Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.48 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 1: Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh
từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930
(Giai đoạn hình thành tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam).

Hà Nội - 04/2021
vi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối 1920 đến đầu 1930
2

2.

3.

1.1.

Hoạt động thực tiễn tại Pháp.............................................................................2

1.2.

Hoạt động thực tiễn tại Liên Xô.......................................................................4


1.3.

Hoạt động thực tiễn tại Trung Quốc..................................................................9

Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối 1920 đến đầu 193013
2.1.

Tác phẩm Đông Dương (1923-1924)..............................................................13

2.2.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)..............................................14

2.3.

Tác Phẩm Đường Kách mệnh (1927).............................................................17

2.4.

Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nơng dân (1928).......................19

2.5.

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt (1930)......................20

Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ

cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 về Cách mạng Việt Nam............................................22
3.1.


Mục tiêu và con đường cách mạng.................................................................23

3.2.

Đối tượng cách mạng......................................................................................24

3.3.

Lực lượng lãnh đạo.........................................................................................25

3.4.

Lực lượng tham gia.........................................................................................26

3.5.

Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới.............................27

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................30

5


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ
thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn
với các thời kỳ hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và
quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân
tộc Việt Nam, tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản
Mác - Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống
của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác - Lênin, được chính thức đưa ra từ
Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm
chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và
coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản
Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy
việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Để hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm 7
xin trình bày kết quả nghiên cứu qua vấn đề: “Những hoạt động thực tiễn và lý luận của
Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930”. Thời kỳ này đã hình
thành những nội dung cơ bản tư tưởng về Cách mạng Việt Nam. Đây là thời kỳ mục tiêu,
phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa, thể
hiện rõ ràng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1


1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối 1920 đến đầu 1930
1.1. Hoạt động thực tiễn tại Pháp
Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo L'Humanité (tờ này

là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp), từ đó Bác đi theo chủ nghĩa cộng sản. Hồ
Chí Minh nói: “Luận cương của Lê–nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói
to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Luận cương đã mang
lại cho Người ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc
địa. Khẳng định ý nghĩa to lớn của Luận cương trong hành trình tìm ra con đường cứu
nước. Sau này, Bác thừa nhận: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ
nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III".
Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua vào cuối tháng 12-1920,
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh
dấu một bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu
nước chuyển sang lập trường Cộng sản.
Với những sự kiện trên đây, Hồ Chí Minh đã từ người yêu nước trở thành người
cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây còn là cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến
về chất trong tư tưởng của Người và của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Năm 1921, Bác cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội
Liên hiệp Thuộc địa với mục đích đồn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân nhằm tốc
cáo trước dư luận những tội ác của chủ nghĩa thực dân, thơng qua tổ chức đó truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc địa, giác ngộ nhân dân các thuộc địa đứng
lên tự giải phóng. Hội đồn kết nhân dân các nước thuộc địa trong mặt trận chung chống
chủ nghĩa đế quốc và xây dựng quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc
địa với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Tuyên ngôn của Hội liên hiệp
thuộc địa có đoạn viết: “Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng cơng
thức của Các Mác chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có
thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập
chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy”. Bản tuyên ngôn này còn kêu gọi: “Hỡi
các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn,
dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng cái chính

2


sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố
gắng tự giải phóng của các bạn. Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc,
quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản
tất cả các nước, đồn kết lại!”
Đầu thời kì này, Hồ Chí Minh tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực
dân Pháp, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nước
của nhân dân các thuộc địa và của dân tộc Việt Nam.
Năm 1922, Người được bầu làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc
địa của Đảng cộng sản Pháp, cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo Le Paria
(Người cùng khổ) bằng tiếng Pháp. Người vừa làm chủ bút, tổng biên tập và kiêm cả việc
tỏ chức phát hành báo đó trong nước Pháp và gửi đến các thuộc địa của Pháp, trong đó có
Đơng Dương, để thức tỉnh tinh thần giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản, một con số thuyết
phục vào lúc bấy giờ. Trong số đầu tiên, báo có lời chào mừng như sau: “Trong lịch sử
quần chúng bản xứ các thuộc địa Pháp chưa có một tờ báo nào lập ra để kêu to sự thống
khổ và sự nghèo nàn chung của họ, không phân biệt xứ sở và chủng tộc. Báo Người cùng
khổ ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi
thuộc Pháp, ở Ma-đa-gát-ca, ở Đông Dương, Ăng-ti và Guy-am”. Báo Người cùng khổ đã
thật sự trở thành vũ khí chiến đấu, là diễn đàn để Nguyễn Ái Quốc và Hội Liên hiệp thuộc
địa tuyên truyền tư tưởng giải phóng các nước thuộc địa.
Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Bác ra tranh
cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội đó,
Đảng Cộng sản Pháp giành được tất cả 1,2 triệu phiếu ủng hộ trên tổng số 5 triệu phiếu cử
tri, nhưng Nguyễn Ái Quốc trượt chân dân biểu Quốc hội.
Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, Bác trang trải cuộc sống bằng
cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, Người làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được Phan
Văn Trường nhượng quyền cho thuê lại một căn phịng. Sau đó, Người đi vẽ khốn cho

một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17,
Paris. Người theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện
Quốc gia Pháp.
Tháng 6 – 1923, trước khi rời nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bức thư gửi lại
cho các đồng chí của mình. Bác viết: “Hội liên hiệp thuộc địa và tờ bào Người cùng khổ”
đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc đã xảy ra trong các
thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh
dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh
3


đồng bào chúng ta. Đồng thời, nó cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp
tự do, bình đẳng, bác ái. Nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn”.
Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động
quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế cịn khó hơn nhiều. Vì trong
suốt tiến trình thực tế hố đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà cịn phải
đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, địa bàn “đối nội” và phải tìm được
những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng. Trong thư gửi
các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người phác họa cơng việc của mình là: "Đối với tôi, câu
trả lời đã rõ ràng là trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ,
huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập". Tuy nhiên con đường ấy còn
nhiều gian truân.
Theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản đào tạo Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụ
tương lại cho cách mạng Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cùng với Đảng Cộng sản Pháp
tổ chức cho Nguyễn Ái Quốc đến Nga. Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc tạm biệt Paris,
tạm biệt nước Pháp, để lại hình ảnh đẹp về một chiến sĩ quốc tế nhiệt thành đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng con người, thực hiện những lý tưởng cao đẹp của đại cách
mạng Pháp: Lý tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
1.2.


