Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SỬ DỤNG BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.54 KB, 16 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ
“SỬ DỤNG BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS ”
1. Lí do chọn biện pháp
Hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được việc học sinh thường có tâm
lí chán học mơn Lịch Sử. Vậy, tại sao các em lại không hào hứng với mơn học
này? Có rất nhiều lí do nhưng trong đó có một lí do mà chúng ta phải nhìn thẳng
vào sự thật là từ phía các thầy cơ giáo, phải chăng chúng ta chưa có một phương
pháp thực sự cuốn hút học sinh, chưa tạo được hứng thú cho các em. Vì vậy
trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đặt ra
một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa
nhằm phát huy tối đa sự tích cực, sáng tạo của các em học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử đã và đang là yếu tố quyết
định hiệu quả giờ dạy, trong đó việc tạo hứng thú học sử cho học sinh là yếu tố then
chốt.
Muốn tạo được một giờ học nâng cao hứng thú học tập trong giờ học Lịch
sử, phát huy được năng lực của học sinh thì việc tổ chức các hoạt động và vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực của người giáo viên đóng một vai trị
rất quan trọng. Xuất phát từ những điều đã nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất biện
pháp “Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử lớp 9 tại
trường THCS Yên Lập”
* Thực trạng tại trường THCS …….: Trong những năm gần đây, tôi được
phân công giảng dạy Lịch sử khối 9 với tổng số học sinh dao động từ 125- 130
học sinh. Đầu năm học hàng năm, tôi đưa ra câu hỏi khảo sát như sau: “Em có
thích học mơn Lịch sử khơng?”
Kết quả: Khảo sát đầu năm học lớp 9 hàng năm.( dẫn chứng năm học 20202021)
Khơng thích

Bình thường


Thích

55/130

52/130

23/130

(42,3%)

(40%)

(17,7%)

Từ kết quả khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh u thích học Lịch sử cịn thấp, tỉ
lệ học sinh thấy bình thường và khơng thích học môn Lịch sử là khá cao.


2
2. Nội dung biện pháp
2.1. Khái quát về lập bảng hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
- Bảng hệ thống hóa kiến thức lịch sử cịn được gọi là bảng niên biểu.
Thực chất đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian, hoặc nêu các mối
liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì.
Bảng hệ thống hóa kiến thức được sử dụng trong công tác giảng dạy Lịch sử có
nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như sau:
- Bảng hệ thống kiến hóa thức sẽ có câu từ ngắn gọn, súc tích, cho học
sinh nhớ chính xác từ khóa, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản,tạo điều
kiện cho tư duy lơ-gic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Trên
cơ sở đó, vận dụng làm các bài tập địi hỏi kỹ năng thực hành hoặc yêu cầu tổng

hợp kiến thức.
- Lập bảng sẽ phát huy tính năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, khả
năng làm việc nhóm của người học để tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh
hội kiến thức.
- Phương pháp này còn tác động vào kênh hình của người học sẽ tạo ra sự
hứng thú, động lực trong giờ học, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan
sát, kích thích tư duy của người học.
- Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức góp phần tạo ra thói quen cần thiết
cho học sinh như: đọc sách giáo khoa, làm bài tập lịch sử... để hoàn thành nhiệm
vụ giáo viên đưa ra.
Như vậy, đối với bộ môn Lịch sử việc sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức
rất phù hợp. Thơng qua q trình hồn thiện bảng hệ thống hóa kiến thức các em
làm việc nhiều hơn với kiến thức lịch sử, nắm rõ các sự kiện, nội dung của bài học.
2.2. Các loại bảng hệ thống hóa kiến thức được sử dụng.
Bảng hệ thống hóa kiến thức được sử dụng dưới nhiều hình thức khác
nhau .Tuy nhiên, có thể tạm chia bảng hệ thống hóa kiến thức làm 3 loại:
Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian
dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà


3
còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan
trọng.
Niên biểu chuyên đề: Niên biểu này đi sâu trình bày nội dung một vấn đề
quan trọng nổi bật nào đó của một thời kỳ lịch sử nhất định; nhờ đó, học sinh
hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.
Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng
một lúc trong lịch sử, hoặc thời gian khác nhau nhưng có điểm tương đồng, dị
biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện đó; hoặc để rút ra một
kết luận khái quát.

Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu
và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng
loại hoặc khác loại.
2.3. Cách lập bảng hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
Để sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức có hiệu quả trong dạy học lịch sử
nói riêng và dạy học nói chung, giáo viên phải xây dựng được bảng hệ thống hóa
kiến thức theo mục đích và hình thức sử dụng. Việc xây dựng bảng gồm các bước
sau:
Bước 1: Trong mỗi bài dạy giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm
những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là
các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực… Tuy nhiên, chỉ nên chọn
những vấn đề tiêu biểu giúp việc nắm kiến thức tốt nhất, đơn giản nhất, không
nên đưa ra quá nhiều các loại bảng làm việc hệ thống kiến thức trở nên rối.
Bước 2: Lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
+ Với bảng niên biểu sự kiện, có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự
kiện, kết quả, ý nghĩa…
VÍ DỤ: BẢNG NIÊN BIỂU VỀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 19301931.


4
Thời gian
2/1930

4/1930

1/5/1930

8/1930

9/1930


Giữa 1931

Sự kiện
Cuộc bãi công của 3000
công nhân đồn điền Phú
Riềng

Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào cách mạng 1930 đến
1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử
trọng đại trong quá trình đấu tranh
Cuộc bãi cơng của 4000
cách mạng của nhân dân Việt Nam;
công nhân nhà máy sợi
chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên
Nam Định; diêm-cưa Bến
cường, oanh liệt và khả năng to lớn
Thủy; xi măng Hải Phòng
của quần chúng.
- PTCM 1930-1931 là cuộc tổng
Công nhân tiến hành tổ
diễn tập làn thứ nhất của Đảng và
chức
kỉ niệm ngày Quốc tế Lao quần chúng cách mạngchuẩn bị cho
động dưới nhiều hình thức. cách mạng tháng 8 năm 1945.
công nhân khu công
nghiệp Vinh - Bến Thuỷ
bãi công
phong trào công – nông

phát triển tới đỉnh cao: đấu
tranh chính trị kết hợp với
kinh tế quyết liệt diễn ra
dưới nhiều hình thức -> tấn
cơng chính quyền địch ->
Địch tan rã,
Đảng lập ra chính quyền
Xơ Viết
Phong trào tạm lắng

+ Với bảng niên biểu tổng hợp, tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp.
VÍ DỤ: BẢNG THỐNG KÊ CÁC CHIẾN DỊCH TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)
NỘI
DUNG

VIỆT BẮC –
THU ĐÔNG
1947

BIÊN GIỚI –
THU ĐÔNG
1950

ĐÔNG XUÂN
1953 - 1954

ĐIỆN BIÊN
PHỦ 1954



5
Kế
hoạch
của
Pháp

Kế hoạch đánh
nhanh thắng
nhanh

- Kế hoạch Rơve (hệ thống
phòng ngự
đường số 4,hành
lang đơng tây)
- Mĩ can thiệp,
dính líu

Âm
-Tiêu diệt cơ
- Cô lập Việt
mưu
quan đầu não
Bắc, kết thúc
của Pháp - Nhanh chóng kết chiến tranh
thúc chiến tranh

Chủ
trương
của ta


Phải phá tan
cuộc hành quân
mùa đông của
quân Pháp.Tiêu
diệt lực lượng
địch

-Tiêu diệt sinh
lực địch
- Khai thông
biên giới
- Mở rộng,củng
cố căn cứ địa
Việt Bắc.

