Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SINH 10_ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.33 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG
CHƯƠNG III. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Đối với virut kí sinh trên vi sinh vật, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào
chủ diễn ra như thế nào?
A. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nuclêic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.
B. Cả axit nuclêic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
C. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nuclêic nằm ở bên
ngoài.
D. Axit nuclêic được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ cịn vỏ capsit nằm ở bên
ngồi.
Câu 2. Chu trình tan là hiện tượng
A. virut nhân lên và làm tan tế bào.
B. virut xâm nhập và làm tan tế bào.
C. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.
D. tế bào bị hịa tan ngay khi gai glicôprôtêin chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế
bào.
Câu 3. Em hãy sắp xếp các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut theo trình tự từ
sớm đến muộn.
A. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.
B. Sinh tổng hợp - xâm nhập - hấp phụ - lắp ráp - phóng thích.
C. Xâm nhập - hấp phụ - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.
D. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
Câu 4. Loại tế bào nào là đối tượng tấn công chủ yếu của HIV khi xâm nhập vào cơ
thể người ?
A. Tế bào lim phô B
B. Tế bào limphô T4
C. Tế bào bạch cầu ưa axit
D. Tế bào bạch cầu ưa bazơ
Câu 5. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?
1. Người nghiện ma túy


2. Xe ôm
3. Gái mại dâm
4. Người làm nghề bốc vác
5. Bác sĩ
6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo
A. 1, 3
B. 1, 2, 3, 6
C. 1, 3, 6
D. 2, 4, 5
Câu 6. Ở người nhiễm HIV/AIDS, giai đoạn không triệu chứng kéo dài trong bao lâu ?
A. 3 - 5 năm
B. 2 - 3 tháng
C. 1 - 10 năm
D. 1 - 2 tháng
Câu 7. Trong cấu tạo của virut, thành phần nào có đóng vai trị then chốt, quyết định
đặc điểm của các thành phần cịn lại?
A. Vỏ ngồi
B. Axit nuclêic
C. Vỏ capsit
D. Lipit
Câu 8. Đơn vị cấu tạo nên vỏ capsit là gì?
A. Capsơme
B. Nuclêơcapsit
C. Glicơprơtêin
D.Axit nuclêic


Câu 9. Những virut mang cấu trúc xoắn thường có hình dạng bên ngồi như thế nào?
A. Hình sợi hoặc hình nịng nọc
B. Hình que hoặc hình sợi

C. Hình khối đa diện hoặc hình que
D. Hình sợi hoặc hình đĩa
Câu 10. Ở virut, các gai prôtêin trên bề mặt vỏ ngồi có vai trị gì ?
A. Làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ
B. Quy định hình dạng của virut
C. Là cầu nối giúp virut trao đổi chất với môi trường
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 11. Hai thành phần nào dưới đây không thể cùng tồn tại trong một virut ?
A. Vỏ ngoài và vỏ capsit
B. Vỏ capsit và ADN
C. ADN và ARN
D. ARN và vỏ ngoài
Câu 12. Trước đây, khi công nghệ gen chưa phát triển, intefêron được sản xuất như thế
nào ?
A. Lọc từ dịch tiêu hóa của ngựa
B. Chiết xuất từ bạch cầu người
C. Chiết xuất từ tụy người
D. Lọc từ tuyến nước bọt của ngựa
Câu 13. Dưới đây là các bước trong quy trình sản xuất intefêron nhờ ứng dụng virut,
em hãy sắp xếp chúng theo trình tự từ sớm đến muộn.
1. Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli
2. Tách gen IFN trong tế bào người nhờ enzim cắt
3. Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men tách chiết IFN
4. Gắn gen IFN vào ADN của phagơ
A. 2 - 4 - 1 – 3
B. 1 - 4 - 2 - 3
C. 3 - 1 - 4 – 2
D. 2 - 4 - 3 - 1
Câu 14. Ý nào dưới đây không phải là một trong những ưu điểm của thuốc trừ sâu từ
virut ?

