Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Từ hướng tiếp cận thi pháp, vận dụng vào việc giảng dạy tác phẩm nguyễn minh châu trong chương trình trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.35 KB, 15 trang )

Từ hướng tiếp cận thi pháp, vận dụng vào việc
giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong
chương trình trung học phổ thông


Đinh Thị Doanh


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Nghiên cứu một số vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học và hành
trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu cùng sự biến đổi về thi pháp. Làm rõ thực
trạng giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu ở nhà trường phổ thông và việc vận
dụng thi pháp học trong việc giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Tiến hành
thiết kế bài giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để đánh giá mức độ khả thi của
đề tài.

Keywords. Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Tác phẩm văn học; Phổ thông trung
học


Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Lựa chọn đề tài “Từ hướng tiếp cận thi pháp, vận dụng vào việc giảng dạy tác phẩm
Nguyễn Minh Châu trong chương trình trung học phổ thông” làm công trình nghiên cứu khoa


học, chúng tôi dựa vào các lí do sau:
1.1. Do yêu cầu của xã hội đối với dạy học văn hiện nay
Thực tiễn giảng dạy đã chỉ ra rằng dạy học văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện
nay bên cạnh những thành công đáng kể vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế về nhiều mặt.
Thực trạng giờ dạy văn còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến học sinh không hứng thú học văn, điều đó
dẫn đến chất lượng các giờ dạy văn ngày càng giảm sút, các tác phẩm văn học có giá trị chưa
thực sự tìm được bến đỗ xứng đáng trong lòng bạn đọc. Tất cả những điều đó khiến cho xã
hội đang đổ dồn mọi con mắt và dư luận vào dạy và học môn văn, mạnh mẽ hơn, còn trở
thành một làn sóng phản đối quyết liệt vào chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học bộ môn. Điều đó khiến cho các nhà chuyên môn, các nhà sư phạm, các nhà phương pháp
và nhất là những giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn không khỏi giật mình.
1.2. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng
Vai trò của người dạy và người học trong nhà trường hiện nay đã thay đổi. Người
dạy không còn là nguồn tri thức duy nhất, độc nhất cung cấp kiến thức cho HS nữa mà trở
thành người định hướng, người “bạn lớn” đồng hành cùng HS trên con đường đi tìm chân lí
khoa học và giải mã nghệ thuật. Người học không còn là cái “bình chứa”, là cái “phễu” để
người thầy “nhồi nhét” và “rót” kiến thức vào nữa, mà là “một cánh chim - biết tư duy” luôn
chứa đựng khát vọng khám phá và bay lên. Có thể khẳng định, mục đích cao nhất của việc
đổi mới phương pháp là giúp HS có thể chủ động tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Trong
giờ học, HS phải thực sự hoạt động, phải luôn luôn động não chứ không phải chỉ có hoạt
động bên ngoài, hoạt động hình thức. Môn văn trong nhà trường cũng nằm trong quỹ đạo
chung của việc đổi mới PPDH ấy.
1.3. Do yêu cầu từ phía bản thân bộ môn
Bản thân văn học là sản phẩm của trí tuệ và tình cảm, của cảm xúc nội tâm bên trong
chủ thể mỗi nhà văn, đó là kết quả của những bộ óc thông minh và đầy sáng tạo của người
nghệ sĩ, nó chứa đựng không cùng những nội dung và ý nghĩa. Cho nên, bản thân văn học
yêu cầu người tiếp nhận nó cũng phải bằng trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng liên tưởng
và tưởng tượng, điều này, phương pháp dạy học cũ đã “vô tình bỏ qua”. Mặt khác vấn đề dạy
theo loại thể của TP cần được đặc biệt chú ý bởi đặc trưng thể loại TPVC sẽ chi phối các cách
tiếp nhận. Mỗi thể loại, mỗi TP thuộc các thể loại khác nhau đều đòi hỏi có cách dạy, cách

học phù hợp.
1.4. Nguyễn Minh Châu - một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ
XX
Đặc biệt ông là người “mở đường tinh anh và tài năng” người “đi được xa nhất”, đặt
những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Truyện
ngắn CTNX là TP mới được đưa vào chương trình THPT nên chưa có sự thống nhất về cách
hiểu, cách đánh giá, cách giảng dạy.
Với tất cả những lí do như trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa
học “Từ hướng tiếp cận thi pháp, vận dụng vào việc dạy học tác phẩm Nguyễn Minh Châu
trong chương trình trung học phổ thông” như là một niềm say mê và cũng là một thử thách,
một hướng tìm tòi nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong thực tế giảng dạy của bản thân,
đồng thời hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào công cuộc đổi mới PPDH văn trong nhà
trường hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với một
sự nghiệp văn học đồ sộ. Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được in trong
Nguyễn Minh Châu toàn tập (5 tập) do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2001. Đã có rất
nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận dày công về tác giả và TP của
Nguyễn Minh Châu. Hầu hết các bài viết về con người và TP của ông được tập hợp trong
Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm do hai tác giả Tôn Phương Lan và Lại Nguyên
Ân sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn, và Nguyễn Minh Châu – kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày
mất của Hội văn học nghệ thuật Nghệ An. Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn cho ra
mắt cuốn Nguyễn Minh Châu - về tác gia và tác phẩm. Tìm hiểu sâu về phong cách nghệ
thuật Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan có công trình dày dặn và sâu sắc Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tri Nguyên tìm đến Những đổi mới về thi pháp
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, Nguyễn Văn Hạnh với Nguyễn Minh Châu
những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Lã Nguyên tìm hiểu Nguyễn Minh
Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật Ngoài ra còn có nhiều chuyên luận,
bài báo, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học viên cao học và luận án
tiến sĩ của nghiên cứu sinh về tác gia, TP Nguyễn Minh Châu mà theo chúng tôi có thể lấy