Kế hoạch Na-va
(18 tháng giành
thắng lợi quân sự
kết thúc chiến
tranh trong danh
dự)
- Kết thúc chiến
tranh trong danh
dự
-Tập trung 44/84
ở Đồng Bằng
bắc bộ (tập
trung qn thứ
nhất)

-Tiêu diệt sinh
lực địch là chính
- Giải phóng đất
đai.
- Phân tán lực
lượng địch

Kế hoạch
Na-va (Cứ
điểm Điện
Biên Phủ)

-Tiêu diêu
diệt địch phá
tan kế hoạch
Na - va


6
Trận
tiêu
biểu

Trận đèo Bông
Lau

- Đường số 4,
Đông Khê

-Tấn công Lai

Châu uy hiếp
Điện biên Phủ
(tập trung quân
thứ 2)
-Tấn công Trung
Lào uy hiếp Xênô (tập trung
quân thứ 3)
- Tấn công
Thượng Lào
uy hiếp Luông
Pha Băng (tập
Trung quân
thứ 4)
- Tây Nguyên
uy hiệp Plâyku (tập trung
quân thứ 5)

Đánh tập
đoàn cứ điểm
Điện Biên
Phủ chia 3
đợt (56 ngày
đêm)

Ý
nghĩa

- Chiến dịch
phản công lớn
đầu tiên

- Đánh bại kế
hoạch đánh
nhanh thắng
nhanh

- Chiến dịch tấn
công lớn đầu
tiên của ta.
- Đánh bại kế
hoạch Rơ ve
- Ta giành thế
chủ động trên
chiến trường
chính bắc Bộ

- Bước đầu phá
sản kế hoạch
Na - va

-Phá sản hoàn
toàn kế hoạch
Na- va
-Xoay chuyển
cục diện chiến
tranh
-Buộc Pháp kí
vào hiệp định
Giơ-ne-vơ.

+ Với niên biểu so sánh, các nội dung so sánh càng cụ thể thì ý nghĩa khoa

học càng cao. Vấn đề được đặt ra để làm nổi bật bản chất sự kiện lịch sử. Nhờ đó,
giúp học sinh nhận thức được chân lý lịch sử một cách cụ thể, có tính thuyết phục.
VÍ DỤ : NIÊN BIỂU SO SÁNH ĐIỂM MỚI VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CON
ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI CON ĐƯỜNG CỨU


7
NƯỚC CỦA CÁC BẬC TIỀN BỐI CÁCH MẠNG (Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh...)
Nội dung
Hướng đi
Phương pháp
cách mạng chủ
yếu.
Xu hướng cách
mạng.

Các bậc tiền bối
- Phương Đơng
- Dựa vào lực
lượng bên ngồi.

Nguyễn Ái Quốc
- Phương Tây
- Dựa vào sức mạnh dân tộc

- Xu hướng tư sản.
- Đi theo chế độ TBCN

- Xu hướng vô sản.

- Đi theo chế độ XHCN

Bước 3: Lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn
gọn. Bài học có rất nhiều sự kiện, giáo viên phải biết chọn lọc những nội dung cơ
bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cơ đọng nhất; không ôm đồm kiến thức khiến
việc lập bảng trở nên nặng nề, khó theo dõi nội dung và lơ-gic vấn đề.
2.4 Cách sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
2.4.1 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong phần giảng bài mới.
2.4.2 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong phần củng cố,
luyện lập.
2.4.3 Sử dụng Bảng hệ thống hóa kiến thức trong tiết ơn tập chung.
2.5. Thực nghiệm sư phạm
2.5.1 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong phần giảng bài mới.
- Biệp pháp cũ giáo viên hỏi vấn đáp học sinh từng nội dung nhỏ, sau khi
đó chốt ý ghi lên bảng từng gạch đầu dòng lần lượt các nội dung. Với biện pháp
này nhiều học sinh học khơng tích cực, thụ động ỉ lại, không tập trung bài học.
- Sử dụng bảng hệ thống kiến thức giáo viên có thể phát phiếu học tập
dưới dạng bảng hệ thống kiến thức hoặc kẻ bảng ngay trên bảng đen và đặt câu
hỏi yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận nhóm hoặc cặp đơi, sau
đó gọi các em lên hồn thành các đơn vị kiến thức tại lớp theo hướng dẫn của
giáo viên.
Ví dụ : Khi dạy bài 15 “Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh
thế giới thứ nhất (1919-1925)”.
Trong tiết học này có 2 nội dung chính:


