Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. TRẦN THỊ TÂM

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN SÁN ĐƯỜNG TIÊU HÓA,
BỆNH SÁN DÂY DO Moniezia spp. GÂY RA TRÊN DÊ
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. TRẦN THỊ TÂM

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN SÁN ĐƯỜNG TIÊU HÓA,
BỆNH SÁN DÂY DO Moniezia spp. GÂY RA TRÊN DÊ TẠI
TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận án đều đã được cảm ơn.

Tác giả

Trần Thị Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và TS. Phan Thị Hồng Phúc - những nhà
khoa học đã hướng dẫn, chỉ bảo tơi hết sức tận tình trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần và các
chuyên đề trong chương trình đào tạo.

Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc, Ban Đào
tạo sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn ni thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo trường Đại học Nông
Lâm Bắc Giang, Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi - Thú y, các Thầy Cô giáo trong khoa
đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí cho tơi trong q trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm khoa Chăn ni
thú y - trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, PGS. TS. Phạm Ngọc Doanh - Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam; các kỹ thuật viên phòng Siêu cấu trúc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Đa dạng
Sinh học - trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm bệnh
viện Sản Nhi Bắc Giang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tôi
trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Dương Ngọc Quân - học viên cao học khóa
K24TY trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, các sinh viên Thú y khóa 3, khóa
4, khóa 5 trường đại học Nông Lâm Bắc Giang đã tham gia và hỗ trợ tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Tơi vơ cùng biết ơn các thành viên trong gia đình đã ln ở bên tôi, giúp đỡ,
động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành việc học tập, nghiên cứu và
hoàn thành Luận án.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 01 năm 2022
NGHIÊN CỨU SINH

Trần Thị Tâm


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................2
4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................4
1.1.1. Giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa dê .........................................................4
1.1.2. Bệnh sán dây ở dê .......................................................................................12
1.1.3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn ni
dê của tỉnh Bắc Giang ...........................................................................................16
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về giun, sán đường tiêu
hóa dê và bệnh sán dây Moniezia........................................................................19
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................19
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................27
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................27
2.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu 29 ...................................................................................


iv


2.3.1. Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại tỉnh Bắc Giang .......29
2.3.2. Nghiên cứu bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê tại tỉnh Bắc Giang ...30
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................31
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa của dê tại
tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh sán dây ở dê .............................................35
2.4.3. Bố trí thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho dê ...............................................45
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 48
3.1. Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại tỉnh Bắc Giang .........48
3.1.1. Điều tra thực trạng cơng tác phịng chống bệnh giun, sán cho dê tại
Bắc Giang ..............................................................................................................48
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa dê ..............................50
3.2. Nghiên cứu bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê tại tỉnh Bắc Giang ......66
3.2.1. Định danh loài sán dây gây bệnh ở dê ........................................................66
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê tại tỉnh Bắc Giang .........75
3.2.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây trên dê gây
nhiễm và dê nhiễm tự nhiên ngoài thực địa ..........................................................94
3.2.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê ...........105
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 112
1. Kết luận .........................................................................................................112
2. Đề nghị ..........................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp:


base pair

ĐC:

Đối chứng

TT:

Thể trọng

TN:

Thí nghiệm

ELISA:

Emzyme – Limked ImmunoSorbent Assay

P:

độ tin cậy

PCR:

Polymerase Chain Reaction

SGN:

Sau gây nhiễm


spp.:

species pluralis

OR:

Odds ratio

RR:

Relative Risk


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần lồi và tình trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê
trên thế giới .............................................................................................. 20
Bảng 1.2. Các loài sán dây ở dê và tỷ lệ nhiễm sán dây ở một số nước trên thế giới........ 23
Bảng 1.3. Thành phần và tỷ lệ nhiễm sán dây ở Việt Nam ...................................... 25
Bảng 3.1. Thực trạng cơng tác phịng chống bệnh giun, sán cho dê tại tỉnh
Bắc Giang................................................................................................. 48
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các lồi giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại
các huyện (qua mổ khám) ........................................................................ 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và nhiễm hỗn hợp các loài giun, sán đường tiêu
hóa dê (qua mổ khám) ............................................................................. 52
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các lồi giun, sán đường tiêu hóa dê ở 5 huyện thuộc
tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) .................................................... 54
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và nhiễm hỗn hợp các lồi giun, sán đường tiêu
hóa dê (qua xét nghiệm phân) .................................................................. 55

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dê .................................. 57
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo giống dê................................ 59
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo phương thức chăn ni dê....... 61
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo mùa trong năm .............. 63
Bảng 3.10. Thành phần và sự phân bố các lồi giun, sán đường tiêu hóa ở dê
tại tỉnh Bắc Giang .................................................................................... 65
Bảng 3.11. Kết quả mổ khám và thu thập sán dây ở dê .............................................. 66
Bảng 3.12. Kích thước của sán dây Moniezia ký sinh ở dê và bò tại tỉnh Bắc Giang ......... 68
Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện (qua xét
nghiệm phân) ........................................................................................... 75
Bảng 3.14. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi dê ....................................... 78
Bảng 3.15. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống dê .................................... 80
Bảng 3.16. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo phương thức chăn nuôi dê ........ 82
Bảng 3.17. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm .................. 83


