Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG THỎ TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG THỎ TẠI CÁC HỘ CHĂN NI THUỘC ĐỊA
BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 28

Khóa

: 2002 - 2007

Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ PHƯƠNG HỒNG

- 2007 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG THỎ TẠI CÁC HỘ CHĂN NI THUỘC ĐỊA


BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. TRẦN VĂN CHÍNH

LÊ THỊ PHƯƠNG HỒNG

KS. TRẦN THỊ BÍCH NGUYÊN

- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: LÊ THỊ PHƯƠNG HỒNG.
Tên luận văn: “KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
THỎ TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH”.
Đã hồn thành luận văn theo đúng u cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày…………….

Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN VĂN CHÍNH

iii



LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh tất cả để con được như ngày
hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống
Tồn thể q Thầy Cơ Khoa Khoa Học Cơ Bản, Bộ môn Mác – Lê nin, Khoa
Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm tạ
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Hồng, trưởng Trạm khuyến nơng liên Quận 12 – Gị Vấp
Kỹ sư chăn ni Trần Thị Bích Ngun, phó Trạm khuyến nơng liên Quận 12 –
Gị Vấp
Cùng tồn thể các anh chị, cơ chú tại Trạm và tại các hộ gia đình chăn ni thỏ
ở Quận 12 đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn
Tập thể lớp Thú y 28 và những người bạn thân yêu đã cùng tôi chia sẽ biết bao
buồn vui trong thời gian học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
LÊ THỊ PHƯƠNG HỒNG

iv


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU......................................................................................2
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2 u cầu ...........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THỎ HIỆN NAY .................................3
2.1.1 Trên thế giới ...................................................................................................3
2.1.2 Trong nước .....................................................................................................3
2.2 TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................4
2.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................4
2.2.2 Sản xuất nơng nghiệp .....................................................................................4
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................5
2.3.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của thỏ ..................................................................5
2.3.2 Những dấu hiệu khi thỏ cái động dục.............................................................7
2.3.3 Phân biệt giới tính...........................................................................................7
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ....................................8
2.3.4.1 Yếu tố di truyền ...................................................................................8
2.3.4.2 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu.........................................8
2.3.4.3 Yếu tố ngoại cảnh................................................................................8
2.3.5 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của thỏ cái sinh sản.............10
2.3.6 Giới thiệu về một số nhóm giống thỏ khảo sát ở các hộ gia đình Quận 12 .10
2.3.6.1 Thỏ NewZealand white – Thỏ Tân Tây Lan trắng............................11
2.3.6.2 Thỏ Lop – Thỏ tai cụp .......................................................................11
2.3.6.3 Thỏ Dutch – Thỏ Hà Lan ..................................................................12
2.3.6.4 Thỏ Checkered Giant – Thỏ mắt kiếng .............................................13
2.3.6.5 Thỏ British Giant – Thỏ Anh ............................................................13
2.3.6.6 Thỏ Giant Papillon – Thỏ bướm .......................................................14

v



2.3.6.7 Thỏ Sable – Thỏ đen Ấn Độ..............................................................14
2.3.6.8 Nhóm các giống thỏ lai tạp................................................................15
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT....................................16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP..............................................................16
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................................................16
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................16
3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC VÀ NI DƯỠNG ĐÀN THỎ KHẢO SÁT..............17
3.4.1 Cơng tác giống..............................................................................................17
3.4.1.1 Phương pháp chọn giống...................................................................17
3.4.1.2 Kỹ thuật phối giống ...........................................................................18
3.4.2 Hệ thống chuồng trại ....................................................................................18
3.4.2.1 Chuồng nuôi ......................................................................................18
3.4.2.2 Lồng nuôi...........................................................................................18
3.4.3 Thức ăn .........................................................................................................19
3.4.4 Nước uống ....................................................................................................20
3.4.5 Chăm sóc ni dưỡng...................................................................................21
3.4.6 Quy trình vệ sinh ..........................................................................................22
3.4.7 Quy trình phịng bệnh...................................................................................23
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT..................................................................................23
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu................................................................................23
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................23
3.5.3 Số thỏ con đẻ ra trên ổ..................................................................................23
3.5.4 Số thỏ con sơ sinh còn sống trên ổ ...............................................................24
3.5.5 Số thỏ con giao nuôi trên ổ...........................................................................24
3.5.6 Trọng lượng bình qn thỏ con sơ sinh cịn sống ........................................24
3.5.7 Tuổi cai sữa thỏ con .....................................................................................24
3.5.8 Số thỏ con cai sữa.........................................................................................24
3.5.9 Trọng lượng bình quân thỏ con cai sữa........................................................24

