Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thuyết Chính danh và chữ Tâm, Trí, Tầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.26 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:
“Từ phạm trù chính danh của triết học Nho giáo, thể hiện nhận
thức về chữ Tâm, Trí, Tầm của lãnh đạo địa phương trong việc
xử lí dịch bện COVID-19”..

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Họ và tê học viên: Nguyễn Văn Minh
Mã số học viên: 125389
Mã lớp: CH01
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Nam

NĂM 2021
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thực tiễn của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, Văn hóa bản địa nhưng
vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Hoa – đặc biệt là Nho Giáo.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam trong suốt các triều đại phong kiến trải qua
nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược phương Bắc, dân tộc ta đã phải chiến đấu
không khoan nhượng, dù là một quốc gia nhỏ bé nhưng trong những trận quyết
chiến như vậy ta vẫn luôn giương cao ngọn cờ chiến thắng.
Lý giải về nguyên nhân chiến thắng, người xưa vẫn cho rằng ta đã hội tụ được 3
yếu tố : “Thiên thời, địa lợi và nhân hòa” và trong ba yếu tố trên thì yếu tố con
người là quan trọng nhất, đặc biệt là người chỉ huy, lãnh đạo, điều hành, đó là
những người có TÂM, TRÍ, TẦM.
Đến thế kỉ XIX và XX ta phải đối mặt với 2 kẻ thù lớn nhất thế giới đó là thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ, nhưng rồi cả thế giới lại một lần nữa phải ngỡ ngàng khi một


dân tộc nhỏ bé như Việt Nam lại có thể làm cho Pháp chạy Mĩ hàng và vua quan
phong kiến tồn tại hàng ngàn năm phải thoái vị. Ta có thể hãnh diện trả lời với bạn
bè năm châu rằng, đất nước Việt Nam tuy lãnh thổ nhỏ bé, nhưng dân tộc Việt Nam
không hề nhỏ bé, chúng tơi đã thắng Pháp và Mĩ vì chúng tơi mạnh hơn họ về
mọi mặt.
Những năm đầu của thế kỉ XXI, cả thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh
COVID, thì Việt Nam xác định cả dân tộc cũng phải chung tay “Chống giặc
COVID, chống dịch như chống giặc” – lời của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Mỗi một địa phương, mỗi một tỉnh thành là một trận địa, một pháo đài và trong mỗi
pháo đài ấy rất cần những vị “Tướng” có TÂM, TRÍ, TẦM” để cùng với tồn dân
đẩy lùi dịch bệnh, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
2. Tên đề tài:
Với tầm quan trọng trên, nhóm chúng tơi chọn đề tài: “Từ phạm trù chính danh
của triết học Nho giáo, thể hiện nhận thức về chữ Tâm, Trí, Tầm của lãnh đạo
trong việc xử lí dịch bện COVID-19 ở Kiên Giang”.
3. Nhiệm vụ
Từ vấn đề trên, nhóm đã xác định các nhiệm vụ cần giải quyết sau:
- Giới thiệu chung về đạo Nho và Khổng Tử, nội dung cơ bản của thuyết Chính
danh.
- Khái quát về chữ Tâm, Trí, Tầm của người lãnh đạo.
- Liên hệ thực tế của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về cơng tác phịng chống dịch
bệnh COVID-19.
- Nhận xét, đánh giá
4. Tài liệu xử lí
2


- Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành Triết học), Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội (2006).
- Đại cương triết học Trung Quốc - Nhà xuất bản Thanh niên, 2002.

- Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Các trang thông tin điện tử và truyền thông tỉnh Kiên Giang:
; />
3


