HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
------
TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC
TRỌNG YẾU
Đề tài:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
Họ và tên
:
Lớp
:
Mã SV
:
Giảng viên
:
Hà Nội 2021
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
------
TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC
TRỌNG YẾU
Đề tài:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
Họ và tên
:
Lớp
:
Mã SV
:
Giảng viên
:
Hà Nội 2021
MỤC LỤC
A-
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B-
NỘI DUNG.......................................................................................................5
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH..............................................5
1.1.
Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa...5
1.2.
Vai trị, nội dung, ngun tắc và phương pháp quản lý nhà nước đối với di
tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh...............................................................................9
Chương 2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HĨA Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY..................................................................18
2.1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.......................................................18
2.2.
Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ - Thực
trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm...................................................................25
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA Ở
TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................36
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử về di tích lịch sử
- văn hóa ở tỉnh Phú Thọ....................................................................................36
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử
văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.........................................................37
C-
KẾT LUẬN....................................................................................................43
D-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................44
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH
DTLS –VH
DSVH
HĐND
KCN
QLNN
UBND
VH,TT&DL
Chủ nghĩa xã hội
Di tích lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Quản lý nhà nước
Uỷ ban nhân dân
Văn hóa, thể thao và du lịch
A- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, nền văn hóa Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển
chung của đất nước. Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội,
là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền
vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Ngày nay, trong bối cảnh Đất nước
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, thì vai trị của văn hóa càng được
khẳng định. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di tích lịch sử văn hóa là những Di sản văn hóa quý báu của mỗi địa phương,
mỗi dân tộc và của cả nhân loại, có vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội
của mỗi quốc gia dân tộc. Di sản văn hóa được coi là nguồn sử liệu được sử dụng
để nghiên cứu lịch sử dân tộc, trong đó di tích lịch sử văn hóa là đối tượng được
con người quan tâm nhất, bởi các di tích chính là những bằng chứng xác thực, cụ
thể về đặc điểm lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc.
Phú Thọ - vùng Đất Tổ vùng đất cội nguồn dân tộc, vùng đất giàu truyền
thống lịch sử văn hóa, với kho tàng văn hóa truyền thống vơ cùng phong phú đa
dạng. Đó là hệ thống các di sản văn hóa, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa cội
nguồn dân tộc. Bảo vệ di tích, phát huy tác dụng của di tích là nhiệm vụ cấp bách
đặt ra với kho báu khổng lồ - di sản vùng Đất Tổ. Trên mảnh đất này cịn lưu giữ
1.372 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích
quốc gia, 219 di tích cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền
Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, lễ rước kiệu
Hùng Lô, hội Phết Hiền Quan… cùng các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo. Trong đó,
1
Hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ
khẩn cấp; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại là nguồn di sản văn hóa vơ giá mang đậm bản sắc văn hóa nguồn
cội.
Trong những năm qua, cơng tác quản lý DTLS -VH tỉnh Phú Thọ đã được
tăng cường. Nhiều DTLS -VH trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu tư trùng tu,
tôn tạo, phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều vấn
đề cần phải giải quyết. Trong công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý di tích đến với
người dân, cơng tác phát huy tác dụng của các DTLS VH trên địa bàn tỉnh là những
vấn đề lớn đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về DTLS - VH trên địa bàn tỉnh
Phủ Thọ trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, em chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay”
làm chủ đề tiểu luận kết thúc môn: Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý nhà nước đối với các di tích lịch
sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, tiểu luận đưa ra một số đề xuất về
phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với các di tích
lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên tiểu luận cần tập trung thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tập trung phân tích đưa ra những vấn đề lý luận về di tích lịch sử văn hóa
và quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ
2
Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong việc thực hiện quản lý di
tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi nhằm thực hiện quản lý di tích
lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập chung nghiên cứu các hoạt động thực hiện quản lý di tích lịch
sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian nghiên cứu: Tiểu luận tiến hành nghiên cứu từ năm 2015 đến
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm, chủ trường, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam vềvăn hóa, di tích lịch sử văn hóa.
