Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đạo đức kinh doanh trong ngành thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.55 KB, 11 trang )


A.

Lời mở đầu

Sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn thế giới ngày càng trở nên gay
gắt, các doanh nghiệp cần nỗ lực cạnh tranh, phát huy sức sáng tạo và đổi mới công
nghệ, sản phẩm…Để giúp doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Đạo đức
kinh doanh là một trong những yếu tố được đề cao góp phần quan trọng vào sự phát
triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Có thể nói, đạo đức kinh doanh có một lĩnh vực rộng lớn và sự phát triển của lĩnh
vực này là một chủ thể rất quan trọng. Để làm nên một quy mô kinh doanh, một
doanh nghiệp có sức cạnh tranh là điều bắt buộc, vì lẽ đó, những tác động của đạo
đức kinh doanh đối với ngành kinh doanh là rất quan trọng. Tại Hoa Kỳ, trang web
đạo đức kinh doanh nhận được hơn 50 triệu người truy cập mỗi năm, và hơn 60%
trong số họ cho rằng đạo đức kinh doanh là rất quan trọng. Chính vì thế các doanh
nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực phải đảm bảo được đạo đức kinh doanh của
mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp luôn xuất hiện những
mâu thuẫn giữa kinh doanh và đạo đức. Vì chạy theo lợi nhuận hay vì mục đích
riêng của mình, nhiều doanh nghiệp đã lờ đi vấn đề đạo đức kinh doanh dẫn đến
mối nguy hại cho toàn xã hội. Nhắc đến những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh
doanh thì khơng thể khơng nhắc đến những doanh nghiệp nằm trong ngành công
nghiệp tỷ đô – thời trang.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đầu thế kỷ 20 với sự gia tăng của các
công nghệ mới như máy may, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và sự phát
triển của hệ thống sản xuất nhà máy, và sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ. Ở bối
cảnh đó ngành cơng nghiệp thời trang ra đời. Từ sau khi ra đời ngành công nghiệp
thời trang đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô, trở thành ngành công
nghiệp tỉ đô. Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, đạo đức kinh doanh trong ngành
thời trang đã trở thành một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Ngày nay, các doanh
nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức. Những


năm gần đây, ngành thời trang liên tục vấp phải sự phản đối gây gắt, bị lên án vì
những hành vi thiếu đạo đức, và đã tạo ra những làn sóng tẩy chay mạnh mẽ. Và đó
là lý do em chọn đề tài tiểu luận “ Đạo đức kinh doanh trong ngành thời trang”.


B.

Đạo đức kinh doanh trong ngành thời trang
Đạo đức kinh doanh

I.
a.

Khái niệm.

Tại Hội nghị Khoa học vào năm 1974, Norman Bowie - Nhà nghiên cứu đạo đức
kinh doanh nổi tiếng là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm đạo đức kinh doanh. Ta
có thể hiểu, Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, và chịu sự chi
phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
b.

Các quy tắc và chuẩn mực

-

Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực

trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế,
lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện
những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với
bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng
giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu
nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với
bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.

-

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng
phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tơn trọng tiềm năng phát
triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền
hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý
khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.

-

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.

-

Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

c.

-

Đối tượng chịu tác động của đạo đức kinh doanh


Doanh nhân: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các
thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, cơng ty, doanh nghiệp,


tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên
chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong
mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.
-

Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ
đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và
được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt”
của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức
kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mịn các chuẩn mực đạo
đức.

Đạo đức kinh doanh trong ngành thời trang.