8
- Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925).
- Phong trào công nhân (1919-1925)
Với 2 nội dung trên, giáo viên có thể tích hợp 2 mục thành 1 mục để lập

bảng hệ thống kiến thức. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng
thống kê.
Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam (1919-1925)
Giai cấp
Tư sản dân tộc

Tiểu tư sản

Công nhân

Hoạt động tiêu biểu
- 1919: phát động các phong trào “Chấn hưng nội hóa, bài
trừ ngoại hóa”
- 1923: Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc
quyền xuất khẩu gạo ở Nam kì của tư bản Pháp. Thành
lập Đảng lập hiến.
- Thành lập tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa Đồn,
Hội Phục Việt...
- Thành lập các nhà xuất bản: Nam Đồng thư xã, Cường
học thư xã...
- Xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ,
Người nhà quê...
- Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925), để tang
Phan Châu Trinh(1926)
- 1922: Đấu tranh đòi nghỉ làm việc chủ nhật có trả lương
của cơng nhân viên chức các sở công thương của tư
bản Pháp ở Bắc Kỳ.
- 1924: nhiều cuộc bãi công của công nhân ở các nhà
máy dệt, rượu, xay xát gạo.
- 8/1925 Công nhân Ba Son bãi công –> đánh dấu công

nhân Việt nam chuyển từ tự phát sang tự giác.

- Đối với những bài học có dung lượng kiến thức quá nhiều, trong khuôn
khổ thời lượng nhất định, để không mất nhiều thời gian trong việc ghi chép và
diễn giải kiến thức một cách tràn lan ở những phần kiến thức khơng trọng tâm
giáo viên có thể trình bày những nét chính về sự việc, hiện tượng; sau đó hướng


9
dẫn các em học sinh về nhà tự hoàn thiện bảng thống kê để rèn luyện cho học
sinh kĩ năng và ý thức tự học.
Ví dụ: Khi dạy về bài 16 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm 1919 – 1925”, do nội dung của bài dài thì trong q trình dạy
bài này, giáo viên có thể nhấn mạnh những sự kiện chính, rồi yêu cầu học sinh
hoàn thành bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm 1919-1925.
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925)
Thời gian
1919

7/1920

25/12/192
0

1921

6/ 1923
đến
11/1924


6/ 1925

Sự kiện
- 18/6/1919: Gửi Bản yêu sách
của nhân dân An Nam đến hội
nghị Vecxai.
- Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin.
- Tại đại hội Tua, bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản
và tham gia thành lập Đảng cộng
sản Pháp.
- Sáng lập Hội liên hiệp các dân
tộc thuộc địa
- Ra báo Người cùng khổ
- Viết bài cho báo Nhân đạo,Đời
sống công nhânvà đặc biệt là
viết
cuốn Bản án chế độ thực dân
Pháp.
- Dự Hội nghị quốc tế Nông dân
- Dự Đại hội V Quốc tế Cộng
sản (1924)

- Thành lập hội Việt Nam cách
mạng Thanh Niên, lấy “Cộng
sản đoàn” làm nịng cốt.


Ý nghĩa
- Gây tiếng vang lớn.

- Tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc- cách mạng
vô sản (công lao lớn nhất)
- Trở thành người cộng sản đầu
tiên của Việt Nam, là bước ngoặt
trong tư tưởng của Nguyễn Ái
Quốc.
- Gắn cách mạng việt Nam với
cách mạng thế giới
- Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về nước.

- Học tập, nghiên cứu về con
đường cứu nước mới, có thêm
thực tiễn cách mạng.
- Là bước chuẩn bị về tư tưởng
cho sự ra đời của Đảng.
- Là bước chuẩn bị về tổ chức cho
sự ra đời của Đảng.