4.2.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - xít.
Trong bài tiểu luận cịn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: cụ thể
như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic - lịch sử, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh để thực hiện các mục tiêu của tiểu luận
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có
bộ cục gồm 3 chương:
3
Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử
- văn hóa cấp tỉnh
Chương 2: Quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú
Thọ hiện nay
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý
nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
4
B- NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH
1.1.
Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn
hóa
1.1.1. Quản lý, quản lý nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý được hiểu một cách chung nhất là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ
thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc
tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người
quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước.
Frederick W.Taylor (1856 – 1915) là một trong những đại biểu xuất sắc của
trường phái quản lý theo khoa học. Để trả lời câu hỏi quản lý là gì ơng cho rằng:
Quản lý là biết được chính xác điêu bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được
rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các
tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa cơng việc,
chun mơn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý [38].
Henry Fayol (1841-1925) là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp,
định nghĩa: “Quản lý hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển,
phối hợp và kiểm tra”. Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của
quá trình quản lý, cách thức phân tích một q trình quản lý phức tạp thành các
chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng: Dự đoán –
Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra [38].
Theo C.Mác thì: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã
hội của quá trình lao động” [2; tr. 29-30]. Luận điểm này của C.Mác có thể áp
dụng với mọi hoạt động chung của con người trong xã hội. Quản lý chỉ xuất hiện
trong quá trình lao động.
5
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý là “trông nom, coi giữ” là trơng coi và giữ
gìn theo những u cầu nhất định. Giúp tổ chức và điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định” [4; tr. 303]. Khái niệm này được mô tả cụ thể, rõ ràng
hơn. Chính vì quản lý đó là trơng nom, coi giữ vì vậy, quản lý là hoạt động có chủ
đích; là điều làm nên sự khác biệt giữa con người và các đối tượng khác.
Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con
người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các
hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập
thể hướng tới mục tiêu đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ
chức và quyền uy. Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả
năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự
phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ
thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện
các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ
chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức
bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà
nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự
quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước
trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính
phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước.
6
Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản của Quản lý nhà nước, đó là: chức
năng lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; chức năng hành pháp (chấp hành và
điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; chức năng tư pháp do cơ
quan tư pháp thực hiện.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ
quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh
vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Di sản văn hóa và di tích lịch sử văn hóa
1.1.2.1. Di sản văn hóa
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Di sản là cái của thời trước để lại”
[15; tr.12], được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ
sau. Di sản theo nghĩa Hán Việt là những tài sản có giá trị của q khứ cịn tồn tại
trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển
lại. Sản là tài sản, là những gì q giá, có giá trị.
Theo cách hiểu thơng thường thì di sản là sản phẩm thời trước truyền lại cho
thời sau, cũng như di chúc là lời dặn của người trước lúc đi xa trao cho người ở lại.
Di sản văn hố là tồn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm chứa những giá trị
về chân thiện mỹ, thể hiện ra dưới dạng biểu tượng và được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác”.
Theo Luật Di sản văn hoá, Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có
vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Đây cũng là
cách hiểu của tác giả luận văn về Di sản văn hóa [5].
Từ những quan niệm nêu trên, kết hợp với tìm hiểu thực tiễn có thể khái
quát: Di sản văn hóa là tài sản, là “báu vật” của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau.
Đó có thể là các tài sản như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến
trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học tiêu biểu mang tính biểu
7
tượng... Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời
gian.
Việc tiến hành phân loại DSVH là một phần quan trọng, thiết thực, góp phần
hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu, đặc biệt đối với công tác tu bồ, bảo tồn
các DSVH. DSVH bao gồm: DSVH phi vật thể và DSVH vật thể.
*Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hố phi vật thể là những sáng tạo của nhân dân các dân tộc Việt
Nam trong trường kỳ lịch sử. Nó phản ánh cuộc sống giữ nước và dụng nước; thể
hiện nguyện vọng tư tưởng tình cảm của nhân dân và mang bản sắc dân tộc rõ nét.
