Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường/ Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng khoảng đại dịch Covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 18 trang )

fgf

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh Tế Chính Trị Mác-Lê Nin(202PLT08A15)

ĐỀ TÀI: Vai trị của các chủ thể chính tham gia thị trường.
Giải pháp để phát huy vai trị của các chủ thể này nhằm khơi
phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng
khoảng đại dịch Covid 19

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
Mã sinh viên
:

TS.Phạm Thị Nguyệt
Tống Khánh Linh
K23KTDNE
23A4020228

Hà nội, ngày 7 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
Chương I: Khái quát lý luận về thị trường và vai trò của các chủ thể khi tham
gia thị trường ......................................................................................................... 3


1.1 Thị trường..................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm thị trường ............................................................................. 3
1.1.2Phân loại thị trường ................................................................................ 3
1.1.3 Vai trò của thị trường ............................................................................ 3
1.2 Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường. ............................... 4
1.2.1 Người sản xuất ........................................................................................ 5
1.2.2 Người tiêu dùng ...................................................................................... 5
1.2.3Các chủ thể trung gian trong thị trường ................................................ 5
1.2.4 Nhà nước................................................................................................. 6
Chương II: Thực trạng ......................................................................................... 7
2.1 Tác động của đại dịch Covid 19 đối với các chủ thể trong ngành du lịch
Việt Nam ............................................................................................................. 7
2.1.1 Đối với các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch, nhà hàng, khách
sạn .................................................................................................................... 7
2.1.2 Đối với khách du lịch (Lượng cầu) ........................................................ 8
2.1.3 Đối với các chủ thể trung gian ( các hãng vận tải du lịch, các ứng
dụng đặt phòng khách sạn…) ......................................................................... 9
2.1.4 Đối với Nhà nước .................................................................................. 10
2.2 Thực trạng ứng phó và phục hồi du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh sau
đại dịch Covid 19 .............................................................................................. 10
2.2.1 Kết quả tích cực của các giải pháp đem lai ......................................... 12
2.2.2 Hạn chế còn gặp phải ........................................................................... 13
Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi
phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng khoảng đại dịch Covid
19 .......................................................................................................................... 14
3.1 Chính sách hỗ trợ chung ............................................................................ 14
3.2 Đối với ngành du lịch địa phương, các công ty trong ngành du lịch ........ 15
3.3 Đối với thị trường khách ............................................................................ 16
3.4 Xác định vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch ........................... 16
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 17

1


Lời mở đầu
Kinh tế thị trường là thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà nước
Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vai trị của
các chủ thể tham gia thị trường. Việt Nam ta đang trong giai đoạn chuyển sang cơ
chế thị trường nhiều thành phần kinh tế cho nên vai trò của các chủ thể tham gia thị
trường cũng biến đổi theo từng giai đoạn nhất định
Với tư cách là môi trường cho các quan hệ sản xuất và trao đổi phát huy tác dụng
dưới tác động của các quy luật thị trường, có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia
thị trường, mỗi chủ thể có một vai trị nhất định, điển hình có một số chủ thể chính
như: Người sản xuất, Người tiêu dùng, Các chủ thể trung gian trong thị trường và
đặc biệt là Nhà nước.
Hiện nay, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến toàn bộ
ngành kinh tế, đặc biệt là ngành Du Lịch ở Việt Nam. Dịch bệnh làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đa số các chủ thể tham gia thị trường trong ngành Du Lịch như:
Các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch, Lượng khách nội địa và quốc tế, Các
công ty tour, Các đơn vị vận tải và Nhà nước. Doanh thu trong ngành Du Lịch sụt
giảm mạnh tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung.
Vì vậy, trước thực trạng trên, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp, phương hướng
thiết thực để khôi phục và phát triển ngành Du Lịch hậu Covid 19.
Với tính cấp thiết trên, em lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Vai trị của các chủ thể
chính tham gia thị trường. Giải pháp để phát huy vai trị của các chủ thể này
nhằm khơi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng khoảng đại
dịch Covid 19”. Bài tiểu luận gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát lý luận về thị
trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường; Chương II: Thực trạng của

ngành du lịch do tác động của dịch Covid 19, giải pháp được đề ra và kết quả đạt
được, hạn chế của những giải pháp trên; Chương III: Phương hướng để phát huy vai
trị của mình để khơi phục và phát triển ngành du lịch hậu Covid.