vii

Bảng 3.18. So sánh nguy cơ dê nhiễm sán dây theo phương thức chăn nuôi ........... 85
Bảng 3.19. Thành phần loài nhện đất phân lập được tại tỉnh Bắc Giang.................. 87
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện đất trong tự nhiên ........................ 88
Bảng 3.21. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện đất gây nhiễm .............................. 90
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các xã thuộc 5 huyện của tỉnh Bắc Giang........ 92
Bảng 3.23. Kết quả gây nhiễm sán dây cho dê ......................................................... 94
Bảng 3.24. Triệu chứng lâm sàng của dê sau gây nhiễm sán dây ............................. 96
Bảng 3.25. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của dê gây nhiễm sán dây ...... 97
Bảng 3.26. Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầu của dê gây nhiễm sán dây ...... 98
Bảng 3.27. Tổn thương đại thể ở dê gây nhiễm sán dây ......................................... 100
Bảng 3.28. Tổn thương vi thể ở dê bị bệnh sán dây M. expansa do gây nhiễm ..... 101
Bảng 3.29. Triệu chứng lâm sàng của dê nhiễm sán dây ở nông hộ ....................... 103

Bảng 3.30. Tổn thương đại thể của dê bị bệnh sán dây tại các nông hộ ................. 104
Bảng 3.31. Hiệu lực của phác đồ tẩy sán dây cho dê gây nhiễm ............................ 106
Bảng 3.32. Hiệu lực của phác đồ tẩy sán dây cho dê trên diện hẹp ngoài thực địa ...... 107
Bảng 3.33. Sử dụng phác đồ có hiệu lực tốt để tẩy sán dây cho dê tại các huyện ....... 109


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình vịng đời phát triển của sán lá ký sinh .................................... 9
Hình 1.2: Mơ hình vịng đời phát triển của sán dây ký sinh ............................... 10
Hình 1.3: Mơ hình vịng đời phát triển của giun trịn ký sinh ............................ 10
Hình 1.4: Đường cong tăng trưởng của giun trịn ký sinh ................................. 12
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại các
huyện (qua mổ khám) ........................................................................ 52
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và nhiễm hỗn hợp các lồi giun, sán
đường tiêu hóa dê (qua mổ khám) ..................................................... 53
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các lồi giun, sán đường tiêu hóa dê ở 5
huyện thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) ........................... 54
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và nhiễm hỗn hợp các lồi giun, sán
đường tiêu hóa dê (qua xét nghiệm phân) .......................................... 56
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dê .................... 59
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo giống dê............... 60
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo phương thức
chăn ni dê ...................................................................................... 61
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo mùa trong năm ..... 63
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây dê tại các huyện của tỉnh Bắc Giang ...... 67
(qua mổ khám) .................................................................................................. 67
Hình 3.10. Đốt sán thành thục (trên) và đốt sán già (dưới) của M. benedeni (a)
từ bò, và M. expansa (b) từ dê; các mũi tên chỉ vào tuyến giữa đốt. ........ 69

Hình 3.11: Tồn bộ sán dây và đốt sán già M. benedeni (a, b) từ bò và M.
expansa (c, d) từ dê, cho thấy sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ chiều
rộng/chiều dài của đốt sán thành thục và đốt già. ............................... 69
Hình 3.12. Ảnh điện di sản phẩm PCR trình tự gen cox1 ................................... 71
Hình 3.13. Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự cox1 bằng phương pháp
Maximum Likelihood ........................................................................ 72
Hình 3.14. Ảnh điện di sản phẩm PCR trình tự ITS2 ......................................... 73


ix

Hình 3.15. Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp
Maximum Likelihood ........................................................................ 74
Hình 3.16. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện ................................ 77
Hình 3.17. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện của tỉnh Bắc Giang ....... 77
Hình 3.18. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây theo tuổi dê .......................................... 78
Hình 3.19. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống dê ....................................... 80
Hình 3.20. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây theo phương thức chăn ni dê ............ 82
Hình 3.21. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm ...................... 84
Hình 3.22. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây ở dê tại các xã trên địa
bàn 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang ..................................................... 93


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dê là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và hiện nay được
nuôi phổ biến ở khắp các châu lục. Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ dê có giá
trị cao. Phát triển chăn ni dê là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế của

người nghèo tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, chăn nuôi dê ngày càng được
chú ý phát triển ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê chăn nuôi Việt Nam 01/01/2021 [148],
số lượng dê trên cả nước là 2.654.573 con. Số liệu này cho thấy, số lượng đàn dê có
xu hướng tăng chậm. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có vấn
đề dịch bệnh.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi, với diện tích đồi núi, bãi chăn thả
rộng, rất thuận lợi cho phát triển chăn ni nói chung và chăn ni dê nói riêng.
Tính đến 01/01/2021 tỉnh Bắc Giang có 26.969 con dê [148]. Dê là động vật dễ
thích nghi với các điều kiện sống khác nhau, có thể sống và phát triển tốt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên nếu chăn ni dê theo phương thức chăn thả tự
nhiên mà vệ sinh môi trường khơng tốt thì dê dễ mắc các bệnh giun, sán.
Trong những năm qua, nhiều hộ ở tỉnh Bắc Giang đã thốt khỏi cảnh nghèo nhờ
nghề ni dê. Khi chăn ni dê phát triển thì dịch bệnh trong đàn dê cũng xảy ra
nhiều hơn. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở dê như: loét mũi truyền
nhiễm, uốn ván, phó thương hàn…cịn có các bệnh do giun, sán ở đường tiêu hóa. Ở
Ethiopia, hàng năm ước tính có khoảng 5 - 7 triệu con dê và cừu chết vì những bệnh
này, làm thất thoát khoảng 90 triệu USD/ năm [134], làm giảm tới 30 - 50% tổng
giá trị sản phẩm chăn ni hàng năm [133].
Bệnh giun, sán đường tiêu hóa nói chung và bệnh sán dây nói riêng gây tác hại
lớn đối với chăn nuôi dê ở các nước đang phát triển. Bệnh giun, sán làm suy yếu
sức khỏe của dê, làm dê chậm phát triển, giảm cân, giảm khả năng sản xuất sữa, khả
năng sinh sản thấp và có thể chết nếu mắc bệnh nặng [135].


