Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN L4 -TAP DOC NHINH. 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.33 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh

những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn
hóa, văn học và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam.
Trong bốn kỹ năng “Nghe - Nói - Đọc - Viết” thì kỹ năng “Đọc” có một ý
nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn
mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy cho học sinh. Trong thực tế dạy học môn
tập đọc kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ
năng đọc. Các em chưa nắm chắc được tư tưởng tình cảm của người khác chứa
đựng trong văn bản được đọc mà học sinh chỉ đọc được ở dạng đơn thuần, có
những học sinh cịn đọc ngọng, kĩ năng đọc còn yếu, chưa thể hiện được cảm xúc,
chưa mang lại rung cảm cho người nghe. Xuất phát từ nhu cầu muốn học hỏi, rèn
luyện nghiệp vụ của bản thân nên tơi muốn đi sâu tìm hiểu một số bài tập đọc của
học sinh lớp 4. Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào để đọc đúng hơn,
nhanh hơn, diễn cảm và hiểu được văn bản đọc...Để từ đó nâng cao chất lượng dạy
tập đọc và nâng cao hứng thú học ở môn Tập đọc cho học sinh. Nhận thức đầy đủ
sâu sắc vấn đề trên và tầm quan trọng việc đọc của học sinh do đó tơi quyết định
chon đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng lực đọc văn bản cho học sinh lớp
4” để nghiên cứu. Qua đó có thể chuẩn bị cho bản thân tinh thần, thái độ và những
kiến thức cần thiết để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy mơn Tập đọc cho học
sinh
có chất lượng và hiệu quả cao.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
- Hình thành năng lực đọc cho học sinh.
- Giáo dục lịng ham đọc cách, hình thành phương pháp và thói quen việc với văn


bản, làm việc với sách cho học sinh.
1


- Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh khi thực hiện
các nhiệm vụ dạy học, nhằm khác phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy học.
- Đề xuất được biện pháp nâng cao năng đọc cho học sinh lớp 4.
2. Nhiệm vụ
Đề tài nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài “Biện pháp nâng cao năng đọc
văn bản cho học sinh lớp 4”
- Tìm hiểu nội dung chương trình, phương pháp dạy tập đọc lớp 4, đề xuất biện
pháp năng cao năng lực đọc cho HS.
- Thực nghiệm ứng dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân, đồng nghiệp một
số tiết dạy tập đọc lớp 4.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi
- Nội dung phân môn Tập đọc ở lớp 4 các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và
kĩ năng, các phương pháp học tập tổ chức dạy học phù hợp với tiết tập đọc ở lớp 4
2. Đối tượng
- Đối tượng học sinh là lớp 4A do tôi chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những tài liệu cơ bản về
giáo dục học, tâm lí học, phương pháp dạy học các mơn học về Tiếng Việt đặc biệt
là các tài liệu liên quan đến biện pháp kĩ năng đọc.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: điều tra việc đọc sách ở nhà của học
sinh và sự quan tâm của phụ huynh đến việc đọc sách của học sinh.
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh về một
số vấn đề liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp quan sát: dự giờ quan sát một số hoạt động của giáo viên và
học sinh trong giờ học.
+ Phương pháp thực nghiệm: Soạn và dạy thực nghiệm bài tập đọc “ Trung
thu độc lập” để rút kinh nghiệm, bổ sung cho hoàn thiện.
2


- Phương pháp xử lí số liệu thống kê tốn học: Sử dụng phương này để xử lí
các kết quả thu được từ điều tra khảo sát học sinh.
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Triển khai từ tháng 9 năm 2019 đến hết tháng 5 năm 2020.
- Hoàn thành đề tài vào tháng 9 năm 2020

