Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Trình bày quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đình chỉ điều tra; thực tiễn thi hành qua số liệu, vụ án hình sự cụ thể mà anh, chị thu thập được; từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.09 KB, 11 trang )

ĐỀ 3: Trình bày quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đình chỉ điều
tra; thực tiễn thi hành qua số liệu, vụ án hình sự cụ thể mà anh, chị thu thập
được; từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp.

PHỤ LỤC
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Khái quát về đình chỉ điều tra
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II. Quy định pháp luật về đình chỉ điều tra:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Các trường hợp ra quyết định đình chỉ điều tra:
3. Những quan hệ được khơi phục khi có quyết định đình chỉ điều tra
4. Phân tích cụ thể:
III. Thực tiễn vụ án cụ thể
IV. Thực trạng và nguyên nhân
V. Kiến nghị và giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước về mọi mặt thì tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước càng được chú trọng. Đặc biệt trong công tác hành pháp và tư
pháp. Sự ra đời có hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật Việt Nam càng đóng vai trị
quan trọng trong cơng cuộc đổi mới này và đặc biệt vào ngày 1/1/2018 Bộ Luật Tố
tụng Hình sự nói riêng có hiệu lực thay thế Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2005 đã phát huy
được những tích cực và hiệu quả trong cơng cuộc phịng và chống tội phạm. Bên cạnh


đó, cơng cuộc điều tra tội phạm là một trong những giai đoạn quan trọng và góp phần
trong việc định tội, xác định đúng người đúng tội, tránh oan sai, xử nhầm. Đình chỉ
điều tra trong tố tụng hình sự được đánh giá là một trong những chế định có ý nghĩa
sâu sắc. Bởi lẽ, Đình chỉ điều tra minh chứng cho mỗi người dân thấy rằng quyền và
lợi ích của họ ln được bảo vệ kịp thời, khắc phục được định kiến của các cơ quan
tiến hành tố tụng đối với bị can, cho rằng họ là người phạm tội nên trong quá trình giải
quyết vụ án chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Hơn nữa, Đình
chỉ điều tra đã thiết lập sự cơng bằng giữa lợi ích cơng và lợi ích riêng của cá nhân con
người, người bị hại, người bị khởi tố. Dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con
người trong tư pháp hình sự, khơng phải bất kỳ trường hợp nào người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, bị xã hội lên án và đáng
bị xử lý về hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Vẫn có trường hợp xét thấy
khơng phải áp dụng trách nhiệm hình sự mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình
chỉ điều tra miễn trách nhiệm cho người đó trên cơ sở pháp luật quy định. Làm như vậy
vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công
tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của luật hình
sự. Hơn nữa, chế định đình chỉ cịn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giúp hạn chế những sai sót trong q trình
nhận thức, đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu hình
sự. Về mặt pháp lý, quy định đình chỉ còn là mốc thời gian xác lập một trong những
giới hạn cần thiết của quá trình điều tra, truy tố. Đến một thời điểm nào đó đối với một
số vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng không thể điều tra, làm rõ được hành vi, sự kiện
phạm tội thì biện pháp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là giải pháp chấm dứt mọi hoạt
động điều tra, truy tố, giải quyết đối với vụ án đó. Vì vậy, e chọn đề tài quy định của
pháp luật về đình chỉ điều tra là đề tài nghiên cứu.