Hoạt động thực tiễn tại Liên Xô

Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xơ. Ngày
30/6/1923, Người đến Pêtơrôgrát, quê hương của Cách mạng Tháng Mười và ít ngày sau
Người lên xe lửa đi Mátxcơva. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Giống như mặt trời chói
lọi, Cách mạng Tháng Mười soi sáng khắp năm Châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu
người đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc…”. Nguyễn Ái
Quốc đã trở thành người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân
Liên Xơ đã được tự do và đang xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng.
Ngồi những điều kiện tối ưu cho con người của một đất nước tự do thực sự,
Mátxcơva lúc này còn là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới, nơi đóng trụ sở
của Quốc tế cộng sản - Bộ tổng tham mưu của những người cộng sản thế giới. Trong mơi
trường mới mà lúc đó trên thế giới khơng nơi nào có được, hoạt động cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc như được tăng thêm sức, chắp thêm cánh. Các mối quan hệ của Nguyễn
Ái Quốc được mở rộng thêm ra. Nếu như ở Pháp, Người quan hệ với những người mácxít
Pháp, với những chiến sỹ chống thực dân đế quốc thuộc các thuộc địa Pháp thì ở
Mátxcơva mối giao tiếp của Người chẳng những gia tăng về số lượng mà cả chất lượng
nữa. Tại đây, Người có thể trị chuyện, trao đổi kinh nghiệm với những lãnh tụ nổi tiếng
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với các chiến sĩ chống đế quốc thực dân
4


trên mọi miền của thế giới và được học tập, nghiền ngẫm những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa cộng sản khoa học.
Tại nước Nga, được tận mắt chứng kiến những chính sách kinh tế của Lê-nin đang
đi vào cuộc sống và khơng khí lao động, học tập sơi nổi xây dựng chế độ mới của cả xã
hội Xô-viết, Nguyễn Ái Quốc càng củng cố thêm niềm tin của mình vào con đường đã lựa
chọn. Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động, học tập để hướng tới con
đường giải phóng dân tộc và góp phần phát triển tư tưởng độc lập tự do cho các dân tộc bị
áp bức trên thế giới. Có thể nói, nước Nga có một vị trí và tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn

đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ tháng 9/1923, trên các tờ báo cánh tả Pháp như L’Humanité và La Vie
Ouvrière đã xuất hiện các bài viết của Người. Riêng với tờ Le Paria, khi còn ở Pháp,
Người là chủ nhiệm, chủ bút thì ở Mátxcơva Người như một phóng viên thường trú của
báo. Những bài viết của Người gửi cho tờ Le Paria chứa đựng những thông tin về nước
Nga - đất nước vĩ đại có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với các nước thuộc địa trong cuộc đấu
tranh giải phóng. Người còn viết nhiều bài cho các ấn phẩm định kỳ của Quốc tế cộng sản
như tạp chí Thơng tin quốc tế, tạp chí Quốc tế nơng dân, báo chí của Đảng Cộng sản Liên
Xô như tờ Sự thật, Người cơng dân Bacu. Ngồi báo chí, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sử
dụng các phương tiện thơng tin mới chưa có trước đó như truyền đơn, sách báo, diễn đàn.
Đó là các văn kiện, thư từ của Quốc tế cộng sản và của Người nhân danh Quốc tế Cộng
sản gửi cho nhân dân Việt Nam là truyền đơn, là các bài phát biểu, tham luận tại Quốc tế
Cộng sản, Quốc tế Nông dân, Công hội, Thanh niên…
Thời gian hoạt động ở Mátxcơva cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tham
dự nhiều hội nghị quốc tế lớn. Người đã tham gia Đại hội I Quốc tế Nông dân (họp từ
ngày 12 đến ngày 15/10/1923), Đại hội V Quốc tế cộng sản (họp từ ngày 17/6 đến ngày
8/7/1924), Đại hội III Quốc tế công hội đỏ, Đại hội IV Quốc tế thanh niên… Tại các diễn
đàn của các đại hội đó, Người đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc địa bảo vệ những
luận điểm đúng đắn của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và tuyên truyền những
tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường mácxít. Những lời phát biểu của Người đã
để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong lòng các đại biểu, đặc biệt là những đại biểu từ các
nước thuộc địa và phụ thuộc Á, Phi, Mỹ Latinh. Qua đó, đặt nền móng cho sự liên minh,
tình đồn kết vơ sản quốc tế giữa nhân dân Việt Nam và những người lao động thế giới.
Từ lịng kính trọng và biết ơn vơ cùng sâu nặng, sau khi Lê-nin mất, Nguyễn Ái Quốc đã
viết bài: “Lê-nin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Sự Thật, số ra ngày 27-1-1924,
với những tình cảm chân thành, vơ cùng xúc động: “Khi cịn sống, Người là cha, thầy
học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho
5



chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lê-nin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của
chúng ta”.
Cùng với hoạt động thức tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn hiểu sâu sắc
việc cần phải học tập nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin. Cho nên, cuối
năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tham gia lớp học ngắn hạn của trường Đại học
Phương Đông. Được học ở ngôi trường này, Người đã nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của việc đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của phong trào cách mạng Việt
Nam. Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong khi chờ đợi Đại hội V
Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào
làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký
ngày 14/4/1924). Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến
Hồng trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố
Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày hơm đó. Những hoạt
động tích cực này của Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt là sự có mặt của Người trong những
nghi lễ quan trọng cho thấy vai trị và uy tín của Người ngày càng được khẳng định ở
trung tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục tiến hành
đấu tranh không mệt mỏi, phê phán những quan điểm sai trái của một số đảng cộng sản
trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trị, vị trí của cách mạng thuộc địa với cách mạng ở
chính quốc.
Tuy nhiên, khi được sống và hoạt động ở Mátxcơva, điều mà Nguyễn Ái Quốc
nhận thấy rõ nhất, đó là Quốc tế Cộng sản và các đảng ở châu Âu hiểu biết rất ít về tình
hình ở các thuộc địa. Đặc biệt, Người nhận thức rõ rằng, khơng thể áp dụng một cách máy
móc, rập khuôn những nguyên lý về đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác vào điều kiện
cụ thể của các thuộc địa. Vì vậy, Người xác định sẽ tận dụng mọi cơ hội để có thể giúp
những người cộng sản ở phương Tây hiểu rõ hơn về thuộc địa. Bằng sự quan sát tinh
tường tại nhiều thuộc địa của các đế quốc khác nhau, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng các
thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các thuộc địa cung cấp binh lính cho
quân đội của chủ nghĩa đế quốc, các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách
mạng.Tại Phiên họp lần thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, ngày 1/7/1924, với tư
cách là một đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, và nhân danh một người dân thuộc địa,

Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê bình cả Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Anh và
đảng cộng sản một số nước chưa quan tâm đến cách mạng ở các thuộc địa: “sẽ khơng phải
là q đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một
chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các
nước thuộc địa, thì tồn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn khơng có hiệu quả
gì. Chương trình ấy sẽ khơng có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin’’
6