2

Sán dây ký sinh làm cho dê tiêu chảy, giảm tăng trọng, tắc ruột, thậm chí gây
chết. Bệnh sán dây không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn dê, làm
giảm hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh mà còn

tác động không tốt đến quy mô phát triển chăn nuôi dê ở các địa phương miền núi
nhằm xố đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp [43, 50].
Cho đến nay, việc nghiên cứu về thực trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và
bệnh sán dây Moniezia ở đàn dê của tỉnh Bắc Giang vẫn chưa được chú ý, vì vậy
chưa có biện pháp phịng chống bệnh hiệu quả.
Từ u cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho
đàn dê, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi dê ở tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thực
hiện đề tài: "Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do
Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị"
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định thành phần loài, đánh giá được tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu
hóa ở dê, một số đặc điểm của bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê tại tỉnh
Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại tỉnh
Bắc Giang.
- Xác định được một số đặc điểm bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê
tại tỉnh Bắc Giang. Xây dựng được biện pháp phòng trị bệnh, góp phần hạn chế
những hậu quả do sán dây Moniezia spp. gây ra trên đàn dê của tỉnh Bắc Giang nói
riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về một số đặc điểm nhiễm giun, sán
đường tiêu hóa ở dê; những đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán dây
Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng
biện pháp phòng chống bệnh giun, sán cho dê.


3


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi dê áp dụng các biện
pháp phòng trị bệnh giun, sán nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun, sán nói chung và
hạn chế thiệt hại do sán dây Moniezia spp. gây ra nói riêng cho đàn dê tại tỉnh
Bắc Giang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Định danh được loài sán dây M. expansa ký sinh ở dê tại tỉnh Bắc Giang
bằng kỹ thuật PCR.
- Định danh được 9 loài nhện đất - vật chủ trung gian của sán dây M. expansa;
Xác định được thời gian hồn thành vịng đời của sán dây M. expansa ở dê là 47 48 ngày.
- Xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây dê tại tỉnh Bắc Giang.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa dê
1.1.1.1. Các lồi giun, sán ký sinh đường tiêu hóa dê
 Các loài sán lá ký sinh ở dê
Sán lá ký sinh ở gia súc nhai lại nói chung và ở dê nói riêng gồm nhiều lồi
thuộc lớp Trematoda. Thành phần lồi sán lá ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc
nhai lại (trong đó có con dê) đã được một số tác giả tổng hợp.
Theo Đào Hữu Thanh và Lê Sinh Ngoạn (1980) [21] các loài sán lá ký sinh ở dê
gồm: Fasciola hepatica (F. hepatica), Fasciola gigantica (F. gigantica),
Paramphistomum spp., Homalogaster poloniae (H. poloniae), Eurytrema spp..
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [15] đã thống kê các loài giun, sán ký sinh theo
lồi vật chủ. Trong đó, có 11 loài ký sinh ở dê Việt Nam là: F. hepatica, F. gigantica,

Eurytrema pancreaticum (E. pancreaticum), Paramphistomum liorchis (P. liorchis),
Calicophoron cauliorchis (C. cauliorchis), C. calicophorum, Ceylonocotyle
scoliocoelium (C. scoliocoelium), H. poloniae, Gatrothylax crumenifer (G.
crumenifer), Carmyerus crumennifer (C. crumennifer), Fischoederius cobboldi (F.
cobboldi).
 Các loài sán dây ký sinh ở dê
Giun, sán ký sinh ở động vật Việt Nam rất phong phú, sán dây là một trong các
loài giun, sán ký sinh đã được phát hiện.
Theo Soulsby E. J. L. (1982) [124], các loài sán dây phổ biến ở dê gồm:
Moniezia expansa (M. expansa), Moniezia benedeni (M. benedeni), Avitellina
centripunctata (A. centripunctata). Riêng loài Avitellina tatia (Bahlerao, 1936) đã
được tìm thấy ở dê Ấn Độ. Loài Thysaniezia ovilla cũng rất phổ biến (Ndom M. và
cs. (2016) [88]).
Phan Thế Việt và cs. (1977) [26] cho biết, có 4 lồi sán dây ký sinh ở dê và gia
súc nhai lại Việt Nam.
Nhiều tác giả khi đề cập về thành phần các loài sán dây ký sinh ở dê cũng đều
thống nhất với các tác giả trên [6, 15, 72].


