Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích khái quát tình hình tài chính và tình hình sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE) do tác động của các hệ số tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện giai đoạn 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 29 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------------

BÀI THI MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 05

Thời gian thi: 3 ngày
TIÊU ĐỀ

Phân tích khái qt tình hình tài chính và tình hình sinh lời
của Vốn chủ sở hữu (ROE) do tác động của các hệ số tài
chính của Cơng ty Cổ phần Viễn thơng – Tin học Bưu điện
giai đoạn 2016-2017
Họ và tên: Hoàng Thị Thảo

Mã sinh viên: 1873403010269

Khóa/ Lớp (Tín chỉ): CQ56/21.5LT1

(Niên chế): CQ56/21.06

STT trong danh sách thi: 32

ID phòng thi: 5820581209

Ngày thi: 06/10/2021

Giờ thi: 7 giờ 30 phút
Hà Nội – 10.2021




MỤC LỤC
PHẦN I: Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích tình hình sinh
lời của Vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp ...............................................................2
1.1. Lý luận về phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp ..........................2
1.1.1. Lý luận về phân tích khái qt quy mơ tài chính doanh nghiệp ............................2
1.1.2. Lý luận về phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp ........3
1.1.3. Lý luận về phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp ....................4
1.2. Lý luận về phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ..................5
PHẦN II: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện ....7
2.1. Thông tin khái quát .......................................................................................................7
2.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................................8
2.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty .............................................................9
PHẦN III: Phân tích khái qt tình hình tài chính và phân tích khả năng sinh lời vốn
chủ sở hữu (ROE) của Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện ......................10
3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty ....................................................10
3.1.1. Phân tích khái qt quy mơ tài chính của cơng ty ...............................................10
3.1.2. Phân tích khái qt cấu trúc tài chính của cơng ty .............................................12
3.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của công ty ..............................................14
3.2. Phân tích tình hình sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty do tác động của các
hệ số tài chính ....................................................................................................................17
3.3. Đánh giá chung ưu điểm và nhược điểm ....................................................................20
3.4. Biện pháp chung nhằm cải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơng ty ..............................................................................................................22
3.5. Báo cáo tài chính riêng đã kiểm tốn của cơng ty năm 2016, 2017 (B01, B02) ........23

1



PHẦN I: Lý luận về phân tích khái qt tình hình tài chính và phân tích tình
hình sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp
1.1. Lý luận về phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.1.1. Lý luận về phân tích khái quát quy mơ tài chính doanh nghiệp
Mục đích phân tích: Phân tích khái qt quy mơ tài chính doanh nghiệp cung cấp thông
tin cho các chủ thể quản lý tổng quan về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng vốn kinh
doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của doanh nghiệp với
các bên liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định.
Các chỉ tiêu phân tích:
* Tổng sài sản của doanh nghiệp (TS) = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải
trả + Vốn chủ sở hữu
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào phục
vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
* Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Tổng tài sản – Nợ phải trả
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay
còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng
(thuần) của doanh nghiệp.
* Tổng luân chuyển thuần (LCT) = Doanh thu thuần bán hàng + Doanh thu tài chính +
Thu nhập khác
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các giao
dịch khác mà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường. *
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT) + Chi phí lãi
vay (I)
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt
động kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay khơng quan tâm đến
nguồn hình thành vốn.
* Lợi nhuận sau thuế (NP) = Luân chuyển thuần – Tổng chi phí = Tổng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay (EBIT) – Chi phí lãi vay (I) – Chi phí thuế thu nhập DN (T)
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của doanh
nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định.

* Dòng tiền thu về trong kỳ (IF)=Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (IFo)+Dòng
tiền thu về từ hoạt động đầu tư (IFi)+Dịng tiền thu về từ hoạt động tài chính (IFf)

2


=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ.
* Dòng tiền thuần (NC) = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (NCo) + Dòng tiền
thuần từ hoạt động đầu tư (NCi) + Dịng tiền thuần từ hoạt động tài chính (NCf)
=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạo tiền.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh
- Sau khi xác định được các chỉ tiêu của các thời kỳ liên quan đến mục đích phân tích, tiến
hành so sánh kỳ phân tích với kỳ trước và nhiều kỳ trước.
- Căn cứ vào độ lớn và sự biến động của từng chỉ tiêu, tình hình thực tế của doanh nghiệp,
của ngành để đánh giá khái qt quy mơ tài chính của doanh nghiệp và chỉ rõ dấu hiệu bất
thường ở các lĩnh vực, hoạt động tài chính cần quan tâm đối với từng chủ thể quản lý.
1.1.2. Lý luận về phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp
Mục đích phân tích: Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp
cung cấp thơng tin về cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp giúp các chủ thể quản lý
đánh giá được khả năng cân đối tổng thể về tài chính, hiểu được cấp độ cân đối tài chính,
phát hiện dấu hiệu mất cân đối cục bộ nhằm thiết lập, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp,
đảm bảo sự ổn định, an tồn và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phân tích:
* Cấu trúc tài sản:
- Hệ số tự tài trợ (Ht) =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 (𝑉𝐶𝑆𝐻)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑇𝑆)

=1-


𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝑁𝑃𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑇𝑆)

= 1 – Hệ số nợ (Hn)

=> Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Ht càng
gần 1 thì mức độ tự chủ tài chính càng cao. Ht < 0,5 và tiến về 0 thì mức độ tự chủ tài
chính thấp.
- Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) =

𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 (𝑁𝑉𝐷𝐻)
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 (𝑇𝑆𝐷𝐻)

=> Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu
tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng. Nếu Htx >= 1: doanh nghiệp đảm bảo được ngun
tắc cân bằng tài chính, an tốn. Nếu Htx < 1: doanh nghiệp không đảm bảo được nguyên
tắc cân bằng tài chính.
* Cấu trúc doanh thu, chi phí:
- Hệ số chi phí (Hcp) =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí (𝐶𝑃)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 (𝐿𝐶𝑇)

=> Ý nghĩa: Hệ số này cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ
3


ra bao nhiêu đồng chi phí. Khi Hcp càng nhỏ hơn 1: tình hình quản trị chi phí của doanh
nghiệp có hiệu quả, làm ăn có lãi. Khi Hcp bằng 1 tức là đang hòa vốn. Khi Hcp càng lớn

hơn 1: tình hình quản trị chi phí khơng hiệu quả, làm ăn thua lỗ.
* Cấu trúc dòng tiền:
- Hệ số tạo tiền (Htt) =

𝐷ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑣ề (𝑇𝑣)
𝐷ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑟𝑎 (𝑇𝑟)

=> Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kỳ sẽ
thu về bao nhiêu đồng tiền. Nếu Htt > 1: là dấu hiệu tích cức, dịng tiền vào nhiều hơn
dịng tiền ra. Nếu Htt = 1: cân đối được thu chi. Nếu Htt < 1: có dấu hiệu thâm hụt.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh
- So sánh từng chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc nhằm đánh giá xu hướng biến động của
từng chỉ tiêu.
- Căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp, của mơi trường
kinh doanh để đánh giá chung việc thực hiện các cân đối tài chính cơ bản của doanh nghiệp.
- Xác định trọng điểm cần xem xét chi tiết khi có dấu hiệu mất cân đối bộ phận hay tổng
thể làm cấu trúc tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng.
1.1.3. Lý luận về phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Mục đích phân tích: Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhằm cung
cấp thông tin về khả năng sinh lời giúp các nhà tài trợ cân nhắc các quyết định đầu tư vốn
dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà họ kỳ vọng, giúp các chủ nợ có căn cứ để quyết định cho
vay vốn; đồng thời giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có căn cứ để xây dựng chiến lược
kinh doanh, phát triển dài hạn.
Các chỉ tiêu phân tích:
* Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 (𝐿𝐶𝑇)