3.5.10 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ......................................................................24
3.5.11 Số lứa đẻ của thỏ cái trên năm....................................................................24

vi


3.5.12 Số thỏ con cai sữa của thỏ cái trên năm .....................................................24
3.5.13 Tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa ........................................................25
3.5.14 Xếp hạng khả năng sinh đẻ của các nhóm giống .......................................25
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
4.1 TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ............................................................................26
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU ..............................................................................................27
4.3 SỐ THỎ CON ĐẺ RA TRÊN Ổ .............................................................................29
4.3.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................29
4.3.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................30
4.4 SỐ THỎ CON SƠ SINH CÒN SỐNG ...................................................................31
4.4.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................31
4.4.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................33
4.5 SỐ THỎ CON GIAO NUÔI ...................................................................................34
4.5.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................34
4.5.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................35
4.6 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QN THỎ CON SƠ SINH CỊN SỐNG ....................36
4.6.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................36
4.6.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................37
4.7 TUỔI CAI SỮA THỎ CON....................................................................................39
4.7.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................39
4.7.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................40
4.8 SỐ THỎ CON CAI SỮA ........................................................................................41
4.8.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................41

4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................43
4.9 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN THỎ CON CAI SỮA.........................................44
4.9.1 So sánh giữa các nhóm giống.......................................................................44
4.9.2 So sánh giữa các lứa đẻ ................................................................................45
4.10 KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ...............................................................47
4.11 SỐ LỨA ĐẺ CỦA THỎ CÁI TRÊN NĂM..........................................................48

vii


4.12 SỐ THỎ CON CAI SỮA CỦA THỎ CÁI TRÊN NĂM......................................49
4.13 TỈ LỆ NUÔI SỐNG TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA .............................................51
4.14 XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH ĐẺ CỦA CÁC NHÓM GIỐNG ......................52
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ........................................................................55
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................55
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57
PHỤ LỤC .....................................................................................................................59

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ ............................................................................9
Bảng 3.1 Phân bố số lượng thỏ cái sinh sản khảo sát theo nhóm giống và lứa đẻ........17
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp.........................................20
Bảng 4.1 Tuổi phối giống lần đầu .................................................................................26
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu...............................................................................................27
Bảng 4.3.1 Số thỏ con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống ....................................................29

Bảng 4.3.2 Số thỏ con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ..............................................................30
Bảng 4.4.1 Số thỏ con sơ sinh cịn sống theo nhóm giống............................................32
Bảng 4.4.2 Số thỏ con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .....................................................33
Bảng 4.5.1 Số thỏ con giao ni theo nhóm giống .......................................................34
Bảng 4.5.2 Số thỏ con giao nuôi theo lứa đẻ.................................................................35
Bảng 4.6.1 Trọng lượng bình qn thỏ con sơ sinh cịn sống theo nhóm giống...........36
Bảng 4.6.2 Trọng lượng bình quân thỏ con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ....................38
Bảng 4.7.1 Tuổi cai sữa của thỏ con theo nhóm giống .................................................39
Bảng 4.7.2 Tuổi cai sữa của thỏ con theo lứa đẻ...........................................................40
Bảng 4.8.1 Số thỏ con cai sữa theo nhóm giống ...........................................................42
Bảng 4.8.2 Số thỏ con cai sữa theo lứa đẻ.....................................................................43
Bảng 4.9.1 Trọng lượng bình quân thỏ con cai sữa theo nhóm giống ..........................44
Bảng 4.9.2 Trọng lượng bình quân thỏ con cai sữa theo lứa đẻ....................................46
Bảng 4.10 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ........................................................................47
Bảng 4.11 Số lứa đẻ của thỏ cái trên năm .....................................................................48
Bảng 4.12 Số thỏ con cai sữa của thỏ cái trên năm.......................................................50
Bảng 4.13 Tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa..........................................................51
Bảng 4.14 Xếp hạng khả năng sinh sản của các nhóm giống .......................................53

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................27
Biểu đồ 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu ..........................................................................................28
Biểu đồ 4.3.1 Số thỏ con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống ................................................30
Biểu đồ 4.3.2 Số thỏ con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ..........................................................31
Biểu đồ 4.4.1 Số thỏ con sơ sinh cịn sống theo nhóm giống........................................32
Biểu đồ 4.4.2 Số thỏ con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ.................................................33

