Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá diễn biến quá trình xâm nhập mặn trong giai đoạn 2015-2018 và đề xuất giải pháp thích ứng trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.81 KB, 3 trang )

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN TRONG
GIAI ĐOẠN 2015-2018 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
Lê Phạm Thuý An*, Huỳnh Thị Thơ, Trần Lê Minh, Nguyễn Thị Hồng
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở thống kê và phân tích số liệu xâm
nhập mặn tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2018. Qua đánh giá hiện
trạng xâm nhập mặn trên các sơng chính, các cống và nội đồng vào mùa khô và
mùa mưa, cho thấy những nguyên nhân làm cho tình hình xâm nhập mặn diễn
biến phức tạp đó là sự suy giảm lượng nước ngọt từ dịng sơng Tiền, sự xuất hiện
của gió chướng cùng với thủy triều của biển Đông vào mùa khô ở mức cao và
các hoạt động nhân tạo khác. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đưa ra những giải
pháp thích ứng với tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre.
Từ khóa: Thích ứng, xâm nhập mặn, khả năng chịu mặn, nồng độ mặn, ngưỡng
chịu mặn.
ASSESSMENT OF THE SALINIZATION PROCESS IN THE PERIOD
2015-2018 AND PROPOSED ADAPTATION SOLUTIONS ON THE
AREA OF BA TRI DISTRICT, BEN TRE PROVINCE
Le Pham Thuy An*, Huynh Thi Tho, Tran Le Minh, Nguyen Thi Hong
Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment
*Corresponding Author:
ABSTRACT
This study was conducted on the basis of statistics and analysis of salinity
intrusion data in Ba Tri district, Ben Tre province, for the period 2015-2018. The


assessment of salinity intrusion in main rivers, culverts and fields in dry and rainy
seasons shows that the causes of saline water intrusion are complicated. the Tien
River, the emergence of winds and tides in the South China Sea in the high dry
season and other artificial activities. At the same time, the study also provides
solutions to the situation of salt intrusion in Ba Tri district, Ben Tre province.
Keywords: Adaptation, salinity intrusion, salinity tolerance, salinity, salinity
tolerance.

TỔNG QUAN
Xâm nhập mặn là hiện tượng thiên
nhiên xảy ra thường niên ở đồng bằng
sông Cửu Long. Một trong những tỉnh
chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập
mặn là tỉnh Bến Tre trong đó có huyện
Ba Tri là nơi chịu ảnh hưởng trầm
trọng. Tuy nhiên chưa có đánh giá xâm

nhập mặn cụ thể nào đối với khu vực
này. Vì vậy đề tài đánh giá diễn biến
quá trình xâm nhập mặn trong giai
đoạn 2015-2018 tại địa bàn huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre là rất cần thiết nhằm
cung cấp những thông tin hữu ích cho
cơ quan quản lý cũng như người dân
địa phương từ đó đề xuất giải pháp

638


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018


thích ứng trên địa bàn huyện Ba Tritỉnh Bến Tre.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Các số liệu được sử dụng trong bài
nghiên cứu được thu thập từ phịng Tài
ngun và mơi trường huyện Ba Tri,
phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng
thơn huyện Ba Tri, Trung tâm Khí
tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, Trung
tâm Quan tắc Môi trường tỉnh Bến Tre.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: SPSS, EXCEL
và phương pháp GIS viễn thám được
sử dụng để phân tích và đánh giá diễn
biến xâm nhập mặn.
Phân tích thống kê số liệu
Các kết quả nghiên cứu được phân tích
bằng phần mềm IBM Statistics SPSS
20. Các mô tả thống kê được tiến hành
trên Microsoft Excel. Các bản đồ diễn
biến xâm nhập mặn được xây dựng
trên ứng dụng ArcGIS 10.1.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Diễn biến xâm nhập mặn tại các vị
trí quan trắc từ năm 2015-2018
Nồng độ mặn khu vực sông, cống, nội
động theo không gian đi từ giá trị cao
đến giá trị thấp, càng vào sâu trong nội

đồng nồng độ mặn càng thấp. Nồng độ
mặn trung bình khu vực sơng Hàm
Luông là cao nhất 18,24‰ cao gấp 2,3
lần khu vực sông Ba Lai, gấp 4,2 lần
khu vực cống và gấp 5,5 lần nội đồng,
giá trị độ mặn lớn nhất 30‰, xuất hiện
giá trị ngoại lai với độ mặn thấp nhất
0,9‰ đây là giá trị tích cực nhưng chỉ
xuất hiện tầng số thấp. Khu vực trên
sông Hàm Luông hầu hết đều vượt giới
hạn chịu mặn của lúa, nồng độ mặn cao
thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải
sản, khu vực này cũng trồng số ít dừa
do đó nên cũng cố đê điều, trồng rừng
và chọn các giống cây dừa chịu được
mặn.