2


PHẦN II: NỘI DUNG

I. Khái quát về đình chỉ điều tra
1. Khái niệm:
- Đình chỉ điều tra là chấm dứt việc điều tra đối với vụ án hoặc đối với một hoặc một
số bị can của vụ án đó. Quyết định đình chỉ điều tra sẽ kết thúc việc tiến hành tố tụng
đối với bị can hoặc đối với vụ án bị đình chỉ.
- Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những
lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm:
- Thứ nhất: Đình chỉ điểu tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà
nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động
nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để
giải quyết vụ án hình sự.
- Thứ hai: Khác với tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điểu tra ở
đây khơng có ý nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động điều tra.
 Đình chỉ điều tra là kết cục của một quá trình hoạt động điều tra, khi xuất hiện
lý do khách quan theo quy định của pháp luật khơng thể xử lý hình sự đối với
người thực hiện hành vi (khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố) hoặc do khả
năng chủ quan của cơ quan điều tra, bằng các hoạt động điều tra không thể
chứng minh đuợc hành vi phạm tội khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy
định của pháp luật phải ngừng các hoạt động đó.
 Quy định về đình chỉ điều tra có ý nghĩa xã hội sâu sắc ở chỗ thiết lập sự công
bằng cần thiết giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con người (người
bị hại, người bị khởi tố); là xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá
trình điều tra (về mặt thời gian). Đình chỉ điều tra cịn là một giải pháp có ý
nghĩa chủ động trong việc đề phịng những vi phạm các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dàn. Bằng việc kịp thời’ chấm dứt quá trình phát hiện, thu thập,
kiểm tra, đánh giá những thông tin, tài liệu liên quan đến một vụ việc xảy ra đã
được khởi tố về hình sự, khi khơng có căn cứ xác đáng kết luận về vụ việc đó
trong thời hạn luật định hoặc khi việc điều tra tiếp theo có thể gây tiếp tổn hại
cho người bị hại, việc đình chỉ điều tra có giá trị củng cô’ và xác lập công lý.


3


 Quy định về đình chỉ điều tra cịn nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra
trong quá trình nhận thức đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy
ra mang dấu hiệu vụ án hình sự…
- Thứ ba: Đình chỉ điều tra phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục mà Bộ
luật tố tụng hình sự quy định. Điều luật quy định về các trường hợp đình chỉ điều tra
theo những lý do nhất định, những điều kiện để đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục
thực hiện việc đình chỉ điều tra.
II. Quy định pháp luật về đình chỉ điều tra:
1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ pháp lý về việc đình chỉ điều tra được quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 như sau:
“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường
hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này
hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật
hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm.
2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ
đình chì điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu,
đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chi điều tra khơng liên quan đến
tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo
hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì
Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm

quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ thì hủy bỏ quyết định
đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để
truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn,
trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”
2. Các trường hợp ra quyết định đình chỉ điều tra:
- Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này
hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật
hình sự;
- Đây là trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Sau khi bị hại có yêu cầu
khởi tố, Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và đang tiến
hành các hoạt động điều tra, chứng minh vụ án. Khi đang trong giai đoạn điều tra, bị
hại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố theo khoản 2 điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ
quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
- Tiếp theo, khi có một trong các căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại
điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự thì vụ án cũng phải bị đình chỉ. Ngồi ra, điều luật
cũng quy định vụ án phải bị đình chỉ điều tra trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm
4


dứt việc phạm tội theo điều 16 Bộ luật hình sự, người phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự (theo điều 29 và khoản 2 điều 91 Bộ luật hình sự).
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm. Đây là trường hợp Cơ quan điều tra đã tiến hành thu thập chứng cứ nhằm chứng
minh tội phạm và người phạm tội, giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, các chứng cứ
thu thập được chưa đủ để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm. Quy định này phù
hợp với ngun tắc suy đốn vơ tội - nguyên tắc mới trong Bộ luật Tổ tụng hình sự
năm 2015 “...Khi không đủ hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội”.
3. Những quan hệ được khơi phục khi có quyết định đình chỉ điều tra

- Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ
đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu,
đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
- Quyết định đình chỉ điều tra sẽ kết thúc việc giải quyết vụ án (trừ trường hợp quyết
định này sau đó bị hủy bỏ bởi Viện kiểm sát). Do đó, các biện pháp ngăn chặn như tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cứ trú, các biện pháp cưỡng chế cũng cần phải chấm
dứt (bị hủy bỏ) kịp thời nhằm khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của bị can.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra khơng liên quan đến
tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Ví dụ: A, B là bị can trong vụ án trộm cắp tài sàn. Khi đang tiến hành điều tra, A chết.
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với A. Việc điều tra vẫn tiếp tục
tiến hành đối với B.
4. Phân tích cụ thể:
- Theo quy định trên, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan Điều tra phải ra quyết
định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
 Thứ nhất, là trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình
sự trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã có u
cầu khởi tố rút u cầu khởi tố và việc rút yêu cầu này hoàn tồn tự nguyện,
khơng bị ép buộc, cưỡng bức.
 Thứ hai, Trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự căn cứ
kết quả quá trình điều tra xác định được vụ việc thuộc trường hợp không
được khởi tố vụ án hình sự.
 Thứ ba, Trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc Điều 29 hoặc Khoản 2 Điều
91 Bộ luật Hình sự ( những trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự).
 Thứ tư, Đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra không chứng minh
được bị can đã thực hiện tội phạm.