2


Chương I: Khái quát lý luận về thị trường và vai trò của các chủ thể
khi tham gia thị trường
1.1 Thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường
Theo nghĩa hẹp, Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa
các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận
được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa và dịch vụ sẽ nhận được số
tiền tương ứng.
Theo nghĩa rộng, Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,
mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội nhất định.
Ví dụ: Chợ truyền thông, chợ online, siêu thị,….
1.1.2Phân loại thị trường
Theo đối tượng hàng hóa: Thị trường tư liệu sản xuất và Thị trường sức lao động.
Theo phạm vi hoạt động: Thị trường trong nước và Thị trường thế giới.
Theo đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: Thị trường các yếu tố đầu vào và Thị
trường hàng hóa ra.
Theo tính chất và cơ chế vận hành của thị trường: Thị trường tự do, Thị trường có
điều tiết, Thị trường canh tranh hồn hảo, Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo.
Theo tính chun biệt của thị trường có thể chia thành nhiều loại thị trường gắn với
các linh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Ngày nay, các nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và phức tạp hơn, do đó hệ
thống thị trường cũng biến đổi phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của nền

kinh tế. Vì vậy, để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải
hiểu rõ về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị
trường và các vấn đề liên quan khác.
1.1.3 Vai trò của thị trường
Xét trong mối quan hệ với thúc đầy sản xuất và trao dồi hàng hóa (dịch vụ) cũng
như thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường có thề được khái quát
như sau:
Một là, Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản phẩm phát triển.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa càng nhiều, địi hỏi thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Sự mở rộng của thị trường đến lượt nó lại thúc đẩy sản xuất phát triển
3


Hai là, Thị trường kích thích sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bổ hiệu quả nguồn nhân lực trong kinh tế.
Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển. Do đó địi hỏi
các thành viên trong nền kinh tế khơng ngừng nỗ lực, sáng tạo để thích ứng với sự
phát triển của thị trường.
Thông qua thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các
chủ thể sử dụng hiệu quả, thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng
lực sử dụng nguồn lực hiệu quả trong nền sản xuất.
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Xét về phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân
phối, tiêu dung trở thành một thể thống nhất.
Xét về quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường làm cho nền kinh tế trong nước
gắn liền với thế giới. Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng khơng
chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ đó
có sự kết nối, liên thơng với các quan hệ trên phạm vi thế giới.
Bốn là, vai trò của thị trường gắn liền với cơ chế thị trường.

Thị trường trở nên sống động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường. Cơ chế thị
trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguôn vôn, tài ngun,
cơng nghộ, sức lao động, thơng tin, trí tuệ., trong nền kinh tế thị trường. Đây là một
kiều cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất
hàng hóa hình thành.
Điều kiện xuất hiện thị trường:


Xuất hiện các phân cơng lao động



Các chủ thể kinh tế hoạt động lẫn nhau

1.2 Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường.
Với tư cách là môi trường cho các quan hệ sản xuất và trao đổi phát huy tác dụng
dưới tác động của các quy luật thị trường, có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia
thị trường, mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng. Sau đây sẽ xem xét vai
trị của một số chủ thể chính, đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể
trung gian trong thị trường và nhà nước. Cụ thể là:
4


1.2.1 Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra
thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các
nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…Họ là những người trực tiêp
tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.
Người sản xuất là những người sử dụng yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và
thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã

hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt
lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn, Vì vậy, họ ln phải quan tâm
việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố
sao cho có lợi nhất.
Ngồi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với
con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ khơng làm tổn hại sức
khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

1.2.2 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại
của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động
lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng sản xuất. Do đó,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ngồi việc thỏa mãn nhu cầu
của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
* Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương đối
để thấy được chức năng chính của chủ thể này khi tham gia thị trường. Trên thực tế,
doanh nghiệp luôn đóng vai trị vừa là người mua cũng vừa là người bán.
1.2.3Các chủ thể trung gian trong thị trường
Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã
hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc.
Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể
này có vai trị ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua,
bán.
5


Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh
hoạt hơn. Hoạt động của các trung gian của thị trường làm tang cơ hội thực hiện giá

trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản xuất
và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay, các chủ thể trung gian
thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà cịn rất nhiều các chủ
thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới
chứng khốn, trung gian mơi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công
nghệ…Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị
trường trong nước mà cịn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại
hình trung gian khơng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới xuất
khẩu lao động bất hợp pháp…). Những trung gian này cần được loại trừ.