B. NỘI DUNG
I. CƠ SƠ LÍ LUẬN .

1. Đọc hiểu và năng lực đọc hiểu văn bản
Đọc “là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để
người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết” (Lê A, 2011,
tr.103), là hoạt động diễn ra nhằm giúp con người tiếp cận với các loại văn bản.
Hiểu là nhu cầu của con người diễn ra đồng thời với hoạt động đọc, nhằm tư duy,
nhận thức nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó khám phá cuộc sống và thế giới
được tái hiện trong văn bản; nắm vững tri thức nhân loại đã tích lũy qua thời gian
để phát triển cá nhân và xã hội. Đọc và hiểu là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ, đồng
thời nhằm giúp con người tiếp nhận tri thức của đời sống.
Đọc hiểu bao gồm q trình phân tích, tiếp nhận lời nói và hiểu lời nói trong
văn bản - là q trình nhận biết chất liệu lời nói được thể hiện thành từ, câu, văn
bản, đồng thời là quá trình tìm hiểu ý nghĩa của lời nói, nhận thức xem ý nghĩa đó
được thể hiện bằng cách nào, có vai trị gì đối với cá nhân và xã hội (Phạm Thị Thu
Hiền, 2015); là sự kết hợp chặt chẽ giữa năng lực đọc và năng lực giải thích, phân

tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic của văn bản, giúp người đọc nắm bắt
được nội dung, ý nghĩa, giá trị của văn bản, từ đó tác động và hình thành ở con
người thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc đối với những hiện thực được nói đến
trong văn bản; khơi gợi ở con người những quyết định hành động trong thực tế sau
khi đọc.
NLĐH là “khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính
tốn và sử dụng tài liệu viết hoặc in kết hợp với những bối cảnh khác nhau; nó địi
hỏi sự học hỏi liên tục, cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát
3


triển kiến thức, tiềm năng và tham gia đầy đủ trong một xã hội rộng lớn” (Pardo,
tr272-280).
2. Đọc hiểu trong môn Tiếng Việt ở tiểu học và năng lực đọc hiểu của học sinh
tiểu học
Đọc hiểu văn bản là hoạt động trọng tâm trong q trình học mơn Tiếng Việt
của HS tiểu học, được diễn ra chủ yếu trong phân môn Tập đọc. Qua giờ Tập đọc,
HS được tiếp cận với văn bản gồm nhiều thể loại, thực hiện hoạt động đọc hiểu
dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV). NLĐH văn bản của HS tiểu học được hình
thành từ nhiều yếu tố.
- Khả năng đọc văn bản của HS (đọc đúng, đọc hay);
- Khả năng nhận diện và hiểu biết các lớp ý nghĩa của từ, câu, văn bản của HS;
- Khả năng phản hồi lại ý kiến của tác giả văn bản;
- Khả năng vận dụng những nội dung được chuyển tải trong văn bản vào giải
quyết các vấn đề của đời sống;
- Điều kiện về môi trường sống và môi trường học tập của HS;
- Phương pháp hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản của GV;
- Quá trình tổ chức các hoạt động rèn luyện, bồi dưỡng NLĐH văn bản cho HS
của GV.
Để phát triển NLĐH văn bản cho HS tiểu học, cần có sự đổi mới về phương

pháp dạy học, mà cốt lõi là dạy HS phương pháp đọc hiểu thay vì chú trọng dạy
nội dung bài đọc; cho phép HS tham gia vào quá trình đọc hiểu văn bản như một
chủ thể chủ động, tích cực và sáng tạo; làm cho hoạt động đọc hiểu trở thành một
trải nghiệm thú vị đối với HS.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1. Thực trạng đọc ở lớp 4 hiện nay
Thực tiễn dạy- học tập đọc ở lớp 4 trường Tiểu học La Thành nơi tôi đang
công tác giảng dạy, qua dự giờ, quan sát thực tế dạy học tập đọc ở lớp 4 tôi nhận
thấy : Việc dạy học tập đọc lớp 4 được giáo viên và học sinh thực hiện tương đối
tốt (nội dung được thể hiện bằng các phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt:
Dạy cá nhân, dạy theo nhóm, lớp sử dụng các phương tiện, đồ dùng thiết bị hợp lí).
4


Vì thế kết quả dạy học rất khả quan. Bên cạnh những thành cơng vẫn cịn nhiều
hạn chế như :
Lỗi đọc khơng đúng ngữ điệu: Trong q trình khảo sát thực tế, tác giả nhận
thấy, khi đọc, phần lớn HS (gần 60% HS thuộc nhóm đọc bình thường và đọc yếu)
chưa đọc đúng ngữ điệu của bài đọc. Lỗi này chia làm 2 loại: lỗi ngắt, nghỉ chưa
đúng chỗ khi đọc; lỗi đọc chưa đúng cao độ, cường độ, trường độ trong câu chữ
(thể hiện trong sự thay đổi lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, đổi giọng). Hai lỗi
này HS mắc với tần suất ngang nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng đọc, nhất là
đọc diễn cảm đối với các văn bản văn học. Lỗi chưa hiểu, chưa nắm bắt được
thông tin trong văn bản. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội
tri thức tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Từ
thực trạng dạy học tập đọc ở lớp 4 nói chung và lớp 4A trường La Thành nói riêng
tơi xin khái qt một số vấn đề sau :
2. Khảo sát thực trạng vấn đề
2.1 Phạm vi và đối tượng khảo sát :

