Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tiểu luận cuối kì MÔN : NHÂN HỌC CHỮ VIẾT Đề tài : Chữ viết dân tộc Co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Bài tiểu luận cuối kì

MƠN : NHÂN HỌC CHỮ VIẾT
Đề tài : Chữ viết dân tộc Co
Giảng viên : TS. Phan Phương Anh
SV thực hiện : Hoàng Cẩm Ly
MSSV : 18031317
K63 – Nhân học

1


NỘI DUNG
I, PHẦN 1 :
1. Câu 1 : Tộc người mà anh chị nghiên cứu thuộc ngữ hệ nào? Tại bảo tàng, các

thông tin về ngữ hệ này được trưng bày như thế nào?
-

Trả lời:
Tộc người mà tôi nghiên cứu là tộc người Co (Cor, Col, Cùa, Trầu) thuộc nhóm ngữ
hệ Nam Á, tộc người này tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây

-

Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na..
Ngữ hệ Nam Á (cịn gọi là Mơn–Khmer) là một ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á lục địa,
và cũng phân bố rải rác ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và miền nam Trung Quốc, với



-

chừng 117 triệu người .
(Ngữ hệ Nam Á có ảnh hưởng như thế nào đến tiếng Việt 2019)
Tại bảo tàng, các thông tin về ngữ hệ này được trưng bày tại khu vực phịng trưng
bày số 4 có trưng bày các hiện vật và thông tin chi tiết về các tộc người thuộc nhóm
ngơn ngữ Mơn-Kh’mer theo các mục sau :
• Làng bản, nhà cửa;
• Canh tác nơng nghiệp;
• Săn bắt và thuần dưỡng voi của dân tộc M’nơng;
• Nhà rơng và lễ hội;
• Nghề thủ cơng đan lát và vận chuyển;
• Tập tục ăn, uống, hút thuốc;
• Chùa dân tộc Khmer.
Bảo tàng thông qua trưng bày đã thể hiện một cách chân thực và hiệu quả được đời
sống sinh hoạt, giá trị văn hoá, tinh thần, con người của nhóm ngữ hệ này. Nhưng
bên cạnh đó thì các trưng bày về tộc người Co lại ít, chưa thể hiện rõ được về các đặc
điểm của người Co, đặc biệt là chưa xuất hiện thông tin về chữ viết của họ.

2


(Hình

ảnh minh
hoạ cho
khu vực
trưng bày
của

ngữ hệ
Á)

Nam

2. Câu 2 : Tộc người này cư trú tập trung ở vùng nào của Việt Nam ? Ở những

nước lân cận nào? Anh chị hãy giới thiệu sơ bộ về dân số, sinh kế của họ?
-

Trả lời:
Tộc người Co cư trú chủ yếu ở hai huyện Trà Bồng, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi- đây
là chiếc nơi, là q hương ruột thịt của họ. Ngồi ra cịn có một bộ phận nhỏ di cư từ
Trà Bồng sang sinh sống ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Người Co mang
nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau như Cùa, Khùa, Của, “Mọi Thanh Bồng”, “Mọi
Trà Bồng”, “Mọi Trầu”, “Ta- Kua” hay “Mọi Quế.
Ở huyện Trà My tỉnh Quảng Nam, dân tộc Co chủ yếu sống ở các xã Trà Kót , Trà
Giáp, Trà Nú nay thuộc huyện Bắc Trà My, tiếp giáp với huyện Trà Bồng. Một số ít
(chỉ vài trăm người) sống ở xã Tiên Lập huyện Tiên Phước và các xã Tam Sơn, Tam
Trà huyện Núi Thành.
Ở nguồn Trà Bồng, nay là hai huyện Trà Bồng và Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi, là nơi cư
trú chính của dân tộc Co. Tại huyện Trà Bồng, trừ 3 xã ở phía đơng là Trà Xn, Trà
Phú, Trà Bình chủ yếu người Việt sinh sống, 7 xã cịn lại ở phía tây huyện gồm Trà

3


Giang, Trà Sơn, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Bùi, Trà Hiệp đều là địa bàn cư trú
của người Co. Tiếp liền đó, ở huyện Tây Trà có 8/9 xã là nơi tập trung người Co sinh
sống, gồm các xã Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Trung, Trà Thọ, Trà Thanh, Trà Quân, Trà