1.2.4 Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về nền kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục
những khuyết tật của thị trường.
Một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập
môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ.
Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm
hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy
phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản
lí nhà nước, cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển,
khơng gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, nhà nước cịn sử dụng các cơng cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật
của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.
Quan niệm kinh tế học về vai trò của chính phủ: Chính phủ điều chỉnh các khuyết
tật của thị trường độc quyền, ơ nhiễm nhằm khuyến khích hiệu quả. Các chương
trình của chính phủ ổn đinh kinh tế vĩ mơ.
Nguồn: P.Samuelson, Kinh tế học, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia H.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi các hoạt
động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của

6


thị trường: đồng thời chịu sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có
thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường,
song tất cả các mơ hình đều có điểm chung là khơng thể thiếu vai trị kinh tế của
nhà nước.

Chương II: Thực trạng
2.1 Tác động của đại dịch Covid 19 đối với các chủ thể trong ngành du lịch
Việt Nam
2.1.1 Đối với các doanh nghiệp lữ hành, cơng ty du lịch, nhà hàng, khách
sạn
Nhìn lại tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy khi dịch
xảy ra, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm du lịch. Các
hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thơng hầu hết bị
hỗn lại do lệnh đóng cửa trên tồn quốc dẫn đến hàng loạt khách sạn, nhà hàng,
dần đóng cửa vì khơng có doanh thu.
Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước
tính chỉ đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa phương có
doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 giảm mạnh như: Khánh Hòa giảm 85,1%;
Quảng Nam giảm 78,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 76,7%; Đà Nẵng giảm
73,3%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 64,3%; Bình Dương giảm 60,1%; Quảng Bình
giảm 58,2%; Cần Thơ giảm 55,3%; Hà Nội giảm 48,4%; Bình Định giảm 40,1%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm nay ước tính cũng chỉ đạt 510,4 nghìn tỷ
đồng, giảm 13% so với năm trước.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống q I/2020 ước tính đạt 126,2 nghìn tỷ đồng,
chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019
tăng 11,3%). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều cơ sở kinh doanh nhà
hàng, khách sạn không hoạt động, dẫn đến sụt giảm doanh thu ở các địa phương,

trong đó Khánh Hịa giảm 38,2%; TP. Hồ Chí Minh giảm 30,3%; Đà Nẵng giảm
23,7%; Thanh Hóa giảm 20,4%; Hà Nội giảm 20,2%; Cần Thơ giảm 17%; Lâm
Đồng giảm 16,8%; Quảng Bình giảm 14,5%; Quảng Ninh giảm 12,4%; Hải Phòng
giảm 8,9%.
7


Nhiều doanh nghiệp lớn chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại cơng ty, số cịn lại
nghỉ khơng hưởng lương hoặc hưởng mức lương giảm đến 80%. Tác động của dịch
Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm trong ngành du lịch. Tính đến giữa
tháng 4/2020, gần 740 nghìn lao động trong ngành dịch vụ - lưu trú và ăn uống bị
ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách
sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các công ty đa quốc
gia thậm chí cịn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến hết tháng 6/2020,
hơn 80% nhân sự khơng có việc làm. Nếu tình hình khó khăn hơn thì tình trạng thất
nghiệp chắc chắc cũng kéo dài hơn.
2.1.2 Đối với khách du lịch (Lượng cầu)
• Lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh
Theo Tổng Cục Thống Kê, tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước
tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
khách đến bằng đường hàng khơng đạt 2.991,6 nghìn lượt người - chiếm 81,1%
lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 14,9%; bằng đường bộ đạt 551,1 nghìn
lượt người - chiếm 15% và giảm 39,4%; bằng đường biển đạt 144,1 nghìn lượt
người - chiếm 3,9% và tăng 92,1%.
Trong 3 tháng đầu năm, khách đến từ châu Á đạt 2.674,4 nghìn lượt người chiếm 72,5% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung
Quốc đạt 871,8 nghìn lượt người - giảm 31,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn
Quốc: 819,1 nghìn lượt người - giảm 26,1%; Nhật Bản: 200,3 nghìn lượt người giảm 14,1%; Đài Loan: 192,2 nghìn lượt người - giảm 7,2%; Malaysia: 116,2
nghìn lượt người - giảm 19,1%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có

