Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Đánh giá kiến thức, thực hành phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.96 KB, 44 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
TRUNG TÂM Y TẾ NGHĨA ĐÀN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

--**-ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ NGHĨA ĐÀN NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài: Thái Thị Hà
Cộng sự:
Lê Minh Hoàng
Hoàng Dương

NĂM 2020
DANH MỤC VIẾT TẮT


TTYT
CSYT
CTNH
CTR
CTRYT
CTYT
HSCC
WHO
Đd
N-L-ĐY
3CK

Trung tâm Y tế


Cơ sở y tế
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn y tế
Chất thải y tế
Hồi sức cấp cứu- Nhi
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Điều dưỡng
Nội- Lây- Đông Y
3 chuyên khoa

MỤC LỤC
Đặt vấn đề
I. Tổng quan về chất thải y tế
II. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu


III. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.1 Kiến thức, thực hành phân loại chất thải y tế của điều dưỡng tại
Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn.
3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phân loại chất
thải rắn y tế của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn
IV. Dự kiến bàn luận
V. Dự kiến kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu điều tra kiến thức phân loại chất thải rắn y tế.
Phụ lục 2: Thực hành pân loại chất thải rắn y tế.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, được thải ra từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người. Tác động tiêu cực của chất thải nói chung và chất
thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu những loại
chất thải này không được quản lý theo đúng những quy định môi trường. Theo
tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là
chất thải nhiễm khuẩn và 5% là chất thải gây độc như chất thải phóng xạ, chất
gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong q trình chẩn đốn và điều
trị. Đó chính là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm
bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của những
người tiếp xúc, cộng đồng dân cư những vùng tiếp giáp. Quản lý chất thải đã và


đang trở thành vấn đề bức thiết ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Ở nước ta hiện nay, Ngành Y tế đang hồn thiện chính sách và văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý chất thải, tập trung nguồn lực, xử lý triệt để các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bên cạnh đó Bộ Y tế ban hành
thơng tư liên tịch số 58/2015 TTLT- QĐ- BYT về việc quy định về quản lý chất
thải y tế nhằm tăng cường thực hiện tốt quản lý chất thải y tế và kiểm soát
nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
Quản lý chất thải rắn y tế gồm một chuỗi cơng việc khác nhau, trong đó
khâu quan trọng đầu tiên đó là phân loại chất thải rắn y tế. Tại các cơ sở y tế
điều dưỡng là người thường xuyên thực hiện các thủ thuật trên người bệnh, là
đối tượng thường xuyên trực tiếp tiến hành phân loại chất thải rắn y tế, vì vậy
vấn đề phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng đóng vai trị rất quan trọng.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành phân
loại chất thải rắn y tế của nhân viên y tế. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn

Quảng Châu (2014) tại bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò- Đồng Tháp cho thấy
kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế là 76.6%, kiến thức về phân loại
71,7 %, và thực hành về phân loại là 72.5%[2]. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị
Hương (2015) tại Bệnh viện Xanh Pơn có 100% điều dưỡng đã được tập huấn
quy chế về phân loại, 71.43 % điều dưỡng hiểu biết đầy đủ 4 mã màu dụng cụ
đựng, 63.27 % điều dưỡng biết đúng 5 nhóm CTRYT, 48.98% điều dưỡng
không biết hoặc biết không đúng biểu tượng chất gây độc tế bào, 71,43% điều
dưỡng có hiểu biết tốt về phân loại chất thải rắn y tế[3].
Tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề
này. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức, thực
hành phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Nghĩa
Đàn năm 2020” với mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thực hành phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại

Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn.
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phân loại chất thải rắn y tế của

điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn.


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm chất thải y tế
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các
cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y
tế.
1.1.2. Phân loại và xác định chất thải y tế
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát
triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất
thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc

nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với


các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hóa học và dược phẩm (không kể các
loại thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các
thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) [3].
Ở Mỹ phân loại CTYT thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả
năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm
và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được sử dụng trong điều
trị, nghiên cứu…; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động
vật, các phần cơ thể…); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất gây độc tế
bào; Chất thải phóng xạ.
Tại Việt Nam, theo thơng tư liên tịch 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT quy
định chất thải y tế bao gốm: Chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây
nhiễm, chất thải thông thường.
a . Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết
cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu
thuật và các vật sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phịng xét nghiệm an tồn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số
92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an tồn sinh học tại
phịng xét nghiệm;
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.

b. Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy
hại từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân và
các kim loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;


- Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý
chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).
c. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh
mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại nhưng
có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
- Sản phẩm thải lỏng khơng nguy hại.
1.1.3. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
a. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực
hiện theo quy định sau:
- Bảo đảm lưu chứa an tồn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
- Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định
như sau:
+ Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
+ Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại
khơng lây nhiễm;
+ Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông

thường;
+ Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
- Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt khơng làm
bằng nhựa PVC.
- Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong q trình sử
dụng.
- Ngồi các quy định trên, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành,
đáy cứng khơng bị xun thủng.
- Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu
chứa sau khi đã được làm sạch và để khô.
1.1.4. Phân loại chất thải y tế
a. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:


- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để
quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp
các chất thải y tế nguy hại khơng có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và
áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một
bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn
hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
b. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ
phân loại chất thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.
c. Phân loại chất thải y tế:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu đen;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ
có nắp đậy kín;
- Chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong
túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.2. Đặc trưng của CTYT.
Hê ̣ thống các bêṇh viêṇ, cơ sở khám chữa bêṇh trên điạ bàn toàn quốc
đươc ̣ phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể, Bộ Y tế quản lý 11 6
bêṇh viêṇ đa khoa tuyến trung ương, 25 bêṇh viêṇ chuyên khoa tuyến trung
ương; điạ phương quản lý 743 bêṇh viêṇ đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239


bệnh viêṇ chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bêṇh viêṇ đa khoa quận/huyêṇ
/thi ̣ xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn vi ̣ khác quản lý 88 Trung
tâm/Nhà điều dưỡng/ bêṇ h viêṇ tư nhân. (Cuc ̣ Khám chữa bêṇh - Bô ̣ Y tế,
2009). [2] Mức độ đáp ứng nhu cầu chữa tri ̣tính chung trong cả nước tăng lên rõ
rêṭ trong những năm gần đây, năm 2005 là 17,7 giường bêṇh/1 vạn dân, đến năm
2009 là 22 giường bêṇh/1 vạn dân (TCTK, 2011). Viêc ̣ tăng số lươṇg giường
bêṇh thưc ̣ tế do tăng nhu cầu về khám chữa bêṇh đồng nghiã với viêc ̣ tăng khối
lươṇg CTYT cần phải xử lý. [1]
1.2.1. CTYT thông thường.

1.2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế (CTRYT).
Nguồn phát sinh CTRYT chủ yếu tại: bệnh viện; các cơ sở y tế (CSYT)
khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và
nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTRYT đều có tính chất
độc hại và tính đặc thù khác với các loại CH khác. Các nguồn xả chất lây lan
độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược
Chất thải được phát sinh từ các hoạt động bao gồm: Các hoạt động khám
chữa bệnh như: chẩn đốn, chăm sóc, xét nghiệm, điều trị, phẫu thuật; Các hoạt
động nghiên cứu, thí nghiệm trong các cơ sở y tế; Các hoạt động hằng ngày của
nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà người bệnh [6]
1.2.1.2. Lượng phát sinh CTRYT
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 20092010, tổng lượng CTRYT trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có
16-30 tấn/ngày là CTRYT nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/
ngày, trong đó CTRYT nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày.
CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng hầu hết các điạ phương, xuất phát từ
một số nguyên nhân như: gia tăng số lươṇg CSYT và tăng số giường bêṇh; tăng
cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân
ngày càng đươc ̣ tiếp cận nhiều hơn với dic ̣h vụ y tế.
Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm
2009, tổng lượng CTRYT phát sinh trong 1 ngày là 31,68 tấn, trung bình là 1,53
kg/giường/ ngày. Lươṇg chất thải phát sinh tính theo giường bêṇh cao nhất là


bệnh viện Chợ Rẫy 3,72 kg/giường/ngày, thấp nhất là bêṇh viêṇ Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương và bêṇh viêṇ Tâm thần Trung ương 2 với 0,01
kg/giường/ngày.
Lượng CTRYT phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy
thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên
môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng... [1]

1.2.1.3. Thành phần CTYT
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại
cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những
nguy hại đáng kể. Xét về đặc tính lý hóa thì tỷ lê ̣các thành phần có thể tái chế là
khá cao, chiếm trên 25% tổng lươṇg CTRYT, chưa kể 52% CTRYT là các chất
hữu cơ Trong thành phần CTRYT có lươṇg lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm
tương đối cao, ngồi ra cịn có thành phần chất nhưạ chiếm khoảng 10%, vì vậy
khi lưạ chọn cơng nghê ṭhiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và khơng phát sinh khí
độc hại. [1]
a, Thành phần vật lý:
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau:
Bông vải sợi: Gồm bông băng, gặc, quần áo, khăn lau, vải trải…
Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền, túi đựng hàng Thủy tinh: Ống
nghiệm, bơm tiêm thủy tinh, chai lọ, ống tiêm
Kim loại: Dao kéo mổ, bơm tiêm kim loại…
b, Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học của CTRYT gồm 2 loại sau:
Vơ cơ: Hóa chất, thuốc thử
Hữu cơ: Đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc
c, Thành Phần sinh học:
Máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ
1.2.2. CTYT nguy hại
1.2.2.1. Phát sinh CTYT nguy hại


