Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bài thu hoạch môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.84 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................1
CHƯƠNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO
DÂN, VÌ DÂN......................................................................................................2
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm
quyền.....................................................................................................................2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân...................................................................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ TẠI CÔNG TY ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT - VIMICO
(VIJAS)...............................................................................................................20
2.1. Thực tiễn về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và Nhà
nước của dân, do dân, vì dân...............................................................................20
2.2. Đánh giá về cơng tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
và Nhà nước của dân, do dân, vì dân..................................................................23
2.3. Thực tiễn về cơng tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
và Nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Cơng ty V Đá quý Việt - Nhật VIMICO (VIJAS)................................................................................................30
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.........32
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân.......................................32
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.........33
KẾT LUẬN.................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................41
0



MỞ ĐẦU
Trong các chính thể hiện đại, bất luận nhà nước và xã hội nào cũng đều do
giai cấp nhất định lãnh đạo thơng qua chính đảng đại diện cho giai cấp ấy. Một
đảng duy nhất cầm quyền hay lưỡng đảng, đa đảng thay nhau cầm quyền là do
tương quan lực lượng chính trị ở từng quốc gia quy định. Đảng Cộng sản Việt
Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, do tương
quan lực lượng chính trị Việt Nam quy định, được lịch sử lựa chọn, được nhân
dân tin tưởng, trao gửi trọng trách bằng hiến định và được khẳng định bằng năng
lực, hiệu quả lãnh đạo. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính
là một trong những mục tiêu cơ bản của nước ta, để thực hiện được mục tiêu này
thì vấn đề đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của mọi cá
nhân phải được đặt lên hàng đầu. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, học viên xin làm rõ
nội dung: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân”.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO
DÂN, VÌ DÂN
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền
1.1.1. Khái niệm Đảng cầm quyền
Đảng chính trị là tổ chức chính trị của những người đồng lý tưởng, đồng
chí hướng, đại diện cao nhất cho một giai cấp, hoặc tầng lớp, phấn đấu vì lợi ích
giai cấp, hoặc tầng lớp mà nó đại diện.
Đảng cầm quyền là đảng nắm chính quyền, lãnh đạo hoặc chi phối hoạt
động của bộ máy chính quyền. Để trở thành Đảng cầm quyền (hoặc liên minh

các đảng cầm quyền), thông thường, mỗi đảng (hoặc liên minh các đảng phải
giành được thắng lợi (chiếm đa số ghế) trong bầu cử nghị viện (hoặc quốc hội),
đối với chính thể cộng hòa địa nghị, hoặc giành thắng lợi trong kỳ bầu cử tổng
thống, đối với chính thể tổng thống, qua đó kiểm sốt, chi phối hoạt động của bộ
máy chính quyền, trong đó trước hết là quyền hành pháp.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền từ sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
1.1.2. Nhiệm vụ của Đảng cầm quyền
Giành được chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng - đó là
mục tiêu, nhiệm vụ bước đầu của những người cộng sản. Đây chính là giai đoạn
đầu của những người cộng sản hoàn thành điều kiện tiên quyết là nắm được
quyền lực nhà nước - công cụ chủ yếu cho phép chuyển sang giai đoạn thứ hai là
tiến hành cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Xây dựng một xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn
thấp là chủ nghĩa xã hội, mới thực sự là mục tiêu mà những người cộng sản và
gia cấp công nhân vươn đến.
Sau khi lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được độc lập, thành lập chính
quyền cách mạng của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sau khi đã giành được
2


chính quyền thì nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp cơng nhân là phải tăng cường
nền chun chính vơ sản để hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử cách mạng, triệt
để xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.
Đồng thời Người luôn quan tâm đến trách nhiệm của Đảng và mỗi cán bộ,
đảng viên là phải phục vụ nhân dân, chứ không phải trở thành những vị “quan
cách mạng”, chỉ biết vinh thân, phì gia.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, là đảng cầm quyền, Đảng phải có trách nhiệm đối
với tất cả các lianhx vực của đời sống xã hội. Trách nhiệm của đảng cầm quyền

khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn so với trước khi Đảng giành được chính
quyền. Người nêu rõ: “Dân khơng đủ muối, Đảng phải lo. Dân khơng có gạo đủ
no, dân khơng có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé khơng có trường
học, Đảng phải lo. tơi lo chuyện này lắm: Các cháu mắt choẹt, da bùng. Tất cả
mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản,
đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà,
mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo”.
Điều Hồ Chí minh hết sức quan tâm và trăn trở khi Đảng trở thành Đảng
cầm quyền là Đảng phải nhận thức và phòng chống những nguy cơ suy thoái của
một đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Một dân
tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dân lớn,
khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u mến và ca ngợi,
nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Hồ Chí Minh chỉ ra ba nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ và vai trò
lãnh đạo của Đảng là: nguy cơ sai lầm về đường lối; quan liêu, xa rời thực tiễn
cuộc sống, xa rời nhân dân; chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh gốc, từ đó mà sinh ra
những thói hư, tật xấu. Suốt cuộc đời, Người ln chú trọng nhắc nhở và phòng
chống ba nguy cơ này.
1.1.3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Hồ Chí Minh xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam. Sách lược vấn tắt của Đảng (1930) do Người soạn thảo
3


