Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận môn ngon ngu bao chi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.52 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN : NGƠN NGỮ BÁO CHÍ

1


Đề bài:
Câu 1: Anh( chị) hãy khảo sát những công trình nghiên cứu đề cập đến
phong cách cá nhân của nhà báo ( Các quan điểm tiếp cận của ngôn ngữ học?
Các quan điểm tiếp cận của báo chí học? Khái niệm về phong cách cá nhân
của nhà báo?)
Câu 2: Đặc sắc ngơn ngữ chính luận của nhà báo Hồng Tùng giai đoạn
kháng chiến chống Mỹ. Khảo sát các tác phẩm chính luận báo chí của Hồng
Tùng giai đoạn 1965-1974. ( Nghệ thuật đặt tít độc đáo, hấp dẫn? Kết cấu tác
phẩm hài hòa, logic? Giọng điệu riêng đặc sắc? Cấu trúc câu? Ngôn ngữ diễn
đạt phong phú đa dạng?)

2


Câu 1: Anh( chị) hãy khảo sát những cơng trình nghiên cứu đề cập đến
phong cách cá nhân của nhà báo ( Các quan điểm tiếp cận của ngôn ngữ học?
Các quan điểm tiếp cận của báo chí học? Khái niệm về phong cách cá nhân
của nhà báo?)
Bài làm:
Báo chí là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt. Ở đó người tạo ngơn
tức tác giả và đọc giả khơng đồng thời có mặt, khơng có hành vi giao tiếp,
cũng khơng có ngữ cảnh giao tiếp. Mọi thơng tin- hay nói cách khác là hoạt
động giao tiếp chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Báo chí khơng chỉ là
phương tiện thơng tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành
phương tiện hữu dụng trong việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một


tổ chức chính trị xã hội trong việc góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo
dục đối với đông đảo cơng chúng. Để đạt được mục đích như vậy, ngơn ngữ
trên báo luôn phải chứa đựng những thông tin mới, hấp dẫn, được tổ chức
ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
Khảo sát các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến phong cách cá nhân
của nhà báo, trong bối cảnh chung này, với vị trí của phong cách ngơn ngữ
báo chí cũng chưa được quan tâm thích đáng. Có các tác giả cho là các tin tức
đưa trên báo chí, dưới các hình thức, lượt thuật, điều tra, phịng sự,... ít nhiều
có tính chất bình giá là thuộc phong cách chính luận. Cũng có tác giả khơng
đưa phong cách cá nhân của nhà báo vào các hệ thống phong cách chức năng .
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến phong cách cá nhân
của nhà báo:
- Phong cách thơng tấn báo - báo chí (Nguyễn Ngun Trứ, Phong cách
học chức năng tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám,1993)
-Phong cách báo chí (Hữu Đạt, phong cách học và các phong cách chức
năng tiếng Việt, 2000)
-Phong cách thông tấn (Hồ Lê, Dẩn luận ngôn ngữ học, 1994)
- Phong cách báo chí - tin tức (Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn
3


Thái Hịa - Võ Bình, phong cách học tiếng Việt, 1982)
- Giáo trình ngơn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào, 2001)
+ Quan điểm tiếp nhận của các nhà ngôn ngữ học
Nhìn chung, các cơng trình này đã xác định sự tồn tại của phong cách
cá nhân của nhà báo trong hệ thống các phong cách của ngơn ngữ báo chí, dù
có lúc xếp chung nó trong phong cách chính luận hay một số phong cách
khác. Các cơng trình này cũng chỉ ra các đặc trung cơ bản về mặt chức năng,
cách thức sử dụng các phương tiện biểu đạt, kết cấu trên báo. Đây là những
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.

Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng
cũng được nhiều tác giả đề cập đến trong các cuộc hội thảo, trao đổi khoa học
về chuẩn mực tiếng Việt. Các tham luận chủ yếu nêu lên những hạn chế và
yêu cầu chuẩn hóa khi nói, viết tiếng Việt hiện nay.Chuẩn hóa và phong cách
ngơn ngữ, giữ gìn bản sắc tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt là mục
tiêu của các hội thảo,hội nghị này. Một số đề tài có đề cập riêng đến phong
cách báo chí nhưng cũng chỉ ở một số phạm vui giới hạn.
+ Quan điểm tiếp cận của báo chí học
Dưới góc độ chun mơn nghiệp vũ báo chí, cũng có nhiều tác giả đề
cập đến một số vấn đề như ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ quảng cáo... Thật ra,
đây chỉ là những mảng vấn đề riêng lẻ thiên về kỹ thuật viết lách, biên tập
hơn là đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của phong cách cá nhân của nhà báo.
Năm 2001, Vũ Quang Hào khi cơng bố giáo trình ngơn ngữ báo chí, trong tác
phẩm này như tác giả đã nói, là tập bài giảng dành cho sinh viên khoa báo chí
nên dù đã có nhiều ý kiến rất giá trị về các vấn đề ngôn ngữ chuẩn mực, tên
riêng, thật ngữ, tít báo nhưng phần khảo sát về đặc điểm tổ chức của các văn
bản và phong cách cá nhân thì q sơ lược, có lẽ tác giả này chỉ xem xét vấn
đề dưới quan điểm của báo chí học. Cũng nhì từ góc độ này, tác giả Nguyễn
Trí Niên trong tác phẩm ngơn ngữ báo chí ( 2003) đã chỉ ra 3 đặc điểm của
loại hình ngơn ngữ báo chí. Tuy nhiên, các vấn đề mới chỉ được nhìn nhận
4


như những nguyên tắc về sử dụng ngôn ngữ đối với nhà báo.
+ Khái niệm về phong cách cá nhân của nhà báo
Trong ngôn ngữ, để thực hiện những chức năng, yêu cầu khác nhau, các
tập đoàn xã hội, các giới nghê nghiệp có cách sử dụng ngơn ngữ khác nhau.
Sự khác nhau trong chức năng biểu đạt, phương diện biểu cảm của ngôn ngữ
giúp phân biệt loại các phong cách chức năng ngôn ngữ: phong cách khoa
học, phong cách báo chí, phong cách nghệ thuật, phong cách hành chính,...

Ở trường hợp này, phong cách được hiểu là sự riêng biệt mang tính ổn
định lặp đi lặp lại ở một kiểu loại , để phân biệt ngôn ngữ ở kiểu loại này với
kiểu loại khác.
Phong cách ngơn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ được dùng trên
các văn bản báo chí dưới hình thức báo viết, báo truyền hình, báo phát
thanh.Ngơn ngữ báo chí là kiểu ngơn ngữ phi nghệ thuật tồn tại dưới cả hình
thức nói và viết trong các thể loại như tin, bình luận, phỏng vấn, ký, phóng
sự... Để đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh nhạy, kịp thời, ngơn ngữ báo chí sử
dụng hầu hết các lớp từ toàn dân với cách diễn đạt ngắn ngọn, rõ ràng dễ hiểu
và tuân theo chuẩn mực chung của xã hội.
Như vậy có thể hiểu: Phong cách cá nhân của nhà báo được dùng trong
văn bản báo chí để bày tỏ quan điểm ý kiến một cách sáng tạo mang phong
cách riêng của tác giả về một vấn đề nào đó trong các kĩnh vực chính trị, kinh
tế xã hội.

5


Câu 2: Đặc sắc ngơn ngữ chính luận của nhà báo Hoàng Tùng giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ. Khảo sát các tác phẩm chính luận báo chí của
Hồng Tùng giai đoạn 1965-1974. ( Nghệ thuật đặt tít độc đáo, hấp dẫn? Kết
cấu tác phẩm hài hòa, logic? Giọng điệu riêng đặc sắc? Cấu trúc câu? Ngôn
ngữ diễn đạt phong phú đa dạng?)
Bài làm:
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí ln vận động trong sự
đổi mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
ngày càng cao của công chúng. Điều đó làm hình thành một hệ thống các
nhóm thể loại riêng của báo chí. Trong đó, mỗi nhóm thể lọa có đặc điểm
riêng, cách thức riêng, lợi thế riêng , trong việc phản ánh hiện thực khách
quan. Đồng thời, nó cũng xuất hiện những tác giả, nhà báo không ngừng

sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí với ngơn ngữ giọng điệu mang
đặc trưng riêng của mình để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn bởi vùa
có khả năng thơng tin sự kiện, vừa sử dụng lí lẽ soi vào sự kiện nhằm định
hướng cơng chúng đến hành động tích cực.
Nhóm thể loại báo chí chính luận ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.
Thế mạnh của nhóm thể loại này thể hiện ở năng lực thơng tin lí lẽ trên cơ sở
của những sự việc, sự kiện, hồn cảnh, tình huống tiêu biểu mới xuất hiện
trong đời sống với một nghệ thuật lập luận chặt chẽ, với việc sử dụng bút
pháp, ngôn từ rất mềm dẻo linh hoạt. Các tác phẩm báo chí chính luận có khả
năng bao quát cuộc sống, phản ánh từ những sự kiên trọng đại đến nét sinh
hoạt đời thường trong mọi lĩnh vực từ chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.
Có thể nói trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ
quốc, nền báo chí cách mạng đã sản sinh ra những con người ưu tú. Với tinh
thần trách nhiệm cao trước xã hội, trước nhân dân họ luôn quan tâm đến hầu
hết các lĩnh vực đời sống xã hội, rất nghiêm khắc trong việc phê phán những
hiện tượng sai trái và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nước.
6


Những tác phẩm đó góp phần khơng nhỏ trong việc cổ vũ, khích lệ những
nhân tố mới, đấu tranh chống tiêu cực đem đến cho nhân dân sự tin tưởng vào
đường lối, chủ trương cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhà báo
Hoàng Tùng là một trong những con người ưu tú đó.
Nhà báo Hồng Tùng được biết đến là một nhà lãnh đạo xuất sắc, có
nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp tư tưởng, văn hóa, báo chí. Ơng là học trị
xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thơng.
Hà Nam là vùng đất có bề dày lịch sử văn hiến, quê hương của nhiều
nhà cách mạng, nhà văn hóa có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của
đất nước, trong đó có nhà báo Hồng Tùng- người từng giữ nhiều cương vị
lãnh đạo chủ chốt, là cán bộ cấp cao của Đảng: nguyên Bí thư TW Đảng,

nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn TW, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân,
nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,…
Ông tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14/1/1920, tại xã Nhân Hòa,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách
mạng. Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt, giam cầm tại nhà tù Sơn La. Tại đây,
ông được kết nạp vào Đảng tại Chi bộ nhà tù. Cũng như bao tử tù cộng sản,
ông đã biến nhà tù thành trường học: học làm báo cách mạng. Sau khi ra tù,
ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945, khi mới 25 tuổi. Từ
đó, ơng được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải Phịng,
Phó Bí thư Khu ủy khu III ( Khu Tả ngạn sông Hồng), Phó Trưởng ban Tổ
chức TW Đảng, Chánh văn phịng TW Đảng, Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban
Tuyên huấn TW, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp
hành TW Đảng khóa III, Ủy viên TW khóa IV và Bí thư TW Đảng khóa V, 5
khóa đại biểu Quốc hội ( từ khóa III đến khóa VII), Chủ tịch Hội Nhà báo
Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, v.v…
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở ngoại thành Hà
Nội và được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng khi mới 25
7


tuổi. Trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ơng
đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng khác của Đảng.
Tháng 10 năm 1945, ông làm Ủy viên Xử ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy
Hà Nội thay ông Trần Danh Tuyên.
Tháng 4 năm 1946, ông làm Bí thư Thành ủy Hải Phịng thay ơng Lê
Quang Đạo về làm Bí thư Thành úy Hà Nội.
Tháng 8 năm 1946, ông làm Xử ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ của Ðảng Cộng
sản Việt Nam.
Tháng 2 năm 1947, ông làm Phó Bí thư Khu ủy III (Khu Tả ngạn

Sơng Hồng).
Tháng 1 năm 1948, ơng làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Đảng và Thư ký Tạp chí "Sinh hoạt nội bộ" của Ðảng.
Tháng 6 năm 1948, ơng làm Phó Trưởng ban Thi đua Trung ương;
Tháng 1 năm 1950, ông làm Chủ nhiệm Báo "Sự thật" của Ðảng Cộng
sản Việt Nam.
Ðầu năm 1951, ơng phụ trách Văn phịng Tổng Bí thư Trường Chinh.
Từ tháng 8 năm 1951 đến tháng 3 năm 1953, ông đi học lý luận ở
Trung Quốc cùng ông Nguyễn Duy Thân.
Tháng 4 năm 1953, ông làm Chánh Văn phòng Trung ương Ðảng.
Từ tháng 2 năm 1954 đến năm 1982, ông làm Tổng Biên tập Báo Nhân
dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, là Tổng biên tập báo Đảng lâu nhất[1]; từ
năm 1968 ơng kiêm chức Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương.
Tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam III, ông được bầu làm Ủy viên
Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Khóa III
(1960-1976).
Tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam IV, ông tiếp tục được bầu lại vào
Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV (1976 – 1982).
Năm 1980, ơng làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương.
Tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ V của Ðảng Cộng sản Việt Nam,
8


tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa V (1982-1986),
được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Ban Bí thư và được phân
cơng phụ trách công tác tư tưởng, thôi giữ chức vụ Tổng biên tập báo Nhân
dân.
Tháng 4 năm 1987 đến năm 1989, làm Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật.
Ông là đại biểu Quốc hội các khóa III (1964-1971), IV (1971-1975), V
(1975-1976), VI (1976-1981), VII (1981-1987).

Ông về nghỉ hưu, sống tại số nhà 6B Ðường Thành, phường Cửa Ðơng,
quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ngày 29 tháng 6 năm 2010 (tức ngày 18-5 năm Canh Dần), ông mất
(15 giờ 20 phút) tại Hà Nội; hưởng thọ 91 tuổi. An táng ngày 2 tháng 7 năm
2010 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Quãng thời gian dài nhất, ghi nhiều dấu ấn nhất trong cuộc đời của nhà
báo Hoàng Tùng là gần 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và 25 năm
làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Đây là thời kỳ sự nghiệp báo chí của
ơng thăng hoa, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc của một người lãnh đạo, đồng thời
là người cầm bút trực tiếp làm báo.
Ông viết hàng nghìn bài báo, các bài báo của ơng chủ yếu viết về xã
luận, bình luận, mang hơi thở nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài viết của ông mang
đầy chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay động lịng người, bởi lập luận chặt chẽ,
giàu hình ảnh, ngơn ngữ đặc sắc, có dấu ấn riêng. Ơng được mọi người trong
làng báo nhận định là một nhà báo bậc thầy, cây đại thụ của nền Báo chí Cách
mạng Việt Nam.
Đặc sắc ngơn ngữ chính luận của nhà báo Hồng Tùng giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ
Thể chính luận khơng chỉ phản ánh thông tin mà cho phép người viết
bày tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề thời sự nóng hổi. Hồng Tùng
đóng đinh với thể loại này vì “tạng viết” của mình, và cũng để phụng sự cách
9


mạng theo lời huấn thị: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn
luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng đến mục đích chung”. Nhưng làm được
điều này khơng dễ. Viết báo chính luận đã khó, viết báo chính luận cảm xúc
lại càng khó hơn. Nó địi hỏi người viết phải theo sát dòng sự kiện, nắm được
tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, truyền cảm hứng của mình vào đầu

bút và khi tình huống xảy ra thì viết được ngay đảm bảo tính thời sự của báo
chí…Thế mới biết áp lực rất lớn của Hồng Tùng khi ông cầm cương chuyên
mục Xã luận (Nhân dân) hơn 30 năm. Sức ép ấy cũng là thử thách để ơng rèn
luyện tài năng. Ơng viết nhanh, đúng, trúng vấn đề đang đặt ra, phục vụ nhu
cầu tuyên truyền, nhiệm vụ tư tưởng trong từng thời kỳ. Đa số các cuộc họp
của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đều kết thúc muộn cuối ngày nên ông
thường viết trong một tiếng, nhanh thì nửa tiếng để kịp sớm mai có báo. Viết
nhanh, viết gấp song các bài viết của ông luôn được đồng nghiệp và độc giả
chờ đợi, đánh giá cao.
Một điểm khá đặc biệt là viết về chiến tranh nhưng người thư ký trung
thành của thời đại - Hoàng Tùng ít viết về đau thương, mất mát. Đậm trong
tác phẩm của ơng là ngọn lửa tình u q hương, đất nước, căm thù giặc
đang bốc lên trong mỗi làng, mỗi xã, mỗi con người Việt: Là miền Nam đang
chiến đấu anh dũng với khí thế long trời lở đất “Dưới ngọn cờ bách chiến
bách thắng của Đảng ta, toàn qn và tồn dân ta thừa thắng xơng lên đánh
thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược (03/02/1968); là miền Bắc với khí thế
“mỗi người làm việc bằng hai” (Tiến lên với khí thế mới, 02/02/1965); là tin
chiến thắng vang dội nức lịng dân chúng: “Thủ đơ anh hùng” (09/7/1972),
“Hải Phịng kiên cường và quyết thắng” (07/8/1972), “Một tháng bằng mấy
chục năm” (07/4/1975)...Chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng, ca ngợi
Đảng quang vinh trong các bài báo của Hoàng Tùng đã gieo vào lòng người
niềm tin tưởng tuyệt đối vào con đường dân tộc chọn đi, do Đảng cộng sản
lãnh đạo, vào chiến thắng cuối cùng: “Người tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng” (03/02/1972), “Nguồn gốc mọi thắng lợi của nhân dân ta”
10


