Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN đề bài thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.61 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11572185

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề bài 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay

Sinh viên: Nguyễn Minh Thủy
Mã sinh viên: 11207109
Lớp: Ngân hàng 62B
Lớp học phần: LLNL1106 (220)_28
Giảng viên: TS. Mai Lan Hương

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


lOMoARcPSD|11572185

MỤC LỤC
1

Tính cấp thiết của vấn đề......................................................................... 2

2

Lý thuyết ................................................................................................... 3
2.1 Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................ 3

3



Thực trạng và giải pháp........................................................................... 4
3.1 Thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ....................................... 4
3.2 Tác động của đầu tư nước ngoài đến Việt Nam ............................... 6
3.2.1

Tăng trưởng GDP và nguồn thu nhân sách............................. 6

3.2.2

Chuyển giao công nghệ .............................................................. 7

3.2.3

Giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao năng suất lao động .............. 7

3.2.4
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản
xuất toàn cầu ............................................................................................. 8
3.2.5
4

Giải pháp khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngồi ......... 8

Lý luận ..................................................................................................... 10
4.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................... 10
4.2 Hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................... 11

5


Tổng kết ................................................................................................... 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 14

1


lOMoARcPSD|11572185

Tính cấp thiết của vấn đề
Hiện tại, Việt Nam đang nằm trong top những nước đang phát triển với thu
nhập trung bình. Để có thể phát triển vượt bậc, thốt ra khỏi bẫy thu nhập trung
bình, cơng nghiệp hóa là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên công cuộc này cần
một nguồn lực lớn về tài chính và cơng nghệ, nếu chỉ dựa vào nội lực quốc gia,
quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian dài và khó đuổi kịp các nước phát triển
Vì vậy, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ý nghĩa
của đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại càng quan trọng hơn.

1

Sau 30 năm đổi mới với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Việt Nam đã nhận được rất nhiều lợi ích như nguồn vốn để đầu tư phát
triển kinh tế, xã hội, chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, có thêm nhiều điều kiện thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng
thị trường xuất khẩu,… Khơng chỉ vậy, FDI cịn tác động mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trên nhiều phương diện. Theo báo cáo
tổng kết của Bộ kế hoạch và Đầu tư về 35 năm thu hút nguồn vốn FDI của Việt
nam thì tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP đã tăng từ 2% GDP vào năm 1992 lên
20% năm 2020 và nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam lên gấp 13 lần so với năm
1986.

Cụ thể là năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã
đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2017,
Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh
thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương,
vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của
Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018). Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng
7,2% so với năm 2018. Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới được cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt
Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Trong
những năm gần đây, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư đánh giá là điểm sáng
trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và điều này sẽ còn giữ triển
vọng trong nhiều năm tới.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã trở thành một động lực chính cho sự
phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bênh cạnh những
lợi ích trực tiếp ta có thể thấy ngay qua những chỉ số kinh tế, thực tế cũng cho
2


lOMoARcPSD|11572185

thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng
lan toả sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu các cơng nghệ,
bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ, phát triển
kỹ năng cho lực lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công
nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
2 Lý thuyết
2.1 Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI được hiểu là: “Một hình thức đầu tư

được thực hiện bởi nhà đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân) ở nền kinh tế này vào
nền kinh tế khác mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà
đầu tư”.
Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD)
xét dưới góc độ sở hữu cho rằng: “Luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp
(trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI”.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài : “FDI
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.”
Theo luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam: “Đầu tư ngước ngoài là việc các
tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí
nghiệp 100% vốn nước ngồi theo quy định của Luật này.”
Nhìn chung các định nghĩa trên đều cơ bản thống nhất về đặc điểm, nghĩa
vụ và quyền lợi của nguồn vốn FDI và nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tóm
gọn tại, ta có thể hiểu đơn giản FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh
doanh này.
Ở Việt Nam, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện dưới hai hình
thức chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh
giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
3


