Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÒNG NGỪA tội PHẠM TRỘM cắp tài sản TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ lộc, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.72 KB, 16 trang )

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trộm cắp tài sản: TCTS
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
An ninh tổ quốc: ANTQ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 3
1.Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.............................................................................

3

2. Kết cấu đề tài.........................................................................................................

4

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM........................................................................................................................ 5
1.1 Khái niệm và nội dung của phòng ngừa tội phạm...........................................

5

1.1.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm....................................................................

5


1.1.2 Nội dung của phòng ngừa tội phạm...............................................................

5

1.1.3 Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm ................................................................ 6
1.2 Các nguyên tắc Phòng ngừa tội phạm.............................................................. 6
1.2.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ......................................................... 6
1.2.2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa ........................................................... 7
1.2.3 Nguyên tắc nhân đạo ......................................................................................

7

1.2.4 Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tội phạm ..... 8
1.2.5 Nguyên tắc khoa học ...................................................................................... 8
1.2.6 Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phịng ngừa tội phạm................... 8
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
...................................................................................................................................

9

2.1 Thực trạng phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................................... 9
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
...................................................................................................................................1
1
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG

1



TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................... 12
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 14

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người,
mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Tồn huyện có
18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven
biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú
Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đơng giáp biển Đơng; phía Tây giáp
huyện Nam Đơng.
Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thơng
quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc
nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố
Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km
về phía Nam). Do đó, trong những năm đổi mới cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế
vừa qua, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách phù hợp
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, mặt trái
của sự phát triển kinh tế cũng đã tác động mạnh mẽ tới tình hình trật tự, an tồn của
địa phương. Một bộ phận cư dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên do chịu ảnh
hưởng của lối sống buông thả, thích hưởng thụ, tha hóa về đạo đức lối sống dẫn đến
vi phạm pháp luật ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm tội trộm cắp tài sản. Mặc

dù, cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế trong những năm vừa qua ngày càng được tăng cường mạnh mẽ trên cả
hai phương diện đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Tuy
nhiên, so với yêu cầu thực tế và đứng trước diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản
như hiện nay thì vẫn cịn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế nhất định. Dựa

3


trên yêu cầu về thực tiễn trên, em đã quyết định chọn “Phòng ngừa tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên
cứu. Qua đó đề ra một số kiến nghị để có thể phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu song bài làm vẫn khơng thể tránh khỏi một số
thiếu sót. Do đó, em mong rằng Thầy/Cơ sẽ góp ý cho em thêm những ý kiến đánh
giá để bài làm thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm
Chương 2: Hoạt động phòng ngừa tội phạm đối với tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng ngừa tội
phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4


CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM


1.1 Khái niệm và nội dung của phòng ngừa tội phạm
1.1.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm
Theo từ điển luật học thì “ phịng ngừa tội phạm là hoạt động của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội, của toàn thể cộng đồng và cơng dân nhằm nhanh chóng
và sớm phát hiện , ngăn chặn, khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình trạng
phạm tội, làm giảm tội phạm”. Từ đó ta có thể hiểu rằng, phịng ngừa tội phạm là
hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra. Như vậy, phịng ngừa tội phạm khơng
phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm
không cho tội phạm xảy ra. Để thực hiện được mục đích này địi hỏi hoạt động
phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động
tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt
tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này khơng thể là
hoạt động đơn lẻ mà địi hỏi phải là hoạt động có tính tổng hợp của Nhà nước, của
cả xã hội và của mọi cơng dân. Như vậy, có thể định nghĩa: Phịng ngừa tội phạm là
hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công
dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành
nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác
dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
1.1.2 Nội dung của phòng ngừa tội phạm
Thứ nhất, tiến hành các hoạt động ngừa tội phạm. Đó là khắc phục các nguyên
nhân và điều kiện phạm tội bằng việc cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, xóa bỏ các tình huống, hồn cảnh phạm tội, thơng qua tác động của
các biện pháp như quản lí, giáo dục, lập pháp,... làm vơ hiệu hóa khả năng làm phát
sịnh tội phạm.
Thứ hai, tiến hành các hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm Thực tế thì khơng
phải lúc nào tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng sẽ mang lại hiệu

