Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học môn ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do để chọn đề tài
Từ, cụm từ trong “” là những từ mà người viết muốn sử dụng nhằm
diễn đạt một nhận định, một câu nói, một phương ngôn, một thành ngữ, tục
ngữ hay khẩu ngữ nào đó hay một từ, cụm từ mang hàm nghĩa ẩn, khơng hiểu
theo nghĩa gốc của từ ngữ đó. Từ, cụm từ “” đang được sử dụng rộng rãi trong
báo chí, văn học nghệ thuật nó làm làm tăng tính hình ảnh, tính biểu đạt của
bài viết. Ở bài viết này, em khảo sát ở một khía cạnh cụm từ trong “” nhằm
biểu đạt một ý nghĩa không phải là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nội dung
khảo sát được thể hiện ở cả trong tít và trong bài để đánh giá kết quả, tác dụng
của việc sử dụng của từ, cụm từ trong “” đối với bài viết, đồng thời phát hiện
lỗi sai khi sử dụng để đề ra cách dùng hợp lý, hiệu quả hơn.
Báo Thái Bình là cơ quan ngơn luận của Tỉnh uỷ, tiếng nói của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình. Báo Thái Bình là bảo đảng địa
phương do đó tơn chỉ của báo mang định hướng đường lối của Đảng và Nhà
nước đến quần chúng nhân dân. Ngôn ngữ trên báo chủ yếu là ngơn ngữ
hành chính, thường đuợc biên tập, kiểm duyệt kỹ lưỡng nên thường ít có từ
ngữ bóng bẩy, hoa mỹ. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm báo chí vẫn mang hơi thở
của văn chương, văn nghệ, có tiếng nói nghệ thuật và hình ảnh. Nhiều từ
trong “” được sử dụng làm tăng tính hình ảnh, tính hiệu quả của việc sử
dụng ngôn ngữ viết vào trong tác phẩm của mình, đặc biệt là thể loại bình
luận, phân tích, phóng sự. Báo Thái Bình đang ngày càng làm mới mình để
thay đổi theo thị hiếu của độc giả, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin và mỹ
quan của bạn đọc.
Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài “Khảo sát và đánh giá từ, cụm từ
trong “” trên Báo Thái Bình từ 03/2015 đến tháng 9/2015. Khảo sát nhằm
khẳng định vai trị, đóng góp của từ, cụm từ trong “” đối với việc thể hiện
dụng ý của tác giả việc biểu đạt ý nghĩa trong một tác phẩm báo chí trên báo
Thái Bình nói riêng và trên báo chí nói chung.
1



II. Ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
1. Ý nghĩa
Từ, cụm từ “” được sử dụng rộng rãi trên báo chí và các thể loại văn học.
Nếu lạm dụng từ trong “” dễ dẫn đến sự rối nghĩa hoặc tối nghĩa khi diễn đạt.
Tuy nhiên nếu sử dụng từ trong “” một cách hợp lý thì hiệu quả diễn đạt sẽ
tăng lên, câu văn hình ảnh hơn, dụng ý của nhà báo được thể hiện rõ ràng, cụ
thể và sinh động. Tính hai mặt của từ trong “” đòi hỏi nhà báo phải khéo léo
trong cách sử dụng để có được hiệu quả cao nhất.
Báo Thái Bình có sử dụng từ trong “”. Tuy nhiên mật độ sử dụng khơng
nhiều và phụ thuộc vào thói quen, phong cách của nhà báo. Ngơn ngữ hành
chính cơng luận thường phổ biến khiến cho câu văn thường khô cứng. Tuy
nhiên, nhiều tác giả đã khéo léo sử dụng từ trong “” để nâng cao tính tính biểu
cảm tác phẩm của mình, khiến cho văn phong thêm có hồn, đa nghĩa, tạo sự
thu hút của độc giả.Việc khảo sát, đánh giá từ trong “” chính là cách để “đính
chính” lại những từ dùng sai, dùng lỗi, từ không cần thiết phải dùng “”, từ đó
rút ra bài học cho mình trong cách lựa chọn và sử dụng từ “” hiệu quả, hợp lý.

