Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích tác phẩm Từ Ấy Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.3 KB, 8 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

TỪ ẤY
- Tố HữuI. MỞ BÀI
Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Từ một thanh
niên trí thức tiểu tư sản, ơng được giác ngộ và trở thành người chiến sĩ suốt đời đi theo lí
tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn bó và song hành với con đường cách mạng Việt Nam,
phản ánh tình hình chính trị, thời sự của đất nước qua các thời kì lịch sử. Tập thơ “Từ ấy”
(1937 – 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu, là tiếng ca mừng reo vui chân thành,
háo hức, đầy nhiệt thành của người thanh niên cộng sản. Tập thơ gồm ba phần “Máu lửa”,
“Xiềng xích” và “Giải phóng”. Bài thơ "Từ ấy" cùng tên với tập thơ được sáng tác năm
1938 nằm trong phần "Máu lửa” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của người
chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Hoàn cảnh ra đời: Sau thời gian hoạt động cách mạng, tháng 7 năm 1938 Tố Hữu
được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng, vinh dự, tự hào khi được
đứng vào hàng ngũ của Đảng đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu sáng tác bài
thơ này.
2. Khổ thơ 1: Niềm vui sướng khi bắt gặp lí tưởng
Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Trong cuộc đời mỗi người đều có những giây phút trọng đại thiêng và đáng nhớ.
Những giây phút ấy thường để lại cho lịng người những cảm xúc mãnh liệt đến suốt đời
khơng thể quên. Đó có thể là ngày đầu tiên ta được mẹ dắt đến trường, có thể là lần đầu
tiên được nắm tay người yêu hay khi trưởng thành lần đầu tiên được nghe tiếng khóc và bế
trên tay đứa đứa con mới chào đời… Với riêng Tố Hữu, có một kỉ niệm đã trở thành mốc


son trong cuộc đời, thành những khoảnh khắc khó quên khiến cảm xúc bật trào thành thơ.
* Hai câu thơ đầu:
- “Từ ấy” trước hết là một từ ngữ phiếm chỉ chỉ thời gian, đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong cuộc đời Tố Hữu, là mốc thời điểm đã tạo nên bước chuyển biến mới lạ, tươi
sáng trong tâm hồn và hồn thơ của chàng thanh niên mười tám tuổi. Khi được giác ngộ lí
tưởng và được đứng vào hành ngũ những người cộng sản, niềm vui, cảm xúc và sự rung
động trào dâng để giây phút ấy, nhà thơ nhận ra đó là giây phút thiêng liêng nhất trong
cuộc đời. Từ ấy” như thế trở thành cái mốc, thời điểm phân chia rõ ràng trước và sau khi
Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Trước khi đến với cách mạng, nhà thơ từng là
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

một trí thức tiểu tư sản có chịu ảnh hưởng từ các nhà thơ mới và băn khoăn không biết phải
chọn cách sống nào:
Bâng khng đứng giữa đơi dịng nước
Chọn một dịng hay để nước trơi?
Sau chuỗi ngày dằn vặt đau khổ người thanh niên Tố Hữu đã bước ra khỏi bóng tối
để đón lấy luồng gió mới. “Từ ấy” khép lại những ngày tháng “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu
đời” để hạnh phúc, vui sướng khi nhận ra con đường đi đúng đắn của mình.
- Khổ thơ đầu của bài thơ có sự kết hợp hài hịa giữa hai bút pháp tự sự và trữ tình,
lời thơ như một lời kể say sưa về một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời người
chiến sĩ cách mạng. Trước hết, bằng các hình ảnh ẩn dụ như “nắng hạ”, “mặt trời chân lí
chói qua tim” Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản đã soi chiếu tới để rồi “Từ ấy”
trong lòng nhà thơ bừng lên ánh sáng tươi tắn, rạng rỡ.
+ Nắng hạ là cái nắng của mùa hè với nguồn sáng chói chang, rực rỡ, nguồn năng
lượng mới mẻ, mạnh mẽ nhưng ở đây nó có ý nghĩa chỉ tâm hồn nhà thơ bừng lên niềm vui

sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc vì có một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời. Ánh
sáng tư tưởng ấy chiếu rọi lên tâm hồn đang bơ vơ của nhà thơ để dẫn nó tới một con
đường đúng đắn. Từ “bừng” là ánh sáng phát ra đột ngột kết hợp với “nắng hạ” đã diễn tả
được niềm vui bất ngờ của nhà thơ Tố Hữu khi được ánh sáng cách mạng soi chiếu.
+ Hơn thế nữa, nguồn sáng ấy cịn được ví như mặt trời và là “mặt trời chân lí”. Nếu
như mặt trời của tự nhiên đem đến ánh sáng, sự sống thì “mặt trời chân lý” là nguồn sáng
kỳ diệu tỏa ra từ tư tưởng đúng đắn, báo hiệu những điều tốt đẹp cho cuộc đời. “Chói” chỉ
ánh sáng xuyên mạnh, kết hợp thành “chói qua tim” đã khẳng định lí tưởng cộng sản như
nguồn sáng mới kỳ diệu, huy hoàng đã xua tan màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản và
mở ra cho tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức và tư tưởng, tình cảm.
=> Với cách sử dụng ngơn từ, hình ảnh sáng tạo tác giả đã cho thấy lí tưởng cộng
sản là một nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ nhất đã soi chiếu tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ,
quyết liệt trong tâm hồn nhà thơ và đồng thời cho thấy sự biết ơn, thành kính, sự tin tưởng
của Tố Hữu dành lí tưởng cao đẹp của Đảng, của cách mạng. Có thể nói, hai câu thơ đầu
đã cho thấy từ bơ vơ, tăm tối Tố Hữu bước ra với ánh sáng mặt trời và tận hưởng nó bằng
tất cả tình u niềm hạnh phúc và biết ơn.
* Hai câu thơ sau:
Bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh rất sinh động nhà thơ đã
diễn tả cụ thể niềm vui vô hạn của trong buổi đầu tiếp xúc với lý tưởng. Nhà thơ so sánh
tâm hồn mình như một khu vườn tràn đầy sức sống với sự xanh tươi của cây lá với màu sắc
và hương vị của các loại hoa và âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Mặt trời của tự
nhiên thì đem đến đến sự sống cho vườn hoa lá còn với tâm hồn của người thanh niên đang
băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời thì lý tưởng cao đẹp của cách mạng đã đem đến một sức sống
2


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn


tràn đầy và niềm yêu đời tha thiết. Tâm hồn của nhà thơ đón nhận lý tưởng cao đẹp cũng
khơng khác gì cỏ cây hoa lá được đón ánh nắng mặt trời.
Như vậy, qua khổ thơ đầu tiên chúng ta thấy Tố Hữu đã đến với lý tưởng cách mạng
bằng cả tâm hồn, bằng tất cả lý trí và nhận thức, bằng tất cả trái tim yêu đầy sinh lực. Từ
ấy thực sự đánh dấu một bước đổi đời, một sự hồi sinh để từ đây, nhà thơ như con chim
say đồng hương nắng vui ca hát:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Để từ đó, nhà thơ một lịng trung trinh với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ
đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Lí tưởng cộng sản khơng chỉ khơi dậy sức sống mà cịn
đem lại nguồn nguồn hứng khởi sáng tạo thơ ca cho hồn thơ Tố Hữu. Kể từ đây niềm vui
sướng khi được đứng vào hàng ngũ những người cách mạng đã trở thành nguồn cảm hứng
dạt dào để Tố Hữu sáng tác thơ ca và từ đây ông trở thành một nhà nhơ cách mạng, con
đường thơ của ơng gắn bó, song hành với con đường cách mạng Việt Nam.
3. Khổ thơ 2: Nhận thức mới mẻ về lẽ sống
Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Trong quan niệm về lẽ sống thì giai cấp tư sản, tiểu tư sản luôn đề cao cái tôi cá
nhân chủ nghĩa. Tố Hữu vốn thuộc tầng lớp tiểu tư sản nhưng từ khi được giác ngộ lí tưởng
cộng sản ơng khẳng định lẽ sống của mình là gắn bó hài hịa cái tơi cá nhân với cái ta, là
cái cộng đồng, tập thể. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vơ sản
với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách
mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản khơng chỉ cảm hóa Tố

Hữu mà cịn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận... Họ vốn
là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng. Ở thời kì 1930-1945, các nhà thơ lãng mạn quan niệm:
"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây"
(Xuân Diệu)
Đến với cách mạng, họ đều nhận ra sứ mệnh của người cầm bút là phải:
"Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"
(Sóng Hồng)
Từ “buộc” là biện pháp nói quá đã thể hiện ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ
của Tố Hữu gắn bó mật thiết khơng thể tách rời cái tơi của mình với cái ta, thể hiện mong
muốn vượt giới hạn của cái tơi cá nhân để sống chan hịa với mọi người. Từ “trang trải”
cùng với hoán dụ “trăm nơi” cho thấy nhà thơ đã trải rộng tâm hồn mình, đem tình cảm
của mình tới nhiều người ở nhiều nơi chốn khác nhau.
Lí tưởng cách mạng là phải đấu tranh giành độc lập tự do, giành hạnh phúc cho nhân
dân và vì lẽ phải trên đời. Bởi vậy, hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của
Tố Hữu khơng phải là tình u thương chung chung mà là tình hữu ái giai cấp. Khẳng định
mình trong mối liên hệ với con người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đến quần
chúng lao khổ. Từ “khối đời” ở câu thơ thứ tư là một ẩn dụ chỉ khối người đơng đảo, có
chung cảnh ngộ, đồn kết chặt chẽ với nhau, gần gũi với nhau hơn để phấn đấu vì mục tiêu
chung. Nhìn chung, ở đây Tố Hữu đã đặt mình trong mơi trường sống rộng lớn của quần
chúng nhân dân lao khổ và tự ở đó ông tìm thấy niềm vui sức mạnh mới và ông nhận ra khi