5

 Các lồi giun trịn ký sinh ở dê
Những lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của dê và nhiều gia súc nhai lại
khác đều thuộc ngành Phylum. Đề cập đến thành phần lồi giun trịn ở đường tiêu
hóa của gia súc nhai lại nói chung và ở dê nói riêng, nhiều tác giả có nhận xét: giun
trịn rất phong phú về chủng loại, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm như
Việt Nam và gây tổn thất lớn cho ngành chăn ni.
Có 15 lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của dê:
Oesophagostomum


columbianum

(O.

columbianum),

O.

venulosum,

Trichocephalus axei (T. axei), T. colubriformis, Cooperia pectinata (C. pectinata),
Haemonchus contortus (H. contortus)… [10], [14], [24].
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của một số loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu
hóa của dê.
 Sán lá
Sán lá đường tiêu hóa của dê đều mang những đặc điểm chung của lớp sán lá
Trematoda, ngành Plathelminthes. Tuy nhiên, mỗi loài sán lá đều có những đặc
điểm đặc trưng riêng cho từng lồi. Căn cứ vào những đặc điểm đó, khi mổ khám có
thể phân biệt sơ bộ các lồi với nhau.
* Sán lá Fasciola (ký sinh ở ống dẫn mật của dê)
Loài F. gigantica: có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, “vai” khơng có hoặc
nhìn khơng rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang. F. gigantic (nghĩa là
sán lá “khổng lồ”) dài 25 - 75 mm, rộng 3 - 12 mm, u lồi hình nón của đầu là phần
tiếp theo của thân. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, đầu cuối của thân tù.
Giác bụng tròn lồi ra [10].
Loài F. hepatica: dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần trước thân nhô ra tạo
cho sán có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán khơng song song với nhau mà phình
ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân [10].
* Sán lá Paramphistomum (ký sinh ở dạ cỏ của dê)
Paramphistomum cervi có hình khối chóp, dài 5 - 12 mm, rộng 2 - 3 mm.

Thân sán hình nón, rất dày, thót phía trước, mở rộng và tù về phía sau. Sán có màu
hồng nhạt, phần sau đậm màu hơn. Trên thân có giác bám, hầu, gai sinh dục có
nhiều núm gai thịt. Giác miệng nằm ở phần đầu, giác bụng lớn hơn giác miệng nằm
ở phần cuối cơ thể, giác bụng luôn bám chặt vào nơi ký sinh. Lỗ sinh dục ở khoảng


6

1/3 đoạn trước thân. Trứng P. cervi màu tro nhạt, hình trứng, đầu nhỏ có nắp trứng,
trứng dài 0,11 - 0,16 mm; rộng 0,069 - 0,082 mm [11].
* Sán lá Eurytrema pancreaticum (ký sinh ở ống dẫn tụy của dê)
Sán hình lá, màu đỏ sáng, phần cuối thân nhơ ra giống hình cái lưỡi. Sán dài
13,5 - 18,5 mm; rộng 5,5 - 8,5 mm, thực quản ngắn, hai manh tràng hình ống xếp
dọc hai bên thân. Tinh hồn hình bầu dục, có khi phân thùy, nằm hai bên mép sau
của giác bụng. Túi sinh dục hình bầu dục dài, nằm giữa chỗ phân nhánh của ruột và
giác bụng. Buồng trứng rất nhỏ, ở sau giác bụng [11].
 Sán dây
* Loài M. expansa (ký sinh ở ruột non của dê)
Sán dài 1 - 5 m, chỗ rộng nhất có thể tới 1,6 cm. Đầu sán hơi trịn, có 4 giác
bám hình bầu dục hơi tròn. Chiều rộng đốt sán lớn gấp khoảng 4 lần chiều dài đốt
sán. Mỗi đốt có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Cơ quan sinh dục đực gồm nhiều
tinh hồn (300 - 400 cái) hình cầu nhỏ ở giữa đốt sán. Phần sau mỗi đốt sán có
tuyến giữa đốt hình hoa thị xếp thành hàng ngang. Ống dẫn tinh chung thơng với túi
dương vật hình lê. Cơ quan sinh dục cái gồm 2 buồng trứng, 2 tuyến dinh dưỡng, 1
tử cung và 2 âm đạo nằm ở hai bên đốt sán. Mỗi âm đạo có lỗ thơng ra ngồi ở một
bên đốt sán. Đốt sán già có tử cung hình túi chứa đầy trứng sán.
Trứng của M. expansa có hình ba cạnh, trong có ấu trùng 6 móc, ấu trùng 6
móc được bao bọc trong cơ quan hình lê. Kích thước trứng khoảng 0,05 x 0,06 mm.
* Loài M. benedenni (ký sinh ở ruột non của dê)
Sán dài 2 - 4 m, đốt sán rộng hơn một chút so với đốt của M. expansa. Đầu có 4

giác bám trịn, sâu. Nhìn chung, hình thái của sán dây M. benedeni tương đối giống M.
expansa. Có một điểm quan trọng để phân biệt hai loài là sự sắp xếp của tuyến giữa
đốt. Ở loài này, tuyến giữa đốt có dạng vạch, nằm tập trung ở cạnh trên giữa đốt sán.
Trứng sán có hình bốn cạnh hơi trịn, trong có ấu trùng 6 móc. Kích thước
trứng khoảng 0,063 x 0,086 mm.
 Giun tròn.
* Giun lươn Strongyloides papillosus (ký sinh trong niêm mạc ruột non của dê)
Con cái: Cơ thể thường cong hình chữ S, dài 4,8 - 6,3 mm, rộng nhất 0,042 0,078 mm. Lỗ miệng có 4 môi. Thực quản dài 0,770 - 1,020 mm. Lỗ sinh dục có
rãnh ngang, cách mút đi 1,8 - 2,3 mm. Đầu 2 buồng trứng rất gần lỗ sinh dục.
Đuôi mảnh, thon nhỏ dần ở phía sau [12, 13].
Trứng có vỏ mỏng, 2 đầu tù, kích thước trứng 0,045 - 0,060 x 0,025 - 0,036
mm, trong trứng có ấu trùng.