và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua nếu rõ: “Đảng là đội tiên phong
của vô sản giai cấp”.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, sau ngày Đảng trở
thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã có sự điều chỉnh sát hợp hơn, theo
hướng xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp. Người đánh
giá cao vai trò của giai cấp công nhân với tư cách là gia cấp lãnh đạo cách mạng,

giai cấp hội tụ những đặc tính tiến tiến của thời đại, nhưng đồng thời cũng nhận
rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà gia cấp cơng nhân là một
phần trong đó”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02-1951), Hồ Chí Minh
nêu trong Báo cáo chính trị: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Có thể thấy, cách tiếp cận về Đảng như trên của Hồ Chí Minh chẳng những
không làm mất bản chất giai cấp công nhân của Đảng, mà còn là sự bổ sung
quan điểm Mác-Lênin về bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản trong điều kiện
một nước thuộc địa, nửa phong kiến, bởi 04 lý do:
Một là, Hồ Chí Minh ln khẳng định Đảng ta là đảng của giai cấp công
nhân (đội tiên phong, bộ tham mưu, là hững người trung thành với lợi ích giai
cấp).
Hai là, thực tiễn cho thấy Đảng đã được lịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn
là người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội
mới, là người đại diện trung thành cho lợi ích của tồn dân tộc Việt Nam, trong
đó có giai cấp cơng nhân.
Ba là, trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảng viên của Đảng không chỉ
xuất thân từ giai cấp cơng nhân mà cịn từ các giai cấp, tầng lớp khác đã giác
ngộ lập trường giai cấp công nhân.
Bốn là, mục tiêu của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng
hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lênin; được tổ chức và hoạt
4


động theo những nguyên tắc của một đảng mácxít-lêninmít, như tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, đồn kết nhất
trí, kỷ luật nghiêm minh, tự giác,...

Vì Đảng là dảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của nhân dân
lao động, của cả dân tộc, nên Đảng phải không ngừng tự xây dựng, chỉnh đốn để
xứng đáng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại;
đồng thời xây dựng, bảo vệ Đảng không phải chỉ là nhiệm vụ của giai cấp công
nhân, mà còn là trách nhiệm của nhân dân lao động, của cả dân tộc.
1.1.4. Phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền
Thuật ngữ “phương thức lãnh đọa của Đảng” chính thức được Đảng ta sử
dụng tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (1989).
Phương thức lãnh đạo của Đảng là những nguyên tắc, quy tắc, cách thức, biện
pháp mà các tổ chức đảng, các cấp ủy dảng lựa chọn và sử dụng để tác động vào
những đối tượng lãnh đọa, nhằm đạt được mục đích, yêu cầu, nội dung lãnh đạo.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nội dung phương thức lãnh đạo của
Đảng Cộng sản cầm quyền được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị
quyết. Khi đã có đường lối, chủ trương, nghị quyết, Đảng phải tổ chức thực
hiện, trước hết là thể chế hóa các đường lối, chủ trương thành các văn bản pháp
luật.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ. Nhiệm vụ của cán bộ là đem
đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để thi hành, đồng
thời lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện cho tốt. Cán bộ là người “đem tình hình,
nguyện vọng của dân chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương,
chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Người
cho rằng: “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong” và “Mn việc thành công hoặc thất
bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, kiểm sốt. Hồ Chí Minh
nhắc nhở: “Nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh
điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ khơng biết gì đến những nghị quyết đó đã thực
5



hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia
hay khơng. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế, đầy túi quần
thơng cáo, đầy túi ảo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy.”.
Người cho rằng: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hoặc thất
bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bọ, và
do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích”.
Người chỉ ra rằng, có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực
lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới
sửa chữa và giúp đỡ kịp thời. Nếu tổ chức việc kiểm tra chu đáo thì cũng như có
ngọn đèn “pha”, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao
nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chính phần mười khuyết
điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm
tra được chu đáo, thì cơng việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp
trăm.
Thứ tư, Đảng lãnh đạo thơng qua vai trị tiên phong, gương mẫu của cán bộ
đảng viên. Theo Hồ Chí Minh: “Đảng là do nhiều người cách mạng họp lại”. Hồ
Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, để lãnh đạo được quần chúng, mỗi cán bộ, đảng
viên “phải làm mực thước cho người ta bắt chước”; phải thực hiện “tiên thiên hạ
ưu, hậu thiên hạ lạc”, nghĩa là “lúc khổ sở, khó khăn thì đảng viên ta phải đi
trước, khi sướng thì đảng viên ta hưởng sau”; phải thực hiện “đảng viên đi trước,
làng nước theo sau”. Người nói rõ, đó vừa là lời ca ngợi, đồng thời cũng là đòi
hỏi của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên của Đảng.
1.1.5. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền
a) Tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm
quyền
Ngay từ những năm 1920, khi chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: Cách mạng muốn thành cơng trước hết phải có Đảng, “Đảng có
vững mạnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
6



