Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chính sách quản lý nhập khẩu của Mỹ trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.21 KB, 23 trang )

MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Lý luận chung về chính sách Nhập Khẩu: 3
1. Vai trò của nhập khẩu: 3
2. Các công cụ quản lý, điều hành nhập khẩu: 4
2.1 Thuế nhập khẩu: 4
2. 2 Các biện pháp phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu: 6
II. Chính sách nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn hiện nay: 7
1. Chính sách thuế quan: 7
Mức thuế suất: 7
2. Chính sách phi thuế quan: 9
2.1 Hạn ngạch nhập khẩu: 9
2.3 Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hóa: 14
2.4 Các biện pháp phòng vệ thương mại : 16
KẾT LUẬN: 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 23
LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu đứng hạng
nhì. Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất
của Mỹ. Hàng xuất khẩu hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí
hàng đầu về nhập khẩu. Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Mỹ năm 2010 : xuất
khẩu đạt 1.270 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1.903 tỷ USD. Do đó, Mỹ được coi là
một thị trường quan trọng và lớn nhất thế giới mà nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam mong muốn hàng hoá của mình thâm nhập được vào. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng tới xuất khẩu
để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì thị trường Mỹ là
một thị trường không thể bỏ qua. Song, do những hạn chế của chính sách cấm
vận của Mỹ với Việt Nam trong nhiều năm kể từ sau cuộc chiến tranh giữa hai
nước cộng với những khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, ngoại giao, chính
sách thương mại đã khiến cho thị trường Mỹ tuy hấp dẫn nhưng đầy xa lạ với
các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, khả năng rủi ro xảy đến với các doanh


nghiệp Việt Nam khi xuất hàng sang Mỹ cũng lớn hơn so với các thị trường
khác.
Chính vì thế, sau khi học môn Chính sách thương mại quốc tế, với những
kiến thức đã học được, chúng em mong muốn được vận dụng những kiến thức
này để nghiên cứu và tìm hiểu về các chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ,
vì thế nên chúng em đã chọn đề tài “ Chính sách quản lý nhập khẩu của Mỹ
trong những năm gần đây”. để thực hiện bài tiểu luận của mình. Qua đấy, góp
phần cho sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam trong buôn bán với Mỹ.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, tiểu luận chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của
thầy để có thể hoàn thiện tiểu luận này.
I. Lý luận chung về chính sách Nhập Khẩu:
1. Vai trò của nhập khẩu :
Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận của hoạt động kinh tế đối
ngoại, là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại,
nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của
nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng.
- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu
dùng một lượng hàng hoá lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và tăng
mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã
cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước.
- Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển
vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng
đều về trình độ phát triển trong xã hội.
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động
lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra
sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế

đóng, chế độ tự cấp, tự túc.
- Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hoá hiếm hoặc quá
hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài
nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát
huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
2. Các công cụ quản lý, điều hành nhập khẩu :
Ngày nay, trong hoạt động mở rộng kinh tế đối ngoại của các quốc gia,
hoạt động ngoại thương giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Một trong những
công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu của các chính sách thương mại là
dựa vào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.
2.1 Thuế nhập khẩu:
 Khái niệm: Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng
lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập
khẩu.
 Vai trò của thuế nhập khẩu:
• Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia, thông thường gồm các
khoản
thu như : thuế, phí và các khoản vay cho ngân sách chính phủ. Trong các
khoản
thu đó, có thể nói rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu cho ngân
sách nhà nước. Từ kinh nghiệm của các nước, có hai vấn đề có tính nguyên
tắc cần chú ý trong chính sách thuế quan để có thể tạo nguồn thu dồi dào cho
ngân sách là :
+ Đối với nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà
lại
không gây cản trở, thậm trí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế
không được triệt tiêu thuế mà trái lại thuế phải nuôi thuế.
+ Đối với người chịu thuế, thuế suất cần phải hạ làm sao để người chịu