2


PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC KHẢO SÁT
TỪ, CỤM TỪ TRONG “” TRÊN BÁO THÁI BÌNH
TỪ THÁNG 30/2015 ĐẾN THÁNG 9/2015
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm cụm từ trong “”.
Từ và cụm từ trong “” là những từ, cụm từ được sử dụng dấu “” để biểu

đạt một ý nghĩa nào đó khơng phải theo nghĩa gốc của từ, cụm từ đó. Từ ,
cụm từ trong “” có thể được sử dụng để nói lên một đặc điểm, một tính chất,
một tên gọi khơng chính thống hay cả một từ chưa được sử dụng phổ biến. sử
dụng hợp lý, hiệu quả từ, cụm từ trong “” sẽ khiến cho bài viết sâu sắc, ý
nghĩa và giàu hình ảnh hơn rất nhiều.
1.2 Các khái niệm liên quan
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để
đặt câu. Cụm từ là tập hợp gồm nhiều từ với nhau làm thành một đơn vị từ
ngữ lớn hơn và có nghĩa rõ ràng, đứng độc lập với các từ và cụm từ khác. Dấu
“” là một dấu dùng để đặt trong các trường hợp như từ ngược nghĩa, từ không
được hiểu theo nghĩa gốc, từ mượn, câu nói, lời phát biểu, danh ngôn, tục
ngữ, ca dao, câu thơ để chỉ đích danh sự vật hiện tượng mang tính khách quan
và chính xác.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và
khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm báo
chí là sản phẩm của cá nhân nhà báo. Tác phẩm báo chí cần có tính thời sự
cập nhật, xác thực, định hướng trực tiếp của nội dung, ngắn gọn và đơn giản.
Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật,
phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, chun luận, ký báo chí và các thể
3


loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử
hoặc các phương tiện khác. (Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)
2. Cơ sở thực tiễn
Từ và cụm từ trong “” hiện nay đang được sử dụng khá nhiều trên báo
và các tác phẩm báo chí. Việc sử dụng từ và cụm từ trong “” làm sao cho hiệu
quả đang được nhiều nhà báo quan tâm, trong đó có Báo Thái Bình. Qua khảo
sát trên Báo Thái Bình cho thấy việc sử dụng từ và cụm từ trong “” cịn phụ
thuộc nhiều vào phong cách ngơn ngữ của nhà báo và thể loại báo chí được sử

dụng.
Từ và cụm từ trong “” là những từ mang nghĩa khơng đúng theo nghĩa
gốc của từ đó. Mỗi khi sử dụng từ và cụm từ trong “”, nhà báo cần cẩn thận
và chú ý đến rất nhiều nhân tố tác động vào sự xê dịch nghĩa của cụm từ. Hiện
nay, có nhiều từ và cụm từ trong “” sử dụng trên báo khá hiệu quả, nó để lại
một làn sóng ngôn từ, gọi là “từ mới” trên báo, nhưng đồng thời, nếu sử dụng
không hiệu quả từ và cụm từ trong “”, bài viết dễ dẫn đến tình trạng khó hiểu,
rối nghĩa và thường để lại những hậu quả không tốt cho bài viết.
Có nhiều bài viết sủ dụng hiệu quả từ và cụm từ trong “” nên hiệu quả
sử dụng tăng lên đáng kể. Từ và cụm từ trong “” không chỉ giúp cho bài viết
thêm sinh động, hấp dẫn, hiệu quả trong việc đưa ra ý kiến của cá nhân nhà
báo mà cịn giúp cho hình thức bài viết lạ mắt, độc đáo hơn, đặc biệt là trong
tít. Tuy nhiên, việc sử dụng từ và cụm từ trong “” có tính hai mặt của nó. Khi
nhà báo lạm dụng từ và cụm từ trong “”, sử dụng không đúng mục đích hoặc
khơng cần thiết phải sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phản tác dụng: bài viết
lủng cũng, nghĩa không rõ ràng, gây rối về nghĩa.
Hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều từ và cụm từ trong “” nhưng thực tế
là vẫn chưa có cơ sở pháp lý hay một quy tắc sử dụng từ và cụm từ trong “”
nào. Thậm chí, ngơn ngữ trên báo nói chung và từ, cụm từ trong “” nói riêng
khơng được kiểm định một cách hiệu quả, thường sử dụng theo phong cách
ngôn ngữ của tác giả và theo ý đồ mà tác giả muốn gửi đến cho bạn đọc. Từ
4


và cụm từ trong “” từ đó trở nên thơng dụng trên báo chí và được dùng khá
rộng rãi. Cho nên, mỗi nhà báo có thể dùng theo một kiểu, có thể làm phong
phú thêm kho tàng từ vựng, nhưng mặt khác cũng làm cho vốn từ vựng thêm
đa nghĩa, phức hợp và khó hiểu, nhất là khi dùng sai từ ngữ.
Mỗi nhà báo có một góc nhìn, một góc tiếp cận và sử dụng ngơn ngữ
khác nhau, do đó, việc sử dụng từ và cụm từ trong “” cũng khác nhau. Việc

khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng từ và cụm từ trong “”, từ đó rút ra
những giải pháp thực hiện hiệu quả sẽ giúp tiếp thu được một lượng ngôn từ
phong phú, mới lạ và nhiều nghĩa, tiếp thu cách sử dụng từ linh hoạt trên các
thể loại báo chí để hồn thành tác phẩm của mình.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ, CỤM TỪ TRONG
“” TRÊN BÁO THÁI BÌNH TỪ THÁNG 30/2015 ĐẾN THÁNG 9/2015
Từ, cụm từ trong “” là những từ nhằm biểu đạt một nhận định một câu
nói, một phương ngơn hay khẩu ngữ. Từ cụm từ trong “” được khảo sát là từ,
cụm từ diễn đạt một ý nghĩa được sử dụng khác với nghĩa gốc của từ để biểu
đạt ý đồ của tác giả. Những từ, cụm từ trong “” thường có tính hình ảnh, tính
biểu cảm và lơi cuốn độc giả hơn.
Báo Thái Bình sử dụng khá nhiều từ, cụm từ “”, tuy nhiên, mật độ sử
dụng loại từ này trong bài viết và chuyên mục so với các tờ báo khác vẫn cịn
ít. Đó là chưa kể đến việc sử dụng từ, cụm từ trong “” còn phụ thuộc vào thói
quen và phong cách của phóng viên cũng như phù hợp với chất văn của từng
chuyên mục.
1.1 Từ, cụm từ trong “” dùng sai, dùng không đúng ý nghĩa hoặc
không cần thiết phải sử dụng.
Sử dụng lạm dụng từ, cụm từ trong “” sẽ khiến cho tít khó hiểu, mơ hồ
về nghĩa, gây khó chịu cho người đọc. Hiện nay, việc lạm dụng từ, cụm từ “”
khá rộng rãi trên báo chí, khiến cho nhiều độc giả cảm thấy bức xúc. Sử dụng
đúng, đủ, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả phản ánh tốt, nhưng khi đi ngược lại
những tiêu chí đó thì tít sẽ trở nên rườm rà, mơ hồ, khó diễn đạt nghĩa.
5


Một trong những tiêu chí của tình hấp dẫn cho 1 tít báo là sử dụng từ
ngữ độc đáo, sâu sắc, nhưng tránh lạm dụng những ưu điểm của các từ đó gây
ra tình trạng rối mắt, khó hiểu cho độc giả. Dùng từ trong “” để viết tít là
phương pháp làm tăng tính hấp dẫn cho bài báo, nhưng nếu sử dụng khơng

hợp lý thì sẽ bị phản tác dụng. Nhiều từ trong “” khơng có nghĩa hoặc gây
nghĩa hiểu nhầm sẽ tai hại cho việc thu hút độc giả xem tiếp nội dung bài báo.
Đây không phải là trường hợp ngoại lệ trên báo, thậm chí hiện nay, báo chí sử
dụng từ, cụm từ “” tràn lan khơng hiệu quả rất nhiều. Có thể dẫn chứng ra
những từ, cụm từ “” trong tít trên Báo Thái Bình gây ra khó hiểu hoặc gây
hiểu nhầm cho người đọc khi đọc nó.
Tít: Vũ Thư “phải làm thế nào đó” gây ra ý nghĩa mơ hồ, khó hiểu cho
người đọc, buộc người đọc phải đọc hết nội dung bài báo mới hiểu được tít
đang nói gì. Nó có thể gây tị mị cho người đọc, nhưng trong cơ chế thơng tin
lấy tin tức làm tiêu chuẩn thì việc đặt những tít gây mơ hồ về cách hiểu này là
cách “đuổi” độc giả ra khỏi tờ báo của mình.
Tít: Thành phố năm 2015 hồn thành “một cửa” liên thơng tới các xã,
phường; Người cán bộ “một cửa” cần mẫn… Những từ “một cửa” được sử
dụng khá nhiều nhưng không sử dụng "cơ chế" dễ gây hiểu lầm. Có nhiều từ
“” sử dụng sai mục đích hoặc tác giả sử dụng với nghĩa đen của nó nhưng lại
để “” khiến cho độc giả nhầm tưởng thành nghĩa bóng của từ.
Những từ, cụm từ trong “” dùng sai mục đích, khơng cần thiết trên tít
báo khơng nhiều nhưng cũng là “con sâu làm rầu nồi canh”, chất lượng bài
báo bị giảm đi, đồng thời làm cho độc giả khơng cịn muốn tiếp cận với nội
dung bài báo nữa.
1.2 Từ, cụm từ “” nhằm chỉ một câu thành ngữ, tục ngữ, câu châm
ngôn.
Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên báo hiện nay khá phổ biến. Nó có
tác dụng làm cho bài viết thêm sinh động, có hơi thở của văn học. Sử dụng
các chất liệu đó trên tít báo cũng là một hình thức thu hút sự chú ý của độc giả
vào bài báo.
6