Sau này, Đảng trở thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nhiều lần nêu lên
vai trò hết sức quan trọng của cơng tác xây dựng chính quyền đến đảng: “Là một
Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu”, “Đối với vận
mệnh của nước nhà và dân tộc, Đảng có trách nhiệm vơ cùng to lớn. Cho nên
xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực lỳ quan trọng của nhân dân ta”.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Theo
nguyên tắc này, phương pháp xây dựng phải luôn đi cùng với chống, lấy xây để
chống, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng Đảng có vững mạnh mới phịng chống được
một cách hiệu quả những nguy cơ suy thoái của đảng cầm quyền.
b) Nội dung xây dựng Đảng
Trong tác phẩm Thưởng thức chính trị, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Xây dựng
Đảng, có ba mặt: Tư tưởng, chính trị và tổ chức”. Ngày nay, nhìn lại tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta thấy Người đã đề cập rất
nhiều đến một lĩnh vực thứ tư - Xây dựng Đảng về đạo đức.
Để xây dựng Đảng về tư tưởng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, Đảng phải lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong
tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã dẫn lại luận điểm nổi tiếng của
Lênin trong tác phẩm Làm gì ở phần Lời mở đầu: “Khơng có lý luận cách
mệnh, thì khơng có cách mệnh vận động,... chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền
phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.
Khi đặt vấn đề Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, từ thực tiễn khảo sát nhiều
trào lưu tư tưởng trên thế giới, Hồ Chí Minh cũng đồng thời xác định: “Bây giờ
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Bởi, theo Người học chủ nghĩa MácLênin khơng phải để lịe thiên hạ, mà để ứng dụng vào thực tiễn và khi vận dụng
phải sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, tránh rập khuôn, giáo điều: “Chủ nghĩa
Mác- Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”.
Người cũng chỉ rõ: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách mạng phân cơng cho
việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm trọn nhiệm vụ. Không nên

đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói
7


thế kia, những nhiệm vụ của mình được giao qoét nhà lại để cho nhà đầy rác”.
Sâu sắc hơn, việc hiểu và nắm bắt chủ nghĩa Mác-Lênin còn được Hồ Chí Minh
nhìn nhận ở cách ứng xử rất tình người: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là sống
khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác phải sống với nhau có
tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin được”
Xây dựng Đảng về chính trị: Xây dựng Đảng về chính trị trước hết là xây
dụng đường lối chính trị đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu khách quan của tình
hình thực tiễn cách mạng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời,
sau khi đã có đường lối chính trị đúng đắn, cơng tác xây dựng Đảng về chính trị
phải làm cho đường lối chính trị của Đảng thấm sâu vào mọi cán bộ, đảng viên
và nhân dân, làm cho mọi người nắm vững đường lối của Đảng, tạo ra sự nhất
trí cao trong Đảng và đồng thuận trong xã hội, trở thành những hành động cách
mạng cụ thể để mọi khó khăn, phức tạp, biến chủ trương, nghị quyết của Đảng
thành hiện thực.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh giải nghĩa về
cách lãnh đạo đúng là: “Cố nhiên, khơng phải cứ ngồi trong phịng giấy mà viết
kế hoạch, ra mệnh lệnh". Người xác định, cách lãnh đạo là:
"1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất
định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những
người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng
giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có
quần chúng giúp mới được".
Như vậy, với Hồ Chí Minh, để có đường lối chính trị đúng và để thực thi,
kiểm sốt đường lối chính trị đó cho đúng đắn, điều quan trọng nhất là phải dựa

vào nhân dân.
Xây dựng Đảng về tổ chức: Để xây dựng Đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh
trước hết nhấn mạnh đến các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng:
8


Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ, thường được Hồ Chí Minh gọi là
“chế độ dân chủ tập trung". Đây là nguyên tắc cơ bản, thường được Người nhắc
đến trước tiên khi nói về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Người giải thích:
“Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là: có Đảng chương
thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục
tùng đồn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên,
địa phương phải phục tùng Trung ương". Nguyên tắc này bảo đảm cho “Đảng
tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người". Một biểu hiện của
nguyên tắc tập trung dân chủ được Hồ Chí Minh rất chú trọng, là tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách. Người cho rằng: “Tập thế lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân
phụ trách là tập trung. Tập thế lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập
trung. Bởi lẽ, một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến
đầu cũng chỉ thấy được một, hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông
thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Mặt khác, khi công việc đã được
đông người bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã xác định rõ, thì phải giao cho một
người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch mà thi hành. Như thể
mới có chun trách, cơng việc mới chạy.”
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tập trung và dân chủ khơng đối lập
nhau, mà có sự gắn bó mật thiết với nhau. Người chỉ ra rằng, tập trung trên nền
tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung; cũng như vậy, tập thể lãnh
đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau
Hai là, nguyên tắc tự phê hình và phê bình. Hồ Chí Minh cho rằng người
đời khơng phải là thần thánh, khơng ai khơng có sai lầm, khuyết điểm. Người
dẫn ý của Lênin nói: “Chỉ có hai hạng người khơng mắc khuyết điểm: là đứa bé

