ những người Iraq vô tội khỏi những lạm dụng nhân đạo do
chế độ Saddam Hussein gây ra.
Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất “khổ sở” cố gắng chứng minh
mình “chẳng hề có” vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn khơng “đối hồi” và
chiến tranh đã xảy đến.
3. Q trình diễn biến xung đột
Chính quyền Bush lo ngại về các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt
của Iraq gia tăng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tổng thống Bush
đã gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là các quốc gia "trục ma quỷ" trong bài phát biểu
về Liên minh vào tháng 1 năm 2002. Phó Tổng thống Cheney, trong hai bài phát


18

biểu vào tháng 8 năm 2002, đã cáo buộc nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein
đang tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt để thống trị Trung Đông và đe dọa
nguồn cung dầu của Mỹ. Những bài phát biểu này làm dấy lên suy đốn rằng
Hoa Kỳ có thể sớm hành động đơn phương chống lại Iraq. Tuy nhiên, trong bài
phát biểu ngày 12 tháng 9 năm 2002 trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng
thống Bush cam kết sẽ làm việc với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đáp ứng
"thách thức chung" do Iraq đặt ra đã trở thành luật vào ngày 16 tháng 10, cho
phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq, và tán thành nỗ lực của Tổng thống nhằm
có được hành động nhanh chóng của Hội đồng Bảo an để đảm bảo Iraq tuân thủ
các nghị quyết của Liên hợp quốc. Vào ngày 8 tháng 11 năm 2002, Hội đồng
Bảo an, theo sự thúc giục của Hoa Kỳ, đã thông qua Nghị quyết 1441, cho Iraq

một "cơ hội cuối cùng" để tuân thủ các nghĩa vụ giải trừ quân bị áp đặt theo các
nghị quyết trước đó, nếu khơng sẽ phải đối mặt với "những hậu quả nghiêm
trọng."
Tổng thống Bush đã bày tỏ sự lên án sâu sắc đối với Iraq trong Bài phát
biểu tại Quốc gia của ông vào ngày 28 tháng 1 năm 2003. "Với vũ khí hạt nhân
hoặc kho vũ khí sinh học và hóa học đầy đủ," Tổng thống cảnh báo, "Saddam
Hussein có thể tiếp tục tham vọng chinh phục của mình trong Trung Đơng và
tạo ra sự tàn phá chết người trong khu vực. " Tổng thống nói với các thành viên
của lực lượng vũ trang rằng "một số giờ quan trọng có thể ở phía trước." Cáo
buộc Iraq "viện trợ và bảo vệ" tổ chức khủng bố Al Qaeda, Tổng thống cũng
lên án điều mà ơng nói là "sự khinh thường hoàn toàn" của Iraq đối với Liên
hợp quốc và thế giới. Vào ngày 5 tháng 2 năm 2003, Ngoại trưởng Powell trình
bày chi tiết trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về điều mà ông mô tả là
"mạng lưới dối trá" của Iraq phủ nhận rằng nó có vũ khí của các chương trình
hủy diệt hàng loạt. Vào ngày 26 tháng 2, Tổng thống Bush đã có một bài diễn
văn chính về Iraq. Ơng nói rằng sự kết thúc của chế độ Hussein sẽ "tước đoạt


19

mạng lưới khủng bố của một người bảo trợ giàu có .... Và các chế độ khác sẽ
được cảnh báo rõ ràng rằng việc hỗ trợ khủng bố sẽ không được dung thứ."
Tổng thống đã quay trở lại chủ đề của Chính quyền trước đó khi tun bố rằng
Iraq thời hậu Hussein sẽ trở thành một nền dân chủ, điều này sẽ truyền cảm
hứng cho cải cách ở các quốc gia Trung Đông khác.
Tổng thống Bush đã bay đến Azores để có một cuộc họp được sắp xếp
vội vàng với các thủ tướng của Anh và Tây Ban Nha vào Chủ nhật, ngày 16
tháng 3 năm 2003. Cuộc họp dẫn đến cam kết của ba nhà lãnh đạo về việc thành
lập một nước Iraq thống nhất, tự do và thịnh vượng dưới một đại diện chính
phủ. Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp, Tổng thống Bush tuyên bố rằng "Ngày

