Tải bản đầy đủ (.pdf) (348 trang)

Giáo trình Thực tập tại cơ sở (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.39 MB, 348 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ ĐĂNG KHOA (Chủ biên)
NGUYỄN VĂN CHÍN–LƯU HUY HẠNH

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ
Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính
Trình độ: Cao đẳng
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội - Năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Để tạo ra các sản phẩm mới của các ngành nói chung cũng như ngành cơ
khí nói riêng, nghề Vẽ và thiết kế trên máy tính là một lĩnh vực cũng còn tương
đối nhiều mới mẻ ở Việt Nam. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nghề
này cần địi hỏi một q trình hồn thiện từ đội ngũ giáo viên cũng như nguồn
tài liệu. Với những mong muốn cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu
cũng như đòi hỏi của doanh nghiệp, nên chúng tơi biên soạn cuốn giáo trình
“Thực tập tại cơ sở” nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp cơ
bản nhất.
Nội dung của mô đun Vận dụng được những kiến thức của các môn học,
mô đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thực tập tốt cơ
sở nghề Vẽ và thiết kế trên máy tính đạt kết quả và hiệu quả theo đề cương thực
tập đã được duyệt. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức
học sinh thực tập ở các cơng ty, doanh nghiệp bên ngồi mà nhà trường xây
dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện
tại.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song khơng tránh khỏi


những sai sót. Chúng tơi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các
bạn vàđồng nghiệp để cuốn giáo trình hồn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí – Trường cao đẳng
Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà nội – Đông anh - Hà nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Nhóm biên soạn

2

năm 2021


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
Bài 1 Những quy định khi đi thực tập cơ sở. ................................................ 6
1.1 Nội quy khi đi thực tập ......................................................................... 6
1.2 Những quy định khi đi thực tập ............................................................ 7
1.3 Những quy tắc an tồn, phịng chống cháy nổ....................................... 9
1.4 Hồ sơ thực tập. ................................................................................... 12
Bài 2 Thực hành kỹ thuật đo ........................................................................ 16
2.1 Thực hành đo bằng các dụng cụ đo cầm tay........................................ 16
2.2. Thực hành đo trên các máy đo ........................................................... 38
Bài 3 Vẽ và thiết kế trên phần mềm cơ bản ................................................ 47
3.1 Vẽ và thiết kế trên phần mềm AutoCAD ............................................ 47
3.2 Vẽ và thiết kế trên phần mềm Autodesk Inventor ............................... 93

Bài 4 Vẽ và lập trình gia công trên phần mềm NX .................................. 195
4.1. Thiết kế và xây dựng bản vẽ 2D ...................................................... 195
4.2 Thiết kế và xây dựng bản vẽ 3D ....................................................... 208
4.3 CAM ................................................................................................ 259
Bài 5 Gia cơng CNC .................................................................................... 306
5.1 Chuyển chương trình vào máy. ......................................................... 306
5.2.Set tọa độ trên máy, nhập các thơng số. ............................................ 311
5.3. Chạy mơ phỏng chương trình gia cơng ............................................ 320
5.4. Chạy thử chương trình với Z cao hơn chương trình đã viết. ............. 327
5.5 Gia cơng. .......................................................................................... 344
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 348

3


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun 32:Thực tập tại cơ sở
Mã số của mô-đun: MĐ32
Thời gian của mô-đun: 400 giờ. (LT: 90 giờ; TH: 300 giờ; KT: 10 giờ )
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trị mơ đun:
- Vị trí:
+ Mơ-đun Thực tập cơ sở được bố trí sau khi sinh viên đã học xong tất cả
các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc.
- Tính chất:
+ Là mơ-đun chun môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề
bắt buộc.
+ Là mô-đun tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc, làm quen với thực tế sản
xuất. Tổng kết và sử dụng những kiến thức đã học được trên lớp với việc giải
quyết các vấn đề kỹ thuật và ngược lại sẽ nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết
đã học trên lớp.