làm dữ kiện để phát huy, phát triển tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo của HS.
2.2. Tác giả Nguyễn Minh Châu trở nên quen thuộc với GV và HS THPT từ lâu, với truyện
ngắn Mảnh trăng cuối rừng- một TP viết về đề tài chiến tranh mà đẹp như một áng thơ trữ
tình. Vấn đề giảng dạy TP này cũng đã được đề cập đến ở nhiều công trình, bài viết. Riêng
chuyên ngành phương pháp cũng đã nghiên cứu TP hoặc từng khía cạnh của TP để giúp việc
giảng dạy đạt hiệu quả. Có thể kể đến Cái hay, cái đẹp của Mảnh trăng cuối rừng, (Nguyễn
Thanh Hùng); Vẻ đẹp của Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Văn Long); Vẻ đẹp của nhân vật
Nguyệt và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Văn Bính); Cái sợi
chỉ xanh óng ánh ấy (Nguyễn Hòa); Nghệ thuật kể chuyện trong Mảnh trăng cuối rừng
(Thanh Tú) Nhưng trong chương trình Ngữ văn 12 mới, truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng
được thay bằng truyện ngắn CTNX. Một vấn đề lại được đặt ra là việc dạy học TP mới này
như thế nào? Trong các chuyên luận, bài viết CTNX đã được đề cập đến ở khá nhiều góc độ.
Trần Đình Sử với “Bến quê”- một phong cách nghệ thuật giàu chất triết lý, Nguyễn Trọng
Hoàn với Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu, Dương Thị Thanh Hiên với Truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tiết với Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Tôn Phương Lan với Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Nhìn chung
là truyện ngắn CTNX mới chỉ được tiếp nhận trên góc độ nghiên cứu, còn về góc độ phương
pháp dạy học thì mới có một vài luận văn thực hiện bên trường ĐHSP1 như Định hướng dạy
học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Luận văn thạc sỹ khoa
học giáo dục của Nguyễn Thị Lan Hương, 2004); Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí
thông minh của học sinh vào dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
(Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của Đinh Văn Đoàn, 2008); Định hướng hoạt động học
sáng tạo cho học sinh lớp 12 khi dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
(Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của Hoàng Văn Vĩnh, 2008), nhưng chưa có công trình,
bài viết, đề tài nào đi sâu vào vấn đề giảng dạy truyện ngắn này từ hướng tiếp cận thi pháp
một cách đầy đặn.
Song những công trình nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn
CTNX là những tài liệu vô cùng quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu sau 1975; truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, CTNX; việc giảng dạy TP Nguyễn
Minh Châu cho HS lớp 12 từ hướng tiếp cận thi pháp.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng thi pháp thể loại, thi pháp tác giả, hành
trình sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Minh Châu và sự biến đổi về thi pháp; và từ hướng tiếp cận
thi pháp soạn giáo án thể nghiệm với truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (qua tác phẩm CTNX).
5. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về thi pháp thể loại, thi pháp tác giả vào việc dạy học TP Nguyễn
Minh Châu trong nhà trường THPT nhằm góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn và thực hiện
những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài mà ngành giáo dục đã đặt ra: không dạy đọc -
chép; không tiêu cực trong thi cử qua đó nhằm giải quyết một số khó khăn mà chương trình,
SGK, và PPDH mới đề ra, giúp cho việc giảng dạy những TP mới được đưa vào nhà trường
được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn trong nhà trường hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính
sau đây: phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp
tiếp cận thi pháp học, phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích.
7. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: khẳng định hướng đổi mới đúng đắn, khả thi của PPDH TPVC từ hướng
tiếp cận thi pháp.
- Về thực hành: khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học TP Nguyễn Minh Châu ở lớp
12 nhằm hoàn thiện mô hình dạy TPVC từ hướng tiếp cận thi pháp, giúp đồng nghiệp có
thêm tư liệu soạn giảng, nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói
riêng, thể truyện ngắn nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học và hành trình sáng tạo
của Nguyễn Minh Châu cùng sự biến đổi về thi pháp.
Chương 2. Thực trạng giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu ở nhà trường phổ thông

và việc vận dụng thi pháp học trong việc giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu.
Chương 3. Thiết kế bài giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DẠY HỌC VĂN THEO HƢỚNG THI PHÁP HỌC VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CÙNG SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THI
PHÁP
1.1. Một số vấn đề dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học
Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường. Nó xuất hiện ở Hy Lạp từ
thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote và nó chỉ trở thành một bộ môn khoa học vào
đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam
trước 1975, Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở
miền Bắc, mãi đến sau Đổi mới, nó mới được chú ý và nhanh chóng trở thành “mốt” thời
thượng được nhiều người vận dụng. Thi pháp học được dạy ở bậc Cao học, Đại học và có
trong sách bồi dưỡng thường xuyên GV trung học. Tinh thần Thi pháp học đang thấm dần
trong SGK, trong giờ dạy - học văn và trong bài làm văn HS.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Trong nhà trường, thi pháp học là cách
thức phân tích TP bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài
văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác
dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức TP như: hình tượng nhân
vật - không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung
trong TP phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình
Sử). Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Phương pháp hình
thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của TPVH nghệ thuật để rút ra ý nghĩa
thẩm mỹ của nó. Dạy Văn theo hướng Thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức
nghệ thuật TP.
Việc dạy - học văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới. Ở
Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này: chúng ta đã có một đội
ngũ các nhà Thi pháp học tương đối hùng hậu; việc phổ biến quan điểm Thi pháp học trong

nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm; SGK Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri
thức về Thi pháp học; các đề thi và đáp án môn Ngữ Văn gần đây đã yêu cầu HS chú trọng
phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng Thi pháp học có biến thành thực tiễn sinh động hay
không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của GV và HS trong giờ dạy - học
văn.
1.2. Đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 - một nhà văn “mở đƣờng
tinh anh” và “đi đƣợc xa nhất”
1.2.1 Đổi mới ở quan niệm nghệ thuật và tư duy nghệ thuật
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công ở đề tài người lính. Những TP
Cửa sông (tiểu thuyết, 1970); Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970); Dấu chân
người lính (tiểu thuyết, 1972) đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt về lịch sử hào hùng, về vẻ đẹp
lộng lẫy chất tráng ca của con người Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn
Minh Châu thời kỳ này vừa mang đặc điểm thi pháp của một giai đoạn văn học vừa thể hiện
những tìm tòi sáng tạo riêng.
Sau 1975, đặc biệt từ những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã khác hẳn.
Từ cảm hứng anh hùng cách mạng chuyển sang cảm hứng về thế sự với “nỗi lo âu sao mà lớn
lao và đầy khắc khoải về con người”. Nếu trước đây truyện của Nguyễn Minh Châu chỉ tập
trung vào phía tốt, vào mặt sáng của hiện thực, của lòng người và ông tin vào những điều
chân thật ông mô tả sẽ quyết định sự thuyết phục của nghệ thuật thì nay, truyện của Nguyễn
Minh Châu lại chú ý vào cả mặt tốt, mặt xấu, cả phía sáng, phía tối của cuộc sống con người
để từ đó nhà văn gửi tới người đọc bức thông điệp khẩn thiết: “Xin mọi người hãy tạm ngừng
một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy ngẫm về chính mình”. Đó cũng là âm
hưởng chủ đạo chi phối toàn bộ giai đoạn “chuyển mình” có tính chất “bước ngoặt”của nhà
văn trước khát vọng đổi mới cả đối tượng lẫn phương thức thể hiện TP.
1.2.2 Những đổi mới trong thi pháp thể loại của Nguyễn Minh Châu
1.2.2.1. Đổi mới về đề tài và phạm vi phản ánh
Truyện ngắn sau 75 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào đề tài thế sự, đời thường. Lấy
số phận cá nhân làm khởi điểm, làm mục tiêu hướng tới mà cũng là trung tâm của lăng kính
nghệ thuật đã làm cho trang viết của Nguyễn Minh Châu xác thực, đa dạng và cận nhân tình
hơn. Khi đi sâu vào số phận con người, ông cố gắng khám phá chiều sâu của tâm lý, tình