số khách đến Việt Nam vẫn tăng trong quý I như Thái Lan: 125,7 nghìn lượt người
- tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; Cam-pu-chia đạt 120,4 nghìn lượt người tăng 254,3%; Lào đạt 36,8 nghìn lượt người - tăng 38,5%.
Khách đến từ châu Âu trong q I ước tính đạt 664,3 nghìn lượt người - giảm
3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Vương quốc Anh đạt 81,4
8


nghìn lượt người - giảm 9,4%; Pháp 74,5 nghìn lượt người - giảm 14,7%; Đức 61,5
nghìn lượt người - giảm 14,9%; riêng khách đến từ Liên bang Nga tăng 13,6% với
245 nghìn lượt người. Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234 nghìn lượt người giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ, đạt 172,7
nghìn lượt người - giảm 21,4%. Khách đến từ châu Úc đạt 102,2 nghìn lượt người giảm 14,4%, trong đó khách đến từ Australia đạt 92,2 nghìn lượt người - giảm 15%.
Khách đến từ châu Phi đạt 11,9 nghìn lượt người - tăng 2% so với cùng kỳ năm
2019.
• Lượng khách du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng
Ở trong nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm soát tốt, du lịch nội
địa vẫn hoạt động nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch
bùng phát.
Cầu du lịch trong nước cũng sụt giảm mạnh. Do đa số người dân có xu hướng tránh
đi đến những địa điểm tập trung đông người như sân bay, trạm tàu, trạm xe buýt và
các nhà hàng, khu vực vui chơi giải trí.
2.1.3 Đối với các chủ thể trung gian ( các hãng vận tải du lịch, các ứng
dụng đặt phòng khách sạn…)
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020 của Tổng cục Thống kê,, tất cả
các ngành đường đều bị ảnh hưởng do nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh, vận
tải hành khách đường bộ quý I năm 2020 đạt 1.128,3 triệu lượt khách - giảm 6,3%
so với cùng kỳ năm 2019, và 38,5 tỷ lượt khách.km - giảm 7,2%; đường thủy nội
địa đạt 47,7 triệu lượt khách - giảm 1,3%, và 1,1 tỷ lượt khách.km - giảm 0,4%;
đường biển đạt 1,3 triệu lượt khách - giảm 23,2%, và 109,4 triệu lượt khách.km giảm 5,8%; đường sắt đạt 1,5 triệu lượt khách - giảm 27,8%, và 0,7 tỷ lượt
khách.km - giảm 23,8%.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng

khách du lịch nước ngoài giảm 50% so với năm 2019. Các hãng hàng khơng Việt
Nam cũng bị thua lỗ. Ví dụ, Vietnam Airlines ước tính lỗ 647 triệu USD trong cả
năm, trong khi hãng hàng không giá rẻ VietJet Air lỗ 90,5 triệu USD trong nửa đầu
năm 2020.
Bên cạnh đó, các công ty tour du lịch, các ứng dụng hỗ trợ đặt phòng, khách sạn
9


như Traveloka, Booking.com, Agoda, Airbnb, Luxstay… doanh thu cũng bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid 19, lượng khách hủy tour, hủy phòng ngày càng gia tăng.
2.1.4 Đối với Nhà nước
Tác động của dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến ngành du lịch nói riêng và với nền
kinh tế Việt Nam nói chung. Theo Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế
trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so
với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2%.
2.2 Thực trạng ứng phó và phục hồi du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh
sau đại dịch Covid 19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, Việt Nam đã có nhiều phương án kiểm
sốt đồng thời có những chính sách phục hồi ngành du lịch một cách chủ động, hiệu
quả, an toàn. Cụ thể Việt Nam đã có các phương án sau:
• Đẩy mạnh du lịch nội địa
Hàng năm có khoảng 14 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài, hiện tại du lịch
nước ngoài bị đình trệ, họ sẽ trở thành khách hàng nhiều tiềm năng đối với những
sản phẩm du lịch có chất lượng cao ở trong nước.
Trong khoảng thời gian Việt Nam khống chế được dịch Covid 19, vào cuối tháng
4/2020, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch đã phát động Chương trình “Người Việt
Nam du lịch Việt Nam”, đã có 15 địa phương ở các địa bàn trọng điểm phát triển du
lịch đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu, kết nối doanh nghiệp, hợp tác giữa du
lịch, hàng không và các điểm tham quan, cùng nhiều ưu đãi, giá hợp lý, mở lại các
đường bay, tần suất bay tạo ra nhiều thuận lợi kích cầu du lịch nội địa.

