Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 74 trang )

GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, ngành công nghệ thông tin hiện
nay cũng đang phát triển rất nhanh. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống
của con người ngày càng cao và không ngừng biến đổi. Sự phát triển nhảy vọt của công
nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến các hoạt động xã hội, làm thay đổi một cách
sâu sắc đến phong cách sống và làm việc của con người. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin giúp xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, khoa học, giảm bớt phần nhân
lực và công sức, phí tổn thấp và hiệu quả công việc được nâng cao một cách rõ rệt.
Trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những ưu
tiên hàng đầu. Vì các nghiệp vụ trong ngân hàng luôn đòi hỏi tính chính xác cao, cũng
như tốc độ xử lý công việc nhanh, nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh,
nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết và quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế, thì
tôi nhận thấy đây là chi nhánh có khối lượng giao dịch về cho vay khá lớn, đặc biệt là
với các khách hàng cá nhân. Xuất phát từ tình hình đó, bản thân tôi muốn xây dựng
một hệ thống quản lý nhỏ, một mặt vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình
thực tiễn, mặt khác là nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý tín dụng tại ngân hàng. Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn của Th.S Trần Thái Hòa và
sự giúp đỡ của bạn bè, tôi chọn đề tài: ” Xây dựng phần mềm quản lý tín dụng cá
nhân tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế”
làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tin học kinh tế.
2. Mục đích của đề tài
Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu qui trình cho vay và quản lý tín dụng
cá nhân tại ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế, người viết tiến hành xây dựng phần
mềm quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu hoạt động quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng Saigonbank chi
nhánh Huế, xác định những yêu cầu để đưa ra các giải pháp xây dựng phần mềm.
SVTH: Nguyễn Duy Long 1


GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng Saigonbank
chi nhánh Huế.
Xây dựng phần mềm quản lý tín dụng cá nhân, áp dụng vào thực tiễn để góp
phần nâng cao hoạt động quản lý tín dụng tại ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại ngân hàng Saigonbank chi
nhánh Huế, trong đó tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý tín dụng cá nhân của
ngân hàng từ năm 2006 đến nay.
Cơ sở lý luận về quy trình xây dựng phần mềm, áp dụng cho việc xây dựng phần
mềm quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống: phương pháp SADT.
Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn.
Sau khi hoàn thành luận văn và hoàn thiện phần mềm, thì có thể đưa phần mềm
quản lý tín dụng cá nhân chạy thử trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, nếu phần
mềm hoạt động tốt và có hiệu quả thì sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể phát triển phần
mềm ở một phạm vi rộng hơn. Bên cạnh đó là có thể đóng góp các ý tưởng thiết kế,
xây dựng phần mềm cho các hoạt động khác trong ngân hàng như: quản trị nguồn
nhân lực, quản lý làm thẻ, quản lý tiền gửi tiết kiệm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế
Chương II: Phương pháp luận về xây dựng phần mềm
Chương III: Xây dựng phần mềm quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế
SVTH: Nguyễn Duy Long 2

GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HUẾ
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương
Tên gọi chính thức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương
Tên thường dùng: Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng
Tên quốc tế: Saigon Bank for Industry and Trade
Gọi tắt: Saigonbank
Là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ
thống Ngân hàng Cổ phần Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987,
trước khi có Luật Công ty và Pháp lệnh Ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu
đồng và thời gian hoạt động là 50 năm.
Sau hơn 23 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng
vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 2.460 tỷ đồng theo tiến độ:
- Vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng gồm 13.000 cổ phần bằng nhau với mệnh
giá 50.000 đồng/cổ phần.
- Năm 1990, Hội đồng Quản trị và Đại hội Cổ đông quyết định tái định mệnh giá
cổ phần từ 50.000 đồng lên 250.000 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ sau khi được tái định
giá là 3,25 tỷ đồng.
- Năm 1992, sau một thời gian vận động các thành phần kinh tế tham gia mua cổ
phần, vốn điều lệ tăng lên 9,25 tỷ đồng.
- Năm 1993, được sự chấp thuận của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam theo công văn số 192/CV-NH5 ngày 04-05-1993, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên
50,54 tỷ đồng.
- Năm 1995, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 99,825 tỷ đồng.
- Năm 2000, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 144,996 tỷ đồng.
- Năm 2002, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 181,996 tỷ đồng.
SVTH: Nguyễn Duy Long 3

GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Năm 2003, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.
- Năm 2004, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 303,500 tỷ đồng.
- Năm 2005, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng.
- Năm 2006, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 689,255 tỷ đồng.
- Năm 2007, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 1.020 tỷ đồng.
- Năm 2009, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.
- Ngày 05/10/2010, SGCTNH tăng vốn điều lên 1.742 tỷ đồng
- Ngày 29/12/2010, tăng vốn điều lệ lên 2.460 tỷ đồng.
Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả
kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu.
Tính đến 31/12/2009, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã có quan hệ
đại lý với 649 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế
giới. Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán the Visa, MasterCard, JCB, CUP, và
là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.
Sau hơn 22 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có
chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động đối với
đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan tâm và mở
rộng các hoạt động đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh,
doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ
sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các
ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài
Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch
vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở
SVTH: Nguyễn Duy Long 4
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch

vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng
tiên tiến nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP
lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Saigonbank Huế
Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Huế được thành lập từ tháng 7 năm
2006. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn lắm, và mật độ dân số không cao,
số lượng tổ chức tín dụng hoạt động khá nhiều, nên bước đầu gặp nhiều khó khăn do
cạnh tranh rất gay gắt. Người dân Huế vốn ít thích thay đổi, nên để tìm kiếm, thu hút
và thay đổi địa chỉ giao dịch của khách hàng từ một tổ chức tín dụng khác đến với
SGCTNH chi nhánh Huế thật không dễ dàng chút nào. Tập thể lãnh đạo và nhân viên
quyết tâm tập trung khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Chi nhánh nhận thức được không còn cách nào
khác là phải đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tính năng động
sáng tạo trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chi nhánh chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình cạnh tranh về nguồn vốn để
kịp thời điều chỉnh lãi suất, tăng cường các hình thức khuyến mãi phù hợp. Triển khai
lực lượng tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng, duy trì được những khách hàng
truyền thống, chú trọng những khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh công tác huy động
vốn, tập trung tăng cường tín dụng, hiệu quả kinh tế làm khâu đột phá. Mặt khác, chi
nhánh quan tâm huấn luyện nhân viên nêu cao tinh thần trách nhiệm , xây dựng phong
cách riêng có của SGCTNH, chăm sóc phục vụ khách hàng hết lòng. Những tiêu chí
thu hút khách hàng chính là thái độ phục vụ và sản phẩm cạnh tranh; từ đó chi nhánh
thường xuyên tăng cường công tác tiếp thị giao lưu với khách hàng mới, tìm hiểu
khách hàng cần gì và yêu cầu gì để từng bước đáp ứng, thu hút khách hàng.
Tất cả cố gắng đó đều đạt kết quả mong muốn. Đối với khách hàng, chi nhánh
Huế trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Chất lượng phục vụ ngày càng tăng,
khách hàng đến giao dịch ngày càng đông - bước đầu thỏa mãn nhu cầu của khách khi
đến với Ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Duy Long 5
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tiếp tục khẳng định thương hiệu SGCTNH, chi nhánh Huế sẽ mở rộng cho vay
các doanh nghiệp vửa và nhỏ, tăng cường tiếp thị một số dự án mở rộng tài chính cho
vat cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống , phát triển nông
thôn theo chủ trương phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của Saigonbank Huế
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Ngân quỹ
Phòng Giao dịch Đông Ba
Phòng Giao dịch Bến Ngự
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Saigonbank Huế
 Ban giám đốc
Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Ban giám đốc phụ trách chung về các hoạt
động của ngân hàng. Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, có quyền giải
quyết mọi công việc trong ngân hàng.
 Phòng kinh doanh
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân và các tổ
chức kinh tế để huy động vốn, xử lý các giao dịch liên quan đến cho vay, quản lý các
SVTH: Nguyễn Duy Long 6
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm
giao dịch. Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của NH, phần lớn chi
nhánh thu được từ hoạt động cho vay, hình thức cho vay của chi nhánh rất đa dạng:
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho vay khác… Các cán bộ phụ trách từng
ngành, từng đơn vị, từng lĩnh vực ngành nghề, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ xin
vay vốn đồng thời thẩm định các dự án trước khi cấp phát TD, kiểm tra thực tế mục
đích sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ.
 Phòng kế toán

Phòng này có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tiến hành cân đối vốn
kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay điều chỉnh đến và thanh toán
thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ, luôn luôn đảm bảo an toàn…
 Phòng tổ chức hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Saigonbank. Thực
hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực
hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.
 Phòng ngân quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định,
ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, thu chi tiền mặt có giá trị
giao dịch lớn
 PGD Đông Ba, PGD Bến Ngự là các chi nhánh nhỏ của Saigonbank Huế, hoạt động
trên tất cả các lĩnh vực của ngân hàng.
1.1.4. Tình hình quản lý nguồn lực của Saigonbank Huế
1.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động của Saigonbank Huế
Bộ máy nhân sự chính là cốt lõi thành công của mọi tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như tổ chức hành chính. Nhận thức được điều đó, bộ máy nhân sự
của Saigonbank - Huế qua 3 năm 2008 - 2010 đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện
cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như trình độ.
SVTH: Nguyễn Duy Long 7
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tình hình sử dụng nguồn lao động tại Saigonbank qua 3 năm 2008 - 2010 được
thể hiện cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng lao động tại Saigonbank Huế qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009

SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số lao động 25 100 30 100 34 100
5 20 4 13.3
1. Phân theo giới tính
- Nam 15 60 18 60 20 58
3 20 2 11.1
- Nữ 10 40 12 40 14 41
2 20 2 16.7
2. Phân theo trình độ chuyên môn
- Đại học, trên đại học 20 80 24 80 27 79,4
4 4 3 16.7
- Cao đẳng, trung cấp 2 8 3 10 4 11,8
1 50 1 33.3
- Lao động phổ thông 3 12 3 10 3 8,8
0 0 0 0
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Saigonbank Huế)
1.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank Huế qua 3 năm 2008 -
2010
Hiện nay, Thừa Thiên Huế có sự tham gia của rất nhiều loại hình NH và các
TCTD đáp ứng nhiều loaị nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Chính vì vậy, sự cạnh
tranh giữa các NH và các TCTD đang diễn ra mạnh mẽ để đạt được mục tiêu cuối
cùng là lợi nhuận của chính NH.
Thực hiện phương châm “Tin cậy - Hiệu quả - Hiện đại”, Saigonbank Huế đã
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH và tiếp tục triển khai các ứng
dụng các hình thức phục vụ mới như hình thức giao dịch một cửa, nâng cấp mạng
SWIFT cũng như quan tâm hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng thái độ phục vụ của
nhân viên toàn chi nhánh, qua đó ngày càng đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
cũng như là nâng cao hình ảnh của ngân hàng.
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank Huế được đánh giá dựa
trên doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của NH. Được thể hiện

cụ thể dưới bảng 2.
SVTH: Nguyễn Duy Long 8
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Saigonbank Huế qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I. Thu nhập 24,612 100.00 22,934 100.00 33,729 100.00 -1,678 -6.82 10,795 47.07
1. Thu từ lãi cho vay 21,627 87.87 20,328 88.64 29,325 86.94 -1,299 -6.01 8,997 44.26
2. Thu từ hoạt động dịch vụ 2,125 8.63 1,985 8.66 2,910 8.63 -140 -6.59 925 46.60
3. Thu nhập bất thường 340 1.38 220 0.96 583 1.73 -120 -35.29 363 165.00
4. Thu khác 520 2.11 401 1.75 911 2.70 -119 -22.88 510 127.18
II. Chi phí 23,426 100.00 21,767 100.00 32,734 100.00 -1,659 -7.08 10,967 50.38
1. Chi huy động vốn 13,478 57.53 12,270 56.37 17,768 54.28 -1,208 -8.96 5,498 44.81
2. Chi cho nhân viên 2,984 12.74 2,186 10.04 3,346 10.22 -798 -26.74 1,160 53.06
3. Chi cho công tác kho quỹ
và thanh toán
1,280 5.46 880 4.04 1,789 5.47 -400 -31.25 909 103.30
4. Chi nộp phí và lệ phí 298 1.27 205 0.94 558 1.70 -93 -31.21 353 172.20
5. Chi cho hoạt động quản lý
công cụ
1,135 4.85 832 3.82 1,336 4.08 -303 -26.70 504 60.58
6. Chi về tài sản 2,681 11.44 1,847 8.49 2,780 8.49 -834 -31.11 933 50.51
7. Chi về dự phòng BHTG 3,788 16.17 2,986 13.72 4,313 13.18 -802 -21.17 1,327 44.44
8. Chi phí khác 1,570 6.70 561 2.58 2,180 6.66 -1,009 -64.27 1,619 288.59
Lợi nhuận 1,186 1,167 995 -19
-1.60
-172 -14.74
(Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank Huế)

SVTH: Nguyễn Duy Long 9
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2. Tổng quan hoạt động cho vay và quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và phát triển qua nhiều hình thái kinh
tế. Từ “tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm). Dựa
trên sự tin tưởng tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định, ngay cả
những giá trị vô hình như tiếng tăm, uy tín để đảm bảo, bảo lãnh cho sự vận động một
lượng giá trị nào đó. Vì vậy, nếu ta nghiên cứu tín dụng từ phía quan hệ kinh tế ở tầm
vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chu thể kinh tế giữa người cho vay và
người đi vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ và mức lãi cụ thể. Còn nếu chúng ta
nhìn trên giác độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu biểu hiện ra bên ngoài của tín dụng là sự vận động độc lập tương đối của các
luồng giá trị trong một kỳ hạn cụ thể nào đó. Sự vận động này thể hiện qua sơ đồ:
Người cho vay
Người đi vay
Giá trị (Tiền tệ, hàng hóa)
Sau một thời gian
Người cho vay
Người đi vay
Giá trị (Tiền tệ, hàng hóa)
Người cho vay trên cơ sở tín nhiệm về người đi vay, đó là sự hoàn trả đúng hạn
của giá trị tín dụng (cả vốn gốc lẫn lãi) sẽ chuyển giao một lượng giá trị tín dụng cho
người đi vay. Niềm tin ấy sẽ được thể hiện trọn vẹn, chỉ khi nào quá trình vận động
ngược chiều của một lượng giá trị tiền tệ từ người đi vay trở về người cho vay, tức là
SVTH: Nguyễn Duy Long 10
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
quay về điểm xuất phát ban đầu. Niềm tin sẽ không trọn vẹn hoặc không được thực hiện