Trong CTRYT, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTNH, do nguy
cơ lây nhiễm mầm bêṇ h và hóa chất độc cho con người. Lươṇg CTNH y tế phát
sinh không đồng đều tại các điạ phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố

lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đơng Bắc và vùng
Tây Bắc Bắc Bộ đươc ̣ gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh
lươṇg thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lươṇg thải là
10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các
tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như
sau: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Viñh Phúc, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghê ̣ An, Phú Thọ, Hải
Phòng, Long An [1]
Lươṇg CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại CSYT khác nhau.
Các nghiên cứu cho thấy các bêṇh viêṇ tuyến trung ương và tại các thành phố
lớn có tỷ lê ̣phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bêṇh viêṇ thuộc Bộ 11
Y tế, tổng lươṇg CTNH y tế cần đươc ̣ xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm
16,2% tổng lươṇg CTR y tế. Trong đó, lươṇg CTNH y tế tính trung bình theo
giường bêṇh là 0,25 kg/ giường/ngày. Chỉ có 4 bêṇh viêṇ có chất thải phóng xạ
là bêṇh viêṇ Bạch Mai, bêṇh viêṇ Đa khoa Trung ương Huế, bêṇh viêṇ Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên và Bêṇh viêṇ K. Các phương pháp xử lý đặc biêṭ đối
với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với các CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi viêc ̣
phân loại chất thải phải đạt hiêụ quả và chính xác. [1]
Theo số liêụ điều tra của Cục Khám chữa bêṇh - Bộ Y tế và Viêṇ Kiến
trúc, Quy hoạch Đô thi ̣ và Nông thôn - Bộ Xây dưṇ g thưc ̣ hiêṇ năm 2009 2010, cũng như số liêụ tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thành phần
CTRYT tại các nước đang phát triển có thể thấy lươṇg CTRYT nguy hại chiếm
22,5%, trong đó phần lớn là CTR lây nhiễm. Do đó, cần xác điṇh hướng xử lý
chính là loại bỏ đươc ̣ tính lây nhiễm của chất thải
1.2.2.2. Thành phần CTRYT nguy hại
Theo cục khám chữa bệnh; Bộ Y tế; Viện kiến trúc quy hoạch đô thị và
nông thôn, Bộ xây dựng 2010 thành phần CTRYT nguy hại : chất thải phóng xạ
0,31%; chất thải lây nhiễm 18%,chất thải hóa học 1%; bình áp suất 3%; chất thải
thông thường 78% [1]
1.3. Tác hại và nguy cơ của CTRYT



1.3.1. Đối với môi trường
1.3.1.1. Đối với môi trường đất
Khi CTRYT được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào mơi trường khơng
đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn có thể
ngấm vào môi trường đất, gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các tầng sâu
trong đất, sinh vật kém phát triển… làm cho việc khắc phục hậu quả về sau lại
gặp khó khăn. [1]
1.3.1.2. Đối với mơi trường khơng khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến mơi trường khơng khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom
và vận chuyển chúng phát tán bụi, rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
mơi, hóa chất vào khơng khí. Ở khâu đốt, chơn lấp phát sinh các loại khí độc
hại: HX, NO, đioxin, furan… từ lị đốt, và CH4, NH3,H2S…từ các bãi chơn lấp.
Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
của cộng đồng dân cư xung quanh.
1.3.1.3. Đối với môi trường nước
Khi chôn lấp CTRYT không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh. Đặc
biệt là CTRYT được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm. [1]
1.3.2. Đối với sức khỏe
Phơi nhiễm với CTRYT nguy hại có thể gây ra bệnh tật và thương tích.
Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với CTNH bao gồm những người làm việc trong
các CSYT, những người ở ngoài các CSYT làm nhiệm vụ vận chuyển CTRYT
và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với CTRYT là những người có
nguy cơ tiềm tàng. Họ là những cá nhân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với CTRYT. Dưới đây là các nhóm chính có nguy cơ cao:
Bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe, và các nhân viên trong bệnh
viện
Bệnh nhân của các bệnh viện hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Khách hay người nhà tới bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe
Nhân viên trong các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh nhân hay trung tâm chăm sóc sức
khỏe như giặt là, vận chuyển và xử lý chất thải


