LAO ĐỘNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Bài tập 1:
a)Các quan niệm về nhà báo
* Từ bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ ba Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy
là vũ khí sắc bén của họ.”
* Theo sách “Cơ sở lí luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững ở chương 9
trang 287 viết:
- Quan niệm đời thường trước đây, người ta cho rằng nhà báo là người hay chuyện,
hay mách lẻo, hay xoi mói, hóng hớt; là người khơng giữ kín chuyện. Những năm
50, 60 ở miền Nam, người ta còn gắn nhà báo với “thằng mõ” – là người chuyên
đưa tin hằng ngày cho dân chúng trong vùng thông qua cái mõ báo hiệu đẻ mọi
người chú ý lắng nghe.
-> Cách hiểu đơn giản, cịn mang tính cảm tính chưa thể hiện rõ hết vai trị và vị trí
của nhà báo trong xã hội.
- Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển cũng như
trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và vị trí cơng
việc vụ thể.
- Nhà báo – journalist theo từ điển “Marriam Webster’s Online Dictionary là:
+ Thứ nhất người tham gia vào hoạt động báo chí, đặc biệt là người viết
hoặc biên tập của một loại hình báo chí; là người quản lí một tờ báo, tạp chí…
+ Thứ hai là, người làm nghề viết báo, thu thập, xử lí và cung cấp thơng tin
về các sự kiện, các khuynh hướng, các vấn đề…hiện tại. Hoặc, nhà báo là người
viết hoặc biên tập tin tức cho một tờ báo hoặc tạp chí hoặc đài phát thanh, đài
truyền hình; là người làm việc trong lĩnh vực báo chí/ Người quản lí một tờ báo,
tạp chí…
- Nhà báo – correspondent, lại là danh từ chỉ phóng viên thường trú, phóng viên
chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, hay là phóng viên biệt phái của tịa soạn báo
chí, có đủ thẩm quyền uy tín cung cấp thơng tin và bình luận - đại diện cho quan
điểm, ý kiến của tòa soạn báo.
- Nhà báo – reporter, là người thu nhập và tường thuật tin tức cho một tờ báo, tạp
chí hoặc hãng phát thanh, truyền hình/ Người đọc tin tức, là người chủ yếu đưa tin,
làm phóng sự, tường thuật sự kiện thời sự.
-> có nhiều thuật ngữ khác nhau về nhà báo, mỗi thuật ngữ bao hàm một ý nghĩa,
nhưng nhìn chung đều chỉ ra nhà báo là người hoạt động trong lĩnh vực báo chí
-> Nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại
hình lao động báo chí của q trình thu thập, xử lí và chuyển tải thơng tin cho
cơng chúng xã hội; đó là lao động tổ chức - quản lí (ở nước ta bao gồm tổ chức
quản lí vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả,, lao động kĩ thuật dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp của hoạt động báo chí, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung
cấp cho cơng chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức.
-> cách định nghĩa tương đối đầy đủ, song cịn mang tính hàn lâm.
* Theo sách “Thuật ngữ Báo chí – Truyền thơng” của Phạm Thành Hưng
Nhà báo: Tiếng Anh: journalist
Nhà báo là người làm việc một cách làm việc sáng tạo, có tính độc lập tương
đối, được biến chế trong một cơ quan, tổ chức truyền thơng nào đó, với tư cách là
phóng viên chun nghiệp hoặc biên tập viên.
Trong nghĩa rộng của từ, “nhà báo” có thể bao gồm tất cả những ai có hoạt
động báo chí, có sự ràng buộc bởi một hợp đồng lao động với một cơ quan thơng
tấn hoặc hồn tồn khơng có sự ràng buộc, như một nhà báo tự do. Phần lớn các
nhà báo tự do là những người gửi bản thảo tác phẩm báo chí của mình tới tịa soạn
một cách ngẫu hứng, khơng hẹn trước. Trong thực tế có rất nhiều nhà văn, nhà
khoa học, nhà văn hóa, các nghệ sĩ … đã tham gia hoạt động báo chí rất hiệu quả
và trở thành những nhà báo tự do, nghiệp dư, nhưng rất nổi tiếng. Với sự phát triển
mạnh mẽ của Internet, hiện nay đã xuất hiện loại hình nhà báo điện tử(on-line), tức
là những người viết báo bằng ngôn ngữ html (trong các trang web: www) hoặc
bằng ngôn ngữ nâng cấp đa văn bản (hypertext markup language).
