Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.27 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG

Câu 1: Trình bày khái niệm hệ tư tưởng? Phân tích đặc trưng và tiền đề xuất hiện hệ
tư tưởng?
Câu 2: Trinh bày khái niệm và phân tích vai trị của xây dựng Đảng về tư tưởng?
Câu 4: Tại sao nói mối quan hệ giữa 3 mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị - tư
tưởng - tổ chức là tất yếu khách quan? Hãy lấy ví dụ thực tiễn minh họa?
Câu 5: Cơng tác tư tưởng là gì ?Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ cấu trúc công tác tư tưởng của
Đảng và phân tích các yếu tố cáu thành của cơng tác tư tưởng?
Câu 7:Trình bày khái niệm, cơ sở khách quan và biểu hiện của nguyên tắc tính đảng
trong cơng tác tư tưởng? Lấy ví dụ ?
Câu 8: Ngun tắc tính Khoa học?
Câu 11: Phương pháp cơng tác tư tưởng là gì? Có bao nhiêu cách để phân loại công
tác tư tưởng và chỉ rõ các yếu tố quy định việc lựa chọn công tác tư tưởng?
Câu 13: Anh ( chị ) hãy phân tích những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ công tác tư
tưởng?
Câu 16: Anh chị hãy :
- Trình bày khái niệm cơng tác tun truyền và công tác cổ động?
- So sánh sự giống và khác nhau giữa công tác tuyên truyền và công tác cổ động?


Câu 1: Trình bày khái niệm hệ tư tưởng? Phân tích đặc trưng và tiền đề xuất
hiện hệ tư tưởng?
*Khái niệm:
- Tư tưởng: tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức của con người, là biểu hiện
mối quan hệ giữa con người với con người và đối với thế giới xung quanh
- Hệ tư tưởng: hệ tư tưởng là những tư tưởng, quan niệm được hệ thống hóa thành lý
luận, thành học thuyết về xã hội, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định và được
giai cấp đó thừa nhận và truyền bá
VD: hệ tư tưởng Mác Lê Nin và TT Hồ Chí Minh được Đảng cộng sản Việt Nam lấy
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt đông của Đảng


*Đặc trưng:
- Hệ tư tưởng:
+ Hệ tư tưởng không phải sản phẩm của 1 cá nhân mà là của các giai cấp
+ Mối quan hệ tư tưởng phản ánh:
. Địa vị lịch sử của mỗi giai cấp
. Lợi ích của tồn bộ giai cấp
. Con đường thực hiện mục đích đó
+ Khơng bao giờ có hệ tư tưởng phi giai cấp
+ Hệ tư tưởng mà chúng ta đang truyền bá là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản lấy CN
Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
*Tiền đề xuất hiện hệ tư tưởng:
- XH phải phân chia thành các giai cấp
- Có 1 đội ngũ lao động trí óc
- Bảo vệ được giai cấp mà tư tưởng đó thống trị…
- Điều kiện hình thành hệ tư tương chi phối tồn bộ XH: giai cấp đó phải có tư tưởng
và phải là giai cấp đại diện cho hình thái kinh tế tiến bộ hơn.


VD: chủ nghĩa tư bản sinh ra giai cấp tư sản và vơ sản, giai cấp vơ sản có hệ tư tưởng
Mác LêNin là hệ tư tưởng của giai cấp, ở đó chỉ có giai cấp vơ sản mới là lực lượng
cách mạng nhất, giải phóng chính giai cấp của mình và tồn bộ xã hội
Câu 2: Trình bày khái niệm và phân tích vai trị của xây dựng Đảng về tư tưởng?
*Khái niệm:
- Tư tưởng: tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức của con người, là biểu hiện
mối quan hệ giữa con người với con người và đối với thế giới xung quanh.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng là xây dựng và bảo vệ tư tưởng của Đảng, truyền bá,
giáo dục đạo đức CM cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động
trong toàn Đảng, đấu tranh chống các thế lực sai trái và thù địch góp phần bảo vệ nền
tảng tư tưởng.
*Vai trò của xây dựng Đảng về tư tưởng:

1,Vai trò dự báo và định hướng:
- Trang bị lý luận khoa học cho cán bộ, đảng viên để định hướng cho mọi hoạt động
của Đảng.
- Dự báo được những diễn biến tư tưởng trong Đảng.
- Dự báo những âm mưu của địch.
=> Để có khả năng định hướng tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân.
2,Góp phần bảo vệ, phát triển hệ tư tưởng, đường lối quan điểm của Đảng ở mọi
thời kỳ cách mạng:
- Khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quán triệt sâu sắc trong cán
bộ, đảng viên và được phổ biến trong nhân dân.
- Không ngừng bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
tình hình mới.


- Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với kẻ địch để bảo vệ tất cả các học
thuyết, các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin.
3,Góp phần nâng cao vai trò tiên phong của Đảng:
- Sự tiên phong về lý luận là biểu hiện tập trung nhất sự tiên phong của Đảng.
- Bảo đảm cho Đảng đề ra đường lối đúng để hướng dẫn nhân dân hành động.
- Đội ngũ đảng viên phải thấm nhuần lý tưởng cách mạng, nắm vững quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, gương mẫu thực hiện từ đó động viên nhân dân thực
hiện .

Câu 4: Tại sao nói mối quan hệ giữa 3 mặt cơng tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng - tổ chức là tất yếu khách quan? Hãy lấy ví dụ thực tiễn minh họa?
*Khái niệm:
- Xây dựng Đảng về tư tưởng là xây dựng và bảo vệ tư tưởng của Đảng, truyền bá,
giáo dục đạo đức CM cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động
trong toàn Đảng, đấu tranh chống các thế lực sai trái và thù địch góp phần bảo vệ nền

tảng tư tưởng.
- Xây dựng Đảng về chính trị là q trình xác lập, củng cố hệ tư tưởng chính trị trong
Đảng, trên cơ sở đó xuất phát từ thực tiễn để xây dựng được đường lối chính trị đúng
đắn, lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đó, củng cố, nâng cao vai trị lãnh đạo, uy
tín chính trị của Đảng đối với toàn XH.
- Xây dựng Đảng về tổ chức là xây dựng hệ thống tổ chức, có cơ cấu bộ máy của
Đảng từ cấp ủy đến các ban Đảng, từ cơ sở đến TW đúng theo nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt của Đảng; xây dựng đội ngũ ĐV, đội ngũ cán bộ; xây dựng đúng đắn mối
quan hệ và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, các đoàn thể nhân dân;
xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước và XH; bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
*Mối quan hệ:


1,Mối quan hệ giữa xây dựng Đảng về tư tưởng và xây dựng Đảng về chính trị:
- Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là hai mặt của một quá trình thống nhất trong
tổng thể xây dựng Đảng về ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức.
- Trong chính trị, có tư tưởng chính trị - bộ phận cốt lõi của nó. Xác định đúng nhiệm
vụ chính trị thì mới có nội dung, phương hướng xây dựng Đảng về tư tưởng.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng phải xuất phát từ đường lối và nhiệm vụ chính trị, phục
vụ nhiệm vụ chính trị. Làm tốt cơng tác xây dựng Đảng về tư tưởng sẽ bảo đảm cho
Đảng đủ năng lực đề ra đường lối chính trị đúng.
VD: trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ xã hội
chủ nghĩa, nhiệm vụ chính trị bấy giờ là xây dựng “ dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh “ từ đó Đảng ta xây dựng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa làm
tiền đề thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
2,Xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng về tổ chức:
a,Vai trò xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng về tổ chức:
- Xây dựng Đảng về tư tưởng trang bị cho toàn Đảng nhận thức tư tưởng, lý luận khoa
học, đảm bảo thông suốt, thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cơ sở
hình thành lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị, động cơ để hành động cách mạng…
- Xây dựng Đảng về tư tưởng làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng hệ thống tổ chức
trong Đảng, trong xã hội đúng với các quy luật khách quan, đảm bảo tính khoa học,
hiệu quả trong hoạt động của Đảng.
VD: Đảng ta có chủ trương kiêm nhiệm chức vụ nghĩa là 1 người có thể đảm nhiệm 2
chức vụ từ đây tổ chức đảng cũng thay đổi để phù hợp với tư tưởng đó, vi dụ như bí
thư Đảng ủy kiêm nhiệm Phó chủ tịch.
b,Vai trò xây dựng Đảng về tổ chức với xây dựng Đảng về tư tưởng:
- Chỉ thông qua tổ chức hoạt động thực tiễn thì tư tưởng cách mạng mới biến thành
hành động cách mạng, đem lại hiệu quả thiết thực.


- Tư tưởng chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong một tổ chức tương ứng, tổ chức có lành
mạnh và cách mạng thì tư tưởng tiên tiến và cách mạng mới nảy nở và củng cố.
VD: chỉ trong tổ chức Đảng ( chi bộ ) mới phát huy hết các nguyên tắc tập trung dân
chủ, đoàn kết thống nhất trong đảng, tư phê bình và phê bình…

Câu 5: Cơng tác tư tưởng là gì ?Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ cấu trúc công tác tư
tưởng của Đảng và phân tích các yếu tố cáu thành của cơng tác tư tưởng?
1,Khái niệm:
- Khái niệm tư tưởng: tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức của con người,
là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người và đối với thế giới xung
quanh.
- Khái niệm hệ tư tưởng: hệ tư tưởng là những tư tưởng, quan niệm được hệ thống hóa
thành lý luận, thành học thuyết về xã hội, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định
và được giai cấp đó thừa nhận và truyền bá.
- Khái niệm công tác tư tưởng: Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một
giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong
quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.

