Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.9 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU
CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Thú Y

Khóa

: 2002 – 2007

Lớp

: DH02TY

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TÚ HẠNH

- 2007 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU
CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh

Nguyễn Tú Hạnh

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Tú Hạnh
Tên luận văn: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy
trên chó được khám và điều trị tại bệnh viện thú y trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày……………………
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh

iii



LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- Gia đình đã dạy dỗ và cho tôi ăn học nên người.
- ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh, ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh đã tận tình chỉ
dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y và tất cả quý thầy cô đã truyền
đạt, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập.
- Ban lãnh đạo và các anh chị tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 2002 đã hỗ trợ và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

iv


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH..........................................................................................................2
1.3. YÊU CẦU ............................................................................................................2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................3
2.1. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ ................................................................3
2.1.1. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó ..............................................3
2.1.2. Thân nhiệt ................................................................................................3
2.1.3. Tần số hô hấp ...........................................................................................3
2.1.4. Nhịp tim....................................................................................................4

2.1.5. Tuổi thành thục và thời gian mang thai ...................................................4
2.1.6. Chu kỳ lên giống ......................................................................................4
2.1.7. Số con trong một lứa và tuổi cai sữa ........................................................4
2.2. SỰ MỌC RĂNG Ở CHÓ NON ...........................................................................4
2.3. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT VÀ CỐ ĐỊNH CHÓ..............................................5
2.3.1. Khớp mõm ................................................................................................5
2.3.2. Banh miệng ..............................................................................................5
2.3.3. Túm chặt gáy............................................................................................5
2.3.4. Vòng đeo cổ .............................................................................................5
2.3.5. Buộc chó trên bàn mổ ..............................................................................6
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ ................................6
2.4.1. Đăng kí và hỏi bệnh .................................................................................6
2.4.2. Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................6
2.4.2.1. Khám chung ..................................................................................6

v


2.4.2.2. Khám hệ tim mạch........................................................................6
2.4.2.3. Khám hệ hô hấp ............................................................................7
2.4.2.4. Khám hệ tiêu hóa .........................................................................7
2.4.2.5. Khám hệ tiết niệu .........................................................................7
2.4.2.6. Khám mắt, tai và phản xạ thần kinh.............................................7
2.4.3. Chẩn đoán phi lâm sàng...........................................................................8
2.4.4. Các chẩn đoán khác .................................................................................8
2.5. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ..............................................8
2.5.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh........................................................8
2.5.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh .................................................................8
2.5.3. Điều trị theo triệu chứng ..........................................................................9
2.5.4. Liệu pháp hỗ trợ.......................................................................................9

2.6. PHÒNG BỆNH....................................................................................................9
2.6.1. Biện pháp vệ sinh.....................................................................................9
2.6.2. Biện pháp tiêm chủng ............................................................................10
2.7. MỘT VÀI TRIỆU CHỨNG BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA.....................10
2.7.1. Ói mửa ....................................................................................................10
2.7.2. Tiêu chảy................................................................................................10
2.8. MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ...11
2.8.1. Bệnh Carré .............................................................................................11
2.8.1.1. Căn bệnh học ..............................................................................11
2.8.1.2. Dịch tễ học ..................................................................................12
2.8.1.3. Sinh bệnh học..............................................................................12
2.8.1.4. Triệu chứng .................................................................................13
2.8.1.5. Bệnh tích .....................................................................................14
2.8.1.6. Chẩn ñoaùn ...................................................................................14

vi


2.8.1.7. Điều trị ........................................................................................15
2.8.1.8. Phòng bệnh .................................................................................15
2.8.2. Bệnh do Parvovirus ................................................................................16
2.8.2.1. Căn bệnh học ..............................................................................16
2.8.2.2. Dịch tễ học ..................................................................................16
2.8.2.3. Sinh bệnh học..............................................................................17
2.8.2.4. Triệu chứng .................................................................................17
2.8.2.5. Bệnh tích .....................................................................................18
2.8.2.6. Chẩn đoán ...................................................................................18
2.8.2.7. Điều trị ........................................................................................19
2.8.2.8. Phòng bệnh .................................................................................20
2.8.3. Bệnh do Leptospira ................................................................................20