Biểu đồ 4.5.1 Số thỏ con giao ni theo nhóm giống ...................................................34
Biểu đồ 4.5.2 Số thỏ con giao nuôi theo lứa đẻ.............................................................36
Biểu đồ 4.6.1 Trọng lượng bình quân thỏ con sơ sinh cịn sống theo nhóm giống.......37
Biểu đồ 4.6.2 Trọng lượng bình quân thỏ con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................38
Biểu đồ 4.7.1 Tuổi cai sữa của thỏ con theo nhóm giống .............................................40
Biểu đồ 4.7.2 Tuổi cai sữa của thỏ con theo lứa đẻ.......................................................41
Biểu đồ 4.8.1 Số thỏ con cai sữa theo nhóm giống .......................................................42
Biểu đồ 4.8.2 Số thỏ con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................44
Biểu đồ 4.9.1 Trọng lượng bình qn thỏ con cai sữa theo nhóm giống ......................45
Biểu đồ 4.9.2 Trọng lượng bình quân thỏ con cai sữa theo lứa đẻ................................46
Biểu đồ 4.10 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ....................................................................48
Biểu đồ 4.11 Số lứa đẻ của thỏ cái trên năm .................................................................49
Biểu đồ 4.12 Số thỏ con cai sữa của thỏ cái trên năm...................................................50
Biểu đồ 4.13 Tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa......................................................52

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Thỏ con từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi.........................................................6
Hình 2.2 Thao tác phân biệt thỏ đực, cái.........................................................................7
Hình 2.3 Thỏ Newzealand.............................................................................................11
Hình 2.4 Thỏ Lop ..........................................................................................................12
Hình 2.5 Thỏ Dutch .......................................................................................................12
Hình 2.6 Thỏ Dutch .......................................................................................................13
Hình 2.7 Thỏ mắt kiếng.................................................................................................13
Hình 2.8 Thỏ Xám Anh .................................................................................................14
Hình 2.9 Thỏ Bướm.......................................................................................................14
Hình 2.10 Thỏ đen Ấn Độ .............................................................................................15

Hình 2.11 Một số nhóm giống khơng rõ .......................................................................15
Hình 3.1 Chuồng ni thỏ cái sinh sản..........................................................................19
Hình 3.2 Chuồng sử dụng hệ thống nước uống tự động ...............................................21
Hình 3.3 Ổ đẻ.................................................................................................................22

xi


CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
MK

: Nhóm giống thỏ mắt kiếng

DU

: Nhóm giống thỏ Dutch

NZ

: Nhóm giống thỏ NewZealand

XA

: Nhóm giống thỏ xám của Anh

BU

: Nhóm giống thỏ bướm

LO


: Nhóm giống thỏ Lop

DA

: Nhóm giống thỏ đen của Ấn Độ

KR

: Các nhóm giống thỏ lai khác khơng xác định được nhóm giống

NG

: Nhóm giống

TSTK

: Tham số thống kê

X

: Trung bình

SD

: Độ lệch tiêu chuẩn

CV

: Hệ số biến dị


NXB

: Nhà xuất bản

xii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2007 đến ngày 15/05/2007 tại các hộ gia
đình chăn ni thỏ thuộc Quận 12 – Thành Phố Hồ Chí Minh với nội dung là khảo sát
sức sinh sản của một số nhóm giống thỏ đang ni tại các hộ nhằm có được cơ sở dữ
liệu khoa học để góp phần chọn lọc, cải thiện và nâng cao hơn nữa năng suất của đàn
thỏ giống tại địa phương.
Số liệu được thu thập từ 272 thỏ cái sinh sản thuộc 8 nhóm giống khác nhau:
MK: 40 con
DU: 59 con
NZ: 70 con
XA: 28 con
BU: 21 con
LO: 14 con
DA: 21 con
KR: 19 con
Kết quả trung bình chung về một số chỉ tiêu sinh sản trên thỏ cái sinh sản của
các nhóm giống được ghi nhận như sau:
Tuổi phối giống lần đầu (144,98 ngày); tuổi đẻ lứa đầu (189,90 ngày); số thỏ
con đẻ ra trên ổ (7,18 con/ổ); số thỏ con sơ sinh còn sống (6,74 con/ổ); số thỏ con giao
nuôi (6,74 con/ổ); trọng lượng bình qn thỏ con sơ sinh cịn sống (51,82 g/con); tuổi
cai sữa thỏ con (30,68 ngày); số thỏ con cai sữa (5,98 con/ổ); trọng lượng bình quân
thỏ con cai sữa (428,83 g/con); khoảng cách giữa hai lứa đẻ (46,85 ngày); số lứa đẻ

của cái trên năm (8,80 lứa); số thỏ con cai sữa của thỏ cái trên năm (54,13 con); tỉ lệ
nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (88,51 %).