cịn ở trong bụng mẹ và người chết đã bỏ vào quan tài. Có hoạt động thì khó
tránh khỏi có khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê
bình, hoan nghênh người khác phê bình mình và kiên quyết sửa chữa"!
Để cập về Đảng, Hồ Chí Minh cũng xác định: “tuy nói chung, thì đảng viên
phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói
9


xấu tự tư tự lợi, kiểu ngạo, xa hoa, v.v. Người cho rằng, tự phê bình và phê bình
là thang thuộc hay nhất, là luật phát triển của Đảng.
Để tư phê bình và phê bình thực hiện có hiệu quả, Hồ Chí Minh nêu những
yêu cầu:
Phải tiến hành thường xuyên, nghiêm chỉnh như việc rửa mặt mỗi ngày.
Phải xuất phát từ tình đồng chí thương u, giúp đỡ lẫn nhau, có lý, có tình,
khơng phải để xoi mói, nói xấu nhau, đập cho tơi bời, phải phê bình việc, chứ
khơng phải phê bình người.
Phải bảo đảm dân chủ, từ dưới lên và từ trên xuống. Phải nhằm đến mục
tiêu đoàn kết hơn, đồn kết trên cơ sở mới.
Khơng chỉ đúng, mà còn phải khéo.
Ba là, kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây cũng là một nguyên tắc góp phần
quan trọng làm nên sức mạnh của Đảng. Nguyên tắc này yêu cầu phải thực hiện
nghiêm kỷ luật, Điều lệ Đảng, mọi đảng viên đều bình đẳng trước Điều lệ Đảng
và pháp luật của Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Sức mạnh vô địch của
Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và
đảng viên.
Kỷ luật Đảng bắt nguồn từ bản chất của Đảng là tổ chức chính trị tự
nguyện, nhưng lại hết sức chặt chẽ của những người có trình độ giác ngộ cao. Vì
vậy, Người xác định: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như
một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm
túc và tự giác. Các đồng chí chúng ta cần phải ra sức giữ gìn kỷ luật sắt của

Đảng".
Bốn là, đồn kết thống nhất trong Đảng. Đây là một nguyên tắc bảo đảm
sức mạnh của Đảng và làm hạt nhân để thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế. Tháng 3-1955, Hồ Chí Minh xác định: “Ngày nay, sự đồn kết trong
Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ
lãnh đạo”
Nguyên tắc này đòi hỏi các cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến các chi
bộ phải giữ gìn sự đồn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của
10


mắt mình. Phải thực hiện đồn kết thống nhất trong Đảng trên nên tảng chủ
nghĩa Mác-Lênin, phải sống với nhau có tình, có nghĩa và thi hành nghiêm các
ngun tắc tổ chức sinh hoạt khác của Đảng như tập trung dân chủ, tự phê bình
và phê bình...
Để xây dựng Đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh cịn u cầu phải gắn bó mật
thiết với nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh ln
đặc biệt chú trọng mối gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Người chỉ rõ:
"Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến chúng, đó
là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà cách mạng Đảng thắng lợi.
Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân cũng như đứng
lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại".
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng
càng phải coi trọng hơn quan hệ giữa Đảng - Dân. Bởi lẽ, xây dựng chế độ mới
khó khăn hơn, phức tạp hơn việc đấu tranh giảnh độc lập, giành chính quyền. Đó
là cuộc chiến đấu khổng lồ, những cái mới mẻ, tốt tươi. Đồng thời, khi trở thành
đảng cầm quyền, Đảng dễ có nguy cơ mắc bệnh quan liêu, xa dân. Lênin khẳng
định: Đối với một đảng cộng sản đang lãnh đạo nhân dân “quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, thì một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên
hệ với quần chúng".

Theo Hồ Chí Minh, sau khi Đảng cầm quyền, để tăng cường chống lại
những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra quan hệ Đảng - Dân, cần phải chú trọng 4
điểm sau:
Một là, mọi chủ trương, chính sách, mọi hoạt động đều phải xuất phát từ lợi
ích chính đáng của nhân dân.
Hai là, phải vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng bằng những hình
thức, biện pháp thích hợp: kiểm tra cơng tác, giám sát, góp ý phê bình cán bộ,
đảng viên, giới thiệu những người ưu tú để Đảng kết nạp vào hàng ngũ, kiến
nghị với Đảng, Nhà nước thi hành kỷ luật những phần tử thối hóa, biến chất.

11


Ba là, phải nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh rằng, cán bộ, đảng viên
của Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành với nhân
dân
Bốn là, phải nâng cao dân trí, trọng dụng nhân tài, đặc biệt là những người
ngoài Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức: Sinh thời, Hồ Chí Minh khơng chỉ ln quan
tâm đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức, mà cịn đặc biệt
chú trọng cơng tác xây dựng Đảng về đạo đức. Ngay từ những năm 1925-1927,
khi mở các lớp huấn luyện, đào tạo những “hạt giống đỏ" của cách mạng Việt
Nam để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng ta, Hồ Chí Minh đã đặt lên trước tiên
bài giảng về tư cách của người cách mạng, với 23 điều chuẩn mực mà người
cách mạng cần phải có. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh
mạng đã dành riêng phần III (trong tổng số 6 phần) để nói về Tư cách và đạo
đức cách mạng. Trong Di chúc, Người dặn lại: “Đảng ta là một đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đảng đạo đức cách mạng, thật
sự cân kiệm liêm chính, chí cơng vộ tư.
Với Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về đạo đức càng có ý nghĩa quan trọng

khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Bởi vì, trong điều kiện Đảng cầm quyền,
nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, đặc biệt là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân và các
biểu hiện của nó như: quan liệu, mệnh lệnh, tham ơ, lãng phí, thiếu tinh thần
trách nhiệm, kèn cựa, địa vị... Những thói hư, tật xấu do sự suy thối đạo đức sẽ
đi cùng với sự suy thối về tư tưởng chính trị và trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phản
bội lại mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, phản bội lại đồng chí, đồng bào.
Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng Đảng về đạo đức trên hai phương diện là
đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên.
Đối với đạo đức của tổ chức đảng, Người khẳng định, khởi xướng và lãnh
đạo công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới giàu mạnh, văn minh
là một sứ mệnh vẻ vang, một sự nghiệp nhân văn cao cả của Đảng, nhưng cũng
là một trọng trách dân tộc ủy thác cho Đảng. Do đó, Đảng phải hội tụ những tinh
hoa giá trị của dân tộc và thời đại, trong đó trước hết là đạo đức. Nếu thiếu yếu
12


tố này, Đảng sẽ khơng cịn là một đảng chân chính cách mạng và cũng khơng thể
đủ khả năng để lãnh đạo cách mạng, dẫn dất dân tộc. Xây dựng Đảng về đạo đức
là yêu cầu hết sức quan trọng, giúp tạo thành sức mạnh nội sinh vô cùng to lớn
để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng đặt ra. Hồ
Chí Minh chỉ ra răng: “muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người
là một cơng việc to tát, mà tự mình mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản,
tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?"'. Trong tác phẩm Sửa đổi lối
làm việc, Người nêu lên 12 tiêu chuẩn để xác định tư cách của một đảng chân
chính cách mạng, trong đó, tiêu chí đầu tiên là: “Đảng khơng phải là một tổ chức
để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ
quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đối với đạo đức của mỗi cán bộ, đảng
viên, Hồ Chí Minh xác định, đạo đức cách mạng là nên gốc cho tư duy và hành
động đúng đắn của mỗi người. Người ví đạo đức là nguồn ni dưỡng và phát

triển, hồn thiện con người, là yếu tố không thể thiếu của người cách mạng, như
gốc rễ của cây, ngọn nguồn của sông. Người viết: "Cũng như sơng thì có nguồn
mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"".
Để xây dựng, rèn luyện đạo đức của tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng
viên, Hồ Chí Minh chỉ ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức. Đó là các ngun tắc: nói đi đơi với làm, phải nêu gương đạo
đức, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; kết hợp giữa xây dựng đạo đức cách mạng
với đấu tranh chống những hiện tượng phi đạo đức. Đồng thời, với Người, việc
xây dựng Đảng về đạo đức chi thực sự có hiệu quả khi được gắn chặt với các nội
dung xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức; gắn liên giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng với các nhiệm vụ chính trị và các biện pháp tổ chức,
kỷ luật.

13


1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân
1.2.1. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - nhà nước
kiểu mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều mơ
hình nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc
mình, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vơ nhân đạo của bộ máy
chính quyền thực dân phong kiến đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có
Việt Nam. Nghiên cứu mơ hình nhà nước tư sản ở Mỹ, Pháp, Hồ Chí Minh nhận
thấy, mặc dù các kiểu nhà nước đó đã có bước tiến bộ hơn hẳn so với nhà nước
phong kiến chuyên chế, song về bản chất, các nhà nước đó chỉ là thay thế ách
thống trị của giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác; vẫn chỉ là nhà nước

của một thiểu số người trong xã hội, ẩn nấp sau những khẩu hiệu mỹ miều: “nhà
nước của dân, do dân, vì dân", "Tự do - Bình đẳng - Bác ái ", vẫn chỉ phục vụ
lợi ích của thiểu số những kẻ bóc lột, trong khi số đơng quần chúng vẫn bị bóc
lột, vấn sống trong nghèo đói, bất cơng.
Nghiên cứu mơ hình nhà nước Xơ Viết, Hồ Chí Minh cho rằng đó là nhà
nước kiểu mới, bởi nó phục vụ lợi ích của đại đa số người dân trong xã hội những người lao động. Mơ hình nhà nước này là kết quả, đồng thời cũng là sự
minh chứng một cuộc cách mạng đến nơi, cuộc cách mạng thực sự thành công.
Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định:
“Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, làm cho nước Việt Nam được
hồn người tồn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh.”.
Tuy nhiên, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tại Hội
nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có
sự điều chỉnh quan điểm về kiểu nhà nước ở Việt Nam trong tương lai, khi xác
định: “Không nên nói cơng nơng liên hiệp và lập chính quyền Xơviết mà phải
nói tồn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hịa". Chương
trình Việt Minh được Hội nghị thông qua ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi được để
quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ
14