2.8.3.1. Dịch tễ học ..................................................................................20
2.8.3.2. Sinh bệnh học..............................................................................21
2.8.3.3. Triệu chứng .................................................................................22
2.8.3.4. Bệnh tích .....................................................................................22
2.8.3.5. Chẩn đoán ...................................................................................22
2.8.3.6. Điều trị ........................................................................................23
2.8.3.7. Phòng bệnh .................................................................................23
2.8.4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó ..................................................23
2.8.4.1. Dịch tễ học ..................................................................................23
2.8.4.2. Sinh bệnh học..............................................................................24
2.8.4.3. Triệu chứng .................................................................................24
2.8.4.4. Bệnh tích .....................................................................................25
2.8.4.5. Chẩn đoán ...................................................................................25
2.8.4.6. Điều trị ........................................................................................26

vii


2.8.4.7. Phòng bệnh .................................................................................26
2.8.5. Ngộ độc ..................................................................................................26
2.8.5.1. Chẩn đoán ...................................................................................26
2.8.5.2. Cách giải độc ..............................................................................27
2.8.6. Bệnh do giun sán ....................................................................................27
2.8.6.1. Bệnh do giun móc .......................................................................27
2.8.6.2. Bệnh do giun đũa ........................................................................28
2.8.6.3. Bệnh do sán dây..........................................................................30
2.9. LƯC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU
CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ................................................31
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...................................32
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................................32

3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ..................................................................................32
3.2.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................32
3.2.2. Dụng cụ khảo sát ....................................................................................32
3.3. NỘI DUNG KHẢO SÁT ...................................................................................32
3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................33
3.4.1. Lập bệnh án theo dõi .............................................................................33
3.4.2. Chẩn đoán lâm sàng...............................................................................33
3.4.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm .................................................................33
3.4.4. Điều trị bệnh ..........................................................................................34
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT VÀ CÁCH TÍNH ...............................................37
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................38
4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .............................................38
4.1.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ...................40
4.1.2. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính............42

viii


4.1.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống ................43
4.2. Định hướng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên
chó ....................................................................................................................44
4.2.1. Bệnh Carré trên chó ...............................................................................46
4.2.1.1. Triệu chứng .................................................................................47
4.2.1.2. Bệnh tích .....................................................................................47
4.2.1.3. Chẩn đoán ...................................................................................47
4.2.1.4. Điều trị ........................................................................................48
4.2.1.5. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................48
4.2.2. Bệnh do Parvovirus ................................................................................49
4.2.2.1. Triệu chứng .................................................................................50
4.2.2.2. Bệnh tích .....................................................................................50

4.2.2.3. Chẩn đoán ...................................................................................52
4.2.2.4. Điều trị ........................................................................................52
4.2.2.5. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................53
4.2.3. Bệnh do Leptospira ................................................................................54
4.2.3.1. Triệu chứng .................................................................................54
4.2.3.2. Điều trị ........................................................................................54
4.2.3.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................54
4.2.4. Bệnh do giun sán ....................................................................................55
4.2.4.1. Triệu chứng .................................................................................55
4.2.4.2. Chẩn đoán ...................................................................................55
4.2.4.3. Điều trị ........................................................................................56
4.2.4.4. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................57
4.2.5. Ngộ độc ..................................................................................................57
4.2.5.1. Chẩn đoán ...................................................................................58

ix


4.2.5.2. Điều trị ........................................................................................58
4.2.5.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................59
4.2.6. Bệnh do vi trùng.....................................................................................59
4.2.6.1. Chẩn đoán ...................................................................................59
4.2.6.2. Điều trị ........................................................................................61
4.2.6.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa ...............................61
4.2.7. Hiệu quả điều trị chung..........................................................................62
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................63
5.1. Kết luận .............................................................................................................63
5.2. Đề nghị ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................64
PHỤ LỤC ...................................................................................................................67