Để tiến hành khảo sát thực tế tôi đã tiến hành khảo sát lỗi đọc của học sinh lớp
4A trường Tiểu học La Thành.
2.2 Đặc điểm học sinh.
Đối với học sinh lớp 4A trường Tiểu học La Thành, Đống Đa, Hà Nội các em
đọc chuẩn mực về dấu thanh nhưng hay sai phụ âm đầu : l/n, tr/ch, s/x, r/ gi/d. Do
vậy sau khi khảo sát 42 học sinh về hình thức đọc to thành tiếng thì các em có
những hạn chế về các lỗi như :
VD:

Mọi ngày mẹ thích vui chơi
Hơm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.

Các em đọc : hôm nay thành hôm lay
VD :

Khắp người đau buốt nóng ran
Mẹ ơi! cơ bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Các em đọc là:
5


Nóng ran thành lóng dan

/ Trứng thành chứng /

sĩ thành xĩ

- Ngồi ra các em cịn hay mắc lỗi về lối ngắt nhịp đối với các câu thơ hoặc

những câu văn dài, chưa biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
VD : + Mình hiểu Hồng đau đớn/ và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi
mãi mãi.// Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/ về tấm gương dũng cảm của ba/ xả
thân cứu người giữa dịng nước lũ.//
Học sinh ngắt như sau :
+ Mình hiểu Hồng/ đau đớn và thiệt thòi/ như thế nào khi ba Hồng đã ra đi
mãi mãi. Nhưng// chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm/ của ba xả
thân cứu người giữa dịng/ nước lũ.
Bởi vì phần lớn các em có thói quen ngắt hơi tùy tiện, mỏi đâu nghỉ đấy, không
hiểu ngắt thế nào cho đúng.
- Ngoài những lối về phát âm, lối ngắt nhịp các em còn ngắt lỗi về giọng điệu.
Các em đã cảm nhận được nhân vật trong truyện nhưng chưa thể hiện rõ tính cách
của từng nhân vật. Vì thế việc đọc diễn cảm còn hạn chế, chưa bộc lộ được cảm
xúc đối với văn bản đó.
2.3 Tài liệu khảo sát
Để tiến hành kháo sát tôi chọn những bài tập đọc sau:
TÊN BÀI

STT

TÊN SÁCH

1

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

2

Người ăn xin


Tiếng Việt 4 tập 1

Trang 30

3

Tre Việt Nam

Tiếng Việt 4 tập 1

Trang 4

4

Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca

Tiếng Việt 4 tập 1

Trang 55

5

Trống đồng Đông Sơn

Tiếng Việt 4 tập 2

Trang 17

6


Bè xuôi sông La

Tiếng Việt 4 tập 2

Trang 27

7

Chợ tết

Tiếng Việt 4 tập 2

Trang 38

Tiếng Việt 4 tập 2

Trang 43

8
Hoa học trị
2.4 Hình thức khảo sát

Tiếng Việt 4 tập 1

TRANG

Trang 4

Chọn 4 đối tượng học sinh : Giỏi, khá, trung bình, yếu để khảo sát 3 lỗi :
Lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, lỗi đọc hiểu nội dung.