Di sản văn hoá phi vật thể được lưu giữ trong trí nhớ con người và được xuất hiện
trong các trình diễn, diễn kể và được lưu truyền theo phương pháp truyền miệng,
truyền ngôn, truyền bí quyết nghề.
Luật DSVH năm 2001 và được điều chỉnh, bổ sung năm 2009 đã ghi rõ:
“DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cả nhân, vật thể
và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tải tạo và được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác" [9].
*Di sản văn hóa vật thể
Theo Luật DSVH Việt Nam 2001: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.”
1.1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa
Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – văn hóa là
cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng
trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học”
8
Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị cơng trình xây dựng,
kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưu lại đến bây giờ thuộc cơng
trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ xa xưa cho đến hiện nay. Và hiện
này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử…mà chia thành di tích cấp tỉnh là di tích có
giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của
quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa
Quản lý Nhà nước về di sản, di tích lịch sử văn hóa là sự định hướng, tạo
điều kiện để tổ chức điều hành hoạt động bảo vệ, gìn giữ di sản, các di tích lịch sử văn hóa và làm cho các giá trị của di sản, di tích lịch sử văn hóa được phát huy theo
chiều hướng tích cực.
QLNN đối với DTLSVH chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều
hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát huy
theo chiều hướng tích cực. Việc QLNN đối với DTLSVH được thực hiện bởi các
chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích...) tác động bằng nhiều cách
thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai
thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất
và tinh thần cho cộng đồng.
Quản lý DTLSVH cũng chính là sự định hướng, tạo đều kiện tổ chức, điều
hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLSVH, làm cho các giá trị của di tích được phát
huy theo chiều hướng tích cực. Các DTLSVH cần được tôn trọng và bảo vệ vì đây
là tài sản vơ giá, được trao truyền qua nhiều thế hệ. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng
có hiệu quả những DTLSVH có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền
thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch đáp ứng nhu
cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân. Đặc biệt trong nên kinh tế thị trưởng có
quản lý của Nhà nước như đặc thù của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản
9
lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
đồng thời bảo tồn được các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.
Vai trị, nội dung, ngun tắc và phương pháp quản lý nhà nước
đối với di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
1.2.1. Vai trị quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử - văn hóa đối với con
người và xã hội DTLS-VH là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc.
DTLS - VH luôn mang trong mình những thơng điệp của qua khứ khi tham gia vào
đời sống văn hóa hiện đại, nó giữ lại những giá trị tự thân, tạo nên những giá trị bên
trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi quốc gia dân tộc. Những giá trị này
có tính ổn định và có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng, căn cứ vào đó mà quản lý
nhà nước đối với DTLS – VH có những vai trị sau:
Thứ nhất, Quản lý nhà nước về DTLS - VH góp phần gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc
DTLS - VH nói riêng là tài sản quý, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta. Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước để phát huy
giá trị DTLS - VH có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được xem là một trong những
nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội. Vì thế cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan
quản lý, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể với các nhà chức trách chuyên
môn quản lý trực tiếp để có các biện pháp, kế hoạch, định hướng đúng đắn, thiết
thực nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với sự phát triển xã hội.
Thứ hai, QLNN đối với DTLS - VH góp phần phát triển kinh tế
Có thể thấy rằng, với những giá trị vốn có của nó DSVH nói chung và
DTLS-VH nói riêng chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội
trong đó có ngành du lịch.
Trong lĩnh vực văn hóa. Đảng ta đã chi ra nhiệm vụ “Bảo tồn, tôn tạo các
DTLS-VH tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn với
bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch”. Vì thế, địa phương chú trọng thực
10
hiện mục tiêu “biến di sản thành tài sản” góp phần tạo ra những loại hình sản phẩm
du lịch mới, hấp dẫn hơn, chân thực hơn trên nền tăng của văn hóa truyền thống để
hấp dẫn du khách trong và ngồi nước.