5



- Những quy định về đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra quy định tại Điềm a
Khoản 1 Điều 230 cũng tương tự quy định về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố quy
định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Các quy định tại Khoản 1 Điều 230 phù hợp đối với trường hợp đình chỉ điều tra
đối với bị can; tương tự như vậy trong giai đoạn truy tố thì vụ án nào cũng có bị can
nên các quy định tại Điều 248 là phù hợp. Nhưng trong giai đoạn điều tra có một số vụ
án chưa xác định được bị can nên các quy định như tại Khoản 1 Điều 230 là chưa phù
hợp. Bởi đối với vụ án khơng có bị can thì Cơ quan Điều tra chỉ ra quyết định đình chỉ
điều tra vụ án mà khơng có quyết định đình chỉ điều tra bị can.
* Đình chỉ điều tra (Điều 230 BLTTHS)
- Các trường hợp đình chỉ điều tra Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi
thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS (vụ án thuộc trường hợp khởi tố
theo yêu cầu nhưng trong giai đoạn điều tra người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút yêu
cầu)
+ Có căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS (trong giai đoạn điều tra có một trong các
căn cứ: Khơng có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà
hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp
luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với
người khác;
Tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều
155 BLTTHS mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại khơng u cầu khởi tố)
+ Có căn cứ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29
hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS
+ Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra khơng liên quan đến

tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo
hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì
Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm
quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ thì hủy bỏ quyết định
đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để
truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn,
trình tự, thủ tục quy định tại BLTTHS
– Theo quy định tại Điều luật, thì chỉ được đình chỉ điều tra khi có một trong những
lý do đê đình chỉ điều tra sau đây:
+ Thứ nhất, người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với nhũng vụ án chỉ khởi tố theo yêu
cầu của người bị hại. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình
sự (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại), đối với những vụ án chí khởi
6


tố theo yêu cầu của người bị hại thì vụ án phải được đình chỉ khi người bị hại rút u
cầu khởi tố;
+ Thứ hai, có căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự. Khi trong quá trình điều tra, cơ
quan điều tra phát hiện và xác định: có căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự
theo Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự;
+ Thứ ba, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện
tội phạm. Hết thời hạn điều tra được hiểu là hết thời hạn đã gia hạn lần cuối cùng theo
luật định.
- Điều luật quy định khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều
tra và quyết định đình chỉ điều tra.
 Vì đình chỉ điều tra là một hình thức kết thúc điều tra nên phải có bản kết luận
điều tra. Bản kết luận điểu tra phải tuân thủ những quy định tại khoản 1, khoản 2
của Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngồi ra, theo quy định tại Điều 234, Bản
kết luận điều tra phải nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

 Quá trình điều tra được diễn đạt theo trình tự thời gian và các biện pháp tiến
hành điều tra cũng như những kết quả mà cơ quan điều tra thu được.
 Cùng với Bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra.
 Trong Quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ căn cứ huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn (nếu đã áp dụng), ghi rõ việc trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ (nếu có) và
những vấn đề khác có liên quan.
– Điều luật quy định, nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều
tra khơng liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điểu tra đối với từng bị
can. Trong trường hợp đó, nội dung Quyết định đình chỉ điều tra cũng sẽ phải phản ánh
những nội dung nêu trên.
III. Thực tiễn vụ án cụ thể
Hiện nay ở rất nhiều địa phương cũng đang có những vụ án , khơng chỉ là những vụ án
vi phạm về pháo mà cịn có các vụ án về xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khỏe, xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội... mà pháp luật hình sự đã có sự thay đổi
theo hướng tăng lên về mặt cấu thành tội phạm hoặc một số hành vi trước đây bị coi là
tội phạm nhưng nay không bị coi là tội phạm nữa. Việc Cơ quan Điều tra ra quyết định
đình chỉ điều tra là đúng quy định của pháp luật, nhưng căn cứ để áp dụng cho quyết
định đình chỉ điều tra theo Khoản 1 Điều 230 thì chưa có; như phần nêu ở trên Khoản 1
Điều 230 không quy định trường hợp đình chỉ điều tra vụ án do có sự thay đổi của
chính sách pháp luật.
* Nội dung vụ án:
Đêm ngày 01/3/2018 Nguyễn Văn C đang đi chơi về thì bị một người từ trong bụi rậm
xơng ra đánh vào mặt C bị thương tích rồi bỏ chạy, C được người dân ở gần đưa đến
Bệnh viên huyện X, tỉnh M cấp cứu và điều trị từ ngày 01/3/2018 đến ngày 07/3/2018
thì xuất viện, vì đánh trong đêm tối nên C không biết ai đánh. C làm đơn báo cáo vụ
việc cho Cơ quan điều tra công an huyện X, tỉnh M. Cơ quan điều tra tiến hành khám
nghiệm hiện trường, xác minh thông tin ban đầu và truy tìm thủ phạm.
7



