Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Thạc sĩ Báo chí học tính chính luận trong chương trình vấn đề hôm nay của đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.36 MB, 140 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH...........................................................13
1.1. Một số khái niệm.................................................................................13
1.2. Biểu hiện tính chính luận trong chương trình truyền hình..................18
1.3. Các yếu tố tác động đến tính chính luận trong chương trình truyền hình...26
1.4. Tiêu chí đảm bảo một chương trình truyền hình có tính chính luận...33
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH VẤN ĐỀ HƠM NAY CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM...37
2.1. Vài nét về chương trình Vấn đề hơm nay............................................37
2.2. Khảo sát thực trạng tính chính luận trong chương trình Vấn đề hơm nay. .40
2.3. Đánh giá chung...................................................................................89
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH CHÍNH
LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẤN ĐỀ HƠM NAY CỦA ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.......................................................................99
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.........................................................99
3.2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao tính chính luận trong
chương trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam.................105
KẾT LUẬN..................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................122
PHỤ LỤC.....................................................................................................126


2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THVN:

Truyền hình Việt Nam


PT-TH:

Phát thanh – Truyền hình

BTV:

Biên tập viên

MC :

Người dẫn chương trình

TCSX:

Tổ chức sản xuất


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động,
chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống. Báo chí có nhiều thể loại khác nhau,
mặc dù đều hướng đến mục đích cung cấp thơng tin mang tính thời sự, phản
ánh hiện thực đời sống xã hội một cách khách quan, chân thật nhưng mỗi thể
loại tác phẩm báo chí lại mang những đặc trưng riêng về nội dung phản ánh,
cách thức thể hiện.
Có thể nói rằng, chính luận là nhóm thể loại có vai trị quan trọng
trong hoạt động sáng tạo báo chí. Bởi lẽ, thơng qua việc phân tích và bình
luận về các sự kiện nóng diễn ra hàng ngày, các vấn đề thời sự cấp bách
nảy sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, báo chí chính luận có khả

năng chuyển tải thơng tin tổng hợp, mang tính khái qt, tính định hướng,
tính chiến lược cao, đồng thời có khả năng tạo ra cho công chúng một tầm
nhận thức mới cao hơn, khái quát hơn. Nhà báo Hữu Thọ - một nhà báo
chính luận gạo cội của báo chí Việt Nam cho rằng: “Phân tích các sự kiện
thì nhiều thể loại báo chí phải làm, nhưng sử dụng các hình thức luận là sử
dụng phương pháp logic để trực tiếp phân tích, bàn luận. Chính vì lẽ đó
mà “luận” là một thể tài quan trọng của tờ báo, thể hiện trực tiếp kịp thời
quan điểm đánh giá của một tờ báo đối với sự kiện quan trọng diễn ra
hàng ngày; đó cũng là một mặt quan trọng thể hiện phẩm chất của tờ báo,
“người bình luận” thường là chức danh nghề nghiệp cao quý của báo
chí”. [29, tr.227].
Theo chuyên gia nghiên cứu báo chí Liên bang Nga GS. Yaxen Zaxurski,
tính chính luận và nghệ thuật ngơn từ vẫn giữ vai trị then chốt, bởi báo chí là
nghệ thuật thuyết phục.


2
Có thể khẳng định rằng, báo chí chính luận nắm giữ vai trò rất quan
trọng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với khả
năng tổng hợp nhiều thơng tin chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều,
đồng thời luận bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, báo chí chính luận
góp phần quan trọng trong việc vừa giám sát, vừa phản biện hoạt động của
các cơ quan cơng quyền nói riêng và của tồn xã hội nói chung, từ đó giải
quyết một cách có hiệu quả nhiều vấn đề cấp thiết, tạo nên sự thay đổi tích
cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong một thế giới đầy ắp thông tin như hiện nay, tác phẩm báo chí
chính luận nói chung và chương trình truyền hình chính luận nói riêng có khả
năng giúp cho cơng chúng có sự lựa chọn, phân tích, lý giải và nhận thức
đúng đắn những thơng tin cần thiết, từ đó có định hướng và đưa ra những
quyết định tốt nhất cho cuộc sống của họ. Mỗi cơ quan báo chí sẽ thể hiện

một góc nhìn, quan điểm khác nhau trước sự kiện, vấn đề thông qua các sản
phẩm báo chí chính luận. Vì thế, có thể khẳng định rằng, các sản phẩm báo
chí chính luận là một phần không thể thiếu để làm nên “chất” riêng và xây
dựng nên thương hiệu cho các cơ quan báo chí, trong đó có các đài truyền
hình. Với loại hình báo chí truyền hình, số lượng các chương trình chính luận
tuy chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhưng ln có một vị trí quan trọng trong đời
sống báo chí và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cơng chúng. Các
chương trình truyền hình chính luận có sức tác động lớn, gây được tiếng vang
và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội không chỉ củng cố sức mạnh
thương hiệu mà cịn góp phần thu hút quảng cáo, tăng thêm nguồn thu đáng
kể cho các đài truyền hình.
Với những khán giả yêu truyền hình, yêu thời sự chính luận, Vấn đề hơm
nay khơng phải là một cái tên mới. Cách đây 12 năm, chương trình Vấn đề
hơm nay đã tạo dấu ấn lớn với khán giả truyền hình cả nước khi đề cập thẳng
thắn, trực diện những vấn đề thời sự nóng với sự dẫn dắt của Cố nhà báo


3
Trường Phước. Không chỉ ngày ấy, mà đến thời điểm hiện tại, Vấn đề hôm
nay vẫn được nhắc đến như một thương hiệu chính luận nổi bật của Đài
Truyền hình Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 12/2014, Ban Thời sự - Đài Truyền
hình Việt Nam đã quyết định đưa trở lại thương hiệu chính luận hấp dẫn này
phát sóng vào khung 22 giờ trên kênh VTV1. Sau hơn 2 năm phát sóng, với
cách tiếp cận thơng tin sâu sắc, tồn diện, đa chiều và có tính tương tác cao,
Vấn đề hôm nay đã khẳng định thương hiệu là một chương trình chính luận
khơng chỉ đưa tin nhanh, đưa tin “nóng” mà cịn tiếp cận tin tức với góc nhìn
sâu sắc hơn, bản chất hơn và toàn diện hơn về những vấn đề, sự kiện nổi bật
đang chiếm trọn sự quan tâm trong ngày của khán giả trong bối cảnh thế giới
tin tức và cách đưa tin đang thay đổi từng ngày từng giờ qua phân tích của các
chuyên gia ở mỗi chủ đề “nóng” trong ngày mà chương trình đề cập.

