Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP VÀ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.04 KB, 19 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
NÂNG CAO Ý ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Conference Paper · February 2022
CITATIONS

READS

0

10

1 author:
hien nguyen ngoc
Ho Chi Minh University of Industry
5 PUBLICATIONS   5 CITATIONS   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

doctoral View project

All content following this page was uploaded by hien nguyen ngoc on 17 February 2022.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
ACFB2022_HUTECH


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
VÀ KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
VÀ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ

ISBN: 978-604-79-2942-9

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
NĂM 2022


KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
ACFB2022_HUTECH

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
VÀ KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
VÀ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU

Trưởng ban: PGS.TS. HỒNG ANH TUẤN
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Cơng Nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Phó trưởng ban: GS.TS. VÕ XN VINH
Viện Trưởng Viện nghiên cứu kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH)
Phó trưởng ban: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG
Trưởng Khoa Tài chính – Thương mại

Trường Đại học Cơng Nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Ủy viên: ThS. NGUYỄN VĂN BẢO
Giảng viên Khoa Tài chính – Thương mại
Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Ủy viên: ThS. NGƠ NGỌC NGUN THẢO
Giảng viên Khoa Tài chính – Thương mại
Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM (HUTECH)


KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
ACFB2022_HUTECH

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
VÀ KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
VÀ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ
BAN NỘI DUNG
Trưởng ban: GS.TS. VÕ XUÂN VINH
Viện nghiên cứu kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH)
Phó trưởng ban: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG
Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Ủy viên: ThS. NGUYỄN TIẾN HÙNG
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF)
Ủy viên: TS. ĐẶNG ĐÌNH TÂN
Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM (BUH)
Ủy viên: TS. LÊ ĐỨC THẮNG
Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Ủy viên: ThS. NGÔ NGỌC NGUYÊN THẢO

Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)
Ủy viên: ThS. NGUYỄN THỤY MINH CHÂU
Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh quốc – ACCA Việt Nam


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

MỤC LỤC
o0o
Lời cảm ơn

i

Lời mở đầu

ii

Mục lục

iii

Xây dựng nội dung kế toán quản trị - phương pháp thẻ điểm
cân bằng (BSC) nhằm đo lường thành quả hoạt động tại các
công ty niêm yết ở Việt Nam
Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tại Khoa Tài chính –

GS.TS. Võ Xuân Vinh
PGS.TS. Trần Văn Tùng
PGS.TS. Trần Văn Tùng


1

19

Thương mại, Trường đại học Công nghệ TP.HCM
Nâng cao ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên TS. Nguyễn Ngọc Hiền
khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

30

TS. Lê Đức Thắng

Áp dụng mơ hình học tập kết hợp (Blended Learning) tại Khoa
Tài chính – Thương mại, HUTECH – Thực nghiệm với học

TS. Lê Đức Thắng

39

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

47

NCS.ThS. Nguyễn Văn Bảo

52

phần Thị trường chứng khoán ảo
Nâng cao hiệu quả dạy và học của học phần nguyên lý kế toán
tại các trường đại học Việt Nam

Thực trạng và giải pháp triển khai giảng dạy chuẩn mực kế
toán quốc tế tại Việt Nam

ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và nhân
rộng mơ hình sinh viên 5 tốt tại trường Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH)

CN. Nguyễn Thị Ngân
CN. Bùi Quang Huy

61

CN. Phạm Khả Vy

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn –
Hội của Khoa Tài chính – Thương mại (HUTECH)
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Ngành Kế toán –
Kiểm tốn ở các trường đại học
Số hóa và những thách thức đối với nghề kế toán

NCS.ThS. Trần Nam Trung

72

NCS.ThS. Nguyễn Thanh Tú

84

PGS.TS. Trần Văn Tùng

ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo

90

Giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng anh thông qua các
hoạt động của câu lạc bộ Tiếng anh chuyên ngành AEB của
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường đại học Cơng nghệ
TP.HCM (HUTECH)
iii

ThS. Hồ Huỳnh Tuyết Nhung

97


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Đổi mới phương pháp dạy và học mơn hệ thống thơng tin kế
tốn trước tác động của cuộc cách mạng 4.0 tại Khoa Tài chínhThương mại, Trường Đại học Cơng nghệ TP.HCM

NCS.ThS. Trần Nam Trung

101

ThS. Thái Thị Nho

107

(HUTECH)
Giải pháp khơi dậy đam mê trong học tập và nghiên cứu học

phần mô phỏng kiểm tốn của sinh viên Ngành kế tốn, Khoa
Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
(HUTECH)
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy-học học phần Kế
toán tài chính 1 cho sinh viên Khoa Tài chính – Thương mại, ThS. Trịnh Ngọc Anh

115

Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Giáo dục khởi nghiệp – Phương pháp giảng dạy học phần luật
và khởi nghiệp tại Đại học Công nghệ TP.HCM

TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng

120

ThS. Nguyễn Phúc Khoa

128

TS. Trương Nguyễn Tường Vy

140

ThS. Võ Tường Oanh

146

Nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm cho các học
phần chun ngành Tài chính-Ngân hàng tại trường Đại học

Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động
học tập của sinh viên Ngành Tài chính-Ngân hàng, Trường
Đại học Cơng nghệ TP.HCM trong thời đại công nghệ 4.0
Sinh viên thế hệ Z (Gen – Z) trong xu thế ngân hàng số
Khả năng Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Khoa
Tài chính-Thương mại, Trường đại học Công nghệ TP.HCM ThS. Trần Phương Hải

151

(HUTECH) -Thực trạng và Giải pháp
Giới thiệu mơ hình đại học ảo và phương thức đào tạo kết hợp

