BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------
HỒNG THỊ LỰU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TRẺ SUY DINH DƯỠNG Ở TRƯƠNG MẦM
NON HUYỆN KINH MÔN,TỈNH HẢI DƯƠNG THEO
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRỂ EM NĂM TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------
HỒNG THỊ LỰU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TRẺ SUY DINH DƯỠNG Ở TRƯỠNG MẦM
NON HUYỆN KINH MÔN,TỈNH HẢI DƯƠNG THEO
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRỂ EM NĂM TUỔI
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Bích Thủy
Hà Nội - 2018
MỤC LỤC
Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Giáo dục mầm non ngày càng khẳng định vị trí khơng thể thiếu trong
hệ thống giáo dục quốc dân cũng như tầm quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục - đào tạo con người, nhằm hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
trẻ có đạo đức, lý tưởng; có kiến thức, năng động, sáng tạo, là người làm chủ
tương lai đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Với
quan điểm và định hướng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo,
Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thơng qua Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo dục mầm
non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một”[1]. Để
trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải
có một chế độ ni dưỡng hợp lý và chăm sóc sức khỏe theo khoa học. Lứa
tuổi mầm non là lứa tuổi phát triển nhanh về thể chất và tinh thần của trẻ,
đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Sự phát triển từ 0 - 6 tuổi là giai
đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực
phát triển trí tuệ trong tương lai của cá nhân. Do đó, việc ni dưỡng và
chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non có vai trị vơ cùng quan trọng nhất là trẻ
suy dinh dưỡng. Quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng quản lý hiện đại đã và
đang được triển khai trong quản lý giáo dục ở nước ta. Trong lĩnh vực giáo
dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT
ngày 22/7/2010 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi [2]; Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của chương trình Giáo dục mầm non bn hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo [3]
và Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT
về Thông tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non [4]. Chương trình
Giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những
ưu việt của các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát
triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các
đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát
triển; là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở
tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước...................................1
DANH MỤC BẢNG
Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Giáo dục mầm non ngày càng khẳng định vị trí không thể thiếu trong
hệ thống giáo dục quốc dân cũng như tầm quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục - đào tạo con người, nhằm hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
trẻ có đạo đức, lý tưởng; có kiến thức, năng động, sáng tạo, là người làm chủ
tương lai đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Với
quan điểm và định hướng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo,
Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thơng qua Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo dục mầm
non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một”[1]. Để
trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải
có một chế độ ni dưỡng hợp lý và chăm sóc sức khỏe theo khoa học. Lứa
tuổi mầm non là lứa tuổi phát triển nhanh về thể chất và tinh thần của trẻ,
đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Sự phát triển từ 0 - 6 tuổi là giai
đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực
phát triển trí tuệ trong tương lai của cá nhân. Do đó, việc ni dưỡng và
chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non có vai trị vơ cùng quan trọng nhất là trẻ
suy dinh dưỡng. Quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng quản lý hiện đại đã và
đang được triển khai trong quản lý giáo dục ở nước ta. Trong lĩnh vực giáo
dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT
ngày 22/7/2010 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi [2]; Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của chương trình Giáo dục mầm non bn hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo [3]
và Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT
về Thông tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non [4]. Chương trình
Giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những
ưu việt của các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát
triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các
đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát
triển; là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở
tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước...................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBQL
Cán bộ quản lý
CSVC
Cơ sở vật chất
CTXH
Chính trị - xã hội
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GV
Giáo viên
PPDH
Phương pháp dạy học
KT-XH
Kinh tế - xã hội
SDD
Suy dinh dưỡng
MN
Mầm Non
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu của luận văn này là khách
quan, trung thực và khơng trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố. Tôi cũng cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được trân trọng
cảm ơn.