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó .............................................................3
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên tổng số chó khảo
sát .....................................................................................................................38
Bảng 4.2. Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy........39
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi.....................40
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính .............42
Bảng 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống..................43
Bảng 4.6. Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ..........................44
Bảng 4.7. Tỷ lệ các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy (%) .............................45
Bảng 4.8. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh Carré ...................................................48
Bảng 4.9. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh do Parvovirus......................................53
Bảng 4.10. Tỷ lệ chó nhiễm giun ký sinh đường tiêu hóa .......................................56
Bảng 4.11. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh do giun sán........................................57
Bảng 4.12. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli ...........................................60
Bảng 4.13. Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .................62

xi


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1. Cách lây lan trong bệnh do Leptospira......................................................21
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy................................38

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ...39
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ................40
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính .........42
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống .............44
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái virus Carré gây bệnh trên chó ..................................................11
Hình 2.2. Hình thái Parvovirus gây bệnh trên chó ...................................................16
Hình 2.3. Hình trứng giun móc phát triển thành larvae............................................28
Hình 2.4. Hình trứng và giun đũa Toxocara canis trưởng thành...............................29
Hình 4.1. Chó bị nổi mụn mủ ở bụng và gương mũi khô, bong tróc trong bệnh Carré..47
Hình 4.2. Chó đi phân lỏng có máu trong bệnh do Parvovirus ................................50
Hình 4.3. Một số bệnh tích đại thể trong bệnh do Parvovirus .................................50
Hình 4.4. Mô gan có nhiều bạch cầu tích tụ ở khoảng Kiernan trong bệnh do
Parvovirus ..................................................................................................51
Hình 4.5. Niêm mạc ruột hư hại và xuất huyết nặng trong bệnh do Parvovirus......51
Hình 4.6. Nhu mô lách sung huyết và xuất huyết trong bệnh do Parvovirus ...............52
Hình 4.7. Trứng giun móc xem ở vật kính 40...........................................................56

xii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
được khám và điều trị tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh”.
- Thời gian khảo sát từ 09/01/2007 đến 09/05/2007.
- Chúng tôi tiến hành khảo sát 664 chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh
viện, có 360 chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 54,22%, trong
đó:
+ Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa kết hợp tiêu chảy là 43,33%.

+ Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa là 27,22%.
+ Tỷ lệ chó có triệu chứng tiêu chảy là 29,45%.
- Chó bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi 2 – 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (76,95%).
- Có sự khác biệt về tuổi, giống và giới tính trong các bệnh có triệu chứng ói
mửa, tiêu chảy.
- Kết quả điều trị: có 236 chó khỏi bệnh trong tổng số chó bệnh có triệu
chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ 65,56%.
- Thông qua khảo sát lâm sàng, chúng tôi xác định được tỷ lệ điều trị khỏi
bệnh: cao nhất là nghi bệnh do giun sán (94,68%), kế đến là nghi bệnh do vi trùng
(90,74%), ngộ độc (60%), nghi bệnh Carré (57,27%), nghi bệnh do Parvovirus
(40,32%), nghi nhóm bệnh ghép (21,88%) và thấp nhất là nghi bệnh do Leptospira
(0%).
- Nghi bệnh do Leptospira, nghi bệnh do Parvovirus, nghi bệnh Carré có tỷ
lệ chết cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm.

