Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

slide bài giảng môn kinh tế vùng - chương 5 các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.89 KB, 20 trang )

5/23/2011
1
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thu Hoa
E-mail: ;

Tel. 04 35651971; Mob: 0913043585
Chương V
CÁC LÝ THUYẾT VỀ
TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN VÙNG
p Tăng trưởng vùng: là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về
quy mô kinh tế của vùng trong một thời gian nhất định
p Phát triển vùng: bao gồm tăng trưởng kinh tế (điều kiện cần),
và chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng (ĐK đủ);
PTV còn liên quan đến mối quan hệ của vùng với các vùng khác
& với toàn bộ nền kinh tế, đến lực hút và lực đẩy, các tác động
phân cực hay lan tỏa của vùng đối với các lãnh thổ xung quanh
p Các lý thuyết về tăng trưởng vùng nhằm mục tiêu giải thích các
yếu tố tác động đến sự gia tăng quy mô kinh tế của vùng và sự
khác nhau trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của các vùng
p Các lý thuyết PTV ngoài việc tìm kiếm cách giải thích nguyên
nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế vùng còn giải thích lý do dẫn
đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế vùng (cơ cấu ngành, cơ
cấu lãnh thổ); giải thích các tác động qua lại giữa các vùng trong
quá trình tăng trưởng và phát triển của hệ thống vùng
Tổng quan
5/23/2011
2
1. Lý thuyết định vị công nghiệp
2. Lý thuyết vị trí trung tâm
3. Lý thuyết vành đai nông nghiệp


4. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
5. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
6. Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh (dựa vào xuất
khẩu)
7. Lý thuyết Hội tụ kinh tế (Tân cổ điển)
8. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển vùng
Các lý thuyết
Ø Các đô thị được hình thành và phát triển tại nơi có sự
tập trung lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế
Ø Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại có ý
nghĩa như là những hạt nhân cho sự phát triển của
toàn vùng
à Định hướng không gian và sự lựa chọn vị trí phân bố
của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế đóng vai trò
quan trọng trong sự phân bố của các đô thị nói riêng và
sự phát triển của vùng nói chung
I. Lý thuyết định vị công nghiệp
5/23/2011
3
Lý thuyết dựa trên phân tích định hướng không gian về
phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên tắc cực tiểu
hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận
Các yếu tố định vị:
Ø Vị trí
Ø Các yếu tố môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường
thể chế)
Ø Văn hóa, chính trị
Ø Lao động (số lượng và chất lượng),
Ø Giao thông vận tải,

Ø Thông tin - liên lạc…
I. Lý thuyết định vị công nghiệp
Tập trung công nghiệp dẫn đến sự phát triển của 2 loại
thành phố:
Ø Thành phố dựa vào nguồn nguyên liệu: là địa điểm
được lựa chọn của các doanh nghiệp/ ngành định
hướng nguồn lực
Ø Thành phố có chức năng như những trung tâm tiêu
thụ của vùng lãnh thổ: hấp dẫn các doanh nghiệp/
ngành định hướng thị trường
I. Lý thuyết định vị công nghiệp
5/23/2011
4
Ø Tính hấp dẫn của tập trung công nghiệp do các lợi
ích ngoại ứng: các doanh nghiệp có thể chia xẻ gánh
nặng chi phí nhờ sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ
tầng (đường giao thông, công trình cung cấp điện,
nước, dịch vụ nhà ở, dịch vụ xã hội, thông tin. . .) và có
thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, thực hiện chuyên
môn hoá, hợp tác hoá, làm tăng năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn
nguyên nhiên liệu, năng lượng à mở rộng đô thị
Ø Phi kinh tế ngoại ứng: tập trung quá mức dẫn đến
quá tải về lãnh thổ; đồng thời cạnh tranh, chèn ép lẫn
nhau dẫn đến hạn chế sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp
I. Lý thuyết định vị công nghiệp
Ø Vận dụng lý thuyết: lựa chọn các vùng/ lãnh thổ
trọng điểm cho phát triển
Ø Chọn những vùng/ lãnh thổ hội tụ được nhiều yếu tố