PGS.TS. Phạm Quang Huy
ThS. Vũ Kiến Phúc

155

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý thức hành vi sinh viên
học trực tuyến trong thời kỳ Covid-19: Bằng chứng thực

NCS.ThS. Lý Phát Cường

162

TS. Hà Thị Thủy

174

TS.GVC. Vũ Quốc Thơng


181

nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua cải tiến công tác kiểm
tra, đánh giá người học-Trường hợp tại Ngành kế tốn,
Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management
BPM-Đề xuất giảng dạy cho ngành kế toán
iv


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Thiết kế chương trình giảng dạy học phần ngành ngân hàng
theo chuẩn đầu ra trong điều kiện môi trường làm việc biến
đổi theo xu hướng cơng nghệ 4.0

ThS. Hồng Đình Dũng
TS. Huỳnh Xn Hiệp

186

TS. Phạm Quốc Thuần

193

Vai trò của chuẩn đầu ra đối với đảm bảo chất lượng dạy và
học


ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo
Lê Thị Mỹ Linh
khả thi của dự án khởi nghiệp nhằm nâng cao ý định
Lê Thị Ly
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối kinh tế các trường Ung Thị Bích Nương
Lê Thị Đan Thuy
Đại học tại TP.HCM
Phạm Trung Tuân
Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai bộ máy kiểm toán ThS. Trinh Xuân Hưng
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về tính

nội bộ vào thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Dương Thị Thủy Tiên

Thực trạng giảng dạy trực tuyến trong đại dịch Covid – 19 –

Thái Thị Hồng Nhi
Nghiên cứu tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh TS. Nguyễn Văn Chiến

198

203

209

Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy trực tuyến cho
sinh viên Ngành Tài chính-Ngân hàng tại trường Đại học

ThS. Phan Nguyễn Hoàng Chánh


218

TS. Phạm Thị Phụng

223

Võ Thị Thục Viên

232

TS. Ngô Nhật Phương Diễm

242

Nguyễn Lê Văn

248

Công nghệ TP.HCM (UTECH)
Giải pháp tăng cường vận dụng cơng cụ kế tốn quản trị cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế tốn quản trị chi phí
tại các cơng ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Thách thức và giải pháp
áp dụng tại Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chiến
lược tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn
TP.HCM
PGS.TS. Trần Văn Tùng

Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo Nguyễn Thị Kiều Trang
hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt Bùi Quang Huy
Võ Thị Hiếu Thảo
may tại TP.HCM
Nguyễn Thị Thúy Kiều
Nguyễn Phạm Nhật Anh
Áp dụng thẻ điểm cân bằng để xác định chỉ tiêu đo lường

259

thành quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài

262

Gòn (SCB)
v

Phan Sĩ Thắng Lợi


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu kiểm sốt nội bộ các
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan Hồng Thị Nga

274

hành chính sự nghiệp trên địa bàn Quận 11, TP.HCM
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị tại
các đơn vị thành viên thuộc hệ thống nhà xuất bản giáo dục


Nguyễn Quang Dũng

283

Lê Văn Láy

292

TS. Huỳnh Thị Hương Thảo
ThS. Hồng Đình Dũng

302

Nguyễn Duy Khiêm

307

Tô Nhật Khang

315

Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơng ty cung cấp dịch vụ
kế tốn của các doanh nghiệp thương mại tại TP.HCM
Nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và phân loại
chứng khoán trong quá trình hạch tốn tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam
Hồn thiện kiểm sốt nội bộ trong cơng tác quản lý thuế tại
Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin trên
báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính tỉnh Bạc Liêu
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ công tác quản lý
tài sản tại các bệnh viện công lập khối thành phố trực thuộc sở Trần Thị Như Hằng

325

y tế TP.HCM
Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của người
làm kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

Nguyễn Hữu Phong

334

Trần Văn Quân

342

PGS.TS Huỳnh Đức Lộng

351

địa bàn TP.HCM
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp ngành kinh doanh bất động sản trên địa bàn
TP.HCM
Một số ý kiến về dạy và học thuộc lĩnh vực kế toán trong
giai đoạn hội nhập và công nghệ số.
Những kinh nghiệm của pháp trong việc đổi mới phương pháp

giảng dạy kế toán ở bậc đại học phù hợp với cách tiếp cận hệ PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh
thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và bài học TS. Lê Việt

355

kinh nghiệm cho Việt Nam
Phát triển định danh khách hàng điện tử EKYC tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam

ThS. Lâm Đặng Xuân Hoa
ThS. Phan Ngọc Anh

362

Nguyễn Tiến Hùng

373

Phương pháp tiếp cận lớp học đảo ngược: nghiên cứu lý thuyết
& khuyến nghị
vi


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Sự chấp nhận của nghề nghiệp kiểm tốn đối với Ứng dụng
phân tích dữ liệu trong kiểm toán: Vài kinh nghiệm cho TS. Đặng Đình Tân

383


Việt Nam
Hiệu quả của e-learning đối với sinh viên kế toán trong
đại dịch covid-19 tại Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM

Nguyễn Thanh Lâm

393

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp
của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Dương Thị Thuỷ Tiên
địa bàn TP.HCM
Sử dụng phương pháp tình huống (case- study) trong giảng dạy TS. Nguyễn Thị Hiền
trực tuyến các mơn học ngành kế tốn – kiểm tốn

401

TS. Đặng Đình Tân

414

ThS. Nguyễn Văn Bảo

423

Mối liên hệ giữa quản trị công ty với chất lượng thơng tin
Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường
Chứng khốn Việt Nam
Công nghệ số và ứng dụng phương pháp đào tạo đại học trực