+ Là mô-đun củng cố kiến thức và nâng cao tay nghề cho sinh viên.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức:
+ Vận dụng được những kiến thức của các mơn học, mơ-đun trong chương
trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thực tập cơ sở nghề Vẽ và thiết kế
trên máy tính đạt kết quả và hiệu quả theo đề cương thực tập đã được duyệt.
-Kỹ năng:
+Tập sự làm được những công việc của người thợ trình độ Cao đẳng nghề
khi có sự hướng dẫn, góp ý của thợ lành nghề tại nơi thực tập. Thực hiện đúng
quy trình, quy phạm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp các
thiết bị cuả nghề.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có thể góp ý được với cấp quản lý sản xuất về quy trình cơng nghệ,
phương pháp tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn trong phân xưởng thực tập.
+ Đánh giá được kết quả làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm
thực tế.
+ Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để hồn
thành nhiệm vụ thực tập cơ sở đạt chất lượng và hiệu quả.
4


+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích
cực sáng tạo trong thực tập tốt nghiệp kết hợp sản xuất.
III. Nội dung của mô đun:
Số
TT
1

2


Thời gian
Tên các bài trong mô đun

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra*

Những quy định khi đi thực tập cơ
sở

10

5

4

1

60

10


49

1

90

15

73

2

120

30

87

3

120

30

87

3

400


90

300

10

Thực hành kỹ thuật đo

3

Vẽ và thiết kế trên phần mềm cơ
bản

4

Vẽ và lập trình gia công trên phần
mềm NX
Gia công CNC

5
Cộng

5


Bài 1
Những quy định khi đi thực tập cơ sở.
Mục tiêu:
- Trình bày tóm tắt được nội quy của Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
nơi thực tập;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị an toàn và dập cháy;
- Chuẩn bị tốt hồ sơ và đề cương thực tập
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh môi trường.
Nội dung:
1.1 Những quy định khi đi thực tập
Thực tập tại doanh nghiệp là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho
người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình
thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết
những lý thuyết đã học với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế
trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi
thực tập đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực tập và những điều cần biết để có
thể giao tiếp ứng xử trong mơi trường Doanh nghiệp.
Về cơ bản, q trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho
một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các
nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức. Thực tập
khơng chỉ là q trình giúp bạn có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một
lĩnh vực chuyên mơn. Thực tập chính là cơ hội để bạn quan sát và trải nghiệm
công việc hàng ngày tại một công ty, tìm hiểu về văn hóa và mơi trường làm
việc. Có thể những gì bạn nghĩ sẽ hồn tồn khác với thực tế, vì vậy thực tập là
một bước quan trọng để bạn có thời gian định hướng và phát triển sự nghiệp sau
khi ra trường.
Những việc cần chuẩn bị trước khi đi thực tập:
- Củng cố lại kiến thức chuyên môn đã học để đi sâu nghiên cứu, thực
hành tại doanh nghiệp
- Trau dồi và rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm
việc nhóm,...
- Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác
phong phù hợp
- Hiểu rõ về kế hoạch thực tập (thời gian thực tập, báo cáo thực tập, hỗ trợ
từ phía nhà trường và doanh nghiệp,…) và đơn vị mình đến thực tập

6


Những việc cần làm trong khi thực tập:
- Tuân thủ đủ thời gian thực tập theo kế hoạch
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân
- Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật lao động, có trách
nhiệm trong cơng việc, ln trung thực trong lời nói và hành động góp phần giữ
vững chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường
- Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ,
vui vẻ hòa đồng với mọi người tại nơi thực tập
- Chủ động tiếp cận công việc, sẵn sàng hỗ trợ các anh chị đồng nghiệp để
có thể hồn thành các cơng việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình thực tập và ghi chép
đầy đủ nhật ký cơng việc để có đủ tư liệu báo cáo
Những việc cần thực hiện sau khi thực tập:
- Nộp báo cáo thực tập có đánh giá kết quả của doanh nghiệp cho khoa
chun mơn
- Duy trì và tiếp tục phát triển các mối quan hệ với các anh chị tại doanh
nghiệp nhằm chuẩn bị cho cơ hội tìm kiếm việc làm sau này
Những lưu ý cần tránh khi thực tập:
- Nghỉ thực tập khơng có phép hoặc tự ý thay đổi chỗ thực tập
- Có những biểu hiện không tốt về đạo đức, tác phong tại nơi thực tập, ảnh
hưởng xấu đến uy tín của nhà trường
- Xâm nhập mạng máy tính của đơn vị thực tập, lấy cắp thông tin của đơn
vị thực tập hoặc tự ý sao chép dữ liệu, các phần mềm của cơ quan thực tập khi
chưa được cho phép
- Gian dối trong thực tập, chép báo cáo của người khác
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập. Nếu sử

dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị thực tập
1.2 Điều kiện khi tham gia thực tập
Sinh viên được nhận vào các doanh nghiệp do trường giới thiệu được bố trí
như một nhân viên tập sự làm việc thực sự tại các doanh nghiệp. Trong quá trình
này sinh viên tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và mơ hình hoạt động tại các doanh
nghiệp.
7


* Điều kiện tham gia thực tập: trường hợp không nợ mơn : sẽ được bố trí
đi trước, trường hợp nợ môn: sinh viên sẽ được đưa về danh sách thực tập dự
kiến lần sau.
1.2.1. Hình thức tham gia thực tập
- Sinh viên thực tập theo sự bố trí của nhà trường. Bố trí và tuyển chọn
theo yêu cầu chất lượng của doanh nghiệp
Trường hợp đạt: danh sách sẽ được lập và đưa sinh viên đến theo lịch hẹn
Trường hợp không đạt: sinh viên sẽ được đưa về danh sách thực tập dự
kiến và bố trí thực tập ở doanh nghiệp khác.
- Sinh viên tự thực tập không theo sự bố trí của nhà trường. Sinh viên đăng
ký tự thực tập tại bộ phận thực tập. Bộ phận thực tập sẽ làm giấy xác nhận sinh
viên gửi đến doanh nghiệp nơi sinh viên tự xin thực tập.
1.2.2. Yêu cầu đối với sinh viên đi thực tập:
Tác phong: đầu tóc gọn gàng, quần áo chỉnh tề.
Đồng phục: mặc đồng phục của trường hoặc của doanh nghiệp khi đến
nhận công tác thực tập.
Thái độ : Lịch sự, lễ phép, nhã nhặn với cấp trên và đồng nghiệp
Nụ cười luôn nở trên môi, nói rõ ràng, âm lượng vừa đủ nghe.
Khơng tranh cãi, đôi co với cấp trên, tuân thủ theo sự phân công sắp xếp
của doanh nghiệp.

Đi thực tập tại doanh nghiệp phải tuyệt đối đúng giờ. Không đi trễ về sớm
Không được tự động nghỉ mà không xin phép (tuyệt đối hạn chế xin nghỉ).
Khơng tự động rời bỏ vị trí, tụ tập đùa giỡn trong giờ thực tập.
Việc thay đổi thực tập thực tế vì các lý do: sức khỏe, môi trường làm việc
hoặc không phù hợp với chuyên môn phải báo ngay cho trưởng nhóm hoặc giáo
viên phụ trách.
Nghiêm túc tuân thủ các nội qui lao động và an toàn lao động nơi làm việc
Đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
Năng động và có phẩm chất đạo đức tốt.
Nếu đã lên danh sách thực tập chính thức, sinh viên có tên mà khơng tham
gia thực tập, tự ý hủy thực tập nửa chừng sẽ bị cảnh cáo, cấm tốt nghiệp và sinh
viên phải tự sắp xếp nơi thực tập bên ngồi và đóng lại lệ phí đăng ký thực tập.
8


1.2.3.Khen thưởng – Kỷ luật:
-Khen thưởng:
Được đánh giá tốt, có sáng kiến giải quyết khó khăn trong thực tế và được
doanh nghiệp ký hợp đồng lao động (sinh viên phải nộp lại bản photo HĐLĐ
hoặc danh sách sinh viên được ký HĐLĐ về trường xét duyệt)
-Kỷ luật:
Cấm thi tốt nghiệp đối với các sinh viên vi phạm các hình thức sau:
Không tuân thủ đúng thời gian thực tập đã được qui định. Không thuân thủ nội
qui làm việc của doanh nghiệp, có thư phản ánh của doanh nghiệp nơi sinh viên
đang thực tập. Kích động các sinh viên khác, tham gia đình cơng hoặc phá hoại
tài sản của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự của doanh
nghiệp. Trộm cắp tài sản doanh nghiệp. Các trường hợp khác tùy theo mức độ vi
phạm Hội đồng kỷ luật Nhà trường sẽ quyết định áp dụng những hình thức xử
lý phù hợp.
1.3 Những quy tắc an tồn, phịng chống cháy nổ.

