Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2004 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.96 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần 1: Khái quát về Công ty TNHH sản xuất và
kinh doanh mây tre Phú Tuấn 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Phú Tuấn 5
1.2.1. Chức năng 5
1.2.2. Nhiệm vụ 5
1.2.3. Quyền hạn 5
1.3. Mối quan hệ giữa công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây tre
Phú Tuấn với môi trường bên ngoài 6
1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 7
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 8
1.6. Quy mô, cơ cấu lao động và tỷ trọng lao động 10
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
từ năm 2004 đến năm 2008 11
2.1. Phân tích tình hình hoạt động của công ty 11
2.1.1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu 11
2.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 11
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 12
2.2.1. Giai đoạn 2004 – 2006 12
2.2.2. Giai đoạn 2006 - 2008 13
2.3. Một số cơ chế chính sách quản lý của công ty 13
2.4. Tác động của các chính sách kinh tế của Nhà nước đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty 14
2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty 14
2.5.1. Thuận lợi 14
Lưu Phú Mười – KTQT 47
1
Báo cáo thực tập tổng hợp


2.5.2. Khó khăn 15
Phần 3: Một số kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
năng lực hoạt động của công ty Phú Tuấn 16
3.1. Kế hoạch phát triển của công ty trong những năm qua 16
3.1.1 Xu hướng mở rộng sản xuất 16
3.1.2. Kế hoạc mở rộng thị trường 16
3.2. Một số kiến nghị và đề xuất cho sự phát triển của công ty trong
tương lai 17
3.2.1. Đối với công tác xây dựng các chiến lược và hoạch định sản xuất
kinh doanh 17
3.2.2. Đối với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 17
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty 17
KẾT LUẬN 18
Lưu Phú Mười – KTQT 47
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nền
kinh tế nước ta đã có rất nhiều đổi thay. Trong những sự đổi thay đó có những
thay đổi tạo nên nền tảng tốt đẹp, nhưng cũng có nhiều thay đổi gây lên khó
khăn cho sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển chung của nền
kinh tế nước nhà, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang có
rất nhiều điều kiện phát triển. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có rất nhiều
khó khăn thử thách đòi hỏi mỗi đơn vị kinh doanh phải tìm mọi cách để thích
ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, phải tìm cho mình một phương thức
kinh doanh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thị trường đầy
biến động như hiện nay.
Sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là một
ngành đang rất được quan tâm và có nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển mạnh mẽ.

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây tre Phú Tuấn chuyên sản xuất
các sản phẩm mây, tre, cói, guột xuất khẩu. Các sản phẩm của công ty đang
ngày càng phát triển rộng rãi tại thị trường châu Âu và Nhật Bản.
Trong báo cáo này em xin trình bày sơ bộ quá trình hình thành và phát triển
của công ty, đồng thời phân tích tình hình kinh doanh và đề xuất một số kiến nghị
nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt dộng xuất khẩu của công ty trong tương lai.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát về Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây
tre Phú Tuấn
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ
năm 2004 đến hết năm 2008
Phần 3: Một số kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng
lực hoạt động của công ty Phú Tuấn.
Lưu Phú Mười – KTQT 47
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 1: Khái quát về Công ty TNHH sản xuất và
kinh doanh mây tre Phú Tuấn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sản phẩm mây tre thủ công là một trong những sản phẩm mang tính đặc
thù của Việt Nam mà không nước nào trên thế giới có thể làm được. Chính vì
vậy mà nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mây tre đan đang ngày càng phát triển.
Nắm bắt được nhu cầu đó, các cá nhân trong nước đặc biệt là các cá nhân tại các
vùng làng nghề ở nước ta đã hình thành các doanh nghiệp và thành lập các công
ty nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu xuất khẩu mặt hàng truyền thống này. Không
nằm ngoài xu hướng chung của xã hội, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh
mây tre Phú Tuấn (Phu Tuan trading and manufacturing Co., LTD of bamboo
and rattan wares) cũng được hình thành từ đó.
Công ty Phú Tuấn được hình thành năm 2004 và có địa chỉ tại thôn Lưu
Thượng xã Phú Túc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây. Công ty chỉ có một thành