thuận lợi cho sự phát triển à lợi ích ngoại ứng à
hấp dẫn nhiều doanh nghiệp à tăng cường tiềm
lực kinh tế cho vùng/ lãnh thổ
Ø Lưu ý tới sức chứa hợp lý của các vùng lãnh thổ
I. Lý thuyết định vị công nghiệp
5/23/2011
5
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
p Lý thuyết dựa trên sự mở rộng của phân tích phạm vi thị
trường/ vùng thị trường của doanh nghiệp nhằm khám
phá quy luật phân bố không gian tương quan giữa các
điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán của
sự phân bố các thành phố và nông thôn
p Sử dụng để phân tích và dự đoán số lượng, quy mô và
phạm vi của các thành phố trong một vùng –
trả lời cho câu hỏi:
n Bao nhiêu thành phố đã và sẽ được phát triển trong vùng?
n Các thành phố được hình thành như thế nào?
n Tại sao có những thành phố nhỏ hơn và những thành phố lớn
hơn trong một vùng?
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Vùng thị trường của một doanh nghiệp là khoảng
cách không gian cho phép doanh nghiệp cung cấp các
sản phẩm của mình một cách có hiệu quả với mức giá
thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh
P
1
= P
0
+ TTC + Õ

Nghiên cứu của Leonard (Mỹ):
Ø VTT là nơi có 80% sản phẩm của doanh nghiệp được
tiêu thụ
Ø Qui mô của VTT thay đổi khác nhau tùy theo loại sản
phẩm: các hàng hoá công nghiệp có qui mô thị trường
lớn hơn so với các hàng hoá khác
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
6
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Vùng thị trường của một doanh nghiệp
Leonard:
Bán kính thị trường của một số sản phẩm (ĐV: dặm):
Ø Gạch ngói xây dựng 200
Ø Hộp kim loại 362
Ø Phân bón 828
Ø Săm lốp cao su 833
Ø Thuốc lá 1100
Ø Nước giải khát 70
Ø Kem 160
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.2. Ngưỡng cầu:
Ø Là mức cầu thấp nhất để một nhà sản xuất có thể cung
cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ của mình một cách có
hiệu quả
Ø Biểu hiện cụ thể của ngưỡng cầu có thể được đo lường
qua số dân và thu nhập bình quân của người dân
Ø Các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ đạt được ngưỡng khi
cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ đủ để thu được mức lợi

nhuận trung bình
Ø Nghiên cứu thực nghiệm của Berry và Garisson (Bang Washington,
Mỹ): số lượng dân tối thiểu để một doanh nghiệp cung cấp các sản
phẩm có thể hoạt động được khác nhau tuỳ theo loại sản phẩm
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
7
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.2. Ngưỡng cầu:
Nghiên cứu của Berry và Garisson
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
Ngành hoạt động Ngưỡng cầu (số người)
Trạm xăng 200
Các cửa hàng thực phẩm 250
Trường tiểu học 322
Phòng khám nha khoa 426
Hiệu thuốc 460
Cửa hàng đồ gỗ 542
Cửa hàng tạp hoá 590
Shop bán hoa 730
Quầy sửa giầy dép 900
Cửa hàng bán dụng cụ thể thao 5500
Hiệu ảnh/ sách 12.500
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.2. Mật độ cầu:
Là lượng cầu tính trên một đơn vị diện tích
DD = D/ người x Người/ km
2
Mối quan hệ giữa mật độ cầu, tổng cầu và vùng thị
trường:

p Mật độ cầu càng cao thì tổng cầu trong một vùng càng
lớn à Số người sản xuất trong vùng đó càng nhiều à
Các sản phẩm có mật độ cầu cao thì diện tích vùng thị
trường nhỏ
p Ngưỡng cầu và vùng thị trường của các hàng hoá thiết
yếu nhỏ hơn ngưỡng cầu và vùng thị trường của các
hàng hóa cao cấp hay xa xỉ
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
8
2.1. Các khái niệm liên quan
Ví dụ về mật độ cầu, tổng cầu và vùng thị trường:
p Vùng A có diện tích 100 km
2;
mật độ dân số: 2000 ng/ km
2
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
Tiêu chí Đĩa CD Bánh mỳ
Mức cầu (sp/ người/ tháng) 2 10
Mật độ cầu DD (sp/km
2
/ tháng) 4.000 20.000
Tổng cầu toàn vùng AD (sp/ tháng) 400.000 2.000.000
Ngưỡng cầu (sp/ cửa hàng/ tháng) 1.000 2.000
Ngưỡng cầu (số người) 500 200
Số lượng nhà cung cấp/ cửa hàng 400 1.000
Diện tích vùng thị trường (km
2
/ cửa hàng) 0,25 0,1
2.2. Quá trình phát triển của các vị trí trung tâm

Giả thiết:
p Các hoạt động kinh tế diễn ra trên một bình diện đồng
nhất à các chi phí sản xuất không bị ảnh hưởng bởi vị
trí
p Các chi phí vận chuyển bằng nhau theo mọi chiều
hướng (vùng thị trường hình tròn)
p Các thị trường được phân bố tương đối đồng đều (mật
độ dân số và mật độ cầu tương đối bằng nhau)
p Các yếu tố phi kinh tế (hoạt động quốc phòng, văn hoá,
…) có ảnh hưởng rất ít đến sự phát triển của các đô thị
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
9
2.2. Quá trình phát triển của các vị trí trung tâm
p Khi số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh còn ít à các cơ sở
này phân bố ở cách xa nhau để có giới hạn diện tích vùng thị
trường là lớn nhất (hình tròn)
p Nhiều cơ sở tiếp tục tham gia thị trường và phân bố vào các
điểm còn trống à diện tích vùng thị trường của mỗi cơ sở thu
hẹp lại và đạt đến ngưỡng
p Khi thị trường được lấp đầy hoàn toàn à vùng thị trường của
mỗi cơ sở sẽ là hình lục giác (tổ ong)
p Do ngoại ứng tích cực của tập trung hoá (sử dụng chung
đường giao thông, điện nước, sử dụng chung thị trường, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm …) à các cơ sở
thuộc các ngành khác nhau nhưng có qui mô thị trường
tương tự nhau sẽ cùng phân bố tại một vị trí trung tâm
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
Các
vùng thị

trường
hình lục
giác
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
10
2.2. Quá trình phát triển của các vị trí trung tâm
p Các trung tâm cấp 1 là nơi phân bố của các loại hoạt
động có ngưỡng cầu thấp, vùng thị trường nhỏ à
những trung tâm này sẽ bảo đảm cung cấp các sản
phẩm thiết yếu
p Những hoạt động sản xuất kinh doanh có ngưỡng cầu
cao hơn, vùng thị trường lớn hơn, bán các loại hàng hoá
cao cấp hơn sẽ lựa chọn phân bố ở các trung tâm cấp 2
p Tiếp tục, các trung tâm cấp 3 sẽ là nơi phân bố của các
hoạt động có ngưỡng cầu lớn hơn, vùng thị trường rộng
hơn so với các hoạt động ở trung tâm cấp 1 và 2
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
2.2. Quá trình phát triển của các vị trí trung tâm
à Sự phát triển của các vị trí trung tâm theo một trật tự thứ
bậc nhất định
Ø Các đô thị trung tâm cấp 2 bao gồm trong nó nhiều đô thị
trung tâm cấp 1
Ø Đô thị trung tâm cấp 2 lại chỉ là một bộ phận của đô thị trung
tâm cấp 3
Ø Các đô thị lớn nhất sẽ là các trung tâm cấp cao nhất, sản xuất
và cung cấp hàng hoá có ngưỡng cầu và vùng thị trường lớn
nhất
Đồng thời các trung tâm cấp cao cũng đảm bảo các chức năng
của các trung tâm có thứ bậc thấp hơn

