Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Ths LSD đảng bộ thành phố lạng sơn lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.14 KB, 126 trang )

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BTV

: Ban thường vụ

CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
DSVH

: Di sản văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MTTQ

: Mặt trận Tổ Quốc

THPT

: Trung học phổ thông

TNCS



: Thanh niên cộng sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTTDL

: Văn hóa - Thể thao - Du lịch

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤ
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢNVĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHÔ
LẠNG SƠN................................................................................................................7
1.1. Những vấn đề chung di sản văn hóa................................................................................7
1.2. Những nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
ở thành phố Lạng Sơn...............................................................................................18
1.3. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ở thành phố Lạng Sơn trước
năm 2005..................................................................................................................30
Chương 2:CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHÔLẠNG SƠN
VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊCÁC DI SẢN VĂN HÓA (2005 2015).........................................................................................................................33
2.1. Chủ trương và chỉ đạo của đảng bộ thành phố Lạng Sơn về bảo tồn và phát huy giá
trị các di sản văn hóa giai đoạn 2005 - 2010............................................................33



2.2. Chủ trương và chỉ đạo của đảng bộ thành phố Lạng Sơn về bảo tồn và phát huy giá
trị các di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2015............................................................52
Chương 3:KẾT QUẢ VÀ MỘT SÔ KINH NGHIỆM.........................................................76
3.1. Kết quả lãnh đạo của đảng bộ thành phố Lạng Sơn về bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản văn hóa.....................................................................................................76
3.2. Một số kinh nghiệm về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của
đảng bộ thành phố Lạng Sơn....................................................................................98
KẾT LUẬN........................................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................112


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Di sản văn hóa tiêu biểu ở thành phố Lạng Sơn
.......................................................................................................
42
Bảng 2.2. Danh mục thống kê các điểm, khu di sản văn hóa xếp hạng
được khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
.......................................................................................................
59
Bảng 3.1. Thống kê tài liệu hiện vật sưu tầm, kiểm kê (2012-2015)
81


1
MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định vai trị to
lớn của văn hố. Văn hóa như một bộ phận hữu cơ trong q trình phát triển
kinh tế - xã hội.Văn hố có tính giai cấp, do cơ sở kinh tế quyết định nhưng

thúc đẩy phát triển kinh tế.Văn hóa phục vụ chính trị. Văn hóa giáo dục nhận
thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và hành động; định hướng cho con người
phát triển toàn diện tới chân, thiện, mỹ...Văn hốln được kế thừa và phát
huy, có khả năng dự báo tương lai. Văn hóa mở đường cho quốc dân đi.
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể, là thành quả sáng tạo của ông cha ta để lại, là bộ phận quan trọng cấu
thành môi trường sống của con người. Di sản văn hóa là sản phẩm của những
điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ lịch
sử, có giá trị nhiều mặt, nhất là về giáo dục truyền thống và tình yêu quê
hương, đất nước...
Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khơng chỉ nhằm giáo dục thế
hệ trẻ hiểu về cội nguồn, lịch sử của dân tộc và góp phần lưu giữ những giá trị
truyền thống của dân tộc; nhằm giữ gìn ngọn lửa truyền thống văn hóa và đem
đến ý nghĩa sinh động cho truyền thống đó trong thời đại mới. Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa góp phần hình thành nhân cách con người và đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển đất nước. Bảo vệ và phát huy
giá trị của di sản văn hóa là nền tảng, là nguồn động lực phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục và thẩm mỹ...
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mọi quốc gia dân tộc đều
hướng tới việc tơn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tơn vinh bản sắc văn
hóa dân tộc, tạo nền tảng tinh thần cho phát triển.Nước ta đang ở thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập


2
quốc tế càng cần điều kiện, môi trường thuận lợi để phát huy giá trị các sản
văn hóa.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là để đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội và con người. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là

mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội đồng thời tiếp thu có chọn
lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa
vốn có của dân tộc.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo.Theo thống kê sơ bộ của Ban quản lý di
tích tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn hiện có gần 600 di tích, thuộc 04 loại hình
khác nhau, trong đó có 15 điểm, khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Lạng Sơn hiện có 586 di tích, trong đó có 247 di tích lịch sử cách mạng; 44 di
tích khảo cổ; 250 di tích kiến trúc nghệ thuật...Cùng với di sản văn hóa vật
thể, Xứ Lạng cịn là một vùng đất chứa đựng nhiều vốn văn hóa phi vật thể vô
cùngđộc đáo, mang sắc thái riêng của 7 dân tộc anh em với trên 300 lễ hội
truyền thống.
Nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của người dân Xứ Lạng cịn chứa đựng
nhiều vốn văn hóa dân gian đang tiềm ẩn, lưu truyền trong nhân dân. Chỉ tính
riêng dịng dân ca, dân vũ và nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số đã có
rất nhiều thể loại như: hát then, lượn, quan lạng, phong slư của người Tày, hát
sli, cỏ lẩu của người Nùng hay múa khèn, hát giao duyên của người Mông…
Riêng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có 43 di tích thuộc 04 loại
hình: 04 di tích lịch sử cách mạng, 05 di tích danh thắng, 04 di tích khảo cổ
học, 25 di tích văn hố - nghệ thuật - tơn giáo tín ngưỡng. Trong đó 21 di tích
đã được xếp hạng,12 di tích được xếp hạng quốc gia, 9 di tích được quản lý ở


3
cấp tỉnh. Đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của
văn hoá các dân tộc Xứ Lạng.
Trong 30 năm đổi mới, Đảng bộ thành phố Lạng Sơn đã chú trọng thực
hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn và đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Các di sản văn hoá xứ Lạng đã thực sự
trở thành tài nguyên, tiềm năng để Lạng Sơn phát triển du lịch mạnh mẽ.Tuy

nhiên trong nhận thức và hành động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
của Đảng bộ thành phố Lạng Sơn vẫn cịn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần
khắc phục.
Với các lý do nêu trên, nhằm tái hiện quá trình Đảng bộ thành phố Lạng
Sơn lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa trên địa bàn thời kỳ 2005-2015, đánh giá thành tựu, hạn chế cơ
bản, nêu ra những kinh nghiệm cần thiết nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng bộ thành phố về công tác này trong thời kỳ mới, tác giả lựa chọn đề tài
“Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá
trị các di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015” làm Luận văn Thạc sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến văn hóa.
-Hồng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản
vănhóa dân tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội [40].
- Quản Hoàng Linh (2012); Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di
sảnvăn hóa truyền thống; Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,(337),tr 28-33 [25].
- Chiến lược phát triển văn hóa văn hóa thể dục thể thao (2012), du lịch và
gia đình đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nxb.Văn hóa Thơng tin, Hà Nội [6].
- Nguyễn Duy Bắc (2001): Về lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật
trong cơng cuộc đổi mới. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [1].


4
- Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Huy và các tác giả (2013): Quản lý hoạt
động văn hóa. Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà Nội [36].
- Nguyễn Văn Tình (2009): Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hồn
thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà Nội [35].
- Vũ Khiêu,Vấn đề quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam trong giao lưu
văn hóa ngày nay, Hội thảo khoa học (10-2006) Trung tâm Bảo tồn và phát

huy nghệ thuật dân tộc[22].
-Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008),Kỷ yếu Hội nghị triển khai
công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2008, Hà Nội [5].
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về thành phố Lạng Sơn.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930-1945); (1945-1985) [23].
- Nguyễn Thị Hương (2013): Tìm hiểu cụm di tích Tứ Trấn Đồn
Thành (thành cổ Lạng Sơn) phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng
Sơn [20].
- Hoàng Văn Toàn (2013): Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh
giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn [36].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình lãnh đạo cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hóa của Đảng bộ thành phố Lạng Sơn từ năm 2005 đến năm 2015; chỉ
rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng trên, nêu ra một số kinh
nghiệm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Trình bày những chủ trương lớn và chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Lạng
Sơn về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóatrong giai đoạn 2005 - 2015.
- Chỉ ra một số thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng đó