khi khoản vay không được hoàn trả hoặc trả sai hẹn. Từ đó có thể đưa ra khái niệm tổng
quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn
dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định”.
1.2.2. Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân tại Saigonbank Huế
1.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và
kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước:
- Thẩm định trước khi vay;
- Kiểm tra, giám sát trong khi vay;
- Kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ sau khi cho vay.
Khách hàng vay vốn là cá nhân có hai loại mục đích chính:
- Vay vốn phục vụ đời sống sinh hoạt
- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Tùy theo tùng mục đích mà cán bộ tín dụng phân tích và thẩm định khách hàng
vay vốn theo những nội dung sau:
 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng
ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện
vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
- Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo với
lãnh đạo NHCV và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
- CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của
những hồ sơ thuộc hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay.
 Phân tích tín dụng:
SVTH: Nguyễn Duy Long 11
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sau khi đã cấp cho khách hàng một biên lai ghi nhận số giấy tờ đã nhận được và
hẹn ngày khách hàng trở lại. Ngân hàng tiến hành bước phân tích tín dụng:
- Tìm hiều và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực

hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô
hình tổ chức, bố trí lao động.
- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
- Mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng: quan hệ tín dụng và quan
hệ tiền gửi.
- Phân tích năng lực trả nợ của khách hàng.
Mục tiêu cơ bản của phân tích tín dụng là định hướng các rủi ro có liên quan tới
khoản vay được cấp từ đó có kết luận tổng quát : phê chuẩn hoặc từ chối cho vay.
Ngoài mục tiêu này là sự đánh giá tính chính xác của các thông tin do khách hàng
cung cấp, hoặc thông qua phân tích ngân hàng có thể cải tạo một số đề nghị vay không
tốt thành tốt khi khách hàng không am hiểu.
 Quyết định tín dụng
Kết quả của phân tích tín dụng được sắp xếp có thứ tự trên tờ trình tín dụng; với
các kết quả này, ngân hàng tiến hành đối chiếu với các chính sách tín dụng của mình
và các quy định trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương để ra quyết định tín dụng.
 Thiết lập hồ sơ tín dụng
Nội dung của bước này là pháp lý hóa quan hệ tín dụng thông qua việc ký kết hợp
đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và cầm cố, hợp đồng bảo lãnh (nếu có); người ký hợp
đồng tín dụng là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng (hoặc là giám đốc, tổng
giám đốc hoặc ủy quyền). Kết thúc bước này, hồ sơ vay của Ngân hàng được thiết lập với
đầy đủ tính pháp lý của nó: giấy đề nghị vay, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính,
hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo đảm tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng.
 Giải ngân
Ngân hàng thực hiện hợp đồng tín dụng thông qua việc giải ngân cho khách hàng
trên cơ sở mức tín dụng và các điều kiện chung, cụ thể được ký trong hợp đồng tín
dụng. Thời điểm giải ngân phụ thuộc vào cam kết hợp đồng tín dụng – cam kết này
SVTH: Nguyễn Duy Long 12
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
được dựa trên nguyên tắc tiền vay được phát một lần hoặc nhiều lần tùy tiến độ thực
hiện ý tưởng kinh doanh của khách hàng – có thể xây thành lịch giải ngân. Giải ngân