PHẦN NỘI DUNG
1. Thuyết chính danh:
1.1. Giới thiệu chung về đạo Nho và Khổng Tử
Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc cổ
đại. Người sáng lập ra đạo nho là Khổng tử (551 - 479 trước C.N). Người kế tục
nổi tiếng của Khổng Tử là Mạnh Tử (372 - 289 trước C.N) và Tuân Tử (298 - 238
trước C.N). Nội dung cơ bản của Nho gia đó là một học thuyết chính trị nhằm cải
tạo xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho
được người cai trị kiểu mẫu và kiểu mẫu đó theo Nho gia là Quân Tử. Để trở thành
người quân tử, con người trước hết phải tự đào tạo, phải tu thân. Sau khi tu thân
người quân tử phải có bổn phận hành đạo. Đạo ở đây không đơn thuần là đạo lý,
Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức và Đạo ở đây
bao chứa cả nguyên lý vận hành chung của vũ trụ.Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ
nào có đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời.
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình,
huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đơng ngày nay. Ơng sinh năm 551 trước cơng ngun,
đó là lúc mà xã hội Trung Quốc cổ đại loạn lạc, các vua chúa chuyên tâm hưởng
thụ hoặc chém giết nhau để xưng hùng, xưng bá. Đạo lý nhân luân xáo trộn, vinh
nhục khơng rõ ràng. Thiện ác khó phân biệt. Năm 33 tuổi, nước Lỗ loạn lạc Khổng
Tử đến nước Tề, sau đó lại quay về nước Lỗ, dạy học và nghiên cứu sách. Ông san
định Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ và soạn Kinh Xuân thu. Môn đệ của
ông chép lại những lời dạy làm thành bộ “Luận ngữ”. Ông hệ thống hóa những tri
thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức - chính trị
nổi tiếng là Nho giáo. Nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tử gồm có 3 vấn đề cơ

bản đó là: Thế giới quan, Luân lý đạo đức và Học thuyết “Chính danh”. Những tư
tưởng sâu sắc của Khổng tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học
thuyết “Chính danh” đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính
trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.
1.2. Những nội dung cơ bản của học thuyết “Chính danh”.
1.2.1. Lý do Khổng Tử đề ra học thuyết “Chính danh”
Khổng Tử khi sinh thời, ơng thường nói với học trị rằng “(Ngơ) thuật nhi
bất tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo
lý đời xưa. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng Tử ngày nay đều cho rằng,
trong các tác phẩm như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Luận Ngữ… thì chỉ
có quyển Luận Ngữ được xem là đáng tin cậy nhất vì nó ghi lại những lời phát biểu
của Khổng Tử trong sinh thời, mà phần lớn là đàm thoại với học trị của ơng.
Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp của
xã hội phong kiến thời Chu - xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn. Ông lấy làm
tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu Công… sao mà thời đại ấy tươi
4


đẹp, phong hóa tốt tươi đến thế! Ơng nhìn thấy tình cảnh “tơi thí vua, con giết cha
khơng phải ngun nhân của một sáng một chiều”. Mọi sự việc, nguyên nhân đều
có cái cớ của nó. Mà cái cớ này khơng tự dưng mà có, nó được tích tập dần dần qua
thời gian mà đến một thời điểm nào đó, thì sẽ xảy ra kịch tính như trên. Bản tính
ơng thích ơn hịa, thích giáo huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì
đã giải quyết triệt để cái tệ“tơi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay
thế cuộc thí quân này bằng cuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết
cha khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn
chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên, chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị
được gốc. Đó cũng chính là lý do mà Khổng Tử đề ra học thuyết “Chính danh”
1.2.2. Nội dung của học thuyết “Chính danh”
Khổng tử cho rằng mỗi vật và mỗi người trong xã hội đều có một cơng dụng