Tích cực duy trì hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam “An tồn & Hấp dẫn”
thơng qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, theo
hình thức online tại các hội chợ du lịch quốc tế online như ITB Asia 2020...
Điển hình là tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2020 (khai mạc ngày 18-11-2020 tại
Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, tổ
chức hội nghị giới thiệu, quảng bá hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - điểm đến an tồn
và hấp dẫn”. Đồng thời, cùng với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị xây
dựng gian hàng chung với chủ đề “Con đường di sản miền Trung”.

10


• Tạo ra các gói kích cầu du lịch
Các cơng ty lữ hành du lịch: đã đưa ra các gói kích cầu du lịch như giảm giá khi
đặt phịng khách sạn, ngồi ra cịn tăng chất lượng dịch vụ, làm mới những sản
phẩm đang có, đầu tư sản phẩm mới để thu hút khách du lịch
Điển hình đã có các doanh nghiệp lữ hành đã tung ra nhiều sản phẩm là các tua với
mức giá giảm từ 30 đến 50% (như các tua trải nghiệm mùa thu với điểm đến ở các
tỉnh vùng núi phía bắc có mức giảm từ 40 đến 50%; hoặc các tua đến vùng ven biển
Nha Trang, Quy Nhơn, Bình Thuận…, với mức giá giảm từ 30 đến 40% so với
hằng năm)
Các hãng hàng không: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)
đến nay đã có chính sách để khách bảo lưu vé đến hết tháng 6/2021; Vietjet Air áp
dụng chính sách miễn phí thay đổi chuyến bay, giờ bay, hay đổi ngày bay; miễn phí
thay đổi hành trình. Khách hàng có thể lựa chọn chuyến bay mới phù hợp với thời
gian bay từ 1/8/2020 đến hết 30/10/2021.
• Khai thác thị trường tiềm năng mới
Dịch Covid 19 tác động làm cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh đặc
biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc..Vậy nên ngồi việc đẩy mạnh kích cầu du
lịch trong nước, Việt Nam ta đã khai thác và tìm ra các thị trường tiềm năng mới

như: Ấn Độ, Australia, Malaysia… Song song đó, các doanh nghiệp lữ hành cũng
áp dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá sâu cho các thị trường đã khai thác
nhiều năm qua như: Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),
Trung Quốc…
Nghiên cứu sử dụng phương án xây dựng “hành lang du lịch” (“bong bóng du lịch”)
Trên thế giới sử dụng thuật ngữ “bong bóng du lịch” hay “hành lang du lịch” để nói
về sự an tồn giữa hai quốc gia, giữa một số quốc gia/vùng lãnh thổ có mối liên kết
và cam kết gửi khách đến - đi an toàn. Một số nước đã triển khai như NewZealand,
Australia, Anh, Đức, Áo…Việt Nam cũng có thể thực hiện với một số quốc gia/
vùng lãnh thổ làm tốt công tác khống chế dịch, ví dụ như Đài Loan, đây cũng là thị
trường được Du lịch Việt Nam khá chú trọng.
• Ln đặt sự an toàn lên hàng đầu
11


Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị
đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lịng, đồn kết của tồn dân, tồn qn,
cơng tác phịng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm sốt
được dịch bệnh. Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ
doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19.
Tồn ngành du lịch Việt Nam tập trung cùng cả nước thực hiện mục tiêu kép: Ưu
tiên phòng chống dịch đến khi Việt Nam tuyên bố là quốc gia kiểm soát dịch tốt,
khơng có ca nhiễm cộng đồng, khơng cịn dịch bệnh để dỡ bỏ hoàn toàn các biện
pháp, khuyến cáo hạn chế, cấm du lịch quốc tế đối với Việt Nam. Từ đó, tạo nên cơ
hội để phục hồi tồn bộ ngành du lịch VN.
Các đơn vị lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch cần thông báo
kịp thời những trường hợp khách có biểu hiện mắc COVID-19 và hành trình di
chuyển của các đồn khách đi, về từ vùng có dịch với cơ sở y tế địa phương.
Đối với các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách cần
tiếp tục tăng cường các biện pháp phịng, kiểm sốt lây nhiễm COVID-19, tuân thủ

đo thân nhiệt cho du khách, bố trí chỗ ngồi giãn cách, thường xun vệ sinh mơi
trường…