Khê, Trà Phong, chỉ có xã Trà Xinh ở phía nam huyện là nơi dân tộc CaDong cư trú.
Ngồi ra, cịn phải kể đến một số dân Co khoảng 300 người ở thơn Thọ An, xã Bình
An huyện Bình Sơn, phía đơng của xã Trà Giang huyện Trà Bồng, vốn là dân Co dạt

-

từ Trà My xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
(Dân tộc Co 2021)
Năm 2009, người Co ở Việt Nam có dân số 33.817 người, cư trú tại 25 trên tổng số
63 tỉnh, thành phố. Người Co cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (28.110
người, chiếm 83,1% tổng số người Co), Quảng Nam (5.361 người), Kon Tum (118
người).

(Hình ảnh về dân số của dân tộc Co)
-

Đối với tộc người Co:


Tín ngưỡng và văn hố tri thức :
Ngày nay, người Co có tín ngưỡng chủ yếu là thờ cúng ơng, bà và Bác Hồ,
vào nhà ai cũng có hình ảnh Bác Hồ trên bàn thờ.

4


Ngồi ra, từ xưa người Co cịn có tín ngưỡng sơ khai “vạn vật hữu linh” (mọi
sự vật, hiện tượng đều có hồn), cúng các thần linh như: trời - đất – lửa, sông núi - đá, mưa - nắng - gió,…cây cối, các vật dụng trong lao động, sinh hoạt
hàng ngày; tín ngưỡng về các tầng của thế giới (thế giới có 3 tầng gồm: tầng


trời với Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng, các Thần Sao, còn ở mặt đất thì có
tầng trần gian, dưới đất có tầng âm phủ, với ý niệm sống thì ở trên mặt đất,
chết thì xuống dưới đất)…Lễ cúng trâu (đâm trâu) với các loại cây Nêu là
hình thức lễ hội cao nhất của người Co để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn thần linh.

5




Truyền thống sản xuất :Kinh tế rẫy là nguồn sống chủ yếu, lúa rẫy là nguồn
lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt
giống, tuốt lúa bằng tay. Kỹ thuật xen canh - đa canh trên từng đám rẫy và
luân canh giữa các đám rẫy. (Giới thiệu về dân tộc Co 2010)

(“Đít đc” - ống đựng hạt giống khi trỉa lúa nương của dân tộc Co)
Trầu không và quế của người Co nổi tiếng lâu đời. Ðặc biệt quế quý và nhiều
là một nguồn lợi lớn: quế rừng và quế trồng. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc
sản truyền thống ở Trà My và Trà Bổng. Quế ở vùng người Co có chất lượng
và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới
biết tiếng. Rẫy quế của mỗi gia đình là loại tài sản quan trọng, thường 10 năm
trở lên mới được thu hoạch. Nhờ bán quế, các gia đình có tiền mua sắm các
gia sản được ưa chuộng (cồng, chiêng, ché, trâu, v.v... và nay thì xe, đài, đồng
hồ, xây nhà, đóng đồ gỗ), đồng thời cũng chi dùng vào việc ăn uống, mặc,
v.v...
Trâu, lợn, gà trước hết để cúng tế; chó hầu như nhà nhà đều có. Nghề dệt và
rèn khơng phát triển. Ðồ đan đẹp và phong phú. Sản phẩm hái lượm và săn
bắt có ý nghĩa không nhỏ trong đời sống người Co.

6





Về nhà ở :
Người Co xưa làm nhà dài theo kiểu tàu lửa, sống theo gia đình gắn kết chặt
chẽ với cộng đồng và có luật tục riêng. Trong một ngơi nhà dài (ngơi nhà
chung), mỗi một gia đình Co có một khơng gian riêng có căn buồng riêng
(gọi là tum), nhưng căn này không tách rời mà gắn kết trong kết cấu chung
của ngôi nhà chung. Trong ngôi nhà dài như tàu lửa như thế có một căn rộng
rãi (gọi là gưl) làm chổ sinh hoạt chung, có hiên nhà (gọi là a-tưl) làm nơi giã
gạo chung, có lối hành lang chung từ đầu nhà đến cuối nhà. Kết cấu của ngơi
nhà chung ấy đã nói lên rằng, với người Co, mỗi gia đình có chổ ở riêng
nhưng hồn tồn khơng tách rời cộng đồng.
(Dân tộc Co 2021)