5
- Nêu ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Lạng Sơn trong lãnh
đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Đảng bộ
thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2005 - 2015.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hóa.
- Về khơng gian: Thành phố Lạng Sơn.
- Về thời gian: Trong 10 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vềbảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,
đề tài sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic và một số
phương pháp khác như khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp q trình Đảng
bộ thành phố Lạng Sơn lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hóa (2005 - 2015).
6. Đóng góp mới về mặt khoa họccủa đề tài
- Góp phần hệ thống những chủ trương lớn của Đảng, chính sách nhà
nước và chủ trương của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh Lạng Sơn về
về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.


6
- Trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Lạng Sơn về
công tácbảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích thực trạng, ưu điểm, hạn chế, nêu ra một số kinh nghiệm
vềq trình lãnh đạocơng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở
thành phố giai đoạn 2005 - 2015;
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa lý luận
Củng cố các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơng tác thanh niên; quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận vănlàm rõ q trình lãnh đạo cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản văn hóa của Đảng bộ thành phố Lạng Sơn từ năm 2005 đến năm
2015, nêu ra một số kinh nghiệm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác
này trong thời gian tới. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đơn vị trong
thành phố Lạng Sơn về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở cơ sở.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN
VĂN HÓACỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG DI SẢN VĂN HÓA

1.1.1. Một số khái niệm


7
+ Văn hóa và vai trị của văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: „Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật; những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố” [28, tr. 431].
Định nghĩa đó theo nghĩa rộng: Văn hóalà tồn bộ những sáng tạo vật chất

và tinh thần của con người nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Theo nghĩa
hẹp văn hóa là tồn bộ đời sống và năng lực sáng tạo tinh thần của xã hội.
Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (12-1997) của Đảng xác định văn
hóa bao gồm các lĩnh vực: tư tưởng, hệ tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật, thông tin và truyền
thông, các thiết chế văn hóa và giao lưu văn hóa quốc tế.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định vai trị to
lớn của văn hố. Văn hóa như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội.Văn hố có tính giai cấp, do cơ sở kinh tế quyết định nhưng
thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ
thuộc và bổ sung cho nhau.
Văn hóa phục vụ chính trị. Văn hóa giáo dục nhận thức, giáo dục tư
tưởng, tình cảm và hành động; định hướng cho con người phát triển toàn diện
tới chân, thiện, mỹ...
Văn hố có tính nhân dân, ln ln được kế thừa và có tính sáng tạo,
văn hóa có tính lâu bền nhưng có khả năng dự báo tương lai. Văn hóa mở
đường cho quốc dân đi.


8
Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia dân tộc cần phải hướng tới
việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tơn vinh bản sắc văn hóa dân tộc
để tạo nền tảng tinh thần cho phát triển.
Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII khẳng định:
Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Chǎm lo vǎn hóa là
chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần
tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội thì khơng thể có sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững [13, tr 52].

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì xã hội
cơng bằng, vǎn minh, con người phát triển toàn diện vǎn hóa là kết quả của
kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố vǎn hóa
phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện
chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,... biến thành nguồn lực nội sinh
quan trọng nhất của phát triển.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tình thần do
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước, nhưng chủ yếu là sử dụng theo nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống tình thần
của xã hội; Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống; Văn hóa là năng
lực sáng tạo của một dân tộc; Văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân
biệt dân tộc này với các dân tộc khác...
+ Di sản và di sản văn hóa
Di sản với tư cách là một thuật ngữ khoa học, đã có q trình hình
thành lâu dài, xuất hiện và được biết đến nhiều nhất trong cách mạng tư sản
Pháp 1789. Chính việc tịch thu tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ
giáo hội để tập trung lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản đã dần