Nhân viên làm việc ở những thiết bị xử lý chất thải như hố tiêu hay lò đốt
chất thải. [1]
1.3.3. Tác hại và nguy cơ của CTRYT đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng trên thế giới
Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ mơi trường Mỹ có khoảng 162-321
trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp
xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp
cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong 1 năm, cao hơn hai
lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại [2].
Ở Nhật Bản, các nghiên cứu về CTRYT đã đưa ra các số liệu như sau:
Tháng 7 năm 1987 có 2 bác sĩ trẻ thực tập nội trú ở khoa nhi không may bị
nhiễm virus từ các ống tiêm và đã bị chết bởi viêm gan B cấp tính. Tại Nhật Bản
đã ghi nhận 570 trường hợp tương tự như vậy.
Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy 67,3%
những người thu gom rác trong bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn,
44,4% những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị tổn thương khi thu
gom các chất thải bệnh viện
Shiro Shirato đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản, tổng số hơn
500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh có liên quan đến chất thải bệnh viện, hơn 400
trường hợp bị tác hại sinh học từ các thuốc có độc tố tế bào [3]
Đối với nước thải, ở Chi Lê và Pê Ru đã có những nghi ngờ về việc thải
nước thải bệnh viện ra cống một cách tùy tiện làm lan truyền dịch tả. Những tai
nạn nghiêm trọng bởi các chất thải bệnh viện bị nhiễm phóng xạ đã được ghi
nhận bởi các cơ quan truyền thông quốc tế ở thành phố Brasilia năm 1989. [3]
1.3.4. Tác hại và nguy cơ của CTRYT đối với môi trường và sức khỏe cộng

đồng tại Việt Nam
Một số nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm môi trường, chủ yếu là mơi
trường nước và khơng khí [1] Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm
(2006): kết quả điều tra quản lý CTRYT tại một số bệnh viện huyện ngoại thành
Hà Nội của Bùi Văn Trường, Nguyễn Tất Hà (1998) cho thấy: các chỉ tiêu trong
chất thải như COD, NH4, Coliform và Fecal coliform… ở mức độ ô nhiễm nặng
so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Nam (2004) lượng vi khuẩn/m3 khơng khí cao hơn giới hạn cho phép. [3]


Một số nghiên cứu ở nước ta đã có những đánh giá về tình hình thương
tích của cán bộ nhân viên bệnh viện do các vật sắc nhọn qua phỏng vấn trực
tiếp.
Đào Ngọc Phong và cộng sự (1996) nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và
khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội, cho thấy có
hiện tượng tăng trội nhiều bệnh ở các khu dân cư tiếp xúc với nước thải bệnh
viện, nhất là các bệnh đường tiêu hóa
Đào Ngọc Phong và cộng sự (2006) nghiên cứu ảnh hưởng của CTYT đến
sức khỏe tại 8 bệnh viện huyện đã kết luận: Một số bệnh có liên quan đến ơ
nhiễm mơi trường ở nhóm người dân bị ảnh hưởng của chất thải từ bệnh viện
cao hơn nhóm khơng bị ảnh hưởng. [3]
1.4. Thu gom và phân loại CTRYT tại các CSYT
1.4.1. Nguyên tắc thu gom CTRYT
Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát
sinh chất thải.
Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu
tượng theo đúng quy định. [6]
1.4.2. Tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển CTR trong các
CSYT
1.4.2.1. Mã màu sắc:

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.
Màu xanh đựng chất thải thơng thường và các bình áp suất nhỏ.
Màu trắng đựng chất thải tái chế. [6]
1.4.2.5. Biểu tượng chỉ loại chất thải


1.5. Quản lý CTRYT.
1.5.1. Cơ sở pháp lý
Ở nước ta, CTRYT đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật
do quốc hội, Chính phủ ban hành và hàng loạt các văn bản quản lý, hướng dẫn
thực hiện của ngành y tế. Bao gồm một số văn bản sau:
- Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật.

Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các quy định về bảo
vệ môi trường trong bệnh viện và các CSYT
- Thông tư số 12/2006/QĐ-TTg ngày 26/12/2006, hướng dẫn điều kiện

hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề mã số
quản lý CTRYT nguy hại
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành

danh mục CTNH, quy định CTRYT nằm trong danh mục CTNH có
mã số 1301, phải đăng ký và quản lý theo quy định đối với CTNH


- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của thủ tướng chính

phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử ký triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, tại quyết định này có 84 bệnh viện trên cả nước

phải thực hiện biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường
- Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về quản lý, xử lý CTRYT và

thường xuyên điều chỉnh quy chế cho phù hợp với xu thế phát triển.
Từ năm 1996 đã ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định xử lý chất
thải rắn trong bệnh viện, từ năm 1999, đã ban hành riêng quy chế quản
lý CTRYT. Đến năm 2007, quy chế này đã được điều chỉnh: Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. Đến năm
2015, quyết định này được thay bởi: Thông tư liên tịch 58/2015/TTLTBYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải do bộ trưởng bộ y tế- Bộ
tài nguyên và mơi trường ban hành.[2].
- Ngồi ra cịn nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn khác đối với công

tác quản lý CTRYT như: tiêu chuẩn khí thải lị đốt CTYT, phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải…
1.5.2. Thực trạng quản lý CTRYT
1.5.2.1. Phân loại, Thu gom, Vận chuyển CTRYT thơng thường
Cơng tác thu gom, lưu trữ CTRYT nói chung đã đươc ̣ quan tâm bởi các
cấp từ Trung ương đến điạ phương, thể hiêṇ ở mức độ thưc ̣ hiêṇ quy điṇh ở các
bêṇh viêṇ khá cao.
CTRYT phát sinh từ các cơ sở khám chữa bêṇ h trưc ̣ thuộc sự quản lý
của Bộ Y tế, phần lớn đươc ̣ thu gom và vận chuyển đến các khu vưc ̣ lưu giữ sau
đó đươc ̣ xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hơp ̣ đồng vận
chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã đươc ̣ cấp phép tại điạ bàn
cơ sở khám chữa bêṇh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bêṇh ở điạ phương do các Sở Y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa đươc ̣ chú trọng, đặc biêṭ là
công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (CTRYT thông thường,
CTRYT nguy hại...).
Trong vận chuyển CTYT, chỉ có 53% số bêṇh viêṇ sử dụng xe có nắp
đậy để vận chuyển CTRYT nguy hại; 53,4% bêṇh viêṇ có mái che để lưu giữ

CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bêṇh và môi trường.


Có 95,6% bêṇh viêṇ đã thưc ̣ hiêṇ phân loại chất thải trong đó 91,1% đã
sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và
nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, cịn có hiêṇ tươṇg phân loại nhầm chất thải,
một số loại chất thải thông thường đươc ̣ đưa vào CTRYT nguy hại gây tốn kém
trong viêc ̣ xử lý.
Có 63,6% sử dụng túi nhưạ làm bằng nhưạ PE, PP. Chỉ có 29,3% sử
dụng túi có thành dày theo đúng quy chế.
CTRYT đã đươc ̣ chứa trong các thùng đưṇg chất thải. Tuy nhiên, các
bêṇh viêṇ có các mức độ đáp ứng u cầu khác nhau, chỉ có một số ít bêṇh viêṇ
có thùng đưṇg chất thải theo đúng quy chế (bêṇh viêṇ trung ương và bêṇh viêṇ
tỉnh). Hầu hết ở các bêṇh viêṇ (90,9%) CTR đươc ̣ thu gom hàng ngày, một số 23
bêṇh viêṇ có diêṇ tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong viêc ̣ thiết kế lối đi riêng
để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bêṇh viêṇ chất thải đươc ̣ vận chuyển
trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bêṇh viêṇ có nơi lưu giữ chất thải có mái che,
trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT [1].
Phương tiêṇ thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa
đạt tiêu chuẩn. Ngun nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng
này, do vậy mua sắm phương tiêṇ thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bêṇh
viêṇ gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các CSYT của 5 thành phố
điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu
hết các bêṇh viêṇ sử dụng thùng nhưạ có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận
chuyển bằng tay khác. Một số khu vưc ̣ lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc
tại các khu vưc ̣ xử lý bên ngoài đươc ̣ trang bi ̣ điều hồ và hê ̣ thống thơng gió
theo Quy điṇh.
Nhìn chung các phương tiêṇ vận chuyển CTRYT còn thiếu, đặc biêṭ là
các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại từ bêṇ h viêṇ ,
CSYT đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty mơi trường đơ thi ̣đảm nhiêṃ,

khơng có các trang thiết bi ̣đảm bảo cho quá trình vận chuyển đươc ̣ an toàn [3].
1.5.2.2. Xử lý và tái chế CTRYT thông thường
CTRYT không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty
môi trường đô thi ̣thu gom, vận chuyển và đươc ̣ xử lý tại các khu xử lý CTR tập
trung của điạ phương.