cảnh và tầm khái quát xã hội của nó. Theo hướng tiếp cận hiện thực mới mẻ này, Nguyễn
Minh Châu qua TP của mình đã góp phần phát hiện về những quy luật vận động sâu kín của
đời sống, thế sự, nhân sinh. Chính điều đó đã làm cho toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Minh
Châu là một bài ca tràn đầy cảm hứng nhân đạo, nồng nhiệt.
1.2.2.2. Đổi mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật
Trước 75, các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường là những nhân vật chính diện,
thuần nhất và đơn tính cách, sau 75 ông thể hiện sinh động các nhân cách cá nhân cá thể. Nhà
văn đặc biệt chú trọng đến việc thể hiện diễn biến tâm lý, đời sống nội tâm của nhân vật
khiến con người là "Con người ấy" và nó biểu hiện đích thực con người bên trong con người.
Nét đổi mới nổi bật nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu sau 75
là sự dùng độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lý nhân vật, đời sống tình cảm của nhân vật và
khắc họa tính cách nhân vật. Cùng với độc thoại nội tâm nhà văn còn phác họa nhân vật bằng
những trạng thái tâm lý, tinh thần sát thực - đó là những nhân vật luôn không đồng nhất với
chính nó: hành động không đồng nhất với lời nói, lời nói không đồng nhất với nội tâm và
dáng vẻ bên ngoài không đồng nhất với tâm hồn. Họ là những người lưỡng diện
1.2.2.3. Những đổi mới về cốt truyện và tình huống truyện
Về cốt truyện: Truyện ngắn trước 75 của Nguyễn Minh Châu có cốt truyện kiểu truyền
thống, các sự kiện tình tiết được sắp xếp sao cho câu chuyện diễn ra có lớp lang thống nhất và
thường theo trật tự tuyến tính để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề. Những truyện ngắn sau 75 của
ông cốt truyện đã có nhiều thay đổi. Biểu hiện rõ nhất là sự nới lỏng cốt truyện, chuyện kể
không còn theo trình tự thời gian nữa, thậm chí nhiều truyện ngắn của ông dường như không
có chuyện mà chỉ là những mảnh đời lặt vặt, những trạng thái như là vu vơ những xung đột
chỉ đưa ra không giải quyết. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong những năm
80 chúng tôi thấy một số kiểu cốt truyện nổi bật sau: Cốt truyện xây dựng trên những nguyên
tắc luận đề (Sắm vai, Một lần đối chứng); cốt truyện về sinh hoạt thế sự (Đứa ăn cắp, Hương
và Phai…); cốt truyện dựa vào những số phận đời tư (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Phiên chợ Giát…). Có thể nói, việc nới lỏng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là
những cách tân đáng quý, qua đó, nhà văn đã góp phần đưa văn học về gần với cuộc đời, con
người hơn, vừa mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của văn xuôi tự sự, vừa làm giảm bớt
tính loại biệt - ước lệ và sự xa cách của nội dung nghệ thuật với hiện thực cuộc sống.

Về tình huống truyện: Đây cũng là một trong những sáng tạo của nhà văn ở lĩnh vực thi
pháp thể loại, nó ghi đậm phong cách độc đáo của nhà văn. Khảo sát truyện ngắn sau 75 của
Nguyễn Minh Châu, chúng tôi gặp một số dạng tình huống cơ bản sau: tình huống tự nhận
thức (Bến quê, CTNX…); tình huống thắt nút (Phiên chợ Giát…).
1.2.2.4. Những đổi mới về nghệ thuật trần thuật
Những đổi mới của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Khảo
sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm 80, chúng ta thấy ngôn ngữ truyện ngắn
của ông có mấy đặc điểm nổi bật sau: đó là ngôn ngữ văn học được nuôi trong lòng tiếng nói
đời sống; đó là ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, mang lượng thông tin cao, có tính triết luận
sâu sắc.
Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Ở truyện ngắn sau 75,
Nguyễn Minh Châu đã lựa chọn phương thức trần thuật với đa dạng hoá điểm nhìn nghệ
thuật. Trong mỗi truyện ngắn của ông, nhà văn không còn là người phán xét cuối cùng và
người đọc cảm nhận nhân vật bằng chính con người "bên trong" của mình. Điểm nhìn trần
thuật luôn được nhà văn thay đổi để tạo ra hệ thống giá trị khác nhau về cùng một vấn đề một
con người qua đó, nhà văn làm cho hiện thực phản ánh trong TP được đánh giá theo nhiều
cách khác nhau.
Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Giọng điệu trần thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 75 thật phong phú, nó như sự phỏng nhại âm thanh
đa dạng, đa sắc thái của cuộc sống đời thường. Ở truyện này là giọng điệu đùa vui hóm hỉnh, ở
truyện kia lại là giọng chua chát đến xót xa, truyện khác lại là giọng hoài nghi chất vấn đay đả
hoặc từng trải, lọc lõi Song giọng điệu trần thuật chủ đạo làm nên những sáng tác của nhà văn
vẫn là giọng trữ tình, trầm lắng đượm nhiều trắc ẩn, suy tư, day dứt. Chúng ta có thể thấy rõ điều
này ở một số truyện ngắn tiêu biểu của ông mà Bức tranh là truyện thể hiện sự thay đổi sớm
nhất và rõ nhất về giọng điệu trần thuật của nhà văn.
Những đổi mới trong việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật. Trong
các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, biểu tượng luôn chiếm một vị trí quan trọng, từ đó “Nó
tạo nên lời ngầm trong truyện của ông” [56]. Đã có nhiều người nghiên cứu về phương diện
này (Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Tri Phương, Tôn Phương Lan …). Nếu trước 75, những
ẩn dụ, những biểu tượng trong các sáng tác của ông thường đơn nghĩa, mang hàm ý ca ngợi