Báo Thái Bình có sử dụng khá nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, trích dẫn

ca dao dân ca để “” để phát triển dụng ý của tác giả. Những thành phần này
thường được sử dụng trong các chuyên mục như Luận bàn và hành động,
Chuyện quản lý… Ví dụ như: Chuyện quản lý: Đừng làm kiểu “đầu voi đuôi
chuột”, Cho SV – HS vay vốn học tập: Đã “đến nơi đến chốn”?, Chẳng nên
“được chăng hay chớ” mãi. Các thành ngữ, tục ngữ trên đều ngoài ý nghĩa để
“” những câu tục ngữ thành ngữ đó mà cịn có ý nghĩa thể hiện nghĩa bóng
của các cụm từ.
2. Từ, cụm từ được sử dụng trong nội dung bài báo
Có thể nói, sử dụng từ, cụm từ trong nội dung bài báo khá nhiều trên
báo, thậm chí là dày đặc. tuy nhiên, tuỳ theo thể loại báo chí để có những cách
thể hiện phù hợp.
Từ, cụm từ trong “” được sử dụng dày đặc trong các mục có ngơn ngữ
tự do, thể hiện phong cách của tác giả như bình luận, phóng sự, phỏng vấn,
bài phân tích…, những thể loại cho phép phóng viên, nhà báo có thể “bay
lượn” tự do trên vùng trời ngơn ngữ của mình.
Ngơn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sáng tạo một tác phẩm
báo chí. Nhà báo càng có vốn từ phong phú, càng linh hoạt khéo léo trong sử
dụng vốn từ ngữ của mình thì càng thoả sức trong nhiều thể loại, đặc biệt là
thể loại phóng sự và bình luận. Nhiều nhà báo đã thành công trong những thể
loại này, thậm chí có nhà báo được biết đến như “thần đồng của ngôn ngữ”.
Sử dụng từ, cụm từ trong “” linh hoạt cho bài viết cũng là cách thể hiện vốn
từ phong phú của tác giả.
2.1. Mật độ sử dụng từ trong “”
2.1.1 Mật độ sử dụng từ, cụm từ trong “” phụ thuộc vào thể loại
báo chí
Ngơn ngữ báo chí được sử dụng phụ thuộc vào các thể loại báo chí. Thể
loại tin thường sử dụng ngơn ngữ chính xác, rõ ràng, không sử dụng các từ
gây ra cách hiểu thứ hai hay những từ ngữ hình ảnh. Trong khi đó, phóng sự
hay bình luận, ngơn ngữ miêu tả và ngơn ngữ bình luận lại được tự do bay
7



lượn. Do đó khi đọc tác phâm phóng sự, người đọc thường được sống trong
thế giới của ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh và có cảm xúc.
Từ, cụm từ trong “” vốn là những từ tượng hình, giàu hình ảnh và đa
nghĩa, do đó, thể loại tin, tường thuật thường ít sử dụng.
Trong phóng sự, bài phân tích, đặc biệt là bình luận, từ và cmj từ trong
“” được sử dụng khá nhiều và khá hiệu quả. Có nhiều từ khá mới nhưng đã
thể hiện một cách hiệu quả và đắc địa khiến cho ý đồ của tác giả được thể
hiện rõ ràng.
Có thể nói, các bài bình luận có mật độ sử dụng từ, cụm từ trong “” dày
đặc. Hầu hết các bài bình luận có dung lương dưới 1.000 chữ nhưng lại phân
bố từ “” dày đặc. Có những bài được dùng 2 – 3 từ trong 1 câu, các câu được
dùng liên tục tạo nên mật độ phân bố liên tục như: Bình luận: Cơ hội vay vốn
giá rẻ. Mục: Luận bàn & hành động. T2: T sự với hàng loạt từ, cụm từ trong
“” như “cơn bão”, “gỡ khó”, “đang yếu dần”, “nhiều chuyện”, “ăn nhờ, ở
đậu”… Tất cả các từ và cụm từ “” đều là những từ mang hàm nghĩa khác với
nghĩa gốc của từ đó.
Những bài phân tích cũng có mật độ sử dụng từ “” nhiều. Có thể nói,
trong 1 số báo, số lượng từ và cụm từ “” tập trung nhiều nhất ở các bài phân
tích có kết hợp bình luận, ở các chuyên mục chuyên đề. Trang thể thao, giải
trí cũng chiếm một lượng lớn các từ trong “”. Đây là những mảnh đất màu mỡ
để các tác giả thả sức thả vốn ngơn ngữ của mình. Ví dụ: Bài: Người ta có thể
nói “thơ” để chỉ những thứ không thanh mảnh, chưa qua tinh chế hay một
hàng động thiếu tế nhị, không thanh nhã. Khi để trong “”, từ “thơ” biến thành
một hình thái đơn giản để chỉ tính chất 1 cơng việc tay chân, khơng cấp bậc,
khơng hàm vị: “thơ” thì anh xe ơm, chị “ơ sin”, “tinh” thì giáo viên ĐH, nhà
nghiên cứu… Hay như từ “bầy đàn” chỉ một đám đông động vật sống tập
trung, hay chỉ đám đông người theo cách gọi với người ngun thủy. Khi để
“” thì “bầy đàn” lại mang tính mỉa mai, châm biếm một cách sống, một hình