xiii


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người ta vẫn nói không có một người bạn nào thân thiết và trung thành tuyệt
đối với con người như loài vật, đặc biệt là loài chó. Không chỉ là người bạn thân
thiết, gắn bó với con người về mặt tình cảm mà loài chó còn đồng hành cùng với
con người trong rất nhiều lónh vực: phục vụ trong quân đội, trong các lực lượng vũ
trang; bảo vệ tài sản cho con người; cũng như phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con
người như: chăn thả gia súc, săn bắt, kéo xe, kinh doanh, giải trí … và cả trong các
thí nghiệm có tính đột phá của nhân loại như: đưa chó ra ngoài không gian, lên mặt
trăng …

Vì thế, chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng và chủng loại chó, mà còn
quan tâm đến vấn đề sức khỏe và bệnh tật của chúng. Với việc du nhập nhiều
giống chó quý, sự phong phú và đa dạng về chủng loại, nếu trong quá trình nuôi
dưỡng không có những biện pháp phòng chống tích cực, các bệnh trên đường tiêu
hóa sẽ gây ra các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và có thể lẫn máu làm chúng chết
nhanh, gây tổn thương và thiệt hại không nhỏ về mặt tình cảm cũng như kinh tế,.…
cho con người.
Để góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh trên đường tiêu hóa của chó,
được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh và ThS. Bùi
Ngọc Thúy Linh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu
chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại Bệnh viện Thú Y
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh”.


2
1.2. MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó nhằm nâng cao
sự hiểu biết về bệnh, góp phần vào công tác chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị
bệnh trên chó có hiệu quả hơn.
1.3. YÊU CẦU
- Ghi nhận đầy đủ các ca bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy.
- Theo dõi một số yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, giới tính).
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên
chó.
- Thu thập một số mẫu phân từ chó bệnh để xét nghiệm bệnh do vi khuẩn,
do kí sinh trùng.
- Ghi nhận bệnh tích đại thể, vi thể trên một số chó mắc bệnh có triệu chứng
ói mửa, tiêu chảy khi có điều kiện.
- Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị.



3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ
2.1.1. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó
Chỉ tiêu

Đơn vị

Trị số

Hồng cầu

106/mm3

5,5 – 8,5

Bạch cầu

103/mm3

6 – 18

Neutrophil

%


45 – 70

Basophil

%

0–1

Eosinophil

%

2 – 10

Lymphocyte

%

30 – 60

Monocyte

%

2–7

Hemoglobin

G%


12 – 18

Hematocrit

ml/ 100ml

37 – 55

Calcium

Mg/ dl

0,4 – 12,2

Magnesium

Mg/ dl

1,8 – 2,5

Phosphore

Mg/ dl

4–8

g/l

0,2 – 0,5


Ure

(R.Moraillon và ctv, 1989 – trích dẫn: Nguyễn Khắc Trí, 2006)
2.1.2. Thân nhiệt
38o C - 39o C (đo ở trực tràng).
2.1.3. Tần số hô hấp
- Chó lớn: 10 - 40 lần/phút.
- Chó nhỏ:15 - 35 lần/phút.


4
2.1.4. Nhịp tim
- Chó lớn: 70 - 200 lần/phút.
- Chó nhỏ: 200 – 220 lần/phút.
2.1.5. Tuổi thành thục và thời gian mang thai
- Chó đực: 7 – 10 tháng tuổi.
- Chó cái: 9 – 10 tháng tuổi. Thời gian mang thai kéo dài từ 57 – 63 ngày.
2.1.6. Chu kỳ lên giống
- Mỗi năm chó thường lên giống 2 lần.
- Thời gian động dục trung bình là 12-20 ngày
Thời gian thuận lợi nhất để phối giống 9-13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục
đầu tiên. Ngoài ra chó còn có hiện tượng hành kinh giả.
2.1.7. Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
- Tùy theo giống chó, thông thường là 1-15 con/lứa.
- Tuổi cai sữa trên chó từ lúc 8-9 tuần tuổi (Trần Thị Dân, 2001).
2.2. SỰ MỌC RĂNG Ở CHÓ NON
- Chó mới sinh, chưa mở mắt, chưa có răng, đôi khi thấy vài răng cửa.
- Từ tuần thứ 2 – 3 các răng cửa, răng nanh hàm trên mọc.
- Đến tuần thứ 4, tất cả các răng sữa mọc hết.
- Đến 2 tháng tuổi, các răng cửa bắt đầu mòn.