Sự trở lại của chương trình Vấn đề hơm nay trên sóng Đài Truyền hình
Việt Nam đã đem đến những tác động mạnh mẽ trong đời sống báo chí nói
riêng và đời sống xã hội nói chung. Với đời sống báo chí, Vấn đề hơm nay là
một sản phẩm báo chí nổi bật trong mảng thơng tin chính luận, nêu lên được
những vấn đề “nóng” với phân tích sắc bén, tồn diện. Nó góp phần tạo sức
đẩy cho các loại hình và các cơ quan báo chí khác trong việc tham gia khai
thác, phân tích các thơng tin mang tính chính luận để đem đến cho cơng
chúng nhiều sản phẩm giá trị. Với đời sống xã hội, chương trình Vấn đề hôm
nay không chỉ thể hiện và khẳng định được sức tác động mạnh mẽ đến dư
luận, mà cịn góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận trước rất
nhiều thông tin phức tạp về các vấn đề trong đời sống.
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chương trình Vấn đề
hơm nay là tính chính luận. Việc tìm kiếm thêm những cách thức hiệu quả
nhằm nâng cao tính chính luận của chương trình này là yêu cầu cần thiết để
nâng cao chất lượng chương trình, từ đó khẳng định vị thế và uy tín của Đài
Truyền hình Việt Nam trong việc góp phần tích cực định hướng dư luận xã


4
hội, vì lợi ích chung của cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nghiên cu
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu về vấn đề này,
tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tính chính luận trong chương trình
Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng
10/2016 đến tháng 03/2017)” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Theo khảo sát của tác giả, tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nhà
khoa học, nhiều tác giả cơng bố những cơng trình nghiên cứu, các cuốn sách,
giáo trình, đề tài khoa học và một số bài viết có khía cạnh liên quan đến tính
chính luận trên báo chí nói chung và tính chính luận trong chương trình

truyền hình nói riêng.
Trước hết, tài liệu về lý luận báo chí nói chung có cuốn Cơ sở lý luận báo
chí (2012) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động và cuốn Cơ sở lý
luận báo chí - truyền thơng (2003) của các tác giả Dương Xuân Sơn - Đinh Văn
Hường - Trần Quang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cuốn sách này cung
cấp những kiến thức lý luận về báo chí nói chung, là cơ sở lý luận để tác giả xem
xét, đánh giá các khía cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Liên quan đến lĩnh vực lý luận báo chí truyền hình, đã có các cơng trình
nghiên cứu về đặc điểm, lý luận, ngôn ngữ, dạng thức, cách thức tổ chức
chương trình truyền hình, các yếu tố liên quan đến chất lượng chương trình
truyền hình, xu hướng phát triển của loại hình báo chí Truyền hình, với một
số cơng trình nghiên cứu, các cuốn sách của các tác giả như: Sản xuất chương
trình truyền hình (2002) của TS. Trần Bảo Khánh, NXB Văn hóa – Thơng tin;
Sáng tạo tác phẩm báo chí (2002) của PGS,TS Đức Dũng, NXB Văn hóa –
Thơng tin Hà Nội; Báo chí truyền hình (2004) của tác giả G.V.
Cudơnnhétxốp, X.L. Xvich, A.La.Iurốpxki, NXB Thông tấn; Thời sự truyền
hình của Victoria Mc Cullough Carroll; Phóng sự truyền hình (2004) của


5
Brigitte Besse, NXB Thơng tấn; Báo chí truyền hình (2009) của PGS,TS
Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; …
Về lý thuyết truyền thơng nói chung, truyền thơng đại chúng và định
hướng dư luận xã hội có một số cuốn sách: Truyền thông – Lý thuyết và Kỹ
năng cơ bản (2012) của các tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và
TS. Đỗ Thị Thu Hằng, NXB Chính trị Quốc gia; Báo chí truyền thơng hiện
đại (từ hàn lâm đến đời thường) (2011) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội; Báo chí và Dư luận xã hội (2011) của PGS.TS
Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động; Vai trị của báo chí trong định hướng dư
luận xã hội (2012) của TS. Đỗ Chí Nghĩa, NXB Chính trị Quốc Gia; Báo chí

truyền thơng - những vấn đề đương đại (2015) của TS. Nguyễn Trí Nhiệm,
NXB Chính trị Quốc gia;…
Để có được định hướng rõ ràng về phương pháp trước khi triển khai các
nội dung của luận văn này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu về phương
pháp nghiên cứu như: cuốn sách Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(1996) của tác giả Vũ Cao Đàm, NXB Khoa học và Kỹ thuật; cuốn sách
Phương pháp nghiên cứu xã hội học (2012) của các tác giả Phạm Văn Quyết,
Nguyễn Quý Thanh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội (2013) của tác giả Trần Hữu Quang,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Nội dung
các cuốn sách này cung cấp những lý thuyết cơ bản về phương pháp nghiên
cứu khoa học nói chung và nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội nói riêng, đồng thời chỉ dẫn các kỹ năng cần thiết để áp dụng vào hoạt
động nghiên cứu khoa học trên thực tế. Đây là những tài liệu giúp ích cho tác
giả rất nhiều trong việc xác định, lựa chọn đúng cách thức và phương pháp
(như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu…) để
thực hiện luận văn này.