Hà Nội, ngày....tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tác giả
luận văn xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy giáo, cơ giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Bích
Thủy - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như tạo cho em
sự tự tin để hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bạn bè, gia đình
và đồng nghiệp trong thời gian qua đã động viên và giúp đỡ, tạo điều kiện giúp tác
giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu song luận văn cũng
khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quý báu của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Giáo dục mầm non ngày càng khẳng định vị trí khơng thể thiếu
trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như tầm quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục - đào tạo con người, nhằm hình thành và phát triển nhân cách của thế
hệ trẻ có đạo đức, lý tưởng; có kiến thức, năng động, sáng tạo, là người làm
chủ tương lai đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với
quan điểm và định hướng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo,
Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thơng qua Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo
dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp
một”[1]. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu
đời cần phải có một chế độ ni dưỡng hợp lý và chăm sóc sức khỏe theo
khoa học. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi phát triển nhanh về thể chất và tinh
thần của trẻ, đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Sự phát triển từ 0 - 6
tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách,
năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai của cá nhân. Do đó, việc ni dưỡng
và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non có vai trị vô cùng quan trọng nhất là
trẻ suy dinh dưỡng. Quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng quản lý hiện đại đã
và đang được triển khai trong quản lý giáo dục ở nước ta. Trong lĩnh vực giáo
dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT
ngày 22/7/2010 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi [2]; Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của chương trình Giáo dục mầm non bn hành kèm theo Thông tư số
1
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
[3] và Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ
GD&ĐT về Thơng tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non [4]. Chương
trình Giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế thừa
những ưu việt của các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được
phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền,
các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát
triển; là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở
tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước.
Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá
lớn so với thời gian trong ngày. Do đó, cùng với gia đình, trường mầm non có
vai trị quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó địi hỏi
mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ni dưỡng, chăm sóc trẻ
trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh
dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng,
để giúp trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào lớp một.
Trong những năm qua, cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành
ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đóng vai trị tích cực
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ. Tuy nhiên, một số
gia đình cha mẹ hiểu chưa đầy đủ về cơng tác ni dưỡng và chăm sóc sức
khỏe, chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nên dẫn đến suy dinh
dưỡng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ về nhận thức, tình cảm
xã hội và một số bệnh khác; cha mẹ trẻ chưa thường xuyên phối hợp chặt chẽ
với trường mầm non để nắm bắt kịp thời các kiến thức khoa học và thống nhất
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ. Bên cạnh đó, một số
trường, lớp mầm non ni dưỡng, chăm sóc trẻ chưa đúng khoa học, chưa
quan tâm đến cá nhân các cháu suy dinh dưỡng gây nên những bức xúc trong
xã hội; biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy
2
dinh dưỡng của hiệu trưởng trường mầm non huyện Kinh Mơn tỉnh Hải
Dương, nhất là trẻ 5 tuổi cịn có những bất cập nên hiệu quả chưa cao.
Chính vì vậy, cần có một cơng trình nghiên cứu có hệ thống các biện
pháp quản lý nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy
dinh dưỡng theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ở trường mầm non là rất
cần thiết, góp phần phát triển giáo dục mầm non. Với những lý do trên, đề tài
“Quản lý hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng
ở trường mầm non huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nuôi dưỡng và chăm
sóc sức khỏe trẻ tại các trường mầm non, đề xuất các biện pháp quản lý phù
hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe
trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non huyện Kinh Môn theo chuẩn phát triển
trẻ em năm tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức
khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non theo chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động ni dưỡng và chăm
sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non trên địa bàn huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
4. Giải thuyết khoa học
Quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng hiện nay
chưa được quan tâm đúng mức, còn bất cập, chưa đáp ứng chuẩn trẻ em năm
tuổi, sự phối hợp giữa trường mầm non với gia đình và xã hội chưa chặt chẽ,
cơng tác quản lý ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ trẻ suy dinh dưỡng
chưa thực sự hiệu quả làm hạn chế chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ ở các
3
trường mầm non huyện Kinh Môn. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản
lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng theo chuẩn
phát triển trẻ em năm tuổi, phát huy được ảnh hưởng tích cực của trường mầm
non với gia đình và xã hội thì sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non huyện Kinh Môn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ni dưỡng và
chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non theo chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi.