một chiều thì sau 75, chúng thường mang tính chất hàm súc, đa nghĩa, có một sức ám ảnh rất
lớn, gợi những day dứt, trăn trở khôn nguôi. Cùng với những đổi mới mà chúng ta đã trình
bày ở trên thì truyện ngắn sau 75 của Nguyễn Minh Châu còn có rất nhiều chi tiết nghệ thuật
đặc sắc. Không truyện ngắn nào của ông không có chi tiết đắt giá mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng.
Tóm lại, việc khảo sát, đánh giá những đổi mới truyện Nguyễn Minh Châu đem đến ý
nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy TP của ông trong nhà trường phổ thông đạt kết quả
cao, đặc biệt với công việc tiếp cận TP từ hướng thi pháp, nó giúp GV bám sát đối tượng để
có sự định hướng đúng đắn cho hoạt động dạy và học. Khi chúng ta đã hiểu TP thấu đáo thì
sẽ tìm ra được các phương pháp thấu đáo, biện pháp tối ưu để thực hiện mục đích đào tạo và
giáo dục.
1.3. “Chiếc thuyền ngoài xa” - một tác phẩm khẳng định tài năng và vị trí của nhà văn
Nguyễn Minh Châu
Có thể khẳng định rằng, truyện ngắn CTNX không phải là cái mốc đầu tiên đánh dấu
chặng đường đổi mới của Nguyễn Minh Châu, mà đó là TP minh chứng cho sự thành công
trong quá trình đổi mới đó. Sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn kích thích
khát vọng tìm kiếm chân lý nghệ thuật của HS. Cách xây dựng tình huống truyện trong
CTNX sẽ tạo ra tình huống học tập tốt cho người học, sự đổi mới ngôn từ của TP góp phần
mở rộng vốn ngôn ngữ cho HS. Những cái mới, cái lạ trong TP có khả năng khơi dậy những
suy nghĩ sáng tạo của HS, khích lệ năng lực tư duy nghệ thuật cũng như khả năng cắt nghĩa,
đánh giá, thẩm bình của HS, từ đó các em có cái nhìn cà cách nghĩ đúng đắn và sâu sắc hơn.



CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƢỜNG PHỔ
THÔNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG THI PHÁP HỌC TRONG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM
NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Tình hình giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trƣờng phổ thông
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong

nhà trường phổ thông
2.1.1.1. Những thuận lợi
Về phía tác giả và TP: không có khoảng cách quá lớn giữa nhà văn, TP và bạn đọc
HS về mặt ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và môi trường sống; TP mới, chương
trình, SGK mới, phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo ra những kích thích mạnh mẽ, làm
tăng hứng thú dạy của GV và hứng thú tiếp nhận của HS.
Về phía GV và HS: GV đã được tìm hiểu và từng giảng dạy về tác giả và TP Nguyễn
Minh Châu (nếu là GV lâu năm) hoặc cũng đã được học tập, được nghiên cứu đầy đủ trong
thời gian học tập ở trường đại học; HS lớp 12 là lứa tuổi luôn có nhu cầu bộc lộ, thể hiện và
khẳng định mình, đây là thuận lợi lớn để GV khơi dậy trí tò mò, nhu cầu khám phá, lòng ham
hiểu biết…để phát huy triệt để trí thông minh ở các em.
2.1.1.2. Khó khăn.
Về phía tác giả và TP: Đây là TP tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu trong sự nghiệp đổi mới của ông, vì thế tiếp cận với những cái mới mẻ, chệch khỏi thói
quen xưa nay vốn không phải là chuyện dễ dàng. TP mới, nằm trong chương trình, SGK mới,
với phương pháp dạy học hiện đại nên chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Toàn bộ TP có dung
lượng khá dài, với 90 phút, nếu GV khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại chỉ đi sâu một số
nội dung trọng tâm sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của TP và dễ trượt ra khỏi ý đồ nghệ thuật của
nhà văn.
Về phía GV và HS: Tiếp nhận cái mới mà lại là cái mới trong nghệ thuật là cả một
vấn đề nan giải, vì thế GV không thật sự chú tâm và cẩn thận thì dễ dẫn HS đi đến những dị
ứng hoặc phản tiếp nhận.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, chúng tôi thấy, tiếp cận thi pháp học trong giảng
dạy truyện ngắn CTNX có những ưu điểm sau:
- Đây là hướng dạy học phù hợp với đòi hỏi về năng lực con người trong thời điểm hiện
nay và yêu cầu đào tạo của nhà trường hiện đại.
- Phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo trong thời điểm hiện tại cũng như
mai sau: đó là công cuộc đổi mới PPDH, đưa đất nước mau chóng hội nhập với khu vực và
quốc tế.
- GV và HS phải làm việc thực sự, phải hoạt động triệt để trong giờ học.

HS phải chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp, phải học một cách thông minh, sáng tạo trong giờ
học và làm khảo sát sau khi học xong TP. GV luôn phải có sẵn hệ thống câu hỏi theo hướng
gợi tìm, nhằm phát triển năng lực của HS đồng thời để đánh giá năng lực của các em. Cả
người dạy và người học đều phải phát huy tinh thần dân chủ, sẵn sàng tham gia tranh luận để
đi đến chân lí.
Tóm lại, vận dụng thi pháp học trong việc giảng dạy TPVC nhằm đạt mục đích giáo
dục và đào tạo của bộ môn: góp phần đổi mới PPDH TPVC, giúp học sinh khai thác chiều
sâu của TP (tức là khai thác ngay từ nhan đề, từ những chi tiết nghệ thuật, những hình ảnh,
biểu tượng trong TP cho đến hệ thống nhân vật, tình huống truyện), giúp các em khai thác
tính đa nghĩa, đa chiều cũng như kết cấu vẫy gọi của TPVC. Dạy học TPVC từ hướng tiếp
cận thi pháp giúp HS có khả năng tự học dưới sự giúp đỡ của GV, giúp HS tiếp nhận TP một
cách sáng tạo. Điều này là hết sức cần thiết, nhất là trong xã hội ngày nay, nói như các nhà
phương pháp là dạy cái gì không quan trọng bằng dạy cho HS như thế nào, bởi lẽ nhà trường
không thể là người thầy vĩnh viễn của HS mà chính xã hội, chính cuộc đời mới đóng vai trò
đó.
2.1.2. Điều tra thực trạng dạy - học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ở lớp 12 trung
học phổ thông
Bắt đầu từ năm học 2006-2007, Bộ GD-ĐT chính thức áp dụng chương trình SGK
THPT mới trên phạm vi toàn quốc, đến năm học 2008-2009, chương trình SGK đó chạy hết
một vòng. Như vậy năm học 2010-2011 là năm học thứ ba áp dụng đại trà chương trình SGK
mới cho HS lớp 12. Truyện ngắn CTNX của Nguyễn Minh Châu là TP mới được đưa vào
trong chương trình Ngữ văn 12 thay cho truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng ở SGK văn 12
cũ. Theo phân phối chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành, đến tuần 25 tiết 70-71 ban Cơ bản,
tuần 26 tiết 93-94-95 ban Nâng cao các em mới được học TP này. Để hoàn thành luận văn
thạc sĩ theo quy định của trường Đại Học Giáo Dục, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát
thực trạng dạy - học truyện ngắn CTNX tại trường THPT Ngô Quyền - thành phố Nam Định -
tỉnh Nam Định.
* Đối tƣợng khảo nghiệm: GV trực tiếp giảng dạy và HS khối lớp 12.
* Tƣ liệu khảo nghiệm: SGK Ngữ văn 12 (chương trình Cơ bản và Nâng cao); Chuẩn
kiến thức kỹ năng, giáo án soạn giảng của một số thầy cô trực tiếp giảng dạy; vở ghi và vở