1.3.1 Những quy tắc an toàn lao động.
Đối với các cơng việc có u cầu nghiêm nghặt về an tồn lao động và vệ
sinh lao động:
- Các cơng việc tiến hành trong mơi trường có yếu tố độc hại như hóa chất
độc, phóng xạ, vi sinh vật gây bệnh...;
- Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện
dễ gây tai nạn;
- Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương
tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...);
- Các cơng việc có khả năng phát sinh cháy, nổ;
- Các cơng việc tiến hành trong mơi trường có tiếng ồn cao, độ ẩm cao;
- Khoan, đào hầm lò, hố sâu, khai khống, khai thác mỏ;
- Các cơng việc trên cao, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn
sâu dưới nước;
- Vận hành, sửa chữa nồi hơi, hệ thống điều chế và nạp khí, bình chịu lực,
hệ thống lạnh, đường ống dẫn hơi nước, đường ống dẫn khí đốt; chun chở khí
nén, khí hóa lỏng, khí hịa tan;
- Vận hành, sửa chữa các loại thiết bị nâng, các loại máy xúc, xe nâng
hàng, thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích, thang máy, thang cuốn;
9


- Vận hành, sửa chữa các loại máy cưa, cắt, đột, dập, nghiền, trộn... dễ gây
các tai nạn như cuốn tóc, cuốn tay, chân, kẹp, va đập...;
- Khai thác lâm sản, thủy sản; thăm dị, khai thác dầu khí;
- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu;
- Sơn, hàn trong thùng kín, hang hầm, đường hầm, hầm tàu;
- Làm việc trong khu vực có nhiệt độ cao dễ gây tai nạn như: làm việc trên
đỉnh lò cốc; sửa chữa lò cốc; luyện cán thép, luyện quặng, luyện cốc; nấu đúc
kim loại nóng chảy; lị quay nung clanke xi măng, lò nung vật liệu chịu lửa;

- Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị giải trí như đu quay, cáp treo,
các thiết bị tạo cảm giác mạnh của các cơng trình vui chơi, giải trí...
- Người lao động có nghĩa vụ:
+ Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến cơng việc, nhiệm vụ được giao;
+ Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung
cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì
phải bồi thường;
+ Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham
gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử
dụng lao động.
- Người lao động có quyền:
+ Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ
sinh, cải thiện điều kiện lao động; cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân,
huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+ Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và
phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên
nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
+ Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử
dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc khơng thực hiện đúng các
giao kết về antồn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước
lao động.

10


1.3.2 Nguyên lý phòng, chống cháy nổ.
- Nguyên lý phòng cháy, nổ là tách rời ba yếu tố: chất cháy, chất ơxy hố

và mồi bắt lửa, thì cháy nổ khơng thể xảy ra được.
- Nguyên lý chống cháy, nổ là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy
đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.
Để thực hiện hai nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp
khác nhau:
+ Trang bị phương tiện PCCC (bình bọt AB, khí, bột khô như cát, nước, ...).
+ Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC.
+ Cơ khí và tự động hố q trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ.
+ Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ơxy hố) đến mức tối thiểu
cho phép về phương diện kỹ thuật.
+ Tạo vành đai phòng chống cháy. Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và
chất ơxy hố khi chúng chưa tham gia vào q trình sản xuất. Các kho chứa phải
riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chứa, kho chứa có
tường ngăn cách bằng vật liệu khơng cháy.
+ Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị
khác và những nơi thống gió hay đặt hẳn ngồi trời.
+ Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có
liên quan đến các chất dễ chay nổ.
+ Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thốt hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất.
+ Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để
giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy.
1.3.3 Các phương tiện chữa cháy.
Bảng phân loại phương tiện và thiết bị chữa cháy.
Nhóm phương tiện và thiết bị chữa cháy Phương tiện và thiết bị chữa cháy cụ thể
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:

Xe chữa cháy có téc nước.

a). Ơ tơ chữa cháy - xe chun dụng.