II.
a.

Thực trạng

Ngành công nghiệp thời trang là một ngành cơng nghiệp tồn cầu, nơi mà các
nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khắp thế giới hợp tác để
thiết kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện. Ngành cơng nghiệp này có
tính đặc trưng bởi vịng đời sản phẩm ngắn, nhu cầu tiêu dùng thất thường, sản
phẩm phong phú đa dạng và chuỗi cung ứng phức tạp. Ngành công nghiệp thời

trang đại diện cho một phần quan trọng của nền kinh tế của chúng ta, với giá trị
hơn 2,5 nghìn tỷ USD và sử dụng hơn 75 triệu người trên tồn thế giới. Lĩnh vực
này đã có sự tăng trưởng ngoạn mục trong những thập kỷ qua, khi sản lượng
quần áo tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014. Trong khi mọi người mua hàng
may mặc trong năm 2014 nhiều hơn 60% so với năm 2000, họ chỉ giữ quần áo
trong thời gian bằng một nửa (McKinsey & Company, 2016 ). Năm 2020, do ảnh
hưởng của đại dịch covid-19 doanh số bán lẻ hàng may mặc và giày dép tồn cầu
đạt 1,5 nghìn tỷ đơ la Mỹ và dự kiến sẽ tăng lên trên 3 nghìn tỷ đô la Mỹ vào
năm 2030. Ngành thời trang tiếp tục có mức tăng trưởng tích cực, đặc biệt là ở
các thị trường mới nổi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu.
Vùng châu Á Thái Bình Dương chiếm 38% nhu cầu hàng may mặc toàn cầu vào
năm 2020.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang, mức độ tăng
trưởng đáng kì vọng. Ngành thời trang trở thành một trong những ngành có sự
cạnh tranh khốc liệt nhất. Nhằm để tối đa hóa lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp
đã bất chấp vi phạm đạo đức kinh doanh. Trong những năm gần đây trên khắp
các mặt báo trong nước và ngoài nước đã lên án những mặt trái của ngành công
nghiệp thời trang.
b.

Những vấn đề đạo đức kinh doanh của ngành thời trang.


 Hóa chất nguy hiểm trong quần áo

Theo thống kê ước tính có hơn 8000 hóa chất tổng hợp được sử dụng trong quá
trình sản xuất thời trang, bao gồm chất gây ung thư và chất gây rối loạn hormone.
Chất gây ung thư là những chất có liên quan đến việc hình thành các tế bào ung
thư. Các vật liệu độc hại khác được sử dụng bao gồm chất chống cháy, thuốc
nhuộm AZO, crom và formaldehyt. Đối với người mặc quần áo, những hóa chất

tổng hợp này có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm bất kỳ tình trạng dị
ứng nào. Tuy nhiên, khơng chỉ người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hóa chất
được sử dụng trong quần áo, mà sức khỏe của người công nhân lao động tham gia
vào sản xuất quần áo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các hóa chất độc hại có trong quần áo
Thuốc nhuộm AZO: Những loại thuốc nhuộm này được sử dụng phổ biến nhất
trong sản xuất dệt may. Chúng tập trung nhiều nhất ở màu đen và nâu và chứa
nồng độ p-Phenylenediamine (PPD), một chất hóa học có thể gây dị ứng da và
viêm da. Một số loại thuốc nhuộm sử dụng chất màu có chứa thủy ngân có thể gây
hại cho da và làm tổn thương các cơ quan.
PFCs (Perfluorocarbon): Quần áo chống thấm và chống bám bẩn có khả năng
chứa PFC. Chúng là một loại chất chống cháy có liên quan đến các nguy cơ sức
khỏe bao gồm vơ sinh và ung thư.
Formaldehyde: Hóa chất này được sử dụng để làm quần áo chống nhăn và được
biết là gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như kích ứng da. Người khổng lồ đồ lót
tồn cầu, Victoria Secret đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện pháp luật sau khi sản
phẩm của họ bị kiểm tra dương tính với formaldehyde trong nhiều lần.
Dung mơi (Solvents): Được sử dụng để hòa tan các chất như chất màu trong
thuốc nhuộm. Tiếp xúc q nhiều với dung mơi có thể ảnh hưởng đến hệ thống
thần kinh trung ương của cơ thể và hoạt động của các cơ quan.
Chất hoạt động bề mặt: Các nhà máy sử dụng chất hoạt động bề mặt trong sản
xuất hàng dệt để tẩy rửa, nhuộm và hoàn thiện. Chúng thường được áp dụng cho
các đặc tính chống tĩnh điện, gỡ rối và làm mềm. Chất hoạt động bề mặt ít nguy
hiểm hơn đối với con người nhưng chúng có thể gây hại cho động vật hoang dã
biển.
Phthalates: Thường được sử dụng trong quần áo năng động, quần áo thể thao và
đồ trang trí bằng nhựa cho phụ kiện. Phthalates là một chất hóa dẻo thường được
tìm thấy trong in ấn, vì nó sử dụng vật liệu cao su để in hình ảnh và logo lên quần
áo. Chúng được phát hiện là gây ra ung thư cũng như có liên quan đến sự gián
đoạn hormone. Phthalates có thể được kết hợp với quần áo 'chống mùi', có thể