Hoạt động thu hồi và tái chế CTRYT tại Viêṭ Nam hiêṇ đang thưc ̣ hiêṇ
không theo đúng quy chế quản lý CTRYT đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính
thống thưc ̣ hiêṇ các hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động
y tế ở Viêṭ Nam. Quy chế Quản lý CTRYT (2007) đã bổ sung nội dung tái chế
CTRYT không nguy hại làm căn cứ để các CSYT thưc ̣ hiêṇ. Tuy nhiên, nhiều
điạ phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy viêc ̣ quản lý tái chế các CTRYT không
nguy hại cịn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liêụ từ chất thải bêṇh viêṇ như:
chai dic ̣h truyền chứa dung dic ̣h huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%),
huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dic ̣h acide amine, các loại muối khác;
các loại bao gói nilon và một số chất nhưạ khác; một số vật liêụ giấy, thuỷ tinh
hồn tồn khơng có yếu tố nguy hại, có thể tái chế để hạn chế viêc ̣ thiêu đốt chất
thải gây ô nhiễm. Năm 2010, đã phát hiêṇ nhiều hiêṇ tươṇg đưa CTRYT ra
ngoài bán, tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Viêc ̣ tái sử dụng
các găng tay cao su, các vật liêụ nhưạ đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những
người trưc ̣ tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và
những người tái chế phế liệu [1].
1.5.3.3. Xử lý và tiêu hủy CTRYT nguy hại
Khối lươṇg CTRYT nguy hại đươc ̣ xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng
lươṇg phát sinh CTRYT nguy hại trên toàn quốc. CTRYT xử lý không đạt chuẩn
(32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiêp ̣ xử lý
CTRYT nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTRYT nguy
hại cho toàn bộ CSYT trên điạ bàn. CTRYT nguy hại của các tỉnh, thành phố

khác hiêṇ đươc ̣ xử lý và tiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số điạ phương
như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bi ̣cho cụm
bêṇh viêṇ , chủ động chuyển giao lị đốt cho cơng ty mơi trường đơ thi ̣tổ chức
vận hành và thu gom xử lý CTRYT nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghê ̣An
có lị đốt đặt tại bêṇh viêṇ tỉnh xử lý CTRYT nguy hại cho các bêṇh viêṇ khác
thuộc điạ bàn thành phố, thi x ̣ã. [3]
Một số thành phố lớn đã bố trí lị đốt CTRYT nguy hại tập trung tại khu
xử lý chung của thành phố. Tỷ lê ̣lò đốt CTRYT phân tán đươc ̣ vận hành tốt chỉ
chiếm khoảng xấp xỉ 50% số lò đươc ̣ trang bi, ̣ có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét
mức độ xử lý của các CSRYT theo tuyến trung ương và điạ phương, các sở sở
trưc ̣ thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xử lý CTRYT nguy hại cao 25 hơn hẳn các


cơ sở tuyến điạ phương. Bên cạnh lí do về cơng nghê ̣ và trình độ quản lý, thì
thiếu kinh phí vận hành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lị đốt hoạt động phân
tán khơng đạt hiêụ quả.
Nhìn chung các lị đốt CTRYT nguy hại cịn nhiều hạn chế, tập trung vào
các vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiêụ suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn.
Giá nhiên liêụ quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo.
Thiếu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiêụ suất đốt và chất thải (khí, tro,
nước thải từ bồn ngưng tụ xử lý khí). Hơn nữa, do chất đốt thường đươc ̣ sử dụng
là dầu Diezel nên rất khó đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiêṭ độ khi vận hành
(nhiêṭ tri ̣ của dầu thấp, và bắt buộc phải lưu thơng khí khi đốt). Nếu phân loại
rác khơng đúng sẽ gây tốn kém khi đốt cả rác thường, không kiểm sốt đươc ̣ khí
thải lị đốt, dẫn đến phí xử lý khí thải lớn.
Hiêṇ nay có hai loại cơng nghê ̣thân thiêṇ với môi trường chủ yếu đươc ̣
lưạ chọn thay thế các lị đốt CTRYT là cơng nghê ̣ khử khuẩn bằng nhiêṭ ẩm
(autoclave) và công nghê ̣ có sử dụng vi sóng. Trong đó, cơng nghê ̣ sử dụng vi
sóng kết hơp ̣ hơi nước bão hịa là loại cơng nghê ̣tiên tiến nhất hiêṇ nay bởi có
hiêụ quả khử tiêṭ khuẩn cao và thời gian xử lý nhanh, hiêṇ đang đươc ̣ áp dụng

tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu. Điṇh hướng trong tương lai sẽ hạn chế
viêc ̣ sử dụng các lò đốt để xử lý CTRYT nguy hại, từng bước thay thế chúng
bằng các thiết bi ̣sử dụng công nghê ̣khử khuẩn bằng nhiêṭ ướt, vi sóng hoặc các
phương pháp tiên tiến khác. [1]
1.6. Một số nghiên cứu liên quan
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2009) về thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên:
Nghiên cứu tiến hành trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu nhóm 1 bao gồm: bác
sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, y tá); nhóm 2 bao gồm hộ lý và vệ sinh viên[4]..
- 77,1% đối tượng tham gia nghiên cứu đã được tâp huấn về quản lý 26

CTYT
- Tỷ lệ người có hiểu biết đầy đủ 5 nhóm CTRYT ở nhóm 1 đạt 13,9%, ở

nhóm 2 đạt 12,1%; tỷ lệ người có hiểu biết đúng từ 1 -4 nhóm CTRYT
ở nhóm 1 là 2,5%, nhóm 2 là 1,15% và 83,6% ở nhóm 1, 86,8% ở
nhóm 2 khơng biết hoặc biết khơng đúng cả 5 nhóm CTRYT


- 15,4% người ở nhóm 1 và 16,5% người ở nhóm 2 có hiểu biết đầy đủ cả

4 mã màu dụng cụ đựng CTRYT. Tỷ lệ người biết đúng từ 1-3 mã màu
ở nhóm 1 là 3%, nhóm 2 chỉ đạt 1,1%; và có 15,45 người ở nhóm 1 và
16,5% người ở nhóm 2 khơng biết hoặc biết khơng đúng mã màu nào
- Theo nghiên cứu của Đặng Thị Kim Loan (2010) Đánh giá tình hình

quản lý CTRYT trên địa bàn huyện Long Thành[5].:
- Tỷ lệ nhân viên y tế có hiểu biết đúng về phân loại CTRYT thành 5

nhóm (chất thải lây nhiễm, chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng

xạ, chất thải thơng thường và bình chứa áp suất) chiếm 55,6%, biết
dưới 5 nhóm chiếm 44,4%.
- Tỷ lệ nhân viên y tế có hiểu biết đúng về mã màu thùng đựng chất

CTRYT có 4 màu chiếm 56,4%, hiểu biết sai 3 màu (21,1%) và 2 màu
(22,4%). Nhân viên y tế có hiểu biết đúng về mã màu túi đựng CTYT
có 4 màu chiếm 60,0%, hiểu biết sai 3 màu (21,6%) và 2 màu (18,4%)
- Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006) tại 11 bệnh viện tuyến

huyện tỉnh Hải Dương: có 56,1% nhân viên y tế biết phân loại CTYT
thành 5 nhóm ở bệnh viện đã được xử lý chất thải, 37,3% ở bệnh viện
chưa xử lý

Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên (gọi chung là: điều dưỡng) đang công
tác tại TTYT Nghĩa Đàn thực hiện phân loại CTYT trong thời gian nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu:
- Là nhân viên chính thức của TTYT Nghĩa Đàn
- Có tham gia phân loại CTYT
*Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không phải là nhân viên chính thức của TTYT Nghĩa Đàn.
- Khơng thực hiện tham gia phân loại CTYT.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: tại các khoa: Khám bệnh, Nôi- Lây- Đông y, HSCC Nhi,
Ngoại- 3CK, Sản TTYT Nghĩa Đàn
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu theo phương pháp: mô tả cắt ngang.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
2.3.2. Cỡ mẫu.
- Bao gồm 38 điều dưỡng đang công tác tại TTYT Nghĩa Đàn tham gia phân loại
chất thải rắn y tế trong thời gian nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích: Chọn tồn bộ điều dưỡng đang
cơng tác tại TTYT Nghĩa Đàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin.