2,Cấu trúc của công tác tư tưởng:


- Chủ thể cơng tác tư tưởng là tồn Đảng, là tồn bộ hệ thống chính trị và các cán bộ
tư tưởng (bao gồm cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách).
- Khách thể của công tác tư tưởng là ý thức và hành vi, là nhận thức, thái độ, niềm tin
và hành động của cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp... trong toàn xã hội; là ý thức xã
hội. Khách thể của cơng tác tư tưởng cịn là các quan hệ xã hội của con người.
- Mục đích cơng tác tư tưởng là hình thành một kiểu ý thức hệ tương ứng với một
hình thái kinh tế - xã hội hay một kiểu kiến trúc thượng tầng nhất định và hình thành
một loại hình tính tích cực xã hội của con người.
- Nội dung công tác tư tưởng là nội dung các loại hoạt động mà chủ thể công tác tư
tưởng phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đặt ra. Nội dung do mục đích cơng tác
tư tưởng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng qui định.
- Phương pháp công tác tư tưởng là các con đường, cách thức mà chủ thể sử dụng để
truyền đạt và đối tượng sử dụng để lĩnh hội, tiếp nhận nội dung nhằm đạt mục đích
đặt ra. Phương pháp công tác tư tưởng trước hết do đối tượng quy định, đồng thời cịn
do mục đích và nội dung quy định.


- Hình thức cơng tác tư tưởng là biểu hiện bề ngồi của nội dung, là hình thức tổ chức
hoạt động truyền bá và tiếp nhận nội dung của chủ thể và đối tượng. Hình thức cơng
tác tư tưởng rất đa dạng, phong phú. Việc lựa chọn hình thức nào là do đối tượng và
nội dung quy định.
- Phương tiện công tác tư tưởng là những vật mang nội dung và phương pháp tác động
tư tưởng, là những công cụ công tác của chủ thể và công cụ mà nhờ nó đối tượng tiếp
nhận, lĩnh hội nội dung.
- Hiệu quả công tác tư tưởng là sự so sánh giữa kết quả mà cơng tác tư tưởng đạt được
với mục đích của công tác tư tưởng được đặt ra từ trước trong một điều kiện xã hội
nhất định và với một chi phí nhất định. Hiệu quả cũng là một yếu tố của hoạt động tư

tưởng. Nó tham gia vào hoạt động này như là yếu tố điều chỉnh, là lãnh thơng tin phản
hồi, là kết quả của chu trình tác động tư tưởng này nhưng lại là xuất phát điểm của
chu trình tác động mới, tiếp theo.

Câu 7: Trình bày khái niệm, cơ sở khách quan và biểu hiện của ngun tắc tính
đảng trong cơng tác tư tưởng? Lấy ví dụ?
*Khái niệm: Tính đảng là tính giai cấp ở trình độ triệt để nhất, tự giác nhất, sâu sắc
nhất.Là nguyên tắc cơ bản của công tác tư tưởng, chi phối tất cả các nguyên tắc khác.
- Khái niệm công tác tư tưởng: Cơng tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một
giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong
quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
- Cơ sở khách quan quy định tính Đảng của cơng tác tư tưởng:
+ Hệ tư tưởng nói chung và hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng với tư
cách là nội dung của cơng tác tư tưởng đã mang tính giai cấp và tính Đảng.
+ Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng mà phải phát triển
tính giai cấp thành tính Đảng.
- Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong cơng tác tư tưởng:


+ Ngun tắc tính đảng của CTTT địi hỏi phải đứng vững trên lập trường của giai
cấp công nhân, luôn xuất phát từ thế giới quan Mác-Lênin, từ quan điểm của Đảng để
xem xét, đánh giá những vấn đề tư tưởng, chính trị diễn ra trong nước và thế giới, để
giải thích cho quần chúng hiểu biết đúng đắn những sự kiện và hiện tượng diễn ra
trong đời sống xã hội.
+ Tn thủ ngun tắc tính đảng có nghĩa là quán triệt hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, coi đó là cơ sở khoa học, là nội
dung cốt lõi của công tác tư tưởng.
+ CTTT phải trở thành công cụ đắc lực bảo vệ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của
chủ nghĩa xã hội; hệ tư tưởng của Đảng; đấu tranh không khoan nhượng với hệ tư
tưởng tư sản và mọi tư tưởng thù địch, đi ngược lợi ích giai cấp cơng nhân và lợi ích