viên và một sáng lập viên với số vốn điều lệ ban đầu là 1.000.000.000 đồng và
ngành nghề chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây, tre,
cói, guột, tế xuất khẩu. Sau 4 năm hoạt động và phát triển, hiện nay công ty đã
vô cùng lớn mạnh và có uy tín trên thị trường châu Âu và Nhật Bản. Năm 2007,
do nhu cầu hoạt động và phát triển lớn hơn nên công ty đã tăng vốn điều lệ lên
tới 4.000.000.000 đồng. Hiện nay, công ty đang thực hiện dự án mở rộng sản
xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế ngày càng gia tăng.
Công ty đang xây dựng thêm một nhà xưởng có diện tích khoảng 6000 m
2
(tăng
thêm 3 lần so với quy mô cũ).
Lưu Phú Mười – KTQT 47
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Phú Tuấn
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây tre Phú Tuấn có các chức
năng cơ bản như:
- Sản xuất các sản phẩm mây, tre, cói, guột, tế…
- Kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và quà tặng
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty sản xuất và thu mua sang các
nước châu Âu, Nhật Bản và các nước Bắc Mỹ…
- Liên hệ thăm quan, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mây tre cho các
công ty du lịch trong và ngoài nước…
1.2.2. Nhiệm vụ
- Tạo ra các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương góp phần làm giảm tỉ lệ
thất nghiệp của quốc gia.
- Đồng thời tạo thu nhập cho gia đình góp phần xây dựng đất nước ngày

càng giàu mạnh và bảo vệ được nghề truyền thống của dân tộc.
1.2.3. Quyền hạn
- Công ty được quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác
do đại diện chủ sỡ hữu giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo đúng chức
năng kinh doanh của công ty.
- Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác thuộc
quyền quản lý của công ty hoặc vốn huy động để đầu tư ra ngoài công ty dưới
các hình thứć:
Lưu Phú Mười – KTQT 47
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
+) Mua cổ phần hoặc góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty Cổ phần, công ty hợp doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết,
hoặc góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+) Mua lại một công ty khác.
+) Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi.
+) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của Pháp luật.
- Tự chủ về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ quy
định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về kết quản kinh doanh.
- Tự chủ trong việc tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp với mục
tiêu, nội dung sản xuất kinh doanh.
- Tìm kiếm thị trường, đối tác với khách hàng trong và ngoài nước. Tự
quyết định giá mua, giá bán sản phẩm,dịch vụ.
- Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Huy động vốn để kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư dưới hình
thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếú; vay vốn của tổ chức tín
dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công tý; vay vốn
của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp
luật.
- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.

- Yêu cầu công ty mẹ thực hiện các nghĩa vụ đối với công ty con được
quy định cụ thể tại công ty Điều Lệ của công ty mẹ.
- Thực hiện các quyền khác mà pháp luật không cấm
1.3. Mối quan hệ giữa công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây tre Phú
Tuấn với môi trường bên ngoài.
Công ty có mạng lưới kinh doanh vẫn còn hạn chế do quy mô chưa lớn.
Tuy nhiên khách hàng chính của công ty là các khách hàng thuộc các nước châu
Lưu Phú Mười – KTQT 47
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Âu và Nhật Bản. Đây là 2 thị trường chính đem lại cho công ty lợi nhuận và
doanh thu chủ yếu trong các năm vừa qua. Sắp tới công ty dự kiến mở rộng thị
trường sang Mỹ và các nước châu Phi. Bên cạnh việc mở rộng thị trường Phú
Tuấn còn có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Ukraine để thuận tiện cho việc
kinh doanh tại nước ngoài.
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mây tre Phú Tuấn chủ yếu kinh
doanh và sản xuất các sản phẩm mây, tre, cói, guột, tế…Ngoài ra Phú Tuấn còn
kinh doanh các sản phẩm chạm khảm trai của các làng nghề khác…
Hiện công ty đang có chiến lược hợp tác với các công ty chuyển phát
nhanh trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho
một số khách hàng đặc biệt của công ty…
1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
Là công ty TNHH một thành viên nên mọi quyết định của công ty đều rất
nhanh chóng và thuận tiện. Mọi hoạt động tài chính cũng như các hoạt động
kinh doanh của công ty đều do giám đốc công ty quyết định và có sự tham gia
góp ý của sáng lập viên.
Tổ chức bộ máy của công ty gọn nhẹ, mọi thành viên trong công ty đều
làm việc có tinh thần và trách nhiệm cao. Tiêu chí của công ty là lấy hiệu quả
công việc làm mục đích chính và luôn áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
mới nhất vào sản xuất kinh doanh cũng như luôn tiếp thu trình độ quản lý tiên