- Từ 2,5 tháng tuổi, răng giữa hàm dưới mòn.
- Từ 3 – 3,5 tháng, răng kề hàm dưới mòn bằng.
- Tháng thứ 4, các răng ngoài hàm dưới mòn bằng. Trong thời kì này các
răng khác cũng mọc hết.
- Đến tháng thứ 5 – 6, các răng sữa đều rụng và được thay thế dần bằng răng
vónh viễn.
- Tháng thứ 7, tất cả các răng vónh viễn đều mọc cao bằng nhau (Phan Trọng
Cung và cộng sự, 1988 – trích dẫn: Nguyễn Khắc Trí, 2006).


5
2.3. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT VÀ CỐ ĐỊNH CHÓ
Đây là một việc làm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện cho
công tác khám và điều trị. Tùy theo đặc điểm từng giống chó, cũng như tình hình
thực tế mà ta có các phương pháp cầm cột, cố định chó khác nhau.
2.3.1. Khớp mõm
Phương pháp này được áp dụng đối với những chó hung dữ, để tránh nguy
hiểm cho BSTY trong lúc chẩn đoán và điều trị.
Có thể dùng dây buộc vải mềm (dây dù) hay dây nilon để thắt chặt mõm chó,
để nút cột nằm trên mũi, sau đó đưa hai đầu dây xuống hàm dưới rồi làm thêm một
nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa hai sợi dây lên cổ và cố định ở ngay sau tai.
2.3.2. Banh miệng
Dụng cụ này dùng trong trường hợp khám vùng miệng chó. Thông thường
chó hay kháng cự khi ta mở miệng chúng đưa dụng cụ vào vì thế việc dùng thuốc
an thần hay thuốc mê là cần thiết.
Trong trường hợp không có dụng cụ banh miệng, ta có thể dùng hai vòng
dây cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng chó ra.
2.3.3. Túm chặt gáy
Động tác này áp dụng đối với những con chó hung dữ và không có chủ ngay
bên cạnh lúc điều trị, dùng trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc… để tránh

trường hợp chó quay lại cắn.
Cần chú ý đối với những giống chó mõm ngắn, mắt lồi (như giống chó Bắc
Kinh) vì dễ gây tổn thương mắt của chúng.
2.3.4. Vòng đeo cổ
Dùng trong trường hợp như: ngăn ngừa chó liếm, dễ làm đứt chỉ vết mổ sau
phẫu thuật, vết thương trên cơ thể hay ngăn ngừa chó liếm vào lông khi bôi thuốc
điều trị ngoại kí sinh trùng…
Vòng này có thể làm bằng tấm bìa cứng, ở giữa cắt một vòng băng cổ chó.


6
2.3.5. Buộc chó trên bàn mổ
Tùy theo mục đích của cuộc giải phẫu và vị trí của vết mổ mà người ta buộc
chó theo nhiều cách khác nhau: nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng một bên (TS. Lê
Văn Thọ, 2006).
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ
Trong công tác chẩn đoán, cần thực hiện các bước theo trình tự và đảm bảo
các nội dung như sau để việc chẩn đoán được chính xác.
2.4.1. Đăng kí và hỏi bệnh
Khi chủ mang thú đến khám, ta tiến hành ghi lại tên chủ, địa chỉ nhà, số điện
thoại, tên thú, giống thú, phái tính, trọng lượng, độ tuổi, cân nặng,… để tiện cho
việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị cho thú bệnh.
Hỏi chủ nhân về nguồn gốc của thú, đã tiêm ngừa bệnh cho thú hay chưa,
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thú như thế nào, các triệu chứng bệnh của thú đã
thấy, quan sát được, thuốc đã điều trị cho thú, đã dùng trong bao nhiêu ngày cũng
như hiệu quả điều trị… để có hướng chẩn đoán và kịp thời đưa ra liệu pháp điều trị
thích hợp nhất.
2.4.2. Chẩn đoán lâm sàng
2.4.2.1. Khám chung
Đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, kiểm tra niêm mạc, lông da, khám các