7

* Giun xoăn Trichostrongylus (ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của dê)
- Loài Trichostrongylus colubriformis
Giun đực dài 5,250 - 7,970 mm, rộng nhất ở trước túi đuôi (0,078 - 0,095
mm). Túi đi phát triển, có 2 thùy hông rất lớn và 1 thùy lưng rất nhỏ. Sườn bụng
trước nhỏ hơn các sườn khác, sườn bụng sau tương đối to, có 3 sườn hơng xuất phát
từ một góc. Có 2 gai giao hợp dài ngắn khác nhau. Gai hình máng, phình ra ở đầu
trên và có 1 vạt phủ ở đầu dưới hình tam giác. Bánh lái gai giao hợp màu vàng, dài
0,065 - 0,078 mm.
Giun cái dài 5,140 - 10,21 mm, rộng 0,089 - 0,127 mm. Lỗ bài tiết cách đầu
0,111 - 0,166 mm. Âm hộ cách đuôi 1,184 - 1,848 mm. Cơ quan thải trứng dài
0,399 - 0,672 mm. Trứng có kích thước 0,073 - 0,076 x 0,040 - 0,043 mm [10].
- Loài Trichostrongylus axei
Giun đực dài 2,6 - 6 mm; giun cái dài 3,5 - 8 mm. Trứng có kích thước 79 - 92
x 31 - 41 µm [72].

- Lồi Nematodirus oiratianus: con đực dài 11 - 16,5 mm. Con cái dài 14,5 17,6 mm. Trứng rất lớn, dài 0,255 - 0,272 mm, rộng 0,119 - 0,153 mm [19].
- Loài Nematodirus skrjabin: con đực dài 15,50 - 17,25 mm và rộng 0,124 0,183 mm. Con cái dài 28,5 - 29,5 mm, rộng 0,45 - 0,65 mm. Trứng lớn, dài 0,229 0,265 mm, rộng 0,084 - 0,114 mm.
- Lồi Cooperia laterouniformis: thân hình sợi chỉ, biểu bì mỏng, có vân
ngang, vân dọc dài khắp thân, chóp đầu thường có hình một túi phình, thực quản
hơi rộng ở phần trên và phần cuối, vòng thần kinh ở khoảng 2/3 thực quản.
Giun đực dài 4,944 mm, rộng 0,071 mm. Giun cái dài 5,7 mm, rộng nhất
0,069 mm, chỗ phình đầu dài 0,023 mm và rộng 0,011 mm, thực quản dài 0,297
mm, rộng nhất 0,069 mm. Trứng có kích thước 0,073 - 0,030 mm.
- Loài Cooperia pectinata
Con đực dài 6,5 - 7,5 mm, rộng nhất 0,130 - 0,160 mm. Phình đầu rộng 0,032
mm. Thực quản dài 0,40 mm. Vịng thần kinh cách nút đầu 0,280 mm. Các sườn
bên trước và sườn bụng sau dày hơn các nhánh sườn còn lại. Sườn lưng bao gồm cả
nhánh cuối dài 0,180 mm. Hai gai sinh dục dài 0,240 - 0,280 mm [10].
Con cái dài 7,5 - 9,0 mm; rộng nhất 0,110 - 0,135 mm. Phình đầu rộng 0,035 0,050 mm. Thực quản dài 0,360 - 0,400 mm; vòng thần kinh cách mút đầu 0,250 0,280 mm. Lỗ sinh dục cách mút đuôi 1,60 - 2,00 mm. Đi dài 0,175 mm. Trứng
có kích thước 0,070 - 0,080 x 0,036 - 0,042 mm [10].


8

- Loài Cooperia punctate: giun cái dài 5,7 - 10 mm. Giun đực dài 5 - 9 mm [19].
- Loài Haemonchus contortus
Giun đực dài 18,7 - 22,3 mm; rộng nhất 0,352 - 0,416 mm. Các sườn bên chung
một gốc lớn, mút cuối có sự phân nhánh. Gai sinh dục màu nâu, dài 0,448 - 0,544
mm, phần đuôi thắt nhỏ nhanh và kết thúc bằng một phần đặc trưng như chiếc kim.
Gai điều chỉnh dạng thuyền, dài 0,250 - 0,312 mm. Giun cái dài 25,0 - 34,2 mm, rộng
nhất 0,588 - 0,739 mm. Lỗ sinh dục cách mút đuôi 5,92 - 7,07 mm. Vùng âm mơn có
một van hình lưỡi cầy, dài 0,750 - 1,068 mm, rộng 0,330 - 0,580 mm. Trứng có vỏ
mỏng, kích thước 0,080 - 0,085 mm x 0,040 - 0,045 mm [15].
- Loài Mecistocirrus digitatus
Giun màu hồng nhạt, biểu bì có vân. Túi miệng nhỏ, có 1 răng lớn, thực quản