nhất định. Trong mối quan hệ nhất định nào đó, mỗi vật, mỗi người đều có một địa
vị bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. “Chính danh” là
mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của
mình “Danh khơng chính thì ngơn khơng thuận, ngơn khơn thuận tất việc không
thành” (sách Luận ngữ).
Cơ sở lý luận của học thuyết Chính danh cũng xuất phát từ nguyên lý của
Kinh Dịch, bao gồm: DỊCH – TƯỢNG – TỪ, Dịch là sự biến dịch trong vũ trụ,
Tượng là khuôn mẫu, nguồn gốc cho mọi vật, Từ là ý niệm chỉ thể hiện bằng một
từ, một tên gọi, đó là bản tính của sự vật. Ý nghĩa sâu xa của “Chính danh” được
thể hiện ở ba khía cạnh:
- Trước hết, là phân biệt cho đúng tên gọi. Mỗi sự vật cũng như con người phải thể
hiện đúng bản tính của mình, mỗi cái tên bao hàm thái độ, trách nhiệm, bổn phận,
để thực hiện bản tính vốn có của nó.
- Thứ hai, phân biệt cho đúng danh phận, ngôi vị.
- Thứ ba, danh mang tính phê phán, khẳng định chân lý, phân biệt đúng sai, tốt xấu.
Khổng Tử cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là
do khơng “Chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hóa đạo
đức và thực hiện “chính danh – định phận”. “Chính danh – định phận” là làm mọi
việc ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng cả người ấy cứ thế mà
làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự được phân minh, “Vua cho ra vua,
tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (Luận Ngữ, Nhan Uyên 11). Khi Tử
Lộ hỏi về chính trị, Khổng Tử đáp: “Muốn trị nước trước hết phải thực hiện chính
danh, bởi nếu khơng chính danh thì lời nói sẽ khơng đúng đắn, lời nói khơng đúng
đắn thì sẽ dẫn đến việc thi hành sai… Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì đúng
với phận, với nghĩa, đã xưng danh đúng với danh phận thì tùy theo đó mà làm”
(Luận Ngữ, Tử Lộ 3)
5


Qua nghiên cứu nội dung học thuyết “Chính danh” của Nho giáo, nếu chúng ta

gạt bỏ đi những yếu tố bất hợp lý như là bất bình đẳng, thang bậc xã hội, gạn lọc
những nhân tố hợp lý của học thuyết thì nó rất có ý nghĩa đối với xã hội hiện đại.
Vận dụng “Chính danh” vào cơng cuộc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ viên chức
lãnh đạo, chúng ta sẽ xây dựng nên hình mẫu con người mới xã hội chủ nghĩa có
tâm trong sáng, có trí tuệ và thể lực tốt, có lập trường quan điểm vững vàng, có
trách nhiệm với mình, với mọi người, có lịng yêu thương đồng loại, luôn phấn
khởi và tin tưởng đem hết nhiệt tình, trí tuệ và năng lực của mình đóng góp một
cách tích cực vào cuộc phấn đấu chung của cả nước và thế giới. Để phát triển đất
nước ngày càng giàu mạnh thì chúng ta phải phát huy nhân tố con người, khuyến
khích người dân học tập nâng cao trình độ, phải học tập khí thế học, tinh thần học,
thái độ học của Nho giáo để không những tu dưỡng rèn luyện thành con người vừa
có Tâm, Trí lại có Tầm để góp sức lực của mình cho cơng cuộc phát triển đất nước.
Trong q trình tuyển chọn và bổ nhiệm các cán bộ viên chức, phải tôn trọng và sử
dụng người hiền tài, tạo điều kiện cho họ làm việc phù hợp với sở trường của từng
người để tạo ra được giá trị cao trong lao động, làm cho họ dù ở cương vị nào cũng
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Nhận thức về chữ TÂM, chữ TRÍ, chữ TẦM
2.1. Chữ TÂM
Trước hết ta hiểu “Tâm” là tính thiện, là việc làm tốt, là suy nghĩ mình vì mọi
người. Người có “Tâm” là người khơng làm điều gì ác, khơng làm việc gì phương
hại tới ai, ln đặt lợi ích của mọi người, của xã hội lên trên lợi ích của mình…
“Tâm” ở đây cũng là lương tâm, là lẽ phải khi sống ở đời. Con người sống trên đời
phải biết giữ lấy chữ “Tâm” ấy để sống tốt, sống có ích. Từ đó, có thể nói việc lựa
chọn, bổ nhiệm người đứng đầu ở địa phương trú trọng chữ “Tâm”.
- "Tâm" của người cán bộ lãnh đạo là sự thấm đượm và toát lên nét đẹp của chủ
nghĩa nhân văn cộng sản, thương yêu con người, Nhân dân, đồng chí sâu sắc.
- Người lãnh đạo có "Tâm" là người phải đạt đến độ trong sáng, chính tâm, thành
tâm, thiện tâm và trở thành những phẩm chất thường trực, bền vững trong tư duy,
trong đạo đức, lối sống.
- “Tâm” còn bao gồm cả thái độ biết phê phán cái ác, cái xấu, biết khinh bỉ, căm