A. Không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích
B. Phân giải rất nhanh trong điều kiện thường
C. Có tính đặc hiệu cao
D. Dễ sản xuất
Câu 15. Hoạt động của đối tượng nào dưới đây là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề
cho ngành công nghiệp vi sinh vật?
A. Virut kí sinh trên cơn trùng
B. Vi nấm
C. Vi khuẩn
D. Phagơ
Câu 16. Hiện con người đã biết khoảng bao nhiêu loại phagơ ?
A. 500 loại
B. 1000 loại
C. 3000 loại
D. 2000 loại
Câu 17. Phương thức lây truyền nào dưới đây khơng cùng nhóm với những phương
thức lây truyền cịn lại?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
B. Truyền qua đường tiêu hóa


C. Truyền qua vết thương hở
D. Truyền từ mẹ sang con
Câu 18. Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của
miễn dịch không đặc hiệu?
A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra
B. Dịch axit của dạ dày
C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp
D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
Câu 19. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại, đó là?

A. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tập nhiễm.
B. miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch tế bào.
C. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch.
D. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Câu 20. Bệnh nào dưới đây có thể phịng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh?
A. Viêm phổi
B. Quai bị
C. Đậu mùa
D. Dại
Câu 21. Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?
A. Miễn dịch tế bào
B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch không đặc hiệu
Câu 22. Miễn dịch tế bào có sự tham gia của loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào T độc
B. Tế bào limphơ B
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu trung tính
Câu 23. HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphơ T ở người vì:
A. HIV khơng thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào nhiều tế bào.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphơ T ở người.
D. Kích thước của chúng q nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở
người.
Câu 24. Capsôme là:
A. Đơn vị prôtêin cấu tạo nên vỏ capsit.
B. Lõi của virut.
C. Các gai glicoprotein
D. Phức hệ vỏ capsit và lõi axit nuclêic.

Câu 25. Vi rut khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc xoắn
B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối.
C. Cấu trúc hình trụ.
D. Cấu trúc khối.
Câu 26. Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các kháng nguyên
của virut và thụ thể tế bào chủ được gọi là:
A. Lắp ráp.
B. Hấp phụ.
C. Sinh tổng hợp.
D. Xâm nhập.
Câu 27. Để phịng virut kí sinh trên vi sinh vật cần:
(1). Tiêu diệt vật trung gian truyền virut.


(2). Vệ sinh dụng cụ nuôi cấy.
(3). Chọn giống kháng virut.
(4). Vệ sinh cơ thể.
Phương án đúng:
A. 1, 2
B. 1, 2, 3
C. 3, 4
D. 2, 3.
Câu 28. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?
A. Viêm gan.
B. Sởi.
C. Lao.
D. Bại liệt
Câu 29. Các yếu tố sau:
(1). Nước mắt

(2). Dịch axit của dạ dày
(3). Kháng nguyên
(4). Đại thực bào
(5). Tế bào T độc.
Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 2, 3, 5.
Câu 30. Sau khi nhiễm phagơ tái tổ hợp có mang gen tổng hợp inteferon vào VK.
E.Coli, khâu tiếp theo sẽ:
A. Tách sản phẩm interferon.
B. Nuôi trong nồi lên men.
C. Quay li tâm.
D. Loại bỏ những tạp chất.
Câu 31. Nulêôcapsit là:
A. Phức hợp giữa axit nuclêic và glixêrol.
B. Phức hợp giữa vỏ capsit và lõi axit nuclêic.
C. Phức hợp giữa vỏ capsit và đường ribôzơ.
D. Phức hợp giữa vỏ prơtêin bên ngồi và bên trong chứa cả lõi ADN và ARN.
Câu 32. Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào:
A. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
B. Qua các chất thải bài tiết từ bộ máy Gôngi.
C. Sự di chuyển của các bào quan.
D. Hoạt động của nhân tế bào.
Câu 33. Vi rut gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng, nhưng nó cũng có vai trị
quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trị đó là:
A. Xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
B. Nuôi vi rut để sản xuất interfêron.
C. Nuôi vi rut để sản xuất insulin.

D. Công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn.
Câu 34. Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật...
A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.
B. tấn công khi vật chủ đã chết.
C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
D. tấn cơng vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn cơng.
Câu 35. Điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu là:
A. Xảy ra khi có virut xâm nhập.
B. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.


C. Xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.
D. Xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.
Câu 36. Nội dung nào là sự xâm nhập của Virut kí sinh động vật?
A. Sau khi bám thụ thể, Virut đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo"
protein.
B. Sau khi bám thụ thể,Virut bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ.
C. Sau khi bám thụ thể, Virut tự tổng họp vật chất ở đó.
D. Sau khi bám thụ thể, Virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo Virut hồn
chỉnh.
Câu 37. Là loại prơtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut,
tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là:
A. Chất kháng thể.
B. Enzim.
C. Hoocmon.
D. Intefêron.
Câu 38. Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện:
A. Độc lực đủ mạnh + Khơng có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu
B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn
C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn

D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù
hợp
Câu 39. Trong cơ thể người, HIV hoạt động như thế nào?
A. làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công.
B. gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại
thực bào)
C. kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu
dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn cơng
D. kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu
Câu 40. Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn
được vì virut
A. khơng có hình dạng đặc thù.
B. có kích thước vơ cùng nhỏ bé.
C. chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic.
Câu 41. Phát biểu nào khơng đúng khi nói về virut?
A. Dạng sống khơng có cấu tạo tế bào.
B. Là dạng sống đơn giản nhất.
C. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào.
D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prơtêin và axit nuclêic.
Câu 42. Đặc điểm nào có thể chứng minh virut là dạng trung gian giữa thể sống và thể
không sống?
A.Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.
B. Kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Cấu trúc rất đơn giản.
D. Hình thái đơn giản.
Câu 43. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở
A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
B. nước tiểu, mồ hôi.
C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.

D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.


Câu 44. Miễn dịch không đặc hiệu là:
A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi.
C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể.
D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 45. Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?
A. Truyền từ mẹ sang con.
B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.
C. Khả năng lây truyền rất cao.
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngồi xã hội.
Câu 46. Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây qua đường hô hấp?
A. bệnh SARS
B. Bệnh AIDS
C. Bệnh cúm
D. Bệnh lao
Câu 47. Tách lõi axit nuclêic của virut chủng A và chủng B, rồi lắp axit nucleic của
chủng B với protein của chủng A được vi rút lai, đem nhiễm vào cây thuốc lá thấy
xuất hiện vết đốm, phân lập vi rút trong vết đốm thấy protein trong vỏ capsit là của
A. Chủng A
B. Chủng B
C. Cả chủng A và B
D. Chủng vi rút lai
Câu 48. Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như sau: A =
20%, X = 20%, T= 25%. Axit nucleic này là:
A. ADN mạch đơn
B. ADN mạch kép
C. ARN mạch đơn

D. ARN mạch kép.
Câu 49. Có bao nhiêu biện pháp đúng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut
gây ra?
(1) Tiêm văcxin
(2) Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
(3) Đảm bảo an toàn trong truyền máu
(4) Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
(5) Vệ sinh ăn uống
(6) Quan hệ tình dục an tồn
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Câu 50. Sản phẩm nào không phải là ứng dụng của virut trong thực tiễn?
A. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
B. Sản xuất văcxin
C. Sản xuất rượu
D. Sản xuất Inteferon
Câu 51. Virut ơn hịa có thể chuyển thành virut độc trong điều kiện nào ?
A. Khi virut sống trong mơi trường ưu trương
B. Khi tế bào thay đổi hình dạng
C. Khi nhiệt độ mơi trường thay đổi
D. Có tác động của tia tử ngoại hoặc chất hóa học.
Câu 52. Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của tế bào limphô T độc?
A. Miễn dịch tế bào.