có thể kèm theo điều kiện hoặc không, nếu có điều kiện (đã thỏa thuận trong hợp
đồng) thì ngân hàng có thể từ chối cấp tiền vay. Căn cứ để giải ngân là các chứng từ
thể hiện tiến độ thực hiện ý tưởng kinh doanh: hợp đồng và các chứng từ cung cấp
hàng hóa, khối lượng xây lắp hoàn thành, các thương phiếu hoặc các khoản phải thu.
 Giám sát khoản vay
Mục tiêu chính yếu là thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín
dụng. Từ đó kiểm soát mức rủi ro tiềm ẩn phát sinh, nhằm xác định được thái độ của
Ngân hàng đối với khoản vay (quản lý sát sao, dự phòng, xử lý).
Phương pháp giám sát gồm nhiều cách:
- Viếng thăm tại chỗ: địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách.
- Giám sát các báo cáo tài chính định kỳ thông qua việc yêu cầu khách gởi các
báo cáo này theo định kỳ.
- Giám sát hoạt động các tài khoản của khách tại Ngân hàng.
Nội dung giám sát là kiểm soát các yếu tố đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà các yếu tố
chính là: mục đích vay, các điều khoản ràng buộc đã có trong hợp đồng (báo cáo tài
chính, bảo hiểm tiền vay, vốn,…)
 Thu nợ và xử lý nợ
Nghĩa vụ trả nợ thuộc khách hàng, thường lịch trả nợ được ấn định trong hợp
đồng tín dụng. Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng số tiền phải thanh toán trước
mỗi kỳ hạn, khi trả hết nợ các kỳ, nghĩa vụ của khách hàng hoàn thành, Ngân hàng
tiến hành giải chấp.
Các khoản nợ không đúng kỳ hạn từng kỳ, Ngân hàng có thể linh hoạt bằng biện
pháp kinh doanh của mình như: điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
Việc xử lý nợ được thực hiện với các món nợ có vấn đề, sau kết quả của tái xét,
với các biện pháp hoặc là khai thác, hoặc là thanh lý.
 Thanh lý tín dụng với hai trường hợp được tiến hành:
SVTH: Nguyễn Duy Long 13
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Thanh lý mặc nhiên: Khi khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn
- Thanh lý bắt buộc: Khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, mà các giải

pháp có tính khai thác không thành công.
Nghiệp vụ cho vay được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 1.2 ở dưới đây:
Khách hàng Cán bộ tín dụng Kế toán tín dụng
Người có
thẩm quyền
Hồ sơ vay
Lập tờ trình
thẩm định
Lập hợp đồng
Duyệt
Văn bản
cho vay
Hợp đồng
tín dụng
Lập tờ trình
giải ngân
Duyệt
Hợp đồng được giải ngân
Giải ngân
Hợp đồng đã giải ngân
Theo dõi
khoản vay
Lập giấy báo nợ đến hạn
Duyệt
Lập tờ trình xin gia hạn
Giấy báo nợ
Trả nợ
Thu nợ
Thanh lý
hợp đồng

Xin gia hạn
(1)
(2)
(4)
(6)
(5)
(7)
(8)
(3)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(14’)
(15’)
SVTH: Nguyễn Duy Long 14
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(16’)
(17’)
(15)
(16)
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay
SVTH: Nguyễn Duy Long 15
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.2.2. Quản lý tín dụng cá nhân
1.2.2.2.1. Quản lý Hồ sơ tín dụng
 Hồ sơ tín dụng là tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng
là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các NVTD tiến hành đánh giá tín dụng

định kỳ, kiểm tra nội bộ kiểm toán bên ngoài và các ban ngành kiểm tra khác ngoài
ngân hàng. Hồ sơ tín dụng nên được lưu trữ theo nội dung sau:
- Các hồ sơ thuộc danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền
vay
- Các tờ trình, văn bản phê duyệt khoản vay, HĐTD, giấy nhận nợ
- Các bản định giá tái sản đảm bảo, hợp đồng bảo đảm, giấy chứng nhận đang ký
kinh doanh bảo đảm
- Các báo cáo cung cấp thông tin cơ bản/ biên bản làm việc
- Các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay
- Các báo cáo về các cuộc tiếp xúc khách hàng
- Công văn/thư từ với khách hàng kiên quan đến khoản vay
- Các báo cáo đăng trên các ấn phẩm như báo, tạp chí liên quan đến khoản vay
- Báo cáo thanh tra
- Các thông tin hỗ trợ khác
 Lưu giữ hồ sơ tín dụng
- Nhân viên tín dụng lưu giữ Hồ sơ tín dụng
- Kế toán cho vay lưu bản chính hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ liên
quan xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn gia hạn nợ, gia hạn nợ.
- Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (hợp đồng và bản gốc giấy tờ sở hữu bảo đảm
tiền vay) được lưu giữ tại kho quỹ theo quy định của Tổng giám đốc SGCTNH
- Thời hạn và tổ chức lưu giữ Hồ sơ tín dụng được thực hiện theo quy định của
NHNN và hướng dẫn của Tổng giám đốc SGCTNH về lưu giữ hồ sơ chứng từ
SVTH: Nguyễn Duy Long 16
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.2.2.2. Đánh giá lại các khoản nợ định kỳ và giữa kỳ hoặc đột xuất khi cần
Nguyên tắc:
- Tùy theo độ an toàn của khoản vay, mức độ tín nhiệm trong thanh toán của
người vay mà việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên hay định kỳ.
- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện bởi nhân viên tín
dụng là chính.