ghét những việc trái quấy.
- "Tâm" của người cán bộ lãnh đạo gắn chặt với bản lĩnh chính trị, bản lĩnh lãnh
đạo, thể hiện lịng trung thành vơ hạn đối với Đảng với Tổ quốc và Nhân dân.
- "Tâm" cũng biểu hiện ở việc dám chịu trách nhiệm, đồng thời biết tổ chức tốt
hoạt động thực tiễn để hoàn thành xuất sắc cơng tác đảng và nhiệm vụ chính trị
trong đơn vị; biết xử lý nhanh, sáng tạo, hiệu quả, đúng quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước những vấn đề nhạy cảm nảy sinh trong thực tiễn.
2.2. Chữ Trí
6


"Trí" là khái niệm chỉ khả năng nhận thức nhanh nhạy, sự hiểu biết sâu rộng của
con người và việc vận dụng những khả năng ấy vào hoạt động thực tiễn. Với người
cán bộ lãnh đạo, quản lý “trí” được biểu hiện ở năng lực nhận thức, ở trí thức sâu,
rộng và khả năng vận dụng tri thức ấy vào mọi hoạt động của đơn vị, được tập
trung vào hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, cơng tác tư tưởng.
Để làm được điều đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải có kiến thức tồn
diện, liên ngành, hỗ trợ và phục vụ tốt cho hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính
trị, cơng tác tư tưởng phù hợp với cương vị công tác; Nắm vững các bộ môn khoa
học xã hội và nhân văn, đặc biệt phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển các giá trị của học thuyết
ấy trong điều kiện mới; Nắm vững quan điểm duy vật và phương pháp tư duy biện
chứng, trên cơ sở đó nghiên cứu sâu sắc và làm rõ những vấn đề mới liên quan đến
tình hình hiện nay của đất nước để kịp thời đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ
trương mới phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
Trên cơ sở khả năng nhận thức và vốn tri thức như trình bày ở trên, người cán bộ
lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn; biết xem người,
xem việc, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng kẻ gian; kết hợp chặt chẽ
giữa dân chủ và kỷ luật, giữa giáo dục và thuyết phục, từ đó nhân lên nhiều lần mặt
tốt, hạn chế tối đa mặt xấu của từng con người, từng tổ chức trong cơ quan,đơn vị.

Để làm được điều đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay phải không ngừng
nâng cao khả năng tự học, với động cơ đúng đắn; kết hợp chặt chẽ giữa tự nghiên
cứu trong sách vở tài liệu... với tự học trong hoạt động thực tiễn; học ở đồng chí,
đồng nghiệp, ở Nhân dân.
2.3. Chữ TẦM:
"Tầm" là khái niệm để biểu hiện nhãn quan, tầm nhìn, kỹ năng, cách thức nhìn
nhận, đánh giá, xem xét các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội của con
người. Với người cán bộ lãnh đạo, các kỹ năng trên khơng chỉ giới hạn ở lĩnh vực
mà mình đang đảm nhận mà phải bao hàm hết thảy những vấn đề liên quan đến
toàn bộ đời sống xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Do đó, tầm nhìn ấy
phải "bao khắp khơng gian, xun suốt thời gian", "học mười có thể thâu tóm
thành một, biết một có thể suy ra mười".
- Trong cuộc sống, mỗi một người ở một vị trí khác nhau sẽ có một tầm nhìn khác
nhau cho cơng việc của mình.
- Người cán bộ lãnh đạo cần có năng lực nhìn nhận thấu đáo các mối quan hệ. Suy
nghĩ và hoạch định về tương lai thơng qua trí tưởng tượng của chính họ. Một người
có tầm nhìn xa, con đường tương lai mới có thể rộng!
- Họ phải phân tích, lý giải kỹ lưỡng được tầm quan trọng, nội dung mới, yêu cầu
mới, để phát triển đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch.
7


- Tầm nhìn của người cán bộ lãnh đạo phải được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội…v.v.
- Để trở thành một nhà lãnh đạo có “Tầm”, trước tiên, người lãnh đạo cần phải
xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai. Quan trọng hơn, tầm nhìn này cần
được chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong tổ chức.
- Người lãnh đạo phải cho thấy được sự đam mê, lòng nhiệt huyết của mình với
đích đến mong muốn.

