Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TỐNG QUANG HIẾU

NÂNG CAO VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
TRONG BẢO ĐẢM AN NINH MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG AN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TỐNG QUANG HIẾU

NÂNG CAO VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
TRONG BẢO ĐẢM AN NINH MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG AN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU PHÚC

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Hữu Phúc. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị
kinh doanh và trước pháp luật về những cam kết nói trên.
Tác giả Luận văn

Tống Quang Hiếu


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT............................................................................i
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ
NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CƠNG AN TRONG CƠNG TÁC BẢO ĐẢM AN
NINH MƠI TRƯỜNG.............................................................................................11
1.1. Một số khai niệm cơng cụ.................................................................................11
1.1.1. Khái niệm môi trường và hoạt động bảo vệ mơi trường................................11
1.1.2. Khái niệm an ninh mơi trường.......................................................................16
1.2. Vai trị, nhiệm vụ của Lực lượng Công an trong bảo đảm an ninh môi trường. 18
1.2.1. Khái niệm Công an Nhân dân........................................................................18

1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động bảo vệ môi trường của Cơng an huyện............21
1.2.3. Vai trị bảo vệ mơi trường của Công an huyện...............................................24
1.2.4. Nội dung, phương pháp bảo vệ môi trường của Công an huyện....................26
1.2.5. Phương pháp bảo vệ môi trường của Công an huyện....................................29
1.3. Đánh giá công tác bảo đảm an ninh môi trường trong an ninh phi truyền thống......30
Tiểu kết Chương 1...................................................................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRỊ, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CƠNG AN
TRONG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG AN HUYỆN
CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY.............................................34
2.1. Khái quát về huyện Chương Mỹ, Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội...34
2.1.1. Khái quát về huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội....................................34
2.1.2. Khái quát về Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội......................38
2.2. Hiện trạng vi phạm về bảo vệ môi trường ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà
Nội hiện nay............................................................................................................41
2.3. Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành
phố Hà Nội và bài học kinh nghiệm........................................................................44
2.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân..................................................44
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................52


2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm..........................................................................55
2.4. Đánh giá công tác bảo đảm an ninh môi trường của Công an huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội gắn với an ninh phi truyền thống.........................................56
Tiểu kết Chương 2...................................................................................................62
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG
CƠNG AN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................................63
3.1. Quan điểm, định hướng vai trò, nhiệm vụ của Lực lượng Công an huyện trong
bảo đảm an ninh môi trường của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội...............63
3.2. Giải pháp nâng cao vài trò, nhiệm vụ của Lực lượng Công an trong đảm bảo an

ninh môi trường của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.....66
3.2.1. Nhóm giải pháp chung...................................................................................66
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể...................................................................................69
Tiểu kết Chương 3...................................................................................................74
KẾT LUẬN.............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................77


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

BLHS

: Bộ luật Hình Sự

CSĐT

: Cảnh sát điều tra

CSĐTTP

: Cảnh sát điều tra tội phạm

CSMT

: Cảnh sát môi trường

CTVBM


: Cộng tác viên bí mật

ĐTCB

: Điều tra cơ bản

PCTP

: Phịng chống tội phạm

QLHC

: Quản lý hành chính

TTATXH

: Trật tự an tồn xã hội

TTXH

: Trật tự xã hội

VPPL

: Vi phạm pháp luật

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, nền kinh tế đất
nước đã có nhiều bước phát triển đi sâu cả về chất và lượng đời sống của mọi tầng
lớp nhân dân ngày được nâng cao. Báo cáo của Ban Chấp hành trung ương Đảng
khóa X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định một trong tám phương hướng
cơ bản để thực hiện mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là “đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo
vệ tài nguyên, môi trường”[2]. Báo cáo cũng khẳng định: “Bảo vệ mơi trường là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng dân. Kết hợp
chặt chẽ giữa kiểm sốt, ngăn ngừa, khắc phục ơ nhiễm với khôi phục và bảo vệ
môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng
sạch…”[3].
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có nhiều
chuyển biến tích cực, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang từng bước được
hoàn thiện, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và
nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối mơi trường và sự cố
môi trường đã từng bước được kiềm chế, cơng tác phịng ngừa, đấu tranh, xử lý tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về môi trường đã đạt được những
thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế cũng kéo
theo nhiều hệ lụy về mơi trường đó chính là tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở nước
ta ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nơi có lúc đã đến mức báo động; đất đai bị xói
mịn, thối hố; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh; khơng khí ở nhiều
đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng nề; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của
chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác
q mức, khơng có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng, điều kiện
vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo…gây ảnh
hưởng và đe dọa tới sức khỏe của nhân dân. Xuất phát từ sự cần kíp của việc bảo vệ
mơi trường địi hỏi vấn đề bảo vệ môi trường phải được đặt lên thành nhiệm chính
1