Ở thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng bắt đầu nêu ra những vấn đề mới mẻ trước
đó chưa từng có, với chủ đích rõ ràng là hướng cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt
Nam nói riêng, các dân tộc thuộc địa nói chung tới Quốc tế cộng sản, tới Cách mạng
Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin: “vì chúng ta tự coi mình là học trò của
Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên
thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng
như các vấn đề khác”.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc cung cấp những hiểu biết, những thông tin về Quốc tế
Cộng sản - một đảng cộng sản thế giới, một tổ chức chính trị quốc tế giúp nhân dân thuộc
địa chống lại đế quốc chủ nghĩa, dạy cho vô sản giai cấp trong thế giới - bất kỳ nòi giống
nào, nghề nghiệp gì, tơn giáo gì để hợp sức làm cách mệnh. Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc đã
dành những tình cảm tơn kính với V.I.Lênin - người sáng lập và lãnh tụ của Quốc tế cộng
sản, người đứng đầu nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới tới cuộc cách mạng xã
hội”. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc cũng tuyên truyền về thành tích của nước Nga Xơ viết
và sự giúp đỡ của nước Nga với các dân tộc thuộc địa. Người nhấn mạnh: Cách mạng
Nga “khơng vừa lịng” với việc đọc những bài diễn văn rỗng tuếch và viết ra những quyết
định "nhân đạo" đối với các dân tộc bị áp bức mà “dạy cho họ đấu tranh, giúp đỡ họ bằng
tinh thần và vật chất” như Lênin đã tuyên bố trong luận cương của Người về vấn đề thuộc
địa. Nước Nga cách mạng “không hề một chút do dự” trong việc giúp đỡ các dân tộc mà
nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thắng lợi. Theo Nguyễn Ái Quốc, việc
thành lập trường Đại học Phương Đông là một trong những việc làm như vậy và Người

lớn tiếng kêu gọi các Đảng Cộng sản, các nước thuộc địa gửi con em của mình đến đây để
học tập.
Như vậy, chủ đích của Nguyễn Ái Quốc đã rõ ràng: hướng cuộc đấu tranh của nhân
dân các thuộc địa tới nước Nga Xô Viết, theo gương cách mạng Tháng Mười. Hơn thế
nữa, Người cịn đặt cách mạng giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong quỹ đạo của
cách mạng vơ sản thế giới, coi đó là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Tuy
nhiên, khác với Lênin, khác với thời đại trước đó, Người cho rằng cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít biện
chứng với nhau, “nhịp nhàng như hai cánh của một con chim” nhưng không phụ thuộc
vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách
mạng vơ sản ở chính quốc. Ở đây, Nguyễn Aí Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trị tích cực
chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của
chủ nghĩa thực dân. Trong bài viết “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” đăng trên
tờ La Vie Ouvrière trong năm 1924, lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào giải
phóng thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc càng trở nên sắc nét khi Người viết: “Chủ nghĩa tư
bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vòi
7


khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người
ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi kia vẫn tiếp
tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc
ra”.
Sau khi nghiên cứu, xem xét cụ thể cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, đặc
biệt là xứ Đông Dương thuộc Pháp, trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và
Nam Kỳ viết ở Mátxcơva năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Cuộc đấu tranh giai
cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Xét về “cấu trúc kinh tế, không giống các xã
hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó khơng
quyết liệt như ở đây”, Người cho rằng “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”
trong các dân tộc thuộc địa ở phương Đơng, do đó “cũng khơng thể cấm bổ sung cơ sở

lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình
khơng thể có được” và “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó
bằng dân tộc học phương Đơng”. Cũng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc kinh tế, văn hóa, xã
hội và kết cấu quyền lực ở Đơng Dương, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: Những người cộng
sản ở các thuộc địa muốn tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi thì khơng thể
bỏ qua những nét đặc thù của điều kiện cụ thể về tự nhiên và xã hội
Để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi phải có một giai cấp
cơng nhân giác ngộ, có tổ chức, được vũ trang bằng học thuyết cách mạng nhất. Đó chính
là chủ nghĩa Mác - Lênin. Ghi nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Nguyễn Ái
Quốc cũng đồng thời nhận rõ vai trò cách mạng của giai cấp nông dân xuất phát từ thực tế
lịch sử của đất nước và những nước cùng cảnh ngộ thuộc địa. Người đã viết nhiều bài báo
về tình cảnh nơng dân Bắc Phi, nơng dân Trung Quốc, nông dân Việt Nam. Trong bài phát
biểu tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc tố cáo những thủ đoạn thực dân để
biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Trong các bài phát biểu tại Đại hội V
Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: “Trong tất cả các thuộc địa
của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông
dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần
nào cũng bị dìm trong máu”. Ngun nhân là vì “họ cịn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh
đạo”. Do đó, Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ
lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng. Nông dân nhất
thiết phải tự nguyện đi với giai cấp công nhân và kết thành một khối. Chỉ bằng cách đó
nơng dân mới phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
Những hoạt động và kinh nghiệm tích lũy được đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc trở
về Tổ quốc, gánh vác sứ mệnh trọng đại mà lịch sử đã lựa chọn và giao phó cho Người:
chuẩn bị về chính trị và tư tưởng để tiến tới thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam. Khi
8


biết sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hiện có nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước đang
có mặt ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Quảng Châu làm điểm dừng chân trên

hành trình tiến gần về Tổ quốc để tổ chức, đoàn kết, huấn luyện những thanh niên đầy
nhiệt huyết đó, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập. Sau nhiều lần đề đạt, nguyện
vọng của Người đã được Quốc tế Cộng sản chấp nhận. Với tư cách là cán bộ Ban Phương
Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân,
Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu
Á. Cuối tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva và Người đến Quảng Châu ngày
11/11/1924, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng kiểu mới cho giai cấp công nhân
và dân tộc Việt Nam.
Như vậy, mặc dù thời gian lưu lại không lâu lắm (khoảng 16 tháng) nhưng thời
gian hoạt động ở Matxcơva có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc đời
hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc mà cả đối với phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam. Việc học tập trên đất nước Lê - nin tươi đẹp, nơi đã vun đắp cho Nguyễn Ái
Quốc thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hố phong phú và bổ ích, so sánh những kiến
thức thu nhận được với thực tế mà Người đã thu lượm được từ các thuộc địa để từ đó
nâng cao nhận thức sâu sắc về lý luận Mác-Lênin, có thêm những kinh nghiệm hoạt động
cách mạng, trau dồi phẩm chất, đạo đức uy tín của người cách mạng. Người đã nhận thức
và lý giải sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đang đặt ra cho cách mạng vô sản
thế giới cũng như cho cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, từ đó Người đã hoàn
thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình và phác thảo được những nét
lớn về chiến lược cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
1.3.

Hoạt động thực tiễn tại Trung Quốc.

Trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sống và hoạt động cách mạng ở nhiều nơi, nhiều nước. Trong đó, Trung Quốc là
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động qua nhiều thời kỳ với khoảng thời gian
cộng lại gần 10 năm. Đặc biệt, không thể không nhắc đến thời kỳ Người hoạt động ở
Quảng Châu, Trung Quốc (1924 - 1927). Thời kỳ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với cách mạng Việt Nam. Nó đánh dấu thời kỳ Người trở về gần Tổ quốc “... đi vào quần

chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự
do, độc lập...”
Người nhận thức được rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai
cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể giải phóng nhân dân
Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Thực hiện mong muốn của mình và
được sự đồng ý của Quốc tế Cộng sản, ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới
9


Quảng Châu (Trung Quốc), với tên gọi Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đồn cố vấn
của chính phủ Liên Xơ bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Thời gian này Bác
cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt sống và hoạt động lưu vong
trên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu. Quảng Châu đã được Nguyễn Ái Quốc
chọn là một điểm dừng chân, một địa bàn hoạt động, một “căn cứ địa quốc tế” của cách
mạng Việt Nam. Bởi khi đó Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng:
Thứ nhất, trong những năm 1923 - 1924, Quảng Châu đang được mệnh danh là
“Mátxcơva của phương Đông”, thu hút nhiều nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp
bức. Hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong trào cách mạng với
Quảng Châu làm trung tâm đã thu được nhiều thắng lợi. Tại đây, nhà cách mạng Tôn
Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, tuyên bố thực hiện 3 chính sách lớn “liên
Nga, liên Cộng và giúp đỡ nơng dân”, tiếp nhận sự trợ giúp của Đảng Cộng sản Trung
Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô, cải tổ Quốc Dân Đảng với sự giúp đỡ của đoàn cố vấn
do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lơi lúc này cũng đã
có mặt tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng
Trung Quốc. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng ở Quảng Châu lúc này kết hợp
tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng
Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả.
Thứ hai, Quảng Châu, Trung Quốc khi đó là nơi tập trung một lớp thanh niên mới
đầy nhiệt huyết đến từ Việt Nam, theo lời kêu gọi của nhà cách mạng dân chủ Phan Bội

Châu, tham gia tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ở Quảng Châu. Nhưng rồi do bất đồng
với khuynh hướng bảo thủ của các nhà cách mạng tiền bối trong Việt Nam Quang phục
Hội và muốn tìm con đường mới, năm 1923, nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước này đã
thành lập tổ chức Tâm tâm xã. Đó là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ
ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc. Nguyễn Ái
Quốc nắm bắt được tình hình đó và mong muốn đến Quảng Châu thay đổi tổ chức này,
dẫn dắt thanh niên Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, học theo chủ nghĩa MácLênin.
Thứ ba, Người cho rằng lúc này cần phải nhanh chóng tìm đến Quảng Châu, một
địa điểm gần với Việt Nam, có điều kiện tương đối thuận lợi để triển khai những công
việc cần thiết, sớm thực hiện mục tiêu về nước phát triển phong trào cách mạng. Đó là
việc mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu
về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lôi
cuốn thanh niên từ trong nước sang, huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động, tuyên
truyền cách mạng. Từ kết quả huấn luyện đào tạo, sẽ lập ra một số tổ chức cách mạng của
10


thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân để tiến tới
thành lập một chính đảng vơ sản ở Việt Nam.
Trên đất Quảng Châu, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã cải tổ Tâm Tâm
xã, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
là tổ chức có tính chất quá độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn Việt Nam lúc đó, giúp cho
những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các tầng lớp dễ tiếp thu chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc dùng tên Hội mà chưa dùng tên Đảng do muốn đưa tổ chức cách mạng
đó vào quần chúng một cách thuận lợi, để quần chúng dễ tiếp thu cả về tổ chức, tôn chỉ,
mục đích của Hội, từ đó sẽ phát triển lên ở mức cao hơn. Như Người đã giải thích: “Trong
tư tưởng của những người đứng ra tổ chức thì Hội này sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn
và tương lai đã chứng minh điều đó”.
Có thể nói, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cũng

như về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Thông qua những hội
viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua phong trào vơ sản hố, luồng tư
tưởng mới của thời đại đã xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
làm thay đổi tính chất, chiều hướng của phong trào đấu tranh cách mạng, đưa đến sự
thắng lợi của khuynh hướng vô sản. Thông qua những nội dung hoạt động của mình, Hội
đã thu hút đơng đảo các lực lượng vào tổ chức cách mạng của mình, đồng thời có ảnh
hưởng tích cực đến các tổ chức chính trị cùng thời khác.
Vào thời điểm này, Hồ Chí Minh còn xuất bản báo “Thanh Niên” bằng tiếng Việt,
từng bước chuyển bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận Cách mạng trong những người
yêu nước và công dân. Những bài viết của báo Thanh Niên đều ngắn gọn, lời văn giản dị,
trong sáng, dễ hiểu, thường đề cập những vấn đề chính: Đế quốc và thuộc địa; Cách mạng
và cải lương; Thực tiễn của cách mạng Việt Nam; Đảng cách mạng và Đảng Cộng sản;
Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; Cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất;
Học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, … Thông qua báo Thanh Niên, tổ chức Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên đã thống nhất về phương hướng và nội dung tuyên truyền
giáo dục ở trong và ngoài hội. Là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí vơ sản nước ta, báo
Thanh Niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân Việt Nam.
Được sự giúp đỡ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ cách mạng
ở Quảng Châu, từ năm 1925 đến 1927, tại Trụ sở số nhà 13 và 13/1 đường Văn Minh đối
diện với Trường đại học Trung Sơn , Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện
chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam đang có mặt tại Quảng Châu
11


với tổng số 75 người. Giảng viên chính của các lớp là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và
Lê Hồng Phong phụ giảng. Để tổ chức được ba lớp học đó, Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt
qua biết bao khó khăn, thử thách, trước hết là về trụ sở, tài chính và các mối liên lạc. Kết
thúc khóa học, có người được giữ lại ở nước ngồi cơng tác, có người được cử đi học tại

Đại học Phương Đông (Liên Xơ), hoặc Trường Qn chính Hồng Phố của Đảng Trung
Quốc... cịn phần đơng thì được cử về nước hoạt động, gây dựng và tổ chức, phát triển các
phong trào cách mạng Việt Nam.
Giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu
1924 - 1927 khơng chỉ có tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng của Việt Nam mà
cịn góp phần quan trọng trong phong trào cách mạng Trung Quốc cũng như Quốc tế
Cộng sản. Ở Quảng Châu, bên cạnh việc tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cho
phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị tốt cho việc thành lập chính đảng của giai cấp
vô sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình trực tiếp tham gia các
hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân
Trung Quốc. Đối với cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc luôn xuất phát từ những
nét tương đồng trong bối cảnh lịch sử văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, là mối quan hệ
tương hỗ với cách mạng giai cấp vô sản quốc tế. Người đã có nhiều đóng góp cho cách
mạng Trung Quốc. Ngay từ khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặt nền móng vững chắc
cho mối quan hệ tương hỗ, tương trợ, cùng đấu tranh giữa nhân dân hai nước Việt Nam Trung Quốc qua các thời kỳ.
Đối với Quốc tế Cộng sản, những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng
Châu trong giai đoạn 1924 - 1927 đã làm phong phú hơn về mặt lý luận và thực tiễn của
Quốc tế Cộng sản trong việc lãnh đạo cách mạng giai cấp vơ sản tồn thế giới. Với vai trò
là thành viên của Quốc tế Cộng sản khu vực phương Đông và đại diện của Hội Nơng dân
quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực liên lạc, tổ chức kết nối các nhà hoạt động cách
mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức tại Quảng Châu. Cùng một số người cộng
sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia Hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông
dân tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Đầu tháng 5/1925, Người tham dự Hội nghị lần thứ
hai đại biểu cơng nhân Trung Quốc. Được Đồn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ủy nhiệm
phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và một số nước khác, tháng 7/1925,
Người đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đơng nhằm đồn kết
các dân tộc bị áp bức ở châu Á trong một mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái
Quốc đã đặt cơ sở cho việc xây dựng tình đồn kết giữa cách mạng Việt Nam với cách
mạng các nước.
Tại Quảng Châu, theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và