5



quả cao mà bên cạnh đó thì vẫn cịn các trường hợp tội phạm xảy ra .Khi tội phạm
xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm là rất cần thiết .Trọng tâm của hoạt động này là
hoạt động điều tra ,xét xử ,cải tạo người phạm tội .Để biện pháp phịng ngừa đạt
hiệu qủa cao thì q trình này phải thật là nghiêm minh đúng với thủ tục tố tụng.Lấy
hình phạt để làm bài học tạo nên sự răng đe bởi vì khi họ chuẩn bị thực hiện hành vi
phạm tội thì họ cũng sẽ cân nhắc lại những hình phạt nghiêm khắc mà họ phải chịu .
Cần phải xây dựng một hệ thống các hình phạt phù hợp với từng tội danh cũng như
là phù hợp với thực tế .
1.1.3 Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm khơng mang tính chất trừng hay trả thù người phạm tội,
mà góp phần ngăn ngừa tình trạng con người phạm tội và chịu kết quả do hành vi
phạm tội đó gây ra. Điều đó có nghĩa là phịng ngừa tội phạm mang tính chất nhân
đạo.
Về khía cạnh kinh tế, phòng ngừa tội phạm ngăn chặn những thiệt hại to lớn
về kinh tế do tội phạm gây ra, giảm thiểu những thiệt hại mà nhà nước và xã hội
phải nhận. Mặt khác, phòng ngừa tội phạm giúp giảm tỉ lệ tội phạm kéo theo là khả
năng giảm ngân sách, thời gian của nhà nước cho hoạt động điều tra xét xử cải tạo.
Về khía cạnh quản lí, phịng ngừa tội phạm được coi là biện pháp để các cơ
quan chức năng kiểm sốt được tình hình tội phạm, góp phần duy trì trật tự, an
sinh xã hội.
1.2 Các nguyên tắc Phòng ngừa tội phạm:
Nguyên tắc cơ bản về phòng ngừa tội phạm là những quan điểm, phương châm
xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng chống tội phạm.
1.2.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Hiến pháp Việt Nam có quy định nội dung Nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật, khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân đều phải
nghiêm túc chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm
hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đều bị xử

lí theo pháp luật. Trên cơ sở nội dung này, phòng ngừa tội phạm cũng góp phần bảo
6


vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích của mọi cơng dân. Nếu
ngun tắc pháp chế được tơn trọng thì quyền con người trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm sẽ được bảo vệ, trách nhiệm của các chủ thể phòng ngừa sẽ được
tăng cường.
1.2.2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phòng ngừa tội phạm là lĩnh vực hoạt động có tính xã hội cao, do đó địi hỏi
sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nước, mọi cơng dân,
tơc chức vào hoạt động phịng ngừa tội phạm. Nhằm phát huy sức mạnh tổng thể
của toàn xã hội, giúp cho hoạt động phòng ngừa tội phạm được đẩy mạnh có hiệu
quả, đồng thời ngăn chặn và phát triển nhanh chóng, kịp thời những hiện tượng tiêu
cực của tội phạm
Ngồi ra, phịng ngừa tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác là trách
nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cơ quan
chuyên trách và không chuyên trách bảo vệ pháp luật và mọi công dân trong xã hội.
Do đó, để nguyên tắc này được đảm thực hiện trên thực tế, pháp luật cần có các cơ
chế hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm,
đồng thời tuyên truyền ý thức phịng ngừa tội phạm đến tồn dân, tập huấn về
chun mơn thúc đẩy ý thức phịng chống tội phạm các cơ quan, tổ chức. Nâng cao
nhận thức tham gia phòng ngừa tội phạm của toàn thể nhân dân.
1.2.3 Nguyên tắc nhân đạo
Trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
như hiện nay, nhân đạo là một giá trị có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ
bản chất của chế độ XHCN. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự cần
thiết phải thiết lập và tăng cường thực hiên nhân đạo XHCN, phù hợp với truyền
thống, tình hình kinh tế - xã hội, chính trị của Việt Nam ta.
Đối tượng mà Phòng ngừa tội phạm hướng đến là con người nói chung và