* Theo sách “ Lao động nhà báo – lí thuyết và kĩ năng cơ bản” của tác giả Lê
Thị Nhã (tr.11,12):
- Theo tác giả Nguyễn Vỹ, thời kì tiền chiến ở Hà Nội, trong một tịa báo ngồi chủ
nhiệm với chủ bút còn lại “tất cả các cộng sự viên của một tờ báo đều được gọi
bằng một danh từ chung: Nhà báo, đúng theo tiếng Pháp là Journalistes”
- Theo định nghĩa pháp lí ở Pháp: nhà báo chuyên nghiệp là người làm nghề báo
thường xuyên, có ăn lương, làm việc cho một hoặc nhiều tờ báo hay hãng thơng
tấn, có thu nhập chính từ nghề báo (chiếm trên 50% tổng thu nhập), được cấp thẻ
nhà báo và phải đổi thẻ hằng năm ( Xem Trần Hữu Quang: Xã hội học báo chí,
NXB Trẻ, TPHCM 2006 tr.93 – 94)
- Ở nước ta theo chức danh được Nhà nước quy định: “Nhà báo là người có quốc
tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo
đức nghề nghiệp báo chí do nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác
thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo” ( theo
Luật Báo chí và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004,
tr.15.)
- Theo tác giả “ Khái niệm nhà báo dùng để chỉ những người hoạt động nghiệp vụ
có tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp trong cơ quan báo chí.”
* Theo sách “Từ lí luận đến thực tiễn báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn
- Xét từ bình diện xã hội, nhà báo là những người hoạt động nghề nghiệp nhằm
sáng tạo nên các tác phẩm báo chí.
=> Quan điểm của nhóm: Nhà báo là người tham gia vào hoạt động báo chí, từ
chất liệu hiện thực cuộc sống cùng những kĩ năng cần thiết, nhà báo chuyển thể
thành những thơng tin chính xác, khách quan gửi đến độc giả. Nhà báo được pháp
luật công nhận và bảo vệ.
-> định nghĩa đơn giản, dễ hiểu về nhà báo.
b) Nhiệm vụ của nhà báo, liên hệ thực tiễn:
- Nhà báo là người đưa tin cho công chúng -> trách nhiệm xã hội hàng đầu được
công chúng xã hội trao cho, nhà báo cần thẩm địnhnguồn tin, tính giá trị và thiết
dụng của của thông tin anh đưa ra.
Ví dụ: Tin tức về vụ cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, nhà báo kịp thời
đưa tin đến công chúng.
- Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường, tư tưởng nào đó,
đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, ln ln có tinh thần, thái độ
và bản lĩnh bảo vệ chân lí. Mặt khác, nhà báo là người khởi động, phát động tư
tưởng và DLXH bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới;
Ví dụ: tuyên truyền cho cuộc bầu cử sắp tới của quốc hội.
- Nhà báo là nhà chép sử hằng ngày, phản ánh chân thực các sự kiện, vấn đề đã
đang xảy ra; khơng vo trịn, bóp méo
Ví dụ: những sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày, bài báo khi hiệp đinh
TPP được kí kết, thì báo chí trong nước đưa tin.
- Nhà báo là nhà tổ chức – nhân tố tích cực liên kết sức mạnh xã hội, can thiệp xã
hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thơng qua nghề nghiệp của mình.
Ví dụ: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (VTV24)
- Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho cơng chúng mình, ln đưa ra những thơng tin
và lời khun bổ ích, đúng lúc và thú vị, là người bạn lớn, đáng tin cậy cảu cơng
chúng.
Ví dụ: Thơng tin tuyển sinh đại học năm 2016 xuất hiện trên các trang báo như
Dân trí, VNExpress, Tuổi trẻ…
- Nhà báo là nhà văn hóa. Sản phẩm báo chí cung cấp cho xã hội cần có hàm lượng
văn hóa cao, trên cơ sở ấy giúp độc giả mở mang hiểu biết.