10

2.5.2 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong phần củng cố, luyện lập.
- Biện pháp cũ sau mỗi bài học giáo viên chỉ dặn dò học sinh về nhà học
bài cũ, làm bài tập và đọc trước bài mới một cách chung chung. Vì vậy, nhiều
học sinh khơng làm và rất thờ ơ.

- Biện pháp mới giáo viên sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức dưới dạng
bài tập về nhà. Cuối giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn các em lập bảng hệ thống kiến
thức của nội dung bài vừa học; bảng kiến thức nhóm những nội dung tương đồng
nằm rải rác các bài đã học hoặc bảng so sánh nội dung bài mới với các bài đã học.
Với các dạng bảng này học sinh có cái nhìn khái quát các đơn vị kiến thức tốt hơn,
hình thành tư suy lo – gic trong quá trình làm bài tập trắc nghiệp. Đồng thời, biện
pháp này sẽ tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học và làm việc tư duy
độc lập và thay đổi tư duy học sinh là mơn lịch sử khơng có bài tập về nhà.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 29: “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu
nước (1965-1973)”, sau khi kết thúc nội dung bài học, giáo viên có thể yêu cầu hoc
sinh về nhà lập bảng thống kê các chiến lược chiến tranh của Mĩ theo bảng mẫu sau:
Nội dung

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Thời gian

1961-1965

1965-1968

Loại hình
chiến tranh
Lực lượng
chủ yếu
Âm mưu

Thủ đoạn


Việt Nam hóa
chiến tranh
1969-1973

Hình thức: xâm lược thực dân mới
Quân Sài Gòn

Quân Mĩ và quân
Đồng Minh

Quân Sài Gòn

“Dùng người Việt
đánh người Việt”

Giành lại thế chủ
động

- Tiếp tục“Dùng

Kế hoạch Stalay –
Taylo:
+ Lập ấp chiến lược
xương sống
+ Chiến thuật “trực
thăng vận, thiết xa
vận”

- Hai gọng kìm “tìm

diệt”và “bình định”
vào vùng “đất thánh
của Việt cộng”
- Hành quân càn quét
(2 mùa khô)

người Việt đánh
người Việt”
- Thủ đoạn
ngoại giao, cơ
lập Cách mạng
Việt Nam.
- Sử dụng qn
Sài
Gịn, xâm
lượcLào,
Campuchia.


11
Thắng lợi
mở đầu

- Ấp Bắc (1/1963)
- >Thi đua Ấp Bắc
giết giặc lập cơng

Thắng lợi
kết thúc


- Bình Giã – Bước
đầu làm phá sản
CTĐB
- Chiến thắng An Lão,
Ba Giai, Đồng Xoài
đã làm phá sản hoàn
toàn chiến tranh Đặc
biệt

Vạn Tường(8/1965)
->Khả năng đánh bại
chiến tranh cục bộ

* Tổng tiến công
Mậu Thân 1968
- Thừa nhận sự thất
bại chiến tranh cục
bộ (phi Mĩ hóa
chiến tranh)
- Chấm dứt đánh phá
miền Bắc
- Ngồi vào bàn đàm
phán.

*Tổng tiến công
chiến lược 1972
- Thừa nhận sự
thất
bại Việt Nam
hóa

chiến tranh (Mĩ
hóa trở lại)

2.5.3 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong tiết ôn tập chung.
Các tiết ôn tập lịch sử là những tiết khái quát lại những kiến thức đã được
học trong cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử dài.
- Biện pháp cũ: Giáo viên thuyết trình và vấn đáp học sinh ngay trên lớp,
nhiều học sinh học tốt nhớ được trả lời luôn được, nhiều em tư duy chậm sẽ mơ
hồ bởi không biết câu hỏi giáo viên đưa ra nằm ở bài nào. Vì vậy, giờ ơn tập khô
khan, nhàm chán và học sinh sẽ không hứng thú học.
- Biện pháp mới: Giáo viên sẽ đưa bảng hệ thống kiến thức trống và yêu
cầu học sinh hoạt động nhóm và hồn thành bảng theo gợi ý của giáo viên. Học
sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện
khả năng hoạt động nhóm cho học sinh, đồng thời giúp các em hệ thống lại được
những kiến thức khái quát nhất.
Ví dụ: Trong bài 34“Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất đến năm 2000”để giúp học sinh hệ thống hóa các nội dung chính
của cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn từ năm 1919 – nay, giáo viên
hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu sau:
Giai đoạn
1919-1930