chứa một chất hóa học gọi là triclosan và bạc hạt nano.


Chromium: Được sử dụng trong quá trình thuộc da và rất phổ biến vì chúng xử lý
da với tốc độ nhanh hơn thuộc da thực vật. Crom chảy ra thường khơng được xử lý
đúng cách và điều này có thể ảnh hưởng đến cây lương thực cũng như gây phát
ban và các vấn đề về hô hấp cho người lao động.
Kim loại: Trong khi kim loại khơng có hại, nhưng nếu chúng khơng được xác
định nguồn gốc chính xác trong toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc nấu chảy với các
chất khơng được giám sát - chúng có thể gây nguy hiểm. Các q trình kim loại
chưa được tinh chế đơi khi có thể vơ tình làm tan chảy các nguồn phóng xạ cùng
một lúc. ASOS đã gặp sự cố này khi một dòng thắt lưng nạm kim loại được xác
định là có chất phóng xạ vào năm 2013.
 Bốc lột công nhân lao động trong ngành dệt may

Trong nhiều thập kỉ qua, kể từ khi ngành công nghiệp thời trang nhanh (fast
fashion) xuất hiện và phát triển nhanh chống. Bản chất của Fast Fashion là sản
xuất ồ ạt, liên tục, không theo mùa và với giá thành rẻ điều này cũng đồng nghĩa
với việc các thương hiệu cần rất nhiều nhân lực tại xưởng gia cơng của mình và
hiển nhiên doanh số, lợi nhuận nằm trên phúc lợi của nhân viên.
Bốc lột người lao động nghèo ở các nước kém phát triển
Hầu hết quần áo được sản xuất tại các quốc gia kém phát triển, nơi mà quyền của
người lao động bị hạn chế hoặc không tồn tại. Họ không ngại nhận phụ nữ và trẻ
em miễn là năng suất sản xuất tương ứng với nhu cầu người tiêu dùng, thậm chí,
sản xuất càng nhiều để bán được càng nhiều. Theo thống kê, có hơn 160 triệu trẻ
em buộc phải làm việc cho các nhà máy dệt may, đa phần những đứa trẻ này đến
từ những vùng nghèo. Chúng ta thường nghe rằng các ông chủ của các công bảo
rằng: “ít nhất chúng tơi cũng cho họ một cơng việc”. Nghe có vẻ đúng nhưng thực
chất họ đang bóc lột sự khốn khổ và lợi dụng những người nghèo, những người
khơng có lựa chọn nào khác ngồi làm việc với bất kỳ mức lương nào, trong bất

