Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.26 KB, 13 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN BÀI THU HOẠCH:
NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC ĐẢNG
BỘ CƠ SỞ

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG

3


2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
2.1.1. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ

3

3

2.1.2. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng

3

2.1.3. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng

4

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ Ở CÁC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ 6
2.2.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tại các đảng bộ cơ sở

6

2.2.2. Những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tại các Đảng
bộ cơ sở 7
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TẠI CÁC ĐẢNG BỘ
CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI
PHẦN III: KẾT LUẬN

12

8



3
Phần I: MỞ ĐẦU

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
Đảng Cộng sản. Thực chất của nguyên tắc này chính là nhằm nâng cao tính tích
cực và năng lực sáng tạo của đảng viên, để các quyết định của Đảng luôn là sản
phẩm kết tinh bởi trí tuệ tập thể và bảo đảm tính kỷ luật tự giác của mỗi tổ chức
đảng và đảng viên khi ý chí của đa số được khẳng định và bắt buộc phải phục
tùng.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện, ln lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản của Đảng. Đó là ngun tắc chỉ đạo tồn bộ việc xây dựng tổ chức và hoạt
động của Đảng, vừa bảo đảm cho Đảng có sự thống nhất về ý chí và hành động,
vừa phát huy được dân chủ trong Đảng, tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ln khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng; phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận
Đảng từ bản chất.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành do Đại hội XI của Đảng (năm
2011) thông qua nêu rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành
động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng
thời thực hiện các ngun tắc: tự phê bình và phê bình, đồn kết trên cơ sở
Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Hiện nay, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của
các Đảng bộ cơ sở vẫn còn một số mặt hạn chế như: Việc nghiên cứu, tham gia
góp ý văn kiện trình Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2020-2025) của một số đảng
viên cịn ít; trong sinh hoạt Đảng, cịn có đảng viên chưa mạnh dạn trong góp ý



4

phê bình…Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do đảng viên chưa nhận
thức đầy đủ về nguyên tắc tập trung dân chủ và trách nhiệm của bản thân trong
thực hiện; do tâm lý e ngại, nể nang…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức
và hoạt động của các Đảng bộ cơ sở trong thời gian tới, học viên chọn đề tài:
“Nguyên tắc tập trung dân chủ: những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở các Đảng
bộ cơ sở” để làm bài thu hoạch hết môn.

Phần II: NỘI DUNG

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
2.1.1. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc quy định cách tổ chức, hoạt động của Đảng, trong đó, tập trung
trên cơ sở dân chủ, dân chủ đi đôi với tập trung; đảng viên của Đảng bình đẳng về quyền và trách
nhiệm; cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra; thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ
trách; công việc của Đảng được quyết định theo đa số; thiểu số phục tùng đa số; tổ chức đảng cấp dưới
phục tùng tổ chức đảng cấp trên; đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng..., nhằm vừa bảo đảm
phát huy tính tích cực, sáng tạo của mọi tổ chức của Đảng và đảng viên, vừa bảo đảm sự thống nhất ý
chí và hành động của Đảng.

2.1.2. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
* Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
Xuất phát từ bản chất của Đảng: Là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng phải có tổ chức chặt chẽ,
tập trung, thống nhất, chứ khơng thể là một tổ chức lỏng lẻo, vơ chính phủ, phân
tán; là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng cộng sản, đấu
tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội - một xã hội dân chủ, Đảng lại phải có tổ chức



5

dân chủ mới phù hợp với bản chất và mục đích ấy. Bởi vậy, xa rời nguyên tắc tập
trung dân chủ là xa rời bản chất của đảng cộng sản.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của Đảng: Nhiệm vụ lịch sử của Đảng
Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp bức,
bóc lột, bất cơng, xây dựng thành cơng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tiến tới
chủ nghĩa cộng sản.
Xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế: Thực tiễn cho thấy, với nguyên tắc tập trung dân chủ, nhiều đảng cộng
sản đã xây dựng mình thành đội tiên phong chiến đấu có tổ chức chặt chẽ, vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, lãnh đạo cách mạng giành những thắng lợi to lớn.
Xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt
Nam: Nhờ được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng ta đã có đủ sức
mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công và ngày càng phát triển.
* Tập trung dân chủ là nguyên tắc làm cho Đảng vừa phát huy được tính
chủ động, sáng tạo của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, vừa có được tổ
chức tập trung, có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng tổ chức, sinh
hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt
động khác của Đảng.
* Tập trung dân chủ là nguyên tắc phân biệt chính đảng cách mạng chân
chính của giai cấp công nhân với các đảng phái khác
Nguyên tắc này đã được V.I.Lênin khẳng định để xây dựng đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân, phân biệt với các đảng cơ hội trong Quốc tế II hồi đầu thế
kỷ XX. Thừa nhận và tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ là một