Sự kiện
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa


12
lần hai, đã đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến,
nông nghiệp lạc hậu thật sự trở thành một xã hội thuộc địa.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, từ đó cách

mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối
cách mạng
1930-1945

- Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo cao trào cách
mạng 1930-1931, kẻ thù đã khủng bố dã man đến năm 1935
mới khôi phục.
- Cao trào dân chủ 1936-1939 chống bọn phản động thuộc địa
đòi "tự do dân chủ, cơm áo hịa bình".
- Qua 2 cao trào đã tơi luyện được đội qn chính trị hàng
triệu người, đó thực sự là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách
mạng tháng Tám năm 1945.
- Mồng 9-3-1939, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương.
- Ngày 14-8-1945, Đảng phát động quần chúng đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

1945-1954

- Sau cách mạng tháng Tám thành công cách mạng nước ta
phải đương đầu với mn vàn khó khăn đễ giữ vững chính
quyền.
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn
cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ kí chính thức ngày 21-7-1954, đã chấm
dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương.

1954-1975

- Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền cùng một lúc thực hiện
hai nhiệm vụ:

+ Miền Bắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh
phá hoại.
+ Miền Nam: chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ.
- Sau hơn 20 năm chiến đấu với Cuộc tiến công và nổi dậy
mùa xuân 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
nhân dân ta giành thắng lợi.

1975 đến
nay

- Sau mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất.Cả nước đi lên
Xây dựng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn.

3. Kết quả thực hiện biện pháp


13
Trong năm học những năm gần đây, tôi đã tiến hành dạy các tiết Lịch sử
có sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức kết hợp với những phương pháp dạy
học tích cực khác. Kết quả khảo sát cuối kỳ II theo hình thức trắc nghiệm khách
quan.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Khi học các tiết học Lịch sử có sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức em có
cảm thấy hứng thú khơng?


Khơng

2. Khi học các tiết học Lịch sử có sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức, em có

cảm thấy dễ hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn khơng?


Khơng

3. Khi học các tiết học có sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức sẽ giúp em điều
gì?
Thích học bộ mơn Lịch sử hơn.
Gắn kết tình bạn, tình thầy trị, có thái độ ứng xử linh hoạt trong học tập.
Không giúp điều gì.
Tơi tiến hành khảo sát trên 130 HS khối 9. Phản hồi của HS về những tiết
học có sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức như sau:
- 125/130 = 96,1% HS cho rằng các em thích thú với các tiết học có sử dụng
bảng hệ thống hóa kiến thức.
- 125/130 = 96,1% HS cho rằng các tiết học có sử dụng bảng hệ thống hóa
kiến thức giúp các em hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú học
tập bộ mơn. Ngồi ra thơng qua việc tham gia thuyết trình các sản phẩm giúp
các em bạo dạn hơn, tự tin hơn.
- 120/130 = 92,3% HS cho rằng HS cho rằng các tiết học có sử dụng bảng hệ
thống hóa kiến thức giúp các em u thích bộ môn Lịch sử hơn.
- Đa số HS đều cho rằng các em thích học với các tiết học có sử dụng bảng
hệ thống hóa kiến thức vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập và các
cảm thấy tiết học trở lên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, đỡ nhàm chán khô khan so
với phương ph áp học tập truyền thống.
Vẫn là câu hỏi: “Em có thích học mơn Lịch sử khơng?”, sau một năm áp
dụng biện pháp trên, tôi nhận được câu trả lời của các em với kết quả như sau:


14
Khơng thích

20/130
(15,4%)

Bình thường
35/130
(27%)

Thích
75/130
(57,7%)