xiii


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước tình hình dịch cúm gia cầm bộc phát, ngày càng lan nhanh và rộng, gây
thiệt hại nặng nề đến ngành chăn nuôi gia cầm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ trương chuyển đổi vật nuôi phù hợp
thay thế cho gia cầm, thủy cầm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, là một chủ trương
lớn của ngành nông nghiệp thành phố nhằm góp phần nhanh chóng ổn định sản xuất
cho các hộ chăn nuôi sau dịch cúm gia cầm. Một trong những đối tượng vật nuôi hiện
nay được các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo ngành nông nghiệp thành phố và người
chăn ni quan tâm trong chương trình chuyển đổi sản xuất đó là con thỏ.
Bên cạnh các loại thịt truyền thống như heo, bò, gà, vịt… thịt thỏ ngày càng
được chú ý và tiêu thụ nhiều bởi vì thịt thỏ rất ngon và bổ dưỡng, có hàm lượng đạm
cao và lượng mỡ thấp nên là món ăn cần thiết cho những người già, người bị bệnh béo
phì. Thỏ cũng được coi là vật ni làm cảnh vì nó có bộ lơng đẹp và sạch, tính nó hiền
nhưng linh hoạt, nên ai nhìn cũng thích.
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi và tiêu thụ thực phẩm đạm động vật cho người
dân, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu chuyển đổi vật nuôi gia cầm, thủy cầm… sang nuôi
thỏ với các qui mô lớn, nhỏ khác nhau tùy theo vốn và diện tích chăn ni của từng hộ
để cung cấp lượng thịt và con giống. Cũng như chăn nuôi các loại gia súc khác, trong
chăn nuôi thỏ song song với các biện pháp kỹ thuật, thú y thì cơng tác giống phải được
chú trọng nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Để đóng góp
thêm cơ sở dữ liệu cho các người nuôi thỏ trong việc chọn lựa và nhân giống, được sự

đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường
Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Văn
Chính và sự giúp đỡ của Trạm Khuyến Nông Liên Quận 12- Gị Vấp, chúng tơi thực
hiện đề tài “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống thỏ tại các hộ chăn nuôi
thuộc địa bàn Quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh”.


2

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá sức sinh sản của một số nhóm giống thỏ hiện đang được
nuôi tại một số hộ chăn nuôi thuộc địa bàn Quận 12 nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu khoa
học để góp phần chọn lọc, cải thiện và nâng cao hơn nữa năng suất chất lượng của đàn
thỏ giống.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu về một số chỉ tiêu sinh sản của một số nhóm giống
thỏ trong thời gian thực tập.


3

PHẦN II: TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THỎ HIỆN NAY
2.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới hiện có khoảng trên 80 giống thỏ khác nhau. Một số nước có ngành
chăn ni thỏ phát triển như Pháp, Newzealand, Hungary, Đức, Trung Quốc… . Cộng
Hòa Pháp là nước đứng đầu về nghề nuôi thỏ và tiêu thụ thịt thỏ bình quân đầu người
cao nhất thế giới (6 kg thịt thỏ/người/năm); mỗi năm sản lượng bình quân đạt 110 triệu
con; sản lượng thịt thỏ hàng hóa đạt trên 300.000 tấn /năm, thu trên 3 tỷ 600 triệu