lOMoARcPSD|11572185


3 Thực trạng và giải pháp
3.1 Thực trạng đầu tư nước ngồi ở Việt Nam
Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong
những năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn
vốn FDI. Việt Nam có nhiều điểm mạnh thu hút FDI như: An ninh, chính trị ổn
định, có vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới, vừa là trung tâm kết nối
của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây
Bán đảo Đơng Dương, cùng với các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư.
Với vị trí địa lý đắc địa, mơi trường chính trị-xã hội ổn định, kinh tế phát
triển liên tục, việc liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,
như: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương, Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu, Hiệp định Bảo hộ đầu tư
Việt Nam- Liên minh châu Âu hay việc khống chế thành công dịch Covid-19…
là điểm cộng lợi thế để Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI.
Việt Nam có quy mơ dân số lớn và số người gia nhập tầng lớp trung lưu
ngày càng tăng; lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao; chi phí lao động
thấp hơn và giá thuê các khu cơng nghiệp trung bình cũng thấp hơn 45 đến 50%
so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia).
Bên cạnh đó, hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam
ở nhóm thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, thị thực.
Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hồn thiện,
gắn với hội nhập, khơng những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt
động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá
trị toàn cầu một cách thuận lợi.
Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và
tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014. Từ sau
năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên
tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm

2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD.
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị
ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có
sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Nhưng đến năm
4


lOMoARcPSD|11572185

2021, tổng vốn FDI đăng ký đầu tư trong 2 tháng đầu năm ở Việt Nam vẫn tăng,
đạt 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, mà vốn FDI thực hiện cũng tăng
cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự
án đầu tư đăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.
Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào
Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng
vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019.
Về lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 2010 - 2020 vừa qua, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến,
chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước
ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm luôn dao động trong
khoảng 13 - 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số vốn đầu tư
đăng ký (40 - 70%). Ngoài ra, các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, bán
buôn, bán lẻ hay sản xuất phân phối điện cũng khá nổi bật trong các ngành nhận
được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh
vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất
với tổng vốn đăng ký là 214,6 tỷ USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký. Số
dự án đầu tư của lĩnh vực này cao nhất với 14.463 dự án, ứng 46,7% tổng số dự

án. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 với tổng số vốn đăng ký là 58,4 tỷ USD
(chiếm 16% tổng số vốn đăng ký). Đáng chú ý, đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn
đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bất động sản với sự có mặt của các tập
đoàn đa quốc gia nổi tiếng như: CapitaLand, Sunwal Group, Mapletree, Kusto
Home,… Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hịa khơng khí chiếm 6,5% tổng số vốn đăng ký.
Năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được
nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với 800 dự án cấp mới, 680
dự án điều chỉnh vốn đầu tư và 1268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn
là 13,601 tỷ USD, chiếm 47,67% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện, khí đốt và hơi nước đứng thứ 2 đạt 5,1426 tỷ USD chiếm 18,03% tổng
vốn đầu tư. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 4,18495 tỷ USD
chiếm 14,67% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, các ngành cơng nghệ chế biến,
5


lOMoARcPSD|11572185

kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện, dịch vụ lưu trú ăn uống,…
là những ngành thu hút vốn đầu tư FDI vào nhiều nhất.
Về đối tác đầu tư, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm
2020 Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ USD với tổng
số 33.148 dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 10 quốc gia cam kết với
số vốn trên 10 tỷ USD. Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng
ký 69,3 tỷ USD và 9.149 dự án đầu tư (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Nhật
Bản đứng thứ hai với 60,1 tỷ USD và 4.674 dự án đầu tư (chiếm gần 15,9%
tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông,
Trung Quốc chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7%.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam ngày càng tăng lên, tính đến cuối năm 2020 thì con số này lên tới 139

quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vốn đầu
tư tại Việt Nam nhất với tổng vốn đầu tư chiếm từ 17 - 19% tổng số vốn FDI.
Đứng thứ hai là Nhật Bản với vốn đầu tư luôn dao động trong khoảng 14 - 17%
tổng vốn FDI vào Việt Nam. Ngoài 2 nước có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
lớn kể trên thì trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều
các khoản đầu tư FDI từ các nước và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc,
Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,…
Hiện nay, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia
thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư
tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Báo cáo 2017 của Tổ
chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc đánh giá, Việt Nam nằm trong
Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.
3.2 Tác động của đầu tư nước ngoài đến Việt Nam
3.2.1 Tăng trưởng GDP và nguồn thu nhân sách
Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng
8/2018 Việt Nam, đã có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334
tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Đầu tư nước ngồi đã đóng góp gần
20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển với tỷ trọng
khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Chẳng hạn, theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 1992, khối
doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp hơn 15 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước (chiếm
0,6% tổng thu ngân sách) thì đến năm 2016 thu ngân sách từ khối doanh nghiệp
FDI đạt 48.700 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng thu ngân sách của Thành phố.
6


lOMoARcPSD|11572185

Đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam bởi mức đóng góp của khu vực này ngày càng tăng từ 9,3% năm

