Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LƢƠNG THỊ THU HÀ

CƠNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LƢƠNG THỊ THU HÀ

CƠNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN



Tôi tên là Lương Thị Thu Hà, mã số học viên: 1320030203. Hiện là
học viên lớp Cao học Luật khóa 20, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng
dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan luận văn
này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn
của Ts. Nguyễn Văn Tiến. Những thông tin tôi đưa ra trong luận văn là trung
thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những phân tích, kiến nghị được
tơi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân và chưa từng
được công bố trong các cơng trình trước đó.

Tác giả luận văn

Lƣơng Thị Thu Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TÊN ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

1

BLTTDS 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011

2


BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015

3

BLDS 2015

Bộ luật dân sự năm 2015

4

CNSTT

Công nhận sự thoả thuận

5

HĐXX

Hội đồng xét xử

6

PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989

7

TANDTC


Toà án nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

STT

TÊN BẢNG, BIỂU

1

Bảng 1. Kết quả công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại Việt
Nam trong những năm gần đây (Giai đoạn 2010 - 2015)

2

Bảng 2. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Lắk (Giai đoạn 2010 - 2015)

3

Bảng 3. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tịa án nhân dân tỉnh
Đắk Nơng (Giai đoạn 2010 - 2015)

4

Bảng 4. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh
Gia Lai (Giai đoạn 2010 - 2015)


5

Bảng 5. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh
Kon Tum (Giai đoạn 2010 - 2015)

6

Bảng 6. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh
Lâm Đồng (Giai đoạn 2010 - 2015)

7

Bảng 7. Kết quả công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại một số
TAND các tỉnh trong những năm gần đây (Giai đoạn 2010 - 2015)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .........................................6
7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn .......................................................7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA
THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM...........................................................................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự
trong tố tụng dân sự ...............................................................................................8

1.1.1. Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng
dân sự ............................................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố
tụng dân sự ................................................................................................... 11
1.2. Ý nghĩa của việc quy định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự
trong tố tụng dân sự .............................................................................................13
1.3. Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự trong tố tụng
dân sự.......................................................................................................................14
1.3.1. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự ...................... 15
1.3.2. Nội dung sự thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm
của luật và không trái đạo đức xã hội. ........................................................ 16


1.3.3. Sự thỏa thuận của các đương sự không được ảnh hưởng đến quyền
lợi hợp pháp của người khác ....................................................................... 17
1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận sự thỏa thuận của
các đƣơng sự trong tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay ............................18
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 .............................................. 18
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 .............................................. 22
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay......................................................... 24
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƢƠNG SỰ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ ..............................................................................................27
2.1. Công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự tại thủ tục sơ thẩm vụ án
dân sự.......................................................................................................................27
2.1.1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm vụ án dân sự .............................................................................. 27
2.1.2. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa sơ thẩm vụ
án dân sự ...................................................................................................... 32
2.2. Cơng nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự tại thủ tục phúc thẩm vụ

án dân sự .................................................................................................................34
2.2.1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét
xử phúc thẩm vụ án dân sự .......................................................................... 34
2.2.2. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa phúc thẩm
vụ án dân sự ................................................................................................. 36
2.3. Cơng nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự tại thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm........................................................................................................39
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC
ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM .............................42


3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các
đƣơng sự trong tố tụng dân sự ...........................................................................42
3.1.1. Tình hình áp dụng pháp luật về cơng nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong tố tụng dân sự trong những năm gần đây .......................... 42
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật Việt Nam về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng
dân sự ........................................................................................................... 47
3.2. Những bất cập và một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về
cơng nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự trong tố tụng dân sự. ............53
3.2.1. Về công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong trường hợp
đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận sau khi Toà án đã lập biên bản
hoà giải thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. .................................. 53
3.2.2. Về công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong thời gian từ sau
khi Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử đến trước khi mở phiên tòa sơ
thẩm vụ án dân sự ........................................................................................ 54
3.2.3. Về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục tranh tụng
tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự .............................................................. 58
3.2.4. Về hậu quả pháp lý của việc các đương sự tự thoả thuận tại phiên toà