soạn của HS; phiếu điều tra.
* Thời gian, địa điểm, cách thức khảo nghiệm. Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm
trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010 tại trường THPT Ngô Quyền trên địa bàn
thành phố Nam Định. Dự giờ kết hợp nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tiến hành so sánh SGK,
SGV, bài soạn, vở ghi với lượng kiến thức cơ bản cần truyền đạt theo Chuẩn kiến thức Ngữ
văn, sau đó lấy ý kiến của GV và HS rồi đưa ra nhận xét khái quát.
* Phân tích kết quả khảo nghiệm.
Qua việc điều tra, khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn CTNX của Nguyễn
Minh Châu trên các đối tượng GV trực tiếp đứng lớp, HS, cùng những tài liệu có liên quan,
chúng tôi nhận thấy rằng: việc dạy và học của GV và HS hiện nay là chưa thỏa đáng. Để dẫn
đến tình trạng này có lẽ do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Tư liệu dạy học truyện ngắn CTNX còn chưa chú trọng đến những kiến thức về thi
pháp loại thể, thi pháp tác giả.
- Mặc dù được đào tạo cơ bản, có hệ thống trong các trường sư phạm nhưng đứng trước
một yêu cầu mới - dạy học văn xuôi sau 1975 - GV không phải là không có những khó khăn
(định hướng bài soạn bị ảnh hưởng bởi tâm lý thói quen dạy cũ; GV chưa chú ý đúng mức
đến những cá tính sáng tạo của nhà văn; giờ dạy còn đơn điệu, xa cách với nhận thức thẩm
mỹ của HS, GV chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trựng loại thể của TP, chưa sử dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học trong một giờ giảng; ngay ở khâu đọc- hiểu, GV cũng
chưa nhận thức đúng vai trò của thao tác quan trọng này).
- Về phía HS có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho tình trạng HS ngày càng sao
nhãng, hờ hững với môn văn trong đó phải kể đến nguyên nhân HS ngày nay đang bị cuốn
hút vào các trò chơi như hoạt hình, điện tử, truyện tranh…Các em chưa xác định được đúng
đắn, nghiêm túc về tầm quan trọng của môn học này, đặc biệt ở các khối lớp tự nhiên. Đó
chính là những rào cản khiến các em không tập trung học.
Từ thực tế dạy - học TP CTNX chúng tôi nhận thấy trách nhiệm và công việc của người
GV vẫn còn khá nặng nề. Để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy - học văn, chúng tôi đưa
ra những giải pháp thiết thực, thích hợp, để dạy truyện ngắn CTNX theo hướng mới - từ
hướng tiếp cận thi pháp.
2.2. Đề xuất biện pháp vận dụng Thi pháp học trong việc giảng dạy tác phẩm Nguyễn

Minh Châu nói riêng, thể loại truyện ngắn nói chung
2.2.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo thi pháp thể loại
Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Tên
gọi thể loại của TP cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống
các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng. Phân loại TPVC chủ yếu dựa vào phương
thức tái hiện đời sống; cấu tạo TP; loại đề tài; chủ đề; thể văn: TPVC được chia làm ba loại
chính: loại TP tự sự, loại TP trữ tình, loại TP kịch.
Thể loại TP quy định cách thức và phương pháp định hướng dạy học của GV và HS. Vấn
đề dạy học theo đặc trưng thể loại đã được các nhà lý luận nghiên cứu phương pháp quan tâm.
Không thể có chung một loại phương pháp, cách thức dạy và học cho tất cả các loại TP nói
chung và từng TP nói riêng. TP thuộc thể loại nào đòi hỏi cách dạy theo đặc trưng của thể loại
ấy. Hơn thế nữa, GV cần nhận ra sâu sắc “tính chất trữ tình”, “tính chất tự sự”, “tính chất
kịch” “tính chất luận đề” trong từng TP cụ thể, trong từng tác giả, và cụ thể hơn nữa là thi
pháp loại thể của nhà văn đó trong TP của họ. Vì lẽ đó truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành không thể giảng như TP tự sự được mà phải thấy được đây là truyện trữ tình.
Cũng như vậy, không thể phân tích theo loại tự sự thuần tuý được khi giúp HS tiếp nhận TP
Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Toả nhị kiều (Xuân Diệu), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh
Châu). Bên cạnh đó, truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân lại vừa giàu chất trữ tình,
vừa giàu kịch tính. Thực tế giảng dạy TP khó khăn, phức tạp như vậy đòi hỏi GV và HS cần
trang bị những kiến thức về loại thể, đặc biệt là thi pháp loại thể để hiểu sâu sắc truyện ngắn
hơn. Khi xác định đúng đặc trưng thể loại của TP cần phân tích GV sẽ lựa chọn được cách
thức tổ chức, hướng dẫn định hướng phù hợp để giúp HS nắm được chiều sâu, chiều xa của TP
để quá trình dạy học thực sự đạt kết quả.
2.2.2. Hiểu được phong cách sáng tác và tạng nghệ sỹ của nhà văn
Để xác định được tính chất của loại trong thể thì điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là xác
định được cái tạng riêng của từng nhà văn. Nếu không xác định được thi pháp, tinh thần của nhà
văn, ta chỉ dạy được cái tầng nghĩa cụ thể nào đó.
2.3. Một số giải pháp thiết thực khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
2.3.1 Đọc kết hợp khơi gợi hình ảnh và tâm trạng
Đọc văn, thơ được xem là hoạt động có tính đặc thù của quá trình chiếm lĩnh TPVC.