hạch bạch huyết, mắt, tai, mũi, miệng, hệ cơ xương, hệ niệu dục, hệ tim mạch, hệ
hô hấp và các phản xạ thần kinh để biết thêm về tình trạng sức khỏe của thú.
2.4.2.2. Khám hệ tim mạch
- Nghe nhịp tim: từ khoảng gian sườn thứ 3 – 4 bên trái.
- Tính chất của tiếng tim.
- Sờ nắn vùng tim.


7
2.4.2.3. Khám hệ hô hấp
- Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở.
- Kiểm tra mũi, gương mũi, dịch mũi.
- Kiểm tra thanh khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát ho.
- Nghe âm phổi, quan sát sờ nắn vùng phổi.
2.4.2.4. Khám hệ tiêu hóa
- Khám miệng, răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt.
- Quan sát, sờ nắn vùng bụng xem phản ứng của thú, xem thú có biểu hiện
của đầy hơi, ăn không tiêu hay táo bón không.
- Quan sát, sờ nắn vùng thực quản xem thú có phản ứng đau hay tắc thực
quản không.
- Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc lỏng của phân, mùi phân cũng như tính
chất khác của chất nôn.
- Hỏi chủ nuôi để biết thêm về tình trạng thức ăn, nước uống cũng như điều
kiện sống của thú.
2.4.2.5. Khám hệ tiết niệu
- Quan sát biểu hiện bất thường của thú khi đi tiểu.
- Màu sắc nước tiểu.
- Sờ nắn thận, bàng quang.
2.4.2.6. Khám mắt, tai và phản xạ thần kinh
- Khám mắt: kiểm tra niêm mạc, sự co dãn của đồng tử, phản xạ mắt của thú

bởi đèn soi mắt.
- Khám tai: khám hai vành tai, màu và tính chất ráy tai bởi đèn soi tai, những
biểu hiện bất thường như lắc đầu, cụp tai, gãy tai.
- Khám phản xạ của chân và đầu gối.


8
2.4.3. Chẩn đoán phi lâm sàng
- Kiểm tra kí sinh trùng, vi trùng, lập kháng sinh đồ trên mẫu phân lấy từ chó
có biểu hiện lâm sàng ói mửa, tiêu chảy.
- Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu: số lượng hồng cầu, số lượng bạch
cầu và công thức bạch cầu.
2.4.4. Các chẩn đoán khác
X–quang, siêu âm hay sử dụng các loại kính, đèn soi để kiểm tra sự co giãn
của đồng tử trong các ca ngộ độc hay dùng để khám miệng, trực tràng, âm đạo...
Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp nào cũng khám xét tất cả nội dung
trên mà tùy theo từng ca bệnh mà ta khám kỹ cơ quan nào xét thấy cần thiết và có
liên hệ với nhau hoặc có những ca mà ta cần phải kết hợp giữa các phương pháp
khám thông thường với xét nghiệm ở phòng thí nghiệm hay các phương pháp chẩn
đoán đặc biệt (ThS. Nguyễn Tất Toàn, 2004).
2.5. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ
2.5.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Là cách điều trị bệnh trực tiếp, tác động vào tác nhân gây bệnh sau khi đã
xác định chính xác. Liệu pháp này cho hiệu quả cao nhưng cần phải xác định đúng
nguyên nhân gây bệnh.
Ví dụ: khi biết chó bị bệnh tiêu hóa do kí sinh trùng gây ra thì dùng thuốc tẩy
giun.
2.5.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây thành bệnh, quá trình
này trải qua nhiều giai đoạn. Việc điều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện

pháp điều trị để cắt đứt cơn bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế
tiếp xảy ra (Nguyễn Như Pho, 1995).