sơ thẩm vụ án dân sự ................................................................................... 61
3.2.5. Về công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại thủ tục phúc thẩm
vụ án dân sự ................................................................................................. 65
3.2.6. Về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên toà giám đốc
thẩm .............................................................................................................. 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Theo Nghị quyết số 48/NQ - TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng
tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật;
phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà
nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020”.
Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội, một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra là phải

từng bước hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hồn thiện pháp luật tố
tụng dân sự nói riêng, nhằm điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội trên tất cả
các lĩnh vực đời sống.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005, được
sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng
dân sự và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2012. Sau khi Hiến pháp
năm 2013 có hiệu lực, đã đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung toàn diện
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLTTDS 2004)
nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về cải cách tư
pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong
hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, khắc
phục các hạn chế, tăng cường tranh tụng, bảo đảm tính công khai, dân chủ,


2

công bằng, tạo thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và
nghĩa vụ trong quá trình tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích chính
đáng của mình. Ngày 25/11/2015 Quốc Hội khố XIII tại kỳ họp thứ 10 đã
thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi 2015 (BLTTDS 2015), Bộ luật
chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2016.
Một trong những quyền quan trọng của công dân được pháp luật tố
tụng dân sự quy định là quyền tự định đoạt. Khi có quyền và lợi ích hợp pháp
bị xâm phạm, có tranh chấp xảy ra, các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có u
cầu Tồ án cơng nhận sự thỏa thuận.
Việc đương sự thỏa thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong
mọi giai đoạn tố tụng luôn được Nhà nước khuyến khích. Bởi, khi các đương
sự đã thỏa thuận được với nhau, việc giải quyết tranh chấp sẽ tiết kiệm thời
gian, tài chính, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân và tạo thuận lợi cho

việc giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.
Nhìn ở góc độ tổng qt, vấn đề cơng nhận sự thỏa thuận của đương sự
tại Tòa án theo quy định của luật và thực tiễn áp dụng vẫn cịn có sự khác
nhau, cần được hồn thiện, thống nhất. Nhằm hồn thiện pháp luật về cơng
nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự, tác giả chọn đề tài:
“Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”
để làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự đã
được cơ quan, nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều cấp độ khác nhau, như:
- Một số tài liệu là Giáo trình được sử dụng để giảng dạy đối với
chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo trên cả nước, cụ thể phải kể đến:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật tố tụng
dân sự, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà
Nội (2012), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân;


3

Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB Cơng an nhân
dân; Nguyễn Cơng Bình (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Giáo dục. Từ nguồn tài liệu này, người đọc được cung cấp những kiến
thức lý luận cơ bản về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan, làm nền tảng
nghiên cứu sâu hơn về quy định.
- Các sách tham khảo cũng là một nguồn tài liệu có giá trị lý giải vấn đề,
như: Nguyễn Đức Mai (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB Chính trị quốc gia; Viện Nhà nước và
pháp luật (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự, NXB Tư pháp,
trong nguồn tài liệu này, các tác giả phân tích, luận giải từng điều luật cụ thể

quy định về vấn đề công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam, giúp người đọc có cái nhìn pháp lý và tồn diện.
- Ngồi ra, tác giả Nguyễn Thị Hồi Phương (2016), Bình luận những
điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam, thông qua tài liệu trên tác giả đã giúp người đọc nắm bắt được
sự khác nhau giữa BLTTDS 2004 và BLTTDS 2015 về quy định công nhận
sự thoả thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự, từ đó người đọc sẽ có
những so sánh, đánh giá về sự kế thừa của BLTTDS 2015, cũng như chắt lọc
được những vướng mắc về công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà
BLTTDS 2015 chưa giải quyết được.
- Bên cạnh đó, có các bài viết liên quan đến vấn đề công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự, cụ thể: Đỗ Đức Anh Dũng
(2006), “Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự theo quy định tại Điều 220 BLTTDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16;
Trần Anh Dũng (2006), “Khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận bồi
thường trong giao dịch vơ hiệu”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 01; Nguyễn
Thị Hạnh (2013), “Thụ lý, giải quyết yêu cầu xác định con cho cha, mẹ khi
bản án ly hơn, quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của
các đương sự đã có hiệu lực pháp luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 23; Bùi