Ví dụ: Đưa tin về các lễ hội văn hóa: ví dụ lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản tại tượng
đài Lí Thái Tổ ngày 19.3.2016 được đưa tin trên báo.
- Nhà báo là nhà truyền thơng - vận động xã hội có khả năng và kĩ năng thuyết
phục trước công chugns xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình.
Ví dụ: Loạt bài báo quảng bá về Lễ hội đền Hùng.
- Nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lí, lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lí và đạo đức
cộng đồng, bảo vệ pháp luật
Ví dụ: loạt bài về việc bn bán trẻ em trái phép ở chùa Bồ Đề.
Ngồi ra nhà báo cịn có trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm xã
hội, trách nhiệm đạo đức đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội
nói chung.
Đưa thơng tin chính xác, chân thực,phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.
c. Yêu cầu đối với nhà báo:
●
●
●
●
●
●
●
●
●
●
●
●
Yêu cầu về nghiệp vụ:
Nắm rõ được quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Tuân thủ đúng quy tắc của nghề báo và tịa soạn
Có các kiến thức cần thiết về nghề nghiệp đặc biệt là khả năng tìm kiếm và khai
thác đề tài
Có khả năng chịu được áp lực cao
Có khả năng sử dụng các trang thiết bị cũng như tin học
Có khả năng giao tiếp tốt
Thơng thạo ít nhất một ngoại ngữ
Có nền tảng kiến thức văn hóa xã hộ sâu rộng và không ngừng bổ sung, cập nhật
Nắm được các kiến thức về luật pháp nói chung, luật báo chí nói riêng
u cầu về phẩm chất đạo đức:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng
Có tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao trong công việc
Yêu nghề, dám dấn thân với nghề nghiệp, khơng ngại gian khó
2. Cơ quan báo chí
●
Quan niệm về cơ quan báo chí:
Ở một số nước tư bản cho rằng: tồ soạn báo chí cũng như các cơ quan, xí nghiệp,
tức là mọi thơng tin mà cơ quan báo chí đó đem lại ngồi mục đích tun truyền thì
●
yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó đem lại là ngang bằng nhau.
Ở các nước CNXH thì tịa soạn báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt
là nhân dân lao động. Lê nin nói rằng: “Tịa soạn báo chí phải tuyên truyền tập
●
thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể..”
Theo luật báo chí Việt Nam “ Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình
báo chí như báo in, báo mạng điện tử, cơ quan phát thanh- truyền hình tại trung
ương, địa phương...”
Có thể đưa ra quan niệm chung về cơ quan báo chí như sau: Cơ quan báo chí là cơ
quan ngơn luận của Đảng, của chính quyền, của các đồn thể xã hội lập ra và tôn
trọng chấp hành pháp luật . Nó có nhiệm vụ là cơ quan ngơn luận của tổ chức đó,
thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích của tổ chức đó.
●
●
Nhiệm vụ của cơ quan báo chí
Thơng tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước, thế giới
Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật trong và ngồi nước theo tơn
chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu
văn hóa nghệ thuật lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân
●
tộc
Phản ánh và hướng dẫn dư luận làm diễn đàn tự do ngôn luận cho nhân dân
Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấ tranh chống các hành vi vi pạm
●
pháp luật và các hiện tượng khác tiêu cực trong xã hội
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên thế giới và dân tộc, tham gia
●
vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ
xã hội
●
Điều kiện ra đời của cơ quan báo chí
Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định của luật báo
chí. Các chức danh chủ yếu: Tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên của cơ quan
●
báo chí phải tuân thủ theo đúng các quy định về người làm báo chí
Xác định đúng tên gọi của cơ quan báo chí, tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ ,
ngôn ngữ thể hiện đối với mỗi loại hình báo chí, phạm vi phát hành chủ yếu, kì hạn
xuất bản, khuổn khổ số trang, số lượng, nơi in (đối với cơ quan báo in) , công suất
hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi
●
●
●
tỏa sóng…
Phải phù hợp với quy hoạch và sự phát triển chung của báo chí
Có trụ sở chính thức cũng như cơ sở kĩ thuật để phục vụ cho hoạt động báo chí
Đối với đài phát thanh- truyền hình ngồi các điều kiện trên thì việc sử dụng máy
phát cơng suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, tần số vơ tuyến điện thì bắt buộc phải
có giấy phép do Nhà nước cấp
●
●
●
●
●
●
Đối với hệ thống báo đài địa phương muốn thành lập một cơ quan báo chí phải có
giấy phép hoạt động của chính quyền sở tại
Điều kiện phát triển của cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động theo đúng
hiến pháp và pháp luật
Có được sự quan tâm của cơng chúng
Có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, tác
phong nghề nghiệp
Có nguồn tin thường xuyên, liên tục, mới mẻ
Có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các phòng ban của cơ báo chí đó.