Franc/năm.
Nước Mỹ sản xuất 14 triệu con thỏ thịt /năm, đạt 35 triệu kg thịt thỏ (trọng lượng
hơi).
Hungary có năm đã sản xuất 40.000.000 kg, xuất khẩu thịt thỏ cho 17 nước, có
năm thu đạt tới 47 triệu đô la Mỹ…
Các nước Italia, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha cũng nuôi nhiều thỏ.
Ở Anh có những cơng ty ni thỏ. Thức ăn nuôi thỏ được sản xuất theo công thức
và đơn đặt hàng của các công ty nuôi thỏ.
Hầu hết các nước nuôi thỏ trên thế giới phát triển tốt và đạt hiệu quả, đã giải quyết
đồng thời 3 vấn đề: giống có năng suất cao; quy trình kỹ thuật ni dễ áp dụng, đạt
hiệu quả và giải quyết được đầu ra cho sản phẩm thỏ.
2.1.2 Trong nước
Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70 – 80 năm trước đây. Vì
thế, ở Việt Nam chăn ni thỏ đã có từ lâu đời, nhưng chưa phổ biến. Sau ngày miền
Nam giải phóng chăn ni thỏ có phát triển, năm 1976 cả nước đạt 115.000 con, trong
đó các tỉnh phía Nam đạt 93.300 con; đến năm 1982, tồn quốc đã đạt xấp xỉ 200.000
con, miền Bắc đạt gần 90.000 con. Sau đó chăn ni thỏ có khuynh hướng sút giảm và
thời gian vừa qua do dịch cúm gia cầm và một số dịch bệnh như lở mồm long móng
trên bị, heo ngày càng gia tăng có nguy cơ đe dọa ngành chăn ni gia súc truyền
thống thì thỏ đã và đang phát triển thành vật nuôi quan trọng.


4

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, qua kết quả điều tra của các Trạm Khuyến Nông trên
địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Gị Vấp, Thủ Đức, quận
12…, tính đến cuối tháng 6/2006, có gần 330 hộ chăn nuôi thỏ với tổng đàn 22.630
con. Trong đó đàn thỏ sinh sản 4.852 con, thỏ đực 1.192 con, thỏ hậu bị cái 3.656 con,
thỏ thịt và thỏ con theo mẹ 12.930 con. Đàn thỏ nuôi tập trung nhiều nhất tại huyện Củ
Chi chiếm 36,2% (hơn 8.200 con), kế đến là huyện Bình Chánh chiếm 15,5 % (gần

3.490 con) với nhiều nhóm giống thỏ vơ cùng phong phú đa dạng.
2.2 TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Vị trí địa lý
- Quận 12 được thành lập từ ngày 01/04/1997 được tách ra từ Huyện Hóc Môn
theo Nghị Định số 03/NĐCP ngày 16/01/1997 gồm 10 phường và đến 2006 Quận có
tất cả là 11 phường (được tách ra từ 10 phường ban đầu) gồm: Thạnh Lộc, An Phú
Đông, Tân Hưng Thuận, Thới An, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Hiệp Thành, Tân
Thới Hiệp, Thạnh Xuân, Đông Hưng Thuận và Tân Chánh Hiệp.
- Diện tích tồn quận là 5026 ha.
- Tổng dân số của Quận là 299.306 người (thống kê 2005).
- Quận 12 nằm phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh có ranh giới: phía Bắc và
Tây giáp huyện Hóc mơn, phía Nam giáp quận Tân Bình và quận Gị Vấp, phía Đơng
giáp quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương.
2.2.2 Sản xuất nơng nghiệp
Theo báo cáo tổng kết năm 2006 của Trạm Khuyến Nông Liên Quận 12 – Gị Vấp:
* Trồng trọt
Tổng diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp 2079 ha với 2590 hộ. Trong đó gồm:
- Khoảng 129,26 ha hoa kiểng, trong đó diện tích trồng mai chiếm 62,83 ha/415
hộ, lan 8,6 ha/60 hộ, hoa nền 14,67 ha/139 hộ và các loại hoa kiểng khác.
- Diện tích trồng rau chiếm 221 ha/780 hộ.
- Diện tích trồng lài chiếm 213 ha/745 hộ.
- Diện tích trồng cây ăn trái chiếm 126,3 ha/560 hộ.


5

* Chăn ni
- Heo: 14.000 con (681 hộ).
- Bị sữa: 8.261 con (927 hộ).
- Thực hiện theo chủ trương của ngành nơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về