thuế bớt cảm thấy gáng nặng của thuế.
• Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân :
Khi kinh tế phát triển, chính phủ có thể gia tăng thuế để làm cán cân thu
nhập nghiêng về phía nhà nước, hạn chế thu nhập có thể sử dụng, tăng tích
luỹ nhà nước, tạo ra một nguồn nhất định dự phòng khi kinh tế bị suy thoái
hay gặp những điều kiện bất lợi. Nói cách khác, chính phủ sẽ giảm thuế khi
nền kinh tế đang khó khăn.
Để phù hợp với chính sách của chính phủ trong từng giai đoạn, thuế được
sử
dụng như một biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất thông qua các mức
thuế
suất phân biệt đối với từng sản phẩm, dịch vụ hoặc giữa các ngành sản xuất
kinh doanh khác nhau, có chính sách ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng,
ngành hàng.
• Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển :
Để bảo hộ sản xuất trong nước, một trong những biện pháp hữu hiệu mà
chính phủ các nước hay sử dụng là đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu để
làm tăng giá thành hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến giảm mức cạnh tranh với
sản phẩm trong nước.
• Thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại :
Các nước có thể thực hiện thuế ưu đãi đối với hàng hoá nhập khẩu từ
nước có thoả thuận áp dụng chính sách tối huệ quốc hoặc những thoả thuận
ưu đãi riêng và áp dụng thuế trả đũa đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước có
thực hiện các biện pháp bán phá giá, trợ giá của chính phủ hoặc từ những
nước có sự phân biệt đối xử với hàng hoá của nước mình.
• Góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân
phối:
Trong nền kinh tế tập trung, tình trạng phân cực giàu nghèo là khó có thể
tránh khỏi. Tình trạng này không chỉ nói lên mức sống bị phân biệt mà còn
liên

quan đến đạo đức, công bằng xã hội. Vì vậy sự can thiệp, điều tiết của chính
phủ rất quan trọng, trong đó thuế là một công cụ hữu ích. Thông qua thuế,
chính phủ có thể thực hiện điều tiết thu nhập bằng cách đánh thuế cao đối
với những công ty, cá nhân có thu nhập cao và đánh cao vào những hàng hoá
dịch vụ cao cấp mà đối tượng phục vụ chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao
và ngược lại.
• Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách ngoại thương của mọi
quốc gia :
Trong xu hướng đưa hoạt động ngoại thương và thương mại quốc tế vào
môi trường tự do cạnh tranh, các quốc gia đều cố gắng giảm dần mức thuế
quan xuống, tiến tới xoá bỏ các rào cản thương mại.
2. 2 Các biện pháp phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu:
 Khái niệm : Phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan làm
cản trở tự do thương mại. Trước kia các nước thường hay sử dụng biện pháp
phi thuế quan với mục đích chủ yếu là để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng
hiện nay cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, biện pháp này dần
dần được xoá bỏ và thay thế bằng các biện pháp thuế quan.
 Vai trò của các biện pháp phi thuế quan :
Phi thuế quan cũng thường được sử dụng với những mục đích tương đối
giống thuế quan. Tuy nhiên, theo thời gian, đi đôi với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế là sự phát sinh nhiều vấn đề và vai trò của phi thuế
quan đã được mở rộng, gây ảnh hưởng gián tiếp đến những quan hệ khác.
Một trường hợp điển hình là nó được sử dụng như là một trong những biện
pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường - một vấn đề được coi là vấn đề toàn
cầu hiện nay.
 Các biện pháp phi thuế quan:
Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp
hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ
thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý
hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời…

