Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của agribank năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.51 KB, 35 trang )

Khoa Ngân hàng – Tài chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM 4
1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 4
1.2. Định hướng phát triển 7
2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn 9
2.1. Lịch sử hình thành 9
2.2. Chức năng 10
2.3. Nhiệm vụ 10
2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành 12
Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 16
1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank
năm 2008 16
1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản 16
1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu 16
1.3. Công tác thông tin tuyên truyền 20
1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo 22
1.5. Một số công tác khác: 22
1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 : 24
2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo 27
2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn 27
2.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng 27
2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ 28
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
1
Khoa Ngân hàng – Tài chính


2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và
thanh tóan quốc tế 30
2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking 30
2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ 31
2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế
và các sản phẩm phái sinh 31
2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư 31
2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance) 31
2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010 32
3. Nhận xét 33
KẾT LUẬN 35
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
2
Khoa Ngân hàng – Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 7 kỳ học vừa qua em đã được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô
trong trường nói chung cũng như các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính nói
riêng. Qua đó em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích không những để phục vụ
cho công việc sau này mà còn cả những kỹ năng mềm cần thiết mà khi còn học phổ
thông em chưa có được như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…Và
trong kỳ học cuối cùng này, em và các bạn cùng khóa được nhà trường tạo điều
kiện để tìm hiểu thực tế qua việc thực tập tại các cơ sở, từ đó em có cơ hội được
hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được học trên giảng đường.
Em được thực tập tại phòng tiếp thụ nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới
của Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 2 Láng Hạ,
Hà Nội. Tại đây em có điều kiện quan sát và học hỏi được nhiều kiến thức thực tế
và hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ của một nhân viên ngân hàng. Qua đó em xin
trình bày được những thu nhận của mình về Sở giao dịch cũng như những vấn đề
mà em học hỏi được trong thực tế tại cơ sở thực tập trong bài báo cáo thực tập tổng
hợp về Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn. Bài báo cáo

gồm 2 phần:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn.
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
3
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là
Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành
phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại
Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao
dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,
thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi
nhánh.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó,Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp
tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ
máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau
này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
4
Khoa Ngân hàng – Tài chính
cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc,bộ máy giúp việc bao
gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán
phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và
chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân
hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo,
được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày
31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập
Ngân hàng phục vụ người nghèo, sau này là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư

phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài
hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải
sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-
08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán
quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam
( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao
dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không
làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch.
Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi
nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
5
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,
NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự
tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng
tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai có
hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD
chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống
thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán
chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với
các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất
lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế
đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào
tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ
thống thông tin quản lý hiện đại.

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo
tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo là thành
viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên
chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái
cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất
lượng hiệu quả cao. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái
cơ câu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ
và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được
hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ
trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh
doanh được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND,
tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán
bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam),
ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn
hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
6
Khoa Ngân hàng – Tài chính
triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua
NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932
ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ
chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20
tỷ USD, gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%
với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 36%
với gàn 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như

hòan tòan là vốn huy động.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành
của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế theo chủ trương của Đảng, chính phủ. Trong chiến lược phát triển của
mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt
động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu
tiên, đó là: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn,
luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia định, xúc tiến
cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định
hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn
đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công
nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát
triển thương hiệu, văn hóa Agribank.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân
hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng
thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.
1.2. Định hướng phát triển
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng
và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
7
Khoa Ngân hàng – Tài chính
thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên
trường quốc tế.
AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển
khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá.
Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp
tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các

nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả
cao, ổn định và phát triển bền vững.
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ
bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập
trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành
tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm
2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn
và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng
lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân
hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng
lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với
văn hoá doanh nghiệp.
Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25
%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên
cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối
thiểu tăng 10%.
Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện
tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách
hàng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai
đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá
theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn
thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đo ạn 2001-
2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
8
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung

thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch
vụ.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động
ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và
maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm
đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây
dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT
Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên
các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày
càng được nâng cao trong nước và quốc tế.
2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.1. Lịch sử hình thành
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp,
tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số
235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt
Nam.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For
Agriculture and rural development.
Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiện đầy
đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại.
Là một pháp nhân tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh và những cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt
động trong khuôn khổ pháp lệnh ngânhàng, HTX tín dụng và công ty tài chính,
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A