Thứ ba, QLNN đối với DTLS-VH góp phần phát triển xã hội
DTLS-VH có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc khai thác có hiệu quả DTLS-VH
không chỉ thu được nguồn lợi kinh tế trực tiếp, giải quyết vấn đề xã hội mà còn
đem lại hiệu quả cao trong hoạt động giới thiệu, quảng bá về văn hóa, góp phần giữ
gìn và phát huy giá trị của DTLS - VH một cách hiệu quả.
DTLS-VH nói riêng có vai trị quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nó
biểu hiện sức sống, đạo lý, truyền thống của con người, của dân tộc trong mối quan
hệ giữa con người với con người, với tự nhiên, với xã hội được xây dựng và bồi
đắp trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Giữ gìn và phát huy DTLS-VH là bảo vệ,
bồi đắp nền tảng tinh thần lành mạnh của xã hội.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Thứ nhất, Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính
sách, pháp luật chung về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn là làm thế nào để đưa nó đi
vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế của một đất
nước nói chung và trong lĩnh vực di tích nói riêng mới chỉ là những quy định của
Nhà nước, là ý chí của nhà nước buộc các chủ thể phải thực hiện. Vì vậy, để chính
sách, pháp luật đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước nói chung, chính quyền cấp
tỉnh nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.
Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển
DTLS-VH lâu dài có ý nghĩa vơ cùng quan trọng góp phần thực hiện tốt các mục
tiêu lớn về văn hóa của một quốc gia, dân tộc và là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Trên cơ sở đó, địa phương đã áp dụng triển khai có hiệu quả từ việc quy
hoạch bảo vệ khoanh vùng, bảo vệ di tích, xây dựng kế hoạch tổng thể về các khu
11
DTLS-VH đang xuống cấp để có phương án tu bố. Đồng thời xây dựng chiến lược
về nguồn chiến lược lâu dài để đáp ứng cho yêu cầu từng giai đoạn, từng địa
phương. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH. hạn chế việc làm biến dạng, sai lệch, lấn chiếm, hay hủy hoại khơng gian của
di tích.
Thứ hai, quản lý các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
di tích lịch sử văn hóa.
Cùng với việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật, Nhà nước ta đã tổ chức thực hiện, đưa các văn bản đó vào đời sống xã hội,
thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy DTLSVH dân tộc. Để có thể làm
được điều này, Nhà nước phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về DTLSVN đến với cán bộ, người dân.
Thứ ba, Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa.
Xác định việc trùng tu di tích cần nguồn lực lớn nên tại điều 57 Luật DSVH
đã xác định “Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị DSVH”, trong đó nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH bao
gồm: “ngân sách nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị
DSVH; tài trợ và đóng góp của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài”. Tuy
nhiên, trên thực tế nguồn kinh phí xã hội hóa đóng góp chủ yếu tập trung vào việc
xây dựng và tôn tạo lại các di tích gắn với tơn giáo - tín ngưỡng như đình, chùa,
đền, miếu...cịn đối với các di tích thuộc loại hình khảo cổ. lịch sử, lưu niệm, danh
nhân.. thì lại ít thu hút được sự quan tâm đầu tư của cộng đồng.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tài trợ cho việc bảo tồn và phát huy
giá trị DTLS - VH. Đồng thời tổ chức cho cộng đồng quản lý, sử dụng nguồn kinh
phí đó đúng mục đích và có hiệu quả.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát
huy giá trị DTLS-VH đồng thời, tổ chức cho cộng đồng quản lý, sử dụng nguồn
12
kinh phí đỏ đúng mục đích và hiệu quả. Thơng qua việc đóng góp, tài trợ của Nhân
dân, địa phương đã ghi nhận bằng các hình thức thích hợp thế hiện sự ghi công của
cộng đồng đối với các cá nhân và khuyến khích được cá nhân đóng góp cho sự phát
triển vì cộng đồng.
