Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 8 trang )

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín
dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Vũ Như Quỳnh
Khoa Luật
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Đặng Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Tổng quan về quản lý nhà nước, quỹ tín dụng và một số vấn đề về hoạt
động của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý
nhà nước đối với hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tìm ra nguyên nhân
nếu hoạt động Quỹ tín dụng chưa đạt hiệu quả cao. Đưa ra được những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động QTDND phù hợp với
thực trạng hoạt động tín dụng và điều kiện phát triển của Bắc Ninh: Đổi mới phương
pháp triể n khai cơ chế , chính sách, văn bản pháp luật; Kiê ̣n toàn bộ máy tổ chức và
nâng cao trình độ cán bộ tại Chi nhánh; Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước của Chi
nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh đối với các QTDND ; Đổi mới phương pháp thanh tra ,
giám sát các QTDND; Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các
QTDND; Đổi mới mô hình Quỹ tín dụng nhân dân ; Nâng cao trách nhiê ̣m về cấ p và
thu hồ i giấ y phép hoa ̣t đô ̣ng các QTDND theo thẩ m quyề n ; Nâng cao chấ t lươ ̣ng thu
thâ ̣p thông tin và tổ ng hơ ̣p báo cáo trên điạ bàn
Keywords. Quản lý nhà nước; Quỹ tín dụng nhân dân; Luật hành chính; Pháp luật
Việt Nam

Content.
1. Sự cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VII) về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành lập mô hình Quỹ tín dụng nhân dân.
Ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 390/TTg cho phép triển
khai Đề án thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 14 năm triển khai đến nay đã thực
hiện được mục tiêu hình thành và phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín


dụng trên địa bàn nông thôn. QTDND được thành lập và hoạt động chủ yếu ở địa bàn
xã, phường, thị trấn đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ góp phần đáp ứng nhu cầu
vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống của thành viên, góp phần thực hiện

1


mục tiêu xoá đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. Những kết quả
đã đạt được trong quá trình thí điểm đã khẳng định chủ trương đúng đắn về phát triển
mô hình QTDND.
Đảng ta đã khẳng định, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động,
thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh
của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các loại hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp
chi phí và có tích luỹ để phát triển. Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ
Chính trị đã chỉ rõ trước mắt và lâu dài phải củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ
thống QTDND.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với 26 QTDND cơ sở và chi nhánh QTDND Trung
ương hoạt động trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống QTDND tỉnh
Bắc Ninh đó và đang có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động hệ thống QTDND còn bộc lộ nhiều tồn tại,
yếu kém như: Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chưa có sự kế thừa và phát triển bền
vững; trình độ quản lý, điều hành còn yếu kém; chất lượng và hiệu quả hoạt động
chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...Trong khi cơ chế, chính sách đối với QTDND
chưa đồng bộ, môi trường pháp lý cho hoạt động QTDND chưa hoàn thiện; công tác
kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ QTDND và của các cơ quan chức năng chưa được
coi trọng. Những yếu kém, tồn tại đó đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thống
QTDND; nguy cơ đổ vỡ vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Trong đó một trong những nguyên

nhân chủ yếu là từ việc quản lý của Nhà nước đối với hệ thống QTDND nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động, hạn chế và khắc phục những yếu kém để hệ thống QTDND
ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, phát triển bền vững hơn, phát huy tốt vai trò to lớn
của mình, thực sự là người đồng hành cùng bà con nông dân trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương của Đảng và
Nhà nước.

2


Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: " Quản lý nhà nước đối với hoạt động Quỹ tín
dụng nhân dân.” làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước; tổ chức, hoạt động và quản trị Quỹ tín
dụng nhân dân, qua đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm
giải quyết vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và chiến lược huy động của ngành trong thời buổi kinh
tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng khác, luận văn sẽ nghiên cứu để làm sáng tỏ các mục tiêu sau:
- Tổng quan về quản lý nhà nước
- Tổng quan về quỹ tín dụng và một số vấn đề về hoạt động của QTDND.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nếu hoạt động Quỹ tín dụng chưa đạt hiệu quả
cao thì sẽ tìm ra nguyên nhân.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hoạt động QTDND phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng và điều kiện phát
triển của Bắc Ninh.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu:
Số liệu thu thập từ tài liệu cơ quan quản lý, từ bảng báo cáo quyết toán, bảng

tổng kết tài sản, từ tạp chí, tình hình thực tế tại qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn
tình và các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh giữa các số liệu, chỉ tiêu giữa các thời
kỳ, phân tích biểu đồ. Tất cả đều dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở trường và số
liệu thực tế ở QTDND.