II. Chính sách nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn hiện nay:
1. Chính sách thuế quan:
• Hệ thống thuế quan : Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu Thuế quan hài
hoà của Hợp chúng quốc Hoa kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Ðược
chính thức thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1989, hệ thống này được xây dựng
dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải
quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brúc-xen. Ðược coi là hệ thống
hài hoà, hệ thống thuế quan này được hầu hết các quốc gia thương mại lớn sử
dụng.
• Mức thuế suất:
- Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các
nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước
thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là
thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
như Việt Nam. Mức thuế suất biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng
dệt may nhập khẩu thường phải chịu thuế cao hơn. Hầu hết thuế tỷ lệ trên giá trị
trong khoảng từ 2 đến 7%, với mức thuế trung bình là 4%.
- Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dung đối với những nước
chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương
với Hoa Kỳ nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế
suất MFN.
- Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng
hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được
hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.
- Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences
- GSP). Một chương trình miễn thuế quan cho hơn 4.450 sản phẩm từ khoảng
150 nước và lãnh thổ đang phát triển. Luật GSP quy định việc đánh giá hàng
năm các mặt hàng và các nước đủ điều kiện. Những hạn định sẽ được đặt ra đối
với việc miễn thuế cho một số sản phẩm nhất định nếu việc nhập khẩu tăng lên
trên một mức đôla nhất định. Lợi ích của GSP có thể bị hạn chế nếu quốc gia đó

duy trì những hàng rào đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, từ chối bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, hoặc không tuân thủ các quyền công nhân đã được quốc tế công
nhận. Luật GSP đã hết hạn ngày 31 tháng 5 năm 1997. Khi GSP lần cuối cùng
được gia hạn vào tháng 8 năm 1996, sau khi đã hết hạn hơn một năm, việc miễn
thuế đã được khôi phục hiệu lực.
- Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI).
Quy định việc miễn hoặc giảm thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm từ 24
nước ở Trung Mỹ và khu vực Caribe. Những ưu đãi thương mại CBI không phải
xét lại hàng năm. Các quốc gia có thể bị mất những lợi ích của CBI trong những
điều kiện nhất định.
- Luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA)
Luật này dành ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm từ Bolovia, Colombia,
Ecuador, và Peru. Chương trình này hết hạn vào tháng 12 năm 2001. Các quốc
gia mà Mỹ ký hiệp định thương mại trong đó việc giảm thuế quan và các hàng
rào thương mại khác, như NAFTA và Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do Mỹ -
Ixaren, đã được đề cập trong phần khác của luật thương mại liên quan đến
những hiệp định thương mại tương hỗ.
- Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act -
AGOA). Luật này cho phép gần như toàn bộ các hàng hoá của 38 nước Châu
Phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng.
Chính quyền Mỹ đang đề nghị Quốc hội gia hạn hiệu lực của Luật này khi hết
hạn vào năm 2008.
- Các hiệp định thương mại tự do song phương. Nhìn chung, hàng hoá nhập
khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ
đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức
thuế MFN.
- Các ưu đãi thuế quan khác. Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan cho những
hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại
các Sản phẩm Ô tô , Hiệp định Thương mại Máy bay Dân dụng , Hiệp định
Thương mại các Sản phẩm Dược và những cam kết giảm thuế của Vòng

Uruguay đối với hoá chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm .
2. Chính sách phi thuế quan:
2.1 Hạn ngạch nhập khẩu:
Hạn ngạch nhập khẩu ban hành theo luật, chỉ thị hoặc công bố bởi cơ
quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng
nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định. Phần lớn các quota
nhập khẩu của Mỹ do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Cục
Trưởng Hải quan (Commissioner of Customs) kiểm soát việc nhập khẩu hàng
theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota
Quota nhập khẩu của Mỹ có thể chia thành 2 loại:
- Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó
được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn
chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức
quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.
Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bốtheo các thoả thuận thương
mại phù hợp vơi luật Trade Agreements Act. Khi hạn ngạch được sủ dụng hết,
các hải quan cửa khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ một số tiền ước tính
đủ để nộp thuế cho số hàng giao quá số lượng.
Các mặt hàng nông sản khi vào thị trường Mỹ phải chịu hạn ngạch thuế
quan là:
+ 0404.20.20 Sữa và kem
+ 1604.16 Anchovies
+ 9603 Brooms
+ 9901.00.50 Ethyl alcohol
+ Chapter 20 Oliver
+ 2008.30.20 satsuma (mandarin)
+ 1604.14.20 Tuna
+ 9903.52 Upland cotton
+ 9904.70 Wheat (duram and other)
+ Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA: Mexico, Canada