PGS.TS. Nguyễn Thị Loan

tuyến dưới tác động của thời đại covid – 19 tại các trường TS. Nguyễn Thị Hằng Nga
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quý
đại học tại TP.HCM

432

Đào tạo kế toán chuyển đổi số (digital accounting)
– xu hướng đào tạo kế toán mới: Tại trường Đại học Ngân hàng TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
TS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
TP.HCM

438

Công nghiệp 4.0 - đổi mới cách dạy và học

442

ThS. Trần Thị Tuyết Vân

Thực trạng công tác đào tạo nhân lực lĩnh vực Tài chính-Ngân TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Huỳnh Phúc
hàng trong bối cảnh công nghệ số ở Việt Nam hiện nay
Huỳnh Thu Thủy
Lê Phương Dung
Phát huy năng lực người học khi chuyển sang IFRS kinh
Nguyễn Thị Diệu Hiền Huỳnh
nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Ngọc Yến Nhi
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính
ThS.NCS Nguyễn Thanh Tùng

sách kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên
TS. Nguyễn Thị Ánh Linh
thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế tốn trong bối cảnh
cơng nghệ số
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên sàn UPCOM

vii

446

453

462

ThS. Phùng Thị Hồng Gấm
ThS. Trần Thị Tuyết Vân

474

Nguyễn Thụy Khánh Linh

482


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót của
Kế toán viên ở các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa Nguyễn Minh Tân


490

bàn TP.HCM
Định hướng vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả
hoạt động tại công ty cổ phẩn bất động sản LINKGROUP

Nguyễn Phạm Anh Tài

499

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành cơng hệ thống
erp trong cơng tác kế tốn tại các đơn vị trực thuộc Tổng Lâm Hạnh Linh Châu
Công ty Điện lực TP.HCM
Hồn thiện cơng tác dự tốn ngân sách tại Cơng Ty TNHH

506

Nguyễn Tiến Phát

515

chi phí tại các công ty phân phối thiết bị an ninh trên địa bàn Nguyễn Ngọc Anh

523

MTV Khách Sạn Tân Sơn Nhất
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
TP.HCM


Đào tạo FINTECH cho nhân lực ngành Tài chính-Ngân hàng ở TS. Lương Xuân Minh
Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Kim Ngân

534

Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang
ngân hàng ở Việt Nam hiện nay- một số kiến nghị trong bối Đinh Thảo Duy
Nguyễn Thị Tố Oanh
cảnh công nghệ số

541

Tiếp cận theo năng lực – xu hướng đào tạo kế toán trong Nguyễn Quốc Thắng
kỷ ngun cơng nghệ số
Nguyễn Thị Đức

548

Hồn thiện kiểm sốt nội bộ cơng tác kiểm tra hồn thuế GTGT
tại Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh

Đinh Quang Vinh

557

Phương pháp học tập trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn,

tài chính, ngân hàng và kinh doanh trong giai đoạn hội nhập và TS. Nguyễn Thị Hằng Nga
SV Lê Vi
trong bối cảnh cơng nghệ số

563

Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sốt nội bộ công tác quản lý thuế giá
trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi cục thuếTS. Phan Mỹ Hạnh

570

Bình Phước: Trường hợp nghiên cứu tại chi cục thuế Huyện Phú Riềng
Cải tiến việc giảng dạy thực hành các học phần kiểm toán trong
thời đại cơng nghệ 4.0, trường hợp nghiên cứu: Khoa Tài
Chính- Thương Mại, Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM

ThS. Thái Thị Nho

580

Nguyễn Văn Thu

586

(HUTECH)
Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong công tác kiểm tra
thuế tại Chi Cục Thuế Quận 1
viii



HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

NÂNG CAO Ý ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TS. Nguyễn Ngọc Hiền
Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH)
TS. Lê Đức Thắng
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)
TĨM TẮT
Thu hút sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học đã trở thành một thành phần quan trọng của
giáo dục đại học, nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và chất lượng đào tạo của các
trường đại học. Nghiên cứu này nhằm xác định ý định tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên và vai trò của nhà trường trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các
trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát sinh viên,
bảng câu hỏi được gửi trực tuyến đến sinh viên trong tháng 8 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng, gần 50% sinh viên còn phân vân về ý định tham gia nghiên cứu khoa học. Sinh viên có
giới tính là nam, sinh viên năm 2, năm 3 có ý định tham gia nghiên cứu khoa học cao hơn. Ngoài
ra, các yếu tố khác gồm học lực của sinh viên, mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiên
cứu khoa học và sự quan tâm khuyến khích của nhà trường, sự hỗ trợ của giảng viên có vai trò quan
trọng ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên. Một số hàm ý quan trọng
từ phía nhà trường nhằm nâng cao ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên được đề xuất.
Từ khóa: Ý định nghiên cứu khoa học, sinh viên kinh tế.
1. GIỚI THIỆU
Việc phát triển các khả năng nghiên cứu khoa học trong quá trình học của sinh viên chắc chắn là
một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiêm túc. Một điểm cốt yếu là thúc đẩy và kích thích
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, từ đó mở rộng và đào sâu kiến thức khoa học, nâng
cao năng lực đã có và rèn luyện kỹ năng làm việc hiệu quả ở các trường đại học. Những nghiên cứu
được thực hiện đã chứng minh rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên đóng góp đáng kể vào sự
phát triển nghề nghiệp của họ, bằng cách cung cấp cơ hội áp dụng kiến thức có được tại trường đại