 Theo dõi khoản vay
Nhân viên tín dụng theo dõi thông tin của khoản vay thông qua hợp đồng tín
dụng, bảng theo dõi nợ vay để khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán
theo nội dung: ngày, tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày
tháng năm thu nợ; số tiền thu nợ gốc, nợ lãi; dư nợ từng thời điểm; số tiền gia hạn nợ;
thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn; thời hạn chuyển nợ quá hạn.
Ngoài việc theo dõi khoản vay như trên, nhân viên tín dụng thường xuyên đối
chiếu số liệu với số liệu trên máy vi tính để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện
có số liệu hạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng thì phải báo cáo với lãnh đạo phòng tín
dụng, phối hợp với các phòng ban có liên quan để xử lý.
 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản được hình thành từ nợ vay
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trong tình hình đột xuất, nhân viên tín dụng có thể
cùng với lãnh đạo phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài
sản hình thành trong tương lai thông qua: sổ hạch toán theo dõi của khách hàng,
chứng từ, hóa đơn hạch toán (chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…); chứng từ thanh
toán quyết toán, thanh lý hợp đồng.
Kiểm tra thực tế thông qua việc kiểm tra tiến độ thực hiện và kiểm tra tài sản.
Sau khi kiểm tra, nhân viên tín dụng lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng
vốn của khách hàng và tái sản hình thành trong tương lai. Nếu khách hàng sử dụng sai
mục đích hoặc phát sinh những vấn đề, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng, NVTD đề xuất ý kiến trình lãnh đạo phòng kinh doanh sau đó trình giám
đốc/tổng giám đốc xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ
trước hạn.
SVTH: Nguyễn Duy Long 17
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng
Khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo tài chính của
khách hàng, NVTD tiến hành:
- Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Theo dõi, phân tích tình hình tài chính
- Theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ
Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách
hàng, NVTD đề xuất ý kiến trình lãnh đạo phòng kinh doanh, sau đó trình giám
đốc/tổng giám đốc để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc
tiến hành thu hồi nợ quá hạn.
1.2.2.2.3. Quản lý đối với từng khoản cho vay và toàn bộ danh mục cho vay
 Phân tích cơ cấu dư nợ
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, SGCTNH sẽ đánh giá phần danh mục cho vay
bằng cách phân tích cơ cấu dư nợ hiện có:
- Dư nợ theo ngành kinh tế
- Dư nợ theo đối tượng vay vốn
- Dư nợ theo sản phẩm - phương thức
- Dư nợ theo quy mô vốn vay
- Dư nợ theo thời hạn cho vay
 Quản lý danh mục
Quản lý danh mục khoản vay là một phần công việc trong quản lý rủi ro tín dụng.
Thông qua quản lý danh mục khoản vay, SGCTNH có khả năng quản lý rủi ro và lợi
nhuận mang lại trong hoạt động tín dụng.
Các phương pháp quản lý danh mục cho vay:
- Theo thời hạn cho vay, các khoản được chia thành: Cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn và cho vay dài hạn.
SVTH: Nguyễn Duy Long 18
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Theo ngành kinh tế, các khoản mục được chia thành: Ngành nông nghiệp,
ngành thủy sản, ngành xây dựng, ngành du lịch - thương mại, ngành công nghiệp.
- Theo loại hình cho vay, các khoản vay được chia thành: Cho vay hộ gia đình, cá
nhân và cho vay doanh nghiệp.
- Theo quy mô khoản vay: Các khoản vay nhỏ hơn 50 triệu đồng và lớn hơn 50
triệu đồng.

- Theo sản phẩm, danh mục khoản vay được chia thành: Các khoản vay theo hạn
mức tín dụng, các khoản vay từng lần, các khoản vay thấu chi, và các khoản vay thẻ
tín dụng
- Theo chất lượng khoản vay, danh mục khoản vay được chia thành: Nợ đủ tiêu
chuẩn, nợ cẩn chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
1.2.2.2.4. Thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và khoản vay
Trong quá trình khách hàng đang có dư nợ vay tại SGCTNH, NVTD phối hợp
cùng các phòng ban khác trong ngân hàng tiếp tục thu thập thông tin bổ sung về khách
hàng và khoản vay từ các nguồn:
- Báo cáo định kỳ của khách hàng
- Đi tiếp xúc, thăm khách hàng
- Các nguồn khác
Thông tin thu thập sẽ được cập nhật trong hồ sơ lưu về khách hàng vay vốn tại
Ngân hàng nhằm giúp Ngân hàng hiểu rõ, biết trước, và dự đoán được tình hình hoạt
động hiện tại và kế hoạch tương lai của khoản vay
1.2.2.2.5. Thay đổi hạn mức tín dụng và phê duyệt
Việc thay đổi hạn mức tín dụng trong thời gian khách hàng vay xuất hiện khi
phát sinh một hoặc nhiều nhu cầu sau:
- Khách hàng cần tăng/giảm hạn mức tín dụng trên cơ sở nhu cầu vay vốn
- Ngân hàng cần giảm hạn mức tín dụng do thấy rằng khoản vay đang có những
dấu hiệu không như mong đợi
- Do những thay đổi khách quan khác
SVTH: Nguyễn Duy Long 19
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu tăng hạ mức tín dụng. Khách hàng càn
phải cho Ngân hàng toàn bộ những báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất và báo cáo
kế hoạch sản xuất dự tính cũng như cơ sở thẩm định để quyết định phê duyệt hay từ
chối tăng hạn mức. Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định đánh giá
những tài liệu nói trên và đi khảo sát thực tế khách hàng. Việc thẩm định đánh giá
khách hàng và sự thay đổi kế hoạch vay vốn chỉ tập trung chủ yếu vào những thay đổi