+ Một số mặt hàng theo quy định WTO
+ Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định US-israel
- Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức
là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời
hạn của quota. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng
đối với một số nước. Hàng nhập quá số hượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc
lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.
Các mặt hàng nông sản chịu hạn ngạch tuyệt đối là:
+ Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa
+ Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15, và bơ từ
dầu ăn
+ Bơ pha trộng, trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo
+ Pho mát, Cheddar thiên nhiên, làm từ sữa chưa thanh trùng (pasteurized)
để thời gian chưa quá 9 tháng
+ Sữa khô có chứa 5,5% hoặc ít hơn bơ béo
+ Sữa khô theo HTS 9904.10.15
+ Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 5,5% trọng
lượng là bơ béo
+ Chocolate crumb chưa5,5% hoặc ít hơn trọng lượng bơ béo
+ Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chaat này trong nhiên liệu nhập từ
vùng Caribean và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Mỹ, theo HTS 9901.00.50
+ Thịt (từ Australia và New Zealand)
+ Sữa và kem, dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua (từ New Zealand)
2.2 Các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh dịch tễ:
 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật:
Hoa Kỳ là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa khoảng 1.200 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng là nước có chính sách
quản lý nhập khẩu hàng hóa phức tạp. Ngoài các yêu cầu về hải quan, nhiều quy
định cấm, hạn chế nhập khẩu còn chịu sự điều tiết của nhiều luật lệ thuộc quyền
quản lý của các cơ quan công quyền khác. Trong những trường hợp này, hàng

nhập khẩu chỉ được thông quan nếu đáp ứng được các yêu cầu quy định trong
các luật lệ liên quan, đặc biệt lưu ý một số rào cản kỹ thuật đặc thù của thị
trường này có sự khác biệt so với nhiều thị trường nhập khẩu khác.
• Không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế
Mức độ sử dụng tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở
Hoa Kỳ tương đối thấp, thậm chí các tiêu chuẩn này không được biết đến tại
Hoa Kỳ, mặc dù tất cả các bên của Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương
mại đều cam kết sử dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế. Dù khá nhiều tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ được coi “tương đương về mặt kỹ thuật” với các tiêu chuẩn
quốc tế, nhưng rất ít tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trực tiếp. Một số tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ còn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó tiêu
chuẩn các sản phẩm điện-điện tử ở Hoa Kỳ rất khác với các tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn nữa, ở nước này, không có thị trường thống nhất toàn liên bang đối với sản
phẩm trên do có sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm giữa liên
bang và bang nên các nhà sản xuất nước ngoài muốn tiêu thụ những sản phẩm
này tại các nơi khác nhau của Hoa Kỳ phải thay đổi tiêu chuẩn cho phù hợp.
Hoa Kỳ có hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang, thành phố có quy
định cụ thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với các sản phẩm được bán
hay lắp đặt trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này. Những yêu cầu thường
không đồng nhất với nhau. Một số bang đôi khi đặt ra những tiêu chuẩn về môi
trường cao hơn so với luật liên bang quy định. Mặc dù những quy định trên
không phân biệt sản phẩm nội địa hay nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng các
doanh nghiệp bản xứ đã hoạt động trên thị trường nhiều năm, nắm được tất cả
các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và sản phẩm của các Cty Hoa Kỳ thường tiêu
thụ nhiều hơn trên thị trường nội địa, nên họ có thể cải tiến sản phẩm phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn của từng vùng, bang
Đối với các Cty nước ngoài, nhất là với Việt Nam là nước mà phần lớn
các doanh nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu, thì việc
thu thập các thông tin cần thiết liên quan, đáp ứng các quy định yêu cầu là một
thách thức lớn. Một Cty ở EU đã ước tính sự phức tạp của các yêu cầu về tiêu