6


2.5. Kết quả khảo sát :
Qua khảo sát 4 đối tượng của 42 học sinh lớp 4A Trường Tiểu học La Thành
Đống Đa, Hà Nội
Phát âm đúng : 32/42 = 76%
Ngắt nghỉ hơi đúng : 24/42 = 57%
Trả lời đúng câu hỏi : 27/42= 64%
2.6. Thống kê lỗi thường gặp :
2.6.1. Lỗi ngữ âm
Lỗi phát âm của học sinh phức tạp với nhiều dạng lỗi khác nhau. Qua khảo sát
chúng tôi thấy học sinh mắc nhiều lỗi sai về lỗi ngữ âm.
Đọc sai phụ âm đầu :

- s đọc là x

;

- l đọc là n

- tr đọc là ch
;

- r đọc là d, gi

Bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
STT

TỪ KHÓA


TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

nữa

lữa

7

2

dài

rài

6

3

nức nở

lức lở

8

Bài : Người ăn xin

STT

TỪ KHÓA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

lọm khọm

nọm khọm

8

2

rên rỉ

dên dỉ

5

3

run rẩy

dun dẩy


3

4

lấy

nấy

8

Bài : Tre Việt Nam
STT

TỪ KHÓA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

nắng nỏ

lắng lỏ

7

2

tre


che

5

3

râm

dâm

3

4

lũy

nũy

8

7


Bài : Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
STT

TỪ KHÓA

TỪ ĐỌC SAI


SỐ LỖI

1

nấc lên

lấc lên

7

2

nức nở

lức lở

6

3

trồng

chồng

4

Bài : Trống đồng Đơng Sơn
STT


TỪ KHĨA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

trống

chống

7

2

sắp xắp

xắp xắp

6

3

sâu sắc

xâu xắc

4


4

sưu tập

xưu tập

5

Bài : Bè xi sơng La
STT

TỪ KHĨA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

sơng la

sơng na

7

2

lim dim

nim dim


6

3

nở

lở

7

4

say

xay

5

TỪ KHĨA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

Bài : Chợ tết
STT

1


núi

lúi

7

2

nắng

lắng

5

3

lom khom

nom khom

4

núa

5

4 lúa
Bài : Hoa học trị
STT


TỪ KHĨA

TỪ ĐỌC SAI

SỐ LỖI

1

nỗi niềm

lỗi liềm

7

2

chăm lo

chăm no

5

3

mát rượi

mát dượi

4


dực lên

5

4
rực lên
2.6.2. Lỗi ngắt nhịp

8


- Phần lớn các em đều ngắt nhịp theo cảm tính, thói quen mỏi đâu nghỉ đấy.
Khơng căn cứ vào nghĩa hoặc cú pháp của câu, các em thường đọc theo lối ngắt
nhịp 2/2 đọc chưa rành mạch, ngập ngừng, không hiểu ngắt như thế nào cho đúng.
- Khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp do khơng tính đến nghĩa mà chỉ đọc
theo áp lực của nhạc thơ. Với thơ 4 chữ các em ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 chữ các em
ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thơ 7 chữ các em ngắt nhịp 4/3 hoặc 4/3, thơ lục bát ngắt
nhịp 2/2, 4/4.
Ví dụ :

Bài : Tre Việt Nam
Đọc đúng:
Năm qua đi,/ tháng qua đi
Tre già măng mọc/ có gì lạ đâu.//
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre/ mãi xanh màu tre xanh.//
Học sinh đọc :
Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già/ măng mọc/ có gì lạ đâu.//
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh.//

- Đọc văn bản học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc
ngữ pháp phức tạp, các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện mà
chẳng tính đến nghĩa.
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Trước thực trạng khi đọc bài do phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng dẫn đến
các em chưa hiểu được nội dung bài học. Vì vậy qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 và
được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
khắc phục như sau :
9


1. Biện pháp 1 : Phân loại HS theo đối tượng
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, qua tìm hiểu điều tra cô giáo chủ nhiệm trước của
lớp, thông qua các giờ luyện đọc tôi phân loại học sinh theo các đối tượng:
Đối tượng 1 : Học sinh đúng, ngắt nhịp đúng và biết thể hiện cách đọc diễn cảm.
Đối tượng 2 : Học sinh đọc đúng phụ âm đầu nhưng thường mắc lỗi ngắt nhịp.
Đối tượng 3 : Học sinh đọc sai cả phụ âm đầu và thường ngắt nhịp sai.
Dựa vào đó, tơi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Công việc tiếp theo là tơi giới
thiệu chương trình học mơn tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong
từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc
rèn luyện kĩ năng đọc. Hướng dẫn mỗi em đóng 1 quyển sổ để ghi những từ có phụ
âm đầu , những câu thơ, những đoạn văn mà các em đọc sai để trong giờ truy bài