thức tập thể cộng đồng trong xã hội. Từ “sinh đẻ có kế hoạch” là một phong
8


trào mang tính cộng đồng được thừa nhận rộng rãi để hạn chế dân số tăng
nhanh. Tin (tin ngắn, tin vắn, tin sâu) cũng có sử dụng từ, cụm từ trong “”. Có
khá nhiều tin sử dụng từ trong “”, chủ yếu là những từ khá quen thuộc, nhiều
người sử dụng để nói về một vấn đề nào đó nên tính khách quan, chân thực,
đơn nghĩa của tin báo chí vẫn không bị mất đi.
Không thể không thừa nhận những tác dụng mà từ, cụm từ trong “”
mang lại cho bài viết. Chúng khiến cho câu văn hình ảnh hơn, sâu sắc hơn, ý
tứ sâu xa hơn, đồng thời, chúng cũng mang lại “chất văn” cho tác phẩm. Đôi
khi, nhà báo sử dụng từ, cụm từ trong “” để ẩn chứa hàm nghĩa mỉa mai về
một vấn đề nào đó. Và thể hiện ý đồ, mục đích đó sao cho có hiệu quả thì đó
nằm trong vốn ngơn ngữ và khả năng vận dụng khéo léo, linh hoạt của nhà
báo.
2.1.2 Mật độ từ, cụm từ “” sử dụng phụ thuộc vào phong cách của
tác giả
Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt
động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.
Phong cách cịn được hiểu là những đặc điểm có tính hệ thống, biểu hiện
trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong sáng tác nói chung của một thể loại.
Ngồi ra, phong cách cịn là một dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu
cầu chức năng điển hình nào đó khác với các dạng khác về đặc điểm từ vựng,
ngữ pháp, ngữ âm. (Từ điển Tiếng Việt 2006, NXB Đà Nẵng)
Phong cách viết là những lối viết, những cách thức sáng tác, sáng tạo,
sử dụng từ ngữ của một tác giả nào đó nhằm thể hiện một nét riêng. Mang bản
ngã cá nhân khơng giống ai. Nó khác với phong cách nói. Các lớp từ được sử
dụng có sự chọn lọc, trau dồi, được “văn hóa hóa” và gắn bó với những chuẩn
tắc nghiêm ngặt.

Mỗi tác giả có một phong cách viết riêng, trong đó, khơng thể không kể
đến phong cách sử dụng ngôn ngữ. Mỗi nhà báo tự rèn cho mình một cách
chơi chữ, đối chữ, vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong tác phẩm, tung
9