B. Miễn dịch tự nhiên;
C. Miễn dịch bẩm sinh.
D. Miễn dịch thể dịch

Câu 53. Những đặc điểm của virut khác với các cơ thể sống khác là
(1) Sống kí sinh nội bào bắt buộc
(2) Vật chất di truyền bào gồm ADN và ARN
(3) Có bộ máy sinh tổng hợp vật chất di truyền
(4) Có kích thước vơ cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
(5) Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN
Đáp án đúng là:
A. (1), (2), (4)
B. (3), (4), (5).
C. (1), (4), (5)
D. (1), (2), (5).
TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsơme, nuclêơcapsit và vỏ ngồi.
Câu 2. Nêu cấu tạo của virut? Phân loại virut.
Câu 3. Trình bày hình thái của virut?
Câu 4. Nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa
prơtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào
cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ
đó, có thể rút ra kết luận gì?
Câu 5. Em hãy phân biệt virut và vi khuẩn?
Câu 6. Có thể ni cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được khơng?
Vì sao?
Câu 7. Trình bày chu trình nhân lên của virut?
Câu 8. Vì sao mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
Câu 9.Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật cơ hội?
Câu 10. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật muốn gây bệnh cần phải có điều
kiện gì?
Câu 11. Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
Câu 12. Hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
Câu 13. Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh

mà chúng ta không bị mắc bệnh?
Câu 14. Tại sao người ta nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành
dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra)?
Câu 15. Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch.
Câu 16. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Câu 17. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Câu 18. Để tránh nhiễm phago, trong công nghiệp vi sinh, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 19. Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế
bào?
Câu 20. Để phòng virut gây bệnh trên thực vật, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 21. Có một thời ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản và người
ta cho rằng nguyên nhân do vải thiều. em có nhận xét gì về nhận định này?
Câu 22. Hãy kể các bệnh truyền nhiễm thường gặp do muỗi truyền. Cách phịng tránh.
Câu 23. Inteferon (IFN) là gì? Nêu quy trình sản xuất inteferon.
Câu 24. Thuốc trừ sâu sinh học làm từ virut có tính ưu việt gì so với thuốc trừ sâu hóa
học?


Câu 25. Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền
nông nghiệp an tồn và bền vững.
Câu 26. Tại sao nói sữa mẹ tốt hơn các loại sữa bột, sũa đặc có đường?
GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsơme, nuclêơcapsit và vỏ ngồi.
- Capsit là vỏ prơtêin bao bọc bên ngồi để bảo vệ axit nuclêic.
- Capsơme: đơn phân của vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit có các kháng nguyên là các gai
glycoprotein.
Câu 2. Ba đặc điểm của virut là gì? Nêu cấu tạo của virut? Phân loại virut.
Đặc điểm hạt virut:

- Kích thước siêu hiển vi (đo bằng nanomet).
- Chưa có cấu tạo tế bào.
- Ký sinh nội bào bắt buộc: chỉ nhân lên trong tế bào sống.
Virut cấu tạo gồm 2 phần: lõi axit nucleic, vỏ protein (capsit) bảo vệ.
+ Axit nucleic + vỏ capsit → Nuclêôcapsit.
+ Vỏ capsit cấu tạo từ đơn vị protêin (capsome).
- Hệ gen ( axit nuclêic): ADN hoặc ARN
=> Phân loại: virut ADN và virut ARN.
- Một số vi rút cịn có vỏ bao bên ngồi vỏ capsit. Ta có:
+ Virut trần: khơng có vỏ ngồi.
+ Virut có vỏ ngồi ( lipit kép + prơtêin) chứa gai glicơprơtêin kháng nguyên giúp
virut bám bề mặt tế bào chủ.
Câu 3. Trình bày hình thái của virut?
Virut được phân chia thành 3 loại cấu trúc:
+ Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic, dạng cấu trúc
này thường làm cho vi khuẩn có hình que hoặc hình sợi. Đại diện: virut cúm, virut sởi.
+ Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
Đại diện : virut bại liệt, virut hecpet.
+ Cấu trúc hỗn hợp: có dạng nịng nọc với đầu là cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn
với đi có cấu trúc xoắn. Đại diện: phagơ T2.
Câu 4. Nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một
nửa prơtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng
lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay
chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một
nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của
chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân
lên sẽ là chủng B.
- Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
Câu 5. Em hãy phân biệt virut và vi khuẩn?