hay lúc ở nhà các em luyện đọc.
2. Biện pháp 2 : Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh
Trước hết, GV cần chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực đọc
đúng cho HS - yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực đọc. Đọc đúng là sự tái hiện âm
thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng có lỗi; đọc đúng chính âm, đúng ngữ
điệu; khơng đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Trong hoạt động hướng
dẫn HS đọc, GV cần chú trọng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực đọc đúng chính âm: Để giúp
HS khắc phục triệt để lỗi đọc khơng đúng chính âm do nhầm lẫn một số phụ âm
đầu l/n, và nhầm lẫn hai thanh điệu là sắc/ngã
Ví dụ: + Phân biệt âm l/n : l là phụ âm vang bên, khi phát âm lấy đầu lưỡi uốn
cong, chạm vào phía bên trên của hàm trên ngạc cứng, rồi phát âm đẩy lưỡi ra
ngoài; n : đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vịm cứng sao cho miệng hơi mở khi
nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ
mũi tạo thành âm N (nờ).
+ Phân biệt thanh ngã và thanh sắc: khi đọc tiếng có thanh ngã ta thường
đọc nhấn giọng đẩy hơi từ dưới lên và dài hơi hơn tiếng có thanh sắc. Đối với dạng
lỗi này, GV tăng cường sử dụng các dạng bài tập luyện đọc để chữa lỗi cho HS.
10


- Rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực đọc đúng ngữ điệu: Để giúp
HS khắc phục lỗi không xác định đúng điểm ngắt, nghỉ giữa các câu, các đoạn
trong văn bản, nhất là ngắt nhịp đối với văn bản thơ để dừng, nghỉ cho đúng;
không xác định đúng cao độ, trường độ, tốc độ của các câu, các đoạn để lên giọng,
hạ giọng hoặc điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm phù hợp với nội dung của văn bản,
GV phải kết hợp tăng cường các dạng bài tập về ngữ pháp (các bài về thành phần
câu, về dấu câu, đối với văn bản thơ là các bài về xác định nhịp thơ…) của phân
môn Luyện từ và câu, GV không nên chỉ phụ thuộc vào bài tập trong sách giáo
khoa mà cần linh hoạt xây dựng thêm bài tập đọc về phương diện ngữ điệu phù

hợp với đặc thù của HS lớp 4.
3. Biện pháp 3 : Chuẩn bị bài đọc trước
Trước khi học bài tập đọc tôi yêu cầu học sinh đọc bài nhiều lần ở nhà cho trơi
chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa.
Đối với những câu chuyện các em cần đọc thể hiện đúng giọng nhân vật.
Đối với những bài văn xi khi đọc ngồi việc tìm những dấu câu đặc biệt
(câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Tôi thường chú trọng cách nghỉ hơi
ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt ngắt hơi ở chỗ khơng có
dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý của những câu dài.
Đối với các bài thơ tùy theo thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc
cho đúng nhịp câu thơ.
VD : Thơ 4 chữ thường ngắt nhịp 2/2, chỗ nào ngắt 2/2 bị phá nghĩa thì
phải xây dựng bài tập. Thơ 5 chữ thường ngắt nhịp 1/4, không nhấn giọng vào hư
từ. Thơ tự do phải dựa vào nghĩa để ngắt.
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu
mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào
dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì mới hiểu
được hết ý nghĩa của đoạn thơ.
Ngoài ra để giúp học sinh đọc hiểu tốt tôi đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học
sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài. Tôi chú ý đến các câu hỏi để học sinh
11


tìm hiểu nghĩa các từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa,
trái nghĩa ...
3. Biện pháp 4: Tạo môi trường đọc cho học sinh
Thứ nhất, tăng cường luyện đọc trong các giờ học: GV cần đưa các hình
thức thi đua giữa các cá nhân, tổ nhóm để HS hứng thú luyện đọc.
Thứ hai, tăng cường luyện đọc trong các tiết thư viện: Ngoài việc cho HS
tiếp cận với văn bản trong bài tập đọc của sách giáo khoa Tiếng Việt, GV cần trú