5.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động ni dưỡng và chăm
sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non huyện Kinh Môn theo
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm
sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non huyện Kinh Môn theo
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của
các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động
ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Kinh Mơn có cả trường mầm non cơng lập và ngồi
cơng lập, đề tài nghiên cứu hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy
dinh dưỡng tại 03 trường mầm non công lập đại diện cho các khu vực ở Kinh
Môn.
6.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh trường
mầm non huyện Kinh Môn.
4
6.4. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các tài liệu, sách báo,
tạp chí khoa học... về quản lý, cơng tác ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ
mầm non, quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ, bao gồm:
Các Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước; các văn bản, tài liệu của
ngành Giáo dục và Đào tạo; các đề tài, tạp chí khoa học, báo cáo khoa học và
các tài liệu, sách báo đề cập đến công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ
mầm non và quản lý ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng của
các nhà khoa học. Nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiêm cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi cho những
người thuộc các nhóm đối tượng điều tra là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên
mầm non, nhân viên và cha mẹ học sinh để đánh giá thực trạng nuôi dưỡng và
chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non suy dinh dưỡng và quản lý hoạt động ni
dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non huyện
Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát các hoạt động nuôi
dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non
để thu thập thông tin, những tài liệu sống về thực tiễn được thực hiện ở các
trường mầm non trên địa bàn huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc,
nguyên nhân và cách giải quyết những tình huống trong các hoạt động ni
dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non đã xảy ra.
Nghiên cứu quá trình thực hiện và quản lý các hoạt động nuôi dưỡng và chăm
5
sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non theo chuẩn phát triển trẻ
em năm tuổi để thu thập số liệu và phát hiện những vấn đề mới.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập thông tin khoa học bằng
cách tìm hiểu, phân tích sản phẩm của các hoạt động ni dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng và quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non theo chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi. Thông qua bản kế hoạch của nhà trường, sổ theo dõi sức khỏe trẻ,
biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ theo dõi y tế học
đường ...
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non về đánh giá công tác ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy
dinh dưỡng và quản lý các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho
trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non. Hỏi và trao đổi trực tiếp một số
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, y tế và dinh dưỡng, cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý
ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng theo chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi đã đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin: Sử dụng phương pháp thống
kê toán học áp dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lý, phân tích
và đánh giá mức độ tin cậy của kết quả điều tra.
8. Những đóng góp của đề tài:
8.1. Về mặt lý luận: Xác định được khung lý thuyết về nuôi dưỡng và
chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng và để quản lý hoạt động này tại trường
mầm non theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
8.2. Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp quản lý có hiệu quả của
hiệu trưởng đối với hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ suy dinh
dưỡng tại trường mầm non huyện Kinh Môn theo chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi.
6
9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non theo chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức
khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải
Dương theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức
khỏe trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải
Dương theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NI DƯỠNG VÀ
CHĂM SĨC SỨC KHỎE TRẺ SUY DINH DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM
NON THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Vấn đề chăm sóc, ni dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm.
Những quan điểm, tư tưởng về chăm sóc, ni dưỡng trẻ được trình bày trong
các cơng trình nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học lứa tuổi mầm non.
Cơng trình Tâm lý học mẫu giáo của tác giả V.X.Mukhina nghiên cứu về đặc
trưng tâm lý của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Tác giả A.B.Zaporojets với
Cơ sở tâm lý học của giáo dục mẫu giáo tập trung nghiên cứu chuyên biệt về
trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
Các cơng trình nghiên cứu về chất lượng CS-GD trẻ, Pamela Morris
Cybele Raver Chrishana M. Lloyd Megan Millenky với “Vai trò của GVMN
đối với chất lượng CS-GD trẻ” [41];
Các tác giả: Smith Ruth, La Valle Ivana trong cuốn sách: “Vấn đề nuôi
dạy trẻ chất lượng cao, trong tương lai có nên áp dụng phổ biến?” đã bàn
luận về vấn đề CS-GD trẻ, xây dựng trường MN chất lượng cao và áp dụng
mơ hình này trong thực tiễn [40].