à
trung tâm của các
thành phố càng lớn sẽ có chức năng đa dạng phong phú hơn
các thành phố nhỏ
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
11
p Do các trung tâm cấp thấp có
vùng thị trường nhỏ nên trong
phạm vi một quốc gia, một
vùng sẽ có nhiều trung tâm
cấp thấp và càng lên cấp cao,
số lượng các trung tâm càng ít
p Trong thực tế sự phân bố của
các trung tâm có thể không
được đồng đều trên một mặt
bằng. Khoảng cách giữa các
trung tâm không hoàn toàn
bằng nhau, do ảnh hưởng của
mật độ dân, biên giới quốc gia,
địa hình….
Ghi chó:
C: Thủ đô
M: Thành phố lớn
T: Thành phố nhỏ
V: Làng, xóm
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
2.3. Ứng dụng của lý thuyết vị trí trung tâm
2.3.1. Giải thích lịch sử hình thành và phát triển các hệ
thống đô thị trên thế giới

p Con đường từ dưới lên: phổ biến ở các quốc gia châu
Âu, từ làng nhỏ dần hình thành các thị trấn, các đô thị
nhỏ, tiếp đến là các đô thị lớn
p Con đường từ trên xuống: là mô hình phổ biến của
các quốc gia mới phát triển sau này như Hoa Kỳ,
Canada… ; Theo con đường này, các trung tâm lớn
được hình thành trước, sau đó mới lan tỏa tạo ra các
trung tâm nhỏ hơn
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
12
2.3. Ứng dụng của lý thuyết vị trí trung tâm
2.3.2. Quy hoạch mới hệ thống đô thị và quy hoạch lại
trong trường hợp không hợp lý
Ø Lựa chọn ví trí để phát triển đô thị mới
Ø Dự tính khả năng phát triển của đô thị căn cứ vào vị trí
(cấp bậc) của đô thị đó trong hệ thống đô thị của vùng/
toàn quốc
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
2.3. Ứng dụng của lý thuyết vị trí trung tâm
2.3.3. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố làm thay đổi
chức năng, cấu trúc và thứ hạng của hệ thống đô thị
đã được hình thành và phát triển tương đối hoàn chỉnh
Ví dụ:
p Thu nhập tăng & giao thông vận tải thuận lợi à hoạt động kinh tế
chuyển dịch về các trung tâm cấp thấp đối với nhiều loại hàng hóa
cao cấp, làm giảm ý nghĩa của các trung tâm cấp cao.
p Thu nhập tăng, tính kinh tế nhờ qui mô tăng & giao thông vận tải
được cải thiện: có thể làm giảm ý nghĩa của các trung tâm cấp thấp
đối với một số hàng hoá cao cấp – ví dụ giáo dục & một số dịch vụ

(do người tiêu dùng có thể có tâm lý thích tiêu dùng hàng hóa ở
trung tâm lớn hơn là tiêu dùng ở các trung tâm nhỏ)
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
5/23/2011
13
2.4. Xác định phạm vi ảnh hưởng
của vị trí trung tâm đô thị à
Định luật Relly
Ø A, B: hai đô thị gần nhau
Ø D
ab
: khoảng cách từ A đến B
Ø D
a,
D
b
: khoảng cách từ trung tâm đô thị A, B tới điểm phân
chia phạm vi ảnh hưởng
Ø P
a
, P
b
: số dân của mỗi đô thị
Ví dụ: D
ab
= 100km; Pa = 50.000 người; Pb = 30.000 người
II. Lý thuyết vị trí trung tâm
b
a
b