- Những người nhìn xa trơng rộng, dám nghĩ dám làm đều có tư duy khống đạt,
họ sẽ khơng vì những bất lợi của hoàn cảnh mà trở nên tự ti, cũng sẽ khơng vì khả
năng cịn thiết sót mà khơng chịu cầu tiến.
Tại sao Người lãnh đạo phải có tầm nhìn? Bởi vì:
- Tầm nhìn hiệu quả có thể truyền được cảm hứng
- Tầm nhìn hiệu quả có ý nghĩa trong cơng việc và, bằng cách nhấn mạnh tính
linh hoạt và sự vận hành, đối mặt với thử thách của thời gian trong một thế giới đầy
hỗn loạn
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn. Tầm nhìn sẽ là nguồn động
lực thúc đẩy, truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người cùng tiến lên để đạt
được. Người ta có thể dùng tầm nhìn để đánh giá và nhìn nhận xem một người có
phù hợp hay xứng đáng với vị trí lãnh đạo của một tổ chức hay khơng, cụ thể như:
(1) Một người lãnh đạo khơng có tầm nhìn, tổ chức sẽ khơng có định
hướng chiến lược phát triển rõ ràng. Tổ chức đó, thành viên trong tổ chức đó nếu
có thể chỉ hoạt động theo những guồng máy sẵn có. Thành tích tốt nhất mà họ có
thể đạt được là bảo tồn những gì mình đã có nếu khơng nói là có thể đi chậm lại
hoặc bị tụt lùi;
(2) Một người lãnh đạo khơng có tầm nhìn sẽ khó có thể thu phục được
người khác, tạo ảnh hưởng với người khác. Và chính bởi việc khơng thu phục được
lịng người một cách chính đáng, họ có thể thu phục mỗi người bằng một “cách
riêng”. Và chính cách riêng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường về sau trong
suốt q trình làm việc, ảnh hưởng khơng nhỏ đến các quyết sách và hoạt động của
tổ chức;
(3) Một người lãnh đạo khơng có tầm nhìn sẽ thiếu khả năng tạo động lực
thúc đẩy người khác. Con người sẽ không thể tiến lên nếu họ không biết họ sẽ phải
đi về đâu. Người ta sẽ khơng có cảm hứng để làm việc nếu như họ không biết họ
làm điều đó để làm gì và đạt được gì. Một tổ chức thiếu nhà lãnh đạo có tầm nhìn
sẽ giống như một ngơi nhà thiếu sinh khí. Dù mỗi người bằng một cách nào đó đều
phải cố tự tạo động lực cho mình nhưng sẽ khơng bao giờ có thể có một tiếng nói
chung, một sự đồng lịng tập thể.

2.4. Liên hệ thực tế của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về cơng tác phịng chống
dịch bệnh COVID-19.
8


Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về thuyết Chính danh và luận giải về chữ “Tâm”,
chữ “Trí”, chữ “Tầm” của người lãnh đạo, ta có thể nhìn nhận và liên hệ đến lãnh
đạo tỉnh Kiên Giang về cơng tác phịng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua.
Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 và cho đến tháng 4/2021 đã trải
qua 3 đợt. Trong 3 đợt này, Kiên Giang cũng như các khu vực khác trong cả nước
đểu kiểm soát rất tốt, uộc sống của người dân vẫn ổn định và kinh tế phát triển bình
thường. Đến đợt dịch thứ 4, Bắt đầu từ khoảng tháng 4 /2021 và khởi phát phức tạp
tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm này lãnh đạo của Kiên Giang đã có những
quyết sách đúng đắn, điều này khơng thể phủ nhận vai trị quản lý, điều hành của
lãnh đạo. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo và có những quyết sách đúng đắn, thể hiện qua
những việc làm cụ thể như sau:
+ Thực hiện an toàn “ 5 K”, vắc xin ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh và
đặt mục tiêu tiêm hết mũi 2 trong tháng 12 năm 2021, và bắt đầu tiêm vắc xin mũi
1 cho trẻ từ 13 đến 15 tuổi.
Đến nay, triển khai 9 đợt tiêm vắc xin cho người dân trên 18 tuổi. Đến ngày
04/12/2021 đã có 97,71% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1; có 81,83%
tiêm mũi 2. Tổ chức tiêm 02 đợt cho đối tượng 15 đến 17 tuổi, trong đó mũi 1 đạt
84,88%; mũi 2 đạt 61,84%. Triển khai tiêm mũi 1 cho đối tượng từ 12 đến 14 tuổi
bắt đầu từ ngày 04/12 (Nguồn và bản tin thời sự Đài phát
thanh truyền hình Kiên Giang).
+ Xây dựng các bệnh viện dã chiến, các bệnh viện điều trị COVID-19 ở các địa
phương trong tỉnh để thu dung điều trị F0.
Lãnh đạo đã nhìn nhận, đánh giá đúng tình hình và đưa ra giải pháp “đi trước
một bước”: đánh giá Kiên Giang là tỉnh giáp đường biên giới với Campuchia, (lúc
này tại Campuchia cũng đang bùng phát dịch dữ dội),việc người dân qua lại và

truyền bệnh cho nhau là rất cao, vì vậy, ngay trong thời điểm này lực lượng quân
đội, công an đã được điều động lên khu vực biên giới để tạo hàng rào kiểm sốt
chặt chẽ, khơng cho người dân di chuyển qua lại giữa 2 nước. Cũng ngay trong
thời điểm này, lãnh đạo đã cho xây một bệnh viện dã chiến tại thành phố Hà Tiên,
bệnh viện được trang bị đầy đủ và có khoảng từ 300 – 500 giường bệnh sẵn sàng
điều trị và cách ly cho f0.
Cũng trong thời điểm này, lãnh đạo đã cho di dời ngay bệnh viện đa khoa cũ của
tỉnh về cơ sở mới để nhường lại cơ sở cũ với quy mô khoảng 500 giường bệnh để
chuyên điều trị bệnh nhân f0, tách biết 2 cơ sở y tế để tránh lây nhiễm chéo. Việc
làm này của lãnh đạo đã tạo sự yên tâm cho người dân việc khám chữa bệnh,
những bệnh nhân bị nhiễm bệnh thơng thường vẫn an tâm có nơi khám chữa an
tồn, cịn những bệnh nhân COVID thì cũng có chỗ rộng rãi sạch sẽ để điều trị sẽ
mau hết bệnh.
9


Tính đến ngày 1/12/2021, cả tỉnh có 21.424 trường hợp mắc Covid-19, đã điều
trị khỏi 17.369 bệnh nhân, tử vong 264 trường hợp (tỷ lệ tử vong 1,23%). (nguồn
).
+ Kịp thời chi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đúng đối tượng
được thụ hưởng theo quy định.
Tính đến ngày 17/10/2021, Kiên Giang, tổng số đối tượng đã được duyệt và chi
theo Nghị quyết 68 là hơn 185.000 người, với số tiền trên 220 tỷ đồng.
+ Quan tâm tạo điều kiện đón người dân từ các các địa phương bị ảnh hưởng nặng
nề bởi dịch COVID-19 trở về địa phương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu
phẩm để người dân an tâm trong khu vực cách ly, khu vực phong toả.
Khi dịch bệch tại thành phố HCM và Bình Dương vẫn cứ kéo dài và khơng có
dấu hiệu thuyên giảm thì lãnh đạo tỉnh đã cho hoạch định tình huống phải tiếp đón
những người dân Kiên Giang từ tâm dịch về quê trong an toàn. Trong thời gian này
cho thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ bên cạnh đó điều