= 1 – Hcp


=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, cứ 1 đồng tổng ln chuyển
thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐸𝐵𝐼𝑇)
𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑉𝑏𝑞)

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng bình qn
mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
và lãi vay.
* Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) =
4

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑉𝑏𝑞)


=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng bình qn
mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑉𝐶𝑆𝐻𝑏𝑞)

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng bình quân
mỗi đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế.
* Thu nhập một cổ phần thường (EPS) =


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)−𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ mỗi đồng cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng
thu nhập. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm.
Trong đó: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi = Số lượng cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành x Cố tức đã
công bố trên cổ phiếu ưu đãi
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh
- So sánh từng chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc nhằm đánh giá xu hướng biến động của
từng chỉ tiêu.
- Căn cứ vào kết quả so sánh, độ lớn của từng chỉ tiêu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp,
mơi trường kinh doanh để đánh giá chung về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Xác định trọng điểm cần quản lý để đảm bảo khả năng sinh lời và yếu tố tiềm năng có
thể khai thác để tăng năng lực sinh lời của DN cũng như lợi ích của các bên liên quan.
1.2. Lý luận về phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Mục đích phân tích: Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở nhằm xem xét, đánh giá,
cung cấp thông tin cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư về khả năng sinh lời dựa trên việc nhìn
nhận sự kết hợp giữa chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh, cũng như môi trường
hoạt động của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.
Các chỉ tiêu phân tích:
* Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑉𝐶𝑆𝐻𝑏𝑞)

=
=

𝑆𝑘𝑑
𝑉𝐶𝑆𝐻𝑏𝑞

1
𝐻𝑡

x

𝐿𝐶𝑇
𝑆𝑘𝑑

x

x HKD x ROS =

𝐿𝑁𝑆𝑇
𝐿𝐶𝑇
1
𝐻𝑡

x Hđ x SVlđ x (1- Hcp)

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu ROE cho biết trong kỳ, doanh nghiệp sử dụng bình quân mỗi đồng
vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
5


Trong đó:
- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 (𝐿𝐶𝑇)


= 1 – Hcp

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, cứ 1 đồng tổng ln chuyển
thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong tổng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số vòng quay của vốn lưu động (SVlđ) =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 (𝐿𝐶𝑇)
𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (𝑆𝑙đ)

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được
mấy vòng.
- Hệ số tự tài trợ (Ht) =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 (𝑉𝐶𝑆𝐻)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑇𝑆)

=1-

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝑁𝑃𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑇𝑆)

= 1 – Hệ số nợ (Hn)


=> Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
* Hệ số sinh lời cổ phiếu thường (EPS) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇)−𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

=> Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ mỗi đồng cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng
thu nhập.
* Hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E) =

𝐺í𝑎 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 (𝐸𝑃𝑆)

=> Ý nghĩa: Hệ số này cho biết nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được một
đồng thu nhập từ cổ phiếu đầu tư.
* Cổ tức trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (D/E)=

𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑡𝑟ả 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔

=> Ý nghĩa: Hệ số này đo lường quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho cổ phiếu thường
của công ty so với khả năng sinh lãi của nó.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phân tích nhân tố
- So sánh các chỉ tiêu sinh lời tài chính của cơng ty qua các kỳ hoặc so với chỉ tiêu trung
bình của ngành để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ xu hướng tác động của các chính sách
tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở
6



hữu, qua đó cung cấp các thơng tin tư vấn cụ thể tùy theo từng chủ thể quản lý.
Trình tự phân tích:
- Bước 1: Xác định ROE ở kỳ gốc và kỳ phân tích: ROE1 =

𝐍𝐏𝟏
𝐕𝐂𝐒𝐇𝟏

, ROE0 =

𝐍𝐏𝟎
𝐕𝐂𝐒𝐇𝟎

.

- Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích, tính chênh lệch, cụ thể:
∆ ROE = ROE1 – ROE0 ;
∆ ROS = ROS1 – ROS0 ;

∆ Hđ = Hđ1 – Hđ0 ;

∆ SVlđ = SVlđ1 – SVlđ0 ;
∆ Ht = Ht1 – Ht0

- Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: sử dụng phương pháp thay thế liên
hoàn để xác định:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Ht: ∆ ROE(Ht) = (1/Ht1-1/Ht0)*Hđ0*SVlđ0*ROS0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Hđ: ∆ ROE(Hđ) = (1/Ht1)*(Hđ1-Hđ0)*SVlđ0*ROS0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố SVlđ: ∆ ROE(Svlđ) = (1/Ht1)*Hđ1*(SVlđ1-SVlđ0)*ROS0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS: ∆ ROE(ROS)=(1/Ht1)*Hđ1*SVlđ1*(ROS1-ROS0)
- Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố:

+ Chiều hướng tác động: Ht tác động ngược chiều đến ROE; Hđ, SVlđ và ROS có tác động
cùng chiều với ROE.
+ Nguyên nhân ảnh hưởng: môi trường kinh doanh, chính sách nhà nước, chính sách huy
động vốn, tài trợ, kết quả hoạt động kinh doanh,…
+ Đánh giá sự tác động: tích cực, tiêu cực, hợp lý, chưa hợp lý,…
+ Biện pháp điều chỉnh, phương hướng.

PHẦN II: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện
2.1. Thông tin khái quát
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện
- Tên giao dịch Quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms and Imformatics
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100683374 cấp ngày 19/01/2018 do Sở Kế
hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 14.
- Địa chỉ trụ sở chính: 158/2 Phố Hồng Mai, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam
- Tên viết tắt: CTIN

- Mã cổ phiếu: ICT

7


- Vốn điều lệ: 321.850.000.000 đồng

- Mã số thuế: 0100683374

- Website: www.ctin.vn
2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm


Sự kiện

1972

- Thành lập với tên gọi tiền thân “Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bị Thông tin I”.

2001

- Chuyển đổi sang Công ty Cổ phần.

2002

- Đối tác chỉ định đầu tiên cung cấp công nghệ cao trong các dự án mạng quang
của Cisco tại Việt Nam.
- Một trong 2 đối tác ATP của Cisco khu vực ASEAN và thứ 7 toàn châu Á.

2005

- Nhận bằng khen “Doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất phần mềm”.
- Nhận bằng khen giải Sao Khuê của VINASA và huy chương vàng cho “Hệ
thống thông tin điều hành AIS”.

2006

- Triển khai thành công dự án EPC Viba Pasolink tại mạng HT-Mobile.
- Đạt giải thưởng Top Optical Partner FY 2006 của Cisco.

2007

- Nhận bằng khen Sao Khuê 2007 cho “Hệ thống thông tin điều hành – AIS”.

- Đối tác Bạc (Silver Partner) của Cisco. Ký hợp đồng thiết kế, cung cấp và lắp
đặt hệ thống Mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà
nước, đánh dấu năng lực của CTIN đã lên một tầm mới, có khả năng triển khai
các dự án giá trị triệu USD, trải rộng trên toàn quốc.