9
hình thành khái niệm di sản. Để tránh hiện tượng thất thốt và phá hoại, nhà
nước Pháp lúc đó đã tiến hành kiểm kê, mô tả, sắp xếp, phân loại để xác định
thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn loại tài sản này. Di sản lúc đó được
hiểu như ý niệm về một tài sản chung của mọi cơng dân, chứ khơng phải của
riêng một ai. Đó là ý niệm đã tạo thành ý thức về di sản quốc gia.
Di sản theo nghĩa Hán Việt: di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển
lại; sản là tài sản, là những gì q giá, có giá trị. Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại . Như vậy, di sản văn hóa được hiểu
như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, gồm các tác
phẩm nghệ thuật dân gian, cơng trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm

văn học...
- Luật Di sản văn hóa được Quốc Hội thơng qua năm 2013 khẳng định:
-Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4, Luật Di sản văn hóa định
nghĩa:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không
ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
-Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.


10
- Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và
các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm
có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá
trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.Bảo vật
quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.Bản sao di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình

dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
- Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc
di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống
theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
- Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát
hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm
khảo cổ.
-Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế
những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố
ngun gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.


11
- Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt
động nhằm tu sửa, gia cố, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
- Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt
động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh đó.
- Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị
và lập danh mục di sản văn hóa.
- Yếu tố cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh.
- Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất

về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm
phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa
của cơng chúng.
- Điều 5,Luật Di sản văn hóa quy định: Nhà nước thống nhất
quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước; cơng nhận và bảo vệ các
hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân
và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp
luật. Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hóa được xác định
theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
- Điều 6, Mọi di sản văn hóa ở trong lịng đất thuộc đất liền, hải
đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa


12
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà
nước.
- Điều 12, Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục
đích: 1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội; 2.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; 3.
Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản
văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.[ 37]
Luật Di sản văn hóa đã thực sự đi vào đời sống, trở thành cơ sở pháp lý
quan trọng giúp tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội trong
việc bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê
chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO
và là thành viên của ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng
hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Cơng ước này.
Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, tiềm ẩn bản sắc văn hóa

của cộng đồng xã hội. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cũng là một bộ phận của di sản văn hóa
nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta, đồng thời là giao diện quan trọng của văn hóa nhân loại. Bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp
vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
+Phân loại di sản văn hóa
Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại:
Thứ nhất, di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm văn hóa hữu hình,
tồn tại dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng,
đường nét, màu sắc và kiểu dáng... trong không gian và thời gian xác định. Di


13
sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu
ấn lịch sử xã hội rõ rệt; được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài
bản thân con người; và ln chịu sự thách thức bào mịn của quy luật thời gian
trong những tác động, chi phối của con người. Di sản văn hóa vật thể ln
đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc.Hiện
nay, vấn đề bảo tồn những di sản văn hóa vật thể lâu đời vơ cùng khó khăn, địi
hỏi phải có cơng nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
Thứ hai, di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa tiềm
ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và
thơng qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội
mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của văn hóa.
Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể là nó ln chìm khuất trong
tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động
của con người. Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tinh thần, được
bộc lộ sinh động thơng qua hình thức diễn xướng trong tư cách một hiện

tượng văn hóa.
Các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng,
hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, sự khúc xạ và thất tán do ý
thức con người. Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc
lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể.Cho nên, văn hóa
phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa
mang tính mong manh, dễ bịtổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá
nhân - nghệ nhân). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất
cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu


14
truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống,
lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ
truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri
thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.[ 37]
Như vậy, di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị văn hóa sống trong
tâm trí con người, được con người nắm giữ và trình diễn các kỹ năng thực
hành biểu hiện giá trị của nó. Di sản văn hóa phi vật thể ln đồng hành cùng
con người, gắn với ký ức của nhân loại theo dòng lịch sử.
1.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Di sản văn hóa được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi
trường sống của con người; là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không

thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh
(khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, sự phát triển kinh tế, sự khai thác
khơng kiểm sốt chặt chẽ.Do đó, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa
nhằm hướng tới sự tơn trọng đa dạng văn hóa và bảo vệ, tơn vinh bản sắc văn
hóa dân tộc, tạo nền tảng tinh thần cho phát triển.Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn
sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ
lại, khơng để mất đi, khơng để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái.
Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, trong
phiên họp thứ 32 tại Paris(10-2003) đã ghi nhận q trình tồn cầu hóa và
chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối
thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa
về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.


15
Đối tượng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cần
thỏa mãn hai điều kiện:Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích
thực được thừa nhận minh bạch, khơng có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.Hai là,
nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng đứng vững lâu dài với thời
gian, là cái giá trị lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và
tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và toàn
cầu hóa mạnh mẽ.
- Bảo tồn nguyên vẹn (dạng tĩnh) là vận dụng thành quả khoa học kỹ
thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như vốn có
về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục
nguyên, cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật cao.Khi bảo tồn
nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu với nguyên mẫu đã được lưu giữ, không
làm biến dạng. Tất cả các di sản văn hóa phi vật thể này được lưu giữ trong
các kho lưu trữ, bảo tàng…
- Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (dạng động)là bảo tồn các di sản văn hóa

trên cơ sở kế thừatheo tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của nó, phục chế lại
nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.Đối với các di sản văn
hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn nó ngay trong đời sống cộng
đồng.Cộng đồng khơng những là môi trường sản sinh ra các di sản văn hóa
phi vật thể mà cịn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy
chúng trong xã hội.Văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng dưới
hình thức tiếng nói, diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian, trong
tâm thức và trí nhớ của con người, đặc biệt là những nghệ nhân.Bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đồng nghĩa với việc bảo vệ
những nghệ nhân được xã hội thừa nhận do có tài năng dân gian.
Bảo tồn phục hồi nguyên dạng là phương thức tốt nhất. Nếu khơng thể
bảo tồn ngun dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có. Theo quy luật


16
của thời gian, các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần
ngun gốc.Nếu khơng thể khơi phục được ngun gốc thì bảo tồn hiện
dạng là điều cần nhất.Bảo tồn hiện dạng phải liên hệ chặt chẽ với bảo
tồn nguyên dạng.Cần xác định rõ thời điểm bảo tồn để khi có tư liệu tin cậy
thì sẽ phục dựng nguyên dạng.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn kết chặt chẽ, biện chứng. Hai
lĩnh vực này thống nhất, tương hỗ, chi phối, ảnh hưởng qua lại trong hoạt
động giữ gìn di sản văn hóa.Bảo tồn di sản văn hóa thành cơng thì mới phát
huy được các giá trị di sản văn hóa.Phát huy cũng là cách bảo tồn di sản văn
hóa tốt nhất.Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa làviệc “giữ lửa và tiếp
lửa”, thổi sinh khí văn hóa cổ truyền vào hiện đại, làm cho giá trị cổ truyền
không bao giờ xưa cũ, mà luôn luôn mới và có vị trí xứng đáng trong đời
sống đương đại.
Con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa là hoạt động nhằm giữ gìntruyền thống văn hóa

tốt đẹp, tạo ra động lực cho phát triển, tác động tới việc hình thành nhân cách
con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển. Di sản văn
hóa gắn với con người nên cộng đồng dân cư dânchính là chủ thể sáng tạo văn
hóa và chủ sở hữu di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành
mạnh của đơng đảo cơng chúng trong xã hội.Những giá trị di sản văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phát huy sẽ đem đến những giá trị mới,
ý nghĩa sinh động cho sự phát triển tồn diện kinh tế- xã hội.
Di sản văn hóa là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh
tế và chính trị qua các thời kỳ lịch sử.Vì thế,cơng tác bảo tồn và phát huycần
quan tâm hai yếu tố quan trọng, quyết địnhgiá trị của các di sản văn hóa là
tính ngun gốc và tính chân xác.Tính nguyên gốc gắn với những bộ phận cấu
thành của di sản văn hóacó từ lúc khởi dựng ban đầu. Tính chân xác gắn với