2.2.1 Kết quả tích cực của các giải pháp đem lai
Sau 2 tháng phát động chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam”, hoạt động
du lịch nội địa đã phục hồi rõ rệt. Lượng khách nội địa tháng 6/2020 đạt 7 triệu lượt
tăng 2,3 lần so với tháng 5/2020. Lượng chuyến bay trong nước của các hãng hàng
không đã hồi phục, thậm chí cịn mở thêm nhiều đường bay mới với tần suất từ giữa
tháng 6 vượt 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Các công ty lữ hành, doanh nghiệp đã có những thay đổi, chính sách phù hợp với
tình hình dịch bệnh. Lượng khách nội địa đặt tour, vé máy bay có sự cải thiện rõ rệt
nhờ các chính sách hợp lí của Chính Phủ.
Ngồi ra, hình ảnh du lịch Việt Nam được quảng bá mạnh mẽ ra thế giới bằng các
phương tiện truyền thông qua các trang báo điện tử, website khu du lịch.. Quảng bá
điểm đến, giới thiệu sản phẩm trong đó nhấn mạnh những ưu đãi, giải thích các yếu
12


tố tạo ra ưu đãi nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.
2.2.2 Hạn chế cịn gặp phải
Có thể giảm giá để kích cầu, nhưng đây khơng phải là biện pháp dài hạn.
Nhiều công ty lữ hành đã tung ra chiến dịch giảm giá ngay sau khi cơn khủng
khoảng dịch bệnh qua đi, vừa để cạnh tranh, vừa để kích thích nhu cầu đi lại của
người dân. Nhưng biện pháp này có thể dẫn đến tình trạng “pha lỗng giá”, đặc biệt
đối với hệ thống khách sạn trên cả nước. Do đó, đây khơng phải giải pháp chiến lược
bền vững, lâu dài.
Nguồn lực dự phòng của du lịch quá yếu, rõ ràng du lịch được xác định là một
ngành kinh tế quan trọng và thực tế là có sự bứt phá rất mạnh mẽ thời gian qua,
nhưng nguồn quỹ dự phòng cho những rủi ro, sự cố, thiên tai là gần như bằng 0;
Chính phủ đã cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tuy nhiên đến nay vẫn

chưa hoạt động được do vướng nhiều vấn đề.
Sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, mới tập trung chủ yếu vào 4 dịng sản phẩm
chính là du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch đơ thị. Đại
dịch cho thấy cần có bước chuyển hóa mạnh mẽ về việc xây dựng các sản phẩm du
lịch đa dạng và phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu du lịch theo xu hướng hiện nay.
Cần cẩn trọng khi xây dựng phương án “hành lang du lịch”, “bong bóng du
lịch”. Hiện tại Việt Nam đang áp dụng quy định nghiêm ngặt về hạn chế đi lại, chỉ
cho phép 1 số lượng nhỏ chuyến bay thực hiện. Do vậy phải mất thời gian để khách
quốc tế quay trở lại với quy mơ lớn. Đã có nhiều cuộc bàn thảo về việc xây dựng các
“hành lang du lịch” cho phép người dân đi lại giữa các nước khơng có ca nhiễm
hoặc số ca gần như bằng 0. Tuy nhiên phương án này gặp phải rủi ro về an tồn rất
lớn, các cơng ty lữ hành cần phải chuẩn bị những kịch bản phù hợp.
Khách nội địa khó có thể bù đắp doanh thu thu được từ khách quốc tế. Dù tạo
được “những luồng gió mát” nhờ du lịch nội địa trong nước, nhưng Việt Nam vẫn
phải phụ thuộc nhiều vào các thị trường quốc tế (Phần lớn là các du khách Châu Á).
Dù kết quả của các chương trình kích cầu nội địa mang lại hiệu ứng tốt, tuy nhiên
sức mua của khách nội địa không thể bù đắp hết được khoảng trống mà khách quốc
tế để lại.

13


Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm
khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng khoảng
đại dịch Covid 19
Những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến ngành Du lịch năm 2020 là rất nặng
nề. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng gợi mở nhiều cơ hội để ngành du lịch vượt qua
thách thức. Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm sốt thành
cơng dịch Covid-19 được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là lợi thế để
Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn.