Thứ tư, Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa
Nhằm kịp thời động viên cũng như tuyên truyền những tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH, Nhà nước đặc biệt chủ
trọng công tác khen thưởng, đãi ngộ. Việc này được Luật hóa trong Luật DSVH tại
Điều 69: “Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
DTLS-VH được khen thưởng theo quy định của pháp luật” và Điều 26: “Nhà nước
tơn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sỹ nắm giữ và có
cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt".
Đây là việc làm thiết thực để tơn vinh, khuyến khích mọi người củng có ý
thức trong việc giữ gìn và phát huy DTLS-VH. Đồng thời xử lý đúng pháp luật đối
với những trường hợp cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại. hủy hoại di
tích.
Thứ năm, Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa
Đây là một trong những chức năng của cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực
trùng tu di tích, cơ quan nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực văn
hóa và lĩnh vực xây dựng cơ bản. Theo đó, thanh tra nhà nước về văn hóa có nhiệm
vụ: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật về DSVH: thanh tra việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH: ngăn chặn và xử lý theo thẩm
quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về DSVH tiếp nhận và kiến nghị việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo về DSVH: kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành
pháp luật về DSVH.
13
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để theo
dõi, đôn đốc các đơn vị quản lý các DTLS-VH để khắc phục những thiếu sót, hạn
chế, ngăn ngừa phát sinh trong q trình quản lý DSVH trên địa bàn. Đối tượng
thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Thực hiện yêu cầu của thanh tra tạo
điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ: chấp hành các quyết định xử lý theo quy
định pháp luật.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh
Thứ nhất, Ngun tắc quản lý nhà nước về DTLS-VH bằng pháp luật.
Ở nước ta, nguyên tắc này được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu trong
việc tổ chức quản lý nhà nước. Nó địi hỏi việc tổ chức và hoạt động trong quản lý
nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, mọi cơng chức
hành chính phải nghiêm chỉnh và tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của minh, mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Các tổ
chức chính trị. xã hội cũng có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Thực hiện
tốt nguyên tắc này là cơ sở bão đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng,
đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm cơng bằng xã hội.
Ngun tắc quản lý nhà nước về DTLS-VH bằng pháp luật là nguyên tắc
quản lý các DTLS-VH phải phù hợp pháp luật hiện hành của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam.
Nguyên tắc này phải địi hỏi phải có hệ thống pháp luật đầy đủ làm hành lang
pháp lý, mọi tổ chức, mọi cơ quan quản lý và mọi cá nhân hoạt động trên lĩnh vực
DTLS-VH phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước để thực hiện trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi của mình đồng thời chống sự tùy tiện đứng ngồi và đứng
trên pháp luật.
Khi vận dụng nguyên tắc này cần chú trọng tính đặc thù, tinh tế của mỗi
DTLSVH; coi trọng giáo dục, thuyết phục hơn là cấm đoàn và cường chế trong
công tác quản lý.
14
Thứ hai, Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động của bộ máy nhà
nước. Yêu cầu của nguyên tắc này là nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của
dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước nắm
quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời giao quyền và trách
nhiệm cho địa phương. Mỗi địa phương hay các đồn thể có những phương thức
lãnh đạo riêng của mình nhưng không được xa rời các phương hướng chi đạo. lãnh
đạo của Nhà nước mà đều dựa trên cơ sở sự quan lý của Nhà nước.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về DTLS-VH phát huy vai trò làm chủ của
nhân dân là nguyên tắc yêu cầu quản lý DTLS-VH phải gắn bó thiết thực với đời
sống nhân dân, xuất phát từ nhu cầu. phù hợp nguyện vọng và cải thiện đời sống
tinh thần của nhân dân.
Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý nhà nước về DTLS-VH phải phát huy quyền
làm chủ của nhân dân thực hiện phương châm “Dân biết, dân bản, dân làm, dân
kiểm tra” dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Thứ ba, Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong xã hội hóa quản lý về
DTLSVH
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong xã hội hóa quản lý về DTLSVH là
nguyên tắc huy động mọi tiềm năng góp phần phát triển các DTLS-VH trong xã hội
để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm đúng đắn, các quyết
định quản lý tối ưu nhằm tạo được những thành quả có lợi cho việc phát triển
chung... Cô nghĩa là, hiệu quả phải xem xét trong mỗi trong quan giữa kết quả đạt
được so với mục tiêu và chi phí đưa ra. Kết quả đạt được có thể là vật chất và tinh
thần, xong trong việc quản lý các DTLS-VH cần quan tâm, coi trọng kết quả về
mặt tinh thần nhiều hơn là vật chất.