17
nhữngsáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại của di sản văn hóa. Giá
trị của di sản văn hóa và nhu cầu khai thác, sử dụng nó sẽ quyết định phương
pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
Cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóakhơng thể là mơ
hình có sẵn mà cầnđược vận dụng linh hoạt vào điều kiện lịch sử cụ thể của
những di tích sản văn hóa cụ thể.Trước hết, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát
huy các mặt giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, những chức
năng truyền thống… của các di sản văn hóa.Thứ hai, áp dụng mọi biện pháp
có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài và chuyển giao yếu
tố nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của các di sản văn hóa cho thế hệ tiếp
theo đưa ra những phương án bảo tồn thích hợp hơn.Thứ ba, việc bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa phải đảm bảo duy trì được những chức năng
truyền thống của các di sản văn hóa; tạo cho nó khả năng đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của thời đại.
+ Nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Thứ nhất, can thiệp tối thiểu tới các di sản văn hóa, lập cơ chế bảo
dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho các di sản văn hóa ổn định
lâu dài.
Thứ hai, có thể sử dụng và phát huy các di sản văn hóa phục vụ nhu cầu
xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định, đây chính là biện
pháp bảo tồn di sản văn hóa có hiệu quả nhất.
Thứ ba, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phải triển khai
đồng thời và phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại.
Thứ tư, tơn trong tự do tín ngưỡng trong bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hóa.Tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn gắn chặt với đạo lý uống nước
nhớ nguồn, tơn vinh những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc,
nhân vật lịch sử có cơng với dân với nước. Hạt nhân tín ngưỡng là động lực tinh


18
thần cho việc hình thành các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng, có sức mạnh huy
động nguồn lực xã hội cho việc duy tu, bảo dưỡng từ đời này sang đời khác.
Di sản văn hóa cần được bảo vệ và phát huy giá trị với tư cách là một bộ
phận cấu thành môi trường sống của con người. Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người
và thiên nhiên.Mơi trường sống của con người có 3 bộ phận cấu thành: môi
trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và mơi trường văn hóa xã hội.
Khái niệm di sản văn hóa bao hàm: các hạng mục kiến trúc, các địa
điểm lịch sử; môi trường - cảnh quan thiên nhiên bao quanh di tích và giá trị
văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Từ đặc trưng đó, u cầu bảo tồn di sản văn hóa phải gắn với bảo vệ môi
trường thiên nhiên và ngược lại, bảo vệ môi trường thiên nhiên là tạo ra môi
trường tự nhiên trong lành cho sự tồn tại lâu dài của di sản, hơn nữa, còn tạo nên
sức hấp dẫn thẩm mỹ cho di sản văn hóa.Mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa là đáp

ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của cơng chúng trong xã hội.
1.2. NHỮNG NHÂN TỚ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

1.2.1. Điều kiện kinh tế- xã hội, lịch sử, văn hóa
thành phố Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam- mảnh đất địa đầu
của Tổ quốc, nơi mang vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và chứa đựng nhiều giá
trị văn hóa độc đáo.Lạng Sơn có cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao
lưu mọi mặt với nước láng giềng Trung Quốc.
Ngày 4/11/2016, Lạng Sơn vừa kỷ niệm 185 năm ngày thành lập tỉnh
(4/11/1831) nhưng mảnh đất và cư dân nơi đây có từ lâu đời. Các nhà khảo cổ
học đã tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Mai Pha, Phai Vệ, Phia