●
● Bài tập 2: Phân tích các loại hình lao động báo chí?
● 1. Các loại hình lao động báo chí
● Lao động nhà báo là tồn bộ các nghiệp vụ của nhà báo trong quy
trình sản xuất ra tác phẩm báo chí hồn chỉnh (tờ báo, tạp chí, chương trình
phát thanh truyền hình)
● Trong lao động báo chí cần thiết nhấn mạnh ba loại hình:
● - Loại hình thứ nhất, lao động tổ chức - quản lý của cán bộ lãnh đạo
các ban biên tập, các tịa soạn, phịng biên tập.
● - Loại hình thứ hai, lao động gián tiếp xã hội.
● - Loại hình thử ba, lao động sáng tạo văn bản tác phẩm.
2. Đánh giá phân tích vai trị của từng loại hình lao động trong mối
quan hệ với chất lượng sản phẩm báo chí và hiệu quả hoạt động của
cơ quan báo chí
● *Đánh giá phân tích vai trị của từng loại hình lao động trong mối
quan hệ với chất lượng sản phẩm báo chí
● Loại hình thứ nhất, lao động tổ chức - quản lý của cán bộ lãnh đạo
các ban biên tập, các tòa soạn, phòng biên tập.
● Loại hình sáng tạo này được đặc trưng bởi khả năng đạt được những
kết quả tích, cực trong việc làm kế hoạch, tổ chức hoạt động của tập thể,
trong việc lựa chọn và bố trí cán bộ, trong việc tạo điều kiện, bảo đảm sự
thống nhất của các hình thức sáng tạo cá nhân và tập thể. Không chỉ thực
tiễn mà cả sự nghiên cứu khái quát, tổng kết lý luận báo chí cũng chỉ ra bản
chất sáng tạo của lao động tổ chức - quản lý.
● Có thể thấy ở mỗi ban biên tập xuất hiện các nhiệm vụ:
● - Khẳng định vị trí, vai trị của tờ báo minh trong hệ thống báo chỉ
chung của cả nước.
● - Hình thành các phương tiện đặc trưng đối với tở báo để thực hiện
các chức năng thông tin - xã hội của nó.
● - Thường xuyên bảo đảm nội dung và hình thức tờ báo phù hợp với
những yêu cầu do tình hình và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
● Sự sáng tạo của lãnh đạo ban biên tập được thể hiện trước hết ở hoạt
động có hiệu quả trong việc hình thành tập thể ban biên tập nhằm quản lý
q trình sáng tạo trong cơ quan báo chí. Ở đây, quy mơ hoạt động có ý
nghĩa quan trọng. Lãnh đạo ban biên tập các cơ quan báo chí Trung ương
phức tạp hơn nhiều so với các cơ quan báo chí địa phương. Tuy nhiên, ngay
trong sự dị biệt lớn về khối lượng cơng việc ấy thì bản chất cơng việc vẫn
chỉ có một: lãnh đạo ban biên tập như một cơ thể sống, một nhân cách, đại
diện cho một nghề nghiệp sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cơng tác của mình.