Xe bơm chữa cháy.
Xe chữa cháy sân bay.
Xe chở thuốc bọt chữa cháy.
Xe chở vòi chữa cháy.
Xe thang chữa cháy
11


Xe thông tin và ánh sáng.
b).Máy bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy đặt trên rơ mc.

2. Bình chữa cháy cầm tay và bình lắp

Bình chữa cháy bằng bọt hóa học A.B.
Bình chữa cháy bằng bọt hịa khơng khí.

trên giá có bánh xe.

Bình chữa cháy bằng khí ..
Bình chữa cháy bằng bột khô MFZ.

3. Hệ thống thiết bị chữa cháy tự động, Hệ thống chữa cháy tự động / nửa tự động
nửa tự động.
bằng nước
Hệ thống chữa cháy bằng bọt.
Hệ thống chữa cháy bằng khí.
Hệ thống chữa cháy bằng bột.
Hệ thống phát hiện nhiệt .

Hệ thống phát hiện khói.
Hệ thống phát hiện lửa.
4. Các phương tiện và thiết bị chữa cháy Phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy.
khác.
Họng nước chữa cháy bên trong nhà.
Tín hiệu báo: “Nguy hiểm”; “An tồn”...
Tủ đựng vịi, giá đỡ bình chữa cháy.
Xẻng xúc.
1.4 Hồ sơ thực tập.
1.4.1 Hồ sơ thực tập.
Bao gồm 3 loại hồ sơ được đóng chung vào một tập theo thứ tự:
- Kế hoạch thực tập
- Giấy nhận xét và đánh giá thực tập (có đóng dấu của đơn vị tiếp nhận
sinh viên thực tập)
- Báo cáo thực tập (thuộc một trong các lĩnh vực ngành, nghề được phân
công), dài khoảng 30 trang.
Quy cách : tất cả hồ sơ được in trên giấy A4, lề : 2.5x2.5x2.5x3.5, font
Times New Roman, size 14pt, line spacing 1.1, đóng bìa croquis (khơng đóng
thêm bìa gương để giảm chi phí)
12


*Qui cách trình bày báo cáo thực tập cơ sở
1.4.2 Nội dung báo cáo thực tập
+ Nội dung chi tiết báo cáo của từng SV do SV chọn sau khi tham khảo ý
kiến của đại diện cơ quan tiếp nhận thực tập (Cán bộ hướng dẫn) và GV theo dõi
của Khoa.
+ Báo cáo thực tập tốt nghiệp cần trình bày lại kết quả thực tập tại cơ quan
những việc mà SV đã làm theo mục đích, nội dung, kết quả cơng việc.
Hình thức

+ Số trang: nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang không kể
phần phụ lục .
+ Khổ giấy: A4 (210x297 mm)
+ In một mặt.
+ Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ - font: Times New Roman, cỡ chữ: 14.
+ Canh lề: trái - left: 3,0 cm; phải - right: 2,00 cm; trên - top: 2,5 cm; dưới
- botton: 2,00cm.
+ Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
+ Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu
mỗi bảng.
Qui định thứ tự sắp xếp trong bài báo cáo thực tập cơ sở
Bìa ngồi (bìa chính, bìa 1)
+ Trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu
- Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chuyên ngành
- Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, tên cơ quan/công ty, nơi sinh viên đến
thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
- Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
- Tên giáo viên theo dõi (học hàm, học vị)
- Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
- Địa điểm, thời gian hồn thành báo cáo (ví dụ: TP.Tuy Hịa, ngày 16
tháng 3 năm 2010)