dài 1,6 - 1,8 mm, rất nhỏ, phần sau hơi rộng [8]. Giun đực dài 25 - 31 mm, giun cái
dài 35 - 39 mm. Trứng dài 0,099 - 0,105 mm, rộng 0,046 - 0,049 mm, có hai lớp vỏ
mỏng bao bọc.
 Giun kết hạt Oesophagostomum (ký sinh ở ruột già của dê)
* Loài O. columbianum: loài này có cánh đầu rất phát triển, vì thế đầu thường
cong lại. Túi đầu khơng to lắm, có 20 - 24 tua ngoài và 40 - 48 tua trong, gai cổ ở
ngay sau rãnh cổ, đầu nhọn của gai cổ nhơ ra ngồi cánh đầu. Giun đực dài 12 - 13,5
mm, túi đuôi phát triển, hai gai giao hợp dài 0,74 - 0,87 mm, bánh lái gai giao hợp hình
bản nhỏ có màng cong về phía sau, dài 0,1 mm [15].
Giun cái dài 16,7 - 18,6 mm, đi dài, phía sau thon. Âm hộ ở phía trước, cách
hậu mơn 0,65 - 0,80 mm, âm đạo ngắn, thông với cơ quan thải trứng hình thận.
Trứng hình bầu dục, vỏ mỏng, phơi bào hình chùm nho, kích thước 0,073 0,089 x 0,034 - 0,045 mm [15].
* Lồi O. venulosum: Lồi này khơng có cánh đầu nên đoạn trước khơng cong.
Túi miệng rộng nhưng khơng sâu, có 18 tua ngồi và 36 tua trong. Gai cổ ở sau thực
quản. Giun đực dài 10,3 - 15,0 mm; rộng nhất 0,36 - 0,50 mm, túi đi khơng phát
triển bằng lồi trên, hai gai giao hợp dài bằng nhau (1,1 - 1,2 mm).
Giun cái dài 13 - 19 mm, rộng nhất 0,43 - 0,57 mm, âm hộ gần hậu mơn và
cách chóp đi 0,33 - 0,45 mm. Âm đạo dài 0,5 - 0,6 mm, thông với cơ quan thải
trứng. Trứng có kích thước 0,085 - 0,1 x 0,045 - 0,055 mm.


9

 Giun tóc Trichocephalus spp. (ký sinh ở ruột già của dê)
* Loài Trichocephalus ovis
Giun đực dài 50 - 80 mm. Đoạn trước nhỏ và dài tới 3/4 cơ thể. Đi tù, có 1 gai
giao hợp dài 5 - 6 mm, được bao bọc trong một túi gai giao hợp có rất nhiều lơng.
Giun cái dài 35 - 70 mm, đoạn trước nhỏ và dài tới 2/3 - 4/5 chiều dài cơ thể. Âm
hộ ở đoạn cuối thực quản. Trứng có kích thước 0,07 - 0,08 x 0,03 - 0,04 mm [14].
* Loài Trichocephalus skrjabini

Giun đực dài 41,5 - 48,0 mm; rộng nhất 0,5 - 0,61 mm. Phần trước nhỏ, dài
28,0 - 33,5 mm, phần sau dài 12,0 - 15,4 mm. Có một gai giao hợp ngắn (dài 0,99 1,10 x 0,008 - 0,010 mm).
Giun cái dài 43,1 - 52,7 mm; rộng nhất 0,72 - 0,78 mm. Phần trước cơ thể là
thực quản nhỏ và dài 31 - 41 mm, phần sau hơi cong (có khi thẳng) dài 10,7 - 12,7
mm. Âm hộ ở chỗ giao tiếp giữa thực quản và ruột. Trứng có kích thước 0,072 0,078 x 0,008 - 0,040 mm.
1.1.1.3. Chu kỳ sinh học của một số lồi giun, sán ký sinh ở đường tiêu hố dê
* Vòng đời phát triển của sán lá ký sinh
Trong đường tiêu hóa của dê có nhiều lồi sán lá ký sinh, mỗi lồi đều có vịng
đời khác nhau, tuy nhiên vịng đời của các lồi đều có thể tn theo một mơ hình
chung (hình 1.1).

Hình 1.1: Mơ hình vịng đời phát triển của sán lá ký sinh [Diana Williams, 2020]
Ở môi trường nước: trứng sán lá phát triển và nở thành mao ấu.
Ở trong ốc vật chủ trung gian: mao ấu phát triển thành bào ấu, bào ấu phát
triển thành lôi ấu, lôi ấu phát triển thành vĩ ấu non, thành vĩ ấu trưởng thành.


10

Ở ngoài ốc thiên nhiên: vĩ ấu phát triển thành nang kén.
Ở dê: khi dê nuốt phải nang kén, vào cơ thể ấu trùng sẽ được giải phóng và di
hành phức tạp, cuối cùng đến dạ cỏ, ống dẫn mật, ống dẫn tụy và phát triển thành
sán trưởng thành, lại tiếp tục đẻ trứng theo phân ra ngồi.
* Vịng đời phát triển của sán dây Moniezia
Đốt sán già rụng, theo phân dê ra ngoài và phân huỷ ở ngoài ngoại cảnh, giải
phóng nhiều trứng sán. Trứng sán dây phát tán ở trong đất, được các loài nhện đất
họ Oribatidae ăn phải. Ở ống tiêu hóa của nhện đất, trứng nở thành ấu trùng 6 móc,
rồi phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh (Cysticercoid) trong cơ thể nhện đất.
Thời gian từ khi nhện đất nuốt trứng sán đến khi phát triển thành Cysticercoid cần
khoảng 120 - 180 ngày [11, 24].