● Khó khăn về mặt tâm lý trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo báo chí
là việc nhận thức các nhân tố bảo đảm cho sự phát huy tích cực các tiềm
năng sáng tạo của cả tập thể. Cái “tôi" sáng tạo của cán bộ quản lý thể hiện
trong cái “chúng tôi” sáng tạo cửa cả tập thể cơ quan tòa soạn. Đó cũng là
u cầu có tính ngun tắc đối với cán bộ quản lý các cơ quan báo chí.
● Sự lao động sáng tạo của cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí khơng
chỉ thể hiện trong việc quản lý tập thể ban biên tập như một hệ thống sản
xuất, trong việc lựa chọn bố trí cán bộ hay trong việc duy trì và củng cố kỷ
luật lao động... Hoạt động của ban biên tập báo chỉ mang tính chất hai mặt:
sản xuất và sáng tạo. Điều ấy đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ
hình thức chức danh được ấn định theo biên chế, cũng như những tác động
qua lại giữa các nhà báo trong quá trình lao động sáng tạo.
● Trên thực tế, do sự chi phối của các yếu tổ tư tưởng, tình cảm, văn
hóa, truyền thống... có sự hình thành tự phát các nhóm nhà báo. Vấn đề đặt
ra đối với lãnh đạo ban biên tập khơng phải là xố bỏ các nhóm đó, mà là
tìm hiểu những đặc trưng định hướng của từng cá nhân, từng nhóm cán bộ,
điểu hòa các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp nhằm mục đích sử dụng
những định hướng quan hệ tự phát đó để tích cực hóa hoạt động của mỗi nhà
báo, hạn chế thấp nhất những bất đồng trong nội bộ. Nguyên tắc giải quyết
vấn để này là phải bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các mối quan hệ lợi
ích. Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm sự vận động bình thường của mỗi
tịa soạn, mỗi cơ quan báo chí.
● Sự sáng tạo của người lãnh đạo các ban biên tập nhằm vào việc xử lý
một khối lượng lớn thông tin. Công việc này ảnh hưởng đến chính hoạt động
của các nhà báo và hướng dẫn nội dung của các hoạt động đó. Sự ảnh hưởng
này có cơ sở từ cách lựa chọn, sử dụng các thông tin, tổ chức chúng theo yêu
cầu chung của tờ báo hay chương trình phát sóng.
● Loại hình thứ hai, lao động gián tiếp xã hội.
● Đối với nhà báo, giao tiếp xã hội rộng là một yêu cầu nghề nghiệp,
một hoạt động địi hỏi tính chất sáng tạo và năng động. Phần lớn các trường
hợp, nhà báo thu thập tài liệu, tích lũy thơng tin cho tác phẩm tương lai của
mình thơng qua hoạt động giao tiếp với nguồn tin - những cá nhân rất khác
nhau trong xã hội. Chất lượng tác phẩm tương lai một phần quyết định phụ
thuộc vào khả năng của nhà báo trong việc tiếp cận, thuyết phục nguồn tin
để khai thác thông tin. Mặt khác, nhà báo là người tổ chức khám phá ra
những sáng kiến, khả năng và điều kiện mà dựa vào đó để động viên cơng
chúng hợp tác thưởng xun với cơ quan báo chí của mình. Sự hợp tác đó
trở thành một trong những hình thức sáng tạo của quần chúng, cho phép
nhanh chóng phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời
sống xã hội lên các phương tiện thông tin đại chúng.
● Tính chất sáng tạo trong loạị hình lao động này bị quy định trước hết
bởi tính phong phú, đa dạng của đối tượng giao tiếp. Trong hoạt động nghề
nghiệp của mình, các nhà báo ln phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều người rất
khác nhau về văn hóa, lối sống, tính cách, nghê nghiệp, trình độ nhận thức...
Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người làm báo cần nhanh chóng phát hiện
đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống cụ thể, hình thành các
giải pháp hợp lý để tạo đựng thái độ hợp tác cởi mở của người tiếp chuyện.
Ngoài vốn tri thức phong phú, khả năng giao tiếp cịn làm kết quả của sự
tích lũy kinh nghiệm thực tiễn mà chính nhà báo đã nếm trải.