1995 lên 19,6% năm 2017 (chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm
trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 50% giá trị sản xuất công
nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nước).
3.2.2 Chuyển giao công nghệ
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, FDI đã góp phần thúc
đẩy chuyển giao cơng nghệ, từng bước nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất
trong nước. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến của thế giới như:
bưu chính - viễn thơng, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn, văn phòng
cho thuê... Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp trang thiết
bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế. Do đó, Việt Nam
đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới mà trước đây chưa có; hạn chế nhập khẩu
nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực như dầu khí, vật liệu xây dựng, điện tử
gia dụng, phương tiện giao thông...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiêu cực, việc chuyển giao công nghệ ở
những khu vực FDI còn chưa được như mong đợi. Mặc dù các công nghệ
chuyển giao vào Việt Nam phần lớn có trình độ bằng hoặc cao hơn cơng nghệ
sẵn có ở trong nước, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên
tiến so với các nước trong khu vực. Công nghệ được chuyển giao theo các dự
án FDI chủ yếu do lợi ích của nhà đầu tư, nên có tình trạng gây ơ nhiễm mơi
trường, phát thải nhiều khí các-bon.
Bên cạnh đó, chính quyền một số tỉnh, thành phố và Ban quản lý khu
công nghiệp chưa chú ý nâng cao năng lực thẩm định để lựa chọn dự án FDI
công nghệ cao, hiện đại gắn với chuyển giao cơng nghệ nhằm thực hiện có hiệu
quả tái cấu trúc nền kinh tế theo mơ hình tăng trưởng mới. Khơng ít trường hợp
do dễ dãi trong việc thẩm tra năng lực nhà đầu tư nên đã nhập khẩu máy móc,
thiết bị qua sử dụng, lạc hậu, đã bị thải loại ở nước ngoài.
3.2.3 Giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao năng suất lao động
Khu vực đầu tư nước ngồi có nhiều đóng góp trong tạo việc làm, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Việc làm
trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngồi đã tăng từ 330 nghìn người vào năm

1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho
khoảng 5 - 6 triệu lao động. Một ví dụ điển hình ta có thể kể đến là nhà máy
7


lOMoARcPSD|11572185

Samsung ở Bắc Ninh, nơi mang đến nguồn thu cho gần 70 nghìn cơng nhân
viên.
Doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao
trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ
quản lý. Nhiều vị trí việc làm trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhận,
nay đã được thay thế bằng lao động Việt Nam.
3.2.4 Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn
cầu
Đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường
quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất
và chuỗi giá trị tồn cầu. Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu
tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp
lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, nền xuất khẩu của Việt Nam hiện tại đang phụ thuộc vào FDI
khá nhiều. Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài trở thành khối xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam chiếm tới 70% thành tích xuất khẩu, điều này khiến các
doanh nghiệp Việt Nam bị lấn át, khó cạnh tranh. Khơng chỉ vậy doanh nghiệp
Việt Nam chưa thực sự tham gia được vào chuỗi giá trị tồn cầu mà chỉ là nơi
gia cơng. Điều này sẽ khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng từ những cú sốc từ bên
ngồi.
3.2.5 Giải pháp khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài
Để thu hút ngày càng nhiều dự án FDI có chất lượng cao, cần thực hiện
các nội dung sau:

Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là
từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngồi những vấn đề liên quan
đến mơi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến địi hỏi
của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính cơng khai, minh bạch, ổn
định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật nghiêm
minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục
hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định…
Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công
nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng
yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận
và triển khai thực hiện…Bên cạnh đó, những ưu đãi truyền thống như: ưu đãi
thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu cần được điều chỉnh theo hướng áp dụng
8


lOMoARcPSD|11572185

chủ yếu đối với các địa phương có trình độ phát triển thấp, cần thu hút dự án
thâm dụng lao động.
Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về
tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động,
quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hồn
thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ. Cần yêu cầu và khuyến khích
các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến q trình chuyển
giao cơng nghệ.
Thứ tư, rà sốt lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh,
cơ cấu lại hợp lý; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn
cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh
nghiệp Việt Nam.Để hỗ trợ việc chuyển giao cơng nghệ, cần có chiến lược dài