(03/02/1975).
Với ngôn từ dung dị nhưng không nhàm chán, luận cứ cụ thể mà có sức
khái quát, thuyết phục cao, dịng cảm xúc nhiệt thành, Hồng Tùng ln viết

bằng cả trái tim:“Hạnh phúc lớn nhất của chúng ta là sống trong độc lập và tự
do, là làm chủ vận mệnh của mình. Khơng có độc lập tự do thì khơng có nhân
phẩm, khơng có danh dự. Hạnh phúc lớn nhất của mỗi chúng ta là được tham
gia cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đánh bại các thế lực xâm lược, vì độc
lập, tự do của dân tộc mình…Hạnh phúc lớn nhất của mỗi chúng ta là được
đem hết tài năng và nghị lực của mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
giữ vững độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng đất nước, làm cho Việt Nam ta
trở thành một nước cường thịnh”…Với bản lĩnh chính trị vững vàng, ngịi bút
Hồng Tùng thẳng thắn, quyết liệt trực diện vào hầu hết các vấn đề chính sự
lớn của đất nước.
Thứ nhất về nghệ thuật đặt tít: Tác giả đã thể hiện sự khéo léo trong
cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Bản thân tác giả là người giàu
trải nghiệm, vốn từ phong phú, có thế mạnh trong việc sử dụng từ ngữ nên
tít bài của ông luôn cuốn hút, gây ấn tượng mạnh với độc giả. Hơn thế nữa
tít bài rất phù hợp với thể loại báo chính luận: thể hiện thái độ, sự bình luận
của mình ngay ở tít. Tác giả nêu giải pháp, đề xuất ngay ở đề bài báo, khái
quát thông tin cốt lõi trong đầu đề, sử dụng khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của
nhân dân, tạo sự đối lập mâu thuẫn trong tít báo, sử dụng một số phép điệp
từ, điệp ngữ trong tít báo...
Thứ hai về kết cấu tác phẩm: kết cấu tác phẩm trong các bài báo của
ông luôn hết sức chặt chẽ với những luận điểm luận cứ thuyết phục trong
mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề. Mỗi bài viết chỉ chứa đựng một
thông báo cốt lõi và duy nhất nên tác giả sẽ lựa chọn một góc nhìn ưu tiên đối
với hàng núi sự kiện nhằm tìm được cốt lõi của sự việc một cách logic, thích
hợp nhất.
Thứ ba về ngơn ngữ diễn đạt: Ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí của
11