có sự đồn kết thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội.
Ở khổ thơ này, với “từ buộc” nhà thơ còn muốn thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa
văn học với cuộc sống cách mạng. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống và nghệ thuật
chân chính phải là cuộc đời và vì cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là cái đích đi đến
của văn học nghệ thuật. Với lập trường của một nhà thơ-chiến sĩ, Tố Hữu khẳng định
người chiến sĩ cách mạng phải suốt đời chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, và người
nghệ sĩ một khi đứng vào hàng ngũ của những người vơ sản thì cũng phải chiến đấu vì
những người lao khổ. Có lẽ vì thế mà thơ Tố Hữu thường viết về những con người bất
hạnh trong xã hội, viết về quần chúng nhân dân về những bà Bủ, bà Bầm, về những em bé
liên lạc… và khổ thơ cuối ông cũng viết về những người lao khổ với tình cảm mến yêu,
chân thành đến thế.
4. Khổ thơ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
Tơi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Nhận thức luôn song hành cùng với tình cảm, lý trí ln song hành cùng tâm hồn.
Vậy nên nếu ở khổ thơ thứ hai nhà thơ đã nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức của
mình thì ở đây nhà thơ lại nhận thấy sự chuyển biến thật mạnh mẽ trong tình cảm. Khi đã
nhận thức được vai trò, sứ mệnh của người chiến sĩ cách mạng, tấm lòng của người chiến
sĩ trẻ muốn mang đến cho lớp người khổ đau được cơm no, áo ấm, có được sự bình an, ấm
áp, bớt đi được cực nhọc. Tố Hữu đã nhận thức được vị thế của mình, trách nhiệm cũng
như mong ước của mình là chở che, bao bọc, gắn bó với mọi người nên ơng tự nhận mình
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn


là con, là em, là anh của vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ. Ông coi những người ở tầng
lớp vơ sản là ruột thịt của mình, đặt lên vai mình trách nhiệm nặng nề là gắn bó với họ,
cùng gánh vác, chia sẻ với họ chứ không phải trở thành một kẻ bề trên mà ban ơn cho họ.
Động từ “đã” cho thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của ông dành cho mọi người dường
như đã có từ rất lâu. Cách sử dụng ngơn ngữ, hình ảnh như kiếp phôi pha, đầu em nhỏ,
không áo cơm cù bất cù bơ… thể hiện tình cảm xót thương, chân thành của nhà thơ với
những mảnh đời bất hạnh. Cũng vì xót thương, đồng cảm với con người lao khổ mà nhà
thơ căm ghét cuộc đời bất công, ngang trái, căm hận xã hội cũ. Chính vì lịng căm hận ấy,
vì lịng thương ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, sẵn sàng
chiến đấu hi sinh.
III. KẾT LUẬN
Với thể thơ thất ngơn, hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giọng thơ
sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở, say sưa; bút pháp tự sự trữ tình, lời thơ giản dị cùng
với hình ảnh so sánh rất sinh động. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, ngoa dụ cách sử
dụng kết hợp các điệp từ, điệp ngữ đã tạo được một nhịp điệu vui tươi, luyến láy, giàu sức
biểu cảm… vừa có tác dụng tạo nên những hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, có sức mạnh
lơi cuốn sự chú ý của người đọc, người nghe lại vừa thể hiện được tâm tư, tình cảm của
nhân vật trữ tình đang say mê lí tưởng.
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là tâm nguyện của một thanh niên yêu nước, được giác
ngộ và say mê lý tưởng cách mạng. Bài thơ khơng chỉ có ý nghĩa như một tun ngơn về lẽ
sống mà cịn là một tun ngơn nghệ thuật cho tập thơ “Từ ấy” nói riêng và tồn bộ tác
phẩm của Tố Hữu nói chung. Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học với
cuộc sống, đặc biệt là vì quần chúng nhân dân, khẳng định lí tưởng cộng sản đem đến
nguồn cảm hứng dạt dào cho thi ca. Đương thời, Hồ Chí Minh đã nêu ra yêu cầu mỗi nghệ
sĩ phải là một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng và Tố Hữu ngay từ khi bước
vào mặt trận ấy đã giành được vị trí vững chắc, trở thành viên ngọc sáng trong nền văn học
cách mạng Việt Nam. Từ đầu đến cuối thơ ơng gần như chỉ có một giọng đó là ngợi ca
cách mạng, là tiếng hát lạc quan yêu đời, say sưa với lý tưởng cộng sản của người cộng sản
ln nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
LUYỆN ĐỀ