9
Khoa Ngân hàng – Tài chính
theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
Trụ sở của sở giao dịch đặt tại số 2 Láng Hạ - Hà Nội.
Có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2.2. Chức năng
Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo
& PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam
Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.3. Nhiệm vụ
− Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo & PTNT Việt Nam
− Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo
& PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản
− Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ
− Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNo
& PTNT Việt Nam
− Huy động vốn:
o Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong
nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các
hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam
o Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng
giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép
o Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo &
PTNT Việt Nam
− Cho vay:
o Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
o Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước
− Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
o Cung ứng các phương tiện thanh toán
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
10
Khoa Ngân hàng – Tài chính
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
o Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
o Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam
− Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái
bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối
theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và
NHNo & PTNT Việt Nam
− Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, bao
gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két
sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán,
nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo & PTNT cho
phép
− Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo & PTNT Việt Nam
− Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và
các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được

NHNo & PTNT Việt Nam cho phép
− Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh
doanh của NHNo & PTNT
− Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo &
PTNT Việt Nam
− Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam
− Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại
trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong
việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
NHNo & PTNT Việt Nam giao.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
11
Khoa Ngân hàng – Tài chính
2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của
pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ
giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.
Sở Giao dịch được tổ chức theo mô hình như trong bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức Sở Giao Dịch
Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam gồm 18 nhân sự,
được sắp xếp tổ chức theo cơ cấu như sau:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
Trưởng phòng
Nhân viên
Nhân viên

Nhân viên
Nhân viên
Phó trưởng
phòng
Phó trưởng
phòng
12
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Bảng 2 : Cơ cấu tổ chức phòng tín dụng
Trưởng phòng: Ông Vũ Quốc Minh
Hai Phó trưởng phòng: Ông Đỗ Giang Nam
Bà Phùng Thị Bình
- Nghiên cứu, triển khai, xúc tiến khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ hàng tháng, quý theo quy định.
- Thực hiện bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá.
- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ, dự án ủy thác đầu tư.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách
hàng có quan hệ tín dụng.
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp:
- Xây dựng đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện
kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm.
- Tổng hợp thông tin về Kinh tế, Xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường.
- Nghiên cứu biện pháp,phương pháp thông tin, tiếp thị, chăm sóc khách
hàng nhằm mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán:
- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu vè hàng hóa và dịch vụ

cho khách hàng.
- Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền
chọn và các dịch vụ khác.
- Phát hành thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đồng
thời tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này.
Tổ kiểm toán nội bộ:
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ
phát sinh tại Sở giao dịch.
- Đầu mối đón tiếp và làm việc vớ các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và
ngoài ngành đến làm việc tại sở giao dịch.
- Xây dựng đề cương, chương trình, công tác kiểm tra, phúc tra.
- Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Thừờng trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban Giám đốc
trong hoạt động chống tham nhũng.
Phòng thẩm định:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
13
Khoa Ngân hàng – Tài chính
- Thu thập, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khỏan cho vay do Giám đốc quy định.
- Thẩm định các khỏan vay vượt mức phán quyết của Giám đốc sở giao dịch
đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Phòng tín dụng, Phòng giao dịch.
Phòng Kế toán ngân quỹ:
- Tổ chức hạch toán, kết toán các nghiệp vụ huy động vốn,quản lý và theo
dõi các dự án của NNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ NHNo&PTNT Việt