13


1.4.3 Báo cáo thực tập
Sau khi kết thúc khóa thực tập các sinh viên phải nộp lại phiếu đánh giá
kết quả thực tập về nhà trường để lấy điểm giữa kì ( thời hạn nộp trong vịng1

tháng kể từ ngày kết thúc thực tập).Nếu nộp trễ 2 ngày sẽ bị trừ 1 điểm.
Điểm Báo cáo thực tập :>= 5 : đạt. Bộ phận giám sát thực tập sẽ chuyển
bảng điểm lên Khoa, nhập điểm, công bố và lưu ( thời gian công bố điểm là 01
tháng kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo).
Điểm Báo cáo thực tập :< 5 : không đạt. Báo cáo sẽ được trả về cho sinh
viên làm lại ( thời gian nộp lại là 1 tuần kể từ ngày ra thông báo ).Sinh viên phải
làm lại báo cáo như hình thức thi lại đóng phí theo quy định. Nếu trường hợp
báo cáo trả về cho sinh viên làm lại vẫn khơng đạt điểm trung bình thì lần thực
tập đó sẽ bị hủy, sinh viên phải tự xin thực tập lại và phải nộp phiếu đánh giá,
làm báo cáo thực tập giống như lần đầu..
1.4.3 Đề cương thực tập
TRƯỜNG…….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ...

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề cương thực tập cơ sở
(Nghề Vẽ và thiết kế trên máy tính)

I. Mục đích
Là đợt thực tập định kỳ của sinh viên trong quá trình học. Mục tiêu cần đạt
được của đợt thực tập này là giúp cho sinh viên củng cố ôn luyện những kiến
thức, kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, tập làm quen với các công việc của
một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp (công ty) công nghiệp, tiếp xúc với cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong nhà máy, thấy được các hoạt
động cần thiết trong quá trình sản xuất, biết được hệ thống tổ chức và nắm được
trình độ kỹ thuật thực tế cũng như khả năng thiết bị tại nhà máy được thực tập.
II. Yêu cầu đối với sinh viên.
- Thực hiện tốt các yêu cầu về kế hoạch, nội dung chương trình thực tập do
khoa hướng dẫn và phổ biến;
- Mỗi sinh viên thực tập phải có sổ nhật ký thực tập để ghi chép tất cả các

nội dung trong quá trình thực tập. Sổ này phải nộp cùng với báo cáo chuyên đề
thực tập;
- Chấp hành đúng các quy định về thời gian theo kế hoạch thực tập;

14


- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội
quy, kỷ luật lao động và các quy định khác cửa Trường và nơi thực tập;
- Hồn thành mơ đun đúng thời gian quy định.

15


Bài 2
Thực hành kỹ thuật đo
Mục tiêu:
- Tập sự đo được các loại chi tiết bằng các dụng cụ đo cầm tay và trên các
máy đo đạt độ chính xác cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy trong
quá trình thực hành đo.
- Vận hành thao tác đo bằng dụng cụ cầm tay và trên máy đo đúng quy
trình quy phạm.
- Phát hiện và có biện pháp đề phịng những lỗi thường gặp khiđo
- Có ý thức trách nhiệm với công việc.
Nội dung:
2.1 Thực hành đo bằng các dụng cụ đo cầm tay.
2.1.1 Thước cặp (thước kẹp)
2.1.1.1 Đặc điểm:
Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng ( đo kích thước ngồi, kích thước
trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng,

giá thành rẻ…
2.1.1.2 Cấu tạo:

Hình 2.1: Cấu tạo thước cặp

2.1.1.3 Phân loại thước cặp
* Theo đặc điểm:
- Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
- Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
-Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử
16


Hình 2.2: Một số loại thước cặp

* Theo tính chính xác:

- Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
- Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
- Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
2.1.1.4 Cách sử dụng và phương pháp đo

Hình 2.3: Đo mặt trụ ngồi bằng thước cặp

17


-Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác khơng bằng cách kéo du
xích về vị trí 0 ban đầu.
-Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch khơng.

-Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
-Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm
động với thân thước chính.

Đo bằng thanh đo sâu

Hình 2.4: Đo trực tiếp sản phẩm bằng thước cặp trên máy

2.1.1.5 Cách đọc trị số
- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được
phần nguyên của kích thước trên thước chính.
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được
phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng )
18


+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm
“0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng
với vạch trên thang đo chính. Như hình là 0.25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau. Gía trị ở trên
hình là: 45 + 0.25 = 45.25mm.
Và một số kết quả kiểm tra như sau, các bạn hãy áp dụng xem nhé.