hứng câu chữ, sử dụng linh hoạt để tạo ấn tượng cho người đọc. Tính khn
mẫu và biểu cảm thể hiện hòa hợp trong bài báo sẽ là một yếu tố hấp dẫn đến
bạn đọc nhiều nhất.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng từ, cụm từ trong “”
Sử dụng từ và cụm từ trong “” ngày càng phổ biến và khá nhiều. So với
các báo khác, Hà Nội mới có mật độ khá dày và phân bố không đồng đều giữa
các chuyên mục với nhau. Một số tờ báo lại có rất nhiều từ “” trong khi có
những số báo lại rải rác một vài từ “” mà thôi. Điều đó đánh giá sự xuất hiện
từ và cụm từ trong “” trên báo Hà Nội mới không theo một trật tự nào cả và
thường theo phong cách sử dụng và vấn đề được nói đến trong từng số báo.
Hầu hết các từ, cụm từ trong “” đều sử dụng đúng theo ý đồ của tác giả
và đã thành công trong việc làm “hình ảnh hóa” câu văn, bài viết, hình tượng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều từ dùng khơng đúng mục đích hoặc dùng sai, khơng
cần thiết phải dùng từ “” khiến cho từ khơng tốt lên được ý nghĩa của nó,
thậm chí cịn phản tác dụng, gây hiểu nhầm cho bạn đọc.
Những từ, cụm từ sử dụng hiệu quả thường mang lại thành cơng cho
bài báo đó. Thậm chí, nhiều từ cịn tạo ra một làn sóng sử dụng rộng lớn trong
quần chúng. Những từ, cụm từ sử dụng “” khơng đồng nhất khiến cho từ đó
khơng nói lên được ý đồ sử dụng mà còn làm cho độc giả cảm thấy rối, khó
hiểu, khó tiếp thu. Do đó, sử dụng đúng, hợp lý, đúng mục đích là điều mà
các nhà báo nên chú ý khi sử dụng từ, cụm từ để trong “”.
III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ, CỤM TỪ TRONG “” HIỆU QUẢ
TRÊN BÁO THÁI BÌNH
Sử dụng từ, cụm từ trong “” hiệu quả là khi nó thể hiện được dụng ý

của tác giả, giúp người đọc hiểu rõ ý đồ đó. Khi sử dụng hợp lý từ, cụm từ
trong “”, câu văn, bài viết sẽ hình ảnh hơn, ý tứ sâu xa hơn, nội dung thể hiện
sâu sắc hơn. Tuy nhiên, không phải từ, cụm từ trong “” nào đều sử dụng đúng
mục đích của nó.

10


Có nhiều từ sử dụng sai mục đích, khơng cần thiết để dùng từ, cụm từ
trong “”, có nhiều từ lại sử dụng không thống nhất khiến cho ý đồ của tác giả
không biểu hiện được và làm cho người đọc khó hiểu. Từ và cụm từ trong “”
là những từ có hàm nghĩa ẩn, khi cụm từ để trong dấu “” tức là ý nghĩa chính
của từ đã bị biến đổi.
Nếu sử dụng không khéo léo từ, cụm từ trong “” thì bài viết dễ gây ra
nhầm ý, dễ gây khó hiểu cho độc giả. Người đọc vừa muốn tiếp nhận thông
tin, đồng thời lại muốn đọc những câu văn, những ngơn từ giàu hình ảnh. Từ,
cụm từ trong “” được sử dụng nhiều trong những bài bình luận, phân tích, nơi
mà ngơn từ được thăng hoa.
Có thể nói, khi khảo sát nhật Báo Thái Bình trong 7 tháng mới thấy hiệu quả
sử dụng từ, cụm từ trong dấu “” của báo là khá cao. Nhiều từ, cụm từ trong “”
ở các mục bình luận đã lột tả được chính kiến của tác giả một cách sâu sắc,
hiệu quả cao. Có thể dẫn chứng về hiệu quả đó thơng qua bài phân tích - bình
luận Bài: Vì sao nơng dân bỏ ruộng, của tác giả Nguyễn Hình có những từ,
cụm từ trong “” như từ “lãi to”, đó là “bài tốn kinh tế của nơng dân”, “một
đi khơng trở lại” … Những từ, cụm từ trong “” vừa thể hiện tính châm biếm,
mỉa mai, vừa thể hiện cách nhìn hài hước từ thu nhập trên mảnh ruộng của
người nông dân. Tác giả không thể hiện rõ quan điểm khen chê của mình một
cách trực tiếp, thẳng thắn mà qua ngôn ngữ, tác giả giúp cho người đọc biết
được những thơng tin bình luận mà ngườ đọc cần biết.
Việc sử dụng từ, cụm từ trong “” có tính hai mặt của nó. Nếu sử dụng

hiệu quả, nó làm tăng tính hình ảnh, biểu cảm cho câu. Nhưng nếu sử dung
khơng hợp ;ý, không những từ không thể hiện ý đồ của tác giả mà còn làm
cho câu trở nên rối rắm, khó hiểu, khó tiếp cận nội dung, thậm chí cịn gây ra
cách hiểu ngược lại. Do đó, nhà báo, phóng viên cần khéo léo khi sử dụng từ,
cụm từ trong “” trong bài viết của mình.