Đông Nam Á, tìm hiểu được tình hình của cách mạng Trung Quốc, tình hình của các nhà
12


hoạt động cách mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức,... Nguyễn Ái Quốc giúp
Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
phương Đơng; phân tích đánh giá để báo cáo với Quốc tế Cộng sản, hoặc viết bài đăng
trên tạp chí Thơng tin quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Điều đó sẽ gia tăng ảnh hưởng, tăng
cường mối liên hệ giữa Quốc tế Cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước phương
Đông, thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng giai cấp vô sản trên phạm vi tồn thế
giới. Có thể nói, thời kỳ 1924 - 1927 ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện được
những công việc hết sức trọng đại, cống hiến công lao to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của dân tộc Việt Nam cũng như sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.
2. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối 1920 đến đầu 1930
Giai đoạn từ 1920 – 1930 được ghi nhận là một trong những giai đoạn quan trọng
bậc nhất trong
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với sự hình
thành về cách mạng giải phóng dân tộc, về đảng cộng sản, về mối quan hệ giữa cách
mạng thuộc địa và cách mạng quốc tế. Những nội dung tư tưởng hình thành trong giai
đoạn này được thể hiện chủ yếu qua các tác phẩm có giá trị: Đông Dương (1923-1924);
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Đường kách mệnh (1927); Công tác quân sự của
Đảng trong nơng dân (1928); Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt
(1930).
2.1.

Tác phẩm Đông Dương (1923-1924)

Trong suốt những năm từ 1923 – 1924, trải qua quá trình sống và làm việc ở các
nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rõ việc bóc lột tàn sát nhân dân vô tội một
cách dã man của bọn đế quốc. Tại Pháp, Người đã chứng kiến cảnh nhân dân An Nam bị

thực dân Pháp bắt ép phải làm những công việc khổ sai, hành hạ cả về mặt thể chất đến
tinh thần một cách nặng nề, tinh thần bị đầu độc bằng những thứ văn hóa dị hợm của bọn
chúng. Chứng kiến cảnh nhân dân của nước mình bị áp bức đến tận cùng, Bác đã cho ra
đời tác phẩm “Đông Dương” nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân Pháp.
Tác phẩm Đông Dương gồm 12 phần cụ thể: “Những tội ác chủ nghĩa thực
dân”, “Những thảm họa của nền văn minh”, “Đời sống kinh tế Đông Dương”, “Tâm địa
thực dân”, “Các quan cai trị”, “Ăn bám và hỗn độn”, “Tập đoàn kẻ cướp”, “Sự nhượng
quyền và những kẻ nhượng quyền”, “Cơng chính”, “Tạp dịch hay là khổ sai”, “Chính
sách ngu dân”, “Báo chí”, “Thuế khóa”, “Cuộc kháng chiến”, “Giáo hội”, “Công lý”,
“Nước An Nam dưới con mắt người Pháp”.
Đông Dương với những dẫn chứng bằng những sự việc có thật, những số
liệu cụ thể Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp với nhân dân An Nam
13


nói riêng, nhân dân các nước thuộc địa nói chung. Chúng đã dùng những thủ đoạn ghê
tởm đàn áp nhân dân Đơng Dương trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, và giáo dục.
Trước hết, Đông Dương chỉ ra những thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp khi ép
buộc nhân dân An Nam đi lính. Luận điểm đã được Bác chỉ rõ: “Sống trong trại lính Pháp,
phải làm những lao dịch nặng nề, phải tập luyện vất vả, học tập những thứ lý thuyết ngu
xuẩn với những tên chỉ huy tàn bạo và phải chịu một thứ kỷ luật khắt khe, lúc nào cũng có
thể bị trừng phạt và ln bị tịa án binh đe dọa.”
Ngồi việc lơi kéo nhân dân đi lính cho Pháp, trở thành những người “mộ
lính tình nguyện” chiến tranh, Người cịn chỉ rõ những thủ đoạn vô cùng xảo quyệt, chúng
sử dụng nitorat bạc để đánh số hiệu vào tay những người lính, ai đảo ngũ có thể bị bắt tất
cả đàn ơng của nơi bị phát hiện có người trốn, và đưa ra tịa án binh.
Khơng chỉ biến nhân dân An Nam trở thành những nạn nhân của chiến
tranh, mà thực dân Pháp còn truyền bá những thảm họa nền văn minh vào nước ta. Chúng
tự nhận mình là nước mẹ, thả những tên côn đồ, nghiện rượu, những thứ cặn bạ của đất
nước Châu Âu vào người nhân dân thiếu tự vệ, để cho bọn côn đồ tự do giết người, từ

người già cho đến trẻ em đều bị chúng tàn sát cướp của. Bọn lính Pháp đi đến đâu nhân
dân khiếp sợ đến đấy.
Đông Dương cùng bố cục như Bản Án chế độ thực dân Pháp, nhưng lời văn
điềm đạm hơn. Điểm chung của hai tác phẩm là cùng dùng những mẩu chuyện, những
nhân chứng trong các bài ký tên Nguyễn Ái Quốc. Đơng Dương nói đến tình trạng ở nước
ta, còn Bản Án chế độ thực dân Pháp viết chung cho nhiều dân tộc. Trong tác phẩm Đông
Dương (1923-1924), phần Chính sách ngu dân, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Trường học lập
ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực,
mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn
thêm…Điều gì có thể rèn luyện được cho học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì người
ta khơng dạy ở nhà trường. Vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm
cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi…Nói tóm lại, trường học thật là
tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó”.
Với cách viết rất mới mẻ, giọng văn châm biếm sâu sắc pha chút dí dỏm hài
hước song đầy tính chiến đấu, dẫn chứng bằng những sự việc có thật, những số liệu cụ thể
trên báo chí, bằng những lời thú nhận từ quan tồn quyền, thống đốc, cơng sứ đến những
viên chức thực dân bình thường và của cả các nghị sĩ chính quốc, tác phẩm là một bản tố
cáo đanh thép tội ác và tâm địa của thực dân Pháp, những thủ đoạn ghê tởm mà chúng
tiến hành ở xứ Đông Dương và thảm họa mà dân bản xứ đang phải chịu đựng.
14