động cơng ty vận chuyển Phương Trang chở tập trung những người dân có nhu cầu
về quê. Đưa họ vào khu cách li tập trung đã chuẩn bị sẵn, hỗ trợ những người dân
làm nghề tự do một mức tiền nhất định để họ ổn định cuộc sống, tạo an sinh xã hội.
Đến hết ngày 17/10/2021, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức đón hơn 48.000 cơng dân
từ các tỉnh, thành phố khác trở về địa phương (nguồn ).
+ Lãnh đạo đã có một hoạch định cơ bản để tái sinh nền kinh tế.
Sau khi dịch bệch đã được kiểm soát, lãnh đạo đã có một hoạch định cơ bản để
tái sinh nền kinh tế, đó là cho Phú Quốc đón khách du lịch trong và ngồi nước tới
tham quan, có thể nói Kiên Giang là tỉnh đầu tiên của khu vực Tây Nam Bộ tái sinh
lại hoạt động nhiều rủi ro này. Nền kinh tế cũng đang dần hồi phục, việc đi lại
bn bán của người dân được bình thường hóa, khơng ngăn sơng cấm chợ nên
hàng hóa khơng bị tồn đọng. Ngay từ đỉnh điểm của dịch khi chính phủ yêu cầu
thực thiện chỉ thị 16 nhưng nông, thủy, hải sản của người dân vẫn được thu mua
với giá cả hợp lí .Đời sống nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện. Từ đó ta
thấy được khả năng ứng phó với dịch bệnh của cán bộ lãnh đạo tỉnh là linh hoạt,
kịp thời, chủ động.
Qua thực tế và những phân tích và liên hệ trên, chúng tơi thiết nghĩ các kết quả
được đặt trên đôi vai của nhà lãnh đạo và áp lực đối với họ là rất lớn. Có thể từ góc
độ khách quan bên ngồi, người ta sẽ nghĩ chúng tơi q lạc quan và chưa nhìn
thấy những hạn chế trong cái “Tầm” của lãnh đạo? Điều đó không sai, nhưng mọi
người hãy hiểu cho rằng, lãnh đạo của chúng tơi cũng là những người bình thường,
cũng phải có những hạn chế nhất định trong cái “Tầm”, miễn là họ biết nhìn nhận
lại mình sau đó và quan trọng hơn là họ đã và đang tiếp tục hoạch định những điều
tốt đẹp tiếp theo cho sự phát triển của tỉnh nhà và có lợi nhất cho nhân dân.
10


Vâng ! chúng tôi không hề né tránh là trong đợt dịch vừa qua họ đã chưa đoán
định được là khi nào thì hết dịch, khi nào thì hết giãn cách và tại sao phải giãn cách
lâu như vậy? Câu hỏi này thì tất cả các lãnh đạo của khu vực phía Nam cũng khó

trả lời thậm chí cả tổng thống Mĩ đôi khi cũng phải lúng túng chứ riêng gì Kiên
Giang?
Vì vậy, cuối cùng chúng tơi vẫn có thể tin tưởng vào Chính danh trong nhân thức
cũng như về chữ TÂM, chữ TRÍ và chữ TẦM của lãnh đạo Kiên Giang trong việc
xử lý dịch bệnh Covid 19.
3. Nhận xét đánh giá:
Tồn bộ học thuyết Chính danh của Khổng Tử nhằm mục đích cải biến xã hội tốt
đẹp hơn. Ông cho rằng làm chính trị tức là: “Chỉnh sửa xã hội từ hỗn loạn trở nên
ổn định”. Muốn được như vậy, trước hết người cầm quyền phải gương mẫu, lấy cái
đức của mình mà cảm hóa mọi người, khiến mọi người quy thuận. Ông phản đối
cai trị bằng pháp chế và hình phạt, làm như vậy thì dân sợ mà khơng thuận. Như
vậy, “Chính danh” là con đường đạt đến điều nhân, để xây dựng đường lối trị nước
bằng “Đức trị” và “Lễ trị”. Để thực hành Chính danh, người lãnh đạo cần hoàn
thành tốt phận sự và nghĩa vụ đúng với chức vụ, địa vị, thứ bậc của mình trong xã
hội.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, lãnh đạo tỉnh
Kiên Giang đã thực hiện tốt “Chính danh” thể hiện được “tâm, trí, tầm” của người
cán bộ quản lý.
Về tâm, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã có những giải pháp kịp thời và phù hợp để
xử lý dịch bệnh thể hiện tấm lịng vì dân vì nước, vì con người theo tư tưởng
“Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về trí, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã có nhận thức đúng đắn về thực trạng bùng
phát dịch và nguy cơ cũng như hậu quả của dịch bệnh, từ đó đề ra cách xử lí hiệu
quả. Đồng thời, đưa ra chính sách hợp lịng dân, nói đi đơi với làm, đúng với phận,
với nghĩa của bậc lãnh đạo. Vì lẽ đó, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang có được sự đồng
thuận, tơn kính của mọi người, thể hiện đúng với vai trò, cương vị của người đứng
ở vị trí đầu tỉnh.
Về tầm, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã thể hiện tầm nhìn xa trơng rộng qua việc
hoạch định tình huống phải tiếp đón những người dân Kiên Giang từ tâm dịch về
quê, đảm bảo cơ chế an sinh xã hội; xây dựng kịch bản đối phó dịch bệnh dự đốn