6

dấu hiệu, một điều kiện cơ bản bảo đảm cho một chính đảng đi theo và trung
thành với những nguyên tắc của một đảng mácxít - lêninnít.
Với vai trị quan trọng như vậy, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ là
vấn đề có tính sống cịn khơng chỉ với Đảng Cộng sản Việt Nam mà với các đảng
cộng sản nói chung.
2.1.3. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng Cộng sản
Việt Nam được quy định tại Điều 9 Điều lệ Đảng hiện nay
Một là, cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nội dung này quy định về cách lập cơ quan lãnh
đạo của Đảng và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, thể hiện tính dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của Đảng. Trừ một số trường hợp đặc biệt được chỉ định theo
quy định của Trung ương Đảng, còn cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng phải do
bầu cử lập ra. Về cách lãnh đạo, trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, công việc của Đảng được thảo luận và quyết định
theo đa số thành viên trong cơ quan lãnh đạo.
Hai là, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở
mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban
Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy). Đây là quy định
về cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Ba là, cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp,
trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thơng báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức
đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Đây là quy định về chế độ báo cáo trong Đảng để
bảo đảm tính tập trung thống nhất của Đảng, đồng thời bảo đảm thực hiện chế độ công việc của Đảng
được thảo luận và quyết định theo đa số, bảo đảm quyền của tổ chức đảng cấp dưới.
Bốn là, tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa
số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại
hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Nội dung này quy định về các mối quan hệ: giữa



7
tổ chức đảng các cấp; giữa tổ chức đảng và đảng viên với nghị quyết của Đảng; giữa thiểu số và đa số...
Năm là, nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa
số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến
của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho
đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý
kiến trái với nghị quyết của Đảng, cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; khơng phân biệt
đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Nội dung này quy định về chế độ ra quyết định trong
Đảng; quyền của đảng viên; quyền của đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số, thể hiện rõ cả dân chủ và
tập trung.
Sáu là, tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song khơng
được trái với ngun tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp
trên. Nội dung này quy định về thẩm quyền của tổ chức đảng cấp dưới, cho phép các tổ chức đảng cấp
dưới được quyết định những vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng khơng được nhân danh
tổ chức đảng ra nghị quyết trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và nghị quyết của cấp trên.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ Ở CÁC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
2.2.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tại các đảng bộ cơ sở

Nguyên tắc tập trung dân chủ chiếm một vị trí quan trọng trong học thuyết
Mác-Lênin về đảng cộng sản. Bởi, thực chất tất cả những tiêu chuẩn sinh hoạt
đảng đều xuất phát từ nguyên tắc này. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Nguyên tắc tập trung dân chủ cùng với những
nguyên tắc khác cấu thành hệ thống nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất trong chỉ đạo mọi hoạt động tổ
chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng ta. Nguyên tắc tập trung
dân chủ chính là điều kiện bảo đảm cho tổ chức đảng cố kết về mặt tổ chức,

thống nhất ý chí, hành động, đồng thời, phát huy sáng kiến và tính tích cực, sáng
tạo của mọi đảng viên, mọi tổ chức đảng. Nâng cao chất lượng thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ là một yêu cầu khách quan, thường xuyên, là nội dung, biện
pháp cơ bản xây dựng các đảng bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh. Tiến trình phát