2010

- Đối tác duy nhất tại VN và là 1 trong 2 đối tác tại khu vực Đông Nam Á được
trao chứng chỉ “Global Silver Engineering Partner” của Huawei.
- Đạt nhiều giải thưởng của Cisco trong năm tài chính 2009: Top SI FY 2010,
Top Service FY 2010, Customer Satisfaction Excellence FY 2010.

2011

- Nhận giải “Đối tác triển khai giải pháp Viễn thông xuất sắc nhất của IBM”.
- Đạt các giải thưởng của Cisco: Top Service Provider Partner, …

2012

- Năm thứ 2 liên tục nhận giải thưởng “Đối tác xuất sắc trong thị trường các
nhà cung cấp dịch vụ” của Cisco. Đạt chứng chỉ CMMi level 3.
- Xây dựng Hệ thống giám sát các sự cố an toàn mạng thuộc dự án “Xây dựng
hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia” tại VNCERT-Bộ TTTT.

2013

- Tiếp tục triển khai Hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia với VNCERT.
- Lắp đặt hệ thống giám sát và an ninh tòa nhà Trung tâm điều hành khai thác
và phát triển dịch vụ Tin học – Viễn thông tại 57 Huỳnh Thúc Kháng.
- Cung cấp hệ thống giám sát sự cố an toàn mạng giai đoạn II.


8


- Mở rộng hạ tầng Ảo hóa phục vụ cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

2014

- Nhận giải thưởng: “30 DN CNTT hàng đầu Việt Nam 2014”, “Managed
Service Partner” và “Top Service SI Partner” của Cisco Systems.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng 2G mạng VinaPhone tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre.

2018

- Nhận giải thưởng “Top System Intergrator Partner of FY18” và “Top Global
Service Provider Partner of FY18” của Cisco.
- Năm thứ 5 liên tiếp lọt Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam.
- Top DN Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống uy tín năm 2018.

2019

- Lần thứ 6 liên tiếp nhận danh hiệu Doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN.

2020

- Top 10 Doanh nghiệp CN cung cấp dịch vụ, giải pháp phần mềm và tích hợp
hệ thống uy tín.
- Top 10 Doanh nghiệp CNTT hạng mục Dịch vụ và Giải pháp CNTT.
- Top SI và Service Provider của hãng Cisco.


2.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Viễn thông, thông tin với các hoạt động chủ yếu:
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
- Dịch vụ cho thuê thiết bị viễn thông và tin học.
- Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp: cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, tin học.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hòa.
- Kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và tin học bao gồm cả xuất nhập khẩu nguyên vật
liệu, vật tư, thiết bị và hệ thống đồng bộ trong lĩnh vực viễn thông và tin học.
- Xây dựng hạ tầng viễn thông, các hệ thống trung tâm dữ liệu (Data Center).
- Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu công nghệ thông tin,….
* Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 2016-2017, ngành điện tử viễn thơng, tin học có tốc độ tăng trưởng đạt
mức 30%/năm trước sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0, trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, cơng nghệ cao đóng vai trị động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó cơng tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới, hiện đại cũng đang được đẩy mạnh. Đây là lĩnh vực đòi hỏi cơ sở hạ tầng hiện đại,
công nghệ viễn thông biến đổi rất nhanh, các sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện thường
xuyên, liên tục. Chính sự đa dạng này đã tạo ra nhiều khó khăn cho quản lý, địi hỏi cơ quan
quản lý Nhà nước phải có hiểu biết về cơng nghệ thơng tin.
9


PHẦN III: Phân tích khái qt tình hình tài chính và phân tích khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện
3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty
3.1.1. Phân tích khái qt quy mơ tài chính của cơng ty
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QT QUY MƠ TÀI CHÍNH CƠNG TY
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu

(1)
1. Tổng tài sản (TS)

31/12/2017 31/12/2016 Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
(2)
(3)
(4)=(2)-(3) (5)=(4)/(3)*100
2.600.952 1.564.711

2. Vốn chủ sở hữu (VCSH)
Chỉ tiêu
3. Luân chuyển thuần (LCT) =DTT+DTTC+TNK

594.093

451.213

1.036.241

66,23

142.880

31,67

Năm 2017 Năm 2016 Chênh lệch
3.127.099 1.736.794

Tỷ lệ (%)


1.390.305

80,05

4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)=EBT+I

247.893

114.541

133.352

116,42

5. Lợi nhuận sau thuế (NP)

165.500

79.514

85.986

108,14

5.268.267 3.336.240

1.932.027

57,91


(94.748)

(23,41)

6. Dòng tiền thu về (IF)=IFo+IFi+IFf
7. Dòng tiền thuần (NC)=NCo+NCi+NCf

309.964

404.712

Phân tích khái quát: Căn cứ vào bảng phân tích cho thấy quy mơ tài chính của Cơng ty
tương đối lớn trong ngành viễn thông và tin học, năm 2017 so với năm 2016 đã tăng lên cả
về vốn, tổng mức luân chuyển và dòng tiền thu về. Điều này cho thấy cơng ty đang mở rộng
quy mơ tài chính, phạm vi hoạt động, tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng các quan hệ tài
chính, khả năng tăng thêm lợi ích của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, việc tài sản tăng
nhanh hơn vốn chủ sở hữu và dấu hiệu biến động giảm của dòng tiền thuần là trọng điểm
cần phải xác định rõ nguyên nhân.
- Tổng tài sản: Tổng tài sản cuối năm 2017 đạt 2.600.952 triệu đồng, đầu năm 2017 đạt
1.564.711 triệu đồng. Quy mô vốn này phù hợp với lĩnh vực, đặc điểm kinh doanh của cơng
ty. So với đầu năm thì tổng tài sản cuối năm tăng 1.036.241 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 66,23%. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô vốn kinh doanh, phạm vi
hoạt động trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, tin học, viễn thơng; đây là dấu hiệu
tích cực giúp cơng ty nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty trong cùng lĩnh vực như
Viettel, FPT, VNG,.. cũng như mức độ ảnh hưởng của công ty trên thị trường, đồng thời là
cơ sở để công ty tăng trưởng bền vững.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu cuối năm 2017 đạt 594.083 triệu đồng, đầu năm 2017
đạt 451.213 triệu đồng. So với đầu năm thì vốn chủ sở hữu cuối năm tăng 142.880 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 31,67%. Điều này cho thấy công ty đang tăng cường huy