Ngày 20/6/2019, Trần Văn A dùng cây gỗ 4cm x 4 cm x 0,7m đánh Phan Văn H bị
thương tích, tỷ lệ thương tật 8%, nên A bị Cơ quan điều tra công an huyện X khởi tố bị
can về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS. Trong quá trình điều tra A tự
nhận đêm 01/3/2018 vì mâu thuẫn với C nên thấy C đi một mình trên đường, A đã dùng
tay đánh A bị thương tích rồi bỏ chạy. Kết quả giám định tỷ lệ thương tật của C là
14%. Trong quá trình điều tra A đã ăn năn, hối cãi, tự nguyện khắc phục hậu quả nên C
và H nên C và H tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với A. Căn cứ
theo đơn rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của C và H Cơ quan điều tra công an
huyện X đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với A theo
khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS).
 Sau khi vụ án đình chỉ điều tra thì có 2 quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của A theo
khoản 1 Điều 134 BLHS nên thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo
khoản 1 Điều 155 BLTTHS, trong trường hợp này giữa A với C và H có sự thỏa thuận
bồi thường thiệt hại cho bị hại và C, H đã tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình
sự đối với A, khơng có ai ép buộc, nên Cơ quan điều tra cơng an huyện X đình chỉ điều
tra đối với A theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS là tuân thủ đúng quy định
của BLTTHS.
- Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả cho rằng, Cơ quan điều tra cơng an
huyện X đình chỉ điều tra đối với bị can A là trái quy định của pháp luật; bởi vì A phạm
tội cố ý gây thương tích 2 lần. Tuy A bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội cố ý gây
thương tích đối với lần phạm tội với H (8%) vào ngày 20/6/2019 nhưng trong quá trình
mở rộng điều tra A lại khai nhận đêm ngày 01/3/2018 A còn gây thương tích cho C
(14%). Hai lần A cố ý gây thương tích đối với C và H đều đủ yếu tố cấu thành tội cố ý
gây thương tích theo Điều 134 BLHS, nên A phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết
phạm 2 lần trở lên, tức là A phạm tội theo điểm c khoản 2 Điều 134 BLHS, chứ không
phải A phạm tội theo khoản 1 Điều 134 BLHS.
Như vậy, Cơ quan điều tra công an huyện X áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 155
BLTTHS: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều
134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có u cầu

của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm
về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết” và khoản 2 Điều 155 BLTTHS: “Trường hợp
người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ” để đình chỉ điều tra
đối với A là trái quy định của pháp luật, vì A phạm tội 2 lần theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 134 BLHS, nên tuy C và H rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng vẫn phải truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với A, về tội cố ý gây thương tích theo điểm c khoản 2
Điều 134 BLHS.
IV. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
- Thực trạng án hình sự đình chỉ điều tra khơng phạm tội đã gây bức xúc trong dư luận
xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn tới người bị oan và gia đình của họ, làm giảm niềm tin
của nhân dân vào công lý; vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời gây nhiều hệ
8