Nam, tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương
mại trên địa bàn.
- Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt và các loại giấy
tờ có giá.
- Xây dựng các kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi theo chế độ tài chính
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng Hành chính nhân sự:
- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư
lưu trữ.
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch
cán bộ,bổ nhiệm tuyển dụng…
- Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
14
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới:
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp,
hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp,
lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt
động của Sở giao dịch và cảu NHNo&PTNT Việt Nam.
- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao
dịch.
Phòng Giao dịch:
Trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động
của phòng Giao dịch trực thuộc Sở Giao dịch, chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.
Có 3 phòng giao dịch:
Phòng Giao dịch Cát Linh: 25D Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng Giao dịch Kim Liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hòan Kiếm, Hà Nội.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
15
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank năm 2008
1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản
Khắc phục tình trạng chồng chéo, chậm trễ trong triển khai các hoạt động
tiếp thị, thông tin tuyên truyền do không rõ và lúng túng trong quy trình, thủ tục
trong năm, Trụ sở chính đã rà soát đánh giá lại các văn bản hiện hành có liên quan
trên cơ sở đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và ban hành mới một số văn bản quan
trọng tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động tiếp thị thông tin tuyên
truyền thông suốt toàn hệ thống. Điển hình:
Quyết định 938/QĐ-NHNo-TTTr ngày 23/5/2008 ban hành quy định cung
cấp, cập nhật thông tin cho tờ thông tin Agribank, website Agribank.
Quyết định 1218/QĐ-NHNo-TTTr ngày 3/7/2008 về quy trình tổ chức thực
hiện các hoạt động quảng cáo tiếp thị trong hệ thống Agribank.
Các văn bản trên được xây dựng trên nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách
nhiệm và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và của NHNo. Qua quá trình
triển khai thực, thực hiện, các văn bản đã phát huy tác dụng, tạo khung pháp lý chặt
chẽ cho việc triển khai các hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền. Hầu hết các
vướng mắc trước đây liên quan tới quy trình, thủ tục được tháo gỡ.
Hạn chế: Hầu hết các văn bản hướng dẫn hoạt động tiếp thị, phát triển
thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp được ban hành từ nhiều năm trước đây trên
Slogan, văn hóa doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp hình thành từ trước và đang tỏ
ra không còn phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh, quy mô, tính chất
hoạt động,… của NHNo trong thời kỳ hội nhập do vậy đang bộc lộ những hạn chế
và trên thực tế đang được “vận dụng” khá phong phú tại các chi nhánh, đơn vị trực
thuộc tạo ra một diện mạo và hệ thống nhận diện thiếu tính thống nhất trên toàn hệ
thống. Điển hình là việc triển khai nội dung các bảng hiệu, bảng quảng cáo tấm lớn.

1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng cáo tiếp thị được triển khai có chọn lọc, tập trung tạo điểm
nhấn và kiên quyết tránh tình trạng tiếp thị, quảng cáo tràn lan, thiếu trọng tâm,
không hiệu quả. Kết quả từng mặt như sau:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
16
Khoa Ngân hàng – Tài chính
1.2.1. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ:
Mặt được: Hoạt động tài trợ được triển khai có điểm nhấn qua đó hình ảnh
của Agribank xuất hiện gắn liền với các sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao
lớn, có tác động sâu rộng tới mọi tầng lớp và đông đảo người dân, điển hình:
Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 năm
2008 với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu là nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh
đạo, các doanh nhân nữ tiêu biểu đến từ 90 quốc gia và trên 300 doanh nghiệp Việt
Nam. Các diễn đàn, các cuộc hội thảo và các sự kiện bên lề Hội nghị có gắn các yếu
tố nhận diện thương hiệu Agribank được các phương tiện thông tin đại chúng đăng
tải rộng rãi trong nước và quốc tế. Lãnh đạo NHNo được tham dự và tham luận tại
nhiều hội thảo quan trọng.
Cuộc thi Olympic vật lý quốc tế - IphO2008: Đến dự lễ khai mạc IphO 2008
có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,
Giáo sư Miaja Ahtee Quyền chủ tịch IphO thế giới, Giáo sư Friedman, người từng
được giải Nobel về Vật lý năm 1990 cùng với 376 học sinh thuộc 82 nước, vùng
lãnh thổ, gần 400 cán bộ, quan sát viên và khách mời quốc tế.
Các sự kiện và Lễ trao giải Sao Vàng Đất Việt 2008: Diễn ra ngày 2/9/2008
tại Hà Nội với sự tham gia của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Đặc
biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trực tiếp gặp gỡ Tổng giám đốc doanh
nghiệp các doanh nghiệp TOP 10 trong đó có Tổng giám đốc Agribank.
Triển lãm Ngân hàng – Tài chính và Bảo hiểm 2008. Diễn ra từ 31/10-
2/11/2008 tại Hà Nội với sự tham gia của các Ngân hàng, công ty tài chính, công ty
bảo hiểm. Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu và một số thứ trưởng