● Bên cạnh đó, tính chất sáng tạo của loại hình lao động báo chí cịn địi
hịi nhà báo phải có liên lạc thường xuyên với các cộng tác viên, kích thích
các khả năng sáng tạo của họ một cách có hiệu quả, làm cho họ có sự quan
tâm thực sự với công việc. Việc sử dụng tác phẩm của cộng tác viên địi hỏi
sự trân trọng lao động và tơn trọng, giữ gìn những đặc thù về ngơn ngữ,
phương pháp tư duy... Đây chính là q trình hiệp tác giữa hai phía để cùng
giải quyết một nhiệm vụ sáng tạo.
● Loại hình thử ba, lao động sáng tạo văn bản tác phẩm.
● Đây là loại hình lao động sáng tạo có vai trị to lớn trong báo chí. Trên
thực tế, cơng chúng tiếp nhận và đánh giá báo chí qua những bài báo - các
sản phẩm cuối cùng chứ không phải qua các sản phẩm trung gian, hay qua
công tác tổ chức, tiến hành các công việc ngịiề nghiệp của nhà báo. Tác
phẩm báo chí khơng chi đơn thuần là ‘Vật” chứa đựng thơng tin của nhà báo
chuyển tải đến xã hội, nó cịn thể hiện quan điểm chính trị, lập trường cơng
dân, năng lực nghề nghiệp và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả.
● Người viết một mình thực hiện tồn bộ quy trình sáng tạo. Tài năng
của cá nhân nhà báo quy định khả năng tổ chức thực hiện đề tài, xử lý các tài
liệu, thơng tin, sự lựa chọn các tình tiết, kiểu kết cấu thích ứng và chi phối
quyết định chất lượng, hiệu quả của tác phẩm.
● Trong lao động sáng tạo văn bản tác phẩm báo chí, những quan điểm
chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm cơng dân của nhà báo thể hiện như cơ
sở nhân cách, ảnh hưởng chi phối đến chiều hướng vận động nội dung tác
phẩm. Mục đích hướng tới của nhà báo là thể hiện những nhu cầu thông tin
xã hội một cách sáng rõ, độc đáo, mang dấu ấn cá nhân. Tất nhiên, với vai
trò người “chép sử thời đại”, nhà báo trở thành nguời đầu tiên phát hiện các
sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự.
● Phương thức quan trọng nhất trong lao động sáng tạo của nhiệm vụ
phải nhằm phát hỉện cái mới, kết hợp cái truyền thống, cái tri thức tích lũy
với những quan hệ mới phát hiện để phản ánh hiện thực đang diễn ra một
cách cụ thể, sinh động và khách quan.
● Các loại hình lao động sáng tạo của nhà báo tồn tại như sự mơ hình
hóa hoạt động báo chí. Sự phân loại này chủ yếu nhằm nhận thức rõ tính đặc
thù của mỗi loại hình để hình thành các phương pháp giải quyết tích cực.
Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi nhà báo thường thể hiện minh trong một số loại
hinh báo chí khác nhau. Vì thế, trong làng báo, khơng ít nhà báo có “tay
nghề tổng hợp”. Với một số tính chất gần gũi về phương pháp luận, tồn tại
những khả năng thực tế cho các nhà báo thể nghiệm mình ở các loại hình
khác nhau. Một khi lao động sáng tạo với thực tiễn xã hội thì vẫn cịn xuất
hiện những tinh huống, trong đó chỉ nhà báo có khả năng tổng hợp mới giải
quyết được nhiệm vụ nghề nghiệp.