10


động nguồn vốn bên trong doanh nghiệp giúp công ty gia tăng năng lực tự chủ, độc lập tài
chính. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản
(31,67%<66,23%) chứng tỏ việc huy động vốn chủ không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng thêm
về tài sản nên công ty phải tăng cường huy động vốn từ bên ngoài, một mặt cũng làm tăng
áp lực thanh tốn, phụ thuộc tài chính vào bên ngồi, mặt khác cho thấy cơng ty đang gia
sử dụng địn bẩy tài chính ở mức cao. Điều này có thể dẫn tới 2 khả năng, một là có thể
khuếch đại được khả năng sinh lời của VCSH nếu sử dụng hiệu quả, ngược lại sẽ dẫn tới
rủi ro cao, vì vậy cơng ty cần cân nhắc.
- Tổng luân chuyển thuần: Tổng luân chuyển thuần năm 2017 là 3.127.099 triệu đồng,
năm 2016 là 1.736.794 triệu đồng, so với năm 2016 thì tổng luân chuyển thuần năm 2017
tăng 1.390.305 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 80,05%. Luân chuyển thuần tăng là dấu
hiệu tích cực đối với cơng ty, tăng chủ yếu là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
(cung cấp thiết bị viễn thông kèm dịch vụ là chủ yếu), cho thấy công tác bán hàng, cung
ứng dịch vụ của công ty trong năm đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do năm 2017, thị trường
Viễn thơng và CNTT có sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc đầu tư, trong đó có các thị trường
trọng điểm của công ty là MBF&VNPT, điều này làm cho nhu cầu về sản phẩm của công
ty trên thị trường tăng mạnh, đặc biệt là xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 làm cho hoạt
động kinh doanh của công ty càng phát triển. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của luân chuyển
thuần lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản chứng tỏ việc tận dụng khai thác năng lực sản
xuất kinh doanh của cơng ty đang thực hiện có hiệu quả.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay và Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
năm 2017 là 247.893 triệu đồng, tăng 133.352 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với
tỷ lệ tăng rất nhanh là 116,42%. Trong khi đó Lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 165.500 triệu
đồng, tăng 108,14% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2017 đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do cơng ty có sự chuẩn bị kỹ về kế hoạch sản
xuất kinh doanh, nhu cầu về sản phẩm của công ty gia tăng, lượng dự án gối chuyển sang
thực hiện năm 2017 khá nhiều. Cả EBIT và NP đều tăng cho thấy cơng ty tận dụng được

lợi thế của địn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, tuy nhiên tốc độ tăng của EBIT nhanh
hơn tốc độ tăng của NP cũng cần cân nhắc về vấn đề quản trị chi phí, đặc biệt là chi phí lãi
vay trong q trình hoạt động.
- Dòng tiền thu về: Dòng tiền thu về năm 2017 đạt 5.268.267 triệu đồng, tăng 1.932.027
triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 57,91%. Chứng tỏ khả năng tạo tiền của
cơng ty tăng. Dịng tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hợp
lý, tạo ra nguồn tiền ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, dịng tiền thu về từ hoạt động tài chính
11


cũng tăng mạnh cho thấy công ty đang tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi đề đầu tư sinh lời, tuy
nhiên nguồn tạo tiền này là khơng lâu dài, mang tính bất thường.
- Dòng tiền thuần: Dòng tiền thuần năm 2017 đạt 309.964 triệu đồng, giảm 94.748 triệu
đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,41%. Điều này chứng tỏ việc cân đối
thu chi chưa thực sự hiệu quả, quy mơ vốn bằng tiền bị giảm sút. Dịng tiền thuần giảm chủ
yếu từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thu về tăng trong khi dòng tiền thuần giảm chứng
tỏ cơng tác quản trị dịng tiền ra trong hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tiền thu về vẫn
chủ yếu từ hoạt động kinh doanh tuy nhiên nó cũng không thể bù đắp được các khoản tiền
chi ra trong năm. Từ đó làm giảm tính chủ động trong chi tiêu của cơng ty, gia tăng rủi ro
thanh tốn, rủi ro tài chính.
Kết luận: Qua phân tích khái quát, ta thấy quy mơ tài chính của cơng ty có xu hướng gia
tăng cả về vốn, tổng mức luân chuyển và dịng tiền, hoạt động sản xuất kinh doanh khả
quan, tình hình tài chính lành mạnh. Tuy nhiên việc quản trị chi phí lãi vay và cân đối dịng
tiền chưa thực sự hiệu quả và cần cân nhắc mức độ sử dụng địn bẩy tài chính.
Biện pháp: Cơng ty cần tăng cường công tác quản trị, sử dụng tiết kiệm chi phí từ đó làm
gia tăng lợi nhuận. Cần có chính sách cân đối thu chi, quản trị dòng tiền ra một cách chặt
chẽ. Đồng thời, có chính sách huy động vốn, cơ cấu vốn một cách hợp lý, tránh phụ thuộc
tài chính từ bên ngồi q nhiều để gia tăng mức độ tự chủ, tạo niềm tin cho các nhà đầu
tư, cung cấp,…Bên cạnh đó kết hợp sử dụng địn bẩy tài chính để cải thiện hiệu quả kinh
doanh. Ngồi ra, tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, có kế hoạch chi tiết về

việc thu hồi nợ để tránh chênh lệch giữa dòng tiền thực thu và doanh thu ghi nhận, giảm rủi
ro thanh toán. Tiếp tục triển khai các chính sách bán hàng, marketing hợp lý nhằm đẩy
mạnh sản lượng tiêu thụ, từ đó tăng luân chuyển thuần.
3.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của cơng ty
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
(1)

31/12/2017
(2)

31/12/2016
(3)

So sánh
(4)=(2)-(3)

Tỷ lệ (%)
(5)=(4)/(3)*100

1. Hệ số tự tài trợ (Ht)=(1.1)/(1.2)

0,2284

0,2884

(0,0600)

(20,79)


1.1. Vốn chủ sở hữu (VCSH)

594.093

451.213

142.880

31,67

2.600.952

1.564.711

1.036.241

66,23

2. Hệ số tài trợ thường xuyên
(Htx)=(2.1)/(2.2)

2,8143

2,3222

0,4921

21,19


2.1. Nguồn vốn dài hạn (NVDH)

602.544

452.181

150.363

33,25

1.2. Tổng tài sản (TS)

12


2.2. Tài sản dài hạn (TSDH)

214.098

194.722

19.376

9,95

Năm 2017

Năm 2016

So sánh


Tỷ lệ

0,9471

0,9542

(0,0071)

(0,75)

3.1. Tổng chi phí (CP)

2.961.599

1.657.280

1.304.319

78,70

3.2. Ln chuyển thuần (LCT)

3.127.099

1.736.794

1.390.305

80,05


1,0625

1,1381

(0,0755)

(6,64)