Bộ Công Thương, Xây dựng,… đến tham dự, tham quan gian hàng và đánh giá cao
nỗ lực tham gia của Agribank.
Chương trình GameShow ATM “Mã số bí mật” phát sóng vào 19h50 thứ 6
hàng tuần trên HTV, với sự tham gia thường xuyên của các nhân vật nổi tiếng và
người tham gia đã thu hút được một số lượng lớn khán giả xem truyền hình.
Chương trình được đánh giá là một trong những GameShow thành công cả về nội
dung chương trình và hiệu quả trong quảng bá thương hiệu Agribank.
Chương trình “Bản tin tài chính” phát sóng vào 7h15 và 21h15 các ngày từ
thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bản tin cung cấp những thông tin cập nhật nhất về tài
chính, ngân hàng trong nước và quốc tế do vậy thu hút được số lượng lớn khán giả
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
17
Khoa Ngân hàng – Tài chính
là các nhà kinh tế, các chuyên gia, tài chính, ngân hàng, các nhà đầu tư quan tâm
theo dõi. Đây là chương trình được đánh giá hiệu quả quảng bá thương hiệu rất cao
của NHNo từ trước tới nay.
Lễ hội càphê tổ chức tại “Thủ phủ” của càphê – thành phố Buôn Ma Thuột,
Đắc Lắc. Mục đích của lễ hội là tôn vinh, quảng bá thương hiệu Cà phê Việt Nam –
một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sự kiện được sự quan
tâm, tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong năm, hoạt động tài trợ và quảng cáo được triển khai trên cơ sở chọn
lọc và chỉ tài trợ các sự kiện mang lại hiệu quả quảng cáo cao. Một số chương trình
sự kiện, giải đấu thể thao hiệu quả không cao đã được đánh giá, xem xét lại và từ
chối tài trợ kịp thời.
Theo đó, các sự kiện tài trợ và quảng cáo đã thu hút được sự quan tâm của
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các Đoàn khách quốc tế đến tham dự, các
cơ quan báo đài, truyền hình trong nước và nước ngòai đưa tin.
Với danh vị nhà tài trợ, thương hiệu Agribank đã xuất hiện trang trọng trong
suốt quá trình diễn ra các sự kiện dưới hình thức như: họp báo, hội nghị, tọa đàm, lễ
khai mạc, lễ bế mạc (truyền hình trực tiếp), các băng rôn trên đường phố, đòan xe

diễu hành, Backdrop (phông nền sân khấu), trên các tài liệu như giấy mời, kỷ yếu,
chương trình thể thao chạy, đi bộ, diễu hành…
Thông qua tài trợ cho các sự kiện, thương hiệu Agribank đã được đón nhận
và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng, bạn bè quốc tế, cộng đồng
trong và ngoài nước. Hình ảnh một Agribank trong công cuộc đổi mới, xác định
trách nhiệm trước cộng đồng, tham gia tích cực các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội được khẳng định nhiều lần.
Hạn chế: Đối với một số hợp đồng tài trợ do chi nhánh tự thực hiện hoặc
được Tổng giám đốc ủy quyền thực hiện các quyền lợi tài trợ chưa được khai thác
tối đa và giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả tài trợ không cao.
1.2.2. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo
Mặt được:
Chùm sản phẩm mới được xây dựng quảng cáo dưới hình thức TVC phát
trên các chương trình Showgame Mã số bí mật, triển lãm Expo 2008.
Xây dựng và phát sóng chùm tiểu phẩm “Chuyện nhà Quyềnh” trên V.O.V
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
18
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Quảng bá thương hiệu Agribank trên ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2008” do C.I.C – Ngân
hàng nhà nước tổ chức.
Thông qua hoạt động quảng cáo trên, thương hiệu Agribank xuất hiện
thường xuyên hơn trên các kênh thông tin đại chúng.
Hạn chế: Các công cụ quảng cáo chưa có tính hệ thống và gắn kết với nhau.
Điển hình chưa có TVC quảng bá về thương hiệu Agribank.
1.2.3. Quảng cáo tấm lớn
Mặt được:
2008 là năm Agribank lựa chọn hình thức quảng cáo ngoài trời hiệu quả cao
nhất từ trước tới nay, bằng nhiều hình thức và được triển khai đến hầu hết các vùng
miền trên cả nước, bố trí tại các cửa khẩu, những vùng kinh tế trọng điểm, giao lưu