dân tộc.
+ Cơng tác tư tưởng phải góp phần đắc lực khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta; kịp thời biểu dương những điển hình
tiên tiến, những nhân tố mới xuất hiện trong phong trào cách mạng của nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
+ Công tác tư tưởng phải phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước.
VD: Mọi đường lối chính sách chủ trương của Đảng phải dự vào nên tảng tư tưởng là
chủ nghĩa mác lênin tư tưởng hồ chí minh để tránh tính trạng lệch hướng xã hội chủ
nghĩa (đây là 1 trong 4 nguy cơ của đảng ta: lệch hướng xã hội chủ nghĩa, tụt hậu về
kinh tế, tham nhũng, diễn biến hịa bình)
- Phịng chống tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng.
- Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã tạo được
những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị
- Cơng tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối, "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" đạt được một số kết quả; tích cực đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa
bình" của các thế lực thù địch.


- Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là q trình biến đổi trong mỗi cán bộ, đảng viên từ
nhận thức đến hành động, làm cho họ khơng cịn là chính mình nữa, thậm chí chuyển
hóa từ tích cực sang tiêu cực, mà nguy hiểm nhất là chống lại Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Hiện nay, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch: “… những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng,
trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Khơng ít cán bộ, đảng viên có những biểu
hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục
tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Trước hết, về tư tưởng
chính trị, chúng ta thấy, gần đây, qua những “thư ngỏ”, “kiến nghị”, góp ý của một số
cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao đã bộc lộ quan điểm trái chiều, không thống
nhất với chủ trương, đường lối của Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng, xây dựng xã hội

dân sự, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, địi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, v.v. Đây
là điều đặc biệt nguy hại. Bởi lẽ, khi tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng
viên “có vấn đề” - chệch hướng, thì tất nhiên sẽ làm suy yếu bộ máy của Đảng và Nhà
nước, thậm chí bị chia rẽ, suy thối, nguy cơ sụp đổ của thể chế chính trị. Lời di huấn
của V.I. Lê-nin: “Khơng ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của
bản thân chúng ta... Nếu chúng ta do sai lầm mà gây ra sự chia rẽ thì tất cả sẽ sụp đổ,
…” đến nay cịn ngun giá trị.
VD: Cơng tác lý luận những người làm công tác này nắm rất chắc về các tư tưởng đó
là chủ nghĩa mác - lenin tư tưởng hcm để tham mưu cho các cấp ủy để hình thành lên
đường lối chúng ta có tham mưu về các vấn đề XDĐ trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
chỉ khi hinh thành NQ ĐH 12 phải có cuốn tổng kết lý luận đây là cơ sở để hinh thành
NQ, bản thân người làm cơng tác lý luận phai có kiến thức. Về mặt chính trị trên cơ
sở những cái lý luận mà chúng ta có, từ những đường lối chính sách đó ta tổ chức về
con người từ cấp TW đến địa phương, ngay trong cơng tác tư tưởng nó biểu hiện
thành đặc điểm: đó là cơng tác lý luận, công tác tuyên truyền cổ động truyền bá cho
nhân dân trên cơ sở thực tiễn.


Câu 8: Nguyên tắc tính Khoa học?
*Khái niệm: Tính khoa học là khái niệm chỉ sự phù hợp với qui luật khách quan khi
tiến hành công tác tư tưởng và là một nguyên tắc cơ bản của công tác tư tưởng.
+ Khái niệm công tác tư tưởng: Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một
giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong
quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
- Cơ sở khách quan qui định tính khoa học của công tác tư tưởng:
+ Cơ sở quy định trực tiếp: Bản thân Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã mang tính khoa học
cao và đây cũng chính là nội dung của cơng tác tư tưởng.
+ Cơ sở quy định sâu xa: Là sứ mệnh cách mạng của giai cấp vô sản và Đảng cộng
sản phù hợp với tiến trình phát triển khách quan của lịch sử.