Trước những thực trạng, hạn chế cịn đang gặp phải trong chính sách khôi phục
ngành du lịch, sau đây là những giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể nhằm
phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid 19:
3.1 Chính sách hỗ trợ chung
Kiểm sốt chặt tình hình và diễn biến của dịch Covid-19 cũng như các biến thể
virus mới.
Tiếp tục chính sách miễn giảm thuế phí cho các doanh nghiệp ngành du lịch
trong năm 2021. Hỗ trợ cho các DN kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu
nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng trong năm 2021 trong khoảng thời gian từ 6 - 12
tháng; giảm 50% thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng trong năm 2020; tiếp tục
giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ internet...
Chính sách hỗ trợ tài chính cho vay ưu đãi để phục hồi hoạt động kinh doanh.
Về các gói vay tài chính từ ngân hàng: đa phần các ngân hàng vẫn đang đàm phán
cho vay tiếp với điều kiện phải có tài sản thế chấp trong khi các cơng ty lữ hành
ngay cả khi hoạt động bình thường trước dịch đều không dựa trên tài sản cụ thể (như
vận chuyển, lưu trú, dịch vụ...) mà trên tài sản vơ hình như thương hiệu, tài nguyên
khách hàng, uy tín là chủ yếu. Các công ty lữ hành đang rất cần nguồn tiền để giải
quyết khó khăn nhưng lại khơng thể tiếp cận được các gói vay ưu đãi. Ngay cả chấp
nhận vay với lãi suất cao nhưng vẫn không được phép vay vì du lịch vẫn là ngành
nằm trong nhóm rủi ro cao và doanh nghiệp lữ hành thường khơng có tài sản thế
chấp.
Tập trung cơng tác truyền thơng trong đó nhận mạnh những điểm đến du lịch an
toàn cũng là chỉ đạo của Chính phủ chống dịch nhưng vẫn phải tập trung phát triển
kinh tế. Tổng cục Du lịch đã và đang triển khai mở rộng hợp tác với các tập đồn
cơng nghệ lớn như Google, TikTok, các tập đồn viễn thông và cơ quan truyền
14


thông như Mobifone, Viettel, VNPT, VTV... để đẩy mạnh phát triển du lịch thông
minh.

3.2 Đối với ngành du lịch địa phương, các cơng ty trong ngành du lịch
Giai đoạn bình thường mới sau dịch, cần tập trung vào các chính sách kích cầu du
lịch đặc biệt là du lịch nội địa. Các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại địa
phương cần tập hợp lại và cùng nhau xây dựng các chương trình, kích cầu, làm mới
lại sản phẩm.
Đây thực sự là thời điểm áp dụng công nghệ số, chú trọng nhiều hơn đến sức
khỏe và vệ sinh, đồng thời làm tăng nhu cầu về trải nghiệm không tiếp xúc và các
tùy chọn thanh tốn. Có kế hoạch tăng cường sử dụng các sáng kiến ứng dụng kỹ
thuật số, chuyển sang hướng du lịch “thơng minh”, “cá nhân hóa” và “khơng tiếp
xúc”. Ngồi ra, có thể cho khách hàng tự lên lịch trình bằng cách sử dụng các cơng
cụ số liên kết với nhau và hỗ trợ khả năng sửa hoặc hủy kế hoạch giúp tin tưởng
niềm tin và sự tin tưởng về lâu dài- vốn là điều kiện để sớm kéo du khách trở lại.
Sẵn sàng các chiến dịch, chương trình, sản phẩm kích cầu du lịch quốc tế , cụ
thể theo cấp quốc gia và doanh nghiệp theo từng thị trường, đối tượng khách hàng,
điều chỉnh thay đổi theo nhu cầu, hành vi, thị hiếu, mức độ quan tâm với các giải
pháp an tồn theo các tiêu chí cụ thể, tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế
được chấp nhận theo hướng du lịch an toàn, du lịch không gian xanh…
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu
cầu phát triển du lịch thông minh; tiếp tục tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho
các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, tái cơ cấu lại bộ
máy tổ chức nhân sự tinh gọn, linh động và hiệu quả hơn, đổi mới và nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch.
Thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết trong ngành Du lịch. Năm 2021, toàn ngành sẽ
triển khai hoạt động theo phương châm “Liên kết, hành động và phát triển”. Đây là
yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch - một ngành kinh tế tổng hợp, liên
quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác. Ngành Du lịch sẽ phối hợp, kiến nghị với các
bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai các chính sách đồng bộ để phát triển du
lịch thông minh một cách hiệu quả.
15