mai là ngày mà chúng ta sẽ xác định liệu nền dân chủ có thể hoạt động hay
khơng". Vào ngày 17 tháng 3, ba chính phủ thơng báo rằng họ sẽ rút lại nghị
quyết đề xuất của Hội đồng Bảo an, và Tổng thống Bush đã lên truyền hình lúc
8 giờ tối yêu cầu Saddam Husseins cùng hai con trai rời Iraq trong vòng 48h.
Khi Saddam từ chối rời Iraq, các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đã tiến
hành một cuộc tấn cơng vào sáng ngày 20 tháng 3; nó bắt đầu khi máy bay Mỹ
thả một số quả bom dẫn đường chính xác xuống một khu phức hợp boong-ke,
nơi Tổng thống Iraq được cho là đang họp với các nhân viên cấp cao. Tiếp theo
là một loạt các cuộc khơng kích nhằm vào các cơ sở chính phủ và quân đội, và
trong vài ngày các lực lượng Hoa Kỳ đã xâm lược Iraq từ Kuwait ở phía nam
(Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ trước đó đã được triển khai đến các khu vực do
người Kurd kiểm sốt ở phía bắc). Bất chấp lo ngại rằng các lực lượng Iraq sẽ
tham gia vào chính sách thiêu đốt - phá hủy các cây cầu và đập và đốt cháy dầu
ở phía nam của Iraqgiếng - ít thiệt hại do lực lượng Iraq rút lui; Trên thực tế,
một số lượng lớn quân đội Iraq chỉ đơn giản là chọn không chống lại sự tiến
công của các lực lượng liên minh. Ở miền nam Iraq, sự kháng cự lớn nhất đối
với các lực lượng Hoa Kỳ khi họ tiến lên phía bắc là từ các nhóm bất thường


20

của những người ủng hộ Đảng Baʿath, được gọi là Fedayeen của Saddam. Lực
lượng Anh - đã triển khai xung quanh thành phố phía nam của Basra - vấp phải
sự kháng cự tương tự từ các chiến binh bán quân sự và không thường xuyên.
Ở trung tâm Iraq, các đơn vị của Lực lượng Vệ binh Cộng hịa - một
nhóm bán quân sự được vũ trang mạnh có liên hệ với đảng cầm quyền - đã
được triển khai để bảo vệ thủ đô của Baghdad. Khi lực lượng Lục quân và Thủy
quân lục chiến Hoa Kỳ tiến về phía tây bắc lên thung lũng sông TigrisEuphrates, họ đã bỏ qua nhiều khu vực đơng dân cư nơi có sự kháng cự mạnh
nhất của Fedayeen và chỉ bị chậm lại vào ngày 25 tháng 3 khi thời tiết khắc
nghiệt và đường tiếp tế mở rộng buộc họ phải tạm dừng cuộc tiến quân trong

vòng 60 dặm (95 km) của Baghdad. Trong thời gian tạm dừng, máy bay Mỹ đã
gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị Vệ binh Cộng hòa xung quanh thủ đô. Lực
lượng Hoa Kỳ tiếp tục tiến cơng trong vịng một tuần, và vào ngày 4 tháng 4,
họ đã giành quyền kiểm soát sân bay quốc tế của Baghdad. Sự kháng cự của
Iraq, mặc dù đôi khi rất mạnh mẽ, rất vô tổ chức, và trong nhiều ngày tiếp theo
các đơn vị quân đội và Thủy quân lục chiến đã tổ chức các cuộc đột kích vào
trung tâm thành phố. Vào ngày 9 tháng 4, các cuộc kháng chiến ở Baghdad sụp
đổ, và binh lính Mỹ đã giành quyền kiểm sốt thành phố.
Cùng ngày đó, Basra cuối cùng cũng được bảo vệ bởi lực lượng Anh,
lực lượng đã tiến vào thành phố vài ngày trước đó. Tuy nhiên, ở phía bắc, kế
hoạch mở một mặt trận lớn khác đã bị thất bại khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ
chối cho phép các đơn vị cơ giới và thiết giáp của Quân đội Mỹ đi qua Thổ Nhĩ
Kỳ để triển khai ở miền bắc Iraq. Bất chấp điều đó, một trung đồn lính dù Mỹ
đã thả xuống khu vực này, và các binh sĩ Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đã cùng
với các chiến binh peshmerga của người Kurd đánh chiếm các thành phố phía
bắc Kirkuk vào ngày10 tháng 4 và Mosul vào ngày 11 tháng 4. Quê hương của
Saddam: Tikrīt, thành trì lớn cuối cùng của chế độ, đã thất thủ với rất ít sự