* Theo tác giả Lê Thị Nhã trong sách “ Lao động nhà báo lí thuyết và kĩ
năng cơ bản” chia làm 5 loại hình lao động nhà báo gồm
- Lao động lãnh đạo quản lí
- Lao động tổ chức nội dung tờ báo
- Lao động sáng tạo tác phẩm
- Lao động biên tập
- Lao động thiết kế, trình bày báo
* Hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí
● Kết quả trên đã khẳng định hiệu quả, những đóng góp quan trọng của
lực lượng báo chí cách mạng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và BVTQ;
đồng thời, cũng khẳng định sự nỗ lực, chủ động, tích cực và vai trị quan
trọng của cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo Việt Nam. Trong 60 năm
qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã nỗ lực tổ chức, đoàn kết, động viên, cổ vũ
các nhà báo-hội viên phát huy tài năng, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với chức năng, nhiệm vụ được
giao, Hội Nhà báo Việt Nam đã thường xuyên chủ động tham gia công tác
chỉ đạo, quản lý báo chí; tích cực đóng góp xây dựng và hồn thiện cơ chế,
chính sách, văn bản pháp quy về báo chí; đồng thời, tổ chức tốt việc quán
triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác báo chí và
hoạt động của Hội Nhà báo các cấp. Hội ln quan tâm bồi dưỡng phẩm
chất chính trị cho hội viên. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" được các cơ quan báo chí tích cực, chủ động triển
khai dưới nhiều hình thức, gắn với thực hiện “Quy định đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo Việt Nam”. Hội Nhà báo Việt Nam còn thường xuyên
quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ; thực hiện tốt
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên, tham gia tổ chức tốt Giải báo chí
Quốc gia hằng năm và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều
giải báo chí khác. Đề án "Hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, cơng trình
văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và Hội Văn học nghệ thuật địa
phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương, giai đoạn
2006-2010" được triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực, góp phần thúc
đẩy hoạt động sáng tạo các tác phẩm có chất lượng cao, nâng cao chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền. Cùng với đó, các cấp Hội cịn thường xun
quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, bảo đảm cho hoạt
động của Hội; đồng thời, tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội
viên. Các hoạt động thi đua cũng thường xuyên được quan tâm đúng mức; 5
năm vừa qua đã có 12 đơn vị được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Hội Nhà
báo Việt Nam, 188 tập thể và 789 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ
tịch Hội Nhà báo Việt Nam, 1.208 hội viên được tặng Kỷ niệm chương...
3. Đặc điểm lao động nhà báo
Gồm có 6 đặc điểm chính:
- Khuynh hướng chính trị
- Tính sáng tạo
- Tính cá nhân- tập thể
- Tính thực tiễn
- Tính định kì
- Tính khách quan - chân thật
a) Tính Khuynh hướng chính trị
Bản chất: Các cơ quan báo chí, tờ báo là phương tiện thơng tin, là vũ khí tư
tưởng, là cơ quan ngơn luận của đảng phái, giai cấp tầng lớp đoàn thể…
- Nhà báo có thể khơng kí hợp đồng với cơ quan báo chí nào nhưng những tác
phẩm báo chí của họ nếu muốn được sử dụng thì phải phù hợp với mục đích tơn
chỉ của tờ báo.
- Lao động báo chí ở Việt Nam phải đảm bảo pháp luật, định hướng của Đảng và
phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử…của dân tộc và trách nhiệm xã
hội của nhà báo
-Lao động nhà báo phải phản ánh mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sóng chính trị
b) Tính sáng tạo
- Sáng tạo: là làm ra cái mới phát hiện ra cái mới
-Sáng tạo của nhà báo thể hiện ở việc phát hiện đề tài, tìm hiểu góc độ phản ánh,
lựa chọn chi tiết, bố cục, ngôn ngữ
- Phóng viên, nhà báo nên sáng tạo hơn để hình thành lên phong cách riêng của
mình
c)Tính thực tiễn
- Đây là đặc điểm quan trọng quyết định sự sống còn trong lao động báo chí
- Hoạt động báo chí gắn liền với thực tiễn vì vậy nhà báo phải trực tiếp tiếp xúc với
thực tế để tìm ra đề tài, tìm kiếm câu trả lời…
- nói chung, thực tiễn là đối tượng tác động của báo chí
d) Tính định kì
Báo chí mang tính thời sự cao, có tính định kì nên thời gian ln là yếu tố quan
trọng của báo chí, nó chi phối hoạt động của tịa soạn và lao động của nhà báo…
e) Tính cá nhân- tập thể
- Đây là yêu cầu khách quan của lao động báo chí
- Mối liên hệ giữa nhà báo, phóng viên, cộng tác viên với nhau
- Tính cá nhân tập thể của lao động báo chí đơi khi cũng xảy ra mâu thuẫn giữa các
nhà báo, phóng viên, cộng tác viên do khơng đồng nhất quan điểm…
-Nếu biết cách lao động tập thể, các thành viên đồn kết, có kiến thức sâu rộng,
sáng tạo, năng động đóng góp ý kiến, tơn trọng lẫn nhau… thì sẽ có kết quả hợp
tác tốt
f) Tính chân thật- khách quan
- Chân thật được hiểu như là phản ánh đúng bản chất của hiện thực khách quan
+ Báo chí là phải dựa trên sự thật để thơng tin, nhưng trong q trình thơng
tin, nhà báo vẫn phải biên tập lại tính chính xác và đề cao tính nói giảm nói tránh
+Nhà báo khác nhà văn, nhà văn có thể hư cấu sự thật nhưng nhà báo thì
tuyệt đói điều này không thể xảy ra.Nhà báo phản ánh cuộc sống bằng sự thật.