Thứ tư, Nguyên tắc quản lý nhà nước về DTLS-VH phải trên quan điểm xây
dựng nền văn hóa của Đảng.
15
Quan điểm của Đảng ta, hướng đến mục tiêu xây dựng “nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm cốt lõi; xây dựng con người XHCN phát triển toàn diện, trung thành
với lý tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH".
Trên cơ sở quan điểm xây dựng nền văn hóa của Đảng, quản lý nhà nước về
DTLS-VH phải đá bảo nghi lễ được tiến hành trang trọng, trên cơ sở bão tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ hoặc thay thế các tập tục
khơng cịn phù hợp. Phần lễ hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, đa dạng về hình
thức, phù hợp với quy mơ, tính chất, đặc điểm của lễ hội khuyễn khích tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống. Tổ chức và cá nhân khi tổ chức
và tham gia các hoạt động trong lễ hội phải thực hiện các quy định về sự văn minh,
lịch sự.
1.2.4. Phương pháp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh
Thứ nhất, Phương pháp hành chính:
Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về các
DTLS-VH cấp tỉnh là tính nguyên tắc, tính bắt buộc và tính quyền lực. Phương
pháp này địi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chính các quy định
hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo những quy định của pháp luật.
Tính quyền lực địi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước về DTLS-VH phải sử
dụng đầy đủ và đúng quyền lực của mình (theo quy định của luật) trong tác động
hành chính, gắn với thẩm quyền của mình. Thực chất của phương pháp hành chính
là sử dụng quyền lực của nhà nước để tạo ra sự phục tùng của các cá nhân và tổ
chức.
Phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về các DTLS-VH cấp tinh
được thực hiện thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ban hành
văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
Thứ hai, Phương pháp kinh tế:
16
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Đặc điểm của phương pháp này là nó tác
động lên đối tượng quản lý khơng bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích kinh
tế, tác động bằng cơ chế kích thích, ràng buộc lợi ích vật chất để họ nỗ lực, cố gắng
tham gia vào công việc chung và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong lĩnh
vực quản lý DTLS-VH
Để áp dụng các phương pháp kinh tế vào việc quản lý DTLS-VH có hiệu quả
Nhà nước cần hồn thiện hệ thống các địn bầy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng
các quan hệ thị trường; thực hiện việc phân cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền
hạn cho cấp dưới. Việc sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lý DTLS-VH đòi
hỏi cán bộ quản lý phải có năng lực, trình độ trên nhiều mặt: kiến thức về văn hóa,
kinh tế, pháp luật, cũng như đạo đức nghề nghiệp... điều này cũng địi hỏi phải tăng
cường cơng tác đào tạo, bồi dường nâng cao trình độ, đội ngũ đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý DTLSVH.
Thứ ba, Phương pháp giáo dục:
Phương pháp giáo dục là phương pháp dùng tình cảm để thuyết phục, tác
động đến tinh thần, tình cảm của người dân làm thay đổi nhận thức, hành vi, tính tự
giác và tích cực. Đặc điểm của phương pháp này đó là tính thuyết phục, làm thay
đổi nhận thức, làm cho người dân ý thức được thế nào là đúng, sai, là đúng pháp
luật... từ đó nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết trong hưởng thụ, sáng tạo các giá
trị về văn hóa nói chung và các giá trị của DTLS-VH nói riêng.
17
Chương 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.