trị quan trọng của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn ln là điểm nóng của mọi quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường,
song song với các văn bản của Đảng và Nhà nước, ngày 29/11/2006 Bộ trưởng bộ
Công an ban hành Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA, về việc thành lập Cục Cảnh
sát môi trường để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về mơi trường. Ở các địa phương có Phịng Cảnh sát môi trường và
ở Công an cấp quận, huyện Đội Cảnh sát kinh tế chịu trách nhiệm quản lý, phịng
ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về mơi trường.
Huyện Chương Mỹ là một trong 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô Hà Nội,
là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm Thủ đơ 20 km; phía Bắc
giáp huyện Quốc Oai; phía Đơng giáp quận Hà Đơng, huyện Thanh Oai; phía Nam
giáp huyện Ứng Hịa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hồ
Bình).
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,38 km2, là huyện có diện tích lớn
thứ 3 của thành phố. Dân số 339.469 người.
Chương Mỹ có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng
châu thổ, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, sông, hồ, đồng, bãi, kết
hợp với hệ thống sông Bùi, sơng Tích phía Tây, sơng Đáy bao bọc phía Đơng. Trên
địa bàn huyện có các tuyến giao thơng “huyết mạch” chạy qua như: Quốc lộ 6,
chiều dài 18 km, đường mịn Hồ Chí Minh kéo dài 16,5 km, Chương Mỹ trở thành
điểm giao thoa quan trọng giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh thành khu vực trung
du Bắc Bộ và các tỉnh phía Tây Bắc; và Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Bên
cạnh đó, cịn có đường đê Đáy, đường 419 nối liền các xã trong huyện và nối với
các huyện của thành phố.
Trong quy hoạch của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã
được Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong khu vực xanh – lá phổi của Thủ
đô với khu vệ tinh Chúc Sơn và Xuân Mai.

Huyện Chương Mỹ đang đẩy mạnh tiến trình đơ thị hóa gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế, vì vậy, huyện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều dự án,
2


cơng trình xây dựng đang được triển khai, đời sống Nhân dân từng bước được cải
thiện, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội đời
sống Nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao cũng kéo theo là tình hình tội
phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ diễn ra
ngày càng phức tạp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019 Lực lượng
Cảnh sát kinh tế Công an huyện Chương Mỹ đã phát hiện và xử lý 1080 vụ việc vi
phạm về môi trường với 1539 đối tượng, xử phạt và nộp ngân sách Nhà nước số
tiền là 7.083.355.000 đồng.
Hiện nay, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố
Hà Nội đang có nhiều cố gắng cơng tác phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
về môi trường. Bên cạnh một số biện pháp góp phần bảo vệ mơi trường, nâng cao ý
thức trách nhiệm của người dân đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này
vẫn chưa đạt được như mong muốn, trên thực tế tình hình tội phạm và vi phạm pháp
luật về môi trường vẫn diễn biến phức tạp; số vụ vi phạm pháp luật về môi trường
không những khơng giảm thậm chí có chiều hướng gia tăng; phương thức, thủ đoạn
của tội phạm và vi phạm pháp luật về mơi trường ngày càng tinh vi khó phát hiện
ngăn chặn; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân đã phát huy được
hiệu quả nhưng chưa tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của quần chúng
Nhân dân; cơng tác nắm tình hình những đối tượng có nguy cơ thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường chưa thực sự chủ động, công tác nghiệp vụ còn
chưa thực sự phát huy được hiệu quả tích cực trong việc chủ động phát hiện ngăn
chặn các hành vi vi phạm, mối quan hệ phối hợp trong cơng tác phịng ngừa tội
phạm và vi phạm pháp luật về mơi trường giữa các lực lượng cịn thiếu chặt chẽ,

đồng bộ; nhận thức của một bộ phận về vai trị nhiệm vụ của lực lượng cơng an
trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện Chương Mỹ Hà Nội hiện nay
cịn hạn chế. Cơng tác khắc phục, giải quyết ô nhiễm môi trường do hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, khai thác tài nguyên trái phép, ơ nhiễm nguồn nước,
khong khí… cịn chưa thực sự giải quyết triệt để.
3