kỳ điều kiện lao động nào. Tại Myanmar, một đứa trẻ 14 tuổi từng bị bắt làm việc
12 tiếng/một ngày và với người trưởng thành còn nhiều hơn thế. Tuy phải làm việc
vất vả trong nhiều giờ nhưng chỉ nhận được tiền lương rẻ bèo và thấp hơn nhiều
lần so với mức lương đủ sống.
Môi trường làm việc tồi tàn và độc hại
Vụ sập trung tâm mua sắm Rana Plaza vào năm 2013, giết chết 1134 công nhân
may mặc ở Dhaka, Bangladesh, đã tiết lộ điều kiện làm việc không thể chấp nhận
được của toàn ngành thời trang với thế giới. Những người lao động này thường
xuyên tiếp xúc với các chất độc hại mà khơng được bảo vệ sức khỏe và an tồn
đầy đủ. Nhân viên thường làm việc khơng có hệ thống thơng gió, hít thở các chất
độc hại, hít phải bụi xơ hoặc cát thổi trong các tịa nhà khơng an tồn. Tai nạn, hỏa
hoạn, thương tích và bệnh tật là những điều rất thường xuyên xảy ra trên các địa
điểm sản xuất hàng dệt may. Hơn hết, những người lao động trong lĩnh vực quần
áo thường xuyên phải đối mặt với sự lạm dụng bằng lời nói và thể chất. Trong một


số trường hợp, khi họ không đạt được mục tiêu hàng ngày (không thể đạt được),
họ bị lăng mạ, từ chối nghỉ hoặc khơng được phép uống nước.
 Ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng

Ngành thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Thời trang
nhanh (fast fashion) đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ thập niên
1990. Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải khổng lồ,
khí hiệu ứng nhà kính và các tác động tàn phá mơi trường. Sản xuất thời trang
chiếm 10% lượng khí thải carbon của nhân loại (nhiều hơn tất cả các chuyến bay
quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại ( UNEP, 2018 )) , làm khô cạn nguồn
nước và ô nhiễm sông suối. Hơn nữa, 85% tất cả các mặt hàng dệt đổ ra bãi rác
mỗi năm ( UNECE, 2018 ) và việc giặt một số loại quần áo sẽ gửi một lượng đáng
kể vi nhựa vào đại dương. Theo Ellen MacArthur Foundation (2017), ước tính
rằng có 500.000 tấn vi nhựa ( do polyester và nylon phân hủy một phần) được thải

ra đại dương mỗi năm từ việc giặt quần áo - tương đương với 50 tỷ chai nhựa.
Ô nhiễm nguồn nước và thiệt hại đa dạng sinh học
Hiện nay, gần 25% sản lượng hóa chất tồn cầu có nguồn gốc từ ngành dệt may.
Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất, và họ đã phải chịu trách nhiệm cho hơn
40% trong số này. Trong những năm qua, ngành công nghiệp thời trang nhanh đã
hủy hoại môi trường ở quốc gia này nghiêm trọng. Eco Watch đã ghi nhận rằng
hơn 70% sông và hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm bởi hơn 2,5 tỷ gallon nước thải từ
ngành dệt và nhuộm. Điều này làm cho nước không thể uống được, nhưng cũng có
thể tiêu diệt động vật hoang dã biển mà nhiều người phụ thuộc vào để kiếm ăn và
sinh kế của họ. Tình trạng ơ nhiễm nước khơng có dấu hiệu suy giảm do nhiều nhà
máy dệt không giám sát nước thải hóa chất đi đâu. Điều này xảy ra thường xuyên
nhất ở các khu vực ít được quản lý hơn trên thế giới như Indonesia và Bangladesh.
Mức độ nghiêm trọng của điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi
nhận, tổ chức này đã mô tả ô nhiễm nguồn nước ở Bangladesh là 'vụ ngộ độc hàng
loạt lớn nhất trong lịch sử.' Một tác động khác từ việc sử dụng các chất hóa học là
tác động của nó đối với đa dạng sinh học. Sản xuất bơng là một ví dụ chính của
điều này, vì hơn 90% bơng hiện nay là biến đổi gen, có thể ảnh hưởng đến khả
năng phục hồi của cây trồng. Trồng bông thông thường cũng là nguyên nhân dẫn
đến 18% việc sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn thế giới và 25% tổng lượng thuốc trừ
sâu sử dụng có thể góp phần tạo ra nitơ, một loại khí góp phần làm ấm lên tồn
cầu, thải vào khí quyển.