4

Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa sơ thẩm
dân sự”, Tạp chí Luật học số 08. Đây là các tài liệu hữu ích trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn, các bài viết đề cập đến các vướng mắc về sự thoả
thuận của đương sự trong BLTTDS 2004, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể
hơn đối với từng khía cạnh.
- Một số bài viết khác: Yến Nga (2001), “Thủ tục hòa giải và ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự”, Tạp chí Kiểm sát số 09;

Trần Thị Mai Phước (2002), “Về thời hạn Tòa án ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự”, Tạp chí Kiểm sát số 10; Từ Văn Thiết (2003),
“Thêm quyền hạn cho Tòa án cấp phúc thẩm dân sự là cần thiết”, Tạp chí Tịa
án nhân dân số 05; Ngơ Anh Dũng (2003), “Cần quy định thêm quyền hạn
cho Tòa án cấp phúc thẩm dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 01. Mặc dù
những bài viết dựa trên các văn bản pháp luật khơng cịn hiệu lực, đã được
thay thế bằng các văn bản pháp luật khác, nhưng thơng qua các bài viết này,
người đọc có cái nhìn từ nhiều khía cạnh về sự phát triển của vấn đề công
nhận sự thoả thuận của các đương sự theo thời gian.
Nhìn chung, các nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu nhất định đối với
việc thực hiện đề tài luận văn. Đây là những tài liệu có sự liên quan, đã nêu
lên và luận bàn về vấn đề công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, các cơng trình chỉ nghiên cứu các quy định về
công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự ở tầm khái
quát, dừng lại ở việc tìm hiểu lý luận mang tính chất kiến thức cơ bản. Đồng
thời, một số cơng trình chỉ nghiên cứu ở khía cạnh hẹp, các tác giả chỉ đi vào
phân tích từng vấn đề cụ thể, tản mạn, chưa có sự tổng hợp mang tính khái
qt cao.
Qua khảo sát của tác giả, hiện chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học
nào chuyên sâu, đầy đủ và tồn diện về cơng nhận sự thỏa thuận của đương sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam. Từ đó, tác giả mong muốn mang đến cho
người đọc một nguồn tài liệu giá trị về vấn đề này dưới dạng luận văn thạc sĩ.


5

Đề tài luận văn thạc sĩ “Công nhận sự thoả thuận của đương sự trong tố
tụng dân sự” được tác giả phân tích khơng chỉ dưới góc độ lý luận mà cịn
dưới góc độ thực tiễn xét xử. Thơng qua tổng hợp số liệu và phân tích các bản
án, quyết định của Toà án, tác giả sẽ mang đến một cái nhìn đa chiều từ lý

luận đến thực tiễn. Qua đó, tìm ra hạn chế, vướng mắc, đưa ra giải pháp hồn
hiện pháp luật tố tụng dân sự về cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ tính cấp thiết của đề tài cũng như tình hình nghiên cứu chung, luận
văn sẽ làm rõ các vấn đề lý luận về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Sau đó, luận văn sẽ
phân tích và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng
như áp dụng trên thực tế về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong
tố tụng dân sự. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các kiến nghị để hồn thiện
pháp luật về cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là hoạt động tố tụng được
Tòa án tiến hành trong cả quá trình giải quyết vụ án dân sự và giải quyết việc
dân sự. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan đến cơng nhận sự
thỏa thuận của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự; trên cơ
sở phân tích những vấn đề mang tính lý luận cơ bản và thực tiễn áp dụng của
quy định này để từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật
với những nội dung chính như sau:
Một là, nghiên cứu các vấn đề lý luận về công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự trong tố tụng dân sự.
Hai là, nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự.