a
P
P
D
D
=
2
2
a
b
ab
a
P
P
D
S
+
=
1
D
a
= 56 km; D
b
= 44km
III. Lý thuyết vành đai nông nghiệp
p Địa tô: một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ sở
hữu đất đai nhận được
p Địa tô chênh lệch dẫn đến sự phân chia lãnh thổ của
một quốc gia thành các vùng sử dụng đất khác nhau
p Địa tô chênh lệch giảm dần từ vị trí trung tâm thành phố

tới các vùng xung quanh
R = Q [ (P - AC) - DT]
R: Địa tô chênh lệch theo một vị trí phân bố
Q: Sản lượng sản phẩm (Tấn/ Km
2
)
AC: Chi phí sản xuất/ 1 đơn vị sản phẩm ($/ tấn)
P: Giá thị trường/ 1 đơn vị sản phẩm ($/ tấn)
D: Khoảng cách từ thị trường trung tâm (Km)
T: Cước phí vận chuyển ($/ tấn/ km)
5/23/2011
14
p Các hoạt động nông nghiệp được phân bố trong các
vành đai quanh thành phố với các khoảng cách khác
nhau, phụ thuộc vào:
Ø sự khác nhau về chi phí vận tải
Ø khoảng cách vận chuyển
Ø trọng lượng sản phẩm
Ø nhu cầu đa dạng của người thành phố
III. Lý thuyết vành đai nông nghiệp
III. Lý thuyết vành đai nông nghiệp
các vành đai nông
nghiệp xung quanh
thành phố
1. Thực phẩm
2. Lương thực và
Thực phẩm
3. Lương thực
và Cây ăn quả
4. Lương thực và

Chăn nuôi
5. Lâm nghiệp
1 2 3
4
5
5/23/2011
15
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
4.1. Tổng quan
p Sự phát triển của một vùng không thể đồng đều ở tất cả các
điểm theo cùng một thời gian
p Một số điểm có xu hướng tăng trưởng/ phát triển nhanh,
trong khi các điểm khác có xu hướng chậm phát triển hoặc trì
trệ hơn
p Các điểm có sự tăng trưởng/ phát triển nhanh và mạnh
thường là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng
p Sự phát triển nhanh ở các điểm cực sẽ tạo ra những ảnh
hưởng tác động đến sự phát triển của các lãnh thổ xung
quanh à tạo ra những “đầu tàu” lôi kéo theo sự phát triển của
vùng/ các vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện cho nền kinh tế
cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn
à
tập trung công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị - các cực -
giữ vai trò hạt nhân phát triển
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
6.1. Tổng quan
Cực tăng trưởng
Ø Là một hệ thống hay một phức hợp các hoạt động thụ
động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một
cực phát triển

Ø Là vệ tinh của cực phát triển
Ø Nhịp độ phát triển mạnh bởi sự phản ứng mạnh mẽ và
sâu sắc đối với những sức thúc đẩy, lôi cuốn từ các cực
phát triển
5/23/2011
16
Lãnh thổ có lợi thế
à phát triển công nghiệp
mũi nhọn: công nghệ hiện
đại, tốc độ đổi mới cao, sản
phẩm có độ co dãn của cầu
theo thu nhập lớn, có phạm vi
thị trường rộng lớn trên nhiều
vùng hoặc toàn quốc
Tập trung hóa: phát triển rất
nhanh của ngành CN mũi
nhọn à tăng việc làm, thu
nhập à sức mua tăng à thu
hút các ngành công nghiệp
mới, các hoạt động dịch vụ kinh
tế - xã hội và các hoạt động
phát triển mới
Hiệu ứng lan toả:
àphát triển và hưng thịnh của
lãnh thổ (tác động số nhân)
à các cơ hội phát triển mới
bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa
phương khác
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển

4.2. Tác động của các cực phát triển
p Sức hút về trao đổi hàng hoá, với tư cách là nguồn cung
cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất
p Sức lôi cuốn về đầu tư để thiết lập những hoạt động
mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và xã
hội, đầu tư phát triển đô thị
p Lan truyền những đổi mới kỹ thuật, vật chất và thúc đẩy
các nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ
p Lan truyền những đổi mới về văn hoá, giáo dục, thể chế,
những đổi mới về tư tưởng và tâm lý của người sản xuất
và tiêu dùng . . . v.v
5/23/2011
17
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
4.2. Tác động của các cực phát triển
p Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hoá):
Ø Các tác động tiêu cực của tăng trưởng tại điểm cực tới các vùng
trong phạm vi ảnh hưởng của nó
Ø Thể hiện ở sự tăng khoảng cách chênh lệch trong cơ cấu lãnh thổ
của nền kinh tế, tăng khoảng cách chênh lệch về tiềm lực kinh tế,
GDP bình quân đầu người giữa các vùng và những ảnh hưởng xấu
tới sự tăng trưởng, phát triển các vùng xung quanh
Ø Liên quan đến quá trình tập trung hoá nguồn lực, thu hút vốn đầu tư
cho phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng, sự phát triển mạnh
mẽ của hệ thống đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, các hoạt động kinh tế - xã hội tại các vùng cực/ trọng điểm
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
4.2. Tác động của các cực phát triển
p Hiệu ứng lan toả: tác động tích cực của tăng trưởng tại
điểm cực tới tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân

đầu người và cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ xung
quanh (quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, tạo việc làm cho người
lao động, đóng góp cho ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho phát triển
sản xuất và kết cấu hạ tầng, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hoá, xã hội)
p Hiệu ứng lan toả theo phạm vi không gian:
S
r
= S
0
. e
-ar
S
r
: hiệu ứng lan toả tại một điểm cách xa trung tâm cực khoảng cách r
S
0
: hiệu ứng tại điểm cực
r: khoảng cách từ trung tâm cực
e: cơ số của logarit tự nhiên (e = 2,71828…)
a: Hệ số suy giảm theo khoảng cách
5/23/2011
18
Tác động theo thời gian:
Lan tỏa SE: 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: lan toả ít, chậm
Giai đoạn 2: lan toả mạnh, nhanh
Giai đoạn 3: lan toả chậm dần và tiến tới bão hoà
Phân cực BE:
• Giai đoạn đầu tăng do dịch chuyển nguồn lực phát
triển cho vùng cực

• Đạt max sau vài năm
• Giảm dần do các lãnh thổ xung quanh vùng cực
(nhờ ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa) dần phát
triển và có tính cạnh tranh cao hơn so với trước đó
à thu hút nguồn lực phát triển từ các vùng khác,
trong đó có cả từ vùng cực
Hiệu ứng ròng NE:
NE < 0 khi SE < BE (cực trị tại Ti, sau 4 – 8 năm)
NE = 0 khi BE = 0 (tại Tj, sau 15 – 25 năm)
NE > 0 khi SE > BE
Muốn có SE, phải diễn ra BE trước!
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
IV. Lý thuyết cực tăng trưởng và phát triển
4.3. Vận dụng lý thuyết cực phát triển
p Lý thuyết nhấn mạnh “lợi thế của phát triển không cân đối" theo lãnh thổ
p Lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm và
đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á, nhất là các quốc gia
ASEAN
n Sự hình thành các cực phát triển như là các lãnh thổ trọng điểm, động lực
cho toàn bộ nền kinh tế là phương thức phù hợp với điều kiện hạn chế về
nguồn lực (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường. . .)
của các nước nghèo, đang phát triển, cần kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
p Hữu ích trong phân tích không gian gắn với lý thuyết tăng trưởng dựa
vào xuất khẩu và lý thuyết vị trí trung tâm
n Các ngành công nghiệp xuất khẩu sẽ được phân bố tại các trung tâm đô
thị; các ngành cung cấp dịch vụ sẽ được phân tán rộng rãi hơn khắp vùng -
tất nhiên cũng có một số ngành phân bố ngay tại trung tâm để tận dụng lợi
ích ngoại ứng không gian
5/23/2011
19

V. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
5.1. Tổng quan
Quan điểm: yếu tố nội lực của mỗi vùng kinh tế là động lực/
nguồn chủ yếu tạo ra tăng trưởng kinh tế vùng
p Tác động từ phía cung
Y = f(N, K, L, T, A)
N: Tài nguyên thiên nhiên
K: Vốn
L: Lực lượng lao động
T: Công nghệ
A: Tổ chức/ quản lý sản xuất (ví dụ: phân công lao động theo ngành/ lãnh thổ)
à tăng các yếu tố đầu vào tạo ra tăng trưởng kinh tế (tuy vậy, lưu ý nguyên tắc
năng suất cận biên giảm dần)
V. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
5.1. Tổng quan
p Tác động từ phía cung
Ví dụ Hàm Cobb-Douglas Y = T. K
a
.L
b
.N
c
a, b, c là mức đóng góp của các yếu tố trong GDP ; (a + b + c = 1)
à y = t + ak + bl + cn
t: tác động của khoa học công nghệ
y = ∆Y/ Y; k = ∆K /K; l = ∆ L/ L; n = ∆L/ L;
Ví dụ: a = 0,3; b = 0,6; c = 0,1; k = 0,07; l = 0,02; n = 0,01
y = 6% (0,06) à t = ?
0,06 = t + (0,3x 0,07) + (0,6x 0,02) + (0,1 x 0,01)
à T = 2,6%: KHCN tác động tạo ra 2,6% tăng trưởng trong tổng mức

tăng trưởng 6% của GDP
5/23/2011
20
V. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
5.1. Tổng quan
p Tác động từ phía cầu
Y = C + I + G + X – M
C: Tiêu dùng của người dân
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của Chính phủ
X: giá trị xuất khẩu
M: giá trị nhập khẩu
Đầu tư I (gồm cả đầu ta tài chính và đầu tư hiện vật) là một cấu phần quan
trọng trong tổng cầu, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế vùng
Tiết kiệm S là nguồn gốc của đầu tư
Tăng trưởng g = S/ ICOR
à Cần giảm tiêu dùng hiện tại/ chuyển đổi sang tiết kiệm nhằm tạo ra mức
tiêu dùng cao hơn trong tương lai
V. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
5.1. Sức hấp dẫn của vùng
p Trong điều kiện nền kinh tế mở & vùng không đủ nguồn lực để đầu tư
(tiết kiệm < cầu đầu tư) à bù đắp phần thiếu hụt vốn bằng đầu tư bên
ngoài
p Khả năng thu hút đầu tư bên ngoài phụ thuộc vào tính hấp dẫn của
vùng (do sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kT, xã hội - văn hóa)
p Hai trường hợp
Ø TH 1: vùng có sức hấp dẫn cao à khả năng thu hút đầu tư lớn à năng
suất cận biên của các yếu tố sản xuất tăng à tăng sản lượng à tăng
trưởng KTV à thu nhập của người dân tăng à chi tiêu tăng à tăng lợi
nhuận cho các nhà đầu tư à tăng sức hấp dẫn của vùng à tăng đầu tư….

(sự phát triển mở rộng theo vòng xoáy ốc)
Ø TH 2: vùng kém hấp dẫn à khả năng thu hút đầu tư kém à năng suất
cận biên của các yếu tố giảm à chi tiêu giảm à giảm lợi nhuận à giảm sức
hấp dẫn, giảm đầu tư…. (vòng tròn luẩn quẩn) à cần đột phá để tạo sức
hấp dẫn cho vùng

×