tiến của thế giới.
Lưu Phú Mười – KTQT 47
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY PHÚ TUẤN
Đứng đầu công ty là giám đốc, giữa vai trò lãnh đạo chung toàn công ty,
là đại diện pháp nhân trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, giám đốc còn đại diện cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Giám
đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, đảm
bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả và tuân theo đúng pháp luật. Bảo toàn và
phát triển vốn, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và quyền làm chủ cho người
lao động. Giám đốc có trách nhiệm quản lý và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nộp
thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các cấp chính quyền.
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý và sắp xếp cơ cấu tổ chức của công
ty. Quản lý công văn giấy tờ của công ty…
- Phòng nhân sự: Thực hiện việc quản lý nhân sự (tuyển công nhân và
theo dõi tình hình lao dộng của công nhân viên…
Lưu Phú Mười – KTQT 47
8
Giám Đốc
Phòng
Sản
xuất
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Tài
Chính

Kế
Toán
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính
Phòng
Nhân
Sự
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng kinh doanh: Tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ mua bán, đặc
biệt là việc xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường cho công ty…
- Phòng sản xuất: Quản lý và tổ chức các hoạt động sản xuất của công ty
sao cho đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng của sản phẩm…
- Phòng tài chính kế toán: Quản lý hoá đơn chứng từ và các nhiệp vụ kinh
tế phát sinh trong công ty…
Chức năng và nhiệm vụ của phòng tài chính – kế toán
- Phòng tài chính kế toán của công ty Phú Tuấn có chức năng quản lý hoá
đơn chứng từ mua vào và bán ra. Bên cạnh đó các nhân viên trong phòng còn
phải theo dõi và quản lý các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty như nhập
hàng, xuất hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý chi phí lao động và các hoạt
động kinh tế phát sinh khác…
- Đi đôi với các chức năng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Các nhân viên
kế toán phải thường xuyên lắm bắt các hoạt động kinh tế phát sinh từ đó lập
bảng cân đối kế toán, lập báo cáo thuế hàng tháng và hàng quý, báo cáo tình
hình tài chính và tình hình kinh doanh cho giám đốc công ty…
Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính - kế toán
Phòng tài chính kế toán có 7 nhân viên làm việc thường xuyên và phụ
thuộc vào nhau. Trong số 7 nhân viên trong phòng tài chính kế toán thì có 3

nhân viên trình độ đại học và 4 nhân viên trình độ cao đẳng. Với 6 nhân viên
làm các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau như kế toán tiền lương,
kế toán sản xuất, kế toán bán hàng… thì 1 còn nhân viên khác kiêm chức phụ kế
toán trưởng sẽ phải thu thập các số liệu từ các kế toán viên và tổng hợp thành
báo cáo tổng hợp để trình cho giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước…
Lưu Phú Mười – KTQT 47
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mối quan hệ của phòng tài chính – kế toán với bộ máy cơ cấu tổ chức
của công ty
Phòng tài chính kế toán muốn có số liệu chính xác và nhanh chóng, kịp
thời đòi hỏi phải có sự hợp tác và phối hợp làm việc với các phòng ban khác.
Phòng kế toán tài chính cần các số liệu về hàng hoá sản xuất và hàng tồn kho thì
đòi hỏi phải có sự kết hợp của các nhân viên phòng sản xuất và ban quản lý kho,
khi cần số liệu về tiền lương thì phải có số liệu từ phòng hành chính và phòng
nhân sự…
1.6. Quy mô, cơ cấu lao động và tỷ trọng lao động
Là doanh nghiệp sản xuất thủ công vì vậy mà Phú Tuấn cần số lao động
phổ thông khá lớn. Lao động chân tay chiếm tới 94% tổng số công nhân viên
trong công ty. Khoảng 460/500 lao động của công ty làm việc trực tiếp ở bộ
phận sản xuất. Còn lại chỉ khoảng 6% làm việc tại văn phòng điều hành của
công ty.
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TẠI CÁC BỘ PHẬN CỦA CÔNG TY PHÚ TUẤN
Bộ phận
Trình độ
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng nhân
sự