Đây là hoạt động quan trọng nhất bởi nhờ có nó người đọc mới có thể nhập thân vào TP. Giải
quyết tốt việc này, HS sẽ có năng lực đọc, hứng thú đọc và khả năng tự đọc và tự học suốt
đời. Các bước: B1: Đọc hiểu phần cấu trúc ngôn ngữ của TP. B2: Đọc hiểu tầng cấu trúc hình
tượng thẩm mỹ cuả TP. B3: Đọc hiểu tầng cấu trúc tư tưỏng thẩm mỹ của TP. Có các kiểu
đọc sau: đọc kỹ, đọc sâu, đọc có định hướng mục đích, đọc có sáng tạo - đọc có bổ sung.
Với CTNX, HS phải tìm đọc toàn bộ TP vì đây là một truyện ngắn. Đọc trôi chảy, có sự
diễn cảm. Cần đọc kĩ TP, đọc nhiều lần để nắm được cốt truyện, bước đầu nắm được vấn đề
cuộc sống mà nhà văn đặt ra trong TP thông qua đề tài, chủ đề tư tưởng. Riêng với HS giỏi:
nâng cao hơn là đọc sáng tạo, bổ sung để nhận ra diện mạo dung lượng cuộc sống trong bố
cục, kết cấu TP rồi từ đó phát hiện ra hướng đích tư tưởng trong TP hay viễn cảnh mà nhà
văn muốn dẫn người đọc đi tới. Tri thức khi đọc TP mà HS cần phải nắm được: xác định
được đề tài của TP, xác định được nhân vật chính của truyện, xác định và bước đầu hiểu được
ý nghĩa của những câu văn, đoạn văn tiêu biểu đặc sắc dồn nén thông tin, xác định được
giọng điệu đọc cho khác nhau ở mỗi phần truyện, nhận biết được tình cảm, thái độ, quan
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thể hiện qua bức tranh đời sống trong TP, tthấy
được ý nghĩa luận đề của nó qua phần mở và kết thúc TP.
2.3.2. Sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS
Câu hỏi GV đặt ra cho HS phải gây được hứng thú, định hướng cho các em chú ý vào
TP đồng thời đặt ra vấn đề khoa học đòi hỏi các em phải suy nghĩ tìm tòi tự học, phân tích
giải thích và lí giải TP trên cơ sở hiểu biết của bản thân. Trong một giờ dạy học TPVC, GV
nên sử dụng nhiều dạng câu hỏi (câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát hiện, câu hỏi
nêu vấn đề…) để kích thích sự sáng tạo của HS và tạo ra một bầu không khí học tập tốt. Hệ
thống câu hỏi này được chúng tôi trình bày cụ thể trong giáo án phần thực nghiệm. Ở đây
chúng tôi xin đề cập đến sâu hơn phần câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài bởi nó có ý nghĩa
rất lớn đến kết quả của giờ học trên lớp. Nội dung công việc chuẩn bị bài ở nhà của HS rất đa
dạng phong phú. Có thể tập đọc tìm hiểu điển cố, từ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật,
một ý kiến cụ thể có liên quan đến việc tiếp nhận TP … nhưng cơ bản chủ yếu vẫn khơi dậy
hứng thú của HS đối với TP và định hướng HS vào những vấn đề trung tâm của TP mà GV sẽ
cùng HS đi sâu phát hiện, khám phá, đánh giá trên lớp. Muốn khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS
được tốt, GV phải có hệ thống câu hỏi tỉ mỉ, công phu để hướng dẫn các em.

2.3.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận đồng bộ tác phẩm
Khi tiếp cận một TPVC chỉ cần trả lời ba câu hỏi: TP ra đời từ đâu? TP ra đời như thế
nào? TP ra đời để làm gì? là đủ cho vòng quay sinh mệnh của nó. Và tương ứng với ba câu
hỏi trên là ba khuynh hướng tiếp cận thường thấy hiện nay: tiếp cận TP theo khuynh hướng
lịch sử - phái sinh, tiếp cận theo khuynh hướng bản thể và những tìm tòi về thi pháp, tiếp cận
TP theo khuynh hướng chức năng tác động. Trong quá trình giảng dạy TPVC trong nhà
trường phổ thông, ba khuynh hướng tiếp cận trên rất phù hợp, cần phải tiến hành đồng bộ để
đạt hiệu quả. Hướng dẫn tiếp cận đồng bộ truyện ngắn CTNX, GV dùng câu hỏi dẫn dắt, gợi
mở để HS nắm được các vấn đề cơ bản sau: bối cảnh xã hội, quan điểm nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu sau 75, diện mạo và nội dung tư tưởng của TP, tác động của TP.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh cắt nghĩa tác phẩm, so sánh để mở rộng và khắc sâu ấn tượng
của học sinh về tác phẩm
Trong giảng dạy TPVC, so sánh là một biện pháp được dùng khá phổ biến vì nó luôn
mang lại những hiệu quả bất ngờ. Khi dạy học truyện ngắn CTNX có thể so sánh TP này với
một số TP cùng đề tài của nhà văn, cũng có thể so sánh với những sáng tác của chính nhà văn
giai đoạn trước 75 để nhận ra sự khác biệt cùng những đổi mới trong cách viết của nhà văn.
Cùng với hoạt động so sánh là hoạt động cắt nghĩa TP. Cắt nghĩa bao gồm các cấp độ:
Cắt nghĩa từ, cắt nghĩa câu, cắt nghĩa hình ảnh, cắt nghĩa chi tiết nghệ thuật, cắt nghĩa biểu
tượng nghệ thuật. Với truyện ngắn CTNX một TP mang tính luận đề thể hiện cho sự đổi mới
tư duy nghệ thuật của tác giả Nguyễn Minh Châu, GV cần hướng dẫn HS cắt nghĩa: cắt nghĩa
nhan đề của TP, cắt nghĩa hình ảnh - biểu tượng trong TP (hình ảnh bãi xe tăng hỏng, hình
ảnh bức ảnh của người nghệ sĩ nhiếp ảnh), cắt nghĩa chi tiết nghệ thuật (chi tiết người đàn
ông đánh vợ, chi tiết người đàn bà được mời đến tòa án “về việc gia đình”, mà đặc biệt đáng
chú ý là những câu nói của người đàn bà ở toà án)
2.3.5. Kết hợp các con đường để phân tích tác phẩm
Phân tích là bước tiếp theo của cơ chế tiếp nhận văn học. Công việc phân tích TP bao
gồm các bước sau: Bước 1: Phân tích giá trị thẩm mĩ của TP. Bước 2: Phân tích hình tượng
nghệ thuật. Bước 3: Phân tích chi tiết nghệ thuật. Bước 4: Phân tích vấn đề nhằm định hướng
giá trị của TP. Dạy học truyện ngắn CTNX chúng tôi định hưóng phân tích những vấn đề cơ
bản sau: phân tích tình huống truyện, phân tích hình tượng nhân vật trung tâm (hình tượng