4.1. Dịng tiền thu (Tv)

5.268.267

3.336.240

1.932.027

57,91

4.2. Dịng tiền chi (Tr)

4.958.303

2.931.526

2.026.777

69,14

3. Hệ số chi phí (Hcp)=(3.1)/(3.2)


4. Hệ số tạo tiền (Htt)=(4.1)/(4.2)

Phân tích khái quát: Qua bảng phân tích trên, nhìn chung cấu trúc tài chính của cơng
ty vẫn trong tầm quản lý, kiểm sốt nhưng đang có dấu hiệu bộc lộ một số vấn đề chưa hợp
lý và có nguy cơ bị phá vỡ, cụ thể:
Thứ nhất, là cấu trúc về vốn:
- Hệ số tự tài trợ của công ty cuối năm 2017 là 0,2284, giảm 0,06 lần so với đầu năm, tương
ứng với tỷ lệ giảm 20,79%. Độ lớn < 0.5 và có xu hướng giảm cho thấy công ty chưa cân
đối được cấu trúc nguồn vốn. Nguyên nhân là do tổng tài sản đang tăng nhanh hơn vốn chủ
sở hữu chứng tỏ mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của cơng ty tương đối cao. Điều này
làm giảm năng lực tự chủ tài chính của cơng ty, khơng tạo được niềm tin tài chính cho các
chủ nợ. Do đó, cơng ty cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất
và hệ thống địn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại ROE.
- Hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối năm 2017 là 2,8143, tăng 0,4921 lần so với
đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,19%. Nguyên nhân là do nguồn vốn dài hạn tăng
nhanh hơn tài sản dài hạn (33,25%>9,95%). Với độ lớn > 1 và có xu hướng tăng về cuối
năm cho thấy nguồn vốn dài hạn của cơng ty đủ để tài trợ tồn bộ cho tài sản dài hạn, công
ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính; sự an tồn, ổn định về nguồn tài trợ giúp
cơng ty tránh được rủi ro thanh tốn, phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh cao
trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí sử dụng
vốn cao, cơng ty cần cân nhắc giữa lợi ích thu về và chi phí bỏ ra.
Thứ hai, là cấu trúc doanh thu, chi phí:
- Hệ số chi phí năm 2017 là 0,9471, giảm 0,0071 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ
giảm 0,75%. Hệ số chi phí khá cao nhưng có xu hướng giảm là do cả tổng chi phí và luân
chuyển thuần đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của luân
chuyển thuần. Cho thấy công ty vẫn đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ
hoạt động, công tác bán hàng có hiệu quả, luân chuyển thuần chủ yếu từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ tạo cơ sở để công ty phát triển bền vững. Việc chi phí tăng lên trong
13



trạng thái quy mô vốn, phạm vi hoạt động, doanh thu đều tăng là lẽ đương nhiên, mặt khác
luân chuyển thuần cịn tăng nhanh hơn cho thấy chi phí tăng lên là hợp lý, cơng ty quản trị
chi phí có hiệu quả hơn. Tuy nhiên chi phí tăng chủ yếu là do sự tăng mạnh của chi phí lãi
vay, cơng ty cần cân nhắc chính sách huy động vốn.
Thứ ba, là cấu trúc dòng tiền:
- Hệ số tạo tiền của công ty năm 2017 là 1,0625, giảm 0,0755 lần so với năm 2016, tương
ứng với tỷ lệ giảm 6,64%. Hệ số tạo tiền > 1, có xu hướng giảm cho thấy, công ty vẫn đảm
bảo được cân đối thu chi nhưng hiệu quả có dấu hiệu sụt giảm. Nguyên nhân là do dòng
tiền thu và chi đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của dòng tiền chi nhanh hơn tốc độ tăng của
dịng tiền thu (69,14%>57,91%). Mặt khác, cơng ty cân đối được thu chi cũng chủ yếu là
do nguồn thu từ hoạt động tài chính, chứ khơng hẳn là chỉ từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
điều này khiến cấu trúc dịng tiền dễ bị phá vỡ.
Kết luận: Nhìn chung, cấu trúc tài chính của cơng ty vẫn nằm trong tầm kiểm soát, bên
cạnh việc đảm bảo được sự ổn định trong chính sách tài trợ, đảm bảo nguyên tắc cân bằng
tài chính thì vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như cơng tác quản trị chi phí cụ thể là chi
phí lãi vay chưa thực sự hiệu quả; cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý làm giảm mức độ tự chủ
tài chính; nguồn tạo tiền phần lớn từ hoạt động tài chính làm cho cấu trúc dịng tiền dễ bị
biến động, phá vỡ hơn so với nguồn tiền thu từ hoạt động kinh doanh.
Biện pháp: Công ty cần tăng cường cơng tác quản trị chi phí, chú trọng kiểm sốt dịng
tiền, có biện pháp thu hồi cơng nợ đến hạn kịp thời, đồng thời giảm vốn vay xuống ngưỡng
an tồn. Bên cạnh đó, cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và
hệ thống địn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại ROE. Thực hiện các chính sách
bán hàng, marketing để kích cầu tiêu thụ, tăng thu từ hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu
ổn định, lâu dài, là cơ sở để công ty phát triển bền vững. Đặc biệt xem xét mối quan hệ giữa
dòng tiền thu và tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền để vừa đảm bảo nguồn tài chính cho cơng
ty vừa khơng gây áp lực về khả năng thanh tốn.
3.1.3. Phân tích khái qt khả năng sinh lời của cơng ty
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI

(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
(1)
1. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)=(1.1)/(1.2)
1.1. Lợi nhuận sau thuế (LNST)
1.2. Luân chuyển thuần (LCT)

Năm 2017
(2)

Năm 2016 Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
(3)
(4)=(2)-(3) (5)=(4)/(3)*100

0,0529

0,0458

0,0071

15,60

165.500

79.514

85.986

108,14


3.127.099

1.736.794

1.390.305

80,05

14


2. Hệ số sinh lời cơ bản của VKD
(BEP)=(2.1)/(2.2)
2.1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
2.2. VKD bình quân (Vbq) = (TSđk+TSck)/2
3. Hệ số sinh lời ròng của tài sản
(ROA)=(3.1)/(3.2)
3.1. Lợi nhuận sau thuế (LNST)
3.2. VKD bình quân (Vbq) = (TSđk+TSck)/2
4. Hệ số sinh lời của VCSH ( ROE)

0,1190

0,0806

0,0384

47,60


247.893

114.541

133.352

116,42

2.082.831,5 1.420.529,5

662.302

46,62

0,0795

0,0560

0,0235

41,95

165.500

79.514

85.986

108,14


2.082.831,5 1.420.529,5

662.302

46,62

0,3167

0,1870

0,1297

69,33

4.1. Lợi nhuận sau thuế (LNST)

165.500

79.514

85.986

108,14

4.2. VCSH bình quân
(VCSHbq)=(VCSHđk+VCSHck)/2

522.653

425.210


97.443

22,92

5. Thu nhập 1 cổ phần thường EPS=((5.1)CTƯĐ)/(5.2)

0,00514

0,00506

0,0001

1,53

5.1. Lợi nhuận sau thuế (LNST)

165.500

79.514

85.986

108,14

32.185.000 15.700.000 16.485.000

105,00

5.2. Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành


(Trong đó: Cả 2 năm 2016 và 2017 cổ tức cổ phiếu ưu đãi đều là: 0)
Phân tích khái qt: Qua bảng phân tích trên, nhìn chung các chỉ tiêu sinh lời của cơng ty
đều dương và có xu hướng tăng lên trong năm 2017, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơng ty có hiệu quả, cải thiện được khả năng sinh lời nhưng chưa cao. Nguyên nhân là
do sự tăng lên của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và luân chuyển thuần. Cụ thể:
- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của công ty năm 2017 là 0,0529, tức là cứ 1 đồng luân
chuyển thuần thì công ty tạo ra được 0,0529 đồng lợi nhuận sau thuế. ROS năm 2017 tăng
0,0071 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 15,6%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau
thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của luân chuyển thuần (108,14%>80,05%). Đây là dấu
hiệu tích cực cho thấy cơng tác quản trị doanh thu, chi phí của công ty đang dần cải thiện.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang lại hiệu quả cao.
- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) của cơng ty năm 2017 là 0,119, tức là
bình qn cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì cơng ty tạo ra được 0,119 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay chưa tính đến nguồn gốc hình thành vốn. BEP năm 2017 tăng 0,0384
lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 47,6%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của
lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân
(116,42%>46,62%). Điều này cho thấy công ty sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả, tạo được
niềm tin cho các nhà đầu tư và chủ nợ.
- Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) của công ty năm 2017 là 0,0795, tức là bình quân
15