Jennifer Pannell đưa ra mơ hình phối kết hợp giữa nhà trường (trung
tâm) và cha mẹ (gia đình) học sinh trong việc chăm sóc trẻ em, đồng thời
cũng có sự tham gia của ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
[105].
Tiến sĩ Robert. G. Mayer đã viết “Tại sao phải đầu tư vào chương trình
chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần của
chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòa nhà, ta cần xây
dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó làm nền tảng xây nên toàn
8
bộ cơng trình kiến trúc”. Trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần
cho nó một nền tảng tương tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn
hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó, từ lúc lọt lịng
mẹ đến lúc 6 tuổi, trẻ em cần được sự đầu tư hỗ trợ phát triển thể chất, tinh
thần và hiểu biết xã hội, trong đó Giáo dục mầm non giúp trẻ hình thành và
phát triển tồn diện nhân cách, tạo nền tảng tốt cho trẻ vào lớp một.
Trong kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Dove Roxana Adams đã
phân tích so sánh đối với kinh nghiệm chăm sóc trẻ tại một chương trình ni
dạy trẻ chất lượng [39].
Những cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hoạt động chăm sóc,
ni dưỡng trẻ ở các khía cạnh khác nhau, trong đó có đề cập đến tầm quan
trọng và các yêu cầu về chất lượng nuôi, dạy trẻ; các biện pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về Giáo dục mầm non và quản lý Giáo dục mầm non,
cùng với các Văn kiện, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
về giáo dục mầm non, đặc biệt là cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm
non, có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý giáo dục quan tâm, nghiên cứu, bàn luận như:
Theo TS. Trần Thị Ngọc Trâm khẳng định, sự phát triển của trẻ ở
những năm đầu đời có liên quan chặt chẽ đến khả năng học tập của trẻ, là giai
đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người.
Thực hiện chiến lược phát triển GDMN đến năm 2020; nhằm phát triển
GDMN, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị bàn về công tác GDMN.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ
sở giáo dục mầm non - Thực trạng và giải pháp” năm 2016, đánh giá về triển
khai cơng tác đảm bảo an tồn và xây dựng trường học an tồn, phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ trong cơ sở GDMN, đề xuất một số giải pháp đảm
9
bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở GDMN; Hội thảo “Dinh dưỡng cho trẻ em từ
2 - 6 tuổi” do Viện Y học ứng dụng Việt tổ chức năm 2017.
Đề tài nghiên của tác giả Nguyễn Thị Hòa cho rằng Giáo dục mầm non
là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam, là
cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ hình thành
cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới…
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng
chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non”, chủ
nhiệm đề tài: Lê Thu Hương. Trong đề tài này các tác giả tổng hợp những
kinh nghiệm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của một số
nước trên thế giới, đánh giá thực trạng và đưa ra những định hướng đổi mới
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDMN [5].
Theo tác giả Nguyễn Thị Hồi An, để đạt được mục tiêu chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần
có kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Trẻ phải
được chăm sóc, ni dưỡng theo khoa học trong một mơi trường thật tốt để có
thể phát triển tồn diện.
Tác giả Nguyễn Thu Hiền khẳng định quan tâm đến thời gian hoạt
động, ăn, ngủ, của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian
trong ngày. Trường mầm non có vài trị quan trọng, là nền móng cho việc hình
thành và phát triển nhân cách con người, phụ thuộc vào cơng tác ni dưỡng
và chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày
22/02/2012. Bản Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020,
bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng,
bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được
10
giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm
sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn
tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng’’ [6].