6
Về báo chí chính luận nói chung, đã có một số tác giả, nhóm tác giả
nghiên cứu và xây dựng thành nội dung hoàn chỉnh, đưa vào một số cuốn
sách, giáo trình như: Tác phẩm báo chí - Tập 1 của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn
(1995), NXB Giáo dục, Hà Nội; Nghĩ về nghề báo và Công việc của người
viết báo (1997) của Hữu Thọ, NXB Giáo dục, Hà Nội; Bình luận báo chí thời
kỳ đổi mới: Một số vấn đề cơng tác tư tưởng – văn hóa (2000) của Hữu Thọ,
NXB Giáo dục, Hà Nội; Các thể loại chính luận báo chí của Trần Quang
(2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Tập đề cương bài giảng Lịch sử
nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam của PGS,TS Trần Thế Phiệt (năm
2004); “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc (2005) của Hữu Thọ, NXB Chính trị

Quốc gia… Các cuốn sách và giáo trình nêu trên chủ yếu tập trung phân chia
các thể loại báo chí, đồng thời phân biệt, khái quát những đặc điểm của từng
nhóm thể loại, trong đó có nhóm chính luận. Mới đây nhất có cuốn sách Tác
phẩm chính luận báo chí (2014) của PGS,TS Trần Thế Phiệt, NXB Chính trị
Quốc gia. Cuốn sách cung cấp những kiến thức căn bản về thể loại tác phẩm
chính luận báo chí trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trong và ngoài nước về
lý luận cũng như thực tiễn được cập nhật cho đến thời điểm năm 2014, bao
gồm: khái niệm, vai trị và vị trí, sự hình thành và phát triển, phương thức, nội
dung, hình thức phản ánh… Những vấn đề đó lại được chứng minh, luận giải
trên cơ sở thực tiễn báo chí Việt Nam với các loại hình: báo in, báo nói, báo
hình và báo mạng điện tử. Hàng trăm tác phẩm báo chí của hàng chục tờ báo
ở nước ta được đưa vào cuốn sách để khảo cứu giúp người đọc thấy rõ tác
động to lớn của thể loại tác phẩm này đối với đời sống xã hội đương đại.
Cuốn sách cũng làm rõ sự phong phú, đa dạng của các thể loại như: xã luận,
bình luận, đàm luận, chuyên luận, phiếm luận trên các phương tiện thông tin
đại chúng ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn phân tích, gợi mở
những đặc điểm sáng tạo các thể loại tác phẩm đó cho những ai muốn bước
vào con đường sáng tạo của mình để một ngày nào đó có thể trở thành một
nhà báo thực thụ.


7
Về chính luận truyền hình, có cuốn sách Chính luận truyền hình – Lý
thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh (năm
2014). Sau nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu thực tiễn, PGS,TS Nguyễn
Ngọc Oanh, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đi sâu nghiên
cứu, khảo sát, tìm hiểu về loại tác phẩm chính luận báo chí, đặc biệt là chính
luận truyền hình. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra liên quan đến lý thuyết về
loại tác phẩm chính luận, về các thể loại thuộc nhóm chính luận, về kỹ năng
sáng tạo tác phẩm chính luận,... đã bước đầu được trả lời trong cuốn sách này.

Đó là nhận thức về loại tác phẩm chính luận nói chung; Về thể loại bình luận,
đàm luận trên truyền hình, những đặc trưng sáng tạo tác phẩm; Về vai trị của
bình luận viên, cách thức tổ chức sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất chương
trình; Về quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận truyền hình; Về việc sử dụng
hình ảnh và viết lời bình cho tác phẩm; Về ngơn ngữ nói trên truyền hình; Về
mối liên hệ giữa bình luận với các thể loại báo chí truyền hình khác,...Ngồi
những vấn đề chung, cuốn sách cịn đi sâu phân tích các kỹ năng tác nghiệp
của nhà báo, phóng viên, biên tập viên, bình luận viên truyền hình khi sáng
tạo tác phẩm thuộc thể loại bình luận, đàm luận và khi giao tiếp với cơng
chúng truyền hình. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng những kỹ năng
tác nghiệp của nhà báo, đây là cơng trình nghiên cứu cơ bản, hệ thống và
chun sâu, mang tính khoa học và thực tiễn về loại tác phẩm chính luận nói
chung và truyền hình nói riêng.
Về chương trình chính luận truyền hình, có một số cơng trình nghiên cứu
liên quan như: luận văn thạc sĩ báo chí học của tác giả Nguyễn Nga Huyền
(năm 2012) bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với đề tài “Hoạt
động dẫn chương trình chính luận truyền hình (Khảo sát chương trình Đối
thoại chính sách (VTV1), Tiêu điểm kinh tế (VNews), Đối thoại (VITV) từ
tháng 9/2011 đến hết tháng 6/2012)”; luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng
của tác giả Nguyễn Công Triện (năm 2013) bảo vệ tại Học viện Báo chí và


8
Tuyên truyền với đề tài: “Tổ chức sản xuất chương trình toạ đàm chính luận
truyền hình (Khảo sát ở một số chương trình tọa đàm chính luận truyền hình
trên VTV1, Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013)”;
Về tính chính luận của chương trình truyền hình, mới chỉ có luận văn
Thạc sĩ Báo chí của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang (năm 2014) bảo vệ tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với đề tài “Nâng cao tính chính luận trong
Bản tin Tài chính trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ

tháng 01/2013 đến tháng 06/2013)” đề cập đến. Luận văn này làm rõ khái
niệm, vai trò và mối quan hệ của tính chính luận, tính khách quan của thơng
tin báo chí dựa trên yếu tố lý luận và thực tiễn; Làm rõ nội dung thơng tin
kinh tế trên báo chí hiện nay phản ảnh những vấn đề xã hội đang quan tâm
theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Thông tin kinh tế đang tác động và
có ý nghĩa như thế nào với cơng chúng; Tìm hiểu vai trị và sự tác động của
thơng tin kinh tế trên báo chí hiện nay với sự phát triển của xã hội; Nghiên
cứu, khảo sát, phân tích thực tiễn hoạt động của bản tin tài chính và vai trị
của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong việc nâng cao chất lượng chương
trình; Nhu cầu tiếp nhận thông tin kinh tế của công chúng Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó có những kiến nghị phù hợp trong cách thể hiện tác phẩm tin,
bài phóng sự, kịch bản Bản tin tài chính để hấp dẫn được người xem; Đánh
giá hiệu quả truyền thông về vấn đề kinh tế. Từ đó thấy rõ sự cần thiết của
việc nâng cao tính chính luận trong thơng tin kinh tế. Đặc biệt tính chính luận
được thể hiện rõ được điểm mới trong việc truyền tải thông tin kinh tế như thế
nào; Dự báo xu hướng vận động, phát triển của chính luận báo chí trong thời
gian tới, đồng thời giải pháp nâng cao vai trò của đội ngũ nhà báo thực hiện
chương trình có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có khả năng bình luận, thể
hiện rõ quan điểm của mình về một vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế nào đó.
Trong số các nghiên cứu nêu trên, chưa có cơng trình nào tập trung
nghiên cứu sâu về tính chính luận trong chương trình Vấn đề hôm nay của Đài


9
Truyền hình Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Tính chính luận trong
chương trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ
tháng 10/2016 đến tháng 03/2017)” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
cao học của tác giả là không trùng lặp với những nghiên cứu đã có tính đến
thời điểm thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, tác giả luận văn xác định
mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng tính chính luận trong chương trình
Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao tính chính luận trong chương trình Vấn đề hơm nay
của Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng và các chương trình truyền hình
chính luận khác nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về truyền hình và tính chính luận
trong chương trình truyền hình.
Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá việc thể hiện
tính chính luận trong chương trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt
Nam, thơng qua việc khảo sát các chương trình Vấn đề hơm nay phát sóng
trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 03/2017 trên kênh VTV1
– Đài Truyền hình Việt Nam.
Ba là, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận
trong chương trình Vấn đề hơm nay nói riêng và các chương trình truyền hình
chính luận khác của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung.


10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tính chính luận trong chương trình Vấn đề
hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Các chương trình Vấn đề hơm nay phát sóng trên kênh VTV1 – Đài
Truyền hình Việt Nam.

- Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là các phóng viên,
biên tập viên và những người trực tiếp tham gia sản xuất chương trình Vấn đề
hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu lý luận báo chí, đặc biệt là báo chí
chính luận.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các chương trình Vấn đề hơm nay phát sóng trên kênh
VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng
10/2016 đến tháng 03/2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở các đường lối, chủ
trương và các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về báo chí
cách mạng Việt Nam. Đồng thời, tác giả luận văn cũng vận dụng các kiến
thức nền tảng về lý thuyết truyền thông; những vấn đề cơ sở lý luận về báo
chí, lý luận báo truyền hình và đặc biệt là thể loại báo chí chính luận; lý luận
về ngơn ngữ báo chí và các ngun lý về hình ảnh, âm thanh để thực hiện
mục đích nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, tơi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, nghiên cứu, kế thừa những
tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài


11
này. Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của
mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn mình thực hiện.
- Phương pháp thống kê: thống kê tài liệu, con số, dữ liệu... có được
trong q trình khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để xem xét, đánh giá các

số liệu, các kết quả khảo sát và rút ra những luận điểm khoa học, từ đó đề
xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao tính chính luận trong chương
trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để phỏng vấn các đối tượng là các
chuyên gia – nhà nghiên cứu báo chí, các nhà báo có nhiều kinh nghiệm, các
phóng viên, biên tập viên truyền hình nhằm thu thập ý kiến đánh giá về tính
chính luận trong chương trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa và phân tích cụ thể vai trị của tính chính luận một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hút, giá trị và dấu
ấn riêng cho chương trình Vấn đề hơm nay nói riêng và các chương trình
truyền hình chính luận nói chung. Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
bổ sung thêm một phần vào lý luận về báo chí truyền hình và thể loại chính
luận trên báo chí truyền hình hiện nay.
6.2. Giá trị thực tiễn
Nếu luận văn nghiên cứu thành công, kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá
trị tham khảo về mặt thực tiễn với những giải pháp liên quan đến việc nâng
cao tính chính luận trong chương trình Vấn đề hơm nay nói riêng và các
chương trình truyền hình chính luận nói chung.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
trường và các trung tâm có đào tạo về truyền hình hiện nay.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả tổng hợp,
vận dụng các kiến thức đã học đặc biệt là thời gian học Cao học chuyên


12
ngành Phát thanh Truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để luận
giải vấn đề nghiên cứu.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cơng việc học tập,
nghiên cứu của các sinh viên, học viên ngành Báo chí, đặc biệt là chuyên

ngành Phát thanh – Truyền hình cũng như các nhà báo/phóng viên/biên tập
viên đang hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về tính chính luận trong chương trình
truyền hình
Chương 2: Thực trạng tính chính luận trong chương trình Vấn đề hơm
nay của Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong
chương trình Vấn đề hơm nay của Đài Truyền hình Việt Nam


13
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH CHÍNH LUẬN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Truyền hình
Thuật ngữ “Truyền hình” (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latin.
Television là từ ghép, trong đó “tele” có nghĩa là “xa” cịn “vision” là “nhìn”,
kết hợp lại cho thấy nghĩa: nhìn từ xa. Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan
trọng khi mong muốn nhìn được “từ xa” của con người trở thành hiện thực.
Trên thế giới, truyền hình là loại hình ra đời gắn liền với phát minh của
các nhà khoa học, sự ra đời của chiếc ti vi được kế thừa từ nhiều nghiên cứu
trước đó. Từ những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học
của một số quốc gia đã nghiên cứu và thử nghiệm về truyền hình.
Trong lịch sử của truyền hình thế giới, ngày phát sóng đầu tiên được ghi
nhận lại là ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra ở thủ đô London, chương
trình do hãng tin BBC phát sóng, vào thời điểm này được ghi nhận có khoảng