8

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những vấn đề
mới đòi hỏi nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng đảng cần phải
được tăng cường.
2.2.2. Những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tại các
Đảng bộ cơ sở
Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cho thấy, đại đa số các đảng bộ cơ sở luôn giữ vững
nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, góp phần hồn thành
nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hưởng
đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, thể hiện ở chất lượng thực hiện một số nội dung của nguyên
tắc; kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc chưa đầy đủ, chưa ngang tầm yêu cầu xây dựng đảng bộ cơ sở
trong sạch, vững mạnh... Một khảo sát về khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân hạn chế, khuyết
điểm trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở được chia theo 4 nhóm vấn đề cho kết quả
như sau:
Thứ nhất, liên quan đến vấn đề nhận thức: Có biểu hiện xem nhẹ ý nghĩa, tầm quan trọng của
nguyên tắc hoặc chưa hiểu đúng bản chất, đủ nội dung của nguyên tắc trong thực tiễn; thực hiện sai
nguyên tắc do kém hiểu biết.
Thứ hai, liên quan đến văn bản quy định, hướng dẫn: Chưa có văn bản cụ thể hố những nội
dung của ngun tắc, quy định trách nhiệm cụ thể cho tập thể, cá nhân và các chế tài xử lý khi vi phạm
nguyên tắc.
Thứ ba, liên quan đến vấn đề tổ chức thực hiện: Có hiện tượng biến dạng trong thực hiện
nguyên tắc hoặc lợi dụng nguyên tắc để vụ lợi, thực hiện ý đồ cá nhân; tính gương mẫu và năng lực tổ
chức thực hiện của người đứng đầu cấp ủy hạn chế; chưa có chương trình kiểm điểm việc thực hiện quy

chế ở các cấp uỷ, tổ chức đảng; tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình chưa khoa học, thiếu trọng
tâm, trọng điểm, không thường xuyên, không thơng báo kết quả tự phê bình, phê bình cho đảng viên
biết để theo dõi, giám sát việc sửa chữa; tính tự giác, thẳng thắn trong phê bình rất hạn chế, việc phân
tích, đánh giá chất lượng Tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, cán bộ hằng năm chưa thực chất, hiệu quả
thấp.
Thứ tư, liên quan đến các yếu tố khác: thể hiện ở việc chưa có cơ chế động viên, khuyến khích
thích đáng, bảo vệ an tồn người đấu tranh phê bình thẳng thắn, tố cáo tiêu cực, tham nhũng; thông tin
cung cấp không đầy đủ, không khách quan, thiếu chính xác, khơng kịp thời; chưa có cơ chế chất vấn,
phản biện trong Đảng để tránh cho cấp uỷ, tổ chức đảng đề ra các chủ trương, chính sách khơng sát
thực tế, kém tính khả thi hoặc vi phạm pháp luật.


9
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TẠI CÁC ĐẢNG
BỘ CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI
Thứ nhất, để khắc phục những thiếu sót trên, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ, đòi hỏi các đảng bộ cơ sở cần tiếp tục nâng cao nhận thức, khả năng tổ chức thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cho cấp ủy viên và đội ngũ đảng viên. Bởi, điều kiện tiên quyết bảo
đảm cho việc thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ là mọi cấp ủy, đảng viên và tổ chức đảng
phải có nhận thức đúng, sâu sắc về bản chất, nội dung nguyên tắc, thấy được tính tất yếu phải thực hiện
ngun tắc, từ đó nêu cao ý thức tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nguyên tắc. Thực tế cho thấy, trừ
những trường hợp cố tình vi phạm do động cơ cá nhân, việc vi phạm phần lớn là do nhận thức không
đúng, không đầy đủ các nội dung của nguyên tắc. Do đó, cần kết hợp giữa việc tổ chức học tập, bồi
dưỡng của cấp ủy với việc động viên, bảo đảm mọi đảng viên (trong đó chú trọng đội ngũ cấp ủy viên, bí
thư, phó bí thư, đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng đảng) nắm vững thực chất, nội dung cụ thể của
ngun tắc, có ý thức tơn trọng, tự giác, chủ động thực hiện và kiên quyết đấu tranh bảo vệ. Cần làm rõ
mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ trong quá trình thực hiện; phê phán, khắc phục
những khuynh hướng lệch lạc, tách rời, nhấn mạnh một chiều tập trung hoặc dân chủ làm biến dạng
nguyên tắc; tích cực bồi dưỡng cách thức tổ chức, quy trình, thủ tục và kinh nghiệm thực hiện từng nội
dung cụ thể của nguyên tắc cho các cấp ủy viên. Đồng thời, cần thống nhất trong Tổ chức cơ sở đảng về