3


- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp so sánh
- Các phương pháp của xã hội học pháp luật
- Phương pháp của thống kê xã hội học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước và hoạt động tín dụng
của QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao quát tình hình quản lý, sự phát triển và
hoạt động kinh doanh của QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2007 đến nay.
5. Kết cấu của luận văn:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín
dụng nhân dân
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân
dân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống
quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
References.
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 hướng dẫn thực
hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 63/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 hướng dẫn

thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Hà Nội
3. PGS. TS Nguyễn Cúc (2011), Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về Kinh tế, nhà
xuất bản Chính trị- Hành chính, Hà nội
4. Chính phủ (2001), Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, www.chinhphu.vn.
5. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và
hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội

4


6.

Chính phủ (2005), Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 Về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (28/6- 1/7/1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
10. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Bùi Chính Hưng (2004), Mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới xoá đói giảm nghèo
ở Việt nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
12. PGS. TS Nguyễn Cảnh Hoan (2011), Tập bài giảng Khoa học quản lý, Nhà xuất
bản Chính trị - Hành chính, Hà nội
13. Học viện hành chính (2004), Quản lý và phát triển tổ chức hành chính Nhà nước,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

14. Học viện hành chính (2011), Tài liệu quản lý hành chính Nhà nước chương trình bồi
dưỡng chuyên viên chính tập I, II, III – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
15. Ngân hàng Nhà nuớc (2006), Quyết định 05/2006/QĐ-NHNN ngày 20/01/2006
Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hà
Nội
16. Ngân hàng Nhà nuớc (2006), Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006
ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng
nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện
và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự
giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội
17. Ngân hàng Nhà nuớc (2006), Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006
ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.

5


18. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 ban
hành quy chế quản lý vốn hỗ trợ của nhà nước cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nuớc (2005), Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và
hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày
26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số
48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nuớc (2007), Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06 /11/2007
của Ngân hàng nhà nước Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày
30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001

về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐCP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị
định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
21. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2011), các văn bản chỉ đạo của NHNN tỉnh
Bắc Ninh đối với các QTDND từ năm 1997 đến nay, Bắc Ninh.
22. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm
thực hiện chỉ thị 57 của Bộ Chính Trị, Bắc Ninh.
23. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2011), Các báo cáo tình hình hoạt
động hệ thống quỹ tín dụng nhân dân từ năm 2001-2011, Bắc Ninh.
24. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh,(2011) Báo cáo tình hình nhân sự
đến 2011, Bắc Ninh.
25. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động
của QTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ 1997 đến 2011, Bắc Ninh.
26. Ngân hàng thế giới (2003), Nhà nước trong 1 thế giới đang chuyển đổi .
27. Hoàng Mai (2010), Phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước Việt Nam,
Luận án tiến sỹ hành chính, Học viện Hành chính Hà Nội.
28. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội(2005), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước về pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6


29. Quốc Hội (2003), Hiến pháp nước CHXH CN Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi bổ sung năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
30. Quốc hội (2003), Luật hợp tác xã, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
31. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
nội
32. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
nội
33. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

34. Quỹ tín dụng Trung ương,(2011) Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Bắc
Ninh
35. Phạm Hồng Thái- Đinh Văn Mậu,(1996) Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Học viên hành chính quốc gia, Hà Nội
36. Thanh tra, Giám sát Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo
cáo tổng kết hoạt động thanh tra năm 2009-2011, Bắc Ninh
37. Trường Đại học luật Hà nội,(2012) Giáo trình luật hành chính Việt nam, nhà xuất
bản công an nhân dân, Hà nội
38. Tỉnh ủy Bắc Ninh(2010), Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ
XVIII, Bắc Ninh
39. Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Công khai hóa thủ tục hành chính,
http//:www.bacninhporttal.vn
40. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
Hà Nội
41. Nguyễn Cửu Việt (2007), Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (5), Hà Nội
42. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật hành chính, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội
43. Nguyễn Cửu Việt (2010), Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ: cơ sở của cải cách
hành chính địa phương, Tạp chí khoa học pháp lý (57), Hà Nội
44. 44. />btopic=8leader_topic=669 & id=BT1960657802

7


8




×