về văn hóa, du lịch, điển hình:
Biển quảng cáo, hộp đèn tại các khu vực ga đi, đến nội địa và quốc tế tại các
cửa khẩu, sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Biển quảng cáo trên xe đẩy hành lý, biển quảng cáo ngòai trời tại sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Phú Quốc, Liên Khương (Đà Lạt),…
Biển quảng cáo tấm lớn tại các trục đường chính, các cửa ngõ vào các thành
phố lớn, các thị xã…
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ đầu năm đến nay chỉ
riêng sân bay quốc tế Nội Bài có khoảng 6 triệu khách quốc tế qua lại, và đặc biệt
trong năm 2008, Việt Nam đăng cai nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị Phật giáo toàn
cầu, hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu… do đó thương hiệu và hình ảnh của
Agribank đã được công chúng trong và ngoài nước biết đến.
Hạn chế:
Chưa lên được quy hoạch tổng thể và hệ thống biến quảng cáo tấm lớn. Hiện
tại việc dựng hoặc thuê quảng cáo tấm lớn được thực hiện trên cơ sở “Phát sinh đến
đâu, triển khai đến đó” chưa có định hướng, tiêu chí lựa chọn và kế hoạch rõ ràng.
Nội dung quảng cáo không có tính thống nhất, có những biển được dựng từ
nhiều năm trước đây nay vẫn giữ nguyên nội dung và hình thức quảng cáo cũ không
được cập nhật, làm mới do vậy không những không đem lịa hiệu quả quảng cáo mà
đôi khi còn phản tác dụng.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
19
Khoa Ngân hàng – Tài chính
1.3. Công tác thông tin tuyên truyền
1.3.1. Đổi mới, nâng cấp tờ thông tin
Mặt được:
Đã chủ động và tích cực hơn trong công tác lấy tin, xử lý tin, biên tập, trị sự
và phát hành. Từ tháng 6/2008, số lượng phát hành tờ tin tăng từ 9.000 cuốn lên
10.000 cuốn, số trang tăng từ 40 lên 54 trang nhằm tăng số bài, tin ảnh cả về số
lượng và chất lượng; nâng cấp chất lượng giấy in và hình thức tờ tin lên giống như

một tạp chí chuyên ngành. Các tin, bài được cập nhật và biên soạn phong phú hơn
do vậy được lãnh đạo và hầu hết độc giả trong và ngoài ngành đánh giá cao.
Nổi bật, nhân các sự kiện quan trọng, tờ tin đã ra số chuyên san đặc biệt
nhằm tuyên truyền sâu rộng và chuyên đề về mỗi sự kiện. Cụ thể: chuyên san Kỷ
niệm 20 năm thành lập Agribank, chuyên san Sao Vàng đất Việt; chuyên san về
Văn phòng đại diện miền Trung, chuyên san chúc mừng năm mới 2009, chuyên san
số xuân Kỷ Sửu và sắp tới là chuyên san về văn phòng đại diện miền Nam, chương
trình “Tam nông’…
Đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành cũng được thường xuyên cập
nhật và quan tâm hơn do vậy tờ tin đã nhận được nhiều tin, bài với nội dung, thể
loại phong phú hơn.
Hạn chế:
Tuy đã được khắc phục cơ bản, song tờ tin vẫn chưa được phát hành đúng
thời hạn do chậm trễ trong khâu in ấn.
Nội dung và hình thức tờ tin chưa thật sự phong phú, việc lấy tin, bài vẫn
mang tính bị động.
Mặc dù đã có quy định song hầu như các đơn vị, chi nhánh không quan tâm
đến công tác thông tin, tuyên truyền: không gửi tin, bài về hoạt động của mình cho
Ban biên tập.
Công tác duy trì, phát triển đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành chưa
được quan tâm đúng mức và chưa có những chính sách khuyến khích thỏa đáng đội
ngũ cộng tác viên.
1.3.2. Nâng cấp Website:
Mặt được:
Website Agribank đã được nâng cấp giao diện mới và chính thức đi vào khai
thác từ tháng 5/2008 góp phần tích cực trong việc quảng bá nâng cao thương hiệu
trong nước và quốc tế:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
20
Khoa Ngân hàng – Tài chính

