Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị - nhiệm vụ trọng tâm đưa Lý Sơn phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.09 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐƯA LÝ SƠN PHÁT TRIỂN MẠNH VỀ KINH TẾ,
VỮNG VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH
DEVELOPING HUMAN RESOURCES IN THE POLITICAL SYSTEM
- THE MAIN MISSION AIMING TO STRONGLY PROMOTE THE ECONOMY AND
NATIONAL DEFENSE OF LY SON ISLAND DISTRIST
Ngày nhận bài
: 07/8/2021
Ngày nhận kết quả phản biện : 14/12/2021
Ngày duyệt đăng
: 22/12/2021

ThS. Đỡ Tiến Cẩn
Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
TĨM TẮT

Bằng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, bài viết tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo
phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi trên nhiều phương diện. Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ từ nhận thức đến tổ chức
hành động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác này trong thời gian đến.
Từ khóa: Lý Sơn, nguồn nhân lực, hệ thống chính trị, cán bộ, viên chức.
ABSTRACT
By using analytic methods and experience results, the paper concentrates on researching the process
of leading and developing human resources in the political system of the District Party Committee,
People’s Committee of Ly Son Distrist, Quang Ngai Province in many aspects. From which, a system of
comprehensive solutions from the awareness to practical actions to enhance the quality of leading this
task in the future is suggested.
Keywords: Ly Son, human resources, political system, employee, officer


L

ý Sơn là huyện đảo duy nhất trong 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất
liền 15 hải lý về phía Đơng Bắc, diện tích tự nhiên hơn 10km2; dân số khoảng 22 nghìn người;
nằm ngay cửa ngõ Khu Kinh tế Dung Quất, cách đường hàng hải quốc tế 90 hải lý và cách đảo Tri
Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 110 hải lý. Huyện đảo Lý Sơn là quê hương của Hải đội hùng binh Hoàng
Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa tham gia bảo vệ chủ quyền quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Với
vị trí chiến lược, năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập huyện
Lý Sơn. Đến năm 1993, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định thành lập Đảng bộ huyện Lý Sơn để phát
huy vai trò lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực, khai thác và phát huy tiềm năng của huyện. Từ một chi
bộ Lý Sơn với 112 đảng viên, đến nay Đảng bộ huyện Lý Sơn đã có gần 60 tổ chức đảng với tổng số
hơn 800 đảng viên.
Nhận thức được tiềm năng, lợi thế cũng như những “điểm nghẽn” trong phát triển, Báo cáo chính
trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định 02 nhiệm vụ trong
tâm và 03 nhiệm vụ đột phá để đưa Lý Sơn phát triển trong tương lai. Một trong hai nhiệm vụ trọng
tâm được huyện xác định, đó là chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nhất là nguồn nhân lực
trong hệ thống chính trị. Bởi vì, đội ngũ nhân lực của hệ thống chính trị huyện đóng vai trò then chốt
trong việc hoạch định các quyết sách lớn và tổ chức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong hiện tại và cả tương lai.
62


ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
1. Hệ thống chính trị một cấp - Đặc thù riêng của huyện đảo Lý Sơn
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” cũng như căn cứ vào tình hình
thực tiễn của địa phương, ngày 25/3/2020, Huyện Lý Sơn đã tiến hành giải thể 03 xã hiện tại là xã An
Bình, An Hải và An Vĩnh theo Nghị quyết 867/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội. Sau khi giải thể chính quyền cấp xã, huyện Lý Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng
Ngãi khơng có cấp xã. Sau khi giải thể đơn vị hành chính, huyện Lý Sơn đã điều chuyển 57 cán bộ, công