Tính chất

Virut

Vi khuẩn

Cấu tạo tế bào

Khơng



Chỉ chứa ADN hoặc ARN



Khơng

Chứa cả ADN và ARN

Khơng



Chứa ribơxơm

Khơng




Sinh sản độc lập

Khơng




Câu 6. Có thể ni cấy virut trên mơi trường nhân tạo như ni vi khuẩn được
khơng? Vì sao?
Chúng ta không thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như ni vi khuẩn vì đây
là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ có thể nhân lên được trong tế bào
sống.
Câu 7. Trình bày chu trình nhân lên của virut?
1. Hấp phụ
Virut bám đặc hiệu vào thụ thể bề mặt tế bào nhờ gai glicoprotein hoặc protein bề mặt.
2. Xâm nhập
- Đối với phagơ: Enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào
chất, cịn vỏ nằm bên ngồi.
- Đối với virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để phóng
thích axit nucleic.
3. Sinh tổng hợp
- Tổng hơp axit nucleic và vỏ protein.
- Nguyên liệu tổng hợp được lấy từ tế bào chủ.
- Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
4. Lắp ráp
- Lắp ráp axit nucleic vào vỏ protein để tạo virut hồn chỉnh.
5. Phóng thích
- Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngồi.
+ Chu trình tan: virut phá vỡ tế bào để chui ra ngồi.
+ Chu trình tiềm tan: virut sống chung với tế bào chủ.

Câu 8. Vì sao mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
Để có thể tấn cơng vào một tế bào nào đó thì giữa virut và tế bào chủ phải có sự tương
thích, cụ thể hơn đó là gai glicơprơtêin hoặc prơtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với
thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới có thể hấp phụ và bắt đầu hành trình xâm nhập
của mình.
Câu 9.Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật cơ hội?
Khi cơ thể có khả năng miễn dịch bị suy giảm, vi sinh vật dễ dàng xâm nhập để gây
bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội. Bệnh do các vi sinh vật cơ hội gây ra gọi là bệnh cơ hội.
Câu 10. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật muốn gây bệnh cần phải có
điều kiện gì?
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh là virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh... Muốn gây bệnh
thì các tác nhân này cần phải có đủ 3 điều kiện:
+ Đủ độc lực
+ Số lượng nhiễm đủ lớn
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
Câu 11. Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
a. Truyền ngang:
- Qua đường hơ hấp: sol khí bắn ra do ho hoặc hắt hơi.
- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục.
- Qua động vật cắn hoặc cơn trùng đốt.
b. Truyền dọc:
- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
Câu 12. Hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể?


- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng
thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc
độc của ong, rắn.

- Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa.
Câu 13. Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây
bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?
Trên cơ thể chúng ta và xung quanh ta rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta
không mắc bệnh là do: cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch đặc hiệu và khơng đặc
hiệu (mang tính chất bẩm sinh: bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể). Khi
nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm (bị thương, bị ốm hoặc sự thay đổi về mơi
trường bên trong cơ thể) thì cơ thể mới mắc bệnh.
Câu 14. Tại sao người ta nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan
thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra)?
Sở dĩ các bệnh truyền nhiễm khó có thể lan truyền thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch
do virut gây ra) là vì hiện nay với sự phát triển của khoa học, hầu hết các vi sinh vật
gây bệnh đã được nhận dạng và có phương pháp phịng trừ thích hợp (đã có nhiều loại
vacxin và thuốc đặc trị).
Câu 15. Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
a. Miễn dịch không đặc hiệu
* Khái niệm: miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
* Các hình thức miễn dịch không đặc hiệu:
- Da, niêm mạc chống không cho vi sinh vật xâm nhập.
- Tuyến nhung mao chuyển động đẩy các vi sinh vật ra ngoài.
- Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
- Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài
chứa lipit.
- Đại thực bào và bạch cầu trung tính tiêu diệt các vi sinh vật nhờ cơ chế thực bào.
* Đặc điểm:
- Miễn dịch khơng đặc hiệu khơng địi hỏi phải có sự tiếp xúc với các kháng nguyên.
b. Miễn dịch đặc hiệu
* Khái niệm: miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

* Miễn dịch thể dịch:
- Khái niệm: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa,
dịch bạch huyết.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa
khóa.
- Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
* Miễn dịch tế bào:
- Khái niệm: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến
ức.
- Q trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prơtêin độc
làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.
- Miễn dịch tế bào có vai trị quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.
Câu 16. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu


Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm
sinh.
Khơng địi hỏi phải có sự tiếp xúc với
các kháng ngun.
Các hình thức:
- Da, niêm mạc chống không cho vi
sinh vật xâm nhập.
- Tuyến nhung mao chuyển động đẩy
các vi sinh vật ra ngồi.
- Nước mắt rửa trơi vi sinh vật ra khỏi
cơ thể.
- Dịch axit của dạ dày, dịch mật...