Xuất phát từ thực trạng đó tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao vai trò, nhiệm
vụ của Lực lượng công an trong bảo đảm an ninh môi trường của công an huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị an ninh phi truyền thống.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của tồn cầu nói chung và Việt Nam
nói riêng, do đó ở nước ta đã có một số cơng trình, bài viết liên quan đến quản lý
hoạt động bảo vệ môi trường như:
* Về sách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo
Các tác giả Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường
cho sự phát triển bền vững, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này, nhóm
tác giả đã làm tường minh khái niệm quản lý môi trường là một hoạt động thuộc
lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa
trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề
mơi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, nhằm
phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài ngun và mơi
trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn, NXB. Khoa học xã
hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm 339 trang. Trong cuốn sách này tác giả nghiên cứu về
mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên; nghiên cứu về vấn đề
phát triển bền vững và vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Tác giả còn khẳng định vai trò của quản lý Nhà nước đối với tài nguyên

thiên nhiên và môi trường.
Nguyễn Đắc Hy (2011), sách Môi trường và con đường phát triển, NXB.
Công an Nhân dân, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề dẫn từ những
nguyên lý cơ bản của các học thuyết về các quy luật của tự nhiên và xã hội của nền
văn minh nhân loại trong phát triển, trong đó các giá trị về vốn tự nhiên, tài sản tài
nguyên thiên nhiên và vốn trí tuệ từ các nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật và văn
hóa của con người được khai thác và sử dụng cho phát triển với những thành công
và những thất bại trong q trình tiến hóa của quốc gia, của nhân loại trên Trái đất.
4


Trần Minh Hưởng (2011), Giáo trình tổ chức và hoạt động của lực lượng
cảnh sát phòng chống tội phạm về mơi trường, NXB. Cơng an Nhân dân, Hà Nội.
Giáo trình trình bày ngắn gọn và trang bị những kiến thức cơ bản về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn cũng như tính tất yếu của việc hình thành tổ chức bộ máy của
lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và các yếu tố cấu thành hệ
thống tổ chức bộ máy, phương tiện, biện pháp chuyên môn nghiệp vụ để duy trì
hoạt động theo chức năng của lực lượng này.
Trần Minh Hưởng (2012), Tìm hiểu các tội phạm về môi trường, NXB. Lao
động, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp những quy định của pháp luật hiện hành về tội
phạm về mơi trường; Tìm hiểu khái niệm tội phạm trong luật hình sự Việt Nam; Các
tội phạm về mơi trường; Trích Bộ luật hình sự các tội phạm về môi trường.
Phạm Ngọc Đăng (2014), Các giải pháp thiết kế cơng trình xanh ở Việt Nam,
NXB. Xây Dựng. Cuốn sách trình bày một cách ngắn gọn các cơ sở khoa học của
các giải pháp thiết kế cơng trình xanh và hướng dẫn các giải pháp thiết kế, xây dựng
cụ thể đối với các cơng trình xanh.
Nguyễn Vũ Anh (2017), Quản lý Nhà nước về Khoa học, công nghệ, tài
nguyên và mơi trường, NXB. Tư pháp. Cuốn sách phân tích làm rõ những vấn đề
chung về khoa học, công nghệ và nội dung quản lý nhà nước về khoa học, cơng
nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn tập trung làm rõ những vấn đề chung về tài

nguyên và môi trường cũng như nội dung quản lý nhà nước về tài ngun và mơi
trường như: Khái niệm, phân loại, vai trị của tài nguyên và môi trường đối với đời
sống xã hội; khái quát về tài nguyên và môi trường của Việt Nam; quan điểm và
chiến lược bảo về môi trường của Việt Nam; mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc; công
cụ; chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.
* Đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên các tạp chí
Đề tài “Quản lý hoạt động bảo vệ mơi trường ở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả
Đỗ Khắc Phong, 2010. Đề tài đề cập tới cơ chế quản lý Nhà nước đồng bộ và linh
hoạt trên cả ba bộ phận cấu thành là kinh tế, xã hội và môi trường; hệ thống chính
sách, pháp luật để quản lý hoạt động bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền
vững và đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động bảo vệ mơi trường ở nhiều góc
5


