Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

quản lý thông điệp về an ninh quốc gia trên kênh ANTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An ninh Quốc gia được biểu hiện ở sự ổn định trong quan hệ chính trị
giữa các giai cấp, khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các
giai cấp khác và vị trí độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các nhà
nước khác trên thế giới.
Lĩnh vực an ninh Quốc gia có những nét đặc thù riêng như: tính nghiêm
túc, khẩn trương, tính thống nhất, tập trung, tính bí mật cao, tính biến động,
phức tạp lớn, tính đối kháng quyết liệt, tính pháp lệnh cao, do vậy thơng tin về
lĩnh vực này cũng có những điểm quan trọng nhất định. Những điểm này đòi hỏi
việc quản lý phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc.
Hiện nay, việc truyền tải thông điệp về An ninh Quốc gia được thực hiện
ở rất nhiều kênh truyền hình khác nhau với sự đa dạng về chủ đề và thể loại.
Việc phát đi những thông điệp này đã cung cấp cho khán giả truyền hình một
lượng thông tin lớn và đa dạng về các vấn đề an ninh Quốc gia trên toàn lãnh
thổ đất nước.
Trong công tác truyền tải thông điệp về An ninh Quốc gia, khơng thể
khơng nhắc tới vai trị của kênh ANTV- kênh truyền hình thuộc Bộ Cơng An
Việt Nam. Nhờ những thông điệp được đăng tải trên kênh mà nhân dân có được
những hiểu biết nhất định, ln đồng hành với những biến đổi từng ngày của đất
nước. Có được những thành công như vậy phải kể tới sự nỗ lực của nhiều yếu tố
ở tất cả các khâu như thu tin hiện trường, tổ chức sản xuất, biên tập... trong đó
quản lý đóng vai trị quyết định.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc quản lý thông điệp về an ninh Quốc
gia trên truyền hình ANTV vẫn cịn khơng ít bất cập: nhiều thơng tin cịn chưa
được kiểm duyệt chính xác về mặt nội dung, cách phản ánh thiếu sinh động, tin
bài cịn chưa đồng đều, người dẫn chương trình, đưa tin còn chưa chuyên
nghiệp... Đặc biệt, một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay trong việc
truyền tải thông điệp về an ninh quốc gia là hiện tượng giật gân, câu khách, vẫn
cịn một số kênh truyền hình quan tâm quá nhiều đến việc thỏa mãn thị hiếu tầm



2
thường của một bộ phận công chúng nhằm thu lợi nhuận mà khơng tính tới hậu
quả tiêu cực do việc làm đó gây ra. Thậm chí, những hạn chế trong quản lý
thơng điệp về an ninh Quốc gia cịn gây hậu quả nặng nề hơn. Thông điệp sai
lệch được phản ánh qua truyền hình sẽ làm hoang mang tư tưởng nhân dân, dễ
bị các đối tượng phản động lợi dụng gây kích động, chia rẽ đại đồn kết dân tộc,
phương hại tới sự ổn định về chính trị.
Như vậy có thể thấy, truyền thông về an ninh Quốc gia trên truyền hình
hiện nay đóng vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng – có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
sự ổn định của đất nước. Để những thông điệp về an ninh Quốc gia phát huy
được giá trị, thúc đẩy sự phát triển ổn định, phồn vinh của đất nước đòi hỏi cấp
thiết đặt ra đó là cần phải tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sự tin cậy, đúng
đắn theo phương châm như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói rằng: “Giữ
nước từ khi nước chưa nguy”, khơng để những lỗ hổng trong quản lý gây tổn
hại tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Nhận thức rõ về vấn đề này, với mong muốn hoạt động quản lý thông
điệp về an ninh Quốc gia trên ANTV ngày một tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài:
“Quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ quản lý báo chí truyền thơng. Thông qua việc khảo sát, tổng kết
thực tiễn, luận văn sẽ cố gắng luận giải tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý thông điệp về an ninh
Quốc gia trên kênh ANTV trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý thơng điệp nói chung và thông điệp về an ninh quốc gia trên
kênh truyền hình là một vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Làm
rõ về đề tài liên quan đến thông điệp về an ninh Quốc gia đã có một số cơng
trình, bài báo, tác phẩm của các tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như
sau:



3
- Khai thác và sử dụng hình ảnh về phịng chống tội phạm trong chương
trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc” (Khảo sát các Đài phát thanh- Truyền
hình tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau năm 2014). Luận văn thạc sĩ Báo
chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn trên cơ sở làm rõ những khái niệm về tội phạm, hình ảnh phịng
chống tội phạm trên truyền hình đã khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng hình
ảnh trên truyền hình ở Kiên Giang, An Giang, Cà Mau. Qua đó có những giải
pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hình ảnh này.
- Tuyên truyền về an ninh xã hội trên kênh truyền hình Công an nhân dân,
tác giả Nguyễn Thị Lệ Hồng (2013), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn đã hệ thống hóa những khái niệm liên quan tới an ninh xã hội
và các phương thức tuyên truyền trên truyền hình. Đồng thời tác giả luận văn
cũng đã đưa ra nhiều giải pháp đột phá trong cơng tác tun truyền an ninh trên
truyền hình hiện nay như nhóm giải pháp về cơng tác quản lý hay đầu tư nguồn
lực.
- Truyền thông về vấn đề an tồn thơng tin trên tạp chí an tồn thơng tin
và báo điện tử Vietnamnet (Khảo sát từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013),
Nguyễn Thế Hảo (2013).
Trong đề tài, tác giả đã làm rõ những khái niệm liên quan trong đó có
khái niệm về an tồn thơng tin và khảo sát đưa ra hệ thống giải pháp đảm bảo
việc truyền thơng có hiệu quả về an tồn thơng tin trên báo chí.
- Thơng tin về điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc
trên báo in ngành công an, Nguyễn Kim Anh (2013), Luận văn thạc sĩ, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
Nội dung luận văn đánh giá thực trạng thơng tin về điển hình tiên tiến của
báo in ngành Công an (được tác giả khảo sát trên 03 báo: An ninh Thủ đô, Công

an nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh) để từ đó, làm rõ từng ưu, nhược điểm
cụ thể; sự tác động của các thơng tin về điển hình tiên tiến trong phong trào bảo


4
vệ ANTQ đến quần chúng nhân dân; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin được báo phản ánh, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn đòi hỏi của phong trào bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; phát huy
mọi nguồn lực của xã hội cũng như sức mạnh của báo chí đến phong trào bảo vệ
ANTQ. Trong suốt quá trình xây dựng và ANTQ, báo chí ln ln là cơng cụ
mang tính chiến đấu cao, là ngọn cờ đầu trong phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ.
- Lãnh đạo và quản lý đối với lĩnh vực kinh tế, khoa học- công nghệ, giáo
dục- đào tạo, báo chí, Nguyễn Vũ Tiến (2008), Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đề tài hệ thống hóa các khái niệm, những vấn đề lý luận liên quan; trình
bày đặc điểm, nguyên tắc, nội dung lãnh đạo, quản lý đối với lĩnh vực kinh tế;
lãnh đạo, quản lý đối với khoa học - công nghệ; lãnh đạo, quản lý đối với giáo
dục - đào tạo và lãnh đạo, quản lý đối với báo chí. Nội dung đề tài mới chỉ dừng
lại phân tích vai trị, chức năng nhiệm vụ cơng tác báo chí nói chung, không đề
cập tới vấn đề quản lý thông tin về an ninh, quốc phịng trên truyền hình.
- Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và nhận thức hiện nay,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề chung về lý luận quản
lý giáo dục, các mơ hình quản lý, các cách tiếp cận lý luận quản lý, xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, lãnh đạo, chỉ
đạo, thanh tra, kiểm tra và các vấn đề trong quản lý giáo dục...
- Vấn đề quản lý nội dung chương trình truyên hình liên kết ở HTV, Thái
Thành Chung (2014), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tun truyền.
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến việc liên kết sản xuất

chương trình truyền hình, hình thành cơ sở lý luận - thực tiễn của hoạt động
quản lý nội dung chương trình truyền hình liên kết hiện nay, đồng thời đề xuất
xây dựng quy trình quản lý nội dung hợp lý trong sản xuất chương trình truyền
hình ở đài truyền hình TP Hồ Chí Minh; Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn


5
về hoạt động quản lý nội dung các chương trình truyền hình liên kết nói chung;
Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất chương trình và kênh truyền hình liên
kết tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh; Đề ra giải pháp nhằm nâng
cao việc quản lý nội dung các chương trình và kênh truyền hình liên kết của Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn khơng trình bày về
quản lý thơng điệp về an ninh, quốc phịng trên truyền hình.
- Thực trạng thơng tin” Giật gân câu khách” trên báo chí hiện nay
(Khảo sát các báo Thanh niên, Tiền Phong và An ninh thủ đô từ tháng 1/20076/2008). Nguyễn Hải Hồng (2008), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Luận văn đã làm rõ những vấn đề như Lý luận về thông tin và thông tin
giật gân câu khách; Thực trạng thông tin giật gân câu khách trên báo chí; Một số
giải pháp nhằm hạn chế thông tin giật gân câu khách trên báo chí nói chung. Nội
dung đề tài khơng đi sâu nghiên cứu việc quản lý thông điệp về an ninh quốc gia
trên truyền hình.
- Quản lý nội dung các kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp
Hà Nội, Nguyễn Tiến Dũng (2012), Luận văn thạc sĩ Báo chí, Học viện báo chí
và tuyên truyền.
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lí kênh truyền hình của hệ
thống truyền hình cáp Hà Nội, làm rõ nguyên nhân, hạn chế và vấn đề cịn tồn
tại để từ đó sẽ đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lí
các kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp đạt kết quả cao.
- Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập, Phí Thị Thanh
Tâm (2009), Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

Qua bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng về quản lý nhà nước về báo
chí từ khi Luật báo chí sửa đổi năm 1999, đồng thời cũng nêu rõ những vấn đề
bất cập trong việc quản lý nhà nước với nền báo chí nước nhà. Tác giả phân tích
những bất cập và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với báo chí trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.


6
- Truyền hình trả tiền Việt Nam năm, Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị
Phượng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006). Tác giả đã đi sâu và nghiên
cứu tổng thể về tồn bộ sự hình thành và phát triển của Truyền hình trả tiền ở
Việt Nam. Trong đó tác giả cũng khảo sát cụ thể về cơ sở hạ tầng cũng như tổ
chức hoạt động Trung tâm truyền hình kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam. Nội
dung luận văn không dành dung lượng nào dù nhỏ nghiên cứu về quản lý thông
điệp về an ninh quốc gia trên truyền hình.
Như vậy, các cơng trình trên đã làm rõ và nêu lên khái niệm, tầm quan
trọng về quản lý, truyền hình và thơng tin về an ninh quốc gia, tuy nhiên đến
nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn
đề quản lý thông điệp về an ninh quốc gia trên kênh ANTV. Do vậy đề tài tác
giả lựa chọn không trùng lặp với các cơng trình trước đó. Đây sẽ là nguồn tài
liệu quý báu để tác giả tham khảo hoàn thiện luận văn của mình.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn tập trung khảo sát thực
trạng, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thông
điệp về an ninh quốc gia trên truyền hình Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thông điệp
về an ninh Quốc gia trên truyền hình Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, tác giả tập trung giải quyết các

nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý thông điệp về an
ninh Quốc gia.
- Khảo sát thực trạng vấn đề quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên
kênh ANTV, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông
điệp về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV trong thời gian tới.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: Việc quản lý thông điệp về An ninh Quốc gia
- Phạm vi khảo sát: Kênh ANTV
- Thời gian khảo sát: Năm 2017
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là các lý thuyết về thông điệp, quản lý thông điệp,
an ninh Quốc gia; báo chí, quản lý báo chí, báo chí truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tư liệu, tài liệu về chủ đề này:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả thu thập, nghiên cứu, kế thừa những
tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân tích nội dung các tác phẩm báo chí liên
quan đến vấn đề an ninh quốc gia trên truyền hình ANTV, chỉ ra những điểm
mạnh, điểm yếu về của thông điệp về an ninh quốc gia để đưa ra những giải
pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác quản lý thông điệp.
- Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: Phát phiếu trưng

cầu ý kiến công chúng, các nhà báo, cộng tác viên đồng thời phỏng vấn sâu các
nhà báo, tác giả, nhà lãnh đạo, quản lý báo chí nhằm thu thập ý kiến, quan điểm
về thơng điệp truyền thông và quản lý thông điệp về an ninh quốc gia trên kênh
ANTV. Từ kết quả này, tác giả có được hệ thống dữ liệu để phân tích, đánh giá
và đưa ra những nhận định, giải pháp, kiến nghị phù hợp có giá trị về lý luận và
thực tiễn cho luận văn.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu và thể hiện, luận văn cũng kết hợp
sử dụng một số phương pháp như: So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng


8
hợp, nghiên cứu thực tiễn... Đồng thời tham khảo một số giáo trình để đối chiếu
giữa lý thuyết và thực tế quản lý thông điệp về an ninh quốc gia trên ANTV.
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống lại và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến
quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV. Góp phần bổ sung lý
thuyết vào quá trình thực tiễn quản lý và giảng dạy các bộ mơn liên quan đến
quản lý báo chí nói chung và quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên truyền
hình Việt Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn tập trung chỉ ra những ưu và nhược điểm của vấn đề quản lý
thông điệp về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV, từ đó đề xuất những giải pháp
hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn cũng như cơng trình nghiên cứu là những gợi ý,
cũng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh
vực quản lý thông điệp và báo chí về an ninh Quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn bao gồm 3 chương, 10 tiết:

Chương 1: Quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên kênh truyền
hình - Một số vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng quản lý thông điệp về an ninh quốc gia trên kênh
ANTV
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp
về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV


9


10
NỘI DUNG
Chương 1
QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ AN NINH QUỐC GIA TRÊN KÊNH
TRUYỀN HÌNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.

Khái niệm
1.1.1. Quản lý, thông điệp, thông điệp về An ninh Quốc gia
1.1.2. Truyền hình
1.1.3. An ninh Quốc gia
1.1.4. Quản lý thơng điệp về An ninh Quốc gia

1.2. Vai trị của việc quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên
truyền hình
1.2.1. Đối với truyền hình
1.2.2. Đối với cơng chúng
1.3. Đặc điểm của hoạt động quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia
trên truyền hình

1.4. Yêu cầu về nội dung, phương thức quản lý thông điệp về an ninh
Quốc gia trên truyền hình
1.3.1. Nội dung quản lý
1.3.2. Phương thức quản lý
Tiểu kết chuơng 1

Chương 2


11
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ AN NINH QUỐC
GIA TRÊN KÊNH ANTV
2.1. Giới thiệu kênh ANTV
2.1.1. Quá trình thành lập
2.1.2. Vai trò, chức năng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức và hoạt động
2.2. Hiệu quả quản lý thông điệp về an ninh Quốc gia trên kênh
ANTV
2.2.1. Quản lý nội dung thông điệp về an ninh Quốc gia
- Đảm bảo thông điệp theo đúng định hướng của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước, đúng định hướng của Bộ Công an
- Đảm bảo yếu tố đặc thù trong sản xuất thông điệp về an ninh
Quốc gia
- Đảm bảo thơng điệp được phản ánh chính xác, trung thực và
khách quan
- Đảm bảo thông điệp đến được với đông đảo quần chúng nhân dân
2.2.2. Quản lý phương thức sản xuất thông điệp về an ninh Quốc
gia
- Quản lý việc xây dựng khung chương trình, chương trình
- Quản lý bằng hệ thống tổ chức, cán bộ

- Quản lý bằng chế độ thông tin, báo cáo
- Quản lý bằng kiểm tra, giám sát
2.3. Tồn tại, hạn chế của hoạt động quản lý thông điệp về an ninh
Quốc gia trên kênh ANTV
2.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý thông
điệp về an ninh Quốc gia trên kênh ANTV
2.4.1. Nguyên nhân khách quan


12
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
2.4.3. Những vấn đề đặt ra

Tiểu kết chương2

Chương 3


13
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THÔNG ĐIỆP VỀ AN NINH QUỐC GIA TRÊN KÊNH ANTV
3.1. Một số nhóm giải pháp
3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về quản lý thông điệp về an
ninh quốc gia trên kênh ANTV
3.1.2. Đổi mới nội dung và cơ chế quản lý
3.1.3. Tăng cường nguồn lực nâng cao hiệu quả quản lý
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị về phía cơ quan quản lý
3.2.2. Kiến nghị về phía kênh truyền hình
Tiểu kết chuơng 3


KẾT LUẬN


14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Vũ Mạnh Chu (2008), Hài hịa lợi ích bản quyền- pháp luật và

thực thi, Nxb.Thế giới, Hà Nội.
2.