Hình 1.2: Mơ hình vịng đời phát triển của sán dây ký sinh
* Vòng đời phát triển của giun tròn
Giun trịn ký sinh có nhiều vịng đời khác nhau và đặc trưng theo từng lồi,
tuy nhiên các lồi giun trịn đều có vịng đời theo một mơ hình chung (hình 1.2)

Hình 1.3: Mơ hình vịng đời phát triển của giun tròn ký sinh (Cox, 1993)


11

Qua mơ hình có thể thấy vịng đời của giun tròn chia làm 2 pha: pha ký sinh và
pha tiền ký sinh. Pha ký sinh xảy ra bên trong cơ thể vật chủ, pha tiền ký sinh xảy ra
bên ngoài vật chủ hoặc bên trong một vật chủ thứ 2 (gọi là vật chủ trung gian). Vòng
đời cơ bản này bao gồm 7 giai đoạn: 1 giai đoạn trứng, 4 giai đoạn ấu trùng (L1; L2;
L3; L4) và 2 giai đoạn trưởng thành bao gồm các con đực và cái riêng biệt. Đơi khi
giai đoạn trưởng thành nhưng chưa hồn thiện về tính dục được gọi là giai đoạn L5.
Đối với hầu hết các lồi giun trịn, giun trưởng thành ký sinh trong vật chủ, giun cái
đẻ trứng được vật chủ đào thải ra ngồi mơi trường, những trứng này sẽ phải qua 3
giai đoạn (L1; L2; L3) trước khi lây nhiễm sang một vật chủ khác.
Ấu trùng giai đoạn đầu phát triển bên trong trứng, sau đó nở ra. Việc bắt đầu
q trình nở được kiểm sốt bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ và độ ẩm trong mơi
trường bên ngồi. Ấu trùng chỉ phát triển khi điều kiện mơi trường thuận lợi cho sự
sống cịn của ấu trùng khi nở. Những điều kiện này kích thích ấu trùng tiết ra các
enzym để tiêu hóa các màng trứng xung quanh, sau đó gây áp lực lên các màng bị
suy yếu để phá vỡ chúng và thốt ra ngồi. Ấu trùng mới nở được nuôi dưỡng và
phát triển cho đến khi bị hạn chế bởi lớp “da” bên ngoài hoặc lớp biểu bì. Tại thời
điểm này, sự tăng trưởng tiếp theo chỉ có thể xảy ra nếu ấu trùng phát triển một lớp
biểu bì mới, mềm dẻo hơn, và cắt bỏ lớp biểu bì cũ bên ngồi. Q trình này được
gọi là lột xác và liên quan đến hai bước.

Bước 1: Tổng hợp một lớp biểu bì mới bởi lớp dưới “da”. Ở giai đoạn này ấu
trùng với một lớp biểu bì mới được bao bọc hồn tồn bởi lớp biểu bì cũ.
Bước 2: Quá trình mà lớp biểu bì cũ được nới lỏng và vỡ ra khỏi vỏ của lớp
biểu bì cũ.
Giun trịn lột xác bốn lần trong mỗi chu kì sống với 1 lần lột xác ở cuối mỗi
giai đoạn (L1 và L2), giai đoạn L2 và L3, giai đoạn L3 và L4, giai đoạn L4 và L5.
Ấu trùng giai đoạn 5 (L5) phát triển đến giới hạn của lớp biểu bì và phát triển thành
giun trưởng thành gồm giun đực và giun cái. Chu trình phát triển này có thể được
biểu diễn bằng một đường cong tăng trưởng (hình 1.4).


12

Hình 1.4: Đường cong tăng trưởng của giun trịn ký sinh (Cox, 1993)
Ấu trùng giai đoạn 1 (L1) phát triển bên trong trứng được nở (H) phát triển
nhanh chóng, sau đó lột xác lần 1(M1) thành ấu trùng giai đoạn 2 (L2); ấu trùng giai
đoạn 2 phát triển nhanh chóng lột xác lần 2 (M2) thành ấu trùng giai đoạn 3 (L3), ấu
trùng giai đoạn 3 phát triển lột xác lần 3 (M3) thành ấu trùng giai đoạn 4 (L4); ấu
trùng giai đoạn 4 lột xác lần cuối (M4) để thành giun non giai đoạn 5 (L5); giun non
giai đoạn 5 nhanh chóng phát triển thành giun đực và giun cái trưởng thành, khép
kín vịng đời của giun trịn.
1.1.2. Bệnh sán dây ở dê
Bệnh sán dây là bệnh nặng và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi gia súc nhai
lại. Bệnh thường gặp nhiều ở gia súc nhai lại còn non. Bệnh xảy ra chủ yếu do hai
loài sán dây M. expansa và M. benedeni ký sinh ở ruột non gây ra. Dê bị bệnh sán
dây thì dễ bị tiêu chảy, gầy yếu, thiếu máu, giảm cân, suy nhược và dễ chết nếu
nhiễm nặng. Những con dê nhiễm sán dây thường sinh trưởng kém, còi cọc, chậm
lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác [146].
1.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây Moniezia ở dê
 Yếu tố mùa vụ:

Thời tiết khí hậu ở các mùa trong năm khác nhau. Mùa Xuân và mùa Hè là các
mùa ấm, ẩm ướt, mưa nhiều thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài nhện
đất họ Oribatidae. Đồng thời, vào những mùa này, nhện đất trưởng thành cũng có
điều kiện thuận lợi để di chuyển từ dưới đất lên thân cây, cỏ. Vì vậy, chăn thả dê