1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì cơng ty tạo ra được 0,0795 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ
số ROA trung bình ngành Viễn thơng, tin học năm 2017 là khoảng 0,15, như vậy ROA của
cơng ty vẫn cịn khá thấp, cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận từ vốn thấp hơn mặt bằng chung
của ngành. ROA năm 2017 tăng 0,0235 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 41,95%.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh
doanh bình quân. Điều này cho thấy bộ máy công ty hoạt động hiệu quả, sự tăng trưởng từ
nội lực, việc đầu tư vốn để phục vụ kinh doanh dần mang lại hiệu quả, tuy nhiên vẫn có khá

thấp so với mặt bằng chung.
- Hệ số sinh lời của VCSH (ROE) của công ty năm 2017 là 0,3167, tức là bình quân 1 đồng
VCSH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,3167 đồng lợi nhuận
sau thuế. Với chỉ số ROE trung bình ngành CNTT vào khoảng 0,25 thì mức ROE của cơng
ty là tương đối lớn. ROE năm 2017 tăng 0,1297 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ
69,33%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu bình qn.
Cho thấy cơng ty sử dụng vốn hiệu quả giúp gia tăng khả năng sinh lời của vốn, tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững, tạo ấn tượng tốt, thu hút các nhà đầu tư.
- Thu nhập một cổ phần thường (EPS) của công ty năm 2017 là 0,00514 triệu đồng, tăng
0,0001 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 1,53%. Cho thấy giá trị cổ phần
thường của công ty đang gia tăng. Nguyên nhân là do năm 2017 là năm bùng nổ về lĩnh vực
công nghệ thông tin, nên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, cơng ty có phát hành thêm cổ phiếu
và trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên nhưng không
tăng nhanh bằng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Cho thấy cơng ty hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, nâng cao khả năng thu hút các nhà đầu tư.
Kết luận: Nhìn chung, khả năng sinh lời của cơng ty khả quan, xu hướng tăng lên nhưng
chưa thật sự nổi bật, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, tình hình tài chính khá lành mạnh,
cơng tác quản trị doanh thu – chi phí và sử dụng vốn dần được cải thiện, tuy nhiên mức độ
sinh lời còn thấp.
Biện pháp: Trong những năm tới, công ty cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách bán hàng,
truyền thơng, marketing; đồng thời tăng cường quản trị chặt chẽ, cắt giảm các khoản chi
phí khơng cần thiết nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giá trị của cơng ty. Bên cạnh đó, đưa ra các
chính sách đầu tư, sử dụng và quản lý vốn một cách hợp lý.
Kết luận chung về khái quát tình hình tài chính của cơng ty
Như vậy, qua phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty, về mặt quy mơ: cơng
ty đang có sự gia tăng về quy mô vốn, phạm vi hoạt động, tài sản, doanh thu và dòng tiền

16



vào; về cấu trúc thì cơ bản vẫn trong tầm kiểm sốt của cơng ty, tuy nhiên bộc lộ những dấu
hiệu chưa hợp lý, dễ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty; về khả năng
sinh lời của cơng ty có xu hướng tăng nhưng mức độ chưa cao. Để cải thiện được tình hình
tài chính, cơng ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản trị chi phí, cân đối thu chi,
có chính sách cơ cấu, sử dụng vốn hợp lý đồng thời đẩy mạnh các chính sách bán hàng,
marketing và tận dụng lợi thế địn bẩy tài chính hiệu quả.
3.2. Phân tích tình hình sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty do tác động
của các hệ số tài chính
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Đvt: triệu đồng)
Năm
2017

Năm
2016

Lợi nhuận sau thuế (LNST)

165.500

79.514

Vốn chủ sở hữu bình quân (VCSHbq)=(VCSHđk+VCSHck)/2

522.653

425.210

97.443


22,92

Tài sản ngắn hạn bình quân (Slđ)=(TSNDđk+TSNHck)/2

1.878.422 1.251.982

626.440

50,04

Tổng tài sản bình quân (Skd)=(TSđk+TSck)/2

2.082.832 1.420.530

662.302

46,62

Luân chuyển thuần (LCT)

3.127.099 1.736.794 1.390.305

80,05

Chỉ tiêu

Chênh
lệch

Tỷ

lệ(%)

85.986 108,14

1. Hệ số sinh lời của VCSH (ROE = LNST/VCSHbq)

0,3167

0,1870

2. Hệ số tự tài trợ (Ht = VCSHbq/Skđ)

0,2509

0,2993 (0,0484) (16,17)

3. Hệ số đầu tư (Hđ=Slđ/Skđ)

0,9019

0,8813

0,0205

2,33

4. Số vòng quay VLĐ (SVld=LCT/Slđ)

1,6647


1,3872

0,2775

20,00

5. Hệ số sinh lời ròng hoạt động (ROS= LNST/LCT)

0,0529

0,0458

0,0071

15,60

0,1297

69,33

6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
a. ∆ ROE(Ht) = (1/Ht1-1/Ht0)*Hđ0*SVlđ0*ROS0

0,0361

b. ∆ ROE(Hđ) = (1/Ht1)*(Hđ1-Hđ0)*SVlđ0*ROS0

0,0052

c. ∆ ROE(Svlđ) = (1/Ht1)*Hđ1*(SVlđ1-SVlđ0)*ROS0


0,0457

d. ∆ ROE(ROS) = (1/Ht1)*Hđ1*SVlđ1*(ROS1-ROS0)

0,0427

Tổng hợp: ∆ROE=∆ROEHt+∆ROEHđ+∆ROESvlđ+∆ ROEROS

0,1297

Phân tích khái quát: Qua bảng phân tích trên, cho thấy Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
năm 2017 là 0,3617, năm 2016 là 0,187 cho biết, năm 2016 bình quân sử dụng 1 đồng vốn
chủ sở hữu thì công ty thu được 0,187 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm 2017 bình quân
sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty thu được 0,3167 đồng lợi nhuận sau thuế. So
với chỉ số ROE trung bình ngành Viễn thông, tin học, công nghệ thông tin là khoảng 0,25
thì ROE của cơng ty được xem là tương đối cao. ROE năm 2017 tăng 0,1297 lần tương ứng
với tỷ lệ tăng khá nhanh là 69,33% so với năm 2016. ROE tăng chủ yếu là do sự tăng lên
17


mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế (108,14%), điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đạt hiệu quả, năng lực tổ chức quản lý, điều hành của bộ máy quản trị
công ty trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tốt, đồng thời đã có
sự điều chỉnh hợp lý trong chính sách quản lý chi phí, sử dụng địn bẩy tài chính, chính sách
huy động vốn và phân phối lợi nhuận hợp lý. Để hiểu rõ hơn, ta cần đi sâu để phân tích ảnh
hưởng của từng nhân tố.
Phân tích chi tiết:
- Hệ số tự tài trợ (Ht): hệ số tự tài trợ của công ty năm 2017 là 0,2509, năm 2016 là 0,2993.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số tự tài trợ năm 2017 so với năm 2016