Chính phủ (2002), Nghị định 51-NĐ/CP Quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, 26/4/2002, Hà Nội.
3.

Minh Châm, Phương Hoa(2010), Tiến tới sự phát triển bền vững

truyền hình trả phí, Báo điện tử VOV News, ngày 28/4/2010.
4.

Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của

cơng chúng Hà Nội, Luận án tiến sĩ.
5.
Nguyễn Đức Dũng, Nghiên cứu có tiêu đề “Điều tra trong hoạt
động báo chí”, Hà Nội.
6.

Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí, Tập 2, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
7.
Nguyễn Văn Dững (2012), Đề cương phục vụ lớp thi nâng ngạch
giảng viên chính, BTVC, PVC và tương đương năm 2012, Hà Nội.
8.
Nguyễn Văn Dững (2014), Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về
nghiệp vụ báo chí điều tra, Hội thảo khoc học quốc tế, Hà Nội.
9.

Trung tâm Đào tạo - Đài truyền hình Việt Nam (2010), Sản xuất

chương trình truyền hình lưu động, Hà Nội.
10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị 20- CT/TW của Ban bí

thư về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận
chính trị trong tình hình mới, ngày 17-01-2003, Hà Nội
11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban

chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
12.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng lân thứ X, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


15
15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn

quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.

Đảng Cộng sản Việt Nam(2016), Nghị quyết Trung ương 4 khóa

17.

Học viện Hành chính (2009), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà

XII.
nước, Phần I, II,III, Nxb. Lao động, Hà Nội.
18.

Hồ Chí Minh: Tồn tập, 15 tập (2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

19.


Hội đồng quốc gia chỉ đạo biện soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Nội.
(2007), Từ điển bách khóa Việt Nam, tập 1, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
20.

V.I. Lênin: Toàn tâp, tập 11 (1975), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

21.

Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2014), Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh tồn tập (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
23.

PGS,TS. Nguyễn Văn Mạnh, ĐH Khoa học Huế, Huỳnh Thúc

Kháng với vấn đề chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
24. Nhiều tác giả (2013), Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ
quốc, Nxb Quân đội nhân dân.
25. Nguyễn Tri Niên (2003), Ngôn ngữ Báo chí, Nxb Đồng Nai.
26. Kim Ứng(2007), “ Xã hội hóa trun hình- Khơng phải là phân lơ,
bán sóng”. Báo điện tử Sgggp.org.vn ngày 15.1.2007.
27. Trần Đăng Tuấn, Truyền Hình trong thế giới hiện đại, Bài giảng tại
lớp cao học Học viện Báo chí và Tun truyền.
28. Ngơ Thái Trị, Truyền hình kiến thức phổ thơng, Nxb Nghe nhìn.
29. Ngun Trung (2001), Những quy định về chính sách xã hội hóa

các hoạt động giáo dục, Văn hóa, Y tế, Thể thao, Nxb lao động.
30.

Hữu Thọ (1997): Một số vấn đề báo chí trong thời kỳ đổi mới; Tiếp

tục phát huy sức mạnh của báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.


16
31.

Hữu Thọ (1997): Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà

32.

Hữu Thọ (1997): Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33.

Hữu Thọ (2005): Mắt sáng lòng trong bút sắc, Nxb Chính trị quốc

Nội.

gia, Hà Nội.
34.

T.L.Fiedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TPHCM.

35.


Nguyễn Thị Minh Phương (2010), Tăng cường quản lý nhà nước

đối với báo Đảng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viên
Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
36.

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37.

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38.

Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam năm 1992.
39.

Quyết định 22/2009/QĐ-TTg, ngày 16/2/2009 của Thủ tướng

Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh,
truyền hình đến năm 2020.
40.

Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg về “Quy chế quản lý hoạt động


truyền hình trả tiền” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.



×