Hồng Tùng là ngơn ngữ chính luận sắc sảo, giàu tính chiến đấu, chính xác và

đậm đà sựu cảm xúc. Mặc dù thể loại chính luận mang nặng tính thời sự
nên khi đọc lại có những sự kiện đã lùi xa, nhưng với cách “viết như nói”,
cách vận dụng khéo léo ngơn ngữ và hình ảnh trong ca dao, tục ngữ, thành
ngữ, văn học, ngôn ngữ địa phương, lời ăn tiếng nói của nhân dân, từ ngữ
chuyên ngành trong tác phẩm, các bài viết của ông vẫn hấp dẫn ng ười đọc.
Khảo sát các tác phẩm cho thấy dù trong bất kỳ tác phẩm nào, tác giả đều
lựa chọn ngôn ngữ cẩn trọng, kỹ lưỡng kết hợp cách diễn đạt tự nhiên, sáng
tạo gây ấn tượng mạnh với người đọc.
Thứ tư là giọng điệu riêng: Trong các tác phẩm báo chí chính luận
Hồng Tùng, người đọc nhận ra một chất văn đậm đà đan xen giữa lớp ngơn
ngữ mang tính chính luận sắc bén. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, chính chất
văn ấy đã làm nên sự bền vững của bài viết. Bởi với ông, lý luận phải đƣợc
gắn với cuộc sống. Đó cũng là nét đặc sắc tạo nên giọng điệu rất riêng mang
phong cách Hoàng Tùng.
Tâm niệm dùng ngòi bút chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, những bài
viết chủ yếu của ơng là phê bình, tấn cơng thẳng vào những thói hư tật xấu
của xã hội, của chính quyền, của viên chức nhà nước. Đây là thứ bản lĩnh chỉ
những người lính cách mạng chân chính mới có. Những gì ơng phê phán đều
là đối lập với nhân dân, với sự tồn vong của chế độ cho nên được đông đảo
bạn đọc thuộc đủ thành phần đón nhận, chia sẻ và ủng hộ.
Thứ năm là cấu trúc câu: Trong các tác phẩm của Hoàng Tùng cấu trúc
câu ln chính xác, logic, có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Theo tác giả,
những câu nghi vấn và cảm thán xuất hiện trong văn bản chính luận là đặc
trưng về cú pháp của phong cách này. Đặc biệt là tần suất xuất hiện khá cao
của câu nghi vấn, tiếp theo sẽ là câu khẳng định.
Ông là nhà báo bậc thầy, là cây đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt
Nam. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, hầu hết là các bài xã luận, bình luận
mang hơi thở nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
12



đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo và lay
động lòng người bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngơn ngữ đặc sắc, có
dấu ấn riêng. Suốt hàng chục năm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các
bài xã luận trên báo Đảng thực sự là tiếng kèn xung trận bởi tính sắc bén, kịp
thời và sinh động.
Nhà báo Hồng Tùng ln xuất hiện ở thời điểm mang tính lịch sử, ơng
là nhân chứng lịch sử, người viết lịch sử bằng các tác phẩm chính luận... đồng
thời góp phần vào sự phát triển của lịch sử bằng chính ngịi bút chiến đấu của
mình, của tờ báo mà ông là người lãnh đạo cao nhất định hoặc phủ định để
tăng sức lập luận.
Các tác phẩm báo chí chính luận của Hoàng Tùng đề cập đến nhiều lĩnh
vực, các vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống xã hội trong khoảng thời
gian từ 1965-1974. Đây là giai đoạn nước ta đã đạt được nhiều thành công
trong công cuộc giải phóng thống nhất đất nước và đi lên xây dựng đất nước
theo hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nước ta cũng gặp những thách thức
không nhỏ. Trong phạm vi khảo sát các bài báo của nhà báo Hoàng Tùng
trong giai đoạn 1965-1974, trong khoảng thời gian này tổng số bài ông đã viết
là 35 bài , được thống kê cụ thể như sau:
Bảng thống kê các tác phẩm báo chí của nhà báo Hồng Tùng giai
đoạn từ năm 1965 đến năm 1974.
NĂM 1965
ST
T
1

THỜI
GIAN


ĐẦU ĐỀ CỦA TÁC PHẨM

THỂ
LOẠI

luận

2/2/1965

Tiến lên khí thế mới

2/4/1965

Dưới lá cờ cách mạng vẻ vang của Đảng đoàn

kết đấu tranh đưa sự ngiệp cách mạng chúng ta
luận
tiến lên tới những thắng lợi mới

2

13


3
4

9/2/1965

Thắng lợi thuộc về chúng ta



luận

3/23/1965

Mở rộng đấu tranh là con đường chết của Mỹ

Chính
luận

Năm 1967
STT THỜI
GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

1

1/1/1967

Thắng lợi vĩ đại

Xã luận

2

4/4/1967


Đoàn kết là sức mạnh

Xã luận

3

8/4/1967

Sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ Xã luận
nghĩa

4

10/4/1967

Quyền dân chủ về chính trị của nhân Xã luận
dân

5

22/4/1967

Sự bối rối của một kẻ mạnh

Thể loại khác

6

25/4/1967


Giặc mỹ đã thua rồi

Thể loại khác

7

28/4/1967

Tại sao Mỹ thua

Thể loại khác

8

3/5/1967

Lửa chọi lửa

Thể loại khác

9

19/5/1967

Mừng thọ Bác Hồ quân và dân ta quyết Xã luận
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