Đề số 1: Sự sơi nổi, trẻ trung của hồn thơ Tố Hữu thể hiện qua bài thơ “Từ ấy”.
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề: sự sôi nổi, trẻ trung của hồn thơ Tố Hữu
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

II. THÂN BÀI
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh ra đời: Đất nước bị xâm lăng, xã hội rối ren với nhiều luồng tư tưởng khác
nhau: dân chủ tư sản "cải lương", cách mạng vô sản,... Người thanh niên Tố Hữu bước vào
đời với nhiều nỗi hoang mang, trăn trở:
"Bâng khuâng đứng giữa hai dịng nước
Chọn một dịng hay để nước trơi?"
Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ đã may mắn được tiếp xúc với lý tưởng Cách mạng,
tìm ra chân lý, lẽ sống của cuộc đời mình tạo nên dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà
thơ và bài thơ đã ghi lại khá đầy đủ và rõ nét cảm xúc đầy hạnh phúc, vui sướng khi lần
đầu tiên được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản.
- Nội dung: "Từ ấy" trở thành tên tập thơ đầu tay của Tố Hữu, có ý nghĩa vai trị như một
bản tun ngơn nghệ thuật của người nghệ sĩ - chiến sĩ: "Sống, viết, chiến đấu cho lý tưởng
Cách mạng vô sản."
2. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung của người thanh niên lần đầu đến với lý tưởng Cách
mạng:
2.1. Ca hát khi gặp lí tưởng cộng sản (Khổ 1)
- Ngôn từ sáng tạo với âm thanh, hình ảnh, mùi hương, tác giả đã cho thấy lí tưởng cộng
sản là một nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ nhất đã soi chiếu tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ,

quyết liệt trong tâm hồn nhà thơ. Khổ thơ là niềm vui sướng, lời ca hát khi gặp được lí
tưởng và đồng thời cho thấy sự biết ơn, thành kính, sự tin tưởng của Tố Hữu dành lí tưởng
cao đẹp của Đảng, của cách mạng.
2.2. Say sưa với lí tưởng cộng sản và tâm hồn rộng mở với cuộc đời (Khổ 2 + 3)
- Những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm: Cái tơi hịa vào cái ta chung của đất
nước, dân tộc: đặc biệt là sự kết nối, hòa nhập với quần chúng nhân dân cần lao, khơng chỉ
bằng tình đồng chí, mà cịn bởi tình thân gia đình, tự xem mình như một người con, người
em, người anh của đại gia đình Cách mạng => tinh thần đồn kết dân tộc, tình đồng bào,
nghĩa đồng đội.
- Thể hiện tinh thần đi đầu, trách nhiệm tiên phong của người Cách mạng.
3. Tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung qua hình thức nghệ thuật
- Sử dụng các động từ, tính từ mạnh: "bừng", "chói", "đậm", "rộn", "buộc",....
- Sử dụng các hình ảnh với gam màu nóng, rực rỡ, chói lọi thể hiện rõ tinh thần của tuổi trẻ
đầy nhiệt huyết, đầy sức sống: "mặt trời", "nắng hạ", "vườn hoa lá",...
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập, giọng điệu có sự biến đổi: từ hào hứng, sơi nổi, đầy
nhiệt thành đến thiết tha, trìu mến, đầy yêu thương.
III. KẾT LUẬN