học vào một mơi trường cơng việc chuyên nghiệp và giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp tục theo
hướng học thuật (Bernadic et al., 2004; Lamanauskas & Augiene, 2014).
Trên thế giới, nhiều tổ chức giáo dục đã thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy nghiên cứu khoa học
trong sinh viên. Một nghiên cứu khảo sát trực tuyến cho thấy sinh viên dược có thái độ tốt đối với
các hoạt động nghiên cứu. Bên cạnh đó, họ tin rằng việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu dẫn
đến dấu ấn trong học thuật, cùng với sự tôn trọng từ các giảng viên (Bhagavathula et al., 2017). Tuy
nhiên, để sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu là một nhiệm vụ khó khăn, vì nhiều sinh
viên cho rằng nghiên cứu khoa học rất khó và tốn nhiều thời gian. Thật vậy, một số nghiên cứu đã
xác định những rào cản khác nhau đối với việc sinh viên thiếu quan tâm đến nghiên cứu, bao gồm
quản lý thời gian, khơng có hỗ trợ từ các khoa và sự thiếu hụt về mặt tài chính (Amin et al., 2012;
Bhagavathula et al., 2017). Sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn một chiến lược tối ưu
cho một nghiên cứu cụ thể, chuẩn bị để nghiên cứu, tổng quát hóa các kết quả

30


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận trong một bài báo nghiên cứu và các khuyến nghị (Lamanauskas &
Augienė, 2015). Một số nghiên cứu khác báo cáo rằng tiền thưởng là nguồn cảm hứng chính để tham
gia nghiên cứu, sau đó là các lớp dạy bổ sung kiến thức và có đủ thời gian (Daly, 2013; Zier &
Stagnaro-Green, 2001).
Tại Việt Nam, trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 và q trình tồn cầu hố hiện nay, q trình
đào tạo của các trường đại học cũng đặt ra nhiều thách thức. Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên
cứu khoa học của sinh viên đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động của nhà trường, qua đó nhằm
mục đích nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của trường,
từ đó dễ dàng hơn trong công tác kiểm định giáo dục. Tại các cơ sở giáo dục đại học ở Thành phố Hồ
Chí Minh, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng được quan tâm. Hàng năm, có
nhiều cuộc thi về NCKH dành cho sinh viên ở cấp khoa, cấp trường và cấp thành phố được tổ chức.
Số lượng và chất lượng các cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng tăng lên. Tuy

nhiên, việc thu hút sinh viên nghiên cứu khoa học là một đều không dễ dàng, tỷ lệ sinh viên tham gia
nghiên cứu khoa học còn khá thấp.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này tập trung xem xét, đánh giá thái độ nghiên cứu
khoa học của sinh viên, đồng thời xem xét tác động của các chính sách từ phía các cơ sở đào tạo. Kết
quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối
ngành kinh tế ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống
(Babbie, 1989). Trong kinh doanh, nghiên cứu khoa học là một quá trình thu thập, tập hợp và phân
tích dữ liệu với mục đích cung cấp nhưng thơng tin khách quan và có hệ thống nhằm hỗ trợ cho việc
ra quyết định (Zikmund, 2000). Như vậy, khi sinh viên thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, điều
đó sẽ giúp sinh viên có điều kiện rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, học tập phương pháp luận khoa
học, làm quen và biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại, hình thành năng lực hoạt động khoa học độc
lập.
Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc, (1) giải thích các hiện
tượng một cách khoa học; (2) đánh giá và thiết kế cuộc điều tra khoa học; và (3) diễn giải dữ liệu và
bằng chứng một cách khoa học (OECD, 2016a). Do đó, họ phải có khả năng và kỹ năng để thực hiện
các nghiên cứu khoa học, lập luận một cách khoa học và giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năng lực nghiên cứu khoa học là năng lực không thể thiếu cho sự phát triển năng lực học tập suốt đời
của sinh viên. Mức độ quan tâm của học sinh đối với khoa học đã trở thành chủ đề nghiên cứu chính
trong cộng đồng giáo dục khoa học. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã phát triển các lý thuyết, cách
tiếp cận nghiên cứu và những phát hiện có liên quan về sự quan tâm của sinh viên đối với khoa học
(Krapp & Prenzel, 2011). Mặc dù đã có một số tranh cãi trong học thuật, nhưng quyền lợi khi tham
gia nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong các nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể, đã được chứng
minh là có mối quan hệ tích cực với hiệu quả và thành tích trong học thuật (Hong et al., 2014; Nuutila
et al., 2018). Ngoài ra, sự quan tâm của sinh viên có liên quan tích cực đến năng lực của họ (Chi et
al., 2017).
Nhận thức về môi trường của sinh viên cũng có tác động đến năng lực khoa học của họ. Nghiên cứu

đã chỉ ra rằng hiệu quả của sinh về mối quan tâm đến môi trường có tương quan với kỹ năng ra quyết
định (Nicolaou et al., 2009). Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng kỹ năng lập luận của sinh viên được