lụy khác về tổ chức cán bộ; gây hậu quả về thiệt hại vật chất, phải bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong tố tụng hình sự. Thời hạn tạm giam đối với bị can, tốn kém
công sức, tiền bạc, gây khó khăn trong hoạt động tố tụng hình sự, làm phát sinh một số
điểm nóng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương.
- Trong thực tiễn, vì nhiều lý do khác nhau CQĐT xác minh tố giác, tin báo về tội
phạm không đầy đủ, phối hợp chưa chặt chẽ với VKS để phân loại, xử lý ngay từ khi
có kết quả xác minh thơng tin tội phạm. Việc thu thập dấu vết, tài liệu chứng cứ và việc
lập hồ sơ vụ án hình sự cịn nhiều thiếu sót, vi phạm. Đối với một số vụ án phức tạp,
việc thu thập chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ cịn thiếu khách quan và tồn diện…
2. Ngun nhân
- Nguyên nhân khách quan
 Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về phê chuẩn và khơng phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can cịn nhiều bất cập, thời hạn xét phê chuẩn của
Viện kiểm sát quá ngắn (3 ngày).
 một số vụ án phức tạp hoặc khó khăn về xác định tội danh và đánh giá chứng cứ thì

khơng đủ thời gian để Kiểm sát viên nghiên cứu các căn cứ để đề xuất phê chuẩn hoặc
không phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra dẫn đến bỏ lọt tội
phạm, làm oan người vô tội.
 Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện tăng, số vụ án xảy ra
nhiều, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt,..
 Chất lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa cao nhất ở các huyện miền núi,
vùng sâu việc tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ trình độ năng lực của cán bộ trong
các cơ quan bổ trợ tư pháp còn nhiều bất cập.
- Nguyên nhân chủ quan
 Tinh thần, trách nhiệm, trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh
nghiệm thực tế của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên còn hạn chế.
 Cơ quan điều tra và VKS ở một số địa phương thực hiện chưa tốt việc tiếp nhận
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, chưa kiểm tra xác minh kỹ
nguồn tin và thu thập các tài liệu hợp pháp.
 Nhận thức nội dung điều luật, các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật chưa
đầy đủ nên việc vận dụng khơng chính xác, dẫn đến oan, sai hoặc đình chỉ điều
tra do hành vi khơng cấu thành tội phạm.
 Một bộ phận Kiểm sát viên, Lãnh đạo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm
trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án.
 Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo một số đơn vị chưa sâu sát,
chưa thường xuyên kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của cấp dưới, cịn tình trạng
bng lỏng quản lý cơng tác kiểm sát các vụ án tạm đình chỉ điều tra.
 Công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo, đúc rút chuyên đề còn yếu, chưa
được quan tâm đúng mức.
 Trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương còn nhiều
thiếu sót trong chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới…
9


V. Kiến nghị, giải pháp:

- Hồn thiện pháp luật hình sự và Tố tụng hình sự 1.2. Tăng cường mối quan hệ
phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
- Thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ của từng ngành theo quy định
của pháp luật, thì cơng tác phối hợp giữa Công an và Viện kiểm sát có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc hạn chế những sai sót trong việc đình chỉ điều tra.
- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng trình độ chun
mơn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ điều tra, kiểm sát; bố trí đủ Kiểm sát viên để
giải quyết án, tránh sự quá tải gây áp lực dẫn đến việc nghiên cứu qua loa, đề xuất
khơng chính xác.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Việc đình chỉ điều tra ở nước ta cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, cần có những biện pháp để
một mặc khái quát được những tồn tại, hạn chế, bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn
của cơng tác đình chỉ điều tra một mặt khắc phục những tồn tại đó. Giúp cho các cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng tích lũy được những kinh nghiệm, kỹ
năng vận dụng có hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại, hạn chế
trong việc đình chỉ điều tra. Làm tốt điều này có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ đã thiết lập sự
công bằng giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con người, người bị hại, người
bị khởi tố; đảm bảo tính khách quan của vụ án; tôn trọng quyền con người, quyền cơng
dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Giúp chúng ta khắc phục
những sai lầm có thể xảy ra trong q trình nhận thức, đánh giá những tình tiết khách
quan của vụ việc xảy ra mang dấu hiệu hình sự; để Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt
hơn công tác thực hành quyền Công tố kiểm sát việc đình chỉ điều tra. Là cơ sở pháp lý
quan trọng để hồn thiện chế định đình chỉ điều tra và các chế định khác có liên quan.

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Lao động
2- Nghị quyết số 109/2015/QH13, Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015;
Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016, Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày
20/6/2017.

10


3 – Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự 2015, NXB ĐH Luật Hà Nội
4- Tài liệu hội thảo thực trạng và giải pháp hạn chế án Tạm đình chỉ điều tra và đình
chỉ điều tra của Cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi từ 2012-2014;
5- Một số bài viết được đăng tải trên các trang mạng và tạp chí.

11



×