(2)
Nếu như nội dung chăm sóc ni dưỡng trẻ trong chương trình
Chăm sóc giáo dục trước kia chỉ được coi là một bộ phận, một nội dung để hỗ
trợ cho các hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non thì trong Chương
trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHNBGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung
giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được quan tâm và coi đó như là một
nhiệm vụ chính song song với nhiệm vụ giáo dục trẻ trong các trường mầm
non và đây cũng là một trong những nội dung quyết định sự thành cơng của
chương trình [4].
Ngồi các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể kể đến
một số luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ của những tác giả như: Luận án Tiến
sỹ Lê Thị Thu Ba với đề tài “Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các
trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh” [7]; Luận văn Thạc sỹ
Phạm Thị Hoa với đề tài “Một số biện pháp can thiệp sớm tình trạng suy dinh
dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non”; Nguyễn Thi Thu Hà
với đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non quận Hồn
Kiếm, Hà Nội theo chuẩn phát triển của trẻ”…
Về cơ bản, các cơng trình trên đã đề cập đến cơng tác chăm sóc, ni
dưỡng trẻ và biện pháp quản lý hoạt động này ở các trường mầm non, các
biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển Giáo
dục mầm non. Tuy nhiên, các cơng trình chưa đi sâu vào các biện pháp quản
lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức trẻ suy dinh dưỡng của cán bộ quản
lý trường mầm non theo chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
11
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau, đã có nhiều cách hiểu về quản
lý, xin đưa ra các quan niệm của một số nhà khoa học để đi đến thống nhất
quan niệm về quản lý.
Theo Lu.A.Tikhơmirơp: “Quản lý là tác động có hướng đích, dựa trên
nhận thức những qui luật khách quan của hệ quản lý đến các quá trình đang
diễn ra nhằm đạt mục đích tối ưu mục đích đặt ra” [tr. 80-81].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động gây
ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục
tiêu chung” [10, tr.17].
Theo Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý: “Quản lý là
một quỏ trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm đạt mục tiêu chung,... Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục
tiêu đó đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt
động của những người khác” [11, tr.176].
Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý, bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối
tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của
con người.
Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là: Quản lý gồm chủ thể và
khách thể quản lý. Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ
tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau.
1.2.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005) [11 ], tạo sự
12
khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời.
1.2.3. Ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non suy dinh
dưỡng
Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ mầm non
cần được chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất, đặc biệt là đối
với trẻ em suy dinh dưỡng vì đây là thời kỳ trẻ yếu ớt cần sự yêu thương,
quan tâm của người lớn, thời kỳ này có vị trí quan trọng trong cuộc đời của
mỗi con người.
Nuôi dưỡng trẻ em là các hoạt động cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc
sức khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo
vệ trẻ tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần [12]. Đối với
trẻ em suy dinh dưỡng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở trường mầm
non và có sự phối hợp hợp với cha mẹ trẻ em tại gia đình.
Chăm sóc trẻ em là hoạt động ni dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình
phát triển của trẻ. Trẻ mầm non cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như
giáo dục về tinh thần; theo dõi quá trình phát triển của trẻ ở trường về cân
nặng, chiều cao, chỉ số BMI…
1.2.2. Trẻ mầm non suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các
chất sinh dưỡng thiết yếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát
triển, tăng trưởng của trẻ ( [ 24]. )
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng:
+ Biếng ăn hoặc ăn ít.
+ Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
+ Chậm tăng cân hoặc khơng tăng liên tục trong hai đến ba tháng.
+ Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong hai đến ba
tháng.
13
+ Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
+ Mọc răng chậm.
+ Da xanh xao.
+ Cơ nhão, không săn chắc.
+ Chậm biết đi.
+ Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
+ Tóc thưa, dễ rụng.
+ Rối loạn tiêu hóa thường xun.
1.3. Hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm
non suy dinh dưỡng
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005) [11].
Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hóa trong Thơng tư ban hành
chương trình GDMN theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày
24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp
một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với
lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng
cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. [4]
Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1.3.2. Nội dung hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ
mầm non suy dinh dưỡng
14
Nội dung ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ bao gồm: Tổ chức ăn,
tổ chức ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an tồn [4].
Hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non suy dinh
dưỡng gồm các nội dung cơ bản sau:
Nội dung 1: Tổ chức ăn cho trẻ mầm non suy dinh dưỡng
Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm tình hình của mỗi nhà trường mà tổ
chức các bữa ăn cho phù hợp. Với trẻ nhà trẻ có 2 bữa ăn chính sáng, chiều và
1 bữa ăn phụ. Với trẻ mẫu giáo có 1 bữa chính sáng và 1 bữa quà chiều. Chế
độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ em suy dinh dưỡng, bổ sung các chất sinh
dưỡng thiết yếu, giúp trẻ phát triển, tăng trưởng tốt.
Trước khi ăn giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt, mặc yếm (đối
với trẻ nhà trẻ). Cho trẻ ngồi vào bàn, 4- 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh
bàn dễ dàng, cho trẻ suy dinh dưỡng ngồi bàn riêng để giáo viên dễ dàng
quan tâm, chăm sóc. Chuẩn bị bát thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng
trẻ. Trước khi chia thức ăn, giáo viên cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc
gọn gàng; chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ ăn lâu.
Trong khi ăn, giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo khơng khí
thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết
hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho
trẻ biết mời cô giáo và các bạn trước khi bắt đầu ăn, ngồi ăn ngay ngắn,
không co chân lên ghế; cầm thìa tay phải và tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi;
ăn từ tốn nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn...
Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với những trẻ mới đến lớp, trẻ
suy dinh dưỡng, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu thấy trẻ ăn kém giáo viên cần
tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay bố mẹ biết để chủ
động chăm sóc trẻ tốt hơn. Giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi, phối
hợp với nhà bếp và cha mẹ để thay đổi các món ăn và kịp thời bổ sung các
chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm
15
hoặc biếng ăn, giáo viên có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương
hơn có biện pháp phịng tránh hóc hoặc sặc trong khi trẻ ăn.
Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi qui định, uống
nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).
Nội dung 2: Tổ chức ngủ cho trẻ mầm non suy dinh dưỡng
Chăm sóc giấc ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu của độ tuổi. Trẻ
từ 3-12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90-120 phút. Trẻ từ 12-18 tháng
ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90-120 phút. Trẻ từ 18-36 tháng ngủ 1 giấc trưa
khoảng 150 phút. Trẻ 3-6 tuổi ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
Chuẩn bị trước khi ngủ: Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn... Bố trí cho trẻ chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Phịng ngủ nên giảm ánh sáng
bằng cách đóng bớt cửa sổ hoặc tắt bớt đèn. Khi đã ổn định chỗ ngủ, giáo
viên có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi
vào giấc ngủ. Với những cháu suy dinh dưỡng, khó ngủ, giáo viên gần gũi, vỗ
về trẻ, giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn.
Theo dõi trẻ ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ, giáo viên phải thường xun
có mặt để theo dõi, khơng để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư
thế để trẻ ngủ thoải mái. Khi trẻ ngủ, về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý
vặn tốc độ quạt vừa phải và phải để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng điều hịa
nhiệt độ khơng nên để nhiệt độ lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho
trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ
có nhu cầu.
Chăm sóc trẻ sau khi thức dậy: Không nên đánh thức trẻ dậy đồng
loạt, trẻ nào thức giấc trước giáo viên cho dậy trước, tránh đánh thức cùng
một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức
trẻ dậy sớm trước khi trẻ thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. Sau
khi trẻ dậy hết, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức
16
với trẻ như cất gối, chiếu, luôn chú ý đến trẻ yếu, suy dinh dưỡng. Có thể
chuyển dần từ trạng thái ngủ sang trạng thái khác bằng cách cho trẻ hát một
bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ, hỏi các cháu mơ thấy gì. Giáo viên
bật đèn mở cửa sổ từ từ; nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ
ăn quà chiều.