Phòng kinh
doanh
Phòng sản
xuất
Phòng tài
chính kế
toán
Đại Học 3 2 1 1 3
Cao Đẳng 2 5 4 5 4
Khác 0 0 30 430 0
Công ty Phú Tuấn hiện nay vẫn còn đang rất thiếu lao có trình độ để đáp
ứng việc mở rộng sản xuất. Hiện lao động có trình độ của công ty chủ yếu được
tuyển từ các trường khối kinh tế thông qua các kênh như đăng báo, quảng cáo
trên các đài địa phương…
Lưu Phú Mười – KTQT 47
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
từ năm 2004 đến năm 2008
2.1. Phân tích tình hình hoạt động của công ty
2.1.1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu
Là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà
tặng nên sản phẩm chủ yếu của công ty được làm bằng chất liệu như mây, tre,
cói, guột, tế…
Các sản phẩm chủ yếu như hàng thùng đựng quần áo, hàng lẵng giỏ hoa,
các con vật hay các sản phẩm trang trí… đều được công nhân đan và nức thủ
công. Các sản phẩm do công nhân làm đều theo mẫu có sẵn nên chất lượng sản
phẩm khá đồng đều. Các sản phẩm như mũ lá hay nón quai thao rất được các
khách hàng nước ngoài ưa chuộng bởi nó mang đậm bản sắt của dân tộc Việt
Nam…

Năm 2007 số lượng mặt hàng kinh doanh của công ty chỉ có 3 nhóm hàng
gồm: thùng đựng quần áo, lẵng giỏ hoa và các loại khay trang trí thì đến nay số
lượng đó đã tăng lên nhiều. Năm 2008 công ty kinh doanh thêm sản phẩm mũ,
nón, các con vật, mẫu chậu hoa, bát đĩa
Dự kiến cuối năm 2009 đầu năm 2010 công ty đưa ra một số mặt hàng
mới như giá báo là bằng mây, xe đạp làm bằng khung mây quấn tế xung quanh,
và khung ảnh bằng tre hay các loại chiếu, lọ hoa và mành… nhằm đáp ứng
phong phú nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Như đã nêu ở phần trên, thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay của Phú
Tuấn chủ yếu là các nước châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay, Phú Tuấn thường
xuyên xuất khẩu cho các nước như Ba Lan, Ukraina, Phần Lan, Đức, Thụy
Lưu Phú Mười – KTQT 47
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Điển…và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…Doanh thu
chủ yếu của công ty vẫn là từ các nước châu Âu (chiếm 70% doanh thu).
Sắp tới, công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường sang Mỹ, các nước
Nam Mỹ và châu Phi tiềm năng…
DOANH THU CỦA CÔNG TY TẠI 1 SỐ THỊ TRƯỜNG TỪ 2004 ĐẾN NAY
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Năm
Thị trường
2004 2005 2006 2007 2008
Ba Lan 520.000.000 570.000.000 620.000.000 720.000.000 750.000.000
Nhật Bản 450.000.000 480.000.000 570.000.000 800.000.000 870.000.000
Ukraina 635.000.000 780.000.000 805.000.000 900.000.000 930.000.000
Đức 210.000.000 220.000.000 235.000.000 250.000.000 270.000.000
Thụy Điển 123.000.000 165.000.000 180.000.000 250.000.000 280.000.000
Hàn Quốc 98.000.000 115.000.000 135.000.000 160.000.000 180.000.000

Phần Lan 350.000.000 420.000.000 450.000.000 490.000.000 550.000.000
Thái Lan 85.000.000 105.000.000 125.000.000 150.000.000 160.000.000
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.1. Giai đoạn 2004 – 2006
Đây là giai đoạn công ty mới thành lập nên hoạt động của công ty chủ yếu
dựa trên các khách hàng đã được thiết lập từ trước. Các khách hàng nước ngoài
lúc này chủ yếu là Việt Kiều, còn lại là một số khách du lịch. Thời gian này thị
trường chính vẫn là khách nội địa, nhất là các khu du lịch…
Giai đoạn này, ngoài việc tổ chức sản xuất, công ty còn rất chú trọng đến
việc quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách nước ngoài và Việt Kiều. Bởi đó
luôn là tập khách hàng tiềm năng và mang lại cho công ty doanh thu lớn.
Lưu Phú Mười – KTQT 47
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Dựa trên kênh phân phối ban đầu là các Việt Kiều tại nước ngoài, không
lâu sau hình ảnh các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đã được đông đảo
khách hàng quốc tế biết đến. Lúc này công ty một mặt ra sức quảng bá thương
hiệu, mặt khác luôn cải tiến mẫu mã và đảm bảo chất lượng để khách hàng bước
đầu đặt niềm tin vào sản phẩm của công ty.
Cuối năm 2005 đầu năm 2006 việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
mây tre đan của công ty Phú Tuấn cơ bản đã đạt được những thành công bước
đầu. Điều đó được khẳng định qua bảng số liệu về doanh thu hàng năm của công
ty (phần trên).
2.2.2. Giai đoạn 2006 - 2008
Thay vì mải tìm kiếm thị trường và khách hàng như giai đoạn trước thì
giai đoạn này công ty tập trung vào việc chăm sóc khách hàng và mở rộng sản
xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng quốc tế.
Đầu năm 2008, công ty đã và đang thực hiện san lấp mặt bằng và xây
dựng thêm một nhà xưởng rộng khoảng 6000 m
2