500 chiếc tivi bắt sóng chương trình này.
Ở Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa truyền hình là quá trình
truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng vơ tuyến điện.
Trong cuốn giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xn
Sơn, thuật ngữ truyền hình được định nghĩa như sau: “Truyền hình là một loại
hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh
về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện. Truyền hình xuất
hiện vào đầu thế kỷ thứ XX, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật
và công nghệ đã nhanh chóng trở thành một kênh thơng tin quan trọng trong
đời sống xã hội.” [31, tr.5]
Trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội,
2001, tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Truyền hình là một loại phương tiện
thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên


14
nghĩa của thuật ngữ vơ tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là “ở
xa” và Vision có nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [34, tr.143]
Xét trên phương diện kỹ thuật, truyền hình là quá trình biến đổi từ năng
lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện,
nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi
thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận được hình
ảnh thơng qua màn hình.
Về phương diện nội dung, truyền hình là loại hình truyền thơng mà
thơng điệp được truyền trong khơng gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh
tạo cho người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.
So với các loại hình truyền thơng đại chúng khác, truyền hình là loại
hình ra đời muộn hơn nhưng nó lại có kỹ thuật và cơng nghệ cao, hiện đại
hơn. Đặc trưng của truyền hình chính là hình ảnh và âm thanh sống động.
Truyền hình được thừa hưởng cơng nghệ và phương thức đặc trưng tạo hình

và âm thanh từ điện ảnh.
Về mặt thể hiện báo chí, truyền hình tổng hợp được những ưu điểm của
các loại hình ra đời sớm hơn như báo in, phát thanh… Xã hội ngày càng phát
triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu về
thông tin và giải trí của cơng chúng ngày càng tăng cao. Truyền hình trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến lớn về cả cơng
nghệ sản xuất, nội dung và hình thức thể hiện để kịp thời đáp ứng những địi
hỏi của cơng chúng.
1.1.2. Chương trình truyền hình
Theo cuốn sách Giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương
Xuân Sơn [31, tr.114], chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời
sống xã hội, chuyển tải các loại thơng tin từ chương trình này đến chương
trình khác, từ ngày này qua ngày khác nhằm phục vụ đối tượng cơng chúng.
Nội dung của nó làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề
dần dần tạo thói quen trong ý thức cơng chúng. Chương trình truyền hình là
hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình


15
trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình. Có thể nói
nếu khơng có chương trình thì khơng cịn truyền hình. Nhưng mặt khác,
chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ
quan đài; bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung của chương
trình, bộ phận hậu cần… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về
mặt sáng tạo và sản xuất chương trình. Cũng như việc sản xuất các sản phẩm
khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng. Người tiêu dùng của sản phẩm
báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí
mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm – công chúng. Chương
trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích
giao tiếp truyền hình.

Chương trình truyền hình là cầu nối giữa cơng chúng và những người làm
truyền hình. Cho dù thuật ngữ chương trình có thể được hiểu theo nghĩa chương
trình của đài, chương trình của tháng hoặc chương trình tuần…thậm chí là một
tác phẩm cụ thể thì đều nhằm mục đích truyền tải thông tin tới công chúng.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả lựa chọn cách hiểu chương trình
truyền hình là một sản phẩm hồn chỉnh về nội dung và hình thức thể hiện,
trong đó các hình ảnh, âm thanh, tin bài, bảng biểu được bố trí, sắp xếp hợp
lý trong một thời gian nhất định, phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu đối tượng
công chúng nhất định.
Căn cứ vào phương thức sản xuất, có thể phân chia các chương trình
truyền hình thành 2 loại: chương trình truyền hình trực tiếp và chương trình
truyền hình ghi hình có hậu kỳ. Hai loại chương trình này có một số điểm
chung trong quy trình sản xuất, đồng thời cũng có những nét khác biệt tạo nên
đặc trưng riêng của từng loại.
Với chương trình truyền hình ghi hình có hậu kỳ, mọi yếu tố về nội dung
và hình thức đều đã được gọt giũa, chau chuốt bằng các thao tác xử lý hậu kỳ
như cắt dựng các cảnh quay, biên tập lại nội dung, chỉnh sửa lời bình, tiếng


16
động, âm nhạc…để tạo thành một sản phẩm truyền hình hồn chỉnh trước khi
gửi đến khán giả.
Với chương trình truyền hình trực tiếp, sau quá trình chuẩn bị, ghi hình
cũng là thời điểm hồn thiện chương trình và phát sóng. Các nội dung trong
chương trình truyền hình trực tiếp được ghi hình và truyền thẳng đến với khán
giả mà khơng có khâu hậu kỳ để chỉnh sửa, vì vậy quy trình sản xuất chương
trình truyền hình trực tiếp phức tạp hơn và địi hỏi người thực hiện phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, cẩn thận và tập trung hơn. Để có thể kiểm sốt tốt
nhất nội dung của mỗi chương trình truyền hình trực tiếp, người thực hiện cần
chuẩn bị kỹ kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến được các tình huống phát

sinh ngồi kịch bản và các phương án xử lý.
1.1.3. Tính chính luận
Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngơn ngữ học xuất bản năm 1995
thì chính luận “là thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã
hội đương thời”.
Trong cuốn “Tác phẩm báo chí tập III”, PGS,TS Trần Thế Phiệt đã tổng
hợp và đưa ra một số quan niệm về chính luận báo chí, phân biệt chính luận
báo chí với văn nghị luận: “Chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo
chí, nó là loại văn nghị luận về những vấn đề chính trị - xã hội có tính thời
sự. Như một nhà nghiên cứu Xô Viết trước đây viết: văn chính luận nghiên
cứu các hiện tượng, q trình, sự kiện và cá thể con người (trong những bình
diện nhất định) trên quan điểm chính trị. Văn chính luận khơng có mục đích
tái tạo bức tranh thực tiễn qua các hình tượng. Nó nghiên cứu, xem xét các
q trình vận động của cuộc sống dưới dạng khái niệm và phán đốn. Nó ghi
lại lịch sử hiện đại nằm trong lĩnh vực chính trị. Chính những điều này khiến
cho ta khơng thể chấp nhận các định nghĩa về văn chính luận như là loại thể
của văn học nghệ thuật”.
Theo PGS,TS Nguyễn Văn Dững, “chính luận báo chí bao hàm trong nó
sự tranh luận xã hội, luận chiến xã hội hay đối thoại xã hội mà nhà chính