2.2.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

Trải qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công
nhân quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu
tầm được ở Thư viện quốc gia Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng hoàn thành tác phẩm “Bản án
chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise ). Đây

là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921
đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại
Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.
Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã
đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế
quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Tác phẩm chứa đựng vô vàn những mẩu chuyện thật. Nguyễn Ái Quốc lên án: “Tất
cả những điều người ta có thể nói ra vẫn cịn dưới mức sự thật. Chưa bao giờ ở một nước
nào mà người ta lại bị vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác trắng trợn
đến thế". Chương I phản ánh cảnh người bản xứ bị bắt lính sang "mẫu quốc" làm bia đỡ
đạn cho bọn thực dân để nhiều người trong số họ không bao giờ cịn trơng thấy mặt trời
nữa. Và "khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của các
ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, cả người Nêgrơ lẫn người
Anmamít mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thiểu". Khơng những thế, họ cịn bày trị ăn
mừng chiến thắng một cách lố bịch hết chỗ nói. Nguyễn Ái Quốc kể lại một câu chuyện
trong một bức thư: "Nếu trên đời này mà có một việc quái gỡ vừa thương tâm lại vừa lố
bịch thì đó hẳn là việc bắt một dân tộc vẫn đang chịu đựng đủ mọi thứ bất cơng và khơng
có bất cứ thứ quyền nào phải làm lễ mừng cuộc chiến thắng của "công lý" và "chính
nghĩa". Ấy vậy mà bên này (chính quốc) chúng tơi làm như vậy...".
Đặc biệt, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tác giả dành 6 chương
nêu rất nhiều bằng chứng cụ thể phơi bày bộ mặt thực dân xấu xa mà cả một bộ máy cầm
quyền, những tổ chức luật sư "tài ba" của chúng cũng không thể bào chữa được tội ác của
chúng. Những bằng chứng đó Nguyễn Ái Quốc trích dẫn từ những bức thư hay những
đoạn nhật ký của chính những người trong bộ máy cầm quyền hay sĩ quan, binh lính quân
đội chính quốc ở thuộc địa. Trong nhật ký đi đường của anh lính ở thuộc địa kể, do anh
chứng kiến: "Đơi khi để đùa vui, một anh Sốp phơ hất một thùng nước sôi xuống lưng
những người bán hàng khốn khổ. Thế là những tiếng kêu rú lên, mái chèo vung lên loạn
xạ để bơi tránh làm cho xuồng va chạm vào nhau lộc cộc”. Người lính kể: “Ngay bên

dưới tơi một người An Nam bị dội nước sôi bỏng từ đầu đến chân, phát điên lên muốn
15


nhảy xuống biển. Người anh của anh ta, quên cả nguy hiểm bỏ chèo, ôm lấy anh ta, bắt
anh ta nằm xuống lịng thuyền... Cuộc vật lộn chớp nhống vừa chấm dứt thì một thùng
nước sơi khác do một bàn tay thành thạo lại dội xuống. Thế là đến lượt chính người đi
cứu người bị luộc chín. Tơi trơng thấy anh ta giãy giụa trong thuyền, da bị lột ra, trịi thịt
đỏ rói, gào rống lên như một con vật. Thế nhưng, cảnh đó lại làm cho chúng tơi cười, cho
là ngộ nghĩnh. Quả thật, chúng tơi đã có tâm hồn thực dân". Anh lính ở thuộc địa viết ở
trang khác: "Thời kỳ ở đây (Bắc Kỳ) khơng có tuần nào tôi không thấy vài cái đầu rụng.
Trong cảnh ấy tơi chỉ cịn ghi nhớ được một điều là chúng ta còn độc ác, còn dã man hơn
cả bọn kẻ cướp nhà nghề..." Người lính thuộc địa khác kể: "Khi bọn lính kéo đến, tất cả
dân chúng đều chạy trốn, chỉ còn lại hai cụ già, một thiếu nữ, một thiếu phụ đang cho đứa
con mới đẻ bú và tay dắt một em gái lên tám. Bọn lính địi tiền, rượu, thuốc phiện... Vì
khơng ai biết tiếng Pháp, nên chúng nổi giận, lấy báng súng đánh chết cụ già. Còn cụ già
kia thì bị hai tên lính, khi đã say mèn, đem thiêu sống trong một đống lửa hàng mấy giờ
liền để làm trị vui với nhau. Trong khi đó, những tên khác thay phiên hiếp cô thiếu nữ,
người mẹ và đứa con gái nhỏ của bà. Xong chúng vật ngửa cổ thiếu nữ ra, trói lại, nhét
giẻ vào miệng, một tên cầm lưỡi lê đâm vào bụng cô, chặt ngón tay cơ lấy chiếc nhẫn và
chặt đầu cơ để lấy cái vòng cổ”.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc đã dề cập những cuộc đấu tranh của nhân dân các
nước thuộc địa như ở Đông Dương, ở Đa Hô Mây, ở Xuy ri,... Những phong trào đấu
tranh đó diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh bạo lực và yêu cầu địi lợi ích cho dân tộc
mình. Trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra những điều kiện hết sức thuận lợi của các
dân tộc thuộc địa. “Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xuy ri đến Triều Tiên, chỉ tính
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, có diện tích rộng trên 15 triệu km vng với số dân
hơn 1200 triệu người. Tất cả những nước rộng lớn ấy hiện đang dưới ách thống trị của
chủ nghĩa đế quốc tư bản”. Theo Nguyễn Ái Quốc thì những dân tộc này có tiềm lực rất
lớn để phát triển như bất kỳ một dân tộc phát triển ở phương Tây nhưng họ vẫn khơng tận

dụng được thuận lợi đó. Người chỉ ra rằng: “Và mặc dầu số của họ đáng lẽ phải làm cho
họ có sức mạnh, các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm tịi thật đến nơi đến
chốn con đường tự giải phóng, cho nên họ chưa hiểu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc
và đoàn kết quốc tế. Họ chưa có những mối liên hệ giữa các lục địa như các dân tộc châu
Âu và Châu Mỹ. Họ có sẵn trong bản thân một sức mạnh vô cùng to lớn mà họ chưa
biết”.
Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc
địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận
không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Luận điểm ấy được diễn đạt rất sinh
động: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính
quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy,
16


người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi còn lại
kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt
lại sẽ mọc ra". Khối liên minh của các dân tộc thuộc địa phương Đông "sẽ là một trong
những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Người không chỉ nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc địa,
cách mạng vơ sản ở chính quốc, mà cịn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vơ sản ở chính quốc
là phải đồn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân
dân các nước thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách mạng
cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung. Bản án chế độ thực dân Pháp vạch rõ đối tượng cách
mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; đặt rõ vấn
đề giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định sự
nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo
con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.
Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã cho ra đời một nhà nước kiểu
mới, một hệ tư tưởng mới, hệ tư tưởng của giai cấp vơ sản đối lập hồn tồn với hệ tư