6

Ba là, tìm hiểu những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các
quy định của pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố

tụng dân sự.
Bốn là, đề xuất những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về cơng
nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề
cơng nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự qua các thời kỳ tại
mục 1.4 của Chương 1;
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp được sử dụng hầu hết ở
Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận văn, khi nghiên cứu về những vấn
đề lý luận cơ bản liên quan đến công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong tố tụng dân sự; khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được
nghiên cứu trong luận văn; phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự về công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của quy
định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015; phương pháp được sử dụng chủ yếu ở các mục 2.1, 2.2 và 2.3 của
Chương 2.
- Phương pháp đánh giá, khảo sát thực tiễn, liệt kê được sử dụng chủ
yếu ở Chương 3 của luận văn. Các phương pháp này được thực hiện trong quá
trình thu thập các bản án, số liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động xét xử của
ngành Tòa án.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với việc thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần cung cấp
cho khoa học pháp lý những nền tảng lý luận và thực tiễn về công nhận sự


7


thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự. Đề tài sẽ là một tài liệu khoa
học hữu ích cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự
của các tác giả khác. Đặc biệt, kết quả của đề tài này có thể sử dụng để tham
khảo trong quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng pháp luật tố tụng dân sự
về công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về công nhận sự thỏa thuận của
các đƣơng sự trong tố tụng dân sự Việt nam
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về công
nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Chƣơng 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hồn thiện pháp
luật về cơng nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Việt Nam.


8

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN
CỦA CÁC ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự
trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố
tụng dân sự
Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật Việt Nam được chia ra thành các
ngành luật và các chế định pháp luật. Các ngành luật và các chế định pháp

luật bao gồm các quy phạm pháp luật, là những quy tắc, chuẩn mực chung
mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước cchế, vướng mắc, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn hiện
pháp luật tố tụng dân sự về công nhận sự thoả thuận của các đương sự, như là:
về công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong trường hợp đương sự thay
đổi ý kiến về sự thỏa thuận sau khi Toà án đã lập biên bản hoà giải thành ở
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm; trong thời gian từ sau khi Tòa án ra Quyết
định đưa vụ án ra xét xử đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự; tại
thủ tục tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự; tại thủ tục phúc thẩm vụ
án dân sự; tại phiên toà giám đốc thẩm; hậu quả pháp lý của việc các đương
sự tự thoả thuận tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự.


71

KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, quan hệ dân sự ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, hội
nhập khu vực và thế giới diễn ra sâu rộng. Các mâu thuẫn, tranh chấp là một
hiện tượng xã hội phổ biến, khách quan của đời sống xã hội. Vấn đề ở đây
không phải là phủ nhận, né tránh các tranh chấp mà phải tìm ra giải pháp tích
cực, hữu hiệu giải quyết tranh chấp đó. Trong nhiều phương thức giải quyết
tranh chấp, phương thức giải quyết bằng công nhận sự thoả thuận của các
đương sự là một phương thức có nhiều ưu điểm, đem lại hiệu quả thiết thực,
phù hợp với pháp luật và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân Việt
Nam. Sự hình thành và phát triển của hoạt động công nhận sự thoả thuận của
các đương sự là một tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển của đời
sống xã hội cũng như đời sống pháp lý.
Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Nhà nước bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm, có tranh chấp xảy ra, chủ thể có thể bảo vệ bằng các phương thức khác
nhau, và lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để giải quyết. Công nhận sự thoả
thuận của các đương sự là một hoạt động do Toà án tiến hành, là một phương
thức giải quyết tranh chấp không qua thủ tục xét xử. Các quy định về phạm vi
thỏa thuận, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hậu quả pháp lý của công nhận sự
thỏa thuận của đương sự tại thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp luật để Toà
án tiến hành hoạt động công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự.
Trong giai đoạn hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, nên việc
hồn thiện quy định về cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự trong tố
tụng dân sự là yêu cầu cấp thiết trước sự phát triển của đời sống kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 được Quốc Hội khố XIII tại kỳ họp thứ 10
thơng qua vào ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2016


72

vẫn chưa giải quyết được hết các vướng mắc đang tồn tại, chính vì vậy, các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cần có các hướng dẫn để việc áp dụng các quy
định về công nhận sự thoả thuận của các đương sự đạt hiệu quả và phù hợp
với thực tiễn xét xử.
Qua việc phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
hoạt động công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong pháp tố tụng dân
sự Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sĩ được thể hiện:
Luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận chung về công nhận sự thoả
thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam cũng như tiếp cận vấn
đề nghiên cứu sự hình thành phát triển của hoạt động này dưới góc độ lịch sử
từ đó chỉ ra sự kế thừa và phát triển qua các thời kỳ.
Đồng thời luận văn cũng đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa của hoạt

động cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự, tìm ra những tồn tại, hạn chế
trong quá trình áp dụng những quy định này vào thực tiễn giải quyết các vụ án
dân sự.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa một số kiến nghị dựa trên vướng mắc từ
thực tiễn kết hợp với việc tuân thủ các nguyên tắc định hướng của Đảng và
Nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Như vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định khác của pháp luật tố
tụng dân sự thì việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các vấn đề lý luận về công
nhận sự thoả thuận của các đương sự và nhất là nhận thức vấn đề này trong
thực tiễn tố tụng một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động giải quyết các vụ án dân sự tại các Tòa án nhân dân ở Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục văn bản pháp luật
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Hiến pháp năm 2013.
Bộ luật dân sự năm 2015.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

B. Sách, giáo trình, luận án, báo cáo, tạp chí, bài báo khoa học
8. Bộ chính trị - Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),
Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
9. Nguyễn Cơng Bình (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Đỗ Đức Anh Dũng (2006), “Về hiệu lực của quyết định công nhận sự
thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Điều 220 BLTTDS”, Tạp chí Tịa
án nhân dân, (16), tr.8-10.
11. Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về Quyền tự định đoạt của
đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
12. Phạm Thị Hằng (2013), “Về bài biết Một số bất cập về án phí trong
trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án”,
Tạp chí Tịa án nhân dân, (17), tr.33-35.
13. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị Quyết số
03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ hai “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung.
14. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định


trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ
luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung.
15. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số
06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm”.

16. Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên
tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, (08), tr.23-29.
17. Bùi Thị Huyền (2011), Phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
18. Huỳnh Minh Khánh (2012), “Một số bất cập về án phí trong trường
hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, (12), tr.27.
19. Nguyễn Đức Mai (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hồi Phương (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
21. Trần Văn Quảng (2003), “Hòa giải các vụ án dân sự trong giai đoạn xét
xử giám đốc thẩm, tái thẩm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (02), tr.20-21.
22. Trần Văn Quảng (2004), Chế định hoà giải trong pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
23. Toà án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo số 01/BC-TA ngày 04/01/2011
về tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của
ngành Toà án nhân dân.
24. Toà án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo số 36/BC-TA ngày 28/12/2011
về tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2012 của
ngành Tồ án nhân dân.
25. Tồ án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo số 05/BC-TA ngày 08/01/2013
về tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2013 của
ngành Tồ án nhân dân.


26. Toà án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2014
về tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của
ngành Toà án nhân dân.
27. Toà án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 03/BC-TA ngày 15/01/2015

về tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015 của
ngành Toà án nhân dân.
28. Toà án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo số 05/BC-TA ngày 11/1/2016
về tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2016 của
ngành Tồ án nhân dân.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân
sự, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
31. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật
tố tụng dân sự, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.

C. Website
32. www.moj.gov.vn
33. www.toaan.gov.vn
34. www.duthaoonline.vn
35. www.thongtinphapluatdansu.vn
36. www.caselaw.vn
37. www.qdnd.vn
38. www.thuvienphapluat.vn
39. www://hvdic.thivien.net


PHỤ LỤC
1. Quyết định giám đốc thẩm số 17/2015/DS-GĐT ngày 29/5/2015 về việc
tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
2. Quyết định giám đốc thẩm số 06/2015/DS-GĐT ngày 27/3/2015 về việc
tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
3. Bản án sơ thẩm số 07/2015/DSST ngày 19/6/2015 về việc tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân huyện Cư Kuin,

tỉnh Đắk Lắk.
4. Quyết định số 30/2015/QĐ-PT ngày 21/9/2015 về việc đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
5. Bản án số 143/2013 - DSPT ngày 11/9/2013 về việc tranh chấp hợp đồng
vay tài sản của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.





×