19
Điểm, Ba Xã, Lũng m…những dấu tích hóa thạch của người Vượn cổ cách
chúng ta hàng chục vạn năm.
Thành phố Lạng Sơn là vùng đất “phên dậu”, địa đầu của Tổ quốc, giữ
vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh
và đối ngoại của đất nước. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã cùng đồng bào cả
nước anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập
nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử những trang vàng chói lọi.
Nhân dân Lạng Sơnđã trải qua hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm
phong kiến Phương Bắc và thực dân phương Tây.Lạng Sơn đã ghi dấu nhiều
di tích nổi tiếng như Ải Chi Lăng, Đường số 4, khu di tích Khởi nghĩa Bắc
Sơn, khu du kích Chi Lăng, … Lạng Sơn ghi dấu nhiều di tích cách mạng:
Sân vận động Đơng Kinh (thành phố Lạng Sơn) - nơi Bác Hồ nói chuyện với
đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, Di tích Trạm khí tượng thuỷ văn Tràng Định

- nơi Bác Hồ đến thăm năm 1961. Lạng Sơn có những người con ưu tú đóng
góp vàolịch sử vẻ vang của đất nước như các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,
Lương Văn Tri...
Tỉnh Lạng Sơn hiện nay có thành phố tỉnh lỵ Lạng sơn và 10 huyện, là
tỉnh ở vùng biên giới, lại nằm trên đường giao thông thuận lợi nối với thủ đô
Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi,
hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Thành phố Lạng Sơnđược Chính phủ quyết định thành lập vào ngày
17 tháng 10 năm 2002, có diện tích khoảng 78.11 km².Thành phố nằm giữa
một lịng chảo lớn, có dịng sơng Kỳ Cùng chảy qua trung tâm với 140 tuyến
đường, phố nội, ngoại thị; đầu mối giao thông của tỉnh, với nhiều tuyến
đường giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A, quốc lộ 4B, tuyến
đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc. Liền kề với khu tam giác


20
năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; nằm trong quy hoạch phát triển
hành lang kinh tế kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh trong chiến lược “Hai hành lang - một vành đai kinh tế” giữa hai
nước Việt Nam - Trung Quốc.
Thành phố Lạng Sơn nằm bên quốc lộ 1A, cách biên giới Việt Nam Trung Quốc18 km; cách Hữu Nghị quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía
đơng bắc. Thành phố Lạng Sơn là đơn vị hành chính cấp huyện loại I, đơ thị
loại III trực thuộc tỉnhgồm 5 phường và 3 xã: phường Hoàng Văn Thụ,
phường Vĩnh Trại, phường Tam Thanh, phường Chi Lăng, phường Đơng
Kinh, xã Mai Pha, xã Quảng Lạc, xã Hồng Đồng.
Dân số Lạng Sơn 93.015 người (niên giám thống kê năm 2015) với
nhiều dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 44% dân số; dân tộc
thiểu số chiếm 56% dân số, gồm dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Mường, Dao, Thái,
H’mơng...
Khí hậu Lạng Sơn có 4 mùa rõ rệt: mùa hè nóng, ẩm, có mưa từ tháng 5
đến tháng 9; mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thiên

nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong
cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát,
an dưỡng lý tưởng đối với các du khách.
Thành phố Lạng Sơn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, xã
hội và quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước, là cầu nối giao
lưu kinh tế quốc tế, mang lại nhiều ưu thế để phát triển thương mại và dịch
vụ, cơng nghiệp, xây dựng.
Từ hàng nghìn năm, nhân dân các dân tộc trong thành phố Lạng Sơn đã
phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập với cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Sự hòa nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những
phong tục hội hè đã tạo nên những áng ca dao, làn điệu dân ca, hát then, hát