 Ngược đãi động vật nuôi lấy lông và da thú

Không thể phủ nhận rằng, những chiếc túi "hàng hiệu" đã góp phần tạo nên phong
cách riêng biệt và đẳng cấp cho chủ nhân của nó nhưng ít ai biết rằng đằng sau vẻ
sang chảnh, đẳng cấp, chất liệu hảo hạng và vẻ đẹp mê lòng người ấy lại là những
cuộc thảm sát rất dã man những loài động vật quý hiếm.



Lông thú
Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Tiến sĩ Etwaroo thì 80% số
lượng lơng thú sản xuất ngày nay được ra đời từ các trang trại ni thú cơng
nghiệp. Hình thức săn bắt động vật hoang dã khơng cịn phổ biến vì q đắt đỏ.
Mỗi năm ước tính có khoảng 50 triệu động vật có lơng bị giết hại để phục vụ cho
ngành công nghiệp thời trang. Nhiều nhất trong số này là chồn, cáo, hải cẩu, thỏ,
sóc, gấu và cả chó sói. Animals Australia phát hiện ra rằng “85% da của ngành
công nghiệp lông thú là từ động vật được nuôi trong lồng pin ở các trang trại lông
thú , nơi động vật bị tước đoạt chất lượng cuộc sống.” Trong các trang trại lông
thú, động vật thường bị giết bằng cách đánh đập, sục khí và điện giật. Nó thậm chí
cịn phổ biến ở Trung Quốc để lột da động vật sống . Hiệp hội Bảo vệ Động vật
Thế giới tiết lộ rằng có tới 80% lông thú được sản xuất ở Trung Quốc , quốc gia
khơng có luật bảo vệ và quyền lợi động vật.
Da thú
Cùng chịu chung số phận với động vật nuôi lấy lông là động vật nuôi lấy da như cá
sấu, bò, đà điểu. Phần lớn da thuộc trên thế giới đến từ Ấn Độ và Trung Quốc , cả
hai đều thiếu luật về phúc lợi động vật. Tuy nhiên, ngay cả ở các quốc gia như Úc,
động vật được nuôi để lấy da cũng không được bảo vệ hợp pháp như vật ni, có
nghĩa là chúng thường phải chịu các thủ tục đau đớn và thậm chí bị ngược đãi.
Nhiều video được tổ chức (PETA) công bố là bằng chứng cho thấy nhiều động vật
nuôi lấy da trong các trại chăn nuôi đã bị ngược đãi, sống trong môi trường dơ bẩn
và chật hẹp, thậm chí chúng cịn bị lột da khi vẫn còn sống để đảm bảo chất lượng
da. Điều này trái với suy nghĩ của nhiều người, da là một nguồn lợi nhuận,
không chỉ đơn giản là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt .
 Hàng giả, hàng nhái

Hàng giả, hàng nhái là vấn đề nan giải trong ngành thời trang. Ta có thể dễ dàng tìm
mua những đơi giày, túi xách, quần áo,.. có in logo giả, được nhái theo logo của các
nhãn hiệu thời trang nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Những sản phẩm này được làm nhái 1 cách tinh vi và được chia thành nhiều chủng