9
Ví dụ: trong bệnh do Parvovirus trên chó khi đã có những triệu chứng ói
mửa, tiêu chảy thì cần phải cung cấp nước và chất điện giải đầy đủ, nhằm ngăn
ngừa sự mất nước xảy ra.
2.5.3. Điều trị theo triệu chứng
Là cách điều trị dựa trên biểu hiện lâm sàng, nhìn thấy ở ca bệnh nhưng
không biết chính xác tác nhân gây bệnh. Đây là cách điều trị phổ biến trong thú y,
nhằm ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến tính mạng
của thú bệnh.
Ví dụ: sử dụng primperan để cầm ói, imodium để cầm tiêu chảy trong bệnh
do Parvovirus gây ra.
2.5.4. Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp hết sức quan trọng trong công tác điều trị bệnh, đặc biệt là
trong các bệnh do virus gây ra, nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp thú bệnh vượt qua cơn bệnh. Thực hiện tốt liệu pháp này là phải
đảm bảo giữ cho thú ở nơi ấm áp và có độ thông thoáng thích hợp, cho thú ăn
những thức ăn mềm, dễ tiêu, cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng, ngon
miệng nhằm nâng cao sức đề kháng cho thú bệnh.
Trong thực tế, để điều trị một cách hiệu quả các bệnh cần phải phối hợp
nhiều liệu pháp điều trị cùng một lúc. Do đó, người làm công tác điều trị cần phải
nắm vững kiến thức chuyên môn, cách sử dụng các loại thuốc và phối hợp thuốc
với nhau để tránh gây mất tác dụng của thuốc, quá trình điều trị được nhanh chóng
và hiệu quả, giá thành điều trị giảm.
2.6. PHÒNG BỆNH
2.6.1. Biện pháp vệ sinh
- Quét dọn sạch sẽ và định kì sát trùng chuồng nuôi.

- Giữ vệ sinh, tắm rửa cho thú, rửa sạch khay đựng thức ăn, nước uống.


10
2.6.2. Biện pháp tiêm chủng
Tiêm vaccine (Tetradog, Hexadog, Recombitek…) cho những thú trong tình
trạng khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không nhiễm bệnh và trưởng thành về hệ thống
miễn dịch. Khi dùng loại vaccine nào thì cần tuân thủ đúng theo quy trình tiêm
chủng của loại vaccine đó.
2.7. MỘT VÀI TRIỆU CHỨNG BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Hệ thống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và các bộ phận khác như môi, răng, lưỡi
và tuyến nước bọt, tiếp đến là thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, sau
cùng là hậu môn. Các phần khác như gan, túi mật, tụy tạng. Chức năng của hệ tiêu
hóa là tiếp thu, nghiền, tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Các triệu chứng thường xuất hiện trong bệnh trên đường tiêu hóa như: sốt,
bỏ ăn, lừ đừ, mệt mỏi, tiêu chảy hay táo bón, ói mửa, mất nước, cơ thể suy nhược
và một số triệu chứng phụ khác.
2.7.1. Ói mửa
Là một phản ứng có tính bảo vệ cơ thể, làm cho những chất có hại đi vào dạ
dày được thải ra ngoài. Trong vài trường hợp, đó là hiện tượng bệnh lý.
Có 3 giai đoạn
Buồn nôn: thú nhỏ dãi, ngáp, hay nhép môi, biểu hiện mệt mỏi.
Nôn oẹ
Ói mửa: chất nôn ra trộn lẫn với dịch của dạ dày, nhầy nhụa, có thể có màu
nâu đậm (nếu có máu), nâu hơi xanh hoặc vàng (nếu trộn lẫn với dịch mật).
Nguyên nhân: thú bị rối loạn hệ thống tiêu hóa (dạ dày - ruột), kế phát từ
các bệnh: ung thư, suy thận, các bệnh truyền nhiễm, ngộ độc, kí sinh trùng.
2.7.2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu nhanh, nhiều lần và có nhiều nước trong phân. Tiêu
chảy là một phản ứng có lợi cho cơ thể để tống nhanh chất độc ra ngoài nhưng nếu