Cộng hịa... Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra". Từ mơ hình Nhà nước
Xơviết cơng nơng binh chuyển sang mơ hình nhà nước dân chủ cộng hịa - nhà
nước đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một buớc chuyển hết sức
tiến bộ, sự lựa chon đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta.
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng phát triển sôi nổi, mạnh mẽ trong cả
nước, nhất là từ khi Thường vụ Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật
cứu nước (3-1945). Tháng 6-1945, thực hiện ý kiến chi đạo của Hồ Chí Minh,
Khu giải phóng gồm chủ yếu là địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Son, Hà Giang, Tuyên Quang được thành lập. Dưới sự lãnh đạo
của Tổng bộ Việt Minh, nhân dân các địa phương trong Khu đã thành lập các ủy

ban nhân dân cách mạng để điều hành mọi hoạt động về chính kinh tế, văn hóa,
xã hội. Đó là hình thức phơi thai, là hình ảnh thu nhỏ của Nhà nước Việt Nam
mới.
Tháng 8-1945, tại Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), Ủy
ban Giải phóng dân tộc đưoc thành lập, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ủy ban
làm chức năng của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra
mắt nhân dân trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
Ngày 2-9-1945, thay mặt cho tồn thể dân tộc, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng
tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân các nước trên thế giới sự
khai sinh của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Ngày 6-1-1946, dù các lực lượng phản động tìm mọi cách ngăn cản phá
hoại, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời do Hồ Chí
Minh đứng đầu, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I được tố chức thành
cơng trong tồn quốc. Tháng 3-1946, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I,
Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa do Hồ Chí Minh
đứng đầu được Quốc hội cử ra. Tháng 11-1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới - Hiến pháp năm 1946, do Hồ Chí Minh
là Trưởng ban soạn thảo, với những nội dung hết sức tiến bộ.
15


Những sự kiện trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự ra đời của
một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc ViệtNam - Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa và Hồ Chí Minh chính là người sáng lập nhà nước kiểu mới này.
Hồ Chí Minh đã khẳng định:
"NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyển
hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Đây là cách diễn đạt văn tắt của Người về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhà nước của nhân dân: Nhà nước do dân là chủ, xác định vị thế và tư cách
của người dân đối với Nhà nước, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.
Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn để quan trọng
nhất của đất nước. Vị thế và tư cách là chủ của người dân được khẳng định trong
Hiến pháp. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã ghi rõ: “Tất cả quyền bính trong
nước 1à của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai,
giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Điêu 4 Hiến pháp 1959 cũng khẳng định: “Toàn
bộ quyền lực trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa thuộc về nhân dân
lao động". Theo Hồ Chí Minh, cơ quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền
của nhân dân; cán bộ, công chức nhà nước là người được nhân dân ủy quyền,
trao quyền, đại diện cho nhân dân để gánh vác, giải quyết những công việc
chung của đất nước.
Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện
quyền và nghĩa vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân là người tổ chức nên
các cơ quan nhà nước từ Trung ương đên địa phương thông qua chế độ tổng
tuyến cử phổ thơng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào
16


các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc
Chính phủ khi cá nhân hoặc Chính phủ đó khơng cịn thực hiện sự ủy thác của
nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh giải thích: Nhân dân
cử ra những người dại diện cho mình, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không
xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân".

Nhà nước do dân cịn khơng thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân
có quyền tham gia cơng việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm
sốt, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra
Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, cử ra. đôn đốc, kiểm
sốt và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành
tận tụy của nhân dân".
Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm
trịn bốn phận cơng dân. Bổn phận đó được Người gọi là “đạo đức cơng dân".
Người nói rõ: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, khơng phải làm chủ là muốn ăn bao
nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước,
lội nước theo sau”. Nhà nước do nhân dân bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để
có chi phí hoạt động cho nhà nước.
Nhà nước vì nhân dân: Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính
đáng của nhân dân.
Hồ Chí Minh thường nói: Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ, công bộc của
dân và nhấn mạnh, làm đầy tớ, công bộc của dân chứ không phải làm quan cách
mạng; không phải để “đè đầu cưỡi cổ dân”. Được nhân dân giao phó trọng trách,
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Người nói rõ: “Tơi tuyệt nhiên khơng ham mước công danh phú quý
chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tơi phải
gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước
mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tơi lui thì tơi rất vui lịng lui. Tơi chỉ có một sự
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
17


hành. Riêng phần tơi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để
câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu,
khơng dính líu gì với vịng danh lợi”.