Cập nhật tin tức hàng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh phản ánh toàn diện
và kịp thời các hoạt động trong toàn hệ thống NHNo: các sự kiện diễn ra tại trụ sở
chính, của Ban lãnh đạo, các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội tại các chi nhánh.
Truyền tải và phổ biến kịp thời tình hình, diễn biến trong lĩnh vực tài chính –
ngân hàng trong và ngoài nước, các chủ trương chính sách của chính phủ, chỉ đạo
của NHNN và của ngành.
Quảng bá đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm của Agribank tới khách hàng với
nhiều hình thức phong phú bằng hình ảnh, bài viết, video clips.
Truyền tải thông tin nhanh nhạy, kịp thời tới các chi nhánh và khách hàng
qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí lưu chuyển tài liệu: các chi nhánh có thể tải
trực tiếp các Market tiếp thị, banner quảng cáo, mẫu tờ rơi từ website Agribank
(không phải copy vào đĩa CD và gửi theo đường bưu điện như trước đây).
Từng bước cập nhật thông tin chi tiết về mạng lưới chi nhánh và phòng giao
dịch của Agribank để khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website: địa chỉ, nơi
giao dịch, địa chỉ đặt máy ATM và POS, danh sách ngân hàng đại lý.
Hạn chế:
Giao diện website hiện tại chưa đẹp, chưa chuyên nghiệp và chưa tiện lợi, dễ
dàng trong tra cứu.
Chưa khai thác tối đa những chức năng, tiện ích của một trang Web hiện đại
(gửi, nhận thư, giao dịch điện tử…)
1.3.3. Đưa tin về các sự kiện
Mặt được:
Hoạt động thông tin, tuyên truyền được chú trọng và sử dụng nhiều kênh
thông tin, truyền thông khác nhau để chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách
cũng như những sự kiện đáng chú ý của NHNo đến đông đảo khách hàng và công
chúng, cụ thể:
Tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mới như phát hành thẻ quốc
tế VISA,; gửi, rút nhiều nơi; Mobile banking, các sản phẩm huy động tiết kiệm (tiết
kiệm dự thưởng nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, tiết kiệm lãi suất điều chỉnh,
tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng).

Tuyên truyền, quảng bá các đóng góp và vai trò của NHNo trong nỗ lực
kiềm chế lạm phát trong các tháng đầu năm và hiện nay là kích cầu, chủ động ngăn
ngừa suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững: Bổ sung
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
21
Khoa Ngân hàng – Tài chính
vốn cho nông nghiệp, nông thôn (thu mua lương thực, thu mua cá tra, cá basa, cho
vay cà phê), 12 lần giảm lãi suất cho vay.
Bên cạnh Tờ tin và Website NHNo, các kênh thông tin đại chúng như Đài
truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo trung ương được khai thác,
sử dụng một cách hợp lý do vậy đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền một cách
chính xác, kịp thời qua đó thương hiệu, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của
Agribank được các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ và đông
đảo người dân biết đến.
Hạn chế: các hình thức đưa tin chưa phong phú, thiếu những phóng viên có
khả năng viết bài, đưa tin chuyên nghiệp do vậy thường lúng túng mỗi khi cần
tuyên truyền những sự kiện có tính thời điểm.
1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo
Mặt được:
Tại các chi nhánh loại I đều có phòng/ tổ Tiếp thị do vậy từ Trung Ương tới
địa phương đã hình thành được một hệ thống chuyên trách về mảng công tác,
nghiệp vụ này.
Hạn chế:
Phòng/ tổ Tiếp thị tại các chi nhánh loại I hiện tại được lồng ghép và đảm
nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau, cụ thể: tiếp thị, thẻ, quan hệ khách hàng, có
những chi nhánh ghép cả phần tiếp cận các dự án ngân hàng phục vụ,… Do vậy
không có tính chuyên sâu và chuyên trách. Tên là “Tiếp thị” song hầu như không
phải là “Tiếp thị”.
Tại các chi nhánh loại I: thiếu cán bộ chuyên trách, không được đào tạo về
tiếp thị, cán bộ không được trang bị kiến thức về Quan hệ công chúng (PR) và cách