đưa tổng diện tích sản xuất lên
8000 m
2
chưa kể khu vực làm việc và văn phòng đại diện. Điều đó chứng tỏ sự
phát triển của công ty ngày càng lớn mạnh. Uy tín của công ty luôn được khách
hàng trong và ngoài nước biết đến rộng rãi…
2.3. Một số cơ chế chính sách quản lý của công ty
- Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm
- Chính sách về chiến lược sản xuất kinh doanh
- Chính sách về nâng cao sức cạnh tranh
- Chính sách đối với cán bộ công nhân viên
- Chính sách đối ngoại…
Lưu Phú Mười – KTQT 47
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.4. Tác động của các chính sách kinh tế của Nhà nước đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội trong nước cũng như quốc
tế có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và
của từng doanh nghiệp nói riêng. Một quốc gia có nền chính trị xã hội không ổn
định thì nền kinh tế nước đó sẽ bị kìm hãm hoặc có thể bị tụt hậu
Mặt khác nếu nền kinh tế chính tri ổn định mà các chính sách kinh tế của
Nhà nước có nhiều vướng mắc và không thông suốt cũng gây những cản trở
không nhỏ cho doanh nghiệp.
Ngày nay, việc mở cửa và hội nhập đang diễn ra hết sức thông thoáng. Vì
vậy mà Phú Tuấn cũng coi đây là cơ hội để hoà nhập cùng thế giới. Nhà nước có
nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Là công ty kinh
doanh và sản xuất sản phẩm mây tre đan xuất khẩu nên công ty cũng nhận được
một số ưu đãi của nhà nước như: hỗ trợ thủ tục hải quan xuất khẩu, mức thuế
xuất có ưu đãi, hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh với mức lãi suất thấp…

Nói chung các chính sách kinh tế của Nhà nước phần lớn tạo điều kiện để
sản xuất kinh doanh phát triển nhằm làm giàu cho các vùng quê và bảo vệ, duy
trì, phát triển các làng nghề truyền thống…Tuy nhiên cũng có một số chính sách
có phần hạn chế sự phát triển của công ty như: Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
còn rườm rà gây nhiều lãng phí về thời gian, đối tượng khách hàng cũng bị hạn
chế bởi các quan hệ thương mại của chính phủ…
2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.5.1. Thuận lợi
Là một công ty có trụ sở ngay tại làng nghề nên rất được các cấp chính
quyền quan tâm rút đỡ về nhiều mặt.
Mặt hàng của công ty sản xuất và kinh doanh khi xuất khẩu được hưởng
mức thuế xuất 0%.
Lưu Phú Mười – KTQT 47
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lực lượng công nhân có tay nghề ở địa phương rồi rào và rẻ.
2.5.2. Khó khăn
Thiếu vốn để mở rộng sản xuất trong khi nhu cầu về tăng cao trong một
số năm ngần đây
Chính sách thương mại của Nhà nước còn gây nhiều khó khăn trong việc
xuất khẩu
Nguồn nguyên liệu dựa vào tự nhiên nên ngày càng hạn hẹp và thiếu
Giá xăng dầu tăng cao và không ổn định gây nên giá cả của hàng hoá
cũng bấp bênh tạo cảm giác không tin tưởng cho khách hàng đối với công ty
Lưu Phú Mười – KTQT 47
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 3: Một số kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
năng lực hoạt động của công ty Phú Tuấn.
3.1. Kế hoạch phát triển của công ty trong những năm qua