loại khác nhau từ hàng fake, superfake, rep, rep 1:1. Với mỗi cấp độ có độ nhái khác
nhau và giá cả cũng chênh lệch khác nhau so với hàng thật. Rep 1:1 hay cịn gọi là
hàng nhái cơng nghệ cao là hàng nhái có độ tinh xảo cao nhất, cả về hình dáng và
chất lượng ( giống hàng thật đến hơn 90%), rất khó mà phân biệt thật giả, và
thường được bán với giá khoảng 2/3 hàng thật. hàng fake là hàng dễ phân biệt nhất,
thường chỉ giống hàng thật khoảng 50% - 60%, và được bán với giá rất rẻ. Trung
Quốc được coi là thiên đường của hàng nhái, nơi có những cơ sở sản xuất hàng nhất
lớn nhất thế giới và có máy móc cơng nghệ hiện đại để sản xuất hàng rep 1:1. Ngày
nay hàng nhái ngày càng tinh vi và thậm chí có cơng nghệ vượt mặt các thương hiệu
chính hãng. Tháng 3/2021 cả thế xơn xao với những chiếc túi Louis Vuitton hàng
rep 1:1 được trang bị thẻ chống hàng giả dựa trên công nghệ MFG, những con chip
MFG được gắn trên chiếc túi giả để khi người dùng quét mã trên điện thoại thông


minh đường dẫn sẽ đi đến trang Web chính thức của hãng, trong khi sản phẩm chính
hãng khơng được trang bị cơng nghệ này. Ngồi ra nhiều doanh nghiệp sản xuất
hàng giả còn mua chuộc nhân viên của các thương hiệu thời trang nhằm chạy trước
sản phẩm của các thương hiệu. Hàng giả, hàng nhái đã làm sụt giảm doanh số, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của các thương hiện thời trang, vi phạm nghiêm
trọng đạo đức kinh doanh.
C. Giải pháp

Thời trang bền vững trở thành xu hướng
Nhận thức rõ sự tác động to lớn của ngành thời trang lên môi trường tự nhiên,
nhiều tổ chức yêu môi trường đưa ra những biện pháp hành động. GAP đã đưa ra
chiến lược phát triển bền vững rõ ràng từ việc chọn lựa chất liệu, quản lý nhân
công đến đưa ra các biện pháp tái chế hữu ích. Trong năm 2016, GAP đã thu mua
hơn 5 triệu kí BCI Cotton (Better Cotton Initative) để sản xuất nên 7.4 triệu chiếc
quần jeans. Cũng trong năm đó, thương hiệu cũng đã thực hiện hoạt động thu mua
và tái chế polyeste, tương đương với 7 triệu chai nhựa. Khơng những thế, GAP

cịn tạo nên hàng triệu công việc mới, tổ chức các lớp học dành cho nhà thiết kế
lẫn công nhân xưởng về các hoạt động cần thiết để bảo vệ môi trường.
Greenpeace đã phát động chiến dịch ‘Detox My Fashion’ vào năm 2011 để kêu
gọi 80 thương hiệu và nhà cung cấp thời trang hàng đầu nhằm giảm thiểu tác động
độc hại của họ đối với mơi trường. Tính đến năm 2018, 80 công ty bao gồm
adidas, H & M và Mango đã làm việc để giảm khối lượng hóa chất được sử dụng
trong sản xuất của họ. Trong một báo cáo tiếp theo, Greenpeace nhận thấy rằng
72% trong số các thương hiệu cam kết ‘Detox’ này đã làm việc để tiết lộ danh sách
nhà cung cấp của họ. Điều này bao gồm các nhà cung cấp cấp hai và cấp ba tham
gia vào quá trình chế biến ướt - nơi sử dụng nhiều hóa chất nhất và ơ nhiễm nguồn
nước nhiều nhất. Hầu hết các thương hiệu tiên tiến đã công khai tuyên bố rằng họ
muốn mở rộng cách tiếp cận này để sản xuất sợi và giải quyết việc sử dụng viscose
ngày càng tăng.