chuẩn, chứng nhận chất lượng đã làm họ mất khoảng 15% tổng doanh số bán
hàng. Trong đó chỉ riêng chi phí chứng nhận cũng chiếm 5% tổng doanh số bán
hàng; chi phí bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm theo yêu cầu của luật pháp
Hoa Kỳ cũng là một khoản không nhỏ.
• Phụ thuộc nhiều vào chứng chỉ bắt buộc
Trong khi trên thế giới đang có xu hướng hạn chế sự can thiệp của bên
thứ 3 vào việc quản lý chất lượng sản phẩm thì ở Hoa Kỳ, việc này vẫn tiếp tục
lệ thuộc vào các chứng chỉ chất lượng của bên thứ 3 đối với nhiều sản phẩm
công nghiệp. Một số lĩnh vực như thiết bị điện, đồ gia dụng sự phát triển công
nghệ, hiểu biết của người tiêu dùng đã cho phép nhiều nước trên thế giới giảm
yêu cầu thử nghiệm và chứng nhận chất lượng trước khi tiếp thị sản phẩm ra thị
trường mà chủ yếu dựa vào chứng chỉ chất lượng của các nhà sản xuất và sự
giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý chất lượng nhà nước đối với hàng hóa
sau khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, chứng chỉ chất
lượng của bên thứ 3 đối với các sản phẩm vẫn còn là một yêu cầu bắt buộc, kể
cả về mặt pháp lý và tập quán. Yêu cầu này làm phát sinh chi phí cao không hợp
lý đối với các nhà cung cấp nước ngoài. Hơn nữa, thời gian chờ kiểm nghiệm,
cấp chứng nhận chất lượng cũng có thể làm mất cơ hội thâm nhập thị trường.
 Các quy định về vệ sinh dịch tễ:
Mỹ có bốn cơ quan phụ trách về vệ sinh dịch tễ:
(1) Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration -
FDA). FDA chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm ngoại trừ thịt, gia cầm
và một số sản phẩm trứng do FSIS quy định.
(2) Cục kiểm định an toàn thực phẩm (Food Safety and Inspection Service -
FSIS) của Bộ Nông nghiệp.
(3) Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency - EPA). EPA
có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường thông qua việc
ngăn cản những tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng tác hại đến môi trường.
(4) Cục kiểm định y tế động thực vật (Animal and Plant Heath Inspection
Service - APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp. APHIS đưa ra những quy định nhằm

bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và động vật khỏi những bệnh tật từ bên
ngoài.
Tùy nhóm nông phẩm nhập khẩu mà các cơ quan vệ sinh dịch tễ sẽ cấp giấy
phép cho phù hợp với nhóm hàng.
2.3 Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hóa:
Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp
dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự
quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của
hàng hóa rất quan trọng.
 Nguyên tắc chung và cơ bản: Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định
nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của
hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng
sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên
mới và có đặc tính sử dụng mới.
Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến
hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa
hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng
hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được coi là
hàng có xuất xứ từ Thái lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có
ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái lan.
Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui
định cụ thể cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể.
 Đánh dấu xuất xứ hàng hóaLuật thuế quan năm 1930 yêu cầu tất cả hàng
hóa nhập khẩu (trừ một số trường hợp ngoại lệ) phải được đánh dấu nước xuất
xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xóa
được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay người mua cuối cùng.
Người mua cuối cùng là người cuối cùng nhận được hàng hóa nguyên dạng như
khi nhập khẩu. Đối với hàng nguyên liệu thì người mua cuối cùng có thể là
người sản xuất dùng nguyên liệu đó để sản xuất ra hàng hóa khác. Đối với hàng
tiêu dùng thì người mua cuối cùng có thể là người tiêu dùng. Mục đích của qui