nhân vật “tôi”, hình tượng nhân vật người đàn bà).
2.3.6. Khơi gợi để học sinh bình giá
Bình giá văn học là hoạt động cuối cùng, quan trọng nhất trong quá trình tiếp nhận, lĩnh
hội TPVC. Bình giá TPVC gồm các bước: Bước 1: Phát hiện ra cái mới, cái độc đáo riêng
không TP nào có của TP cần bình giá. Bước 2: Phát hiện ra cái hay, cái đẹp của TP để bình
giá. Yêu cầu của bình giá: Lời bình phải tương xứng với đối tượng, mang tầm của đối tượng,
bắt chước được nhịp chảy của mạch văn. Lời bình phải trúng, đúng cái hay trong sáng tác
nghệ thuật. Lời bình phải có cảm xúc.
Từ quan niệm về bình giá ở trên, chúng tôi hướng dẫn HS bình giá truyện ngắn CTNX
trên những bình diện sau: Bình giá cái mới của TP (chính là sự đổi mới trong quan niệm nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu, trước hết là sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con
người qua việc đề cập đến hiện thực cuộc sống của một gia đình ngư dân với những số phận
không bình lặng); bình giá cái hay cái đẹp của TP (bình cái hay, cái đẹp của đề tài, cốt
truyện; bình cái hay, cái đẹp của nhan đề, của những biểu tượng nghệ thuật có sự ám ảnh;
bình cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật; bình giá cái hay cái đẹp của ngôn
ngữ kể chuyện).
2.3.7. Tạo tình huống học tập đối thoại từ mở đầu đến kết thúc giờ dạy
Đây là một biện pháp có ý nghĩa đào tạo và giáo dục rất lớn vì trong tình huống học tập
đối thoại HS không thể học tập theo cách cũ là chỉ cần vận dụng kiến thức của những bài
nghiên cứu của GV mà nó bắt buộc HS học một cách sáng tạo tự chủ . Các hình thức tổ chức,
xây dựng tình huống học tập đối thoại: Hình thức 1: GV định hướng thông qua hệ thống câu
hỏi. Hình thức 2: Xây dựng tình huống học tập trong nhóm. Hình thức 3: tiến hành cho HS
đóng vai tác giả để trao đổi với bạn đọc - HS khác về một số vấn đề xoay quanh nghệ thuật
truyện.
Tóm lại, TPVC là một đề án tiếp nhận, một kết cấu vẫy gọi, một chỉnh thể nghệ thuật
mở… nên không chỉ có một cách hiểu. Để chiếm lĩnh một TP- thế giới nghệ thuật lung linh kì
ảo có hàng nghìn con đường. Khi giảng dạy TPVC nói chung và CTNX nói riêng mỗi GV đều
có quyền lựa chọn và sử dụng linh hoạt mọi phương pháp, biện pháp, cách thức theo đối
tượng HS, sở trường của mình miễn là đến được cái đích cuối cùng: thực hiện tốt mục đích
yêu cầu của bài học.


CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VỀ TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
3.1. Giáo án thể nghiệm
3.2. Thực nghiệm
3.2.1. Mục đích thực nghiệm: để kiểm nghiệm tính khả thi của bài học thiết kế theo phương
hướng dạy học mới đưa ra.
3.2.2. Chọn địa bàn, lớp thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn lớp thực nghiệm là 12C, D
trường THPT Ngô Quyền, TP Nam Định, tỉnh Nam Định - ngay tại đơn vị cơ sở của tác giả
luận văn để làm thực nghiệm.
3.2.3. Thời gian thực nghiệm: cuối tháng 3 năm 2009. Đây là thời điểm thích hợp nhất, bởi
một mặt vẫn theo đúng tiến độ chương trình của Bộ đề ra, mặt khác GV thực nghiệm và tác
giả luận văn vẫn có đủ thời gian để xin ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho
giáo án được hoàn thiện hơn.
3.2.4. Dạy thực nghiệm: Đây là khâu quan trọng nhất bởi lí thuyết thực sự được kiểm
nghiệm qua thực tế trong đó GV thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm là những nhân tố quyết
định sự thành bại của công việc thực nghiệm.
3.2.5. Tiến hành đưa câu hỏi khảo sát để kiểm tra kết quả thực nghiệm
Sau bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả tiếp nhận của HS theo phiếu yêu cầu
được phát ra với hệ thống câu hỏi (như đã tiến hành với đối tượng HS khảo nghiệm), thống
kê được kết quả như sau:


Lớp
Sĩ số
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
Câu hỏi 4
Đạt

Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
12C


47
40

85,1%
7

14,9%
43

91,5%
4

8,5%
35

75,5%
12

24,5%
35


75,5%
12

24,5%
12D


50
41

82,0%
9

18,0%
45

90,0%
5

10,0%
44

88,0%
6

12,0%
41

82,0%

9

18,0%

3.2.6. Đánh giá
Sau khi dạy thực nghiệm, kiểm tra kết quả học tập của HS, chúng tôi sơ bộ có những
đánh giá như sau: Lí thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách đáng kể nhưng không phải là
không thể vượt qua. Việc giảng dạy TPVC từ hướng tiếp cận thi pháp là phù hợp với yêu cầu
của xã hội và nhiệm vụ giáo dục của đất nước. Tuy nhiên cũng cần khắc phục một số hạn chế
nhỏ, nhất là vấn đề thời lượng của tiết dạy. Hi vọng với việc phát huy những thế mạnh, khắc
phục, hạn chế những nhược điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc để những lần thực nghiệm sau sẽ
thu được những kết quả cao hơn.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Giảng dạy TPVC từ hướng tiếp cận thi pháp đã và đang là một vấn đề thu hút sự quan
tâm chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu phương pháp mà còn của tất cả các GV đứng
lớp hiện nay. Để có thể tiếp nhận và chiếm lĩnh giá trị của TP một cách đúng hướng, khoa
học đòi hỏi chúng ta phải có một số hiểu biết nhất định về đặc điểm của mỗi loại, thể; “tạng
nghệ sĩ” của nhà văn. Đặc biệt, “Giảng dạy TPVH theo loại thể chính là một phương diện lớn
của việc giảng dạy TPVH trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy
đi đúng hướng với quy luật và bản chất văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao
nhất” {14,44}.Vấn đề loại thể văn học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra
không những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn như một vấn đề phương pháp. Kiểu
dạy học này góp phần làm thay đổi lối tư duy mòn sáo, công thức, do kiểu dạy học giáo điều
trước đây để lại, đồng thời góp phần chống và loại bỏ dần dần lối dạy học đọc- chép trước
đây, để thay vào đó kiểu dạy học phát triển tối đa khả năng tư duy, tính năng động, trí thông
minh và óc sáng tạo của HS. Đây là kiểu dạy học đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của Bộ
GD-ĐT, của xã hội và của nhân dân với những trường phổ thông nói chung, với môn văn nói

riêng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.
1.2. Bài thiết kế và thực nghiệm dạy học truyện ngắn CTNX đã khẳng định tính khả thi của
những đề xuất về phương pháp. Kết quả điều tra và đánh giá của chúng tôi cho thấy: nếu giáo
viên chịu khó suy nghĩ, tìm tòi và có sự đầu tư cho các bài giảng thì sẽ phát huy được “nội
lực” cũng như trí tuệ của HS. Chính sự thông minh của HS sẽ giúp GV nhìn nhận và đánh giá
lại cách dạy của mình và chính các em sẽ bổ sung cho GV nhiều điều thú vị để bài giảng luôn
phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Do những hạn chế về thời gian và năng lực của người viết, chắc chắn luận văn của
chúng tôi vẫn còn rất nhiều thiếu sót, nhưng qua luận văn này chúng tôi mong rằng: các thầy
cô đứng lớp có thể tham khảo để làm giàu thêm vốn kiến thức giúp cho việc khai thác có hiệu
quả không chỉ truyện ngắn này mà còn nhiều truyện ngắn khác được dạy trong nhà trường
phổ thông.
2. Khuyến nghị
- Cần tiếp tục phát triển cách dạy truyện ngắn từ hướng tiếp cận thi pháp.
- Nên tăng cường những tri thức về thi pháp tác giả, thi pháp thể loại trong SGK cũng
như các tài liệu hỗ trợ trực tiếp cho GV đứng lớp.
- Nên xây dựng ngân hàng giáo án điện tử để cập nhật sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin, giúp cho việc phân tích TP được sâu hơn.