việc chuyển đổi vật nuôi cây trồng sau dịch cúm gia cầm, ngành chăn nuôi thỏ tại
Quận 12 đã bắt đầu phát triển từ năm 2005. Tính đến cuối tháng 11/2006, tổng đàn thỏ
trên địa bàn quận 12 đã tăng lên gần 4000 con với trên 70 hộ chăn nuôi. Sau năm 2007
ước khoảng trên 100 hộ.
- Ở quận cũng có nhiều ngành chăn nuôi mới đang phát triển nhanh như: nuôi cá
sấu hoa cà, nuôi cá kiểng, nuôi trăn.
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của thỏ
- Thỏ là vật nuôi rất mắn đẻ, tuổi thành thục sinh dục từ 5 – 6 tháng, mang thai
trung bình từ 28 - 32 ngày và sau khi đẻ 1 – 3 ngày động dục trở lại. Đây là một đặc
tính sinh lý rất quan trọng của thỏ cái và cũng là bản năng thiên nhiên cịn sót lại từ
thời còn là thỏ rừng để bảo tồn nòi giống. Mặc dù đã được thuần hóa từ lâu, thỏ ni
hiện nay vẫn giữ được đặc tính này.
- Chu kỳ động dục của thỏ ngắn, thay đổi (10 – 16 ngày) và thời gian kéo dài từ 3
– 5 ngày. Thỏ cái động dục mới chịu cho thỏ đực giao phối. Thỏ cái chỉ động dục khi
trứng chín và sau khi phối giống 9 – 10 giờ trứng mới rụng và mới thụ thai (Đinh
Xuân Bình, 2003), đây là đặc điểm sinh sản khác với các loài gia súc khác. Trên cơ sở
đặc điểm này, người ta thường ứng dụng phương pháp “phối kép”, “phối lặp” tức phối
giống 2 lần, lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 4 – 6 giờ, để tăng số lượng trứng
được thụ tinh và số lượng con đẻ ra trong 1 lứa.
- Thỏ con mới sinh ra chưa có lơng, sau 1 ngày tuổi bắt đầu mọc lơng tơ, 3 ngày
tuổi thì có lơng dày, ngắn 1 mm, 5 ngày tuổi lông dài 5 – 6 mm và 25 ngày tuổi bộ
lông được phát triển hồn tồn (hình 2.1). Thỏ con mở mắt vào 9 – 12 ngày tuổi.


6

Thỏ con 1 ngày tuổi

Thỏ con 1 tuần tuổi


Thỏ con 28 ngày tuổi

Hình 2.1 Thỏ con từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi


7

2.3.2 Những dấu hiệu khi thỏ cái động dục
- Đứng ngồi khơng n.
- Thỉnh thoảng bức lơng mình.
- Nằm chổng mông cao lên.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Cắn máng ăn, máng uống.
- Bới tung rơm rạ lót chuồng cịn gọi là hiện tượng “cắn ổ” hay “quần ổ”.
- Kiểm tra âm hộ thấy sưng to, đỏ mọng và có dịch nhờn rỉ ra.
2.3.3 Phân biệt giới tính
- Việc phân biệt giới tính thỏ đã trưởng thành là việc dễ dàng vì đặc điểm giới tính
đực, cái thể hiện ra bên ngoài một cách rõ ràng giống như các loài thú khác, nhưng với
thỏ con thì khó. Thỏ con dưới một tháng tuổi, chỉ có người chun mơn mới biết được
đâu là là con đực, đâu là con cái. Riêng thỏ được 5 tuần tuổi trở lên, quan sát lỗ sinh
dục mới phân được giới tính.
- Cách làm: một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào giữa ngón
tay trỏ và ngón tay giữa, ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục và vuốt ngược lên phía
bụng (hình 2.2). Nếu thấy lỗ sinh dục trịn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu mơn là con
đực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần lỗ hậu mơn là con cái.