nguy cơ, đề ra hướng xử lý hiệu quả, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời, có hoạch định cơ bản để tái sinh nền kinh tế.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc... Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Theo Bác,
cán bộ là những người quyết định chất lượng cuộc sống của nhân dân, vì vậy, người
cán bộ lãnh đạo cần phải có cả “tâm, trí, tầm” để đáp ứng u cầu nhiệm vụ cách
11


mạng trong giai đoạn mới, đặc biệt là trong việc xử lý dịch bệnh COVID-19 hiện
nay. Thực tế đã cho thấy, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã có những giải pháp kịp thời,
hiệu quả trong xử lý dịch bệnh COVID-19 hiện nay, thể hiện đầy đủ tâm, trí tầm
của người lãnh đạo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng
những thành quả có được từ quá trình khống chế và đẩy lùi dịch bệnh của lãnh đạo
tỉnh là không thể phủ nhận.

12


PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước ta nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, việc kế thừa tư tưởng chính danh của Khổng Tử trong tuyển
chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo là rất cần thiết. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý phải thật sự là “cơng bộc” của nhân dân, lời nói phải đi đôi với việc làm, đúng
với cương vị của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh hiện
nay, đặc biệt là trước yêu cầu khắc phục khó khăn, thách thức để khai thác phát huy
thế lực, tiềm năng nhằm phát triển địa phương đòi hỏi người những người đứng đầu
có đủ Tâm, Trí, Tầm. Hơn lúc nào hết, người lãnh đạo, quản lý phải trở thành tấm
gương sáng; thường xuyên rèn luyện tác phong đã nói là làm, đã hứa là thực hiện;

cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; khơng vì giàu sang, hưởng lạc để rơi vào
tham nhũng; khơng vì sắc mà tha hố đạo đức và lối sống; khơng vì cá nhân hoặc
một tập thể nhỏ mà cục bộ địa phương, ích kỷ hẹp hịi. Khơng ngừng nâng cao khả
năng tự học, với động cơ đúng đắn; kết hợp chặt chẽ giữa tự nghiên cứu trong sách
vở tài liệu ... với tự học trong hoạt động thực tiễn; học ở đồng chí, đồng nghiệp, ở
Nhân dân. Khơng ngừng tự hồn thiện, tự bồi dưỡng, tiếp nhận, củng cố, phát triển
những phẩm chất, những giá trị, những yếu tố hợp thành khả năng tư duy; đồng
thời, sáng tạo ra những giá trị, phẩm chất, yếu tố mới, làm cho năng lực tư duy
vươn tới những trình độ cao hơn, đáp ứng các yêu cầu của nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Trong điều kiện hiện nay q trình hồn thiện và nâng cao Tâm, Trí, Tầm
của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố cá
nhân và xã hội. Tuy nhiên, sự tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện của mỗi người giữ
vai trò quyết định đối với các yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực, đạo đức, tác
phong cơng tác. Có như vậy mới cảm hoá được mọi người bằng tư cách, phẩm chất
của mình. Nhằm hồn thành nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao phó.

13



×