- Đại thực bào và bạch cầu trung tính

Là miễn dịch tập nhiễm
Là miễn dịch xảy ra khi có kháng
ngun xâm nhập.
Các hình thức:
- Miễn dịch thể dịch
- Miễn dịch tế bào.

Câu 17. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Miễn dịch thể dịch
Miễn dịch tế bào
Là miễn dịch do tế bào B sản xuất ra
Là miễn dịch có sự tham gia của các tế
kháng thể nằm trong thể dịch như máu,
bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.
sữa, dịch bạch huyết.
Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với
kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa –
chìa khóa.

Khi tế bào T tiết ra prôtêin độc làm tan tế
bào nhiễm, khiến virut khơng thể nhân
lên.
- Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng
đối với những bệnh do virut gây ra.

Câu 18. Để tránh nhiễm phago, trong công nghiệp vi sinh, chúng ta cần phải làm
gì?
- Bảo đảm vơ trùng trong sản xuất.

- Giống vi sinh vật phải sạch virut
Câu 19. Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập được vào trong
tế bào?
Tế bào thực vật có vách xenlulozo rất vững chắc và khơng có thụ thể cho virut bám
vào nên chúng không thể tự xâm nhập mà phải nhờ côn trùng hay qua các vết trầy
xước.
Câu 20. Để phòng virut gây bệnh trên thực vật, chúng ta cần phải làm gì?
+ Chọn giống cây sạch bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Luân canh.
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
Câu 21. Có một thời ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản và
người ta cho rằng nguyên nhân do vải thiều. em có nhận xét gì về nhận định này?
Nhận định này là sai vì tác nhân thật sự làm cho trẻ em ở vùng đó bị viêm não nhật
bản là virut. Đây chỉ là 1 sự trùng hợp và có thể người dân chưa có nhận thức về virut
này lên mới đổ cho tác nhân là vải thiều.
Câu 22. Hãy kể các bệnh truyền nhiễm thường gặp do muỗi truyền. Cách phòng
tránh.
- Bệnh sốt xuất huyết


- Bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh sốt rét.
Cách phòng tránh: Ngủ phải có màn, phun thuốc diệt muỗi, kiểm sốt những nơi muỗi
đẻ.
Câu 23. Inteferon (IFN) là gì? Nêu quy trình sản xuất inteferon.
Inteferon (IFN) là protein có tác dụng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường
khả năng miễn dịch.
Quy trình:
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim.

- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp.
- Nhiễm phagơ tái tở hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
Câu 24. Thuốc trừ sâu sinh học làm từ virut có tính ưu việt gì so với thuốc trừ sâu
hóa học?
- Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:
+ Thuốc trừ sâu từ virut có tính đặc hiệu cao, khơng gây độc cho người, động vật và
cơn trùng có ích.
+ Tồn tại lâu.
+ Dễ sản xuất, hiệu quả trừ sâu cao, giá thành hạ.
Câu 25. Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một
nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Đấu tranh sinh học là sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của
sinh vật gây hại. Do đó đấu tranh sinh học có vai trị quan trọng trong việc xây dựng
một nền nơng nghiệp an tồn và bền vững:
+ Trồng cây khỏe và có sức chống chịu cao, tăng năng suất.
+ Làm giàu thiên địch – tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống.
+ Cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh, của thuốc trừ sâu và giảm chi
phí đầu tư.
Câu 26. Tại sao nói sữa mẹ tốt hơn các loại sữa bột, sũa đặc có đường?
Vì sữa mẹ có nhiều ưu điểm hơn sữa bột, sữa đặc có đường. Ưu thế nổi bật là sữa mẹ
có nhiều loại kháng thể và các lizơzim giúp trẻ chống lại sự nhiễm trùng.



×