21

kháng cự vào ngày 13 tháng 4. Các nhóm biệt lập gồm những người trung thành
với chế độ tiếp tục chiến đấu vào những ngày sau đó, nhưng tổng thống Hoa
Kỳ tuyên bố chấm dứt chiến sự lớn vào ngày 1 tháng 5.
Các lực lượng Hoa Kỳ đã tìm kiếm các thành viên hàng đầu của chế độ
Saddam Hussein, và chính Saddam. Các binh lính được phát một bộ bài gồm
năm mươi hai quân bài, được gọi là “Bộ bài chơi nhận dạng nhân cách”, có các
khn mặt và thơng tin liên quan đến các thành viên “bị truy nã gắt gao nhất”
của chính quyền cũ. Các con trai của Saddam, Uday và Qusay Hussein, Ace of
Hearts và Ace of Club, lần lượt bị giết vào tháng 6 năm 2003. Át chủ bài,

Saddam Hussein, bị bắt vào tháng 12 năm 2002 và sau đó bị hành quyết vào
tháng 12 năm 2006.
Bên cạnh việc tìm kiếm các nhân vật chủ chốt của chế độ cũ, các lực
lượng Mỹ cịn lục sốt Iraq để tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt được mô tả
trong NIE năm 2002. Quân đội Hoa Kỳ đã tìm thấy một số lượng nhỏ vũ khí
hóa học cịn sót lại từ Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988. Nhóm khảo sát Iraq,
một nhóm chuyên gia quân sự và dân sự đa quốc gia đã lùng sục khắp Iraq để
tìm kiếm WMD, khơng tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Saddam đã tìm cách
kích hoạt lại chương trình vũ khí hạt nhân của mình sau năm 1991 và kết luận
rằng ơng ta đã xử lý kho vũ khí hóa học của mình. Chương trình vũ khí sinh
học của Iraq đã bị hủy bỏ vào năm 1995. Trong khi Saddam muốn tái tạo một
chương trình hạt nhân, các lệnh trừng phạt đã ngăn cản ơng làm điều đó vào
những năm 1990. Ủy ban Lựa chọn của Thượng viện về Tình báo sau đó xác
định rằng mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ đã đánh giá rằng Iraq đã tái thiết
chương trình vũ khí hạt nhân và có vũ khí hóa học và sinh học, “khơng thể xác
nhận một chút về điều đó khi chiến tranh kết thúc”.
4. Chiến lược các bên xung đột


22

Mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Iraq là phá hủy quân đội,
lật đổ chế độ Saddam Hussein và lập một chính phủ thân Mỹ ở Baghdad, nhằm
bảo đảm các lợi ích của Mỹ tại quốc gia giàu dầu mỏ này nói riêng và tồn bộ
khu vực Trung Đơng nói chung.
Trong khi các nhà tun truyền về chiến tranh của Hoa Kỳ trình bày cuộc
tấn cơng vào Iraq như một phần mở rộng của “cuộc chiến chống khủng bố”, thì
ai cũng biết rằng chính quyền Bush đã vạch ra kế hoạch sử dụng vũ lực để lật
đổ chế độ Saddam Hussein từ rất lâu trước khi các cuộc tấn công vào Trung
tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc. Ngày 11 tháng 9 được lấy làm lý