độ khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đề tài nghiên cứu “Nhận thức về nhu cầu bảo vệ môi trường ở Bến Tre từ
góc nhìn của tổ chức hội sinh viên” của nhóm tác giả Phạm Văn Luân, Nguyễn Kim
Thư và Trần Thị Diễm thuộc Hội sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre năm 2013. Đề
tài đã đề cập tới biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu là thơng qua giáo dục với
những hình thức đa dạng, tổ chức ở nhiều bộ phận, đặc biệt trong giới sinh viên của
trường.
Bài viết Tăng cường công tác bảo vệ môi trường của lực lượng Công an
nhân dân của tác giả Nguyễn Đức Lượng đăng trên Tạp chí Cơng an nhân dân, số
tháng 9 năm 2012. Bài viết phân tích vai trị và tầm quan trọng của mơi trường
trong cơng tác đổi mới hiện nay, tác giả đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm của lực
lượng Công an nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ và chống tội phạm về mơi
trường.
Bài viết Cơng an Ninh Bình gắn kết chặt chẽ công tác phát động quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc với bảo vệ môi trường của tác giả Lê Anh Thống đăng trên
Tạp chí Cơng an nhân dân, sô tháng 6 năm 2014. Bài viết đánh giá kết quả công tác

phát động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với bảo vệ mơi trường; qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác phịng chống, chống tội phạm về
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài biết Vấn đề vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
và giải pháp phòng, chống của tác giả Nguyễn Huy Thuật đăng trên Tạp chí Cảnh
sát nhân dân, số tháng 11 năm 2014. Qua nghiêm cứu những trường hợp vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, bài viết rút ra một số vấn đề vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, qua đó tác giả nêu ra bốn nội dung cơng tác
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phịng chống những VPPL về BVMT.
Bài viết Hoạt động bảo vệ môi trường của lực lượng Công an nhân dân
trong thời gian qua của tác giả Nguyễn Văn Quang đăng trên Tạp chí CAND số
8/2017. Bài viết đã nêu một số vấn đề chính: bảo vệ mơi trường sinh thái là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CAND hiện tại, trước mắt và lâu
dài; Bảo vệ môi trường gắn kết với công tác của lực lượng CAND; Những vấn đề
6


chưa làm được và một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường theo chức
năng của lực lượng Công an nhân dân.
* Luận án, luận văn
Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính cơng với đề tài
“Xã hội hố hoạt động bảo vệ môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Biên Hoà
tỉnh Đồng Nai" năm 2010; Đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xã hội.
“Quản lý xã hội về bảo vệ môi trường ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội hiện
nay” 2013; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật hành chính với đề tài “Xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” của
tác giả Lê Thanh Tuấn năm 2014.
Chu Xuân Đức (2017), Phòng ngừa tội phạm vi phạm các quy định về bảo
vệ động vật thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của
lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Luận án tiến sĩ luật học,

Chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện CSND, Hà Nội.
Luận án tình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận về phòng ngừa tội phạm
vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về Mơi
trường. Tình hình, đặc điểm có liên quan, thực trạng; Dự báo và hệ thống những
giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác này.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập tới thực trạng quản lý về mơi
trường nói chung và một số địa phương nói riêng; đề cập đến hoạt động quản lý của
lực lượng Công an trên một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
cơng trình nghiên cứu chun biệt nào về nâng cao vai trò, nhiệm vụ của Lực lượng
công an trong bảo đảm an ninh môi trường của huyện Chương Mỹ. Vì vậy tác giả
lựa chọn đề tài “Nâng cao vai trị, nhiệm vụ của Lực lượng cơng an trong bảo đảm
an ninh môi trường của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội hiện nay” là đề tài
mới, không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề về môi trường, an ninh môi trường và
7


vai trò, nhiệm vụ quản lý hoạt động bảo vệ mơi trường của Cơng an huyện, phân
tích đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về mơi trường, an ninh mơi trường và
vai trị, nhiệm vụ quản lý hoạt động bảo vệ môi trường của Công an huyện.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng mơi trường và thực trạng bảo vệ môi
trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội hiện nay.
Ba là, nêu ra các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao

vai trị, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trị, nhiệm vụ của lực lượng Cơng an huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong bảo đảm an ninh môi trường dưới góc độ
quản lý hoạt động bảo vệ mơi trường của Công an huyện.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian: từ năm 2015 đến tháng 12/2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về bảo vệ mơi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của lực lượng
Cơng an dưới góc độ nhiệm vụ, quyền hạn của Công an huyện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác – xít. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu đề tài cũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
8


Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh mơi trường. Ngồi các phương pháp
mang tính truyền thống trên, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống, liên ngành, luật học so sánh và dự báo qua những tài liệu thứ cấp để làm
sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu trong đề tài. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thơng qua tổng hợp và phân tích tư liệu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và
nhân văn trước hết là ngành luật học, xã hội học, và các phương pháp liên ngành

như lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh….
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận dụng
chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên
quan tới đề tài luận văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2.
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thơng qua
phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi
thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái qt hóa để xây dựng khung phân tích
theo yêu cầu của đề tài luận văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương
2 và 3.
- Phương pháp nghiên cứu luật so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
so sánh các khái niệm, quy định pháp luật về an ninh môi trường và các nội dung
khác theo yêu cầu của đề tài luận văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong chương 2 và 3.
- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý (công an
huyện Chương Mỹ), từ phịng Tài ngun Mơi trường: Nhằm tìm hiểu, đánh giá về
thực tiễn thực hiện các qui định về vai trị, nhiệm vụ của lực lượng cơng an trong
đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
hiện nay. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3.
Bên cạnh đó, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic - lịch sử, phương
pháp thống kê để thực hiện các mục tiêu của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
9


6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về môi trường, an ninh
mơi trường và vai trị, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Công an huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng mơi trường và thực trạng
hoạt động bảo vệ môi trường của Cơng an huyện Chương Mỹ dưới góc độ nhiệm vụ,
quyền hạn, xác định những ưu điểm và những hạn chế cịn tồn tại trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ
bảo vệ môi trường của Công an huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian
tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cịn có thể là tài liệu tham khảo cho các cấp
lãnh đạo, quản lý, chỉ huy hoạch định, xây dựng chính sách, chỉ đạo đối với các cấp
ủy Đảng trong công tác bảo vệ môi trường. Thông qua những luận giải cụ thể, luận
văn phần nào giúp các ngành chức năng ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
xây dựng cơ chế thích hợp trong quản lý đối với hoạt động bảo vệ mơi trường.
7. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về môi trường và hoạt động
bảo vệ môi trường của của lực lượng Cơng an dưới góc độ nhiệm vụ, quyền hạn;
xây dựng khái niệm, đặc điểm và xác định nội dung nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ
môi trường của Cơng an huyện.
Luận văn đã phân tích làm rõ những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục
trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ môi trường của Công an huyện Chương
Mỹ, Thành phố Hà Nội.
Luận văn đã luận giải các giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung gồm 03 chương, 07 tiết.
Chương 1: Lý luận chung về An ninh mơi trường và vai trị nhiệm vụ của
lực lượng Cơng an trong công tác bảo đảm an ninh môi trường.
10


Chương 2: Thực trạng vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm

bảo An ninh môi trường của Công an huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ của Lực lượng Công an
trong đảm bảo An ninh môi trường huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH MƠI TRƯỜNG
VÀ VAI TRỊ NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH MƠI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơng cụ
1.1.1. Khái niệm môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường
* Khái niệm mơi trường
Khái niệm mơi trường có nội hàm vơ cùng rộng lớn và thuật ngữ môi trường
được sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đời sống người ta sử
dụng nhiều khái niệm môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất và phát triển của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, tài ngun đất, nước, khơng khí, độ ẩm, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: mơi trường của học sinh
gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng
thí nghiệm, tổ chức xã hội như Đồn, Đội, Hội.
Trong tiếng Anh, mơi trường (environment) là thế giới tự nhiên, bao gồm cả
đất, nước, khơng khí, thực vật và động vật; theo tiếng Trung Quốc lại có nghĩa là
“hồn cảnh”. Nhà bác học Enstein thì cho rằng: mơi trường là tất cả những gì ngồi
tơi ra.
11