3. Câu 3 : Anh chị có tìm thấy thơng tin gì về chữ viết của tộc người này tại bảo

tàng hay khơng?
a. Nếu có, đó là loại chữ viết nào và nó được thể hiện trong những hiện vật
nào? (trang phục, nhà cửa, nghi lễ - lưu ý xem hết các video…). Chữ viết
được sử dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội của tộc người?
Đối với mỗi lĩnh vực hãy cho các ví dụ cụ thể về loại hình chữ viết, tính chất
văn bản…

b. Nếu khơng có thơng tin gì ở bảo tàng, anh chị hãy tìm hiểu xem tộc người
này có chữ viết hay khơng? Nếu có thì có mấy loại chữ viết? Hãy liệt kê và
mô tả sơ bộ các loại chữ viết này.

Trả lời:


7


-

Sau khi được tham quan Bảo tàng thì tơi thấy hiện tộc người Co chưa có thơng tin
gì về chữ viết. Thực tế từ trước đến nay, người Co chưa có chữ viết. Những yếu tố
văn hóa truyền thống cịn lại cho đến đều thông qua con đường truyền miệng từ thế

-

hệ này sang thế hệ khác.
Các nhà dân tộc học ghi nhận rằng, trước kia cộng đồng Co được xem như một nhóm
của dân tộc Xơ Đăng hay một nhóm của người Cùa. Song về sau, thực tế cho thấy
cộng (Giới thiệu về dân tộc Co không ngày tháng)đồng Co có ý thức cao về một tộc
người và vị trí một dân tộc đã được thừa nhận một cách chính thức từ năm 1979, khi
Nhà nước cơng bố Danh mục chính thức các thành phần dân tộc ở Việt Nam (với
tộc danh được ghi là Co). Người Co có nhiều nét gần gũi với các dân tộc xung quanh,
xét về mặt ngơn ngữ thì hợp thành nhóm ngơn ngữ “Ba Na phía bắc” trong dịng

-

ngơn ngữ Mơn-Khơme, ngữ hệ Nam Á.
Quá trình nghiên cứu và ý tưởng xây dựng bản mẫu tự tiếng Co: Trong thời chiến
tranh, nhiều người khi sinh sống ở cùng người Co, được người Co đùm bọc bảo vệ.
Qua quá trình tiếp xúc họ đã hiểu về văn hóa và biết được ngơn ngữ của người Co,
về sau họ muốn ngôn ngữ Co sẽ được nhiều người biết đến như là để biết ơn, nên họ
đã nghiên cứu và dùng ký tự quốc ngữ để phiên âm thành chữ viết Co để mọi người
cùng học. Đi đầu trong công việc này là bác Mã quê ở Quảng Nam và nhiều người

Kinh khác; bác Hồ Nhật Tùng là người Co quê ở Trà Lãnh, huyện Tây Trà; bác Hồ
Văn Thế người Co quê ở Trà Lâm, huyện Trà Bồng, hiện nay là Trưởng Ban Dân tộc.
Tuy nhiên, đến nay dân tộc Co vẫn chưa có bộ chữ viết hồn chỉnh, vẫn đang trong
q trình xây dựng và xin ý kiến của Viện Ngôn ngữ học và Viện Dân tộc học.
(Dân tộc Co 2021)

II, Phần 2 :
1. Câu 4 :
-

Nếu tộc người anh chị nghiên cứu có chữ viết thì anh chị hãy nêu lịch sử, hiện
trạng của việc sử dụng cũng như truyền dạy hệ thống chữ của tộc người mà anh
chị nghiên cứu.

8


-

Nếu tộc người này khơng có chữ viết thì theo anh chị có nên du nhập một hệ
thống chữ viết để ghi lại tiếng nói của tộc người này khơng? Nếu khơng, tại sao?
Nếu có, ai là người/cơ quan chịu trách nhiệm về việc này? Tại sao? Nếu du nhập
thì nên du nhập hệ thống chữ viết nào và tại sao?