hạn, tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ; xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh
nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách
hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng
tồn cầu. Đặc biệt, cần có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành
công nghiệp ưu tiên theo từng thời kỳ, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu
cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước
đủ năng lực về công nghệ (cụ thể là không cấp phép hoặc không cho phép đầu
tư ở các khu công nghiệp có chất lượng cao, khơng áp dụng các ưu đãi về
thuế...). Một trong những điểm nghẽn quan trọng của cơng nghiệp hóa Việt Nam
nói chung và hoạt động của các dự án FDI quy mơ lớn nói riêng là thiếu lực
lượng lao động lành nghề, tuy dân số đông và lực lượng lao động khơng nhỏ.
Để đón đầu có hiệu quả dòng FDI mới, phải tăng khả năng cung cấp lực lượng
lao động đủ tiêu chuẩn.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn dịch chuyển dịng vốn nước ngồi
và những lợi thế về việc sớm ký kết FTA với EU. Dịch bệnh đang diễn ra nhưng
đây lại “cơ hội vàng” để Việt Nam bứt tốc thu hút vốn FDI.
Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết
các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo: Môi trường kinh
doanh lành mạnh; Sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải
cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các
doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư...
9


lOMoARcPSD|11572185

4


Lý luận
Qua những phân tích trên, có thể thấy đầu tư nước ngồi có những đóng góp
đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ vậy, nếu nhìn
xa hơn, FDI cịn thúc đẩy việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ 4.0 của
nước ta.

4.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là q trình chyển đổi
căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh
tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một các phủ
biến sức lao động với cộng nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại,
dựa trên sự phát triển của cộng nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao. Đây là quy luật phổ biến của sự phát triển lực
lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù ở các quốc gia phát
triển sớm hay các quốc gia đi sau.
Nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt
của đời sống sản xuất xã hội. Các điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát
triển, thể chế vào nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh
của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân.
Thứ hai là thực hiện cấc nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất xã hội hiện đại. Đầu tiên, ta phải đẩy mạnh ứng dụng
những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. Với những nước đang phát
triển như Việt nam, nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế
lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc để nâng cao năng suất lao
động. Các thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại cần phải được ứng dụng
nhanh và phù hợp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Thứ hai,
ta phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện địa, hợp lý và hiệu quả. Cụ
thể nền kinh tế Việt Nam cần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng

ngành nông nghiệp trong GDP. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải gắn
liền với sự phát triển của phân cơng lao động trong và ngồi nước, từng bước
hình thành các vùng chun mơn hóa sản xuất để khai thác thế mạnh và nâng
cao năng suất lao động, phát huy nguồn lực ngành. Thứ ba, nền kinh tế luôn
10

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

phải sản xàng thích ứng với các tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Ta phải nắm bắt, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu và chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với tác động của cách mạng công nghiệp
lần thứ tư; cụ thể là xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông
tin và truyền thông và chuẩn bị nền tảng số. Khơng chỉ vậy, ta cịn phải thực
hiện chuyển đổi số nền kinh tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Qua những đặc điểm của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm của nó,
có thể nói rằng đầu tư nước ngồi đã đáp ứng gần như đầy đủ các điều kiện để
Việt Nam có thể hồn thành cơng cuộc này. Các nhà đầu tư nước ngồi sẽ mang
những cơng nghệ hiện đại đến qua việc xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam, nhờ
đó ta có thể áp dụng những cơng nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào các khâu sản
xuất, thay thế lao động tay chân. Việc được tiếp xúc với các công nghệ mới như
thế này sẽ giúp Việt Nam sẵn sàng thích ứng với cách thay đổi của cách mạng
cơng nghệ 4.0. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các ngành
về cơng nghiệp như hóa dầu, sản xuất thiết bị điện tử nên sẽ góp phần đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Tiếp xúc với dây chuyền
sản xuất hiện đại cùng quá trình đào tạo, lao động Việt Nam có thể nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, tiếp thu các quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Qua đây, ta có thể kết luận rằng đầu tư nước ngồi đang mở ra cơ hội lớn

cho Việt Nam đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát
triển kinh tế và đuổi kịp các nước đi trước.
4.2 Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế cua rmột quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ
lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu do đây là xu thế khách quan
trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Đây cịn là phương thức phát triển phổ biến
của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển. Đối với các nước đang
và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng
được các nguồn lực bên ngồi như tài chính, khoa học cơng nghệ, kinh nghiệp
của các nước cho phát triển của mình.