Nhà nước vì nhân dân khơng có nghĩa là sẽ làm thay mọi việc cho nhân
dân. Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằn phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của nhân dân để tự chăm lo đời sống của mình. Trách nhiệm
của nhà nước là: “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. bên cạnh việc
chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung, nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh
các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp, các bộ phận dân cư một
cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội.
Để trở thành nhà nước của nhân, do nhân dan, vì nhân dân thì nhà nước
được xây dựng thực sự trong sạch, vững mạnh, không có đặc quyền, đặc lợi,
chống chủ nghĩa cã nhân.
1.2.2. Bản chất của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân: Theo Hồ Chí
Minh, bản chất giai cấp cơng nhân của nhà nước ta trước hết thể hiện ở chỗ Nhà
nước đó do Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo ấy phải được thể chế hóa trong Hiến
pháp và thể hiện chính quyền nhà nước thuộc về giai cấp nào, phục vụ lợi ích
của ai. Trên cương vị nhiều năm vừa là Chủ tịch Đảng, vừa là Chủ tịch nước, Hồ
Chí Minh ln gương mẫu trong thực hiện trọng trách được giao.
Bản chất giai cấp cơng nhân của nhà nước ta cịn thể hiện ở chỗ, Nhà nước
quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội bằng Hiến pháp, pháp luật. Hồ
Chí Minh quán triệt cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở phải được tổ chức
là hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc phổ biến theo lý
luân Mác-Lênin.
Thực hiện dân chủ, đồng thời Nhà nước cần thiết và phải thực hiện chuyên
chính. Đây là vấn đề Hồ Chí Minh khơng né tránh. Người giải thích: “Chế độ
nào cũng có chun chính. Vấn đề là ai chun chính với ai?... Như cái hịm
đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa... Dân chủ là của quý báu
nhất của nhân dân, chun chính là cái khóa, cái cửa để đề phịng kẻ phá hoại...
18



Thế thì dân chủ cũng cần phải có chun chính để giữ gìn lấy dân chủ”. Chun
chính mà Hồ Chí Minh nói tới là chun chính của giai cấp cơng nhân, nhân dân
lao động chống sự phá hoại của các lực lượng thù địch, chống sự phản kháng
của các giai cấp bóc lột ngóc đầu dậy phá hoại thành quả cách mạng, bảo vệ lợi
ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.
Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp cơng nhân với
tính dân dân vàn tính dân tộc: Theo Hồ Chí Minh Nhà nước ta mang bản chất
giai cấp công nhân (bởi Nhà nước do giai cấp cơng nhân thơng qua chính đảng
cách mạng của mình lãnh đạo). Vì thế nó khơng làm lu mờ, khơng triệt tiêu tính
nhân dân và tính dân tộc.
Hồ Chí Minh khẳng định, ngồi lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của dân tộc, Đảng ta khơng có lợi ích nào khác. Chỉ có giải phóng
dân tộc thì giai cấp cơng nhân mới thực sự được giải phóng. Chính quyền nhà
nước ta là thành quả đấu tranh không chỉ của giai cấp công nhân, mà đồng thời
là thành quả cách mạng của nhân dân, của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Chỉ điều này cũng thể hiện rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp cơng
nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.
Thực tế lịch sử đã minh chứng, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra
đời là thành quả hi sinh xương máu, đấu tranh gian khổ của nhiều thế hệ người
Việt Nam yêu nước qua các thời kỳ lịch sử. Nhà nước ấy coi lợi ích dân tộc là
trên hết, trước hết, lấy lợi ích của dân tộc, của các tầng lớp giai cấp bị áp bức
bóc lột là mục tiêu phục vụ. Hơn thế nữa, nó được hình thành xây dựng trên nền
tảng đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu sau ngày cách mạng Táng Tám 1945
thành công với sự hiện diện, tham gia của khơng ít chí sĩ u nước thuộc các
đảng chính trị khác nhau, các xu hướng, tư tưởng khác nhau, trong đó một số
quan lại, nhân viên chính quyền chế độ cũ cùng chung một í chí độc lập dân tộc
là trên hết là một thực tiễn minh chứng sinh động quan điểm của Hồ Chí Minh.

19



Hồ Chí Minh từng nói: Nhà nước ta là nhà nước của dân, mọi cơng dân đều
có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, giám sát và tham gia chính quyền, trừ bọn phản
quốc và “những kẻ hủ bại”.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÁ QUÝ VIỆT
NHẬT - VIMICO (VIJAS)
2.1. Thực tiễn về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và Nhà
nước của dân, do dân, vì dân
2.1.1. Thực tiễn về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và xã hội là yêu cầu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Mặc dù Hiến pháp năm 1946 không quy định về sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, song vai trị của Đảng ln thể hiện xun suốt nội
dung Hiến pháp và trong thực tiễn cách mạng.
Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Lời
nói đầu: “Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,
ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai
đoạn mới”; “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân ta
đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được
những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và thực hiện thống nhất nước nhà”.
Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ
trang bằng học thuyết Mác - Lê-nin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước,
lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân

dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”.
20


Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 (gọi tắt là Hiến pháp năm
1992) thể chế hóa đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, kế thừa Hiến pháp
năm 1980 về hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều 4 Hiến pháp năm 1992
quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Kế thừa Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp năm 2013, cùng với khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng, đã bổ sung, phát triển những nội dung quan trọng về vị trí, vai trị
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn
bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Khoản
2, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nội dung mới, thể hiện rõ hơn vai
trò, trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân: “Ðảng Cộng sản Việt Nam gắn bó
mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Những quy định
bổ sung này khơng chỉ tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, vai trò tiên
phong của Đảng, mà đây là lần đầu tiên chế định hóa trách nhiệm chính trị  pháp lý của Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách
nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Cả hai chiều quan hệ:
Đảng với nhân dân và nhân dân với Đảng được xác định một cách biện chứng,

bản chất là giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng cầm quyền và cơ sở xã hội
của nó.
21