11


IV. GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG TỪ, CỤM TỪ TRONG “”
TRÊN BÁO THÁI BÌNH.
1. Trau dồi vốn từ vựng
Sử dụng ngôn từ hiệu quả trên báo là một công việc của mỗi phóng
viên, địi hỏi nhà báo phải thực sự chú ý. Vốn ngôn ngữ là điều không thể
thiếu của phóng viên khi sử dụng ngơn ngữ trên báo chí.
Muốn sử dụng hiệu quả từ, cụm từ trong “” trước hết nhà báo phải trau
dồi cho mình vốn ngơn từ. Một bài báo dù nhỏ hay lớn cũng đều sử dụng
năng lực thể hiện của ngôn từ. Thực tế làm báo hiện nay, nhiều nhà báo không
thực sự chú tâm vào công tác trau dồi ngôn ngữ sử dụng ngôn ngữ. Do áp lực
của thời gian, công việc nên nhiều nhà báo thường viết cho nhanh, viết cẩu
thả, nhiều khi khơng đọc lại tác phẩm của mình rồi vội vã gửi đi mà không
chú tâm trau chuốt lại ngôn ngữ sử dụng, gây nên lỗi sai khi sử dụng ngôn
ngữ trên báo.
Ngôn ngữ đánh giá tài năng cầm bút của mỗi nhà báo, nó khơng phải là
sự ghép âm, ghép vần một cách cơ học mà là sự chứa đựng vấn đề một cách
chi tiết, tue tưởng, tình cảm của người viết. Nhà báo cần rèn luyện ngòi bút
của mình thơng qua tự học từ: học từ mới, học từ hay, học cách sử dụng từ.
Học các từ được dùng trong cuộc sống hằng ngày: trong nhà, ngoài đường,
trong trường học, trong chính các mối quan hệ của mình. Học cách chơi chữ,
đối chữ, các biện pháp tu từ trong dân gian, trong văn học cũng là cách để nhà

báo có được những từ ngữ đắc địa. Đây chính là những thủ pháp để tạo ra sắc
thái riêng của ngôn ngữ, tạo sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời, phát huy
được cá tính sáng tạo của nhà báo. Từ đó, nhà báo có thể tung hứng ngơn ngữ
theo cách riêng của mình. Đây chính là một trong những biện pháp khiến cho
bài báo để lại ấn tượng đối với độc giả.
Đọc sách nhiều, không chỉ đọc thơ, truyện mà còn đọc các cuốn sử,
địa... để làm sao, “đụng” đến lĩnh vực nào là chúng ta có ngay vốn từ về lĩnh
vực đó để viết. Những nhà báo theo dõi các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế,
12


giáo giục, y tế, luật pháp, nếu không phải tốt nghiệp các trường kinh tế, y tế,
trường luật..., còn phải tự trang bị cho mình ngơn ngữ của những chun
ngành này để hiểu, để vận dụng viết báo. Sách chính là sự kết tinh tinh hoa
ngôn ngữ của nhân loại. Đọc được một cuốn sách hay là chúng ta đã tự làm
phong phú thêm vốn ngơn từ cho mình. Đọc bài viết của bạn bè, học ngoại
ngữ... là những cách hay để học cách sử dụng ngôn ngữ trên báo. Học, đọc để
trau dồi cho mình một vốn từ phong phú, có thể sử dụng bất cứ lúc nào, mọi
lúc mọi nơi, thể hiện được ý đồ của mình một cách dễ dàng. Đọc từ cần phải
hiểu từ. Cuốn từ điển Hán Việt hay từ điển Tiếng Việt là những cẩm nang cần
có cho nhà báo.
Báo chí khơng chỉ có tính khn mẫu mà cịn mang giá trị biểu cảm.
Tính biểu cảm làm nên cái hay, cái hấp dẫn, độc đáo của bài báo, yêu cầu nhà
báo phải sáng tạo không ngừng. Nhà báo phải không ngừng học tập để vượt
qua sự đơn điệu, mịn cũ, xơ cứng của ngơn ngữ bằng chính vốn ngơn ngữ
của chính mình.
2. Sử dụng từ, cụm từ trong “” hiệu quả trên báo
Việc sử dụng từ, cụm từ trong “” hiệu quả chứng tỏ nhà báo có vốn
ngơn ngữ khá phong phú và khéo léo sử dụng ngôn từ trên bài viết để làm
tăng tính biểu đạt cho bài viết. Tuy nhiên, nhiều bài báo lạm dụng từ, cụm từ