References
1. Lại Nguyên Ân (Biên soạn), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại Học Quốc Gia, H, 2002.
2. Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hoá - thông tin - Trường viết văn Nguyễn
Du, H, 1992.
3.Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, H, 1999.
4. Nguyễn Minh Châu toàn tập (Tập 1, 2, 3,4,5), NXB Văn học, H, 2001.
5. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án
Tiến sĩ khoa Ngữ văn, Đại Học Sư Phạm, H, 1996.
6. Phạm Vĩnh Cư, Những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Tuần báo

văn nghệ số 9/1990.
7. Phạm Văn Đồng, Dạy văn là một quá trình toàn diện, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 1973.
8. Nguyến Minh Châu, Nam Cao, Báo văn nghệ số ra ngày 28/7/1987.
9. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể, NXB Đại Học Quốc Gia, H, 2001.
10. Trần Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại, NXB Giáo dục, H, 1976.
11. Hà Minh Đức (Chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H, 1993.
12. Mai Hương (tuyển chọn, biên soạn), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật,
NXB Văn hoá - Thông tin, H, 2001.
13. Mai Hương, Nhìn lại văn xuôi 1992, Tạp chí văn học số 3/1993.
14. Nguyễn Thị Lan Hương, Định hướng dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sỹ Đại Học Sư Phạm 1, H, 2004.
15. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp nhận TPVH ở trường PTTH, NXB Giáo
dục, H, 1998.
16. Ngô Thị Thu Hà, Luận văn thạc sỹ, Đại Học Sư Phạm 1, H, 2003.
17. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con
người, Tạp chí văn học số 3.1993.
18. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường phổ thông, NXB Đại Học Quốc Gia, H,
2001.
19. Phan Hồng Hiệp. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Sư Phạm 1, H, 2003.
20. Nguyễn Thanh Hùng, Văn học tầm nhìn biến đổi, NXB văn học, H, 1996.
21. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục, H, 2001.
22. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, H, 2001.
23. Nguyễn Trọng Hoàn (giới thiệu và tuyển chọn), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo Dục, H, 2004.
24. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đế thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, H, 2001.
25. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê bình văn học, NXB khoa học xã hội, H, 1993.
26. Nguyễn Khải, Văn xuôi trước yêu cầu của cuộc sống, Tạp chí Văn nghệ quân đội số
1/1984.
27. Tôn Phương Lan (sưu tầm, giới thiệu), Nguyễn Minh Châu -Trang giấy trước đèn, NXB
Khoa học xã hội, 1994.

28. Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, H,
1999.
29. Đinh Trọng Lạc, Phong cách văn bản, NXB Giáo dục, H, 1994.
30. Phạm Quang Long, Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người: niềm tin pha lẫn
âu lo, Tạp chí văn học số 9/1996.
31. Phong Lê, Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn. H,1994.
32. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại Học Quốc Gia, H, 1996.
33. Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB Đại Học Quốc Gia, H, 2003.
34. Phan Trọng Luận, Xã hội -văn học -nhà trường, NXB Đại Học Quốc Gia, H, 2002.
35. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học TPVC ở nhà trường phổ thông tập 1,2,3 – NXB Đại
Học Quốc Gia, H, 2002.
36. Phương Lựu, Lí luận văn học (tập I, II, III), NXB Giáo dục, H, 1997.
37. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, NXB trẻ TP
Hồ Chí Minh, 2002.
38. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế nghệ thuật của nhà văn, NXB Văn học, H,
1998.
39. Nguyên Ngọc, Đôi nét về tư duy văn học mới đang hình thành, Tạp chí văn học số
4/1990.
40. Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật, Tạp chí văn
học số 2/1989.
41. Lã Nguyên, Khi nhà văn đào bới bản thể chiều sâu tâm hồn mình, Tạp chí văn học số
9/1999.
42. Vương Trí Nhàn, Sự cần thiết của văn học, Báo văn nghệ số 28/1988.
43. Từ Sơn, Đổi mới xã hội, đổi mới văn học, Báo văn nghệ số 13/1990.
44. Trần Đình Sử, Mấy ghi nhận về sự đổi mới tư duy nghệ thuật và hình tượng con người
trong văn học ta thập kỷ qua, Tạp chí văn học số 6/1987.
45. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, H, 1995.
46. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Chuyên luận giảng dạy sau đại học, 1998-2003.
47. Trần Đình Sử, “Bến quê” - một phong cách nghệ thuật giàu triết lý, Báo văn nghệ
8/1987.

48. Bùi Việt Thắng, Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, Hội văn nghệ Nghệ
An, 1995.
49. Trịnh Thu Tuyết, Nguyễn Minh Châu tài năng và tấm lòng, Tạp chí Văn nghệ quân đội số
1/1999.
50. Trần Khánh Thành, Tập bài giảng về thi pháp học cho học viên cao học, Đại Học Quốc
Gia, H, 2010.
51. Ngô Thảo, Đời người, đời văn, NXB Hội nhà văn, H, 2002.
52. Ngọc Trai, Sự khám phá về con người Việ Nam qua truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân
đội số 10/1987.
53. Nhiều tác giả, Từ điển văn học tập 1 – NXB Khoa học xã hội, H, 1983.
54. Nhiều tác giả, Từ điển văn học tập 2 – NXB Khoa học xã hội, H, 1984.
55. Nghệ thuật viết truyện ký, NXB Thanh niên, H, 2000.
56. Nguyễn Tri Nguyên, Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
sau năm 1975 trong cuốn Năm mươi năm Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, NXB
Đaị Học Quốc Gia, H, 1996.
57. Trần Thị Dư Khánh, Phân tích TPVC từ góc độ thi pháp, NXB Giáo dục, H, 1995
58. Giáo trình triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, H, 2005.
59. Ngữ văn 12– Ban Cơ Bản và Nâng Cao (Trần Đình Sử tổng chủ biên), NXB Giáo dục, H,
2006.
60. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại Học Sư Phạm,
H, 2006.
Các trang Web
61. trang web Dạy và học tích cực của dự án Việt – Bỉ nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS.
62. trang web của chương trình Partners in Learning Phát huy tiềm năng
sáng tạo của Microsoft Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và
Đào tạo.





×