do để thúc đẩy dư luận chấp nhận sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Bush khi đó tự tin rằng có thể chiến tranh
chớp nhống, hồn thành mục tiêu trong vài tuần. Cơng cuộc tái thiết Iraq sẽ
sử dụng chính khoản lợi nhuận mà Baghdad thu được từ bán dầu mỏ.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch mở đầu chiến dịch từ phía nam
Iraq và tiến lên thủ đơ Bagdad. Iraq có lợi thế hơn khi là bên phịng thủ, do đó
các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ tìm cách phân tán lực lượng Iraq bằng
cách gây sức ép từ phía bắc. Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi Mỹ phải thuyết
phục được lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Iraq hợp tác với họ. Các
lực lượng người Kurd tại Iraq từ lâu đã đối đầu với chính quyền Saddam
Hussein và được Mỹ coi là lựa chọn tốt để hợp tác. Tuy nhiên, việc lôi kéo họ
hợp tác là nhiệm vụ khó khăn, bởi Mỹ từng nhiều lần thất hứa với người Kurd,
đặc biệt trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
Khi liên qn Anh – Mỹ tấn cơng Cộng hồ Iraq, Tổng thống Saddam
Hussein đã phát động cuộc “Thánh chiến” và lớn tiếng tuyên bố, quân đội Anh
- Mỹ và các nước sẽ rơi vào thế “thiên la địa võng” do quân đội và nhân dân
Iraq giăng ra. Saddam Hussein khẳng định Bagdad sẽ là mồ chôn dành cho liên
quân Anh – Mỹ, theo BBC ngày 21/3/2003.


23

5. Kết quả xung đột
Trong cuộc chiến này, đối thủ của Mỹ là một nước nhỏ đã bị kiệt quệ về
mọi mặt do thất bại trong chiến tranh năm 1991 và hơn 10 năm cấm vận. Tuy
có khoảng 424.000 quân thường trực, 600.000 quân dự bị động viên, nhưng các
lực lượng Iraq hầu hết không được trang bị và huấn luyện chu đáo. Lực lượng
nòng cốt là Vệ binh cộng hoà được trang bị tương đối đầy đủ, nhưng lại được
huấn luyện để thanh sát nội bộ và bảo vệ Hussein là chính chứ khơng phải để
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chưa kể, có tới 50% số quân của Iraq là người Shiite,

bộ tộc không mấy trung thành với Baghdad.
Iraq thất bại cịn do lơ là trong cơng tác chuẩn bị cho chiến tranh. Các
cơng trình phịng ngự được xây dựng hết sức sơ sài. Quân đội Iraq thiếu tính
chủ động chiến lược, ln bị động để cho đối phương tiến công. Các hệ thống
cầu cống, đường giao thông... không hề bị phá huỷ để ngăn chặn bước tiến cơng
của đối phương. Tuy đã trang bị vũ khí cho 7 triệu người nhưng Iraq không tổ
chức được chiến tranh nhân dân, chưa hình thành được cục diện cả nước đánh
địch. Tinh thần chiến đấu của quân đội và người dân cịn nhiều hạn chế, khơng
ít trường hợp binh sỹ Iraq ra hàng Liên qn, cịn dân chúng thì chào đón quân
Mỹ-Anh. Về đối ngoại, Iraq đã đánh mất đi nhiều sự ủng hộ của quốc tế, đặc
biệt là từ các quốc gia láng giềng.
Lần này, quân đội Iraq đã bại trận hồn tồn, và thủ đơ Bagdad được giải
phóng ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa
Kỳ George W. Bush tuyên bố là các chiến dịch quan trọng đã kết thúc, tức là
giai đoạn cầm quyền của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq Saddam
Hussein đã kết thúc. Quân lực Liên hiệp cuối cùng đã bắt được Saddam Hussein
ngày 13 tháng 12 năm 2003. Tổng thống George W. Bush xuất hiện trên chiến
hạm USS Abraham Lincoln trong một chiến dịch PR được chuẩn bị rất kỹ.
Đứng trước băng-rơn mang dịng chữ “Nhiệm vụ đã hồn thành”, ơng Bush


×