Theo định nghĩa của Masn và Langenhim cho rằng: Môi trường là tổng hợp
các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật.
Tác giả Toe Whiteny định nghĩa về môi trường: Môi trường là tất cả những
gì ngồi cơ thể, có liên quan mật thiết có ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người
như: nước, khơng khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ôzôn, sự đa dạng của các
loài.
Theo Từ điển Tiếng Việt, mơi trường bao gồm tồn bộ nói chung những điều
kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối
quan hệ với con người hay sinh vật ấy. Con người hay sinh vật ở đây không phải là chủ
thể xác định mà là con người, sinh vật nói chung. Các yếu tố tự nhiên (đất, đá, khơng khí,
nước) và yếu tố xã hội (chính trị, văn hố, lịch sử, đạo đức) ở đây cũng là những yếu tố
nói chung. Và như vậy, căn cứ vào những yếu tố bao bọc xung quanh con người thì
chúng ta chia mơi trường thành mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội.
Dưới khía cạnh pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23
tháng 6 năm 2014 định nghĩa: "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật".
Môi trường sống của con người được chia thành các loại cơ bản sau:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hố học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực
vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình,
tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể... Mơi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể

12


thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật
khác.
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm
thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu
vực đô thị, công viên nhân tạo.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần mơi trường)
sau đây: khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ, biển,
sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Trong đó, khơng khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên... là các
yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của
con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử... là yếu tố vật chất nhân tạo
(các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con
người). Khơng khí, đất, nước, khu dân cư... là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của
con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh... có tác dụng làm cho
cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.
Với các quan niệm về môi trường như trên cho thấy, mọi tổ chức, mọi cá
nhân, mọi sự vật đều phải tồn tại, vận động và phát triển trong một môi trường xác
định bao gồm cả các mặt về tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm:
khơng khí, nước, đất, rừng, sơng, biển, hệ sinh thái, khí hậu, nhiệt độ... được xem
như là nguồn sống của con người. Môi trường xã hội được hình thành trong quá
trình phát triển của con người. Môi trường xã hội bao gồm các thiết chế tổ chức, các
mối quan hệ xã hội, các quy tắc ứng xử trong cộng đồng của mọi người phải thực
hiện và trở thành tập quán, phong tục và nhiều mặt dần dần đã trở thành truyền
thống; mơi trường xã hội cịn bao gồm cả tín ngưỡng tơn giáo, quan niệm về đạo
đức, các giá trị văn hóa tinh thần, các yếu tố vật chất do xã hội tạo nên như hệ thống
cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Trong phạm vi luận văn này, môi

trường được nghiên cứu là môi trường tự nhiên chịu sự tác động của con người
trong q trình hoạt động của mình; mơi trường xã hội được đề cập từ góc độ quan
hệ giữa hoạt động của con người tác động lên môi trường tự nhiên.
13


* Khái niệm môi trường trong lành
Môi trường trong lành là môi trường sạch đẹp, không bị ô nhiễm, suy thoái, cung
cấp điều kiện để con người và sinh vật sống khoẻ mạnh và hài hồ với thiên nhiên.
Có nhiều tiêu chí đánh giá mơi trường trong lành, nhưng về cơ bản, một môi
trường trong lành cần đảm bảo các tiêu chí sau: Khơng khí sạch; Nước sạch và đủ
nước; Đất đai khơng bị ơ nhiễm, suy thối (khơng gây hại cho con người).
Môi trường trong lành cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát
triển bền vững của đô thị và nông thôn. Tại châu Âu, dự án đô thị bền vững do Viện
Môi trường Đô thị Quốc tế đã xây dựng được 10 chỉ tiêu cốt lõi bao hàm các nội
dung bền vững như: Môi trường trong lành, được đánh giá bằng số ngày trong năm
có chất lượng khơng khí khơng vượt q tiêu chuẩn địa phương; Không gian xanh,
được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm số người đến được với vườn cây xanh ở khoảng
cách nhất định; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, được đánh giá bằng toàn bộ năng
lượng; nước tiêu thụ; phế thải đem loại bỏ (không kể số phế thải được tái chế hay sử
dụng lại) tính theo đầu người trong một năm...
Tại Việt Nam, ngày 14/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, với 19 tiêu chí cụ
thể. Trong đó, tiêu chí mơi trường (tiêu chí số 17) gồm 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ được sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về mơi trường; khơng có các hoạt động gây suy giảm mơi
trường và có các hoạt động phát triển mơi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được
xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014: "Ơ

nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
14


tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học, hóa học
và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là
bị ơ nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt
đến mức độ có khả năng tác động xấu đến con ngườivà sinh vật.
Có nhiều dạng ơ nhiễm mơi trường tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, ô
nhiễm môi trường được chia ra các dạng chủ yếu sau:
Ơ nhiễm mơi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi cư trú của con người và hầu hết các sinh vật sống trên cạn, là
nền móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất và
hoạt động sản xuất nông nghiệp để bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người. Nhưng với tốc độ gia tăng dân số và tố độ phát triển của các khu
công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thối, diện tích đất bình qn trên
đầu người ngày càng giảm. Riêng chỉ ở Việt Nam thực tế cho thấy suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng báo động và lo ngại.
Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất
vật lý, hóa học, sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa

dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ơ
nhiễm mơi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm môi trường đất. Nước
bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng
ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khống và hàm lượng các chất hữu cơ
quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước khơng thể đồng hóa được.
Kết quả là làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên,
tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương ngun nhân chính
gây ơ nhiêm mơi trường đó la sự cố tràn dầu ơ nhiễm nước có ngun nhân từ các
loại chất thải và chất thải công nghiệp được thải ra các con sông mà chưa qua khâu
15


xử lý đúng mức, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm dần vào nguồn
nước ngầm và nước ao hồ nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư sống
ven sơng.
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí mất trong lành hoặc gây
ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do khói bụi. Hiện nay, ơ nhiễm
mơi trường khí quyển là vấn đề thời sự rất nóng bỏng của cả thế giới chứ không
phải của riêng một quốc gia nào. Mơi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ
rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh vật trên trái đất này. Hàng năm
con người khai thác và sữ dụng hàng tỉ tấn than đá, đầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng
thải ra mơi trường một khối lượng rất lớn các chất thải khác nhau như: Chất thải
sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc
hại tăng lên nhanh chóng.
Ngồi ra, cịn có các dạng ơ nhiễm mơi trường khác như: Ơ nhiễm phóng xạ
là ơ nhiễm do các chất phóng xạ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
con người. Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn cơng
nghiệp và các loại máy móc cơ khí khác. Ơ nhiễm sóng là ơ nhiễm do các loại sóng
như sóng điện thoại, truyền hình… tồn tại với mật độ lớn.

* Khái niệm bảo vệ môi trường
Khái niệm bảo vệ môi trường được sử dụng phổ biến trong đời sống cũng
như trong các văn bản của cơ quan Nhà nước, nhưng được hiểu một cách chưa đầy
đủ. Hoạt động bảo vệ mơi trường có thể được hiểu là những biện pháp, cách làm để
góp phần hạn chế những tác động xấu tới môi trường như giảm ô nhiễm, khắc phục
các hiện tượng thời tiết cực đoan… Hay chính là tổng hợp những biện pháp mà con
người sử dụng để tham gia vào cải thiện chất lượng môi trường sống.
Khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Bảo vệ mơi
trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi trường;
ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
Như vậy có thể hiểu: Bảo vệ mơi trường là những hoạt động giữ cho môi
16


trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái,
ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
1.1.2. Khái niệm an ninh môi trường
Ngoài quan niệm truyền thống về an ninh quốc gia, nhấn mạnh chủ thể “nhà
nước -quốc gia”, trên thế giới, UNDP lần đầu tiên giới thiệu khái niệm an ninh con
người (Human security) trong báo cáo thường niên về Phát triển con người. Đến
tháng 12 năm 2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 66/290 chấp nhận
định nghĩa chung cho khái niệm này, theo đó nhấn mạnh “con người có quyền được
sống trong tự do và phẩm hạnh, thốt khỏi nghèo khổ và tuyệt vọng”
Như vậy có thể thấy hiện nay, các thách thức an ninh có cả trên 3 cấp độ: cá
nhân (an ninh con người – human security), dân tộc (an ninh quốc gia – national
security) và toàn cầu (an ninh quốc tế - international security).
An ninh con người, theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP,
năm 1994) được đánh giá qua hai tiêu chí: Một là, an tồn khơng bị đe dọa bởi đói

nghèo, bệnh tật và sự áp bức; hai là, được bảo vệ khi gặp những rủi ro bất thường
trong cuộc sống. Hai tiêu chí này được cụ thể hóa ở bảy lĩnh vực chính, bao gồm”
An ninh kinh tế: bảo đảm mức thu nhập cơ bản của con người (thông qua các
công việc trong khu vực kinh tế tư nhân hay nhà nước, công việc làm công ăn lương
hay từ phúc lợi xã hội của chính phủ). Mối đe doạ chính của an ninh kinh tế chính là
tình trạng đói nghèo.
An ninh lương thực: đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận nguồn lương
thực cơ bản để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả và
khoẻ mạnh. Nguồn lương thực sẵn có để cung cấp là điều cần thiết nhưng chưa phải
là một điều kiện đủ để đảm bảo an ninh lương thực vì con người vẫn có thể chết đói
vì khơng có khả năng tiếp cận đến nguồn lương thực do hệ thống phân phối không
hiệu quả hay con người thiếu khả năng mua hàng và sản xuất cho chính bản thân họ
sử dụng.
An ninh y tế: đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân. Sức khoẻ là một trong
những nhân tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh. Ớ các nước đang phát
17