tổng hợp, viết tin, đưa tin để tuyên truyền. Phần lớn cán bộ làm việc tại phòng/ tổ
Tiếp thị là kiêm nhiệm/ bán chuyên trách.
1.5. Một số công tác khác:
1.5.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank
Trong giai đoạn trước đây, hoạt động quảng bá thương hiệu của NHNo đã
được quan tâm và triển khai tương đối có hệ thống tuy nhiên còn mang tính “tự làm
là chính”, chắp vá và thiếu tính chuyên nghiệp. Logo và Slogan của Agribank hiện
không còn phù hợp với tính chất, phạm vi cũng như chức năng hoạt động hiện tại và
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
22
Khoa Ngân hàng – Tài chính
định hướng Agribank trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, đa lĩnh
vực hàng đầu tại Việt Nam. Đón đầu những yêu cầu trên, trong năm, trụ sở chính đã
xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo: “Dự án thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu Agribank giai đoạn 2008-2010 và 5 năm tiếp theo”.
Dự án được xây dựng với 4 mục tiêu chính:
- Tạo ra một diện mạo mới, gắn kết một hình ảnh, một thông điệp mới về
Agribank trong nhận thức của các đối tác, khách hàng.
- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Agribank trong nước và
quốc tế.
- Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Agribank một cách chuyên
nghiệp và chuẩn mực.
- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân
hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của
Agribank.
1.5.2 Tổ chức in và phát hành lịch 2009
Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc in và phát hành lịch 2009 được tiến
hành sớm trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và của NHNo do vậy
được hoàn tất và phân bổ tới tất cả các đơn vị trong hệ thống một cách kịp thời, đáp
ứng nhu cầu tiếp thị. Tất cả các công việc liên quan đến việc phát hành lịch 2009

được tiến hành công khai, dân chủ, minh bạch do đó tạo dự đồng thuận cao trong
ban lãnh đạo.
Về hình thức: Bộ lịch 2009 của Agribank có nhiều đổi mới về hình thức, đi
sâu khai thác ý nghĩa và tập trung quảng bá thương hiệu, vai trò và vị thế của
Agribank.
Về số lượng: theo phản ánh của các chi nhánh, số lượng lịch 07 tờ là đủ tiếp
thị trong và ngoài ngành. Riêng lịch Block số lượng cần tăng thêm và phần lớn
khách hàng, nhất là các đối tượng cần tiếp thị tại khu vực nông thôn rất thích bộ lịch
Block của Agribank. Về thiếp chúc tết tiếng Việt nên tăng thêm để gửi tới mỗi gia
đình cán bộ công nhân viên lời chúc mừng năm mới của chủ tịch HĐQT và Tổng
Giám Đốc.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
23
Khoa Ngân hàng – Tài chính
1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 :
1.6.1. Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá , khẳng
định vị thế, thương hiệu và vai trò của NHNo trọng thâm vào 3 định hướng chiến
lược kinh doanh chính trong năm 2009 đó là:
- Nỗ lực đóng góp cho “Kích cầu”
- Chủ động triển khai Nghị quyết “Tam nông”
- “Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến”
1.6.2. Kế hoạch cụ thể:
1.6.2.1. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu:
a. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ:
- Tiếp tục theo dõi và khai thác các quyền lợi tài trợ của các chương trình
hiện đang tài trợ gồm: Bản tin tài chính trên VTV1, chương trình “Tam nông và
phát triển” trên VOV.
- Lựa chọn chương trình có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị lớn, thu hút
được đông đảo các cấp lãnh đạo và người dân theo dõi để quyết định tham gia tài