tưởng của giai cấp tư sản đã thống trị lúc bấy giờ. Trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc cũng
đã đề cập đến cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và Người đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng
đó đã chứng minh tính đúng đắn củ chủ nghĩa Mác. Cuộc cách mạng đó đã dùng phương
pháp bạo lực cách mạng để dành chính quyền và phương pháp đó là hồn tồn đúng đắn,
phù hợp với các dân tộc, nhất là các dân tộc thuộc địa, trong đó có Đơng Dương. Tác giả
cho rằng cách mạng Nga “không dừng lại ở việc đọc những bài diễn văn lý tưởng đẹp đẽ
và thông qua những kiến nghị nhân đạo để ủng hộ các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng
Nga đã dạy họ đấu tranh. Cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất như Lênin
đã viết trong Đề cương của Người về vấn đề thuộc địa”. Nước Nga cách mạng tuy gặp
nhiều khó khăn nhưng vẫn tun bố khơng hề một phút do dự giúp đỡ các dân thuộc địa.
Trường Đại học Phương Đơng cịn là nơi sinh viên các dân tộc phương Đông thực hiện
sinh hoạt dân chủ kiểu mới và ấp ủ dưới mái trường của mình tương lai của các dân tộc
thuộc địa. Cuối tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc cịn giới thiệu về Trường Đại học phương
Đơng và thư gửi thanh niên Việt Nam.
Thông qua việc chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn của các dân tộc thuộc
địa cũng như của Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã đi kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh của
nhân dân thuộc địa. Trước hết, Người kêu gọi thành lập các cơng Đồn ở các nước thuộc
địa. Bác cũng kêu gọi các tổ chức cơng đồn ở các nước chính quốc và cơng đồn ở thuộc
địa đồn kết lại. Trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc viết: “Hỡi anh chị em cùng khổ ở các
nước thuộc địa! Hãy đoàn kết lại! Hãy đồn kết lại!” Khơng những thế, Người cũng kêu
17


gọi nhân dân bị áp bức ở các nước chính quốc đứng lên đấu tranh : “Hỡi các bạn bị áp bức
ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa các bạn, dùng các bạn làm công
cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy giai
cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của
các bạn”.
Tác phẩm là sản phẩm tổng hoà của tất cả các tri thức: chính trị, triết học, xã
hội, lịch sử, văn học và kho tàng kinh nghiệm thực tiễn được tiếp thu, bồi bổ, phát triển

trong quá trình đấu tranh đầy sóng của Người. Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn
Ái Quốc thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt để. Tác phẩm
đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú
thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là đóng góp q báu của
Nguyễn Ái Quốc vào q trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các thuộc địa của đế
quốc Pháp nói chung và là sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một
chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
2.3. Tác Phẩm Đường Kách mệnh (1927)
Đường Kách mệnh là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho
các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức phát hành vào đầu năm 1927. Tác phẩm đã giới thiệu tính chất và kinh nghiệm
các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga
(1917) và khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để.
Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề cơ bản của đạo đức mới - đạo đức của
người cộng sản. Đó là phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người
cộng sản. Đó là con người một lịng một dạ. Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ
chức, với đồn thể. Đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân. “Tư cách người cách
mệnh” có giá trị khoa học và giáo dục lớn đặt cơ sở cho đạo đức học ở Việt Nam.
Tác phẩm Đường Kách mệnh có vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
của Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự
thống nhất trong nhận thức tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng. Tác phẩm khắc phục tư
tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia; xác lập hệ tư
tưởng mới - tư tưởng của giai cấp công nhân.

18


Về chính trị: Tác phẩm xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân

cho cán bộ và quần chúng công nông. Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng
Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tác phẩm Đường
Kách mệnh ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam;
thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc
thành lập Đảng. Tác phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần
chúng như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ... để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn
bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Tác phẩm Đường Kách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Lý luận
của tác phẩm không sách vở mà vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết thực, tri thức lý
luận cách mạng Việt Nam đã được hiện diện trong tác phẩm rất mácxít nhưng cũng rất
Việt Nam, dễ hiểu, dễ tiếp thu, kết hợp rất tài tình phương pháp lịch sử và lơgích. Dùng
lịch sử để nói lý luận, từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Nga và kết luận ở Cách mạng
Nga, rồi lấy lý luận soi sáng thực tiễn Việt Nam, và kết luận: Chỉ có cách mạng vơ sản
mới giải phóng được dân tộc.
Tác phẩm cũng là một hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam của tác giả. Lênin cho rằng: “Cách mạng thuộc địa chỉ có thể giành
được thắng lợi khi có sự giúp đỡ của cách mạng chính quốc, khi cách mạng vơ sản chính
quốc đã giành thắng lợi”, nhưng tác phẩm phát hiện thêm rằng: “Cách mạng thuộc địa có
thể thành cơng trước cách mạng vơ sản ở chính quốc và tác động tích cực đối với cách
mạng chính quốc”.
Tác phẩm Đường Kách mệnh đã thể hiện thiên tài lý luận cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc, tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển biến căn bản, nhanh chóng
trong nhận thức và hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị
tiền đề cho việc thành lập Đảng. Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa
Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào
mùa xuân 1930. Nó góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân
tộc; khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn
được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách

mạng tháng Mười Nga.Tác phẫm đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ
cách mạng Việt Nam, là tài liệu mẫu mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay
19


đổi mang tính chất bước ngoặt. Tác phẩm thể hiện nhiều vấn đề có liên quan đến con
đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trị lãnh
đạo của Đảng, cơng tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của
người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Như vậy, trước khi Đảng ra đời, ở Việt Nam đã có sự thống nhất về tư tưởng
chính trị và tổ chức. Đó là điều kiện trực tiếp giữ vững sự thống nhất trong Đảng ngay từ
khi mới thành lập cũng như sau này. Tác phẩm Đường Kách mệnh là một kho tàng tri
thức lý luận cách mạng Việt Nam, là sự thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Giá trị của tác phẩm càng được khẳng định khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
2.4.

Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân (1928)

Đầu năm 1928, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm đầu tay về lĩnh vực
quân sự có tựa đề “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân”. Đây chính là bài giảng
của Nguyễn Ái Quốc tại trường quân sự của những người cộng sản Đức ở Mátxcơva vào
cuối năm 1927 và được xuất bản lần đầu tiên ở Đức vào năm 1928. Tác phẩm khái quát
lịch sử chiến tranh du kích của nhiều nước, cũng như giới thiệu về nguyên tắc tổ chức,
hoạt động của chiến tranh du kích – một loại hình chiến tranh tất yếu sẽ diễn ra ở Việt
Nam. Bài viết Công tác quân sự của Đảng trong nông dân nêu lên tầm quan trọng của
nơng dân trong tiến trình cách mạng và đảng của giai cấp vô sản phải hết sức quan tâm tới
công tác chính trị và tổ chức (cả về cơng tác quân sự).
Thời gian hoạt động ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến cuộc

chiến tranh Bắc phạt do Tôn Trung Sơn phát động nhằm mở rộng thành quả cách mạng ra
phạm vi cả nước. Đây là một cuộc chiến tranh chống đế quốc phong kiến của nhân dân
Trung Quốc, thực chất là do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhưng bề ngồi do
Chính phủ Quốc dân tiến hành. Cuộc chiến tranh Bắc phạt được sự ủng hộ của đông đảo
quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân, nên liên tiếp giành được những thắng lợi về
quân sự, lực lượng cách mạng nhanh chóng phát triển, khống chế được quá nửa lãnh thổ
Trung Quốc. Song cuối cùng, cuộc Bắc phạt đã thất bại.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của cuộc chiến tranh, suy nghĩ về những sự biến
đó, tổng kết những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Chính sách
kém cỏi về vấn đề nông dân của Đảng Cộng sản là một trong những nguyên nhân quyết
định làm cho cuộc cách mạng Trung Quốc cuối năm 1927 thất bại”.
Từ thực tiễn của cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng:
20