Hình 2.2 Thao tác phân biệt thỏ đực, cái



8

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ
2.3.4.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là những đặc tính sinh học khơng thể thay đổi của thế hệ trước
truyền lại cho thế hệ sau. Theo Lasley (1987), dù con vật được nuôi ở điều kiện ngoại
cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản
thân nó.
Những giống thỏ có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, khả năng ni con và
sức đề kháng tốt thì thế hệ con của chúng cũng mang những đặc điểm đó và ngược lại.
Nguyễn Văn Hoàn (2000) cho rằng: nếu bị một thỏ cái giống xấu thì dù chăm sóc
tận tình đến mấy nó vẫn khơng có chửa tuy đã được phối giống trong những hoàn cảnh
thuận lợi nhất hoặc là có chửa nhưng lại đẻ non hoặc chỉ đẻ 1 – 2 con mà lại còn còi
cọc, dễ bệnh tật hoặc chết khi mới đẻ. Ngược lại nếu là một thỏ cái giống tốt cũng mơi
trường đó, những biện pháp chăn ni đó, nó đã chịu đực là có chửa ngay và đẻ 7 – 8
con lớn nhanh và không bệnh tật.
Do đó, khi chọn giống cần dựa vào phả hệ của giống thơng qua ơng bà, cha mẹ
giống đó, tốt hay xấu mới tiến hành chọn giống. Yếu tố di truyền rất quan trọng, nó
góp phần quyết định đến khả năng sinh sản của thỏ cái.
2.3.4.2 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Trong đời sống hoang dã thỏ rừng động dục rất sớm, nhiều con mới 4 tháng tuổi đã
bắt đầu sinh sản. Thỏ công nghiệp nuôi chuồng, tuổi động dục trễ hơn một tháng,
nghĩa là đến tháng tuổi thứ tư mới bắt đầu động dục.
Theo Việt Chương và Phạm Thanh Tâm (2006), để thỏ có đủ thời gian phát triển
cơ thể hoàn thiện hơn, sức vóc mạnh mẽ hơn thì nên bỏ qua ba hoặc bốn chu kỳ động
dục liên tiếp rồi mới cho phối giống lần đầu nghĩa là cho thỏ sinh sản vào lúc bảy hay
tám tháng tuổi mới tốt. Nhờ có thể lực mạnh nên thỏ sinh sản tốt và thời gian sinh sản
của đời thỏ cái được kéo dài hơn là nuôi cho đẻ sớm.
2.3.4.3 Yếu tố ngoại cảnh
- Thời tiết và khí hậu chuồng ni: bao gồm mùa, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ,

ẩm độ, độ thơng thống…
+ Ni thỏ cần lưu ý thân nhiệt thỏ vì thân nhiệt thay đổi thuận với nhiệt độ
khơng khí ở xung quanh nơi nuôi thỏ.


9

Theo Nguyễn Văn Hoàn (2000), mùa hè rất khắc nghiệt đối với thỏ. Vào mùa hè
thỏ đang mang thai có thể chết vì cảm nóng (nhiệt độ 350C, nóng kéo dài); nạn thỏ đẻ
non, đẻ trễ (35 – 40 ngày) hoặc đẻ lai rai vài ba ngày mới xong thường ít khi ni
được vì thỏ sơ sinh thường yếu, có tầm vóc rất bé hoặc rất lớn; thỏ cái ít muốn chịu
đực, phối giống khơng đậu hoặc sẩy thai.Vì thế, trong thời gian nóng nên cho các thỏ
cái giống nghỉ sinh sản sẽ tốt hơn.
+ Chuồng trại nóng bức, ẩm thấp hoặc mưa tạt gió lùa… tất cả đều ảnh hưởng
đến khả năng sinh sản của thỏ.
- Bệnh tật: thỏ cái bị bệnh ở tử cung, buồng trứng, hay rối loạn nội tiết tố hoặc do
thỏ đực chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật, tính dục kém…đây là các
nguyên nhân làm cho thỏ cái lâu ngày khơng động dục hoặc phối giống nhiều lần mà
khơng có thai.
- Dinh dưỡng: cần nuôi dưỡng thỏ cái mang thai theo khẩu phần thức ăn định
lượng, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đa dạng chủng loại, nếu không sẽ ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển của thai.
Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thay đổi tùy các giai đoạn sinh trưởng, phát dục theo
INRA (1999) được trình bày qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
Thời kỳ