trong đến các tiến đọc thư viện. Nhà trường và GV cần tăng cường tạo môi trường
đọc phong phú, đa dạng cho HS trải nghiệm bằng cách xây dựng thư viện thành
một mơi trường chủ lực kích thích hứng thú đọc và rèn luyện năng lực đọc cho HS.
Thư viện không chỉ là nơi có sách mà cịn là khơng gian giao lưu văn hoá giữa GV
và HS, giữa HS và HS. GV cần tỏ rõ vai trị của mình trong việc lựa chọn và định
hướng đọc các loại văn bản cho HS thông qua hệ thống sách trong thư viện.
Thứ ba, xây dựng thư viện tại lớp học : GV, HS và phụ huynh cùng chung
tay xây dựng môi trường đọc ngay trong chính lớp học của mình để HS có thể đọc
bất cứ lúc nào ( trong giờ truy bài, ra chơi, đầu tiết học, cuối buối tan học trong lúc
chời bố mẹ...)
Thứ tư, xây dựng thói quen đọc và ghi chép những thông tin cần thiết:
Biết dùng sổ tay, sách công cụ( từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) khi đọc và hình
thành thói quen tìm đọc sách ở thư viện.
Thứ năm, xây dựng môi trường đọc trong gia đình và cộng đồng: Nhà
trường và GV cần xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS trong việc
hỗ trợ con em học tập ở nhà; đồng thời trao đổi, phân tích để họ hiểu mục đích và
lợi ích của việc tạo thói quen đọc sách cho con em và phối hợp với Nhà trường tạo
mơi trường đọc trong gia đình.
5. Biện pháp 5 : Tăng cường năng lực đọc hiểu văn bản qua hoạt động ngoại
khố
Việc tăng cường NLĐH văn bản cho HS khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi bài
học chính khố mà cần kết hợp tổ chức hoạt động ngoại khoá chức theo kế hoạch,
có chủ đề gắn với từng thời điểm trong năm học nhằm bổ trợ hoạt động học tập của
12


HS với một không gian trải nghiệm thoải mái và đầy hứng thú. Tôi đã tham vấn
với tổ, khối chuyên môn và lãnh đạo Nhà trường để xây dựng những chương trình
ngoại khố phù hợp, hiệu quả; trong đó, hoạt động tăng cường NLĐH văn bản của
HS có thể diễn ra qua các tiết hoạt động tập thể như : ngày hội đọc sách; hưởng

ứng tuần lễ học tập suốt đời; trưng bày và giới thiệu sách; lễ hội văn hóa đọc bằng
nhiều hình thức các phần thi như:; thi giao lưu Tiếng Việt ( trạng nguyên nhỏ tuổi);
kể chuyện ( bằng hình thức sân khấu hóa); đọc thơ, viết thư, tìm hiểu khoa học xã
hội, thuyết trình, tuyên truyền viên nhỏ tuổi..
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu kĩ đề tài "Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4" nhất
là nghiên cứu thiết kế, kế hoạch bài dạy về tổ chức dạy thực nghiệm kế hoạch dạy
bài "Trung thu độc lập"(TV 4- tập1trang 66) cùng với sự giúp đỡ của Ban giám
hiệu nhà trường, tổ chuyên môn khối 4-5 và học sinh lớp 4A trường Tiểu học La
Thành, Đống Đa, Hà Nội được đánh giá như sau :
1. Ưu điểm :
- Giáo viên đã chủ động được kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới hình thức,
phương pháp tổ chức dạy học tích cực. Các nội dung dạy học được tiến hành một
cách nhịp nhàng đồng bộ, phân bố thời gian hợp lí.
- Dạy bài mới phần trọng tâm của bài đã được giáo viên tổ chức linh hoạt. Phần
giới thiệu bài đã gây được sự chú ý của học sinh và cũng tạo được không khí thoải
mái, giờ học diễn ra nhẹ nhàng.
- Ở một số nội dung luyện đọc giáo viên không chỉ chú ý việc chỉnh sửa cho học
sinh mà còn phát hiện, động viên nỗ lực cố gắng của các em làm cho tiết học sôi
nổi, hào hứng.
- Cùng với phần luyện đọc, phần hướng dẫn tìm hiểu bài cũng được giáo viên tổ
chức linh hoạt, nhẹ nhàng, hấp dẫn, hướng dẫn gợi mở các câu hỏi hợp lí. Trong
q trình hướng dẫn tìm hiểu bài giáo viên đã lựa chọn những từ ngữ cô đọng ghi
bảng, biết dùng từ chuyển ý làm cho tiết học nhẹ nhàng không đơn điệu.
- Ngôn ngữ của giáo viên trong sáng, nhẹ nhàng, truyền cảm.
- Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, đúng lúc, khai thác nội dung tranh triệt để.
13


- Cách đặt câu hỏi, nhận xét, sửa lỗi cho học sinh khéo léo, hợp lí.