-Khách quan là trung thực không thiên lêch về hướng nào
+Nhà báo phải đưa thông tin theo nhiều chiều, nhiều góc canh khác nhau
chứ khơng phải đứng một phía mà bình luận
-> Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của nhà báo
Bài tập 3: Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Gồm 6 bước:
- Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
- Xác định chủ đề, đề tài và tư tưởng chủ đề
- Nhu thập và khai thác thông tin
- Thể hiện tác phẩm trong nội dung và hình thức
- Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành hoặc phát sóng…
- Lắng nghe thơng tin phản hồi
• Phân tích vị trí , vai trị từng bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí
a)
Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
- Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí
-Các nhà báo lão luyện thì thường bỏ qua khâu này. Tuy nhiên , đây là
là bước đáng được coi trọng vì nó có vai trị giúp nhà báo có thêm
thơng tin tài liệu, giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Hơn nữa
nó cịn làm tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo
b) Xác định đề tài, chủ đề , tư tưởng chủ đề
- Đây là khâu thứ hai quan trọng của quy trình
- Đề tài là những vấn đề đang diễn ra ngay trong cuộc sống hằng
ngày, rất đa dạng, phong phú, và khơng có giới hạn…
- Đây là khâu góp phần tạo nên độ chính xác và hiệu quả của tác
phẩm. Giup nhà báo xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếp theo
c) Thu thập và khai thác thông tin
- Khâu thứ ba này đòi hỏi nhà báo phải có kinh nghiệm, có sáng tạo
và thật sáng suốt để khai thác được thông tin từ đề tài đã chọn
- Nhà báo cần phải đọc- nghiên cứu tài liệu, tư liệu, mạng
Internet( hạn chế) để tìm hiểu bản chất vấn đề liên quan đến đề tài
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phỏng vấn, các kĩ thuật , cần lựa chọ đối tượng trả
lời phỏng vấn
- Quan sát để thẩm định lại độ chính xác của thơng tin
-
d) Thể hiện tác phẩm trong nội dung và hình thức
- Đây là bước cực kì quan trọng trong quy trình. Nó quyết đinh sự quan
tâm của cơng chúng nếu nó hấp dẫn
- Tùy theo thể loại báo mà mỗi tác phẩm báo chí có một cách thể hiên về
hình thức khác nhau. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mơ thức phản ánh
khác nhau dựa trên tiêu chí nhất định
e) Duyệt, đăng báo , xuất bản. phát hành, phát sóng
- Có thể nói đây là bước mà khơng thể thiếu sau khi nhà báo đã hoàn
thành đứa con tinh thần của mình.
Biên tập viên sẽ duyệt , biên tập lại bài báo sao cho phù hợp với tôn chỉ
của tờ báo
f) Lắng nghe thơng tin phản hồi
- Điều này có thể có rất nhiều nhà báo khơng quan tâm đến do họ quá bận
với những đề tài tiếp theo. Tuy nhiên, một nhà báo biết lắng nghe sẽ có
kinh nghiêm và ngày càng cao tay hơn . Điều này cũng thể hiện trách
nhiệm với nghề nghiệp của họ