người phạm tội nói riêng. Vậy nên, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phòng
ngừa tội phạm khơng có tính chất làm nhục, đối xử tàn bạo hay hạ thấp giá trị danh
dự, nhân phẩm hay sức khỏe của người người phạm tội, mà hướng đến những cách
thức, biện pháp để sửa chữa sai sót trong tư duy sai lầm hay nhân cách của người
phạm tội. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp, kế hoạch phòng ngừa tội phạm cần
chú ý tập trung xây dựng các biện pháp giáo dục ý thức thay đổi nhận thức của
người phạm tội, hạn chế những biện pháp mang tính cưỡng chế, vi phạm đến quyền
con người. Khi tham gia cơng tác phịng ngừa tội phạm, nếu thưc hiện tốt nguyên
7


tắc này sẽ đạt được kết quả vô cùng cao, hạn chế tổn thương, góp phần cảm hóa,
cho người phạm tội thấy được sự khoan dung của pháp luật.
1.2.4 Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tội phạm
Trong phòng ngừa tội phạm, chủ thể phòng ngừa có vị trí rất quan trọng
trong q trình phịng ngừa tội phạm. Dựa vào thực tiễn, ta có thể thấy mỗi chủ thể
sẽ có khả năng và thẩm quyền khác nhau trong hoạt động phịng ngừa tội phạm, vì
vậy việc phối hợp giữa các chủ thể với nhau để cùng phòng ngừa tội phạm là một
vấn đề thiết yếu, vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc phối hợp này hiện nay vẫn
cịn rất nhiều hạn chế, thiếu sót hay thậm chí cản trở nhau giữa các chủ thể do các
quy định của pháp luật vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán khiến việc thực hiện
chức năng nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm của các chủ thể này bị hạn chế. Vì vậy,
để có sự phối hợp thống nhất về phân cơng nhiệm vụ, thẩm quyền của các chủ thể
thì cần có sự lãnh đạo thống nhất từ một cơ quan đầu mối chuyên trách, đồng thời
có một cơ chế phối hợp được định rõ trong các chương trình, kế hoạch để việc
phòng ngừa tội phạm được diễn ra một cách nhanh chóng, giảm bớt tiêu hao thời
gian, tiền của của xã hội. Nếu như nguyên tắc này được thực hiện tuân thủ, chắc
chắn sẽ phát huy lợi thế của các chủ thể, nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm.
1.2.5 Nguyên tắc khoa học
Thực tiễn cho thấy, trong công tác phòng ngừa tội phạm tiểm ẩn rất nhiều rủi

ro, phức tạp. Do đó, cần phải chú trọng xây dựng các kế hoạch, biện pháp phòng
ngừa tội phạm trên cơ sở khoa học, kết hợp với việc ứng dụng thành quả của khoa
học kĩ thuật vào nghiên cứu phòng ngừa tội phạm. Qua đó, ứng dụng hiệu quả các
kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách hiệu quả nhật. Nguyên tắc khoa học gia
tăng khả năng thành công, tiết kiệm sức lực, tiền bạc và hạn chế được rủi ro, tổn thất
trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.
1.2.6 Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phịng ngừa tội phạm
Xuất phát từ tính đặc thù của tình hình tội phạm và các điểu kiện phòng ngừa
tội phạm ở từng địa phương là hồn tồn khác nhau. Do đó, Ngun tắc cụ thể hóa
trong hoạt động phịng ngừa tội phạm được ra đời để khắc phục tình trạng định
hướng mang tính chung chung gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm ở từng địa phương riêng biệt. Ngồi ra, ngun tắc này
cịn khắc phục tình trạng hoạt động phịng ngừa tội phạm được tổ chức theo kiểu
hình thức, phong trào, kém hiệu quả ở một số địa phương nhất định. Để thực hiện
được nguyên tắc này đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp, giải pháp sao cho khả thi và
phù hợp nhất với đặc thù điều kiện phòng chống tội phạm tại từng địa phương.
8


CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Thực trạng phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, cơng tác đấu tranh, phịng ngừa các loại tội phạm va
tệ nạn xã hội đã, đang và luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện Phú Lộc quan tâm,
chỉ đạo quyết liệt và tổ chức thực hiện một cách bài bản, hiệu quả. Điển hình như
việc triển khai thực hiện, chấp hành các chủ trương, kế hoạch, chính sách của Đảng
và Nhà nước đề ra để phòng ngừa tội phạm như là: Chỉ thị số 48-CT/TW ngày