định này chủ yếu là nhằm giúp cho người mua hàng có thêm thông tin để lựa
chọn hàng hóa.
Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nước
ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố
hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng được sản xuất tại Hoa Kỳ,
trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ
thấy nước xuất xứ của hàng hóa.
Hàng nhập khẩu vi phạm qui định đánh dấu xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ
lại. Hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm qui định đánh
dấu xuất xứ bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng đó được tái xuất, tiêu
hủy hoặc đánh dấu xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan. Đối với người xuất
khẩu, vi phạm đánh dấu nước xuất xứ có thể bị Hải quan lưu vào “sổ đen” máy
tính và để ý kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất sau đó.
Luật Thuế quan chỉ qui định chung chung về cách đánh dấu xuất xứ hàng
hóa như nêu trên, song Qui chế Hải quan có qui định cụ thể cách thức đánh dấu
nước xuất xứ cho một số loại hàng hóa thuộc nhóm hàng công cụ và dụng cụ
kim loại, nhóm hàng đồng hồ, và những hàng hóa có kiểu dáng bản xứ Mỹ. Đối
với những hàng hóa này, việc đánh dấu nước xuất xứ có thể phải được thực hiện
ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ, tên nước xuất xứ hàng hóa có thể phải thiết
kế từ khuân đúc để in lên sản phẩm.
Do vậy, trước khi triển khai sản xuất hoặc thậm chí ngay từ khi thương
thảo hợp đồng, người xuất khẩu nên kiểm tra và thống nhất với người nhập khẩu
về cách đánh dấu xuất xứ hàng hóa để tránh tranh chấp và phí tổn có thể xẩy ra
cho cả hai bên. Đặc biệt đối với những lô hàng tồn kho hoặc có sẵn đã đánh dấu
xuất xứ hàng hóa, trước khi giao hàng hoặc thậm chí ngay từ khi ký hợp đồng,
người xuất khẩu phải kiểm tra với người nhập khẩu xem cách đánh dấu xuất xứ
hàng hóa có sẵn đó có phù hợp với qui định của Hải quan Hoa Kỳ hay không.
 Qui định dán nhãn xuất xứ đối với một số sản phẩm nông nghiệp
Theo qui định của Luật an ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là
Luật nghiệp 2002) được Tổng thống George W. Bush ký ban hành ngày

13/5/2002, một số nông sản: rau quả, thịt (bò, cừu, bê, lợn), và thủy sản bán tại
các của hàng bán lẻ bắt buộc phải có nhãn xuất xứ. Đối với thủy sản, nhãn xuất
xứ còn phải ghi rõ sản phẩm được đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng. Cũng theo
qui định của luật này, các cơ sở bán lẻ còn phải lưu giữ hồ sơ xác nhận xuất xứ
hàng hóa.
2.4 Các biện pháp phòng vệ thương mại :
Các Hiệp định của WTO về chống bán phá giá (ADA), chống trợ cấp (SCM)
và tự vệ (SG) quy định các nguyên tắc thống nhất bắt buộc đối với tất cả các
nước thành viên khi xây dựng pháp luật và áp dụng trong thực tiễn các biện
pháp phòng vệ này. Ngoài các biện pháp phòng vệ theo cách hiểu của WTO như
trên, Hoa Kỳ còn quy định nhiều biện pháp phòng vệ thương mại khác áp dụng
đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Hoa Kỳ (ví dụ Biện pháp về sở
hữu trí tuệ quy định tại Chương 337 – Bộ Luật Tổng hợp USC của Hoa Kỳ;
Biện pháp về tiếp cận thị trường quy định tại Chương 301, Biện pháp hạn chế
thương mại vì lý do an ninh tại Chương 232…). Tuy nhiên, tần suất sử dụng các
biện pháp thuộc nhóm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ là thường xuyên
và rộng rãi nhất. Vì vậy trong các trình bày dưới đây, “biện pháp phòng vệ
thương mại” được sử dụng để chỉ 03 nhóm biện pháp này.
Biện pháp chống bán phá giá áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa nước
ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa
nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản
phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ.
Biện pháp chống trợ cấp áp dụng nhằm chống lại hiện tượng bán hàng hóa nước
ngoài được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ.
Biện pháp tự vệ được áp dụng trong trường hợp cần bảo vệ ngành sản xuất nội
địa Hoa Kỳ trước hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành này.
Tất cả các biện pháp này chỉ được áp dụng sau khi cơ quan có thẩm quyền của
Hoa Kỳ tiến hành điều tra (còn gọi là vụ điều tra) theo thủ tục và điều kiện quy