17
luận nhằm bày tỏ và bảo vệ chính kiến, luận điểm, lập trường xã hội của
mình trước các sự kiện và vấn đề thời cuộc đang được công chúng và dư luận
xã hội quan tâm; các sự kiện và vấn đề thời cuộc ấy cần được báo chí tiếp
cận, tạo lập diễn đàn và thơng tin, để có thể giải thích và giải đáp, nhằm gia
tăng sự tương đồng – đồng thuận xã hội và giảm dần sự khác biệt” [6, tr.353]
Trong cuộc phỏng vấn sâu, PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh (Phó trưởng
Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tun truyền) chia sẻ quan điểm:
“Tính chính luận có sự khác biệt so với tính thơng tấn và tính phóng sự trên

báo chí. Nói đến tính thơng tấn là nói đến việc đưa tin thơng báo về sự kiện,
sự việc một cách khách quan, chân thực và nhanh nhất có thể. Tính phóng sự
thì thể hiện ở sự mơ tả chi tiết, tỉ mỉ tiến trình, cách thức của sự kiện, sự việc
và ít nhiều thể hiện cảm quan của nhà báo. Cịn nói đến tính chính luận là nói
đến lý lẽ, lập luận, có phân tích, lý giải để nêu lên cách nhìn, quan điểm của
nhà báo về sự kiện, vấn đề và hướng dư luận tới một cái nhìn đúng đắn nhất
với quy định của luật pháp cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội.”
Qua một số quan điểm, nhận định về chính luận nêu trên, có thể khẳng
định rằng, chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí, với đặc trưng
là khả năng phản ánh và lý giải các vấn đề mang tính thời sự trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội bằng phương thức phân tích, bình luận.
Tính chính luận của một tác phẩm báo chí là sự thể hiện chính kiến của
những người tham gia bình luận về một sự kiện, vấn đề bằng lập luận, lý lẽ
nhằm thuyết phục cơng chúng tin vào quan điểm, góc nhìn mà mình đưa ra, từ
đó hướng cơng chúng đến quan điểm đúng đắn, phù hợp với luật pháp và đạo
đức xã hội.
Tính chính luận là yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng của thể loại báo chí
chính luận. Nói đến tính chính luận là nói đến sự luận giải các vấn đề chính trị
- xã hội bằng phương thức phân tích, bình luận dựa vào hệ thống các luận
điểm, lý lẽ thể hiện quan điểm của người tham gia bình luận. Tính chính luận
của tác phẩm báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng được hình


18
thành trên cơ sở đối tượng phản ánh, phương tiện và phương thức lập luận,
năng lực và phong cách của nhà báo chính luận.
1.2. Biểu hiện tính chính luận trong chương trình truyền hình
1.2.1. Đối tượng phản ánh
Trước kia, nói đến chính luận, người ta thường chỉ nói đến các vấn đề
thuộc chính trị xã hội. Hiện nay, cuộc sống hiện đại luôn biến động không

ngừng với vô số sự kiện diễn ra khơng chỉ ở lĩnh vực chính trị, xã hội mà cả
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao. Thậm chí, có những sự kiện, sự việc
tưởng chừng dễ nhận thức nhưng khi tác động đến nhiều người thì nảy sinh
những cách nhìn nhận khác nhau, vì vậy cần có sự tham gia của tác phẩm
chính luận để hướng dư luận đến những nhận thức đúng đắn nhất.
Đối tượng của chính luận truyền hình là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề
thời sự thuộc tất cả các lĩnh vực mà xã hội quan tâm, muốn nhận thức về
những mối quan hệ phức tạp, tính chất quy luật, nguyên nhân cũng như xu
hướng vận động của chúng. Sự kiện, vấn đề thời sự mà xã hội quan tâm là đối
tượng của báo chí nói chung. Nhưng nó chỉ trở thành đối tượng của chính
luận khi nảy sinh một nhu cầu cần được đáp ứng từ phía cơng chúng, đó là
mong muốn nhận thức về sự kiện, vấn đề thời sự một cách toàn diện, đi sâu
vào bản chất vấn đề, thấy được xu hướng vận động phát triển của chúng. [23,
tr.25]. “Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự kiện, vấn đề thời sự nào được xã hội
quan tâm và muốn nhận thức đều có thể trở thành đối tượng của chương
trình chính luận. Điều đó cịn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của báo chí
đến mức nào? Có hội đủ điều kiện về thơng tin, lập luận, lý lẽ để biến chúng
thành một tác phẩm chính luận khơng? Nhất là có cần thiết phải phân tích,
mổ xẻ vấn đề đó trên cơng luận hay khơng? Cái lợi, cái hại của vấn đề là gì?
Chiều hướng tác động của chúng lên dư luận ra sao? [23, tr.26]
Đối tượng phản ánh của một chương trình, tác phẩm chính luận truyền
hình cịn bị chi phối bởi những đặc trưng vốn có của loại hình báo chí này. Sự
kiện, vấn đề muốn trở thành đối tượng phản ánh của chương trình chính luận