Nội dung 3: Vệ sinh cho trẻ mầm non suy dinh dưỡng
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ:
Chăm sóc da cho trẻ: Cần phải chăm sóc để da trẻ lúc nào cũng được
sạch. Da của trẻ rất mỏng và dễ bị tổn thương, nhất là trẻ yếu hoặc suy dinh
dưỡng. Vì vậy giáo viên phải ln quan tâm chăm sóc da của trẻ đúng cách.
Lau rửa cho trẻ: Trẻ dưới 2 tuổi phải được giáo viên giúp đỡ, trẻ trên 2
tuổi có thể tự rửa lấy dưới sự giám sát của giáo viên. Muốn thế trong phịng
vệ sinh phải có chậu rửa theo tầm vóc trẻ em, nghĩa là khơng cao quá 45 cm
trên mặt sàn.
Cắt móng tay, móng chân, chải đầu cho trẻ: Hiện nay theo chỉ đạo của
ngành y tế để tránh lây nhiễm các bệnh đường máu thì mỗi trẻ phải có dụng cụ
cắt móng tay riêng, có ký hiệu của trẻ và sau khi dùng xong phải vệ sinh, hấp
tẩy trùng sạch sẽ. Tóc trẻ phải chải bằng lược dày, mỗi trẻ phải có một chiếc
lược.
Vệ sinh răng miệng: Thường xuyên nhắc trẻ uống nước và xúc miệng
sau khi ăn. Với trẻ 5-6 tuổi, giáo viên hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp
với gia đình dạy trẻ tập đánh răng ở nhà.
Vệ sinh quần áo, giày dép: Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ
ra mồ hôi hay bị nôn giáo viên phải thay ngay cho trẻ; cởi bớt quần áo khi
trời nóng, hoặc mặc quần áo khi trời lạnh. Để chống nhiễm lạnh đơi chân của
trẻ, ngồi dép đi đến lớp, cần có thêm đơi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ:
17
Dạy trẻ cách rửa mặt, tay chân, đánh răng, chải đầu, mặc quần áo sạch
sẽ, gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn.
Giáo dục trẻ có thói quen thích tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trước
khi đi ngủ, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh; đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi
sáng ngủ dậy.
Dạy trẻ biết chùi mũi bằng khăn, khi ho hoặc khi hắt hơi dùng khăn
hoặc tay che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, khi đi tiểu tiện phải vào nhà vệ
sinh.
Giáo dục trẻ chỉ uống nước đun sôi để nguội, hoặc nước chè, nước các
loại hoa quả. Nước uống cho trẻ phải đựng trong thùng có vịi hoặc có chai có
nút đậy, hạn chế các loại nước có gas để giữ gìn sức khỏe.
Giáo dục trẻ có thói quen đi dép khi ra đường, đội mũ nón khi ra nắng.
Dạy trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ say và đủ giấc.
Giường chiếu, giá khăn mặt, tủ đồ chơi, nơi để ca cốc phải luôn luôn
gọn gàng, ngăn nắp; bất cứ làm việc gì có rác bụi ở bàn ghế, sàn nhà như cắt
xé giấy, gọt bút chì phải dọn dẹp thùng rác, khơng vứt bừa bãi ra xung quanh;
biết dọn dẹp đồ dùng, cất đồ chơi vào nơi qui định.
- Muốn đạt kết quả cao trong giáo dục những thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ, giáo viên cần tạo ra xung quanh trẻ những điều kiện thuận lợi
như mỗi trẻ đều có đầy đủ khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, ca cốc,
lược... để đúng nơi qui định, để trẻ tự lấy cất dễ dàng; quan tâm giúp đỡ trẻ
yếu, suy dinh dưỡng khi trẻ gặp khó khăn. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: sạch sẽ, trật tự, ngăn
nắp.
- Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh môi trường trong trường, lớp mầm non:
Thực hiện vệ sinh phịng nhóm, đồ dùng, đồ chơi thường xuyên. Giữ sạch
18