triển, bệnh truyền nhiễm và ký sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng triệu
người mỗi năm. Bệnh tật cũng gắn liền với điều kiện sống không an toàn như ảnh
hưởng từ nguốn nước hay nguồn lương thực thiếu dưỡng chất. Còn ở các nước phát
triển nhân tố chính gây tử vong là ung thư và những bệnh liên quan đến hệ tuần
hoàn máu (liên quan đến lối sống). Mối đe doạ về bệnh tật và tổn thương sức khoẻ
đặc biệt lớn hơn đối với những người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở cả các
nước phát triển và đang phát triển.
An ninh môi trường: bảo vệ con người trước các mối đe doạ từ môi trường.
Các mối đe dọa từ môi trường được chia làm hai loại: thiên tai như lũ lụt, hạn hán,
động đất, sóng thần…và do con người gây ra bao gồm ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất đai, ô nhiễm không khí, chặt phá rừng. Hiện tượng biến đổi khí hậu và
những thảm hoạ sinh thái bắt nguồn trực tiếp phần lớn từ hoạt động của con người.

An ninh cá nhân: bảo vệ các cá nhân trước các hành vi bạo lực. Ở các quốc
gia phát triển cũng như đang phát triển, cuộc sống con người đều bị đe doạ bởi các
hành vi bạo lực khơng thể dự đốn trước được. Một số hình thức đe doạ bạo lực bao
gồm: đe dọa từ nhà nước (tra tấn, lao động khổ sai); đe dọa từ các quốc gia khác
(chiến tranh, xung đột vũ trang giữa các nhóm xuyên biên giới); đe dọa từ các nhóm
người khác (căng thẳng và xung đột sắc tộc); đe dọa từ các cá nhân hoặc băng nhóm
chống lại các cá nhân và băng nhóm khác (tội phạm, tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia, bạo lực đường phố); đe dọa trực tiếp đối với phụ nữ và trẻ em (bạo lực
trong gia đình, lạm dụng trẻ em)…
An ninh cộng đồng: Con người cảm thấy an toàn hơn khi họ là thành viên
của một nhóm nào đó – như trong một gia đình, cộng đồng, tổ chức, nhóm sắc tộc
hay dân tộc. Nếu một nhóm hay cộng đồng được an tồn thì tạo nên an ninh của
thành viên trong cộng đồng ấy. Mối đe doạ đến an ninh cộng đồng xuất phát từ các
tập quán đàn áp, trọng nam khinh nữ hay phân biệt sắc tộc, xung đột vũ trang, hay
các tổ chức phiến quân.
An ninh chính trị: Một trong những khía cạnh quan trọng của an ninh con
người gắn liền với sự đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của con người khi họ
sinh sống trong một xã hội. Đảm bảo an ninh chính trị là bảo vệ con người không
18


phải chịu sự đàn áp, ngược đãi, đe doạ hay xâm hại của các lực lượng chính trị nhà
nước hay của các nhà cầm quyền.
Như vậy, an ninh môi trường là một trong bảy thành tố cấu thành an ninh con
người, là một nội dung có tính lý luận, thực tiễn cao đang đòi hỏi các chủ thể dưới mọi
cấp độ quốc tế, quốc gia, pháp nhân công quyền, pháp nhân thương mại phải coi trọng.
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Lực lượng Công an trong bảo đảm an ninh môi
trường
1.2.1. Khái niệm Công an Nhân dân
Công an Nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng

Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nịng
cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã
hội của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơng an Nhân dân có chức
năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội; thực
hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội;
đấu tranh phịng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội
phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an
Nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của
Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an .
Theo Khoản 1 Điều 26 Luật Quốc phòng năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2019) thì khái niệm Công an nhân dân được quy định như sau:
“Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an tồn xã hội,
đấu tranh phịng, chống tội phạm”.
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ
và chế độ, chính sách của Cơng an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công
an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước xây dựng Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
19


×