19
truyền hình phải đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến những đặc trưng về
ký hiệu thơng tin (hình ảnh động và âm thanh sống động), giao tiếp truyền
hình, điều kiện cảm thụ, thời điểm thơng tin…
Có thể khẳng định rằng, tính chính luận trong một chương trình truyền

hình trước hết được biểu hiện qua đối tượng phản ánh. Nói cách khác, nhìn
vào đối tượng phản ánh của một chương trình sẽ thấy được chương trình đó
có tính chính luận hay khơng, và nếu có thì tính chính luận được thể hiện ở
mức độ nào. Các sự kiện, vấn đề được chọn là đối tượng phản ánh của chính
luận truyền hình có thể đã tồn tại lâu trong xã hội nhưng vẫn nảy sinh những
khía cạnh đáng quan tâm, tồn tại mâu thuẫn hay xung đột, chưa đi đến quan
điểm rõ ràng nên cần phân tích, bàn luận để hiểu sâu, hiểu rõ hơn. Đó cũng có
thể là các sự kiện, hiện tượng mới xuất hiện mà công chúng chưa kịp nắm bắt
hay chưa thực sự quan tâm nhưng có khả năng tác động, tạo ảnh hưởng đến
xã hội nên cần có sự phân tích, lý giải để hướng dẫn dư luận.
Một chương trình truyền hình chính luận cần lựa chọn đúng đối tượng
phản ánh là các sự kiện, vấn đề thời sự đang được công chúng quan tâm. Tuy
nhiên, nhiệm vụ của chương trình truyền hình chính luận không chỉ đơn thuần
là đem đến thông tin trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?, mà
còn phải giải đáp được các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? để giúp cơng
chúng có được cái nhìn sâu sắc, tồn diện và thấu đáo về các sự kiện, vấn đề
mà họ quan tâm hay chưa hiểu rõ. Việc lựa chọn đúng và trúng đề tài phụ
thuộc vào tầm hiểu biết, mối quan tâm, sự nhạy cảm và năng lực nghề nghiệp
của nhà báo. Với những sự kiện, vấn đề đơn giản, không chứa đựng mâu
thuẫn hay các vấn đề đã quá quen thuộc thì chỉ cần đưa tin hoặc phản ánh để
công chúng nắm được. Với các vấn đề mới cần được cắt nghĩa, lý giải, hay
các vấn đề còn tồn tại những luồng ý kiến trái chiều, xuất hiện xung đột cần
phân tích, bàn luận…thì đưa vào làm đề tài, chủ đề cho các chương trình
chính luận là hợp lý.
1.2.2. Hệ thống luận điểm


20
Chính luận báo chí được xem là một dạng văn nghị luận, ở đó người ta
dùng lý lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, làm rõ vấn đề nào đó nhằm để cho người

đọc người nghe hoạt động theo. Nếu như trong văn học, chủ đề tác phẩm
được thể hiện qua tình tiết, hành động, lời nói thì trong chính luận, chủ đề tác
phẩm được thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ,
logic.
Tính chính luận trong chương trình truyền hình được thể hiện qua hệ
thống các luận điểm, lý lẽ mà nhà báo sử dụng để bình luận về sự kiện, vấn đề
thời sự được phản ánh. Bởi về bản chất, chính luận là thể hiện quan điểm,
chính kiến bằng cách lập luận thơng qua các lý lẽ. Các luận điểm, luận cứ,
luận chứng được lựa chọn đưa vào chương trình cần đảm bảo tính chính xác,
khách quan để tạo được niềm tin đúng đắn, định hướng nhận thức cho công
chúng. Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đó được tổ chức, sắp xếp một
cách chặt chẽ, logic, nhất quán nhằm làm nổi bật quan điểm, góc nhìn của nhà
báo trước sự kiện, vấn đề và tăng tính hấp dẫn cho chương trình.
Trong cuốn “Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp”, tác giả đã đưa ra
nhận xét, “dù là một thiên phóng sự hay một bản tin, một bài bình luận linh
hoạt hay một bài phân tích thì các chứng cứ về các sự kiện và vấn đề được
nêu lên trong chúng phải đáng tin cậy và khách quan trong mắt độc giả hoặc
chí ít cũng phải đưa ra làm sao để khơng gây nghi ngờ”.
Như đã trình bày trong mục 1.1.3., nói đến tính chính luận là nói đến sự
luận giải các vấn đề chính trị - xã hội bằng phương thức phân tích, bình luận
dựa vào hệ thống các luận điểm, lý lẽ thể hiện quan điểm của người tham gia
bình luận. Có thể khẳng định rằng, các luận điểm, luận cứ được lựa chọn sử
dụng trong chương trình truyền hình chính luận là yếu tố then chốt tạo nên
tính chính luận cho chương trình đó.
1.2.3. Ngơn ngữ thể hiện
Hình ảnh là chính ngơn của truyền hình. Bên cạnh đó, âm thanh sống
động (lời nói, tiếng động, âm nhạc…) và các tín hiệu phi ngơn từ cũng là


21

những ngôn ngữ thể hiện không thể thiếu trong việc làm nên thành cơng của
một tác phẩm truyền hình.
Tuy nhiên, với các chương trình truyền hình chính luận, ngơn từ (bao
gồm: lời dẫn, lời bình, lời nói trong cuộc đối thoại…) lại nắm giữ vai trò quan
trọng hơn cả trong việc thể hiện tính chính luận của chương trình bởi ngơn từ
là phương tiện chính để truyền tải nội dung và lập luận, cịn hình ảnh chỉ là
bằng chứng, góp phần củng cố tính xác thực, đáng tin cậy cho các luận điểm
mà ngôn từ nêu ra.
Tác giả luận văn đồng quan điểm với PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh (Phó
trưởng Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) khi cho
rằng, “ngơn ngữ của báo chí truyền hình được cấu thành bởi yếu tố hình ảnh
và âm thanh sống động của cuộc sống thực. Trong đó, lời bình, tiếng động
hiện trường, các phỏng vấn trong chính luận đều là những yếu tố then chốt.
Mỗi yếu tố này tùy theo từng chương trình và phong cách của các nhà báo
được khai thác, sử dụng dưới nhiều hình thức và góc độ khác nhau tạo nên sự
đa dạng của chương trình. Chính đặc trưng này của ngơn ngữ truyền hình
mang lại khả năng hấp dẫn của các chương trình chính luận.”[23, tr. 31]
Ngơn từ trong chương trình truyền hình chính luận là phương tiện thể
hiện các luận điểm, trực tiếp khẳng định quan điểm của nhà báo trước sự kiện,
hiện tượng, vấn đề. Các yếu tố thuộc về ngôn từ bao gồm: lời dẫn của người
dẫn chương trình, lời bình trong các tác phẩm linh kiện và lời nói trong các
cuộc đối thoại với các nhân vật khách mời (nếu có). “Trong bình luận truyền
hình, bình luận viên là người theo dõi và thấu hiểu về sự kiện. Vấn đề được
đề cập trong tác phẩm cần có tiếng nói của người bình luận đằng sau những
lý lẽ, luận điểm, luận cứ của tác phẩm. Đó là thái độ quan điểm lập trường
được thể hiện bằng lời nói của tác giả, là sự đánh giá, nhận xét, nhận định về
bản chất, sự vận động của sự kiện, của vấn đề , là cách tác giả thuyết phục,
lơi kéo sự đồng tình của cơng chúng. Do đó bình luận viên là người duy nhất