- Biểu hiện tính khoa học trong cơng tác tư tưởng:
+ CTTT phải được tiến hành trên cơ sở vận động của lĩnh vực tư tưởng: Sáng tạo,
truyền bá và vật chất hố lý luận, đường lối, chính sách.
VD: Thực hiện chương trình cơng tác năm của Đảng bộ huyện A để thực hiện chương
trình cơng tác năm của Đảng bộ huyện A. Điêu đầu tiên chúng ta xác định đó là mục
đích thực hiện như: năm 2017 chúng ta thực hiện Nghị quyết liên quan đến nghije
quyết của ĐH Đại Biêu toan quốc lần thứ 12 trong đó trọng tâm,trọng điểm thực hiện
1 số vấn đề XDĐ hiện nay, để thực hiện tính khoa học cơng tác năm thi Đảng bộ phải
xây dựng kế hoạch triên khai từng tháng, quý và phải có trọng tâm, trọng điểm. Căn
cứ vào chất lượng của từng Đảng bộ thi chúng ta có thể xác định được vấn đê trọng
tâm.
VD: Cơng tác Đồn tham gia xây dựng Đảng, hay công tác phát triển Đảng viên của
Đảng bộ HVTTNVN trong những năm vừa qua. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của
thanh niên, sinh viên HVTTNVN và những điều kiện cụ thể. Thấy rõ ràng Đảng ủy
HVTTNVN đề ra tiêu chí phù hợp vs sinh viên HVTTNVN để các em có tiêu chuân


mà thực hiện, sau khi có tiêu chí phải tun truyền, phổ biến cho tất cả đoàn viên,
thanh niên của HVTTNVVN về tiêu chuẩn đó. Trên cơ sở đúng đắn để đào tạo, bồi
dưỡng đặc biệt là động cơ để vào Đảng. Vào Đảng k phải để oai mà vào Đảng để
cống hiến cho tổ quốc, nhân dân khi xác định đúng thì chúng ta lập rõ kế hoạch cho
Đồn viên, thanh niên, bên cạnh học tập còn phải tham gia hoạt động ngoại khóa cho
các phong trào của học viện, phong trào của ĐTNCSHCM.
+ CTTT chỉ truyền bá những nội dung khoa học, những chân lý khách quan. Nội dung
công tác tư tưởng phải là những nội dung khoa học, những điều được truyền bá phải
thẩm định qua thực tiễn để trở thành chân lý.
VD: Để đảm bảo hồ sơ của đoàn viên thanh niên trở thành đảng viên ưu tú và xứng
đáng đứng trong hàng ngũ của đảng, chúng ta phải cho đoàn viên biết tất cả cơ cấu
của tổ chức của đảng, mục tiêu tôn chỉ của Đảng, thành tựu, hạn chế trong nhưng năm
qua đổi mới của đảng đê đứng trc những thành tựu đó người ta có muốn cống hiến

khơng, nhưng ngược lại đứng trước những hạn chế đặc biệt là hạn chế của 1 bộ phận
khơng nhỏ cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, người ta có mong muốn để trở thành
ĐV khơng. Vì Thanh niên ngày nay khơng phải ai cũng muốn trở thành đoàn viên.
+ Phải nắm chắc đặc điểm đối tượng để xác định nội dung, hình thưc, phương pháp tư
tưởng cho phù hợp.
VD: Khi đến đoàn viên chúng ta phải nắm chắc đặc điểm đối tượng, đây là lứa tuổi
nhậy cảm nhất của mọi vấn đề, đây là lứa ham học hỏi, ham tìm hiểu nhưng bồng bột,
nơn nóng, muốn thực hiện cơng việc 1 cách nhanh chóng, như vậy rất dễ vấp ngã như
vật tổ chức đoàn, đảng phải bồi dưỡng, đào tạo cho những thanh niên.
+ Công tác tư tưởng mang tính chân thực, phản ánh đúng hiện thực. Tính khoa học
cịn thể hiện ở tính trung thực.Khơng trung thực là mất tính khoa học.Bản thân sự thật
có sức mạng, sức thuyết phục rất lớn, nó tạo ra niềm tin vững chắc trong nhân
dân.Nhưng sự trung thực này cũng phải được quy định ở tính Đảng.


+ Vận dụng thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong công tác tư tưởng. Vận dụng
thành tựu của các bộ môn khoa học liên ngành như xã hội học, tâm lý học, giáo dục
học, ngôn ngữ học, logic học… thành tựu của truyền thông, công nghệ thông tin…
VD: Ngày hôm nay khi các giảng viên lên lớp dậy các học sinh, sinh viên.Các thầy cô
sử dụng bảng phấn để giang cho học sinh sinh viên, sẽ có nhưng trường hợp. Một là
nội dung kiến thức truyền đạt không đủ, 2 là sinh viên khơng có hưng thú với bài
giảng. Thì các thầy cơ khơng chỉ tiếp thu 1 chiều mà phai tiếp thu 2 chiều cho bài
giảng sinh động hơn đê cuốn hút sinh viên. Trong quá trình học, các thầy cơ cịn áp
dụng những phương pháp như khơng những vấn đê về chun mơn ma cịn nghiệp vụ
sư phạm.
+ Kết hợp phương tiện hiện đại và truyền thống trong công tác tư tưởng