và mức độ khả thi của phương án sản xuất kinh doanh nếu như phê duyệt hạn mức
mới. Nhân viên tín dụng trình bày kết quả thẩm định nói trên với lãnh đạo phòng kinh
doanh, phòng tín dụng và Giám đốc/Tổng giám đốc để quyết định phê duyệt.
Đối với trường hợp khách hàng có nhu cầu giảm hạn mức tín dụng, khách hàng
phải gửi cho Ngân hàng đề nghị thay đổi giảm hạn mức tín dụng. Trên cơ sở đó NVTD
tìm hiểu, xem xét và có tờ trình lãnh đạo phòng kinh doanh/phòng tín dụng để trình lên
Giám đốc/Tổng giám đốc.
1.2.3. Tình hình hoạt động cho vay của Saigonbank Huế qua 3 năm 2008 - 2010
Bên cạnh một lực lượng khách hàng lớn là các công ty, các tổ chức kinh tế, các cơ
quan đoàn thể hoạt động trên địa bàn, trong những năm gần đây chi nhánh đã chú trọng
hơn đến thị trường khách hàng cá nhân, là người tiêu dùng và cán bộ công nhân viên.
Do số lượng ngân hàng ở trên địa bàn tỉnh là khá đông, nên Saigonbank Huế phải chịu
sự cạnh tranh khá gay gắt từ các ngân hàng khác, gồm các ngân hàng đã khẳng định
thương hiệu và các ngân hàng mới ra đời trên địa bàn . Để có thể tiến đến với khách
hàng cá nhân trên địa bàn, Saigonbank Huế đã không ngừng cải tiến những sản phẩm,
dịch vụ hiện có mà còn đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để khách hàng có thêm
nhiều sự lựa chọn cũng như là làm họ cảm thấy thoải mái hơn với sự lựa chọn của mình.
Vì thế, mà bước đầu Saigonbank Huế đã có được một lượng khách hàng tương đối ổn
định, trung thành và ngày càng thu hút được mọi người đến với Saigonbank.
Dưới đây là tình hình hoạt động cho vay cá nhân của Saigonbank Huế, được thể
hiện qua 3 bảng số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ cá nhân
của Saigonbank Huế trong 3 năm 2008 - 2010.
SVTH: Nguyễn Duy Long 20
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.3: Doanh số cho vay cá nhân của Saigonbank Huế qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Doanh số cho vay

165.285
100,00
172.896
100,00
183.265
100,00
7.611
4,60
10.369
6,00
1. Theo kỳ hạn
Ngắn hạn
78.968
47,78
81.356
47,05
85.689
46,76
2.388
3,02
4.333
5,33
Trung, dài hạn
86.317
17,93
91.540
17,65
97.576
17,41
5.223

6,05
6.036
6,59
2. Theo hình thức đảm bảo
Có đảm bảo
160.598
97,16
168.654
97,55
177.623
96,92
8.056
5,02
8.969
5,32
Không đảm bảo
4.687
2,84
4.242
2,45
5.642
3,08
-445
-9,49
1.400
33,00
3. Theo mục đích sử dụng
Tiêu dùng
58.693
35,51

62.826
36,34
68.135
37,18
4.133
7,04
5.309
8,45
Sản xuất kinh doanh
106.592
64,49
110.070
63,66
115.130
62,82
3.478
3,26
5.060
4,60
(Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank Huế)
SVTH: Nguyễn Duy Long 21
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.4: Doanh số thu nợ cá nhân của Saigonbank Huế qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Doanh số thu nợ 161,356 100.00 168,536 100.00 176,365 100.00 7,180 4.45 7,829 4.65
1. Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 76,426 47.36 79,321 47.06 82,168 46.59 2,895 3.79 2,847 3.59