Kỷ yếu khoa học

Nồng độ mặn trên sơng Ba Lai có độ
mặn trung bình nhỏ 7,81‰ thấp hơn
khu vực sơng Hàm Lng, với 50% giá
trị độ mặn ở 4,17‰. Có thể thấy rất ít
khu vực này có thể trồng lúa đa số đều
vượt giới hạn chịu mặn của lúa, cần
trồng xen canh theo mơ hình một vụ
tơm và một vụ lúa và kiểm sóa t tốt
nồng độ mặn khu vực sơng Ba Lai.
Nồng độ mặn khu vực cống có giá trị
độ mặn trung bình là 4,37‰ với độ

lệch chuẩn 1,92‰ cho thấy sự cách
biệt giữa giá trị độ mặn không đáng kể.
Đối với khu vực cống cần lựa chọn
giống lúa có độ chịu mặn cao, bón
phân hợp lý vẫn có thể trồng được cây
lúa nhưng nên trồng 2 vụ/năm vào mùa
khô nên xen canh trồng các cây hoa
màu có giới hạn chịu mặn cao như
giống đậu, đậu đũa, bí xanh (chịu mặn
tối đa 3,14‰), các loại cây ăn trái như
ổi (chịu mặn tối đa 3,01‰).
Càng vào sâu nội đồng nồng độ mặn
giảm thuộc giới hạn chịu mặn của cây
lúa (1,92‰), độ mặn cao nhất là 1,9‰,
độ mặn thấp nhất là 0,54‰. Cần đẩy
mạnh trồng lúa 3 vụ mùa/ năm và trồng
các cây ăn trái như cam (giới hạn chịu
mặn 0,83‰), bưởi (giới hạn chịu mặn
0,77‰) và các giống cây trồng khác.
Tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn
huyện Ba Tri thay đổi qua các năm.
Năm 2016 là năm có tình hình xâm
nhập mặn diễn ra nhanh và nghiêm
trọng nhất. Trong khi đó, chỉ một năm
tiếp theo tình hình nhiễm mặn đã được
cải thiện đáng kể cả về mức độ mặn
cũng như diện tích ảnh hưởng. Giai
đoạn từ năm 2015-2016 có sự gia tăng
nhanh chóng nồng độ mặn và có xu
hướng ngày càng lấn sâu vào trong nội

địa. Giai đoạn từ năm 2017-2018 tăng
nhẹ về nồng độ mặn và diện tích nhiễm
mặn. Các xã An Thủy, Tân Thủy, Bảo
Thuận, Bảo Thạnh là các xã chịu ảnh
hưởng nhiều nhất, các xã nằm trong
nội địa như Tân Mỹ, Mỹ Hóa, Mỹ

639


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Chánh, An Phú Trung, Tân Hưng ít
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn
đề xâm nhập mặn.
Các giải pháp thích ứng
Căn cứ vào những diễn biến xâm nhập
mặn giai đoạn 2015-2018 ta có các đề
xuất giải pháp thích ứng như sau:
Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng
cao năng lực dự báo mặn;
Xây dựng và hồn thiện hệ thống cơng
trình trữ nước ngọt;
Trồng rừng ngập mặn;
Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông;
Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý
cho hệ thống cống ngăn mặn;
Kiểm sóa t việc khai thác nước ngầm,
hạn chế mức độ nhiễm mặn của nước
ngầm;


Kỷ yếu khoa học

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích
ứng với vùng nhiễm mặn;
Sử dụng và hổ trợ người dân sử dụng
công nghệ xử lý nước mặn hiệu quả.
KẾT LUẬN
Huyện Ba Tri là nơi chịu nhiều tác
động nặng nề của xâm nhập mặn. Tình
hình xâm nhập mặn qua các năm 20152018 cho thấy giá trị độ mặn hầu hết
tăng dần qua các năm và có xu hướng
tăng trong những năm tới, trong đó
năm 2016 có giá trị độ mặn trong nước
cao nhất. Vì vậy đề tài đã đưa ra những
giải pháp thích ứng nhầm hạn chế ảnh
hưởng của xâm nhập mặn trên địa bàn
huyện Ba Tri.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯƠNG VĂN EM, NGUYỄN THỊ THÚY. 4/2017. Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre: 4096.
TRƯƠNG VĂN EM, NGUYỄN THỊ THÚY. 6/2017. Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre: 5585.
TRƯƠNG VĂN EM, NGUYỄN THỊ THÚY. 9/2017. Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre: 68105.
AKHTER, HASAN S. AND KHAN Z.H. 2012. Impact of climate change on
saltwater intrusion in the coastal area of Bangladesh, Proc. 8th
International.


640



×