19


2.1.1.6 Bảo quản thước cặp
Không đo các vật thô, bẩn
Không được dùng thước đo vật đang quay

Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo
Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo
Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên
các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào.
Hằng ngày khi hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi
dầu mỡ.
2.1.2 Panme
2.1.2.1 Đặc điểm của thước Panme.
Thước Panme là dụng cụ đo chính xác, tuy nhiên tính vạn năng kém (phải
chế tạo từng loại panme đo ngoài, đo trong, đo sâu) phạm vi đo hẹp (trong
khoảng 25 mm).
Panme có nhiều cỡ: 0 - 25 mm, 25 - 50 mm, 50 - 75 mm, 75 - 100 mm,
100 - 125 mm, 125 - 150 mm…
Đơn vị hiển thị thường là mm hoặc inch
2.1.2.2 Cấu tạo của thước Panme.

Hình 2.5: Cấu tạo pan me

Cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:
- Đầu đo tĩnh (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
20


- Thước chính (sleeve)
- Thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Khung (frame)

2.1.2.3 Phân loại thước Panme.
a. Phân loại theo bước ren
* Trục ren có bước ren 1 mm, ống di động (thước phụ) có thang chia vịng
được chia thành 100 phần. Ưu điểm: Dễ đọc số đo, nhưng thân lớn, nặng, thơ
(ngày nay ít dùng)

* Trục ren có bước ren 0.5 mm, thang chia vịng của thước động chia
ra 50 phần.

b. Phân loại theo công dụng
* Panme đo kích thước ngồi
Pan - me đo ngồi dùng để đo các kích thước chiều dài, chiều rộng, độ dày,
đường kính ngồi của chi tiết.

Hình 2.6: Panme đo kích thước ngồi (Outsite Micrometer)

Trên thước chính của pan - me có khắc vạch 1 mm và 0,5 mm. Trên mặt
côn của thước động có 50 vạch ứng với 50 khoảng bằng nhau . Giá trị mỗi vạch
trên thước động là 0,01 mm . Vì vậy khi quay thước động đi một vạch thì đầu đo
động sẽ tiến một đoạn 0,01 mm. Dựa vào mép của thước động ta đọc được trị số
milimét và nữa milimét trên thước chính . Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính
và vạch chia trên thước động trùng với vạch chuẩn ta đọc được số phần trăm
milimét . Ví dụ, mép tang quay bên phải vạch 7,5 mm , vạch 15 trên tang quay
trùng với vạch chuẩn , nên kết quả đo được là 7,5+15*0,01 = 7,65 mm
21


Người ta cịn chế tạo pan - me có phần thước phụ các vạch nằm ngang trên
ống bao thước chính dùng để đọc trị số phần ngàn mm . Đọc kết quả phần
nguyên , và phân thập phân đến hàng chục mm như pan - me thông thường .

Trên tang quay ta sẽ tìm được một vạch bất kỳ trùng với một vạch nằm ngang
trên ống bao . Từ đó đọc được giá trị phần ngàn mm.
* Pan - me đo trong

Hình 2.7:Panme đo kích thước trong (Insite Micrometer)

Pan - me đo trong cùng để đo đường kính lỗ chiều rộng rãnh từ 50 mm trở
lên . Để mở rộng phạm vi đo, mỗi pan-me bao giờ cũng kèm theo những trục nối
có độ dài khác nhau. Cách đọc trị số pan - me đo trong cũng giống như đo ngoài
. Nhưng cần chú ý , khi pan - me có lắp thêm trục nối thì kết qủa đo bằng trị số
đọc trên pan - me cộng thêm chiều dài trục nối.
* Pan - me đo sâu

Hình 2.8: Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer)

Pan - me đo sâu dùng để đo cũng chiều sâu của rãnh , lỗ bậc hoặc bậc
thang . Cấu tạo của pan - me đo sâu cơ bản cũng giống pan - me đo ngoài . Chỉ
khác thân 1 thay bằng cân ngang có mặt đáy dùng để đo.
2.1.2.4 Hướng dẫn sử dụng panme
a. Kiểm tra trước khi tiến hành đo
Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme có bị mịn hay sứt mẻ gì
khơng. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ khơng chính xác.
Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay khơng, kiểm tra
xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.
22


Vệ sinh bề mặt đo
Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch
thì dù có đo chính xác cũng khơng cho kết quả đo chính xác.