chức cấp xã thành công chức cấp huyện. Việc triển khai thực hiện đề án giải thể đơn vị hành chính cấp
xã, thực hiện chính quyền một cấp làm tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gần dân, sát dân, giải quyết kịp thời những
khó khăn của nhân dân, khơng qua cấp trung gian, giảm tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Cùng với đó, cơng tác lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của huyện Lý Sơn
đạt nhiều kết quả tích cực, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị huyện ngày càng tinh gọn.
Huyện đã tiến hành thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập 17 cơ quan, đơn vị còn 08 cơ quan, đơn vị là:
Văn phòng UBND huyện; Ban Tổ chức - Nội vụ - Lao động, Thương binh, Xã hội huyện; Ủy ban kiểm tra
- Thanh tra huyện; Trung tâm Truyền thơng - Văn hóa - Thể thao huyện; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp
huyện; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện. Sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy; thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc chung của Khối
Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội huyện; sáp nhập Trường Tiểu học An Bình vào Trường Tiểu học
số 2 An Vĩnh. Qua sắp xếp, các cơ quan, đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định, từng bước khắc phục tình
trạng cồng kềnh của bộ máy trong hệ thống chính trị. Nhờ vậy, chất lượng nguồn nhân lực sau sắp xếp
được nâng lên đáng kể, trình độ chuyên môn ngày càng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Công tác lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của huyện thời gian
qua - Thực trạng và nguyên nhân
Thực trạng: Tổng số nhân lực của huyện đang sử dụng là 502 người; trong đó: khối Đảng, đồn
thể 66 biên chế; khối hành chính – đơn vị sự nghiệp thuộc huyện 436 biên chế. Trình độ chun mơn
đội ngũ cán bộ, cơng chức ngày càng được nâng cao, cụ thể: Tính đến tháng 03/2020, so với năm
2016, cán bộ, công chức, viên chức huyện có trình độ thạc sĩ 11 người, tăng 05 người; đại học 215
người, tăng 25 người; cao đẳng 170 người, tăng 10 người; trung cấp 87 người, giảm 11 người; sơ cấp
và chưa qua đào tạo 19 người, giảm 16 người; trình độ lý luận chính trị: cao cấp 30 người, tăng 09
người; trung cấp 148 người, tăng 69 người; sơ cấp và chưa qua đào tạo 324 người, giảm 65 người.(1)
- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, từ năm 2016 đến nay, huyện đã đưa đi đào tạo
trình độ Đại học trở lên là 18 đồng chí; trong đó, nghiên cứu sinh 02 đồng chí, thạc sĩ 05 đồng chí,
đại học 11 đồng chí; lý luận chính trị 108 đồng chí, trong đó: cao cấp 11 đồng chí, trung cấp 97 đồng
chí (bao gồm cán bộ, công chức huyện và viên chức sự nghiệp giáo dục cơng lập). Ngồi ra, huyện
cịn cử 67 công chức, viên chức đi bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chun viên, chun
viên chính; bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho trưởng, phó phịng, ban của huyện.

- Về tuyển dụng, tiếp nhận nhân lực trong hệ thống, 10 năm qua (2010 - 2020), huyện đã tiếp
nhận, tuyển dụng được hơn 100 người, trong đó có ưu tiên đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học
chính quy loại khá, giỏi, các ngành, nghề huyện còn thiếu như quản lý kinh tế, quản lý hành chính nhà
nước, quản lý văn hóa. Số nhân lực tuyển dụng mới có trình độ chun mơn gắn với vị trí việc làm;
nhờ đó, việc bố trí và sử dụng phù hợp hơn với chuyên môn được đào tạo và cơ cấu theo quy định.
- Về công tác thu hút nguồn nhân lực tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi theo Quyết định số
1.. Thống kê đến 25/3/2020 của Huyện ủy Lý Sơn.
63


TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN
820/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, huyện đã thu hút và tiếp nhận 02 sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi (ngành Luật; Quản trị kinh doanh), bố trí vị trí việc làm phù hợp với trình độ
chun mơn nhằm phát huy năng lực, sở trường cơng tác, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cơng chức, viên chức của huyện.
Nhìn chung, nhiệm kỳ qua, Huyện ủy, UBND huyện đã có nhiều cố gắng tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về trình độ chun mơn, lý luận chính trị,
kỹ năng nghiệp vụ; đồng thời, chú trọng tuyển dụng người có trình độ đại học chính quy có chun
ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển vào công tác tại các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên,
từ nhận thức đến hành động thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đối với
công tác này vẫn cịn khơng ít hạn chế, biểu hiện cụ thể:
- Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các hội đồn thể chính trị - xã
hội huyện, phòng, ban về vai trò, vị trí trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực trong hệ thống chính trị có lúc chưa đầy đủ. Việc cử nhân lực đi đào tạo chưa dựa trên cơ sở
đánh giá và quy hoạch, một số cịn chưa phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
- Cơng tác quy hoạch bố trí nhân lực của hệ thống chính trị cịn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ cán
bộ của huyện đa số có trình độ chun mơn đại học khơng chính qui, một số chỉ có trình độ là trung
cấp chun mơn; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia lãnh đạo còn thấp. Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 35 đồng chí thì có đến 04 đồng chí chỉ có trình độ trung cấp chun
mơn; chỉ có 02/35 đồng chí là nữ, dưới 35 tuổi chỉ có 03 đồng chí, khơng đạt tỷ lệ theo qui định.

- Một số ngành, lĩnh vực thiếu cán bộ có chuyên môn. Năng lực của một bộ phận cán bộ, cơng
chức, viên chức cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thiếu nhân lực lãnh
đạo, quản lý giỏi. Tác phong công tác, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, viên chức
chưa nghiêm, dẫn đến hiệu quả cơng việc khơng cao. Tính năng động vẫn là điểm yếu cố hữu của đội
ngũ nhân lực trong hệ thơng chính trị nhiều năm qua.
- Cơng tác bố trí, ln chuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, sắp xếp lại nguồn nhân lực theo Đề
án vị trí việc cịn nhiều khó khăn, bất cập; “việc rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản
lý của các cơ quan, đơn vị thực hiện còn chậm”(2). Hiện nay, đã qua hơn một năm nhưng do vướng về qui
định và cơ chế nên vẫn chưa thể bố trí cơng tác cho một số nhân lực cấp xã sau khi giải thể 03 xã của huyện.
Ngun nhân của những tờn tại, hạn chế: Vừa có cả khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu
là nguyên nhân chủ quan, biểu hiện cụ thể:
- Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bố trí, luân chuyển nguồn nhân lực trong
hệ thống không đồng bộ, thiếu khoa học. Nội dung đánh giá còn áp đặt cho nhiều đối tượng, chưa
rõ ràng cho từng chức danh, dẫn đến việc quy hoạch, điều động, bố trí, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử
chưa sát đúng nên một số nhân lực không đủ năng lực để thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
- Giai đoạn đầu thành lập huyện, do nhu cầu bức thiết nguồn cán bộ quản lý kinh tế, quản lý hành
chính nhà nước, xây dựng đảng, luật, quản lý đất đai, quản lý môi trường nên một bộ phận nhân lực
trước đây tuyển dụng chưa có bằng cấp chun mơn hoặc chưa chú trọng tuyển dụng, dẫn đến hiện
nay rất khó để sắp xếp, bố trí cơng việc phù hợp.
- Một bộ phận nhân lực trong hệ thống thiếu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; chưa
chịu khó học tập nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị; làm việc cịn trơng chờ ỷ lại, tinh
thần trách nhiệm và tính kỷ luật chưa cao.
- Quyết tâm chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng về đổi mới tổ chức bộ máy, bố trí nguồn nhân
2. Đảng bộ huyện Lý Sơn (2020), Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 20202025, tr. 20.
64


ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
lực trong hệ thống chưa cao; cấp ủy phát hiện ra những bất cập, hạn chế về tổ chức bộ máy, bố trí
nhân lực nhưng chưa quyết liệt nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh.