2.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
* Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200
55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đơng. Địa giới hành
chính của tỉnh tiếp giáp với: Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; Tỉnh Hịa Bình về
phía Nam; Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đơng; Thành phố Hà Nội về phía Đơng Nam;
Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và
vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc
tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sơng” - điểm giao nhau của sơng Hồng,
sơng Đà và sơng Lơ, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối
trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm
trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2,
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên
Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đơng Bắc đều quy
tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.
* Địa hình, địa mạo
18
Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì
nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và
miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào
địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn,
Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hịa có
diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế
phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày,
cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thơng và dân trí cịn
thấp nên việc khai thác tiềm năng nơng, lâm, khống sản... để phát triển kinh tế - xã
hội cịn hạn chế.
- Tiểu vùng Đơng Bắc hay tả ngạn sơng Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã
Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần cịn
lại của Hạ Hịa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên
tồn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gị thấp, phát triển trên
phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng
bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây
ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn ni. Một số khu vực tập
trung những đồi gị thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông
Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và
phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác.
Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm
64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới
51,6%; sơng suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh
gây cản trở khơng nhỏ cho giao thơng, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế
- xã hội và đời sống của nhân dân.
19
* Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đơng
khơ, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc; mùa hè nắng, nóng,
mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam. Nhiệt độ bình qn 23 độ
C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm khơng khí trung
bình hàng năm 85 - 87%.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng
hóa các loại cây trồng nơng nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc
* Thủy văn
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sơng ngịi của tỉnh phân
bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô
cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng
1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên,
Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước
mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là cửa ngõ, trung tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc, nằm trong vùng
đơ thị Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phịng nên có nhiều lợi
thế để phát triển kinh tế. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tình năm 2018 ước đạt
6.025 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong 14 tỉnh khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Tổng
vốn đầu tư thực hiện năm 2018 ước đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng
kỳ. Tính đến ngày 15/12/2018, toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho 767
doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 3.769,5 tỷ đồng, tăng 17,6% về số doanh
nghiệp nhưng giảm 10,9% về số vốn đăng ký; bình quân vốn đăng ký một doanh
nghiệp đạt 4,9 tỷ đồng.
20
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010
ước đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017. Phú Thọ là một trong
những địa phương có q trình xây dựng thơn mới đạt nhiều kết quả tích cực nhất
trong số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tính đến ngày 30/9/2019 đã có
93/247 xã đạt chuẩn nơng thơn mới (chiếm 37,7% số xã).
Phú Thọ có 07 khu cơng nghiệp và gần 30 Cụm cơng nghiệp với diện tích
gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông
huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh,
huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa,
huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường
cao tốc Hà Nơi - Lào Cai và đường Hồ Chí Minh.
2.1.1.3.
Điều kiện văn hóa – xã hội
Về dân số: Phú Thọ có quy mơ dân số lớn (đứng thứ 20/63 tỉnh/ thành phố).
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Phú Thọ có 1.466,4 nghìn người, trong đó:
nam giới có 7293 nghìn người, nữ giới có 737,1 nghìn người, với mật độ dân số đạt
415 người/km, là tinh có mật độ dân số cao của toàn quốc (290 người/km2). Tỷ lệ
dân số sống tại nông thôn, vùng núi 1.197 nghìn người chiếm 81.6% và tại thành
thị 269,4 nghìn người đạt 18,4%, đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình cả
nước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 850,6 nghìn người chiếm 58,0%
dân số, trong đó có 840,2 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế,
lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng 46,9%. ((Nguồn Chi cục Dân số KHHCĐ, Cục Thống kế tỉnh Phú Thọ).
Về tôn giáo: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 9 tơn giáo khác nhau trong đó có
hai tơn giáo chính là Phật giáo và Cơng giáo, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh. Theo
số liệu điều tra năm 2019, số người theo đạo Công giáo nhiều nhất có 130.193
người, tiếp theo là Phật giáo có 44.790 người. Các tín đồ tơn giáo cư trú ở tất cả 13
huyện, thành thị. Bên cạnh các tơn giáo chính cịn có các tơn giáo khác như: đạo
Tin Lành Hồi giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha'i
21