Đối với panme từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra
điểm 0
- Đối với panme từ 25-50,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm
tra điểm 0
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác khơng.
b. Cách sử dụng thước panme khi đo
Tay trái cầm thước, tay phải bạn giữ núm vặn, khi đầu đo tĩnh tiếp xúc với
vật thể xong thì bạn xoay núm vặn để đầu đo di động tịnh tiến đến mặt còn lại
của vật sao cho tiếp xúc đúng áp lực đo;
Bạn giữ vật thể sao cho đường tâm của 2 đầu đo trùng với trục chính của vật;
Dựa vào kết quả hiển thị trên mặt thước, đọc kết quả đo theo cách đọc
thước panme hướng dẫn bên dưới;
Nếu phải tháo vật cần đo ra khỏi thước panme rồi mới đọc kết quả thì bạn
vặn đai ốc hãm, cố định đầu đo trước.

c. Cách đọc trị số đo.

Khi đo xem vạch "0" của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc
được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được
phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
23


Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa "mm". của
kích thước ở trên thước chính.
Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm "mm" trên
thước
Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác khơng.
Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì

vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm)
để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.

d. Cách điều chỉnh điểm 0
Điểm 0. là điểm rất quan trọng khi đo, nó quyết định tính chính xác của
phương pháp đo. Trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm
0 như sau:
*Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
*Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
24


- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
2.1.3 Bộ căn lá
2.1.3.1 Cấu tạo chung
Thước đo khe hở được cấu tạo bởi một dải các thanh kim loại mỏng có độ
dày khác nhau, trên mỗi lá đều có ghi độ dày của lá căn cụ thể. Một bộ căn lá được
ghép từ nhiều lá căn, tùy theo nhà sản xuất. Độ dày thước nhét từ 0.03 đến 1 mm.
Tuỳ theo nhu cầu khác nhau, các lá thành phần khác nhau và được quy
chuẩn thông dụng nhất. Thước căn lá bằng đồng thích hợp cho các ứng dụng đo
khe hở của vật liệu có từ tính. Thước có áo ơm hay khn bên ngồi thường

bằng thép hoặc inox tuỳ loại.
Thước căn lá, thước nhét, thước đo khe hở, feeler gauge – Vogel Germany.
Có nhiều cách gọi khác nhau, xuất phát từ trực quan sử dụng. Tựu chung lại nó
chính là Feeler Gauge. Có 2 loại chính đối với dụng cụ đo khe hở này là loại xịe
quạt và loại cuộn hay thước căn lá dạng cuộn.

Hình 2.9: Căn lá

Thước ghép với nhau nhiều kích thước độ dày trên 1 bộ. Đây là loại phổ
thơng nhất, vì trên một bộ có nhiều độ dày khác nhau của các lá thép. Số lượng
lá thép trên mỗi bộ khác nhau tùy theo ứng dụng. Giá trị độ dày mỗi lá của
thước nhét cũng khác nhau. Khi sử dụng sẽ xoè ra cái quạt và chọn lá có độ dày
gần nhất với cảm quan khe hở.
2.1.3.2 Cách đo bằng căn lá
Khi đo người thợ nhéttừng lá căn thướcvào khe hở, lá thước vừa nhất với
khe hở thì chính là độ hở của khe. Thước căn lá, thước căn độ dày khe hở bằng
lá kim loại. Độ dày của lá kim loại độ hở khe. Mục đích chính của thước nhét là
đo độ rộng khe. Căn lá có thể được xếp chồng lên nhau để cộng độ dày khi
nhét. Thước bằng thép, áo bọc bằng inox. Đây là loại có nhiều lá xếp lại với
nhau và bọc trong 1 khuôn bằng inox. Các lá thép được phủ sẵn lớp dầu chống
gỉ sét và cũng là để bơi trơn, mỗi khi xịe ra sẽ dễ dàng hơn.
25


×