31


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

cải thiện đáng kể sau khi họ hồn thành chương trình giảng dạy khoa học tập trung vào các vấn đề
khoa học xã hội liên quan đến môi trường (Karpudewan & Roth, 2018).
Động lực tham gia NCKH của sinh viên còn chịu sự tác động bởi đặc điểm cá nhân và điểm trung
bình học của sinh viên (Salgueira et al., 2012). Đối với đặc điểm cá nhân, chẳng hạn như giới tính,
tính cách của sinh viên sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Harsh et al., (2012) cho rằng, sự khác biệt về giới tính của sinh viên có ảnh hưởng đến động lực nghiên
cứu khoa học, nguyên nhân là do năng lực của bản thân, sự đam mê của nam và nữ là khác nhau. Về
điểm trung bình của sinh viên, những sinh viên có điểm trung bình càng cao thì thì sẽ tác động cùng
chiều đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học (Salgueira et al., 2012).
Winkelmann et al., (2015) cho rằng, để thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học thì chương
trình đào tạo cần tập trung vào việc nâng cao thái độ, hiệu quả và kỹ năng của sinh viên đối với nghiên
cứu khoa học. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo môi trường thực hành nghiên cứu để đem lại sự tự tin
cho sinh viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Trong bối cảnh sinh viên Trung Quốc, Zhu (2019)
cũng đã xác nhận rằng thái độ của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của họ.
Trong đó thái độ được xem xét ở ba khía cạnh gồm mức độ quan tâm, niềm tin tri thức và nhận thức
về môi trường đều có ảnh hưởng đến năng lực khoa học của sinh viên.
Về các nghiên cứu trong nước, một vài nghiên cứu cũng đã xem xét động lực nghiên cứu khoa học
của sinh viên trong nhiều bối cảnh khác nhau. Sơn & Mai (2019) cho rằng, các yếu tố bên ngoài và
yếu tố bên trong sinh viên có ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên trường Đại học Tài chính – Marketing. Yếu tố bên ngồi gồm sự quan tâm khuyến khích của nhà
trường, mơi trường nghiên cứu, yếu tố bên trong bao gồm năng lực và động cơ của sinh viên. Trong
bối cảnh sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Văn et al., (2018) xác

định có năm yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm chính
sách của nhà trường, sinh viên, cơ sở vật chất, cơ quan thực tập doanh nghiệp, và giảng viên.
Như vậy có thể thấy rằng, chủ đề nghiên cứu khoa học trong sinh viên đã nhận được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy rằng, động lực
nghiên cứu khoa học của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố bên trong của sinh viên như thái độ, niềm
tin, nhu cầu của cá nhân, nghề nghiệp trong tương lai và năng lực cá nhân…và các yếu tố bên ngồi
như thành tích, được khen thưởng, môi trường nghiên cứu…
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện thông qua cuộc khảo sát sinh viên khối ngành kinh tế tại một số
trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 08 năm 2021. Cỡ mẫu bao gồm các sinh viên
từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Đóng góp trong nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện, ẩn danh và bí
mật cũng như khơng có thơng tin nhận dạng nào được ghi lại (ví dụ: tên, mã số sinh viên, v.v.). Nghiên
cứu này sử dụng bảng câu hỏi tự quản lý đã được xác nhận từ nghiên cứu trước (Getov et al., 2015).
Bảng câu hỏi được thiết kế để đánh giá những hỗ trợ của trường đại học từ cảm nhận của sinh viên,
thái độ và ý định nghiên cứu của sinh viên và ý định nghề nghiệp lâu dài của sinh viên. Nó bao gồm
12 câu hỏi, dựa trên thang đo định dang và thang đo thứ bậc.
Phần mềm SPSS 24.0 được sử dụng để phân tích thống kê. Thống kê mô tả bao gồm tần số và tỷ lệ
phần trăm. Kiểm định Chi-Square được áp dụng để tìm mối liên hệ giữa thái độ của sinh viên và các
biến số khác của nghiên cứu, P <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

32


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Tuổi trung bình của những người tham gia là 20,44 ± 1,62 (phạm vi từ 18 - 28) tuổi. Số lượng sinh
viên là nữ chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ gần 70%, tỷ lệ này là phù hợp với tổng thể vì
sinh viên khối ngành kinh tế vì các trường có tỷ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam. Số lượng sinh
viên các năm học khá đồng đều, trong đó sinh viên năm 2 và năm 3 chiếm tỷ lệ cao hơn. Sinh viên

ngành tài chính - ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là kế toán và quản trị kinh doanh. Về học
lực trung bình, trong 209 sinh viên được khảo sát, học lực khá, giỏi chiếm gần 80%, tỷ lệ sinh viên có
học lực trung bình chiếm hơn 20% (bảng 1).
Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (n = 219)
Giới tính

Tần số

%

Chuyên ngành

Tần số

%

Nam

68

31,1

Quản trị kinh doanh

36

16,4

Nữ


151

68,9

Kế tốn

58

42,9

Tài chính – ngân hàng

114

52,1

Ngành khác

11

5,0

Tuổi
(Trung bình, độ lệch chuẩn)