Câu 11: Phương pháp công tác tư tưởng là gì? Có bao nhiêu cách để phân loại
công tác tư tưởng và chỉ rõ các yếu tố quy định việc lựa chọn công tác tư tưởng?
a,Khái niệm: PP công tác tư tưởng là hệ thống các cách tác động tư tưởng của chủ

thể và các cách tiếp nhận tư tưởng của đối tượng, dựa trên tính quy luật của các quá
trình tư tưởng, nhằm thực hiện mục đích của cơng tác tư tưởng.
b,Phân loại phương pháp công tác tư tưởng:
*Căn cứ vào cách sử dụng các phương tiện giáo dục:
- Nhóm phương pháp dùng lời nói: sử dụng phương tiện lời nói để tác động trực tiếp
đến đối tượng.
+ Phương pháp độc thoại: chủ thể sử dụng lời nói là chính, đối tượng chủ yếu nghe và
tiếp thu những ý kiến, quan điểm, tư tưởng mà chủ thể cung cấp. Thuộc nhóm phương
pháp này có: phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải, phương pháp diễn
giảng...
+ Phương pháp đối thoại: chủ thể hướng dẫn đối tượng cùng suy nghĩ, trao đổi ý kiến,
tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng. Thuộc nhóm phương pháp này có phương


pháp đàm thoại, phương pháp vấn đáp, phương pháp hỏi đáp, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp nêu vấn đề...
- Nhóm pp trực quan: sử dụng phương tiện trực quan để tác động tư tưởng.
- Nhóm pp thực tiễn: giáo dục tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn hoặc giúp đối
tượng tự phân tích đánh giá sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn đời sống trên quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin...
*Căn cứ vào tính chất các biện pháp tác động tư tưởng:
- Phương pháp thuyết phục: dùng lý lẽ và thực tế có cơ sở khoa học, có lơgic để
thuyết phục đối tượng hiểu và có niềm tin vào vấn đề cần tuyên truyền giáo dục.
- Phương pháp ám thị: dùng uy tín và ưu thế của chủ thể buộc đối tựơng chấp nhận
quan điểm, tư tưởng mà không cần chứng minh, giải thích.
- Phương pháp nêu gương: nêu điển hình tốt để đối tượng giáo dục học tập, bắt chước
và điển hình xấu để họ phê phán, lên án, tránh mắc phải.
*Căn cứ phạm vi tác động đối tượng:
- Phương pháp giáo dục cá nhân là phương pháp tác động tư tưởng đến từng người
(có đặc điểm riêng biệt, hồn cảnh đặc biệt hoặc uy tín đặc biệt).

- Phương pháp giáo dục nhóm là phương pháp tác động tư tưởng đến từng nhóm nhỏ
người có đặc điểm riêng, hoặc hoàn cảnh gần giống nhau.
- Phương pháp giáo dục đại chúng là phương pháp cùng lúc tác động tư tưởng đến số
đông người.
*Căn cứ vào mức độ tự giác của đối tượng:
+ Người ta cịn có thể phân thành phương pháp giáo dục và phương pháp tự giáo dục;
phương pháp phê bình và phương pháp tự phê bình. v.v...
c,Các yếu tố quy định việc lựa chọn công tác tư tưởng:
*Đặc điểm đối tượng công tác tư tưởng: Đặc điểm đối tượng công tác tư tưởng là
yếu tố đầu tiên quyết định việc lựa chọn phương pháp công tác tư tưởng.
- Trước hết, việc sử dụng phương pháp phải căn cứ vào nhu cầu và trình độ nhận thức
các vấn đề tư tưởng của đối tượng, vì nhu cầu và trình độ này là khơng đồng đều


VD: +Đối tượng có trình độ thấp thì có thể dùng phương pháp độc thoại vì nhu cầu
chính của họ là muốn được cung cấp thơng tin
+ Đối tượng có trình độ cao cần được tăng cường sử dụng các phương pháp đối thoại,
vì trình độ dân trí cao thì nhu cầu dân chủ hóa đời sống XH, nhu cầu định hướng tư
duy ngày càng cao, yêu cầu chủ thể phải tăng cường trao đổi, đối thoại, gợi mở vấn đề
cho phù hợp với nhu cầu trình độ đó.
- Mặt khác, đặc điểm tâm lý của đối tượng cũng là một căn cứ quan trọng khi lựa
chọn phương pháp tác động tư tưởng. Độ tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng tơn
giáo… đều có những đặc điểm tâm lý đặc trưng, đòi hỏi những phương pháp phù hợp
nhất định.
VD: Thanh niên tuổi đời cịn ít, vốn sống và tri thức cịn hạn hẹp thì phương pháp
trực quan đối với họ là cần thiết, trong khi trung niên hoặc người cao tuổi thì pp
thuyết trình thích hợp hơn vì họ muốn nhiều thông tin trong thời gian ngắn.
=>Chủ thể công tác tư tưởng phải tìm hiểu và nắm vững đặc điểm đối tượng để lựa
chọn phương pháp phù hợp đặc điểm tâm lý, nhu cầu và trình độ nhận thức của họ.
*Mục đích, nội dung, nhiệm vụ cơng tác tư tưởng trong từng trường hợp cụ thể:

- Mục đích của cơng tác tư tưởng là cơ sở quan trọng để lựa chọn phương pháp. Tùy
theo mục đích cần đạt tới của CTTT mà chủ thể sử dụng PP khác nhau.
VD: Với mục đích cung cấp tri thức thì có thể dùng PP thuyết trình là chính, vứi mục
đích hình thành và củng cố niềm tin thì cần sử dụng nhiều PP đối thoại, với mục đích
cổ vũ hành động thì cần dùng PP nêu gương, PP trực quan…
- Nội dung CTTT là yếu tố quan trọng trực tiếp quy định việc lựa chọ PP. Mỗi ND cụ
thể yêu cầu những PP cụ thể, phù hợp để truyền tải.
VD: Với những ND rộng lớn và cần trang bị 1 cách có hệ thống thì nên chú ý lựa
chọn sử dụng những PP dùng lời nói mới có thể lý giải cặn kẽ vấn đề, với nội dung
của 1 đợt tuyên truyền giáo dục trong 1 thời điểm nhất định thì nên dùng PP nêu
gương, PP trực quan để hình thành ý thức và tính tích cực hành động kịp thời.


=> Như vậy: Giữa ND và PP có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. ND quy định PP vì
ND là cơ sở, là tiền đề để lựa chọn PP., song PP phù hợp sẽ truyền tải ND chọn vẹn,
thậm trí góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn ND.
- Việc lựa chọn và sử dụng PP cũng tùy thuộc từng nhiệm vụ cụ thể của CTTT trong
từng thời điểm, ở từng địa phương, cơ sở nhất định.
*Các điều kiện cụ thể của CTTT:
- Việc lựa chọn PP CTTT phụ thuộc rất nhiều khả năng làm chủ các phương tiện của
chủ thể. Trong thực tế, có khi có đầy đủ phương tiện vật chất nhưng chủ thể lại k biết
sử dụng, khai thác nó nên việc sử dụng PP vẫn có thể đơn điệu, kém hiệu quả.
- Việc lựa chọn PP CTTT cịn tùy thuộc vào nhiều điều kiện hồn cảnh cụ thể cùng vs
những phương tiện vật chất-kỹ thuật hiện có.
VD: Ở những nơi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, mặt bằng dân trí
tương đối cao và CTTT có khả năng trang bị những phương tiện thơng tin hiện đại
như điện thoại, truyền hình, internet thì cần tăng cường sử dụng những PP phát huy
trí sáng tạng, tính tích cực chủ động của đối tượng như PP đàm thoại, PP nêu vấn đề,
PP trực quan…
- Ngược lại, những nơi đời sống khó khăn mặt bằng dân trí thấp và điều kiện, phương

tiện trang bị cho CTTT cịn nhiều hạn chế thì sử dụng PP dùng lời nói, PP nêu gương
là chủ yếu.
=> Kết luận: - Cuộc sống con người rất đa dạng phong phú;, do đó PP tác động tư
tưởng cũng phải đa dạng phong phú thì mới khơng gây cảm giác nhàm chán, đơn
điệu.
- Trong CTTT k có PP nào là hồn hảo tuyệt đối, mỗi PP đều có ưu thế và hạn chế
nhất định, nhưng khi kết hợp vơi nhau chúng sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên 1
sức mạnh tổng hợp. Bởi vậy, chủ thể CTTT phải biết cách sử dụng tổng hợp PP trong
CTTT.


- Việc sử dụng tổng hợp các PP đòi hỏi chủ thể phải nắm vững nội dung, biết sử dụng
linh hoạt, nhuần nhuyễn nhiều PP và cần có điều kiện vật chất, phương tiến sẵn sàng
để khi cần là có thể sử dụng được ngay.