“Đảng của giai cấp vô sản, trước hết ở tất cả các nước nông nghiệp và nửa
nông nghiệp, phải quan tâm tới cơng tác chính trị và tổ chức (cả về công tác quân sự)
trong nông dân. Công tác này khơng được phó thác cho sự may rủi hay tiến hành gặp
chăng hay chớ, một kiểu giống nhau trên khắp cả nước”.
Những vấn đề về tổ chức các lực lượng vũ trang trong nông dân, vấn đề xây
dựng căn cứ địa, những nguyên tắc trong việc tổ chức du kích và lãnh đạo chiến tranh du
kích đã bước đầu được Nguyễn Ái Quốc phân tích và giải quyết về mặt lý luận.
Trên cơ sở đó, kết hợp với những bài học của cách mạng thế giới, Nguyễn
Ái Quốc rút ra kết luận: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông
nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng
nơng dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản”. Do vậy mà công tác tuyên truyền, tổ
chức của đảng với nơng dân có tầm quan trọng đặc biệt. “Cách mạng chỉ có thể thắng lợi
nếu như những làn sóng cách mạng lay động được quần chúng nơng dân dưới sự lãnh đạo
của giai cấp vô sản”.
Như vậy, tác phẩm chứa đựng những tư tưởng quan trọng về vai trị của giai cấp

nơng dân trong cách mạng (cả cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản), về tổ
chức, cấu trúc và hoạt động du kích trong tiến trình cách mạng. Đây chính là cơ sở quan
trọng để sau này khi về nước Người viết các tác phẩm quân sự như “Cách đánh du kích”,
“Kinh nghiệm du kích Tàu”, “Kinh nghiệm du kích Nga”, làm tài liệu huấn luyện và trực
tiếp chỉ đạo cán bộ chiến sĩ ta từ năm 1941 trở đi, chuẩn bị có hiệu quả cho thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám sau này.
2.5. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt (1930)
“Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” là cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng vì đó là văn kiện tun ngơn chính trị của Đảng cộng sản Viêt
Nam, xác định được: Nhiệm vụ chiến lược cách mạng; Lực lượng cách mạng; Đoàn kết
quốc tế. Đây cũng là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hơp vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
“Chính cương vắn tắt” của Đảng xác định các giai đoạn, đối tượng và
nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng”, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên minh cơng
nơng là lực lượng nịng cốt; cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
21


Chiến lược đại đoàn kết dân tộc thấm trong từng câu chữ .Tác phẩm đã thể hiện rõ sự vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giai
cấp – dân tộc – quốc tế tromg đường lối cách mạng Việt Nam.
Chính cương vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, nêu rõ chủ
trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là tư sản dân quyền
cách mạng trong đó có nhiệm vụ thổ địa cách mạng và giai đoạn thứ hai là thế giới cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tác phẩm khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối
tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không

thực hiện đồng loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu,
còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước,
nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai.
Chính cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tư
sản dân quyền cách mạng về các phương diện xã hội, chính trị và kinh tế. Về phương diện
xã hội, dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thơng giáo dục theo cơng
nơng hố Về phương diện chính trị cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc
chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn tồn độc lập, dựng ra
chính phủ cơng - nơng binh, tổ chức ra quân đội công nông. Về phương diện kinh tế phải
thu hết sản nghiệp lớn như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,... của đế quốc Pháp giao cho
Chính phủ công - nông binh quản lý, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của
công chia cho dân cày nghèo,...
“Sách lược vắn tắt của Đảng” đề ra đường lối tập hợp và lôi kéo quần
chúng:
Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tác phẩm gồm năm
điểm: Xác định Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đồng thời, Đảng
phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa
cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư
sản, trí thức, trung nông, Thanh niên và Tân Việt,... để kéo họ đi vào phe giai cấp vơ sản.
Cịn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, rồi làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng thì phải đánh đổ. Xuất phát từ đường lối đã xác định trong Chánh cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt chủ trương thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức
mạnh đoàn kết rộng rãi của toàn dân tộc chống đế quốc.
Đồng thời, Sách lược vắn tắt vẫn nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của
Đảng, trong khi liên lạc với các giai cấp, phải thận trọng, không nhượng bộ một chút lợi
22



ích gì của cơng nơng mà đi vào con đường thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền
và liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản
Pháp. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp cơng nhân. Trong
Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là đôi tiên phong của vô sản giai cấp”.
Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa chủ nghĩa cộng
sản, chương trình Đảng và Quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hi sinh phục
tùng mệnh lệnh của Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu của một bộ phận Đảng”. Hồ
Chí Minh khẳng định rõ mục đích của Đảng là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và
quần chúng vô sản trên thế giới”.
“Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” quy định những vấn đề quan trọng
về mục tiêu, tổ chức, hoạt động và kỷ luật của Đảng. Điều lệ vắn tắt của Đảng, do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo, xác định tên gọi, tôn chỉ mục đích, lệ vào Đảng, hệ thống tổ chức,
trách nhiệm đảng viên, quyền lợi đảng viên, các cấp uỷ Đảng, kinh phí và kỷ luật của
Đảng. Những vấn đề ghi trong Điều lệ vắn tắt của Đảng đã xác định tính chất và nguyên
tắc tổ chức của chính đảng mácxít chân chính và cách mạng của giai cấp cơng nhân Việt
Nam.
3. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ
cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 về Cách mạng Việt Nam
Những năm bôn ba, lăn lộn trong phong trào yêu nước, phong trào công
nhân ‘chính quốc” và các nước thuộc địa, Hồ Chính Minh đã mở rộng quan hệ xã hội và
tri thức của mình. Nhờ thơng hiểu nhiều ngoại ngữ và giao tiếp rộng với nhiều bạn bè
quốc tế mà Người tiếp thu được kiến thức cổ, kim, đông, tây, nắm được cốt lõi của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Do tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và các buổi sinh hoạt lý
luận bàn về chiến lược, sách lược cách mạng thế giới, qua thực tiễn công tác, tổng kết
kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều tri thức cách
mạng, dần dần trong tư duy của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải
phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vơ sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng
nhân loại. Cũng từ đó, lý luận, chiến lược cách mạng vơ sản ở một nước thuộc địa nửa

phong kiến, đã từng bước hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh. Với cột mốc lịch sử ngày
3-2-1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ
bản.
3.1.

Mục tiêu và con đường cách mạng

23


×