20,44

1,62

Năm học


Tần
số

%

Học lực

Tần
số

%

Năm 1

51

23,3

Trung bình

48

21,9

Năm 2

63

28,8


Khá

141

64,4

Năm 3

70

32,0

Giỏi

28

12,8

Năm 4

35

16,0

Xuất sắc

2

0,9


(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát)
Đánh giá về nhận thức và ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trong bảng 2. Kết quả
khảo sát 219 sinh viên cho thấy rằng, tỷ lệ sinh viên quan tâm đến nghiên cứu khoa học khá cao, chiếm
trên 80% tổng số sinh viên được khảo sát. Như vậy, trong bối cảnh các trường đại học ngày càng quan
tâm đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, sinh viên đã thấy được tầm quan trọng và ngày
càng quan tâm đến nghiên cứu khoa học. Về mức độ trang bị kiến thức về nghiên cứu khoa học, có
gần 80% sinh viên cho rằng nhà trường có trang bị kiến thức nghiên cứu khoa học. Chỉ có hơn 20%
cho rằng rất ít trang bị kiến thức về nghiên cứu khoa học, đều này có thể do trong mẫu nghiên cứu có
sinh viên năm 1, nên mức độ trang bị kiến thức về nghiên cứu khoa học của đối tượng này còn thấp.
Về việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường, đa số sinh viên đánh
giá rằng nhà trường có tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học để sinh viên tham gia. Khoảng
50% số sinh viên cho rằng nhà trường có tổ chức một vài hoạt động nghiên cứu khoa học, 34,2% sinh
viên cho rằng có tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và 15,5% sinh viên cho rằng nhà trường
không tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các trường
đại học cũng đã quan tâm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, điều này thể hiện
qua 90% đánh giá rằng, nhà trường có các chính sách để khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu
khoa học.
Về công tác hỗ trợ hướng dẫn nghiên cứu khoa của giảng viên. Gần 50% sinh viên đánh giá rằng giảng
viên sẵn sàng hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng cho rằng
giảng viên không hướng dẫn hoặc chỉ một số giảng viên sẵn sàng hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
khoa học. Về ý định tham gia nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên đang phân vân chưa biết có tham
33


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

gia hay không khá cao, chiếm 45,7%. Điều này cho thấy, sinh viên có thể sẽ tham gia nghiên cứu khoa
học nếu nhà trường có chính sách động viên, khuyến khích phù hợp (Bảng 2).
Kiểm định chi – square được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa các yếu tố với

ý định nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu trong bảng 3 cho thấy rằng, mối tương
quan giữa giới tính và ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được xác định (sig. =
0,01 < 0,05, với mức ý nghĩa 5%). Do đó, có thể xác định rằng, sinh viên có giới tính là nam có ý định
tham gia nghiên cứu khoa học cao hơn sinh viên có giới tính nữ.
Bảng 2. Nhận thức và ý định tham gia nghiên cứu khoa học
Khuyến khích
NCKH

Quan tâm NCKH

Tần số

%

Tần số

Khơng quan tâm

37

16,9

Khơng khuyến khích

2

0,9

Quan tâm


165

75,3

Có khuyến khích

199

90,2

Rất quan tâm

17

7,8

Khơng biết

18

8,2

Mức độ trang bị kiến thức NCKH

Tần
số

%

Giảng viên hỗ trợ

hướng dẫn NCKH

Tần
số

Rất ít được trang bị

48

21,9

Khơng hỗ trợ

53

24,2

Có trang bị

127

58,0

Có hỗ trợ

106

48,4

Trang bị kiến thức đầy đủ


44

20,1

Tuỳ Giảng viên

60

27,4

Tổ chức hoạt động NCKH

Tần
số

%

Ý định NCKH

Tần
số

Không tổ chức

34

15,5

Không tham gia


26

11,9

Chỉ tổ chức một vài hoạt động

110

50,2

Có tham gia

93

42,5

Tổ chức nhiều hoạt động

75

34,2

Chưa biết

100

45,7

%


%

%

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát)
Về tuổi của sinh viên và năm học, 2 biến này có tương quan với nhau và chúng đều có ảnh hưởng đến
ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên (Sig. = 0,024 và 0,030 đều nhỏ hơn 0,05 với mức ý
nghĩa 5%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, sinh viên năm 3 và năm 4 (từ 21 tuổi trở lên) có ý
định tham gia nghiên cứu khoa học cao hơn sinh viên năm 1 và năm 2.
Về học lực của sinh viên, kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước cho thấy
rằng, học lực càng cao thì ý định tham gia nghiên cứu khoa học càng cao. Tuy nhiên, trang bị kiến thức
về nghiên cứu khoa học không ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3 cũng cho thấy rằng, sự quan tâm của sinh viên về nghiên cứu khoa học
và việc thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên nâng cao ý định tham
gia nghiên cứu khoa học. Và cuối cùng, khi giảng viên có sự hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học, thì ý định tham gia nghiên cứu khoa học cũng sẽ tăng lên.

34


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

Bảng 3. Kiểm định mối quan hệ
Mối quan hệ
Giới tính

🡘 Ý định tham gia NCKH

Tuổi


🡘 Ý định tham gia NCKH

Năm học

🡘 Ý định tham gia NCKH

Học lực

🡘 Ý định tham gia NCKH

Quan tâm
NCKH
Kiến thức

🡘 Ý định tham gia NCKH

Tổ
chức
NCKH
Khuyến
khích NCKH

🡘 Ý định tham gia NCKH

Giảng viên
hướng dẫn

🡘 Ý định tham gia NCKH


🡘 Ý định tham gia NCKH

🡘 Ý định tham gia NCKH

Mức ý
nghĩa

Kết quả

Tỷ lệ sinh viên có giới tính nam có ý định
0,01
tham gia NCKH cao hơn sinh viên có giới
tính nữ
Sinh viên có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên có ý
**
0,024 định tham gia NCKH cao hơn so với sinh
viên có độ tuổi từ 19 đến 20 tuổi
Sinh viên năm 3 và năm 4 có xu hướng
**
0,030 khơng có ý định tham gia NCKH cao hơn so
với sinh viên năm 1 và năm 2
Sinh viên có học lực càng cao thì ý định tham
0,027**
gia nghiên cứu khoa học càng tăng
Mức độ quan tâm NCKH càng tăng, thì ý
0,000**
định tham gia NCKH càng cao
0,585 Khơng có mối liên hệ
Khi sinh viên cho rằng có nhiều hoạt động
0,035 NCKH được tổ chức, thì ý định tham gia