21
lượn, đặc biệt, hát sli là một làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ
dân gian của đồng bào dân tộc Nùng ở Lạng Sơn.Thành phố Lạng Sơn nổi
tiếng với các di tích văn hố - nghệ thuật: chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh,
chùa Thành, chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, đền Cửa Tây, đền Tả Phủ, đền Vua Lê;
di tích Đồn Thành Lạng Sơn, Thành Nhà Mạc…
Với những lợi thế về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, văn hố
Lạng Sơn đã tạo được nét chấm phá riêng, độc đáo và để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng du khách mỗi khi đến với Lạng Sơn. Ngày nay, những di sản văn
hóa truyền thống thành phố Lạng Sơnđã trở thành nét tiêu biểu của văn hóa
xứ Lạng.
1.2.2. Các di sản văn hóa ở thành phố Lạng Sơn
Theo thống kê sơ bộ của Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn
hiện có gần 600 di tích, thuộc 04 loại hình khác nhau, trong đó gồm: 250 di tích
lịch sử cách mạng, 44 di tích khảo cổ, 248 di tích kiến trúc nghệ thuật (tín
ngưỡng, tâm linh) và 44 danh lam thắng cảnh. Trong đó, 121 di tích đã được xếp
hạng các cấp: 28 di tích quốc gia và 93 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Riêng ở thành phố Lạng Sơn có 43 di tích thuộc 04 loại hình: 04 di tích
lịch sử cách mạng, 05 di tích danh thắng, 04 di tích khảo cổ học, 25 di tích
văn hố - nghệ thuật - tơn giáo tín ngưỡng. Trong đó 21 di tích đã được xếp
hạng,12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 9 di tích được đăng ký quản lý
cấp tỉnh.
Các di tích văn hố - nghệ thuật:Nằm trong lịng thành phố Lạng Sơn,
có quần thể di tích danh thắng nổi tiếng Nhị - Tam Thanh - Núi Tô Thị Thành Nhà Mạc; chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh, chùa Thành, chùa Tiên;
đền Kỳ Cùng, đền Cửa Tây, đền Tả Phủ, đền Vua Lê, đền Bắc Lệ, đền Quan
Tuần Tranh, đền Mẫu Đồng Đăng...Hàng năm, cac di sản văn hóa nêu trên


22
đón tiếp và phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến
tham quan.
Đa số các di sản văn hóa Lạng Sơn nổi tiếng, có giá trị phục vụ cho
việc tham quan, nghiên cứu, học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân như
xứ Lạng và trong cả nước; trở thành một tài nguyên, tiềm năng lớn,đặc sắc tạo
sự thu hút, hấp dẫn và riêng có của nền văn hố Xứ Lạng.
Tỉnh Lạng Sơn, trong đó có thành phố Lạng Sơn cũng là quê hương của
nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn, thú vịvà độc đáo, nhiều về số lượng, phong
phú về nội dung, loại hình. Lễ hội Lạng Sơn vừa mang những đặc trưng của lễ
hội cổ truyền Việt Nam và vùng Việt Bắc vừa mang sắc thái riêng của vùng
văn hóa Xứ Lạng.Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng
riêng đến tháng tư âm lịch hàng năm. Các lễ hội đều mang nội dung xây dựng
và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài các giá trị về tinh thần, văn
hóa,
Lạng Sơn có đến 90% các lễ hội được tổ chức hàng năm. Tiêu biểu là:
- Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch hàng
năm, một trong những lễ hội lớn nhất vùng với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành
hồng và thần nơng, cầu mùa, cầu mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu,….

- Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng riêng âm
lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.
Ngày lễ,trong đền Tả Phủ, đèn nến được thắp sáng trưng, khói hương nghi
ngút suốt ngày đêm. Trong những ngày này, người dân nơi đây tổ chức đón
rước thổ công, thần thánh ở các đền miếu lân cận về dự hội. Từ khi Chính
phủ cấm đốt pháo nổ, tên gọi “Hội đầu pháo” được đổi thành “Lễ hội xuân
đền tả Phủ”.
- Lễ hội chùa Tam Thanh,Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam
Thanh - di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng, nguyên là nơi thờ tự


×