Nhân dân là cơ sở xã hội, là nguồn sức mạnh hùng hậu của Đảng, bởi vậy,
phục vụ nhân dân là lý do tồn tại của Đảng. Mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hợp lịng dân, xuất phát từ lợi
ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, ý Đảng phải gắn với lòng dân.
Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, giám sát và phản biện xã hội,
tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Quy định về Đảng chịu sự giám sát của
nhân dân và nhân dân tham gia xây dựng Đảng mang ý nghĩa trên cả phương
diện “xây” và “chống”. Nhân dân thực hiện quyền giám sát xã hội thông qua
phát huy chức năng giám sát của các cơ quan dân cử đối với Nhà nước, trước hết
đối với đảng viên tham gia bộ máy nhà nước, sử dụng quyền lực và nguồn lực
nhà nước phục vụ nhân dân có hiệu quả. Nhân dân giám sát và phản biện xã hội
thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và trực tiếp phê bình,
góp ý đối với cán bộ, đảng viên. Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền, do đó,
quy định này góp phần vào thực hiện kiểm sốt quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước.
2.1.2. Thực tiễn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và hồn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nội dung đặc trưng của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân ngày càng được định hình.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân”. Từ yêu cầu thượng tôn Hiến pháp, hệ thống pháp luật
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảm quyền làm

chủ thực sự của Nhân dân. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp, nâng cao năng
lực xây dựng pháp luật, bảo đảm nước ta có hệ thống pháp luật thống nhất, toàn
diện, đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước
và thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí
22


Minh, trong quá trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm ngun tắc dân chủ,
cơng khai, minh bạch. Ý chí, nguyện vọng, lợi ích, ý kiến của các tầng lớp Nhân
dân là cơ sở có tính quyết định để xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ
thống pháp luật. Khi pháp luật được ban hành, cần tăng cường tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý để Nhân dân thấu hiểu và pháp
luật được triển khai thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Qua thực tiễn kiểm
nghiệm, cần thường xuyên tổng kết thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện và
khắc phục những điểm bất cập, thiếu sót, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống
pháp luật để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời.
2.2. Đánh giá về công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
và Nhà nước của dân, do dân, vì dân
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân
a) Những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan nhà nước
ngày càng hồn thiện. Vai trị, chức năng của hệ thống các cơ quan nhà nước
ngày càng được hoàn thiện, vai trị lãnh đạo của Đảng khơng ngừng được nâng
lên, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước được tăng cường; giảm
bớt tình trạng bao biện, làm thay, “lấn sân” giữa Đảng và Nhà nước. Cơ quan
nhà nước ngày càng thực quyền hơn, hiệu quả lãnh đạo của Đảng được nâng lên
rõ rệt, phát huy được vai trò, chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Có

được như vậy trước hết là văn kiện các kỳ đại hội Đảng, các nghị quyết, chỉ thị,
quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các
khóa đã xác lập được các quan điểm đúng đắn làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi
mới tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước ở các cấp.
Về phương thức, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thông qua đề ra
những định hướng, nguyên tắc, quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn, từ đó các
cơ quan của nhà nước thảo luận, quyết định, cụ thể hoá sự lãnh đạo của Đảng
theo chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan, đơn vị đã được quy định, Đảng
23


giáo dục, rèn luyện, lựa chọn và giới thiệu được cán bộ, đảng viên có trình độ,
năng lực và phẩm chất tốt, có uy tín đối với đảng viên và nhân dân để các cơ
quan, tổ chức xem xét, bầu cử, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong tổ
chức bộ máy Nhà nước.
Về mặt tổ chức, Đảng đã nhất quán thực hiện có kết quả chủ trương ở đâu
có tổ chức, đồn thể thì ở đó có tổ chức đảng và ở đâu có quần chúng thì ở đó
cần có đảng viên để lãnh đạo nhằm bảo đảm các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng được triển khai đi vào cuộc sống. Theo đó, hệ thống tổ chức của Đảng
đã được thành lập tương ứng với cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước từ
Trung ương tới cơ sở. Trong một số cơ quan, đơn vị, mơ hình tổ chức đảng dưới
dạng ban cán sự đảng, đảng đoàn, hoặc cấp uỷ, một số tổ chức đảng thành lập và
hoạt động theo khối. Bên cạnh việc thành lập cơ quan, tổ chức là việc ban hành
được các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ
chức đảng để bảo đảm thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong từng cơ
quan, tổ chức và địa phương. Có nhiều tổ chức đảng trong các loại hình cơ quan,
đơn vị đã phát huy vai trò lãnh đạo và là hạt nhân chính trị ở cơ sở; có nhiều mơ
hình mới và điển hình tiên tiến, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, cơng
tác chun mơn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên và lãnh đạo, quản lý các cấp trưởng thành về
mọi mặt, đại đa số có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với đường lối phát triển đất nước
do Đảng lãnh đạo, có ý thức phục vụ nhân dân, gương mẫu thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh. Trong thực hiện nhiệm vụ đã nêu cao ý thức tiền phong, gương mẫu, tinh
thần trách nhiệm. Nhờ đó, vai trị lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội được
giữ vững, từng bước được tăng cường, niềm tin của nhân dân với Đảng được
củng cố.
24


×