NCKH càng tăng
**

0,263 Khơng có mối liên hệ
**

0,021

Khi sinh viên cho rằng giảng viên có hỗ trợ,
thì ý định tham gia nghiên cứu khoa học tăng
lên

Ghi chú: **: mức ý nghĩa < 0,05 (Nguồn: tác giả thực hiện kiểm định Chi-square trên phần mềm
SPSS 24.0)
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đã trở thành vấn đề quan trọng cần được quan tâm của
các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy rằng
có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm các yếu
tố bên trong và các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi. Nghiên cứu này xem xét một số yếu tố thuộc đặc
điểm của sinh viên và một số động lực bên ngoài ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhưng đặc điểm của sinh viên giới tính, độ tuổi, năm
học và mức độ quan tâm đến NCKH ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó,
những yếu tố bên ngoài như tổ chức thường xuyên các hoạt động nghiên cứu khoa học, sự khuyến khích
của nhà trường khi tham gia NCKH và sự sẵn sàng hướng dẫn của giảng viên cũng ảnh hưởng đến ý
định nghiên cứu khoa học của sinh viên. Từ đó, một số hàm ý quan trọng được trình bày nhằm thúc đẩy
sinh viên các trường Đại học tại Tp. Hồ Chí Minh tham gia nghiên cứu khoa học.
Giảng viên tham gia vào quá trình hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
Trong quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
tạo động lực và hướng dẫn sinh viên viết các cơng trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa
học của sinh viên phụ thuộc khá nhiều vào sự nhiệt tình, kinh nghiệm hướng dẫn và năng lực của giảng

viên. Vì vậy, nên cạnh sự nỗ lực của giảng viên trong việc tiếp nhận, hỗ trợ sinh viên thực hiện các
nghiên cứu khoa học. Thì mỗi giảng viên cũng phải nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, góp phần
35


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

nâng cao chất lượng hướng dẫn của giảng viên. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng các cơng trình
nghiên cứu khoa học của sinh viên, đồng thời cũng giúp cho các giảng viên tự tin hơn về năng lực khoa
học để có thể hướng dẫn sinh viên một cách dễ dàng.
Tăng cường sự quan tâm của sinh viên về nghiên cứu khoa học
Cần kích thích, khơi gợi nhu cầu ham học hỏi, khám phá, sáng tạo trong sinh viên. Tăng cường sự quan
tâm của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học bằng nhiều cách. Nhà trường cần xem hoạt
động nghiên cứu khoa học trong sinh viên là hoạt động chính, tăng cường truyền thơng các hoạt động
nghiên cứu khoa học, xây dựng các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học để hỗ trợ sinh viên. Bên cạnh đó, về
phía giảng viên, thông qua nội dung các môn học, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm và bằng các hoạt động
khoa học trong và ngồi trường, giảng viên có thể giúp sinh viên tiếp cận với NCKH và sử dụng công
nghệ thông tin vào nghiên cứu; định hướng sinh viên nghiên cứu những đề tài có tính ứng dụng thực
tiễn, phù hợp với sinh viên và tạo hứng thú nhằm tăng cường sự quan tâm của sinh viên đối với hoạt
động nghiên cứu khoa học.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm
Hiện nay, mặc dù các trường đại học quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Nhiều cuộc thi về nghiên cứu khoa học được tổ chức hàng năm ở cấp trường, cấp tỉnh, thành phố
và cấp bộ... Tuy nhiên, các trường đại học cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các hoạt động NCKH
trong sinh viên, đặc biệt là các cuộc thi cấp đơn vị đào tạo. Các hoạt động NCKH tại các khoa chuyên
ngành có vai trò to lớn trong việc tạo động lực và huy động được nhiều sinh viên tham gia, và làm cho
hoạt động NCKH trong các khoa đào tạo sẽ sôi nổi hơn. Bên cạnh đó, khi các hoạt động NCKH tại các
đơn vị đào tạo phát triển, nó sẽ trở thành những hoạt động thường niên tạo sân chơi rất tốt cho sinh viên
tham gia. Đây cũng là nguồn lực để tuyển chọn tham gia các cuộc thi cao hơn.
Nhà trường cần tăng cường sự quan tâm và khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Nhà trường cần quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, xem đây là nhiệm vụ
chính cần được hỗ trợ, động viên, để đảm bảo sinh viên có môi trường thuận lợi tham gia NCKH.
Nhà trường nên xây dựng chính sách cho sinh viên thực hiện đề tài NCKH. Trong thành phần điểm khóa
luận tốt nghiệp, nên xây dựng điểm nghiên cứu khoa học. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, sinh
viên có thể kết hợp để phát triển thành các cơng trình nghiên cứu khoa học. Khoa chủ quản nên tổ chức
các cuộc thi NCKH với thời gian phù hợp để xét duyệt các cơng trình nghiên cứu này. Nếu đạt yêu cầu,
thì nhà trường cần ghi nhận bằng điểm số và các phần thưởng ghi nhận đóng góp của sinh viên khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, Nhà trường nên chú trọng đầu tư kinh phí để sinh viên và giảng viên có cơ hội nghiên
cứu những đề tài có tầm vóc cao hơn như đề tài cấp thành, cấp bộ… vì khi nghiên cứu những đề tài đó,
ngồi việc đầu tư thời gian, trí lực thì chi phí phục vụ cho các nghiên cứu đó khơng hề nhỏ. Và khi các
NCKH đạt được kết quả cao Nhà trường nên có những hình thức biểu dương phù hợp để các em có thành
tích thấy tự hào và tạo động lực cho các sinh viên khác tham gia NCKH.
Hỗ trợ sinh viên có giới tính nữ, sinh viên năm 1, năm 2 tham gia nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sinh viên có giới tính là nữ, sinh viên năm 1, năm 2 có ý định tham
gia nghiên cứu khoa học thấp hơn sinh viên nam, sinh viên năm 3, năm 4. Vì vậy trường đại học cần tập
trung để nâng cao ý định tham gia nghiên cứu khoa học của những đối tượng này. Các trường đại học
nên quan tâm hơn đến sinh viên mới vào trường, hỗ trợ sinh viên tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu
khoa học, trang bị các kiến thức nghiên cứu khoa học cần thiết trong năm 1. Ngoài ra, giảng viên giảng
dạy, giảng viên chủ nhiệm cũng quan tâm hơn đến sinh viên nữ và sinh viên mới vào trường. Nhằm tạo
môi trường thuận lợi để các bạn sinh viên nữ, sinh viên năm 1, sinh viên năm 2 cùng tham gia các hoạt
động nghiên cứu khoa học.
36