3.3 Đối với thị trường khách
Tạo dựng nền tảng cho nhu cầu của khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Để
khai thác nhu cầu du lịch ra nước ngoài, các cơng ty lữ hành cần theo dõi tình hình
triển khai bong bóng du lịch. Điều này đặc biệt ý nghĩa với Việt Nam, do phần lớn
du khách nước ngoài đến từ các khu vực lân cận có quan hệ hợp tác chặt chẽ và có
tỷ lệ lây nhiễm tương đối thấp.
Bổ sung những trải nghiệm cho du khách, không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú mà
phải hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống. Theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, ngân sách dành cho lưu trú của du khách trong nước đã giảm
dần trong vài năm trở lại đây, từ 23% năm 2011 xuống cịn xấp xỉ 15% năm 2019.
Các cơng ty du lịch có thể thay đổi phương thức hoạt động từ xây dựng resort hạng
sang và bán vé tham quan sang thiết kế những hoạt động độc đáo và khai thác
những trang nền tảng này cho xu thế du lịch – trải nghiệm.
Truyền thơng an tồn: Đây là yếu tố hàng đầu trong việc thúc đẩy phục hồi du lịch
hiện nay. Cần các cơ quan ban ngành quản lý du lịch, cơ quan truyền thông báo
đài… chỉ đạo thực hiện các công tác truyền thông nhấn mạnh hơn nữa vào yếu tố an
toàn của điểm đến, và các điểm đến lân cận.
3.4 Xác định vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch
Thứ nhất, cơ quan nhà nước và hiệp hội ngành cần bảo đảm cho sự tồn tại của
doanh nghiệp. Chính phủ có thể thử nghiệm nhiều phương án vốn bền vững như tập
hợp doanh thu khách sạn để một số nhỏ khách sạn có cơng suất buồng
phịng cao hơn có thể chia sẻ doanh thu với nhau. Phương án này có thể giúp khách
sạn tối ưu hóa chi phí khả biến và chính phủ ít phải đưa ra các chương trình kích
cầu hơn.
Thứ hai, Chính phủ cần hậu thuẫn cho các chương trình chuyển đổi cơng nghệ số
và phân tích dữ liệu nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhà nước có thể đóng vai trò kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối và đơn vị
trung gian để tạo ra các gói sản phẩm hấp dẫn cho từng phân khúc du khách, và sau
đó dựa trên những tương tác với du khách để phân tích, đưa ra những kiến thức

quan trọng cho các bên trung gian.
Thứ ba, Chính phủ cần đưa ra các chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết yếu về tài
16


chính nhằm duy trì hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp, nguồn nhân lực ngành du
lịch để có thể hồi phục hoàn toàn hoạt động du lịch và du lịch quốc tế khi điều kiện
cho phép.
Cuối cùng, Việt Nam có cơ hội thực tế trong việc thúc đẩy thị trường du lịch mạo
hiểm của mình. Chính phủ và các hiệp hội ngành có thể tận dụng đà tăng trưởng
chung của cả nước và sự phục hồi của giao thương quốc tế để thúc đẩy nhu cầu của
khách du lịch. Việt Nam hồn tồn có khả năng thực hiện điều đó.

KẾT LUẬN
Qua 3 chương, ta có thể có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường và vai trò của các
chủ thể tham gia thị trường đặc biệt là trong ngành du lịch. Từ đó, thấy được tác
động nặng nề của dịch Covid 19 với các chủ thể trong ngành du lịch Việt Nam và
xác định được những giải pháp mới để khôi phục ngành du lịch sau bối cảnh đại
dịch. Muốn phục hồi và phát triển nhanh cần phải có sự liên kết của tất cả các chủ
thể trong thị trường đặc biệt là vai trò của Nhà nước. Từ những khó khăn dịch bệnh
này, Việt Nam có thể coi là cơ hội để nhìn lại chính mình và chuẩn bị cho tương lai,
trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng chiến lược quảng bá
hình ảnh du lịch trực tiếp cũng như ngày một khẳng định, Việt Nam là một trong
những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực Châu Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khoa Lý luận chính trị, Tài liệu học tập và bài tập thực hành Kinh tế chính trị Mác
– Lê Nin (Học viện Ngân Hàng)
Tạp chí Cơng Thương, “Ảnh hưởng của dịch tới ngành Du lịch Việt Nam”
/>Tổng cục Du Lịch, “Thị trường du lịch sẽ “khởi động lại” sau dịch Covid-19 như

thế nào?”, “Tương lai tươi sáng cho du lịch Việt sau Covid-19”
/>Tổng cục Du Lịch, “ CSDL số liệu Thống kê ngành Du Lịch”
/>Báo Nhân dân, “Du Lịch Việt Nam phát huy động lực bào Covid 19”
17



×