quan điểm, phương pháp, cách làm việc, xử lý các mối quan hệ theo đúng nội dung và yêu cầu của
nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ hai, cần đặc biệt coi trọng cụ thể hoá các nội dung của nguyên tắc tập
trung dân chủ, nâng cao tính khoa học, tính cụ thể, tính pháp lý trong quy chế làm
việc của các cấp ủy phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của đảng bộ. Cần nhận thức
rõ việc soạn thảo và ban hành quy chế là một việc làm nghiêm túc, khoa học,
khơng được chiếu lệ, hình thức. Vì vậy, phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm của
đảng bộ, chi bộ để xây dựng quy chế, quy định của cấp uỷ, vừa đúng với nguyên
tắc của Đảng, vừa phù hợp với đặc điểm của đơn vị, giúp cho các cấp uỷ, tổ chức
đảng và mọi đảng viên hiểu và thực hiện đúng các nội dung của nguyên tắc. Tất cả
các điều khoản trong quy chế phải được nghiên cứu cụ thể, cân nhắc toàn diện,
được thảo luận kỹ, đạt tới sự thống nhất cao trong cấp ủy trước khi ban hành.
Phải xem quy chế là những quy định trực tiếp cho hoạt động lãnh đạo của cấp ủy,
từng cấp ủy viên, đồng thời là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá vai trò, trách nhiệm,


10

hiệu quả, hiệu lực công tác lãnh đạo. Các cấp ủy viên phải nắm chắc nội dung quy
chế, có ý thức trách nhiệm cao, chấp hành nghiêm nội dung và yêu cầu của quy
chế. Qua thực tiễn, những điều chưa phù hợp cần được kịp thời điều chỉnh và khi
có những quy định mới của cấp trên phải nhanh chóng cụ thể hóa, bổ sung vào
nội dung quy chế.
Thứ ba, một biện pháp có tính khả thi cao để nâng cao chất lượng thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ là cần phải tăng số lượng và nâng cao chất lượng
các ý kiến trong hội nghị của các tổ chức đảng ở cơ sở. Bởi, khi mọi người đã phát
biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do
phục tùng chân lý. Do đó, bên cạnh việc nâng cao trình độ trí tuệ cho đội ngũ
đảng viên, năng lực tư duy làm cơ sở cho việc vận dụng vào quá trình chuẩn bị và

ra các quyết định, phải tìm những hình thức, biện pháp phát huy mạnh mẽ dân
chủ nội bộ. Các ý kiến đề xuất phải chỉ rõ được những vấn đề yếu kém, nổi cộm,
bức xúc để thảo luận cách giải quyết, tránh dài dòng, sai lệch trọng tâm, khơng rõ
chính kiến. Cần xác định việc tham gia ý kiến, trình bày chính kiến cá nhân trong
sinh hoạt đảng là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi đảng viên và phải được quy định
rõ ràng, trở thành một tiêu chí đánh giá, phân loại đảng viên, đánh giá kết quả
hồn thành nhiệm vụ và trách nhiệm, vai trị đảng viên trong công tác xây dựng
đảng. Đồng thời, cần kiên quyết đấu tranh khắc phục hiện tượng dân chủ hình
thức và mọi biểu hiện của tệ quan liêu, gia trưởng, độc đốn trong tổ chức đảng.
Đồng chí bí thư (hoặc cấp ủy viên được ủy quyền) thay mặt cấp ủy chủ trì các
cuộc họp phải chủ động điều hành hội nghị đi đúng trọng tâm, phải biết lắng
nghe, định hướng, khêu gợi vấn đề, phát hiện và kết luận vấn đề một cách chính
xác, khắc phục tình trạng kết luận chung chung, dung hòa các ý kiến cốt làm vừa
lịng mọi người. Từng đồng chí cấp ủy viên phải rèn luyện ý thức dân chủ, bình
đẳng trong tranh luận, thảo luận, tránh gò ép, áp đặt ý nghĩ chủ quan đối với ý
kiến của đảng viên. Những chủ trương, biện pháp lãnh đạo phải được quyết định


11

bằng trí tuệ tập thể, tránh cục bộ, bè phái hoặc quan liêu, duy ý chí, dân chủ hình
thức, độc đoán để bảo đảm nghị quyết đề ra đúng đắn, có tính khả thi cao.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các
cấp ủy đảng theo hướng “thực hành dân chủ rộng rãi trong tổ chức và hoạt động
của Đảng”. Mọi hoạt động của đảng viên và các tổ chức đảng phải bảo đảm tính
đảng, tính nguyên tắc với sự năng động, sáng tạo trước cái mới, cái đúng nảy sinh
trong thực tiễn... Cần tích cực phát hiện những cách làm hay, kinh nghiệm tốt,
điển hình tiên tiến để nhân rộng. Đồng thời, cần tập trung giải quyết những bức
xúc nảy sinh. Bảo đảm tính khách quan, khoa học, trung thực trong thu thập, xử
lý, phân tích thơng tin, khơng tơ hồng hoặc bôi đen. Cần kết hợp chặt chẽ giữa