định.
So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ
Yếu tố Chống bán phá giá Chống trợ cấp Tự vệ
Điểu
kiện áp
dụng
- Có hành vi nhập
khẩu bán phá giá;
- Gây thiệt hại
hoặc
đe dọa gây thiệt
hại đáng kể (đối
với
- Có hiện tượng hàng
nhập khẩu được trợ
cấp;
- Gây thiệt hại hoặc
đe
dọa gây thiệt hại
đáng
- Có hiện tượng hàng
nhập khẩu ồ ạt, tăng
đột biến về số lượng
- Có thiệt hại nghiêm
trọng (đối với ngành
sản xuất nội địa Hoa
Kỳ sản xuất mặt hàng
ngành sản xuất nội
địa)
- Mối quan hệ

nhân
quả giữa việc bán
phá giá và thiệt
hại
kể (đối với ngành
sản
xuất nội địa)
- Mối quan hệ nhân
quả
giữa việc trợ cấp
và thiệt hại
tương tự hoặc cạnh
tranh trực tiếp)
- Mối quan hệ nhân quả
giữa việc nhập khẩu ồ ạt
và thiệt hại
Thủ tục
điều tra
Điều tra sơ bộ và
cuối cùng tối đa
280-420 ngày
Điều tra sơ bộ và
cuối cùng tối đa
205-270 ngày
Biện
pháp cụ
thể
Thuế chống bán
phá giá
Cam kết giá (ít)

Thuế chống trợ cấp
(thuế đối kháng)
Cam kết giá (ít)
Hạn ngạch thuế quan
Tăng thuế nhập khẩu
Cấp phép nhập khẩu…
Bồi
thường
do áp
dụng
biện
pháp
phòng
vệ
Không Không Có
Thời
gian áp
dụng
biện
pháp
5 năm
Có thể gia hạn
không hạn chế số
lần
(theo kết quả rà
soát
cuối kỳ)
5 năm
Có thể gia hạn
không giới hạn số

lần
(theo kết quả rà soát
cuối kỳ
4 năm
Có thể gia hạn 1 lần
không quá 2 năm
Có các yêu cầu bắt buộc
về rút ngắn thời gian
áp dụng
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, có nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ ở hai cấp độ:
(i) Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp
phòng vệ bao gồm:
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Department of Commerce - DOC)
(cụ thể là Cục Quản lý Thương mại quốc tế - International Trade
Administration, ITA của Bộ này). Đây là một cơ quan hành chính (Bộ) trực
thuộc Chính phủ Hoa Kỳ (cơ quan hành pháp) và do đó được suy đoán ít nhiều
bị ảnh hưởng bởi chính sách chung của Chính phủ.
DOC chịu trách nhiệm:
+ Điều tra, xem xét liệu hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
có bán phá giá/trợ cấp hay không và nếu có thì biên độ phá giá/trợ cấp là bao
nhiêu;
+ Ban hành lệnh áp dụng các biện pháp phòng vệ tạm thời và chính thức;
+ Rà soát hành chính hàng năm (administrative reviews);
+ Thực hiện điều tra về bán phá giá/trợ cấp/nhập khẩu ồ ạt đột biến trong các rà
soát do có sự thay đổi hoàn cảnh (changed circumstances reviews), rà soát
hoàng hôn/cuối kỳ (sunset reviews).
- Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (Internatinal Trade Commission - ITC)
Ủy ban này gồm 6 Ủy viên, bao gồm 3 Ủy viên từ Đảng Dân chủ và 3 từ Đảng
Cộng hòa hoạt động độc lập với các Đảng phái – Nghị viện – Chính phủ và chỉ