Trả lời:
-

Tộc người Co khơng có chữ viết riêng, nên như đã nói thì đã có một số người nghiên

-


cứu và dùng ký tự quốc ngữ để phiên âm thành chữ viết Co để mọi người cùng học.
Ngày 24/11/2015, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã ban hành
quyết định công nhận Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh về
“Nghiên cứu hoàn chỉnh bộ chữ dân tộc Co - Biên soạn sách dạy và học tiếng Co” do
PGS.TS Tạ Văn Thông làm chủ nhiệm. Đây là đề tài do Viện Từ điển học và Bách
khoa thư Việt Nam chủ trì thực hiện.
Sở KH&CN Quảng Nam chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Ban Dân tộc tỉnh
Quảng Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng dụng kết quả

-

nghiên cứu đề tài vào thực tiễn đạt kết quả.
(Ứng dụng bộ chữ dân tộc Cor để biên soạn sách dạy học 2015)
Tiếp đó, huyện Trà Bồng vừa tổ chức Hội thảo thực hiện đề tài "Nghiên cứu, biên
soạn tài liệu dạy - học tiếng Co cho cán bộ, công chức là người Kinh đang công tác
tại 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà". Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo,
ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo các sở: Khoa học và cơng nghệ, Văn hóa thể thao và du
lịch, lãnh đạo 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà và lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Nguyễn Minh Trí, chủ nhiệm đề tài giới
thiệu về đề tài Người Co và tiếng Co. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc
dạy và học tiếng Cor cho cán bộ công chức là người Kinh đang công tác tại 2 huyện
Trà Bồng và Tây Trà. Các sản phẩm chính của đề tài là Bài học tiếng Co, bảng tra
cứu Việt - Co, Co - Việt, gọi chung là Ngữ vựng Việt - Co, Co - Việt cũng đã được
PGS, Tiến sĩ Tạ Văn Thơng trình bày tại hội thảo. Ngồi ra cịn có bộ tài liệu hướng
dẫn giảng dạy đi kèm. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ sở để tỉnh

9



Quảng Ngãi thực hiện chủ trương dạy - học và sử dụng tiếng Co. Ngồi ra nó cịn
giúp người đọc có điều kiện tìm hiểu tiếng Co để sử dụng trong đời sống, thêm yêu
quý tiếng nói chữ viết Co, từ đó có ý thức giữ gìn và phát triển ngơn ngữ cùng những
nét bản sắc văn hóa cộng đồng này.
Thực tế hiện nay, người dân tộc Co chiếm phần lớn dân số ở 2 huyện Trà Bồng và
Tây Trà. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ cơng chức cơng tác ở 2 huyện này phần đông
là người Kinh ở các huyện đồng bằng lên công tác, nhất là huyện Tây Trà. Người Co
biết nói tiếng Việt nhiều nhưng cán bộ cơng chức người Kinh thì hầu hết khơng biết
tiếng Co nên việc đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đời sống của người dân hay
truyền tải những chủ trương, chính sách đến đồng bào có phần hạn chế, ảnh hưởng
đến chất lượng công tác. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên Mẫu giáo, Tiểu học ở các
trường miền núi thì việc nói và hiểu tiếng Co là rất quan trọng. Vì trẻ mẫu giáo, tiểu
học chưa biết tiếng Việt nhiều, có em khơng nói được tiếng Việt nên việc dạy học
gặp nhiều khó khăn, cơ nói trị khơng hiểu, trị nói cơ khơng hiểu dẫn đến hiệu quả
dạy học không cao. Thời gian qua, huyện Trà Bồng đã tổ chức được 3 lớp học Tiếng
Co cho cán bộ công chức, giáo viên đang công tác ở huyện. 2 huyện Trà Bồng và Tây
Trà đang có kế hoạch mở thêm nhiều lớp học tiếng Co cho cán bộ công chức, giáo
viên đang công tác ở 2 huyện, xem đây là một trong những mục tiêu quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
(Trà Bồng: Hội thảo thực hiện đề tài "Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - học tiếng
Cor cho cán bộ, công chức là người Kinh công tác tại huyện Trà Bồng và Tây Trà"
2015)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


1. (Ngữ hệ Nam Á có ảnh hưởng như thế nào đến tiếng Việt 2019)

/>2. (Dân tộc Co 2021)

/>3. (Ứng dụng bộ chữ dân tộc Cor để biên soạn sách dạy học 2015)
/>4. (Trà Bồng: Hội thảo thực hiện đề tài "Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - học
tiếng Cor cho cán bộ, công chức là người Kinh công tác tại huyện Trà Bồng và
Tây Trà" 2015)
/>5. (Giới thiệu về dân tộc Co 2010)
/>option=com_content&view=article&id=400:dan-tc-co&catid=112:phong-tc-lhi&Itemid=323

11



×