Từ những kết quả trên tơi có thể khẳng định rằng việc sử dụng bảng hệ
thống hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và
học, tạo hứng thú học tập, gắn kết tình bạn, tình thầy trị, có thái độ ứng xử linh
hoạt trong học tập, tinh thần đoàn kết và u thích bộ mơn.
Trong các tiết học, các em tích cực, hào hứng chủ động chiếm lĩnh tri thức
mỗi khi được giáo viên giao nhiệm vụ. Biện pháp này giúp hình thành cho các
em thói quen làm bài tập lịch sử, đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. HS có
khả năng ghi nhớ sự kiện, kĩ năng so sánh, phân tích, để tìm ra mỗi liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử của học sinh tốt hơn.
Ngoài ra, học sinh có thể dễ dàng nắm được kiến thức một cách hệ thống
đầy đủ; so sánh các sự kiện lịch sử được khách quan, chính xác. Từ đó, kỹ năng
làm bài của học sinh tốt hơn rất nhiều, ít bị sai sót. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng
lên, học sinh trung bình giảm rõ rệt.
Kết quả cụ thể giáo dục đại trà học sinh lớp 9 những năm học gần đây
Năm học

Số lượng

Trung bình


Khá

Giỏi

2018-2019

125

38/125

64/125

31/125

2019-2020

129

29/129

65/129

35/129

2020-2021

130

24/130


67/130

39/130

ghi chú

Kết quả cụ thể giáo dục mũi nhọn ( học sinh giỏi đi thi HSG cấp huyện
và tỉnh) học sinh lớp 9 những năm học gần đây
Năm học

Số

Số học sinh

Chất lượng giải


15
lượng

đạt giải
Nhất

Nhì

Ba

KK


20182019

02

02

0

01

01

0

20192020

02

02

0

0

02

0

20202021


02

02

0

0

01

01

4. Kết luận
Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học là một nguyên tắc chỉ
đạo phương pháp dạy học vận dụng trong các khâu của giờ học, có ý nghĩa to lớn
trong việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực của học sinh.
So với hình thức gạch đầu dịng lan man thì sử dụng bảng hệ thống kiến
thức nội dung sẽ được trình bày, sâu chuỗi một cách rõ ràng, khoa học trong một
bảng thống kê. Nhờ đó học sinh có thể dễ dàng nắm được kiến thức một bài học,
hay giai đoạn lịch sử, một vấn đề lịch sử, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội
dung lịch sử.
Ngồi ra, phương pháp này cịn rèn cho học sinh kĩ năng tóm tắt nội dung
từng bài học, từng chương, từng thời kì; kĩ năng tìm từ khóa, kĩ năng so sánh
thơng qua đó học sinh tìm ra bản chất sự kiện
* Kiến nghị, đề xuất
- Đối với tổ/nhóm chuyên môn
Tăng cường trao đổi, thảo luận xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.



16
- Đối với lãnh đạo nhà trường.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng bộ
mơn lịch sử nói riêng, lãnh đạo nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện về cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học để đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay. Nhà trường cũng cần quan tâm hơn nữa đến vị trí, vai trị
của bộ mơn Lịch sử, khuyến khích hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học,
tăng cường chất lượng các hoạt động ngoại khóa, nâng cao tính sáng tạo và tính
tích cực, chủ động cho học sinh. Nhà trường cần kiến nghị với lãnh đạo cấp trên
tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp, kĩ thuật dạy học để giáo viên có điều
kiện củng cố, nâng cao chuyên mơn, nghiệp vụ.
- Đối với Phịng Giáo Dục và Đào tạo
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn có hiệu quả các phương pháp
dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói riêng và chất
lượng giáo dục nói chung.
Mặc dù đã rất cố gắng song báo cáo giải pháp của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý BGK
để các biện pháp trên được hoàn thiện và đạt được hiệu quả cao hơn trong những
năm học tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

........................................................................................................
.........................................................................................................
........................................................................................................
.........................................................................................................
........................................................................................................
.........................................................................................................


Vũ Văn Thanh



×