tiêu chảy quá mức, cơ thể bị mất nước quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng.


11
Nguyên nhân: thú ăn phải thức ăn không phù hợp, những tác nhân gây
nhiễm trùng: vi khuẩn, virus, nấm, nguyên bào, kí sinh trùng, thuốc và độc tố, sự
lồng ruột hay tắc nghẽn ruột, rối loạn trao đổi chất (trong trường hợp thú bị bệnh
gan, thận), viêm tụy tạng.
Hậu quả: thú đi phân lỏng, có nhiều nước kéo dài hơn 1 ngày, màu sắc phân
thay đổi, có thể có máu, thú bị giảm tính thèm ăn, ủ rũ, bơ phờ, ói mửa, sốt.
2.8. MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ
2.8.1. Bệnh Carré (Canine Distemper)
Là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, cùng họ với
virus gây bệnh sởi ở người. Bệnh gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt là
loài chó. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi của chó, tuy nhiên, hầu hết là
chó dưới 6 tháng tuổi. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hệ
hô hấp và hệ thần kinh, với một số biểu hiện đặc trưng như: sốt 2 pha, viêm ruột,
viêm phổi, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông… Ở giai đoạn cuối thường có triệu
chứng thần kinh.
Sự kế phát các vi khuẩn kí sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa làm
bệnh trầm trọng hơn.
2.8.1.1. Căn bệnh học

Họ Paramyxoviridae
Giống Morbillivirus

Hình 2.1. Hình thái virus Carré gây bệnh trên chó
( />

12

2.8.1.2. Dịch tễ học
- Tất cả giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là: chó chăn cừu, chó
Berger,… chó bản xứ ít mắc hơn. Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra ở chó 2 – 12
tháng tuổi, nhiều nhất là chó 3 – 4 tháng. Những chó đang bú sữa mẹ ít mắc có lẽ
do có được miễn dịch thụ động qua sữa đầu (Trần Thanh Phong, 1996). Chó mẹ có
thể truyền miễn dịch thụ động cho chó con qua sữa đầu cho tới hơn 1 tháng, có khi
tới 3 tháng (Nguyễn Lương, 1997 - trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Trí, 2006).
- Chất chứa căn bệnh
+ Nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài virus qua dịch tiết ở
mắt, mũi, nước bọt, nước tiểu, phân…
+ Bệnh phẩm dùng trong chẩn đoán là lách, hạch lâm ba, não và tủy xương.
- Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí
dung hay giọt nước nhỏ. Ngoài ra còn gián tiếp qua thức ăn.
- Cách lây lan
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung.
+ Gián tiếp: qua thức ăn, qua nước tiểu thì rất hiếm hoi.
Lưu ý rằng việc truyền bệnh qua đường nhau thai đã được ghi nhận (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.8.1.3. Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhiễm bằng khí dung, virus bắt đầu nhân lên trong những đại
thực bào, trong vòng 24h, virus xâm nhập những tế bào lymphô của phổi. 6 đến 9
ngày sau cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan sinh lymphô
như lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tủy xương rồi đến những cơ quan khác như
dạ dày, ruột non, gan và những tế bào biểu mô.
Nếu cơ thể tạo được kháng thể trung hòa khoảng 8 – 9 ngày sau khi nhiễm,
biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng, virus ít xâm nhập vào trong các cơ quan. Nếu


×