22
có khả năng bộc lộ hết chủ đề, ý đồ tư tưởng của mình bằng giọng nói và cảm
xúc có thật của chính mình.”[23, tr. 61]
Lời dẫn trong chương trình truyền hình chính luận có tác dụng thu hút sự
chú ý của cơng chúng vào chủ đề của chương trình, đồng thời tạo nên nhịp
cầu liên kết giữa người dẫn chương trình với cơng chúng, tạo một tâm lý thoải
mái khi tiếp nhận thơng tin. Lời bình trong các tác phẩm linh kiện (như tin,
phóng sự, clip minh họa…) cung cấp các thơng tin mà hình ảnh trong tác
phẩm đó chưa nói hết được, góp phần làm rõ hình ảnh, hướng đến mục đích
cuối cùng là tạo ra một tác phẩm linh kiện hồn chỉnh, chứa đựng những
thơng tin có giá trị, trở thành một dẫn chứng xác thực, khách quan để củng cố
và khẳng định tính đúng đắn của các luận điểm mà nhà báo đưa ra trong
chương trình. Với các chương trình có phần đối thoại giữa người dẫn chương
trình với khách mời, phần lời nói của người dẫn chương trình trong cuộc đối
thoại này cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thể hiện tính chính luận của
chương trình. Thật vậy, bởi những lời nói trong cuộc đối thoại là cơng cụ để
người dẫn chương trình – nhà báo thể hiện tầm hiểu biết của mình, tranh luận
với khách mời và đồng thời bộc lộ quan điểm, thái độ của mình trước sự kiện,
vấn đề được phản ánh trong chương trình. Đặc biệt, lời nói trong cuộc đối
thoại này thường không thể chuẩn bị trước, tức là khơng thể viết sẵn lời nói
trong kịch bản để đọc mà người dẫn chương trình chỉ có thể dự đốn tình
huống, từ đó tự lựa chọn câu chữ và đối đáp với khách mời khi cuộc đối
thoại diễn ra. Bởi vậy, có thể nói đây là những ngơn từ địi hỏi cao nhất về
cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp của người dẫn
chương trình.
Có thể khẳng định rằng, tính chính luận trong chương trình truyền hình
cịn được biểu hiện ở ngơn ngữ mà nhà báo lựa chọn sử dụng. Một chương
trình truyền hình có tính chính luận nhất thiết phải có ngơn ngữ thể hiện mang
tính chính luận. Nói cách khác, các dạng ngơn ngữ dùng trong chương trình



23
truyền hình chính luận phải thể hiện vai trị là lý lẽ, góp phần vào việc lập
luận, thuyết phục cơng chúng. Mỗi hình ảnh, mỗi lời bình, tiếng động hay dù
chỉ là một cử chỉ, giọng điệu của nhà báo đều cần mang tính lý lẽ xác thực, là
cơng cụ phục vụ cho việc đi sâu phân tích, lý giải và lập luận để thuyết phục
cơng chúng. Chương trình thực sự có tính chính luận hay chỉ là một phóng sự
phản ánh hoặc một cuộc phỏng vấn thông thường với những câu hỏi và câu
trả lời đơn điệu – điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực sử dụng các dạng
ngơn ngữ của nhà báo.
1.2.4. Tính logic của lập luận
Mục đích của các tác phẩm báo chí chính luận nói chung và chương trình
truyền hình chính luận nói riêng là dùng lý luận để soi sáng sự kiện, vấn đề, từ
đó thay đổi nhận thức, tư duy lý luận của công chúng chứ không chỉ đơn
thuần để cung cấp thơng tin.
Lối tư duy trong chính luận là lối tư duy logic, tư duy lý luận. Nó dựa
trên những sự kiện, phán đốn để tư duy. Tác phẩm báo chí chính luận phải
nhấn mạnh được hai yếu tố: Tại sao và Như thế nào. Các yếu tố còn lại được
khái qt, tóm ý để làm luận chứng, luận cứ.
Tính chính luận trong một chương trình truyền hình cịn được thể hiện
qua tính logic của lập luận được sử dụng trong chương trình đó. Nói cách
khác, lập luận càng logic thì càng thể hiện rõ tính chính luận. Để có thể lập
luận một cách logic và thuyết phục công chúng tin vào quan điểm của mình,
nhà báo cần xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc, nhất quán
với vấn đề phản ánh. Các luận điểm, luận cứ, luận chứng cần có sự liên quan
mật thiết, phù hợp với đề tài và vấn đề phản ánh, khơng nằm ngồi phạm vi
bàn luận của chương trình, đồng thời khơng được tồn tại mâu thuẫn, xung đột
và chỉ tập trung hướng đến việc làm rõ chủ đề chính của chương trình. Bên
cạnh đó, các luận điểm, luận cứ cũng cần được móc nối khéo léo và liên kết
chặt chẽ với nhau nhằm tăng tính thuyết phục cho quan điểm, góc nhìn được

nêu ra trong chương trình.


×