- Phương pháp thu thập:
+ Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra
+ Quan sát trực tiếp quá trình thực hành phân loại CTRYT
- Các bước thực hiện:
+ Thu thập danh sách điều dưỡng thực hiên quy trình phân loại CTRYT
+ Xây dựng bảng kiểm
+ Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi: theo mẫu phiếu điều
tra
+ Quan sát mỗi điều dưỡng viên thực hiện phân loại CTRYT:
Quan sát mỗi điều dưỡng viên thực hiện phân loại CTRYT một lần, người
quan sát không tác động đến người thực hiện, người thực hiện không biết lần
phân loại nào được quan sát.
Chọn ngẫu nhiên lần phân loại CTRYT của điều dưỡng viên (khi người
điều dưỡng tiến hành các thủ thuật như: tiêm, truyền, thay băng, cho người bệnh
ăn qua sonde, hút đờm dãi…)
* Tiêu chí đánh giá: Căn cứ theo thơng tư liên tịch số 58//2015/TTLT- BYTBTNMT ngày 31/12/2015.
- Đánh giá kiến thức phân loại CTYT của điều dưỡng:
Căn cứ theo quy định về phân loại CTRYT, mã màu quy định, biểu tượng
chỉ loại CTRYT:

Quy định thang điểm: 1 điểm cho 1 tiêu chí được xác định đúng. Tất cả có
14 tiêu chí tương ứng với tổng số điểm tối đa là 14, (tương ứng từ câu hỏi 09
đến câu 23 trong Phụ lục 1) bao gồm:
+ Mỗi 1 nhóm CTRYT là một tiêu chí: theo quy định có 3 nhóm CTRYT,
sẽ có 3 tiêu chí (tương ứng từ câu hỏi 10 đến 12 trong phụ lục 1)


+ Mỗi mã màu là một tiêu chí: Theo quy định có 4 mã màu, sẽ có 4 tiêu
chí (tương ứng từ câu hỏi 13 đến 16 trong phụ lục 1)
+ Mỗi biểu tượng chỉ loại CTRYT là một tiêu chí: Theo quy định có 7
biểu tượng, sẽ có 7 tiêu chí (tương ứng từ câu hỏi 17 đến 23 trong phụ lục 1)
Đánh giá:
Đạt 12-14 điểm: được đánh giá là có kiến thức tốt (trả lời đúng >80-100%
các tiêu chí)
Đạt 9-11 điểm: được đánh giá là có kiến thức khá (trả lời đúng > 60-80%
các tiêu chí)
Đạt 7-8 điểm: được đánh giá là có kiến thức trung bình (trả lời đúng > 5060% các tiêu chí.
Đạt < 7 điểm: được đánh giá là kiến thức không đạt. (trả lời đúng 50%
các tiêu chí)
- Đánh giá thực hành phân loại CTRYT:
Phân loại đúng khi CTRYT được phân loại vào các túi, thùng đựng theo quy
định của Bộ Y tế:
CTYT
Chất thải lây nhiễm
Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Chất thải tái chế
Chất thải y tế thông thường

Túi, thùng đựng
Màu vàng

Màu đen
Màu trắng
Màu xanh

2.3.4. Biện pháp khống chế sai số:
- Tuân thủ tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ
- Xây dựng phiếu điều tra rõ ràng, đầy đủ thông tin
- Đảm bảo chính xác khi nhập và xử lý số liệu
2.3.5 Biến số nghiên cứu:


- Thơng tin chung:
+ Họ và tên
+ Giới tính
+ Tuổi
+ Trình độ chun mơn
+ Thâm niên cơng tác
+ Khoa cơng tác.
-

Hiểu biết của điều dưỡng viên về phân loại các nhóm CTRYT.
+ Tỷ lệ điều dưỡng đã được tập huấn kiến thức về phân loại CTRYT.
+ Thái độ của điều dưỡng về tầm quan trọng của phân loại CTRYT.
+ Hiểu biết của điều dưỡng về phân loại các nhóm CTRYT.
+ Hiểu biết của điều dưỡng về mã màu sắc dụng cụ đựng CTRYT.
+ Hiểu biết của điều dưỡng về biểu tượng chỉ loại CTRYT.
- Thực hành phân loại CTRYT của điều dưỡng TTYT Nghĩa Đàn.
+ Thực hành phân loại chất thải lây nhiễm.
+ Thực hành phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm.
+ Thực hành phân loại chất thải y tế thông thường.

+ Thực hành phân loại chất thải tái chế.
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu
- Được sự đồng ý của, hợp tác của lãnh đạo TTYT, các đối tượng tham gia vào
nghiên cứu.


- Người tham gia nghiên cứu được giải thích, cung cấp đầy đủ các thông tin về
nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân liên quan chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và
được bảo mật.
- Người nghiên cứu có tính trung thực, tính khách quan, tính chính xác và giá trị
thực tiễn của nghiên cứu thử nghiệm.
2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu:
- Số liệu được thu thập và tiến hành xử lý bằng Ecxel 2010.

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Trong thời gian từ 01/3/2019 đến 30/9/2019 chúng tôi nghiên cứu được 38
điều dưỡng viên phân loại chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn,
nghiên cứu thu được kết quả như sau:


×