trợ. Không tài trợ tràn lan và thiếu trọng điểm. Các chương trình dự kiến tài trợ phải
gắn với khai thác tối đa các quyền lợi nhằm quảng bá vai trò, vị trí và đóng góp của
NHNo cho “Kích cầu”, “Tam nông” và gắn với giới thiệu, quảng bá các sản phẩm,
dịch vụ mới.
b. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo:
Tập trung quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến sẽ được giới
thiệu trong năm, trước mắt gồm:
- Chương trình phối hợp với Viettel phổ cập 2 triệu máy điện thoại không
dây (Homephone) tới các hộ gia đình nông thôn, đặc biệte là người nghèo và người
có hoàn cảnh khó khăn.
- Chương trình phối hợp với Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và Cửu Long
cho vay mua 7.500 xe tải nhỏ thay thế xe công cộng tại các vùng nông thôn.
- Chương trình triển khai POS, điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc.
- Phát hành thẻ quốc tế Mastercard
Trước khi giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới thực hiện hoạt động nghiên
cứu thị trường, phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, nghiên cứu
tính năng các sản phẩm tương tự của ngân hàng khác đã có trên thị trường để tạo ra
sự khác biệt hay những tính năng nổi trội so với các sản phẩm dịch vụ đó.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
24
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đối với mỗi chương trình, sản phẩm dựa trên những đặc tính sản phẩm, dịch
vụ cụ thể để lựa chọn một hay một số công cụ quảng cáo, tiếp thị sau:
- Quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình trung ương, địa phương; các
báo viết hàng ngày và tạp chí, chuyên san chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Xây dựng phim quảng cáo để quảng cáo trên TV và các điểm giao dịch của
các chi nhánh.
- Tổ chức các sự kiện
- Quảng cáo thông qua tài trợ
- Quảng cáo thông qua các đợt khuyến mại, tặng quà

- Quảng cáo ngoài trời trên tấm lớn, băng rôn
- Tờ rơi: ban Tiếp thị thông tin tuyên truyền thiết kế market. Đối với các sản
phẩm dịch vụ mang tính thời hạn, giao cho các hị nhánh căn cứ vào tình hình thực
tế địa phương để in ấn và tiếp thị đến khách hàng. Đối với các sản phẩm có đời
sống dài, trụ sở chính sẽ in tập trung và phân bổ cho các chi nhánh.
c. Quảng cáo tấm lớn
- Lên quy hoạch tổng thể về hệ thống biển quảng cáo tấm lớn trên toàn quốc.
- Tiếp tục triển khai thuê hộp đèn và quảng bá thương hiệu Agribank trên xe
đẩy tại các nhà ga, sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, Sân
bay Đà Nẵng, Sân bay Cần Thơ, Sân bay Huế.
- Trước mắt, tiếp tục khảo sát, thuê biển quảng cáo tấm lớn tại các điểm thu
hút đông người dân ở các thành phố, trọng điểm kinh tế lớn, các cửa ngõ vào Thủ
đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các sân bay quốc tế.
1.6.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền:
a Nâng cấp tờ Thông tin:
- Tiếp tục nâng cấp tờ thông tin cả về hình thức lẫn nội dung, cụ thể: chủ
động viết bài, khai thác các chủ đề trao đổi kinh nghiệm, duy trì, phát triển và có
chính sách khuyến khích đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành.
- Cử các phóng viên đi thực tế tại các chi nhánh, địa phương trong cả nước
để viết tin bài, chụp ảnh cung cấp kịp thời cho tờ tin hàng tháng.
- Yêu cầu các chi nhánh và cộng tác viên thường xuyên cập nhật thông tin,
viết bài gửi về Ban biên tập website và tờ Thông tin của Trụ sở chính.
b. Nâng cấp Website:
- Nâng cấp và đổi mới giao diện website hiện tại theo hướng chuyên nghiệp,
có giao diện đẹp, màn hình rộng hơn, thân thiện với người sử dụng và dễ dàng truy
cập.
- Khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu trong và ngoài nước để làm phong
phú và cập nhật trang web.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A
25

×