Nhu cầu (g/con/ngày)
Bột đường


Đạm thô



-

-

22 – 24

15 – 35

2,5 – 9

35 – 80

9 – 13

80 – 110

13 – 17

Hậu bị

70

20

20 – 26


Cái chữa

90

28

26 – 28

Cái nuôi con
10 ngày
11 – 20 ngày
21 – 30 ngày
31 – 40 ngày

180
205
200
165

48
56
52
44

Sau cai sữa:
0,5 – 1 kg
1 – 2 kg
2 – 3 kg

28 – 31



10

Theo Nguyễn Chu Chương (2000), nếu để thiếu ăn nhiều ngày liên tục thì thỏ sẽ
gầy, thai sẽ khơng phát triển. Trong 8 ngày đầu sau phối giống thiếu rau cỏ xanh tươi,
thiếu chất đạm, thai đã thụ tinh sẽ bị tiêu biến.
Theo Việt Chương và Phạm Thanh Tâm (2006), khơng nên ni thỏ mang thai q
mập, vì như vậy sau này do thai to khiến đẻ khó và dễ bị viêm vú.Cung cấp đầy đủ
nước sạch tốt nhất nên cho uống tự do.
- Quản lý chăm sóc: có tác dụng không nhỏ đến sức sản xuất của đàn thỏ. Mật độ
nuôi cao, phối giống không đúng kỹ thuật, vệ sinh chuồng trại kém, chăm sóc kém, sử
dụng các phương pháp điều trị không hiệu quả cũng là các yếu tố làm cho sinh sản
thấp.
2.3.5 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của thỏ cái sinh sản
(1) Sử dụng thỏ cái sinh sản của những giống (dòng) có ưu thế lai về khả năng sinh
sản như các giống (dòng) Newzealand, Đen Ấn Độ, Dutch.
(2) Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn nuôi dưỡng đối với
từng loại thỏ.
(3) Phát hiện lên giống, phối giống đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.
(4) Dùng các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tăng lứa
sinh sản cho thỏ mẹ.
(5) Sử dụng thỏ đực giống tốt.
(6) Theo dõi chặt chẽ khi thỏ cái sinh sản mang thai, sinh con và cho con bú và
ghép bầy thỏ con hợp lý.
(7) Đảm bảo tiểu khí hậu chuồng ni phù hợp và các điều kiện vệ sinh chăm sóc
thú y tốt.
2.3.6 Giới thiệu về một số nhóm giống thỏ khảo sát ở các hộ gia đình Quận 12
Ở nước ta hiện nay giống thỏ thuần rất hiếm, đa số thỏ được nuôi tại Quận 12 là
các giống thỏ lai. Thỏ lai thường được lai tạo từ các giống thỏ ngoại lớn con có nguồn

gốc từ Newzealand, Mỹ, Anh…Mặc dù là thỏ lai nhưng chúng vẫn giữ được đặc điểm
ngoại hình cơ bản của các giống thỏ thuần giúp ta phân biệt được nhóm giống. Sau đây
là đặc điểm của các nhóm giống đang được nuôi phổ biến ở Quận 12:


11

2.3.6.1 Thỏ NewZealand white – Thỏ Tân Tây Lan trắng
- Nguồn gốc: Newzealand, nuôi phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ. Giống này nhập
nội vào nước ta từ năm 1978 nuôi ở Trung tâm giống thỏ Sơn Tây (Viện chăn ni
Quốc gia) đã qua hàng chục đời và đã thích nghi với mơi trường khí hậu của Việt
Nam.
- Ngoại hình: bộ lông màu trắng tuyết, lông dày, độ dài lông trung bình 7 – 10 mm.
Mắt màu đỏ ngọc. Tầm vóc trung bình, thân hình trịn, đầu con đực to hơn đầu con cái.
- Thuộc giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều
thịt. Thỏ trưởng thành nặng 5 – 5,5 kg/con. Tỉ lệ thịt xẻ từ 55 – 58%. Một tấm lông da
đạt khoảng 300 – 400g.
- Tuổi động dục lần đầu 4 – 4,5 tháng tuổi và phối giống lần đầu khi thỏ đạt trọng
lượng 3 – 3,2 kg/con vào lúc 5 – 6 tháng tuổi. Mỗi năm thỏ đẻ trung bình 5 – 6 lứa,
mỗi lứa bình quân 6 – 7 con, khả năng ni con giỏi.

Hình 2.3 Thỏ Newzealand
2.3.6.2 Thỏ Lop – Thỏ tai cụp
- Nguồn gốc: Anh. Đây là giống thỏ phổ biến nhất trong 4 giống thỏ Lop (French
Lop, Holland Lop, Dwarf Lop, American Fuzzy Lop).
- Ngoại hình: đơi tai dài, cụp. Không đa dạng về màu lông, phổ biến nhất là màu
nêu vàng, riêng phần cổ kéo dài đến miệng có màu trắng.
- Thỏ trưởng thành nặng 4,1 kg.



12

Hình 2.4 Thỏ Lop
2.3.6.3 Thỏ Dutch – Thỏ Hà Lan
- Nguồn gốc: Ukraina nhập vào Châu âu vào thế kỉ XIX.
- Ngoại hình: giống thỏ này nhỏ con, nhưng có nhiều thịt và tầm vóc vững chắc,
lơng có 2 hoặc 3 màu. Thỏ Dutch có 1 màu ở vùng mắt, tai và phần sau của thân; một
phần đầu và bàn chân có màu khác.
- Trọng lượng trưởng thành: 5kg/con.

Hình 2.5 Thỏ Dutch


×