26/3/2008 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác
phịng chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/02/2011
của Ban Bí thư “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào tồn dân bảo
vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của
Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới”; Chỉ thị số 46- CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về “tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình
mới”;... Ngồi ra, các cơ quan chức năng khác cũng phối hợp, hợp tác tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phịng ngừa tội phạm nói chung và
phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Tăng cường tuần tra, giám sát, thực
hiên các biện pháp đảm an ninh trật tự để phòng ngừa tội phạm. Tích cực đào tạo,
nâng cao kiến thức chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhằm thỏa mãn được
nhu cầu phịng ngừa tội phạm nói chung và trộm cắp tài sản nói riêng.

9


Nhờ thực hiện nghiêm chỉnh những biện pháp phòng ngừa tội phạm, trong
những năm gần đây cụ thể là từ năm 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉ lệ
các vụ án trộm cắp tài sản được phát hiện và đưa ra xét xử ngày càng tăng, cho thấy
sự hữu hiệu của các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Năm 2018: Tổng số vụ án TCTS phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử
là 87 vụ/116 bị cáo, chiếm tỷ lệ 30.4% vụ và 23,3 % bị cáo trong tổng số tội phạm
nói chung.
Năm 2019: Tổng số vụ án đã điều tra, khởi tố và xét xử về tội TCTS là 95
vụ/139 bị cáo chiếm tỷ lệ 30,6% vụ và 25,6% bị cáo trong tổng số tội phạm nói
chung. Như vậy, so với năm 2016 thì số tội trộm cắp tăng 8 vụ/23 bị cáo.
Năm 2020: Tội TCTS là 88 vụ/114 bị cáo (giảm 7 vụ/ 25 bị cáo so với năm
2017). Tội TCTS mặc dù số vụ án/bị cáo đã giảm so với năm trước nhưng vẫn
chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số tội phạm nói chung (31,9%). Số liệu cho

chúng ta thấy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 3 năm đã thụ lý và giải quyết
270 vụ, 369 bị cáo phạm tội TCTS, chiếm 30,8% về số vụ và 26,2,9 % số bị cáo,
trung bình mỗi năm có khoảng 90 vụ với 123 bị cáo bị xét xử về tội trộm cắp tài
sản. Nhờ vào số liệu này ta có thể thấy, cơng tác phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài
sản của địa phương tuy có thực hiện nhưng lại thực hiện chưa triệt để, minh chứng
số vụ TCTS vẫn có sự biến động nhẹ.
Tuy nhiên, hoạt động của các loại tội phạm nói chung và tội pham trộm cắp
tài sản nói riêng hiện nay ngày càng tinh vi, liều lĩnh, tính chất phạm tội ngày càng
gia tăng, gây nguy hiểm về tài sản, thân thể, tính mạng của người dân. Theo thống
kê trên cho thấy, tội phạm trộm cắp tài sản ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các loại
tội phạm, gây lo lắng, bức xúc tới quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh trật ở địa phương. Sở dĩ diễn ra những tình trạng trên bởi lẽ cơng
tác phịng ngừa tội phạm ở địa phương tồn tại một số hạn chế như: công tác quản lí
Nhà nước về phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản còn nhiều sơ hỡ, cùng với sự
chủ quan, mất cảnh giác của người dân, tạo cơ hội, điều kiện để tội phạm trộm cắp
hoạt động. Đi kèm với đó, khơng thể khơng nói đến vấn đề cơ sở vật chất tại địa

10


phương cịn xơ sài, trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cán bộ cịn hạn chế nên
gây ra tình trạng không bắt được đối tượng phạm tội.
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ nhất, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, phổ biến pháp luật về phòng
ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng mặc dù
đã có thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó tuyên truyền
giáo dục ý thức của người dân là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phịng ngừa
tội phạm.
Thứ hai, việc bng lỏng cơng tác quản lý, ít quan tâm giáo dục của chính

quyền địa phương cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơng tác phịng ngừa
tội phạm.
Thứ ba, cơng tác nắm bắt, dự báo tình hình phạm tội của địa phương để từ đó
đưa ra các biện pháp phịng ngừa hợp lí chưa được phát triển mạnh.
Thứ tư, cơ chế, chính sách để huy động quần chúng nhân dân tham gia vào
cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản
nói riêng cịn nhiều bất cập.
Thứ năm, việc phối hợp quản lí giáo dục giữa nhà trường và gia đình chưa
được quan tâm nhiều.
Thứ sáu, trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cán bộ nhà nước còn hạn
chế, cơ sở vật chất hạ tầng cho việc phòng ngừa tội phạm chưa đảm bảo.