11

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Để có thể hội nhập được với quốc tế, ta phải chuẩn bị các điều kiện để thực
hiện hội nhập thành cơng nhưu sự hồn thiện của nguồn nhân lực, sự am hiểu
môi trường quốc tế, và một nền kinh tế có năng lực sản xuất thực. Hội nhập
kinh tế quốc tế mang lại những ảnh hưởng tích cực đến với các quốc gia. Đây
là cơ hội để các nền kinh tế mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ,
vốn, là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, nâng cao trình độ lao
động. Tuy vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang đến những bất lợi như sự
cạnh tranh gay gắt giữa ngước ngoài và nội địa gây bất lợi cho các doanh nghiệp
trong nước, làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài hay
khiến các nước kém phát triển có vị trí thua thiệt trong chuỗi giá trị tồn cầu.

Đầu tư nước ngồi cũng như vậy, nó thúc đậy hội nhập kinh tế quốc tế,
mang đến những giá trị tiêu cực và tích cực như trên bởi đây cũng là một con
đường hội nhập. Có thể nói đầu tư nước ngoài là một cách hội nhập thụ động
khi để các nguồn vốn nước ngồi chảy vào trong. Đón nhận nguồn vốn FDI sẽ
nâng cao nguồn nhân lực trong nước, mang đến cho các doanh nghiệp sự am
hiểu nhất định về môi trường quốc tế để tránh sốc khi chủ động bước ra ngoài
với thế giới. Các khu vực FDI cũng là những môi trường tốt cho việc chuyển
giao công nghệ, thu hút vốn tạo động lực chuyển dịch cấu kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, cũng như việc hội nhập kinh tế quốc tế, việc quá dựa dẫm vào FDI
sẽ tạo nên sự dựa dẫm của nền kinh tế, gây ra sự chèn ép với các doanh nghiệp
trong nước. Không chỉ vậy, nếu không cẩn thận trong việc duyệt dự án đầu tư
nước ngồi, Việt Nam sẽ có thể trở thành bãi phế thải công nghiệp, bị rút kiệt
tài nguyên thiên nhiên.
Có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong hội nhập kinh tế quốc tế
với những mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, không thể tách rời.
5

Tổng kết
Việt Nam hiện đang là điểm sáng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này vừa mang lại những tích cực về
mặt phát triển nền kinh tế nhưng cũng có những góc khuất gây cản trở nếu nhà
nước khơng cẩn thận trong việc quản lý đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một động lực lớn cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Việt Nam đi lên. FDI vừa là một con đường hội nhập kinh tế
12

Downloaded by út bé ()



lOMoARcPSD|11572185

quốc tế, vừa là một nhân tố thúc đẩy việc này xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên ta
không chỉ nên nhìn vào mặt tốt của vấn đề, ta cần có cái nhìn khách quan, tồn
diện để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất. Nguồn vốn FDI là một nhân tố
tiềm năng có thể giúp Việt Nam bứt phá và đuổi kịp các quốc gia phát triển nếu
chính phủ và doanh nghiệp có thể ra những quyết định chính xác để tận dụng
và thu hút nguồn tài nguyên quý giá này.

13

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin,
Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017), Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian tới, luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường đại học dân lập Hải Phòng.
3. Wikipedia, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, truy cập ngày 02/06/2021 từ:
/>E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C
3%A0i
4. Vũ Thị Yến (2021), Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020, truy cập ngày 05/06/2021 từ:
/>5. PGS.TS Văn Thị Thái Thu (2019), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, truy cập ngày 06/06/2021
từ: />6. GS. TSKH Nguyễn Mại (2017), FDI với chuyển giao công nghệ, truy

cập ngày 06/06/2021 từ: />7. Kiều Linh (2020), Phụ thuộc vào xuất khẩu của khối FDI và những rủi
ro tiềm ẩn, truy cập ngày 06/06/2021 từ: />
14

Downloaded by út bé ()



×