Trung, dài hạn 84,930 52.64 89,215 52.94 94,197 53.41 4,285 5.05 4,982 5.58
2. Theo hình thức đảm bảo
Có đảm bảo 157,135 97.38 164,897 97.84 171,620 97.31 7,762 4.94 6,723 4.08
Không đảm bảo 4,221 2.62 3,639 2.16 4,745 2.69 -582 -13.79 1,106 30.39
3. Theo mục đích sử dụng
Tiêu dùng 56,387 34.95 58,762 34.87 64,867 36.78 2,375 4.21 6,105 10.39
Sản xuất kinh doanh 104,969 65.05 109,774 65.13 111,498 62.65 4,805 4.58 1,724 1.57
(Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank Huế)
SVTH: Nguyễn Duy Long 22
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
2.1. Khái niệm phần mềm
2.1.1. Khái niệm
Phần mềm (software): là một tập hợp các câu lệnh được viết bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ lập trình, nhằm tự động thực hiện một số các chức năng giải quyết một
bài toán nào đó.
Không như các thiết bị điện tử khác, máy vi tính mà không có phần mềm thì nó
không hoạt động gì cả . Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các
ngôn ngữ lập trình để viết, ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ
giao tiếp của con người với ngôn ngữ máy, ngôn ngữ càng gần với ngôn ngữ con
người thì gọi là ngôn ngữ bậc cao, càng gần ngôn ngữ máy gọi là ngôn ngữ bậc thấp.
2.1.1. Một số loại phần mềm
2.1.2.1. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy tính. Nó
bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ
phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích, Mục đích
của phần mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm
đến các chi tiết của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng
bộ nhớ và các phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị,

2.1.2.2. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi
viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ
này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình
tìm lỗi, v.v Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành
một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch,
tìm lỗi, lần bước, vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI).
2.1.2.3. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm quản lý
SVTH: Nguyễn Duy Long 23
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý
truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông tin.
Việc xây dựng và khai thác phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn
quản lý tương ứng, thí dụ quản lý con người, quản lý kho hàng, quản lý lương, v.v
Bản thân phần mềm và các lập trình viên, nói chung, không sản xuất ra phần mềm
quản lý được.
Ngày nay, các phần mềm quản lý có xu hướng trực tuyến nhiều hơn nhờ công
nghệ trên nền Internet phát triển mạnh hơn 6 năm trước đây rất nhiều.
Một số chủng loại phần mềm quản lý tiêu biểu:
• Quản lý kinh doanh và hoạt động Siêu thị;
• Quản lý khách hàng;
• Quản lý nhân sự;
• Quản lý thi trắc nghiệm;
• Quản lý phòng Game, Net;
• Quản lý tài sản;
• Quản lý bán hàng;
2.2. Chu trình phát triển phần mềm
2.2.1. Chu trình phát triển phần mềm
Vì phát triển phần mềm là một bài toán khó, nên có lẽ trước hết ta cần điểm qua

một số các công việc căn bản của quá trình này. Thường người ta hay tập hợp chúng
theo tiến trình thời gian một cách tương đối, xoay quanh chu trình của một phần mềm,
dẫn tới kết qủa khái niệm Chu Trình Phát Triển Phần Mềm (Software Development
Life Cycle - SDLC) như sau:
Chu Trình Phát Triển Phần Mềm là một chuỗi các hoạt động của nhà phân tích
(Analyst), nhà thiết kế (Designer), người phát triển (Developer) và người dùng (User)
để phát triển và thực hiện một hệ thống thông tin. Những hoạt động này được thực
hiện trong nhiều giai đọan khác nhau.
Nhà phân tích (Analyst): là người nghiên cứu yêu cầu của khách hàng/người
dùng để định nghĩa một phạm vi bài toán, nhận dạng nhu cầu của một tổ chức, xác
định xem nhân lực, phương pháp và công nghệ máy tính có thể làm sao để cải thiện
một cách tốt nhất công tác của tổ chức này.
SVTH: Nguyễn Duy Long 24
GVHD: Th.S Trần Thái Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhà thiết kế (Designer): thiết kế hệ thống theo hướng cấu trúc của database,
screens, forms và reports – quyết định các yêu cầu về phần cứng và phần mềm cho hệ
thống cần được phát triển.
Chuyên gia lĩnh vực (Domain Experts): là những người hiểu thực chất vấn đề
cùng tất cả những sự phức tạp của hệ thống cần tin học hoá. Họ không nhất thiết phải
là nhà lập trình, nhưng họ có thể giúp nhà lập trình hiểu yêu cầu đặt ra đối với hệ
thống cần phát triển. Quá trình phát triển phần mềm sẽ có rất nhiều thuận lợi nếu đội
ngũ làm phần mềm có được sự trợ giúp của họ.
Lập trình viên (Programmer): là những người dựa trên các phân tích và thiết kế
để viết chương trình (coding) cho hệ thống bằng ngôn ngữ lập trình đã được thống nhất.
Người dùng (User): là đối tượng phục vụ của hệ thống cần được phát triển.
2.2.2. Các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm
Chu trình của một phần mềm có thể được chia thành các giai đoạn như sau:
SVTH: Nguyễn Duy Long 25

×