13

vào những thời điểm này dê dễ nhiễm sán dây Moniezia do ăn cỏ, lá cây có lẫn nhện
đất mang ấu trùng Cysticercoid của sán dây này [10].
Vật chủ trung gian của sán dây Moniezia
Ở nhiệt độ 20°C, ẩm độ 100%, thời gian hồn thành vịng đời của nhện đất là
47 - 109 ngày. Nhện trưởng thành sống thời gian dài ở ngoài tự nhiên (14 - 19
tháng). Điều kiện thuận lợi cho nhện đất hoạt động là nhiệt độ 18 - 25°C, độ ẩm cao
và ánh sáng yếu [6]. Nhện đất thường sinh sôi với số lượng rất nhiều ở những đồi,
bãi bỏ hoang. Có tới 28 lồi nhện đất thuộc họ Oribatidae là vật chủ trung gian của
sán dây Moniezia spp.. Ở trong đất bỏ hoang, số lượng nhện đất có thể lên đến
15.000 con/ m2 đất bề mặt [10].
 Tuổi dê liên quan đến khả năng nhiễm sán dây Moniezia
Bệnh do Moniezia gây ra thấy nhiều ở động vật nhai lại non. Hetherington L.
(1995) [65] cho rằng, bệnh do Moniezia gây ra ở dê là bệnh ký sinh trùng nặng và
gây tác hại lớn nhất đối với dê non, ở dê trưởng thành ít mắc bệnh hơn.
Gia súc nhai lại non nhiễm nhiều và nặng trong mùa Hè đầu tiên của chúng
trên đồng cỏ. Dê, cừu non nhiễm Moniezia rất sớm và có thể thải những đốt sán già
ở trong phân khi chúng mới được 6 tuần tuổi. Sự cảm nhiễm ở gia súc già ít thấy và
thường nhẹ. Bê dưới 1 năm tuổi cũng dễ bị bệnh [13].
1.1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây Moniezia
* Bệnh lý của bệnh sán dây Moniezia
Trong quá trình ký sinh, sán dây Moniezia gây những tác hại lớn cho gia súc nhai
lại, biểu hiện ở những tác động sau:

Tác động đầu độc: trong quá trình sống, sán dây tiết ra các chất độc, chất độc
kích thích trực tiếp vào ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột, thận... gây nên những tổn
thương, làm cho dê bị rối loạn tiêu hoá, giảm khả năng thải trừ chất cặn bã của q
trình đồng hố. Dê non chậm lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh truyền
nhiễm mạn tính và các bệnh ký sinh trùng khác. Độc tố của sán dây còn đầu độc
thần kinh vật chủ, làm cho vật chủ có triệu chứng thần kinh.
Tác động cơ giới: đầu sán dây Moniezia có 4 giác bám rất khoẻ, sán dùng 4
giác bám này bám chặt vào niêm mạc ruột, gây tổn thương, xuất huyết ở niêm mạc
ruột. Sán có kích thước lớn (dài 1 - 5 m, chỗ rộng nhất có thể tới 1,6 cm), chỉ vài


14

con sán đã có thể gây tắc ruột. Một con dê có thể bị vài chục con sán ký sinh, chúng
tập trung ở ruột non, làm ruột phình to, gây tắc hoặc lồng ruột, có khi vỡ ruột.
Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ: sán dây Moniezia chiếm
đoạt dưỡng chấp ở ruột non dê bằng phương thức thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ
thể. Một sán dây Moniezia có thể dài ra 8 cm trong 1 ngày đêm. Như vậy, lượng
dưỡng chấp của vật chủ bị nó chiếm đoạt rất nhiều.

* Triệu chứng:
Biểu hiện lâm sàng của dê mắc bệnh sán dây nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức
độ nhiễm. Dê ăn ít, khát nước, phân từ bình thường chuyển sang nhão rồi lỏng, có
lẫn máu và chất nhầy, trong phân có lẫn những đốt sán. Một số trường hợp thân
nhiệt tăng, hay nằm, lười vận động. Con vật gầy yếu dần, lông xù và mất độ bóng.
Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thể hiện rất rõ ở màu sắc nhợt nhạt, xanh tái của
niêm mạc. Một số trường hợp gia súc nhai lại bị bệnh thể hiện triệu chứng thần kinh
(run rẩy, lảo đảo, xoay trịn, đầu lúc lắc…).

* Bệnh tích:

Bệnh tích thể hiện rõ ở gia súc nhai lại còn non (dê, cừu và bê). Ở gia súc
trưởng thành và già bệnh tích khơng rõ, điều này hồn tồn phù hợp với tình trạng
nhiễm sán dây Moniezia (bê, dê non nhiễm nhiều và nặng, trong khi những con
trưởng thành nhiễm ít hơn và nhẹ hơn). Các tác giả đều thống nhất là, bệnh tích thấy
rõ nhất ở ruột non: ruột non viêm cata, niêm mạc có những điểm xuất huyết, trong
ruột non chứa nhiều sán, có khi tắc ruột. Ngồi ra, có thể thấy hiện tượng tích nước
ở lồng ngực, bụng và xoang bao tim [14].
Khi mổ dê bị nhiễm sán thấy xoang ngực, xoang bụng, xoang bao tim có tích
nước đục hoặc hơi trong, sợi cơ nhợt nhạt, có những điểm xuất huyết ở niêm mạc
ruột, màng bao tim. Ruột viêm cata, phổi thường tích nước. Trong ruột non chứa
nhiều sán dây, có khi ruột bị vỡ [9].
1.1.2.3. Chẩn đoán bệnh sán dây
Để chẩn đoán bệnh do sán dây Moniezia gây ra ở dê, có thể dựa vào triệu
chứng lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán. Những triệu chứng đáng
chú ý là: dê gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy, phân có nhiều đốt sán.
Nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì có thể trực tiếp tìm đốt sán trong
phân. Trường hợp gia súc nhiễm nhẹ, chỉ có ít đốt sán thì xét nghiệm phân tìm đốt


×