10


19/8/1967

Mừng ngày kỉ niệm lớn bằng những Xã luận
chiến cơng lớn

11

2/9/1967

Vì độc lập, tự do của dân tộc đánh Xã luận
thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược

Năm 1968
STT THỜI GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

14

THỂ LOẠI


1

10/10/1968

Kính chào nước Tuvalu độc
Chính luận
lập


15


Năm 1969
STT THỜI GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

1

2/3/1969

Anh dũng tiến lên đánh thắng
Xã luận
hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược

2

3/29/1969

Nhân dân ta đánh đến cùng

3

9/6/1969

Dũng cảm tiến lên kế tục sự
Xã luận

nghiệp vĩ đại của Hồ chủ tịch

Chính luận

Năm 1970
ST
T
1
2

THỜI GIAN ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

2/3/1970

Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, anh
Xã luận
dũng tiến lên!

5/20/1970

Cả loài người tiến bộ lên án
Chính luận
Níchxơn

Năm 1971
ST
T


THỜI GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

1

3/2/1971

Những người cộng sản chúng ta Xã luận
hãy anh dũng tiến lên làm trịn
nhiệm vụ vẻ vang của mình

2

19/7/1971

Học thuyết Ních-xơn
địnhphá sản”

3

2/9/1971

Sức mạnh của thời đại mới

Xã luận

THỂ LOẠI


“nhất Xã luận

Năm 1972
ST
T

THỜI GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

1

03/02/1972

Người tổ chức mọi thắng lợi Chính luận
của cách mạng
16


2

09/07/1972

Thủ đơ anh hùng

Chính luận

3


07/08/1972

Hải Phịng kiên cường và quyết Chính luận
thắng

Năm 1973
ST
T

THỜI GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

1

2/9/1973

Độc lập tự do hạnh phúc

xã luận

2/2/1973

Bước vào cuộc chiến đấu mới, làm
chủ những mặt trận mới
xã luận

12/9/1973


Sẵn dâng cả máu

Bình luận

2
3

Năm 1974
ST
T

THỜI
GIAN

ĐẦU ĐỀ TÁC PHẨM

THỂ LOẠI

1

19/8/1974

Sức mạnh Việt Nam

Xã luận

2

22/12/1974


Sức mạnh vô địch của quân đội ta

Xã luận

3

3/2/1974

Nâng cao năng lực công tác của tổ Xã luận
chức Đảng và chất lượng của các
Đảng viên

4

17/1/1974

Ngọn lửa cách mạng

Xã luận

5

24/5/1974

Khí tiết cách mạng

Xã luận

Bảng thống kê các tác phẩm chính luận của nhà báo Hồng Tùng


Năm

Tổng số bài

Xã luận

Bình luận

Thể loại % chính
khác
luận

1965

4

3

0

0

100%

1967

11

7


0

4

100%

17


1968

1

0

0

0

100%

1969

3

2

0


0

100%

1970

2

1

0

0

100%

1971

3

3

0

0

100%

1972


3

0

0

0

100%

1973

3

2

1

0

100%

1974

5

5

0


0

100%

Thông qua bảng khảo sát này, chúng ta thấy rằng, nhà báo Hoàng Tùng
đặc biệt quan tâm đến lịch vực chính trị xã hội. Đây là mảng đề tài rất hấp dẫn
và hồn ồn phù hợp với phong cách chính luận. Nhất là đối với Hoàng Tùng,
một nhà hoạt động cách mạng giàu bản bản lĩnh, tham gia vào lĩnh vực báo
chí ứng sử như một cây bút chuyên nghiệp. Nghiêm túc với nghề, khắt khe
với mình, chân tình với đồng nghiệp và tuyệt đối trung thành với Đảng, với
lãnh tụ, với dân tộc là điểm nổi bật tạo nên một Tổng Biên tập báo Hoàng
Tùng, một nhà báo Hoàng Tùng. Mặc dù ông không muốn chưng tên tuổi,
không làm báo để lưu danh thiên cổ nhưng đồng nghiệp, nhiều thế hệ độc giả
trong nước và những người con quê hương Hà Nam vẫn ln nhớ và kính
trọng ơng. Phẩm cách làm báo và những bài viết của ông là di sản còn mãi.

18



×