3.1.1 Xu hướng mở rộng sản xuất
Năm 2008, dựa vào khả năng sản xuất ngày càng phát triển và do nhu cầu
của thị trường ngày càng tăng nên giám đốc công ty đã đưa ra quyết định mở
rộng sản xuất. Bằng tiềm lực của mình và được sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất tăng gấp 3 lần 2006. Dự kiến giữa
năm 2008 nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động. Nhà máy mới hoạt động sẽ thu hút
thêm khoảng 300 lao động địa phương có tay nghề và cần khoảng 60 lao động
có trình độ để quản lý hoạt động sản xuất.
Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) công ty đã có nhiều việc làm nhằm đi trước đón đầu sự kiện này. Các mã
hàng hoá ngày xưa chỉ được kí hiệu bằng tiếng Việt thì nay đã có cả dòng chữ
tiếng Anh được dịch và đề ngay dưới dòng tiếng Việt. Công nhân lao động được
phát đồng phục và làm việc theo quy chế lao động của nhà nước. Công nhân chỉ
phải làm 8h/ngày và được hưởng các chế độ lương thưởng hợp lý dựa vào doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp từng giai đoạn.
3.1.2. Kế hoạc mở rộng thị trường
Thị trường của Phú Tuấn hiện nay chủ yếu là các nước châu Âu và và
Nhật Bản. Năm 2008, khi xác định mở rộng sản xuất công ty đã có các kế hoạch
mở rộng thị trường trong tương lai. Chịu trách nhiệm nặng nề có ảnh hưởng trực
tiếp đến thành công của công ty chính là phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh
vừa có nhiệm vụ chăm sóc các thị trường quen thuộc vốn có của công ty vừa
phải nghiên nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của các thị trường mới. Dự kiến cuối
Lưu Phú Mười – KTQT 47
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
năm 2008 này công ty sẽ đầu tư tiềm lực của mình để xâm nhập vào thị trường
Mỹ – một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều thành công mới.
3.2. Một số kiến nghị và đề xuất cho sự phát triển của công ty trong tương
lai
3.2.1. Đối với công tác xây dựng các chiến lược và hoạch định sản xuất kinh

doanh
- Công ty nên đa dạng thị trường để tránh phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
- Đa dạng hoá các mặt hàng và đồng thời phải có các phương pháp mã hoá tên
các mặt hàng sao cho dễ nhớ và khoa học
3.2.2. Đối với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Xây dựng nhà kho, nhà xưởng phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cao bởi
có như vậy mới đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài và hiệu quả nhất
là việc phòng cháy chữa cháy.
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty
Cần bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ để đạt được hiệu quả công
việc cao để phát triển công ty hơn nữa.
Lưu Phú Mười – KTQT 47
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tổng hợp tập tại Công ty TNHH sản xuất và kinh
doanh mây tre Phú Tuấn – Thôn Lưu Thượng – Xã Phú Túc – Huyện Phú
Xuyên – Tỉnh Hà Tây, kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, cùng
với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Phú Tuấn đã giúp em
có một cái nhìn tổng quát về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty nói
chung và cũng như công tác quản lý, tổ chức sản xuất nói riêng.
Qua quá trình thực tập tổng hợp, với sự tìm hiểu về công ty đã cho em
thấy những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên đơn vị đã luôn nỗ lực cố gắng vươn lên và đạt được nhiều thành tích đáng
khích lệ.
Quá trình thực tập này phần nào đã củng cố và mở rộng kiến thức mà em
đã được học ở trường. Nó giúp cho em thực hiện những bài viết sau này đạt kết
quả tốt hơn. Tuy nhiên thời gian thực tập chưa nhiều cùng với những hạn chế
của bản thân nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn cùng cán bộ công nhân

viên công ty Phú Tuấn và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Tuyết Mai cùng cán bộ công nhân
viên công ty Phú Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lưu Phú Mười
Lưu Phú Mười – KTQT 47
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TÉ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ- cô Ngô Thị Tuyết Mai
Một số đề tài em xin đăng ký làm chuyên đề tốt nghiệp:
1: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH sản
xuất và kinh doanh mây tre Phú Tuấn.
2: Mối quan hệ giữa tiềm lực và quy mô sản xuất của công ty, một số giải pháp
thúc đẩy sản xuất phát triển.
3: Những khó khăn của việc phát triển thị trường và giải pháp phát triển thị
trường sang các nước châu Mỹ và châu Phi.
Sinh viên thực hiện
Lưu Phú Mười
Lưu Phú Mười – KTQT 47
19

×