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amin, T. T., Kaliyadan, F., Al Qattan, E. A., Al Majed, M. H., Al Khanjaf, H. S., & Mirza, M. (2012).
Knowledge, attitudes and barriers related to participation of medical students in research in three Arab

Universities. Educ Med J, 4(1), 47–55.
2. Babbie, E. R. (1989). The practice of social research. Wadsworth Publishing Company.
Bernadic, M., Mladosievicova, B., & Traubner, P. (2004). Students’ research and scientific activity at
the Faculty of Medicine, Comenius University in Bratislava. Bratislavske Lekarske Listy, 105(7/8), 281–
284.
3. Bhagavathula, A., Bandari, D., Pharmacy, Y. T.-, & 2017, undefined. (2017). The attitude of medical
and pharmacy students towards research activities: a multicenter approach. Mdpi.Com.
/>4. Chi, S., Wang, Z., & Liu, X. (2017). Associations among attitudes, perceived difficulty of learning
science, gender, parents’ occupation and students’ scientific competencies. International Journal of
Science Education, 39(16), 2171–2188. />5. Daly, C. (2013). Encouraging community pharmacists to become more involved in research. Pharm.
J, 291, 159.
6. Getov, I., Lebanova, H., Belcheva, V., & Grigorov, E. (2015). Study of pharmacy students' attitudes
for scientific research and/or academic career in Bulgaria. Scripta Scientifica Pharmaceutica, 1(2), 18–
7. Harsh, J. A., Maltese, A. V., & Tai, R. H. (2012). A perspective of gender differences in chemistry
and physics undergraduate research experiences. Journal of Chemical Education, 89(11), 1364– 1370.
/>8. Hong, J.-C., Hwang, M.-Y., Liu, M.-C., Ho, H.-Y., & Chen, Y.-L. (2014). Using a “prediction–
observation–explanation” inquiry model to enhance student interest and intention to continue science
learning predicted by their Internet cognitive failure. Computers & Education, 72, 110–120.
9. Karpudewan, M., & Roth, W. M. (2018). Changes in Primary Students’ Informal Reasoning During
an Environment-Related Curriculum on Socio-scientific Issues. International Journal of Science and
Mathematics Education, 16(3), 401–419. />10. Krapp, A., & Prenzel, M. (2011). Research on interest in science: Theories, methods, and findings.
International Journal of
Science
Education,
33(1), 27–50.
/>11. Lamanauskas, V., & Augiene, D. (2014). University student future professional career: Promoting
and limiting factors and personal traits. Baltic Journal of Career Education and Management, 6–15.
12. Lamanauskas, V., & Augienė, D. (2015). Development of scientific research activity in university:
A position of the experts. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 167, 131–140.
13. Nicolaou, C. T., Korfiatis, K., Evagorou, M., & Constantinou, C. (2009). Development of decisionmaking skills and environmental concern through computer-based, scaffolded learning activities.

14. Environmental Education Research, 15(1), 39–54. />Nuutila, K., Tuominen, H., & Tapola, A. (2018). Consistency, longitudinal stability, and predictions of
elementary school students’ task interest, success expectancy, and performance in mathematics.
16. Salgueira, A., Costa, P., Gonỗalves, M., Magalhães, E., & Costa, M. J. (2012). Individual
characteristics and students engagement in scientific research: A cross-sectional study. BMC Medical
Education, 12(1). />17. Sơn, H. Đ., & Mai, N. T. N. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên–Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính-Marketing. Tạp Chí Nghiên Cứu Tài ChínhMarketing, 49, 13–24.
37


HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ACFB2022_HUTECH

18. Văn, P. Q., Lê Văn Trọng, H. V. K., & Xuân, H. T. (2018). MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN. Journal of Transportation Science and
Technology, 30.
19. Winkelmann, K., Baloga, M., … T. M.-J. of C., & 2015, undefined. (2015). Improving students’
inquiry skills and self-efficacy through research-inspired modules in the general chemistry laboratory.
ACS Publications, 92(2), 247–255. />20. Zhu, Y. (2019). How Chinese students’ scientific competencies are influenced by their attitudes?
International Journal of Science Education, 41(15), 2094–2112.
21. Zier, K., & Stagnaro-Green, A. (2001). A multifaceted program to encourage medical students’
research.
Academic
Medicine,
76(7), 743–747.
22. />ourage_medical.21.aspx
23. Zikmund, W. G. (2000). Business Research Methods, 6th (ed) Dryden Press. Fort Worth, TX.

38

View publication stats




×