giảm 0,0484 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 16,17% đã làm cho ROE tăng 0,0361 lần. Ht
giảm là do cả vốn chủ sở hữu và tổng tài sản bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng
tài sản lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (46,64%>22,92%). Cho thấy công ty đang
sử dụng địn bẩy tài chính ở mức cao, gia tăng mức độ phụ thuộc tài chính vào bên ngồi,
vốn chủ tăng nhưng do nhu cầu tăng tài sản quá lớn khiến công ty vẫn phải đẩy mạnh huy
động vốn từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về đầu tư tài sản, đặc biệt là tài sản dài hạn.
Nguyên nhân là do năm 2017, lĩnh vực viễn thông, thông tin phát triển vượt bậc, nhu cầu
về sản phẩm của công ty trên thị trường tăng cao, đồng thời do đặc trưng của ngành viễn
thơng nên cơng ty có xu hướng mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động, đầu tư cơng nghệ kỹ
thuật, từ đó làm gia tăng nhu cầu đầu tư tài sản. Đặc biệt trong năm 2017, trong q trình
điều hành chính sách tiền tệ, Nhà nước đã có chính sách giảm nhẹ mặt bằng lãi suất cho
vay tạo điều kiện cho cơng ty có thể tiếp cận nguồn vốn bên ngoài một cách dễ dàng. Mặt
khác, trong cả 2 năm thì hệ số tự tài trợ của cơng ty đều khá thấp (<0,5) và có xu hưởng
giảm nên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá cao, gia tăng áp lực thanh toán. Mặc dù ROE tăng lên
nhưng để đảm bảo được tính bền vững, phải đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính
khi chi phí lãi vay cũng tăng mạnh.
- Hệ số đầu tư (Hđ): Hệ số đầu tư của công ty năm 2017 là 0,9019, năm 2016 là 0,8813.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư năm 2017 đã tăng lên 0,0205 lần
so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 2,33% làm cho ROE tăng lên 0,0052 lần. Hđ tăng do
cả tài sản ngắn hạn và tổng tài sản đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh
hơn tổng tài sản (50,04%>46,62%). Nguyên nhân là do năm 2017, các khoản phải thu ngắn
hạn của khách hàng tăng 469.154 triệu đồng lên 1.256.559 triệu đồng, chủ yếu do các khoản
công nợ ghi nhận từ các dự án đã hoàn thành nhưng tại thời điểm 31/12/2017 chưa đến thời
điểm thanh toán. Hđ cả 2 năm đều > 0.5 và có xu hướng tăng cho thấy cơng ty tập trung đầu
tư vào tài sản ngắn hạn là chủ yếu, đối với lĩnh vực hoạt động thông tin, viễn thơng thì chính
18


sách đầu tư này là hợp lý, phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Số vòng quay vốn lưu đồng (SVlđ): Số vòng quay vốn lưu động của cơng ty năm 2017 là

1,6647 vịng, năm 2016 là 1,3872 vòng. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, số
vịng quay vốn lưu động năm 2017 tăng 0,2275 vòng, tương ứng với tỷ lệ 20% làm cho
ROE tăng 0,0457 lần. Đây là nhân tố tích cực tác động chủ yếu tới ROE. SVlđ tăng là do cả
luân chuyển thuần và tổng tài sản ngắn hạn bình quân đều tăng nhưng luân chuyển thuần
tăng nhanh hơn (80,05%>50,04%). Nguyên nhân chủ yếu là từ tăng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (chủ yếu là từ cung cấp thiết bị viễn thơng). Đây là dấu hiệu tích cực, cho
thấy hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả, ổn định, chính sách bán hàng và
việc sử dụng vốn lưu động khá hợp lý, khả năng thu hồi vốn nhanh (đã thu hồi được số vốn
đáng kể từ việc tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa như thiết bị viễn thông, điện tử phần mềm
quản lý,…) từ đó là cơ sở để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, gia tăng khả năng sinh lời.
- Hệ số sinh lời ròng hoạt động (ROS): Hệ số sinh lời ròng hoạt động năm 2017 là 0,0529,
năm 2016 là 0,0458. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, ROS năm 2017 tăng
0,0071 lần, tương ứng với tỷ lệ 15,6% làm cho ROE tăng 0,0427 lần. ROS tăng là do cả lợi
nhuận sau thuế và luân chuyển thuần đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn
luân chuyển thuần (108,14%>80,05%). Nguyên nhân là do năm 2017 nền kinh tế vĩ mô ổn
định, làm phát tăng thấp đã làm ảnh hưởng tích cực đến các loại chi phí như nhân cơng, yếu
tố đầu vào,…Đồng thời trình độ quản lý lao động vật tư, cơng tác quản trị chi phí hiệu quả
hơn (sử dụng tiết kiệm đáng kể chi phí vật liệu quản lý, giá vốn hàng bán ổn định do giá cả
cáo yếu tố đầu vào ít biến động). Bên cạnh đó, cơng ty tận dụng lợi thế của địn bẩy tài
chính làm khuếch đại khả năng sinh lời. Mặt khác, cơng ty đã đưa ra các chính sách bán
hàng, truyền thông, cải tiến công nghệ hợp lý, đầu tư nâng cấp phịng Lab phục vụ cơng tác
nghiên cứu làm cải tiến chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng từ đó đẩy mạnh sản lượng
tiêu thụ, tăng doanh thu. Hơn nữa, năm 2017 là năm bùng nổ xu hướng công nghệ 4.0, nhu
cầu đầu tư của các nhà mạng tăng vọt, là lợi thế để công ty tận dụng nhằm gia tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc về việc chi phí lãi vay tăng mạnh trong năm 2017.
Kết luận: Như vậy, năm 2017 khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của cơng ty có dấu
hiệu tích cực hơn so với năm 2016, ROE tăng chủ yếu là do tác động của số vòng quay vốn
lưu động và hệ số sinh lời ròng hoạt động. Nguyên nhân do việc quản lý và sử dụng vốn,
công tác quản trị chi phí, chính sách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả, hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó cơng ty tập trung vào đầu tư tài sản ngắn

hạn là chủ yếu, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty. Về chính sách tài trợ có sự
thay đổi tác động tích cực đến ROE, cho thấy công ty đang tận dụng lợi thế của đòng bẩy
19


tài chính nhằm khuếch đại ROE, tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng rủi ro, mức độ phụ
thuộc tài chính vào bên ngồi.
Biện pháp:
- Chủ động xây dựng cơ cấu nguồn vốn, xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp
lý trong đó vẫn chú trọng bảo tồn và gia tăng vốn chủ vì đó là nguồn vốn dài hạn mang lại
nguồn tài trợ ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó với mức gia tăng khá lớn của tài sản, cơng ty
cần sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả thì sự gia tăng ROE mới bền vững.
- Cân đối được giữa nguồn lực với mục tiêu, kết hợp hài hịa các chính sách bán hàng, phân
bổ vốn, phân phối lợi nhuận.
- Giám sát hệ số chi phí, đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, xây dựng và hồn
thiện hệ thống dự tốn chi phí, đặc biệt là hoạt động đi vay và khả năng sinh lời có thể thực
hiện nhằm tăng hệ số sinh lời rịng hoạt động.
- Đẩy mạnh cơng tác quản trị hàng tồn kho, nợ phải thu, cân đối quản lý dòng tiền chặt chẽ
nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn, tránh tồn đọng quá nhiều gây ứ đọng, lãng phí vốn, đồng
thời thu hồi nợ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh tạo cơ sở để hoạt động sản xuất gia tăng
lợi nhuận, tránh để thành nợ quá hạn, khó địi, gây thất thốt vốn.
- Xem xét lại các danh mục đầu tư để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh của cơng ty.
3.3. Đánh giá chung ưu điểm và nhược điểm
Như vậy, qua tính tốn và phân tích về tình hình tài chính của cơng ty, khái qt được
ưu điểm và nhược điểm của công ty như sau:
Ưu điểm:
- Về bối cảnh kinh tế giai đoạn 2016-2017: Nền kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016-2017 nhìn
chung ổn định, lạm phát tăng thấp đã ảnh hưởng tích cực đến chi phí sản xuất kinh doanh
của công ty. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho thị trường Viễn thơng và Cơng nghệ

có sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc đầu tư, trong đó có các thị trường trọng điểm của cơng
ty là MBF&VNPT, giúp công ty đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Năm 2017, trong q trình điều hành chính sách tiền
tệ, Nhà nước đã có chính sách giảm nhẹ mặt bằng lãi suất cho vay tạo điều kiện cho cơng
ty có thể tiếp cận nguồn vốn bên ngồi một cách dễ dàng; đồng thời Bộ Khoa học và Công
nghệ đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và giao nhiệm vụ chủ trì hàng loạt nhiệm vụ
thuộc các chương trình khoa học cơng nghệ quốc gia nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng của
ngành này, từ đó tạo động lức phát triển cho công ty.
20


- Về tình hình tài chính của cơng ty:
+ Cơng ty có xu hướng mở rộng quy mơ tài chính, phạm vi hoạt động, tạo điều kiện để tiếp
tục mở rộng các quan hệ tài chính, chiếm lĩnh thị phần, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh
với các cơng ty đối thủ như Viettel, FPT, VNG,…
+ Được sự tín nhiệm cao của cả khách hàng, chủ đầu tư và các hãng viễn thông hàng đầu
thế giới (Ericsson, Huawei, ZTE,..). Thành công xâm nhập các thị trường mới theo mục
tiêu đã đề ra (Cục Viễn thơng, EVN, Tập đồn Bảo Việt,…) và bước đầu đã đạt được vị thế
vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh này.
+ Có chính sách quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, năng lực tổ chức, điều hành của bộ máy
quản trị công ty tốt giúp gia tăng khả năng sinh lời của vốn, thu hút các nhà đầu tư.
+ Công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, an tồn, ổn định về nguồn tài trợ giúp
phát triển ổn định trong bối cảnh cạnh tranh cao trong lĩnh vực viễn thông, thông tin.
+ Về công tác sản xuất, công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất để nguồn cung
sản phẩm không bị gián đốn, đồng thời cải tiến cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại để hạn chế
sai sót trong sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
+ Công ty đã đưa ra và thực hiện các chính sách bán hàng, truyền thơng, marketing hợp lý,
có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ đó làm tăng doanh thu từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ, tạo cơ sở để tăng trưởng bền vững. Đồng thời, tận dụng được cơ hội bối cảnh
kinh tế bùng nổ công nghệ 4.0 để mang về lợi nhuận cho công ty.

+ Cơng tác quản trị chi phí đang dần có tác động tích cực đến lợi nhuận, tận dụng được lợi
thế của địn bẩy tài chính để khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Nhược điểm:
- Về bối cảnh kinh tế giai đoạn 2016-2017:
+ Sự bùng nổ về việc đầu tư của các nhà mạng cũng là thuận lợi nhưng cũng lại là một khó
khăn thách thức đối với công ty, trong năm công ty luôn đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng
lao động trên các mặt trận trọng điểm; đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ dự án so với sức
ép của khách hàng; đối mặt với những khó khăn về nguồn vốn kinh doanh và khả năng hấp
thụ thị trường với đội ngũ kinh doanh mỏng và thiếu.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ chính trên thị trường như FPT, Viettel, VNG,…
đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiều dự án trọng
điểm bị trượt thầu do giá trúng thầu quá thấp hoặc cơng ty phải từ bỏ vì hiệu quả kinh doanh
khơng đạt được mục tiêu đề ra.
- Về tình hình tài chính của cơng ty:
21


+ Về cấu trúc vốn, cấu trúc nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, làm giảm hiểu quả sử dụng vốn.
Công ty đang chủ yếu huy động vốn từ bên ngồi, làm gia tăng mức độ phụ thuộc tài chính,
tăng áp lực thanh toán, nguy cơ rủi ro cao.
+ Về dịng tiền, ngồi dịng tiền thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì dịng
tiền thu từ hoạt động tài chính cũng rất lớn, cho thấy sự bất thường trong nguồn thu. Cơng
tác quản trị dịng tiền ra trong hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả, chưa cân
đối được giữa thu và chi.
+ Về chi phí lãi vay tăng khá mạnh cũng là vấn đề mà công ty cần cân nhắc.
3.4. Biện pháp chung nhằm cải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty
Trên cơ sở phân tích và đánh giá, cơng ty cần thực hiện các giải pháp sau nhằm cải thiện
tình hình tài chính, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Một là, tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được trong hoạt động bán hàng và

cung cấp dịch vụ, về chính sách quản lý, sử dụng vốn, cơng tác quản trị chi phí, cân đối
dịng tiền thu chi,…
Hai là, chủ động xây dựng cơ cấu nguồn vốn, xác định chính sách huy động vốn để tài
trợ hợp lý trong đó chú trọng bảo tồn và gia tăng vốn chủ vì đó là nguồn vốn dài hạn mang
lại nguồn tài trợ, ổn định lâu dài cho cơng ty. Bên cạnh đó với mức gia tăng khá lớn của tài
sản thì cơng ty cần sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả thì sự gia tăng ROE mới bền vững.
Ba là, cơng ty cần xây dựng hệ thống dự tốn chi phí, đảm bảo tính hợp lý trong sự biến
động doanh thu và chi phí của từng loại hoạt động. Đặc biệt là chỉ tiêu chi phí lãi vay, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả, giảm thiếu các chi phi cơng cần thiết trong điều kiện đảm bảo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Bốn là, đẩy mạnh công tác quản trị dòng tiền, HTK, tránh gây ứ đọng, lãng phí vốn, thu
hồi kịp thời các khoản nợ nhằm giảm thiểu lượng vốn bị chiếm dụng, từ đó giúp tăng tốc
độ luân chuyển VLĐ. Xem xét mối quan hệ giữa dòng tiền thu và tốc độ luân chuyển vốn
bằng tiền để vừa đảm bảo nguồn tài chính cho cơng ty vừa khơng gây áp lực thanh tốn.
Năm là, cơng ty cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách bán hàng, truyền thơng,
marketing, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, cải tiến cơ sở hạ tầng, công
nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ - sản phẩm; xây dựng hệ thống tư vấn bán
hàng và hỗ trợ kỹ thuật sau bán bài bản từ đó thu hút khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ,
doanh thu bán ra. tiếp tục đầu tư cho Trung tâm nghiên cứu phát triển nhằm tạo ra giá trị
riêng biệt và có tính đột phá cho Cơng ty trong tương lai.
22


3.5. Báo cáo tài chính riêng đã kiểm tốn của công ty năm 2016, 2017 (B01, B02)
* Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016

23


24



×