Câu 13: A/chị hãy phân tích những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ công tác tư
tưởng?
- Về nguồn hình thành:
+ Lực lượng vũ trang
+ Cán bộ cấp uỷ cấp dưới
+ Nghành giáo dục
+ Văn hoá - thơng tin
+ Cơ quan báo chí
+ Trường chính trị hoặc từ các ban nghành khác trong hệ thống chính trị
+ Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học kinh tế, kĩ thuật, khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và nhân văn, từ Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện
trực thuộc...
- Về trình độ lý luận chính trị và tri thức khoa học:
+ Phải có hiểu biết sâu sắc về lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa mác lê nin,
nắm vững tư tưởng HCM cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng và khả năng vận

dụng chúng vào thực tiến cách mạng.
+ Biết đánh giá đúng đắn các hiện tượng và quá trình xã hội đang diễn ra theo lập
trường của giai cấp công nhân và của Đảng.
+ Đấu tranh k khoan nhượng với quan điểm tư tưởng sai trái, thù địch, k dao động trc
sự tấn công của kẻ thù tư tưởng, trc âm mưu diễn biến hồ bình của các thế lực thù
địch.


+ Nền tảng kiến thức văn hoá phải đủ rộng, tổng hợp, trc hết là kiến thức tổng hợp về
lĩnh vực chính trị - xã hội, kiến thức về giáo dục con người.
- Về phẩm chất chính trị và đạo đức:
+ Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở giác ngộ sâu sắc và lý tưởng của giai
cấp công nhân, phản xạ nhanh nhạy trc các vấn đề tư tưởng, chính trị phức tạp.
+ Có đạo đức và lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, gần gũi nhân dân, tôn trọng
tập thể, trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn và quyết đốn, có sức quy tụ và đồn kết
mọi người.
- Về năng lực chun mơn nghiệp vụ
+ Cơng tác tư tưởng là một nghề, do đó cán bộ tư tưởng phải đào tạo nghề nghiệp
+ Cán bộ tư tưởng phải có khả năng viết và nói hấp dẫn để thuyết phục người nghe
hiểu, tin và làm theo
+ Có phong cách làm việc dân chủ và khả năng đối thoại với quần chúng
+ Có năng lực sử dụng các phương tiện thông tin, tuyên truyền đại chúng nhất là sử
dụng các phương tiện hiện đại để tác động đến ý thức quần chúng
+ Có năng lực tham mưu
+ Có năng lực độc lập nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn, nhất là việc phân tích,
phê phán, tổng kết các vấn đề chính trị và tư tưởng- chính trị, khả năng nắm bắt,
hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện, lí giải những khuynh hướng tư tưởng phát sinh
trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp dân cư khác nhau.

Câu 16: Anh chị hãy:

- Trình bày khái niệm cơng tác tun truyền và cơng tác cổ động?
- So sánh sự giống và khác nhau giữa công tác tuyên truyền và công tác cổ động?
*Khái niệm :
- Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu
thành của cơng tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách


lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích
của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng
hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.
- Cơng tác cổ động: Cơng tác cổ động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình
cảm của đối tượng thơng qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên
một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực
hiện công việc đó
+ Cơng tác cổ động có chủ thể và đối tượng cũng giống như công tác lý luận.
*Giống và khác nhau giữ công tác truyên truyền và cổ động
- Giống nhau:
+ Thống nhất trong q trình thực hiện mục đích công tác tư tưởng.
+ Chung nội dung, nhiệm vụ công tác tư tưởng.
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng
- Khác nhau:
- Mục đích:
+ Tuyên truyền : nhận thức, thái độ của đối tượng là chính rồi mới chuyển hoá thành
hành động
+ Cổ động : hành vi là chủ yếu
- Hiệu quả:
+ Tuyên truyền : thể hiện dần dần, lâu dài
+ Cổ động : ngay tức thì một trong thời gian ngắn
- Nội dung:
+ Tuyên truyền:

• Truyền bá nền tảng tư tưởng của đảng
• Giải thích các mục tiêu chung, nhiệm vụ mang tính chiến lực của đảng
+ Cổ động:
• Giải thích đường lối chính sách đang hiện hành, vấn đề kinh tế - xã hội trc mắt


• Phổ biến sự kiện đang diễn ra ở phạm vi hẹp, từ địa phương mới mở rộng ra toàn
quốc
- Trình độ tác động:
+ Tuyên truyền : Tác động cao hơn : phải giải thích chứng minh bản chất sự vật hiện
tượng trong đời sống XH
+ Cổ động : Lấy một sự kiện, một sự việt nổi bật để chứng minh tư tưởng, ý đồ của
chủ thể
Phương thức tác động :
+ Tuyên truyền : Thiệ về đưa ra lý lẽ để tác động vào lý trí của đối tượng, giúp đối
tượng tin và làm theo
+ Cổ động : Thiên về kêu gọi, hiệu triệu tác động vào tình cảm của đối tượng để kích
thích hành động
- Quy mơ tác động:
+ Tun truyền : Nói nhiều ít người nghe -> hẹp
+ Cổ động : Nói ít cho nhiều người nghe -> rộng



×