2. Tồn tại.
- Giáo viên cần tổ chức các trò chơi sau mỗi tiết học để củng cố bài cho học sinh
nhớ lâu.
3. Kết quả kiểm tra :
Phát âm đúng : 37/42 = 88% (4 HS KT)
Ngắt nghỉ hơi đúng : 35/42 = 83% (4 HS KT)
Trả lời đúng câu hỏi : 38/42 = 90% (4 HS KT)
4. Kết luận
Qua việc áp dụng biện pháp mà chúng tôi đề xuất, tôi thấy so với trước khi
chưa áp dụng biện pháp thì kĩ năng đọc của học sinh hiện nay nâng lên rõ rệt. Các
em phát âm chuẩn xác. Những tiếng khó câu dài các em đọc lưu lốt trơi chảy.
Năng lực đọc của các em tiến bộ nhanh. Nhiều em trước đây đọc chậm, đọc sai đến
nay đã đọc rất tốt. Các em biết ngắt nghỉ hơi đúng, làm chủ tốc độ, làm chủ bài
đọc. Tỉ lệ học sinh đọc tốt chiếm già nửa lớp. 100% học sinh đều đạt trở lên. Ngồi
phân mơn Tập đọc các phân môn khác và các môn học khác cũng rất tiến bộ. Các
em viết nhanh hơn, đúng hơn, kể chuyện lưu loát rõ ràng hơn. Các em làm văn
cũng rất tiến bộ: Các em giàu vốn từ viết câu đủ ý sáng tạo diễn đạt rõ ràng. Câu
văn có hình ảnh lời lẽ cơ đọng.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
NLĐH văn bản tốt mang lại cho HS ở Trường Tiểu học La Thành nhiều lợi
thế hơn phạm vi đọc hiểu văn bản trong môn Tiếng Việt, mở ra cơ hội giao tiếp và
học tập tốt hơn cho HS trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
các em sau này. Rèn luyện NLĐH cho HS ớp 4A ở Trường Tiểu học La Thành nói
riêng và các trường Tiểu học trong tồn quận phải là nhiệm vụ được thực hiện một
cách thường xuyên, đồng bộ, theo hướng tăng cường phát triển năng lực HS.

14



3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Về phía học sinh
- Có ý thức tự giác học bài, ý chí quyết tâm vượt khó.
- Có đủ đồ dùng học tập.
- Có sự quan tâm đúng mức của gia đình.
2.2. Về phía giáo viên:
- Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo, tích cực học hỏi nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, tìm mọi biện pháp rèn đọc để nâng cao chất lượng học
sinh.
- Luôn nêu cao ý thức tự giác vai trò của người giáo viên trong bối cảnh hiện
nay. Khơng mắc bệnh thành tích, khơng để chất lượng “ảo” xảy ra.
2.3. Về phía nhà trường:
- Duy trì tốt việc tổ chức các chuyên đề để mỗi giáo viên có dịp được học
hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất bàn ghế và các trang thiết bị phục vụ tốt
cho việc dạy và học.
XÁC NHẬN CỦA HĐKH

Hà nội, ngày 1 tháng 3 năm 2021

CẤP CƠ SỞ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết
không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Nhinh

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2018a). Tiếng Việt 4, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ GD-ĐT (2018b). Tiếng Việt 4, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp, Lê
Phương Nga (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt tiểu học.
NXB Đại học Sư phạm.
4. Hoàng Bách Việt (2020). Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu
tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, số 469,
tr 31-34.
5. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (2011). Giáo trình Tiếng Việt NXB Đại
học Sư phạm.
6. Nguyễn Thiện Giáp (2006). Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Pardo, L. S.
(2004). What every teacher needs to know about
comprehension. International Reading Association (pp.272-280), doi:
10.1598/RT.58.3.5.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×