Thời trang bền vững hay eco-fashion đã trở thành triết lý được các ông lớn trong
ngành thời trang theo đuổi. Để bắt kịp xu hướng thời trang xanh, ngày càng nhiều
công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, thậm chí cả các nhà thời trang lớn,
tìm kiếm giải pháp sáng tạo từ các vật dụng bỏ đi hoặc vật liệu thân thiện với mơi
trường. Theo đó, da cá, lá khóm, vỏ táo..., những nguyên liệu thường bị vứt bỏ khi
nấu ăn, hiện đã được các nhà thiết kế ứng dụng vào sản xuất quần áo và phụ kiện
thời trang. Giải pháp sản xuất sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật cũng được đẩy
mạnh. Hàng loạt loại thực vật mới như: hạt dẻ, cải ngựa, tầm ma, gai dầu đã được
trồng để sản xuất vải. Ngoài ra, rong biển và bột gỗ cũng được dùng để sản xuất
vải sợi. Đối với sợi có nguồn động vật, thay vì sản xuất lụa thơng thường phải giết
chết tằm, một phương pháp nhân văn hơn đã được thay thế, đó là sản xuất lụa hịa
bình. Quy trình sản xuất này sẽ không gây hại cho tằm. Những chiếc áo hợp thời
trang, khơng có vẻ gì khác biệt nhưng nó đang được kỳ vọng tạo nên một xu


hướng thời trang mới tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Đó là những sản

phẩm thời trang khơng được sản xuất bởi vải truyền thống mà được làm từ rác thải
nhựa băm nhỏ. Mỗi năm, nhân loại bỏ đi hàng tỷ lít sữa vì khơng dùng đến hoặc bị
hỏng. Tuy nhiên, đây lại chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành thời trang.
Vải sữa được kỳ vọng sẽ trở thành chất liệu của tương lai, thân thiện với môi
trường. Hiện nay, thời trang bền vững được xem là đối trọng của thời trang nhanh.
Thời trang không lông thú
Dưới áp lực của nhiều tổ chức hoạt động bảo vệ động vật, nhiều hãng thời trang đã
tuyên bố không sử dụng lơng và da thú bị lột khi cịn sống. Nhiều thương hiệu thời
trang cao cấp cũng đưa ra những cam kết bảo vệ động vật khỏi sự ngược đãi trong
các trại chăn ni. Thời trang khơng có lơng thú trở thành xu hướng thời trang
mới, vào năm 2017 các thương hiệu lớn như Versace, Michael Kors và Gucci….
đã quyết định ngừng sử dụng lông thú. Không chỉ các hãng thời trang mà các
nhà bán lẻ cũng gia nhập vào danh sách những công ty không sử dụng lông thứ.
Cụ thể Tập đồn Neiman Marcus thơng báo rằng đến năm 2023, họ sẽ ngừng
bán bất kỳ sản phẩm nào làm từ lơng động vật theo chính sách mới của mình,
trong đó loại bỏ các sản phẩm từ lơng thú khỏi các cửa hàng và trang web của
Neiman Marcus và Bergdorf Goodman. Ngồi ra, cơng ty sẽ đóng cửa 21 tiệm
lơng thú tại các cửa hàng trên cả Neiman Marcus và Bergdorf Goodman.
Những điều này cho thấy sự thành công của các tổ chức bảo vệ động vật và sự
thức tỉnh của người tiêu dùng đối với thời trang lông thú.
D. TỔNG KẾT

Đạo đức kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một doanh
nghiệp muốn tồn tại lâu bền thì khơng thể chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ quên
những giá trị đạo đức. Kinh doanh thời trang có đạo đức khơng cịn là xu hướng nữa
mà là hướng đi bắt buộc của tất cả các thương hiệu thời trang trong tương lai. Theo
báo cáo của cơ quan tiếp thị và quan hệ công chúng Cone Communications, gần
90% người tiêu dùng sẽ xem xét trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khi quyết định
chọn thương hiệu mua sắm. Người tiêu dùng sẵn sàn tẩy chay bất cứ thương hiệu
đình đám nào khi cơng ty ấy có hành vi xấu, vi phạm những giá trị đạo đức. Tóm

lại, doanh nghiệp muốn tồn tại vững vàng thì phải là doanh nghiệp đảm bảo những
nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.


Tài liệu tham khảo
/>
/> />g/animal-welfare-fashion/?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc
g/resources/updates/sustainable-fashion/?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc
g/old-working-conditions?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui
/>


×