11


CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CƠNG
TÁC PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện sát sao những chỉ thị, kế hoạch mà
Đảng và Nhà nước đề ra, từ đó áp dụng thực tiễn ở địa phương một cách linh hoạt,
sáng tạo, khơng mang tính cứng nhắc, rập khuôn.
Thứ hai, đưa ra những biện pháp phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, bảo đảm an
sinh xã hội. Khi kinh tế xã hội phát triển cũng kéo theo sự phát triển của kinh tế gia
đình, nhờ vậy người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, trình độ dân trí, nhận thức
của người dân cũng ngày càng cao thì tỉ lệ phạm tội cũng sẽ giảm dần.
Thứ ba, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng
ngừa tội phạm trộm cắp nói riêng. Thực hiện nhiều chương trình, tăng cường thi đua
khen thưởng, xen kẽ tổ chức các hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh tuyên truyền ý

thức, kiến thức cho người dân về phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trộm
cắp tài sản nói riêng, nhất là đối với những nhóm đối tượng có quy cơ cao như thanh
thiếu niên, học sinh, gây ra sự chuyển biến về suy nghĩ, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Thứ tư, tăng cường tuần tra, giám sát, thiết lập những cơ chế kiểm tra để kịp thời
phát hiện, xử lí các sai sót, vi phạm, xử lí thật nghiêm minh các trường họp vi phạm,
làm gương cho toàn thể quần chúng nhân dân. Hạn chế khả năng làm phát sinh tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc.
Thứ năm, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước, tích cực đẩy mạnh thi đua khen thưởng đối với
những cơ quan nhà nước có thành tích tốt trong phịng ngừa tội phạm.
Thứ sáu, nghiên cứu, sửa đổi chương trình giáo dục pháp luật ở nhà trường, bên
cạnh phổ biến các quy định của pháp luật còn phải rèn luyện cho học sinh những kỹ
năng ứng dụng pháp luật vào trong thực tiễn cuộc sống; lựa chọn những giáo viên
có chuyên môn, kinh nghiệm để giảng dạy, truyền đạt những nội dung pháp luật về
phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng

12


KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế, hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và
phịng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt, nó
đã, đang và sẽ ln thu hút sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và tồn xã hội, qua
đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, phục vụ đắc lực
cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Với ý nghĩa như vậy, hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và
nhân dân tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, đây là cơng tác rất phức tạp, khó khăn, muốn
đạt được hiệu quả cao cần có sự tham gia của nhiều lực lượng, tiến hành đồng bộ
các biện pháp, giải pháp theo kế hoạch đã thống nhất. Thực tế cho thấy, trong 05

năm qua, mặc dù đã có nhiều nổ lực song hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đạt được
kết quả như mong muốn. Do đó, em hy vọng rằng những ý kiến, kiến nghị của em
sẽ góp một phần nhỏ giúp địa phương phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản một
cách tốt hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Tội phạm học, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
Hiến pháp 2013;
Lê Minh Tường, 2021, “Phịng ngừa tội phạm là gì ? Mục đích, nội dung,
phân loại các biện pháp phịng ngừa tội phạm” , truy cập ngày 23/08/2021
Trường đại học kiểm sát Hà Nội, “Khái niệm phịng ngừa tội phạm dưới
góc độ tội phạm học”, truy
cập ngày 23/04/2021.
Hoàng Thị Hoa, “PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI”, />%C3%ACnh-t%E1%BB%99i-tr%E1%BB%99m-c%E1%BA%AFp-t%C3%A0i- s
%E1%BA%A3n-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%8Ba-b%C3%A0n-t
%E1%BB%89nh-%C4%90%E1%BB%93ng-Nai.pdf, truy cập ngày 24/08/2021.

14



×