tuân thủ pháp luật. Vì vậy, các quyết định của Ủy ban này được xem là tương
đối khách quan.
ITC chịu trách nhiệm:
+ Điều tra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và trợ cấp/phá
giá/nhập
khẩu ồ ạt (tùy tính chất vụ việc).
+ Tham gia vào quá trình điều tra thiệt hại trong thủ tục rà soát lại do thay đổi
hoàn
cảnh và rà soát hoàng hôn (sunset reviews)
(ii) Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện
pháp phòng vệ, bao gồm:
- Hải quan Hoa Kỳ:Đây là cơ quan hành chính thuần túy thực thi các biện pháp
phòng vệ (tạm thời, chính thức) theo cách thức, mức độ như đã được DOC quyết
định. Không có chuyện vận động hay yêu cầu gì liên quan đến các biện pháp
phòng vệ đối với Cơ quan này.
- Toà án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US Court of International Trade - CIT):
Đây là cơ quan tư pháp, độc lập với các cơ quan khác trong hệ thống các cơ
quan Hoa Kỳ nói chung và các cơ quan điều tra, áp dụng, thực thi các biện pháp
phòng vệ nói riêng.
CIT có trách nhiệm:
Xét xử đơn kháng kiện của các bên liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại
về:
+ Các quyết định của các cơ quan liên quan trong vụ việc phòng vệ;
+ Các hành vi hành chính khác của các cơ quan liên quan trong vụ việc phòng
vệ.
Nếu một hoặc các bên không đồng ý với Phán quyết của CIT về các vấn đề liên
quan thì còn có thể kháng nghị Phán quyết này đến Toà Phúc thẩm liên bang
Hoa Kỳ.
- Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (The Office of the US Trade
Representative - USTR):

Đây là cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ, có trách nhiệm:
+ Tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại quốc tế (trong đó có các hiệp
định liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ)
+ Đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ tham gia vào các tranh chấp theo Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO (trong đó có các tranh chấp liên quan đến các biện
pháp phòng vệ thương mại).
KẾT LUẬN:
Nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ với xu thế hội nhập khu vực
và toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng
với sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế làm tăng thêm sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực nổi trội hơn bao giờ hết.
Điều này buộc các nước phải thi hành chính sách mở cửa. Quá trình hợp tác và
thâm nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Trước tình hình thế
giới như vậy, Việt Nam không thể không mở cửa nền kinh tế, phát triển quan hệ
đối ngoại nhằm mở rộng thị trường, tiếp thu các thành tựu về khoa học công
nghệ trên thế giới để phát triển kinh tế trong nước. Khi phát triển quan hệ đối
ngoại, chúng ta không thể không nhắc tới nước Mỹ.
Mỹ là một thị trường lớn, mở cửa nhưng thực chất vẫn có nhiều hình thức
bảo hộ, quản lý nhập khẩu hết sức tinh vi. Chính vì vậy các doanh nghiệp của
chúng ta cần có sự hiểu biết cặn kẽ về các chính sách nhập khẩu của Mỹ, để
nhận định trước khó khăn tìm ra giải pháp, cũng như tranh thủ những cơ hội
mới.
Với bài tiểu luận này, chúng em hy vọng đã có được phần nào những phân
tích cần thiết về “Chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ trong những
năm gần đây.”, để từ đó rút ra được những điểm cần lưu ý cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ, một trong những thị trường lớn của
nước ta, với đầy những cơ hội và thách thức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
2. Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” GS.TS Bùi Xuân Lưu-PGS.TS.
Nguyễn Hữu Khải.

3. “Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ.”
4.
2011-cua-hoa-ky.html
5.
15381.html
6.
7.
8.
15381.html
9.
%A1i_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
10.
_pageid=517,41428204&_dad=portal&_schema=PORTAL
11.
ngach-nhap-khau-hang-hoa-tu-hoa-ky-8-thang-dau-nam-2011-tang-
229.html

×