phát huy dân chủ của tập thể cấp ủy, chi bộ với đề cao ý thức trách nhiệm cá nhân
đảng viên, thực hiện nói đi đơi với làm, chống tác phong quan liêu, mệnh lệnh
trong phương pháp, hách dịch trong thái độ. Thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh
nghiệm nhằm xây dựng bầu khơng khí tích cực, lành mạnh, đồn kết, tơn trọng,
hiểu biết lẫn nhau, chân tình, khiêm tốn trong quan hệ giữa các đảng viên.
Thứ năm, tăng cường tính cơng khai, công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý
những sai phạm. Đây là biện pháp cần thiết, bởi, khơng phải cứ có quy chế, quy định là mọi việc được
thực hiện. Thực tế đã có khơng ít những điều khoản ghi trong Điều lệ Đảng mà không được đảng viên và
tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, thậm chí cịn vi phạm nghiêm trọng. Muốn thực hiện được quy chế,
quy định, trước hết cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, các cơ quan kiểm tra, giám sát
phải tích cực hoạt động. Tính cơng khai là biện pháp có hiệu quả bảo đảm thực hiện dân chủ trong
Đảng. Tùy từng vấn đề và ở những mức độ, phạm vi thích hợp, phải thực hiện công khai các hoạt động
của Đảng, của các cấp ủy đảng, của những người lãnh đạo các cấp, công khai các ý kiến khác nhau...
Đồng thời, “các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát... việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác,
thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ”. Cần kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên,
định kỳ và bất thường, linh hoạt sử dụng các hình thức kiểm tra cụ thể; bảo đảm thường xuyên nắm
vững thực chất tình hình chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy
định, quy chế của tổ chức đảng; kịp thời phát hiện, xem xét, kết luận, xử lý đúng người, đúng tội đối với
những đảng viên có sai phạm trong chấp hành nghị quyết hoặc có những lời nói, việc làm trái với quan


12
điểm của Đảng, độc đốn, chun quyền và cơng khai việc xử lý kỷ luật những trường hợp đã rõ là phạm
pháp.

Phần III: KẾT LUẬN
Nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung và phạm vi áp dụng rất rộng, có
nhận thức đúng mới thực hiện đúng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thời gian qua là do

có đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về nguyên tắc này. Để nâng cao nhận thức
cho đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ, các Đảng bộ cơ sở cần tổ chức
cho đảng viên học tập nắm vững các Quy định, Hướng dẫn của Trung ương Đảng
về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Các Đảng bộ cơ sở cần phải phát huy mạnh mẽ dân chủ trong sinh hoạt,
trước hết là bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền được
thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, bảo lưu ý kiến…Đồng thời, cùng với việc
mở rộng dân chủ, phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của các
Đảng bộ cơ sở, không để bất cứ ai lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền phê bình để
bơi nhọ, hạ thấp uy tín của đồng chí mình, gây mất đồn kết nội bộ. Các Đảng bộ
cơ sở và đảng viên phải chấp hành các quy định của Đảng, nói và làm theo nghị
quyết của Đảng. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ
trách. Chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách là nội dung quan
trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ, cần cụ thể hóa chế độ tập thể lãnh đạo đi
đơi với cá nhân phụ trách bằng quy định cụ thể, để vừa giữ vững chế độ lãnh đạo
tập thể, vừa tăng cường mạnh mẽ trách nhiệm cá nhân.
Mỗi đảng viên trong các Đảng bộ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm,
nghiên cứu nắm vững nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong Điều lệ, các
Quy định, Hướng dẫn của Trung ương Đảng và thực hiện nghiêm túc; phải xác


13

định rõ, chấp hành và bảo vệ nguyên tắc này là một nhiệm vụ quan trọng của
người đảng viên.
Đảng ủy Đảng bộ cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát của đối với việc
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của các chi bộ trực thuộc. Xử lý nghiêm
minh, kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng
cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2020, t.I, II.

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,

H.2017.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012, tr.20-40.

5. PGS, TS Nguyễn Văn Giang: Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Lý luận và thực tiễn, Nxb.Lý luận chính trị, H.2017.
---------------------------



×