6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Khẳng định chất sôi nổi, trẻ trung là giọng chủ đạo của các bài thơ Tố Hữu sáng tác ở
thời kì đầu, thể hiện rõ nhất qua bài thơ "Từ ấy". Đó cũng là tiếng hát chung của cả một thế
hệ các chiến sĩ Cách mạng.
- Ý nghĩa của bài thơ khi ra đời trong những năm đầu Cách mạng: khích lệ tinh thần thanh
niên Việt Nam đi theo và tin yêu vào lý tưởng Cách mạng, đưa lý tưởng Cách mạng đến

gần hơn với quần chúng nhân dân lao động.
Đề số 2: Nói về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là sự khởi
đầu của một đới người, sự khởi đầu của một nguồn thơ”. Bằng hiểu biết về bài thơ,
anh/chị hãy làm sáng tỏ.
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn ý kiến
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Khởi đầu: là cái mốc quan trọng, sự bắt đầu, nơi xuất phát
- Khởi đầu đời người: Bước khởi đầu, bắt đầu, điểm xuất phát là dấu mốc quan trọng trong
cuộc đời.
- Nguồn thơ: chính là gốc rễ, cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Nguồn thơ thường bắt đầu từ
hiện thực đời sống, từ tình cảm, cảm xúc dồi dào của người nghệ sĩ. Về điều này, Lê Quý
Đôn khẳng định “Thơ phát khởi từ lịng người”. Cịn Ngơ Thì Nhậm viết “Hãy xúc động
hồn thơ cho ngịi bút có thần”.
- Khởi đầu nguồn thơ: Bước khởi đầu, bắt đầu, điểm xuất phát cho cảm hứng thơ, tình cảm
và cảm xúc trong thơ.
=> Ý kiến khẳng định bài thơ “Từ ấy” đã thể hiện bước khởi đầu, dấu mốc và bước ngoặt
lớn khơng chỉ trong cuộc đời mà cịn trong sáng tác nghệ thuật của Tố Hữu. Để từ đây, ông
thực sự là người chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng cộng sản, trở thành nhà thơ
của lí tưởng cộng sản.
2. Phân tích, chứng minh
2.1. “Từ ấy” là khởi đầu đời người
- Bước ngoặt đời người: Được giác ngộ lí tưởng. Niềm vui của người thanh niên lần
đầu tiên được giác ngộ và đứng vào hàng ngũ những người cộng sản (Khổ 1)
- Từ dấu mốc ấy Tố Hữu có những nhận thức mới mẻ: Ơng từ bỏ ý thức hệ tiểu tư
sản để đứng về phía những người vơ sản. (Khổ 2)
- Từ dấu mốc ấy, Tố Hữu trở thành thành viên trong đại gia đình lao khổ. Nguyện
gắn bó, hi sinh vì những người lao khổ, xây dựng khối đồn kết chiến đấu vì lí tưởng cao

đẹp. (Khổ 3)
7


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

2.1. “Từ ấy” là khởi đầu nguồn thơ Tố Hữu
- Khổ 1: Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn
cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Lí tưởng cộng sản khơng chỉ khơi dậy sức
sống mà còn đem lại nguồn nguồn hứng khởi sáng tạo thơ ca cho hồn thơ Tố Hữu. Kể từ
đây niềm vui sướng khi được đứng vào hàng ngũ những người cách mạng đã trở thành
nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu sáng tác thơ ca và từ đây ông trở thành một nhà nhơ
cách mạng, con đường thơ của ông gắn bó, song hành với con đường cách mạng Việt Nam.
- Khổ 2 + 3: Văn học là tấm gương phản ánh đời sống và nghệ thuật chân chính phải
là cuộc đời và vì cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là cái đích đi đến của văn học
nghệ thuật. Với lập trường của một nhà thơ-chiến sĩ, nhận ra thơ cũng như văn chương
phải được đặt trong mối quan hệ với nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Tố Hữu khẳng
định người chiến sĩ cách mạng phải suốt đời chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, và
người nghệ sĩ một khi đứng vào hàng ngũ của những người vơ sản thì cũng phải chiến đấu
vì những người lao khổ. Từ những sáng tác trong đời thơ Tố Hữu ta thấy lí tưởng cộng sản
trở thành nguồn cảm hứng vơ tận chi phối đến tồn bộ sáng tác của ông và thơ Tố Hữu
thường viết về những con người bất hạnh trong xã hội, viết về quần chúng nhân dân về
những bà Bủ, bà Bầm, về những em bé liên lạc… Trong bài thơ, khổ thơ cuối ông cũng
viết về những người lao khổ như “vạn kiếp phôi pha”, vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù
bất cù bơ …với tình cảm mến yêu, chân thành.
3. Bình luận
- Ý kiến đã đánh giá một cách đúng đắn, sâu sắc về bài thơ “Từ ấy”. Ý kiến cũng khẳng
định mối liên hệ gắn bó giữa cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, mối quan hệ giữa

khởi đầu đời người với khởi đầu nguồn thơ trong thơ Tố Hữu.
- Góp phần khẳng định sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn bó, song hành với con đường
cách mạng Việt Nam.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định ý kiến
- Nêu cảm nhận của bản thân

8



×