- Chưa có đề tài khoa học hoặc đề án mang tính chuyên sâu do chính nhân lực trong hệ thống chính
trị đăng ký và tổ chức thực hiện thành công phục vụ công tác lãnh đạo phát triển nhân lực, nhân lực
chất lượng cao. Đối với lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hiện nay chỉ mới có 01 đề tài luận văn
cao học chuyên ngành kinh tế phát triển về phát triển nhân lực huyện Lý Sơn (2011) nhưng cũng chưa
đưa ra được những giải pháp mang tính đặc thù đối với công tác lãnh đạo phát triển nhân lực trong
hệ thống chính trị của một huyện đảo cho giai đoạn tới.
3. Giải pháp đến 2025 và tầm nhìn 2030
Thứ nhất, trước mắt, cấp ủy, chính quyền huyện cần thực hiện nghiêm túc tất cả các khâu và qui
trình cơng tác cán bộ đối với nguồn nhân lực hiện có của hệ thống chính trị. Cơng tâm, khách quan
trong rà sốt, bổ sung quy hoạch nhân lực trẻ, nữ có trình độ chun mơn, năng lực cơng tác, có phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong làm việc khoa học đưa vào quy hoạch cấp ủy, các chức danh
lãnh đạo, quản lý của huyện. Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch; đào tạo nhân lực
theo yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, kiên quyết thực hiện
việc cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đối với những người không đủ chuẩn hoặc vi phạm kỷ
luật. Trong 10 năm qua (2010-2020), “trên địa bàn huyện đã có 11 đồng chí thơi giữ chức vụ do cấp
có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi chức vụ để nhận nhiệm vụ khác”(3) là q ít. Để cơng tác cán
bộ đạt hiệu quả, tất cả các qui trình này phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai, minh bạch.
Thứ hai, cần tập trung lãnh đạo, xây dựng nghị quyết chuyên đề và một số đề án về phát triển nguồn
nhân lực trong hệ thống chính trị của huyện trong nhiệm kỳ 2020-2025 và định hướng đến 2030. Dựa
trên thực trạng nguồn nhân lực hiện có và dự báo về sự phát triển của Lý Sơn trong giai đoạn tới có
tính đến những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển đột phá mà Huyện ủy, UBND huyện cần tập
trung xây dựng các nghị quyết chuyên đề, đề án phát triển như phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong các lĩnh vực ưu tiên gồm phát triển du lịch, nông nghiệp chất lượng cao, đề án thí điểm tuyển
dụng, bố trí, sử dụng cắn bộ gắn với vị trí cơng tác trong hệ thống chính trị... Dựa trên những căn cứ
mang tính quyết nghị này, các cấp, ngành của Lý Sơn tổ chức thực hiện tốt hơn cơng tác quy hoạch,
đào tạo, thí điểm tuyển dụng mới nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian đến. Hãy chuẩn bị
đội ngũ nhân lực kế cận về khoa học, công nghệ và lãnh đạo, quản lý cho 10, 15 và 20 năm sau. Đó
là trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền Lý Sơn đối với huyện đảo hiện nay.
Thứ ba, UBND huyện cần liên kết với các cơ sở đào tạo mở riêng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức, viên chức. Nhiệm kỳ qua, huyện chỉ phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức mở 01 lớp cập nhật kiến thức cho 110 cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp huyện, xã và cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 - 2020
và nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhưng chỉ mới dừng lại ở bồi dưỡng ngắn hạn. Vì vậy, trong nhiệm kỳ này
cần nghiên cứu liên kết đào tạo trình độ đại học, sau đại học (đặt địa điểm tại huyện Lý Sơn) đối với
các chuyên ngành như quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, du lịch, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực
trong hệ thống chính trị, chú trọng nhân lực phục vụ công tác lãnh đạo phát triển kinh tế biển của địa
phương với khung chương trình và phương pháp tiếp cận kiến thức đặc thù đối với đặc điểm huyện đảo.
Thứ tư, cần đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng Đề án đưa nguồn cán bộ trẻ của tỉnh có chuyên
môn sâu ra Lý Sơn công tác. Đây là một hướng đi không mới so với các huyện đảo và cũng có thể xem
xét nghiên cứu và thực hiện ở huyện Lý Sơn. Bởi, tham vọng mà Huyện ủy, UBND huyện đặt ra cho
3. Báo cáo số 360-BC/HU, (2019) của Huyện ủy Lý Sơn về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày
29/6/2009 của Bộ Chính trị về dự thảo Quy chế thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, tr. 2.
65


TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN
sự phát triển của Lý Sơn những năm tới là rất cao, tuy nhiên đội ngũ nhân lực trong hệ thống chính trị
cũng chỉ chừng ấy con người và tư duy cũng chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trong nhiệm kỳ qua,
chúng ta cũng chỉ mới thực hiện tiếp nhận 01 công chức từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh có
trình độ Thạc sĩ (ngành Quản lý du lịch) bố trí cơng tác tại Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện (2017)
để giúp UBND huyện quản lý nhà nước về du lịch. Như vậy là chưa đủ, huyện cần xin chủ trương và
thực hiện việc tiếp nhận nguồn nhân lực có trình độ cao, chun mơn sâu trên các lĩnh vực như cải
cách hành chính, xây dựng Đảng, quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. Phải hình
thành được đội ngũ cán bộ “chuyên gia” trên các lĩnh vực phát triển của Lý Sơn trong thời gian đến.
Thứ năm, không ai yêu Lý Sơn bằng chính những con người của Lý Sơn. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng
viên của huyện cần phát huy tinh thần tự hào về truyền thống quê hương Hải đội Hoàng Sa trong quá
khứ để xây dựng Lý Sơn giàu mạnh trong hiện tại và tương lai. Nếu như trước đây, Lý Sơn là quê
hương của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải - nơi các triều đình phong kiến Việt Nam tuyển mộ
và tập trung dân binh đi thực hiện chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì ngày nay Lý
Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh tế Dung Quất

cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở
thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trị đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên
biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm
tới. Khơng lý do gì với một truyền thống hào hùng trong quá khứ như vậy và một vị trí địa kinh tế
chiến lược như hiện nay mà Lý Sơn không thể phát triển giàu mạnh. Mỗi cán bộ, viên chức Lý Sơn
phải khắc phục khó khăn về điều kiện địa lý, phát huy tinh thần năng động, tự học, tự nghiên cứu,
phải hình thành nên một đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn, u q hương, trăn trở với sự phát
triển của q hương, để từ đó hình thành nên những ý tưởng, hiến kế cho Lý Sơn phát triển. Vì có một
thực tế là, một khi cán bộ giỏi từ đất liền được luân chuyển ra Lý Sơn cơng tác thì Lý Sơn cũng chuẩn
bị tinh thần là sẽ mất cán bộ đó. Bởi lẽ, sẽ khơng nhiều cán bộ được điều động, luân chuyển ra Lý
Sơn rồi gắn bó với Lý Sơn trong suốt quãng đời cơng tác của mình vì nhiều ngun nhân khác nhau.
***
Biển quan trọng, kinh tế biển rất quan trọng, nhưng tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế biển
đều ở trên đất liền, trong đó, đóng vai trị then chốt tạo nên sự phát triển đó là nguồn nhân lực có chất
lượng trong hệ thống chính trị - những chủ thể tạo nên những quyết sách lớn của địa phương. Đã có một
khoảng thời gian rất dài dường như chúng ta “lãng quên” Lý Sơn trong tiến trình phát triển của Tỉnh
nhà trên mọi phương diện. Vì vậy, cùng với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành của
huyện Lý Sơn trong giai đoạn hiện nay cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống
chính trị, từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực năng động, sáng tạo cùng khát vọng cống hiến để phát
triển Lý Sơn thành đảo du lịch xanh, sạch, đẹp, bền vững về môi trường, nhân dân có cuộc sống hạnh
phúc; giữ vững quốc phịng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2020) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Đảng bộ huyện Lý Sơn (2020), Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ VII,
nhiệm kỳ 2020-2025.
3. Huyện ủy Lý Sơn (2017), Đề án đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
4. Huyện ủy Lý Sơn (2018), Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận số 17-KL/TU ngày 19/4/2016 của
Tỉnh ủy Quảng Ngãi về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính

trị và phục vụ sản xuất kinh doanh.
66



×