trong “”, sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng khơng đúng mục đích khiến cho bài
viết trở nên rối mắt, khó hiểu và quá đa nghĩa. Sử dụng từ, cụm từ trong “”
thế nào cho hiệu quả là điều cần thiết cho mỗi phóng viên, nhà báo hiện nay.
Nhà báo có thể sử dụng từ, cụm từ trong “” dày đặc trong các bài báo ở
thể loại bình luận, phân tích, đánh giá, phóng sự, thậm chí là nhàn đàm, tản
văn... đó là những thể loại ngôn ngữ được thăng hoa theo cảm xúc và có nhiều
yếu tố bình luận, cái tơi cá nhân được thể hiện rõ qua từng câu chữ. Nhưng
với thể loại tin tức, tường thuật... thì tính khách quan trung thực cao, do đó,
những từ trong “” cần hạn chế sử dụng để tránh mất đi tính khách quan của
thơng tin bài báo.
13


Ở thể loại tin, tường thuật trên báo, khi nhà báo sử dụng từ, cụm từ
trong “” cần chú ý đến tính phổ biến của từ đó. Những từ, cụm từ “” được sử
dụng phải được nhiều người biết và cơng nhận như “cị”, “Mạnh Thường
Qn”, “phố ơng đồ”...
Ở các thể loại các, nhà báo mặc sức sáng tạo ra những ngôn từ trong “”
hiệu quả để sử dụng cho bài viết của mình. Những từ, cụm từ đó sẽ làm cho
bài báo đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng từ, cụm từ trong “” vì nếu sử dụng quá nhiều
sẽ khiến cho bài viết rối, nghĩa khơng cụ thể và khơng hấp dẫn.Mỗi từ đều có
một nghĩa gốc riêng, một nghĩa biểu đạt riêng mà nhà báo cần phải hiểu được
nó một cách chắc chắn. Khi đã nắm trong tay một vốn từ phong phú, việc cịn
lại là nhà báo dùng nó cho mục đích của mình. Từ, cụm từ trong “” có nghĩa
khác với từ, cụm từ khơng để trong nháy. Nó có thể biểu thị những hình ảnh,
những ý nghĩa biểu đạt khác mà nhà báo muốn độc giả hiểu. Do đó, nếu
khơng hiểu rõ nghĩa gốc của từ thì nhà báo rất có thể nhầm lẫn khi sử dụng
hoặc sử dụng sai mục đích. Nhưng từ và cụm từ “” nếu dùng khơng khéo léo
thì có thể làm phản tác dụng biểu đạt của nó. Trong một bài viết có dùng quá

nhiều từ, cụm từ trong “” dễ dẫn đến tình trạng rối câu chữ, khó tiếp thu, mục
đích mà bài viết hướng tới trở nên khơng rõ ràng. Thậm chí, khi nhìn vào một
vài viết với quá nhiều từ, cụm từ “” khiến cho độc giả bị rối mắt. Hiệu quả sử
dụng do đó mà giảm đi rất nhiều.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua việc khảo sát cho thấy, việc sử dụng từ và cụm từ trong “”
một mặt làm cho câu văn tăng tính hình ảnh, mặt khác giúp cho ý đồ biểu đạt
của tác giả được thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn. Việc sử dụng từ và cụm từ trong
“” khơng khó nếu nhà báo nắm trong tay hệ thống ngôn từ phong phú và hiểu
được nghĩa của các từ đó để vận dụng một cách linh hoạt vào trong tác phẩm
của mình. Thơng qua từ, cụm từ trong “”, nhà báo có thể nêu ra chính kiến
của mình, bình luận khen chê hoặc mỉa mai châm biếm nhưng khơng lộ liễu.
Tuy nhiên, có nhiều tác giả lạm dụng việc sử dụng từ, cụm từ “”, dẫn đến tình
trạng sử dụng tràn lan, sử dụng sai, khơng có mục đích hoặc sử dụng khơng
đồng nhất dẫn đến tình trạng gây ý nghĩa mập mờ, khó hiểu, rối mắt. Do đó,
việc sử dụng từ, cụm từ trong “” sao cho hợp lý là điều rất cần thiết và quan
trọng trong q trình trau dồi vốn ngơn ngữ của mình. Từ đó, rút ra kinh
nghiệm cho mình khi thực hiện vận dùng từ, cụm từ trong “” hiệu quả cho bài
viết của mình.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 2006
2. Luật báo chí, Nghị định 100/2006/NĐ-CP

3. Website: www.songtre.vn
4. Báo Thái Bình

16


MỤC LỤC

17



×