Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cao học dao duc nha bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.42 KB, 19 trang )

I/ PHẦN MỞ BÀI
Ngày nay, vị trí và vai trị của báo chí trong đời sống xã hội được nâng
lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, khơng thể thiếu trong đời sống tinh
thần của con người. Có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều
lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, những người làm nghề này trong mỗi
tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân
nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã
hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm
ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả.
Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ
quả của nó khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ
lụy cho cả một cộng đồng. Ngược lại, một thơng tin kịp thời, chính xác và
trung thực của nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá
nhân, tập thể và đời sống tồn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là
câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng, nhất là trong thời đại bùng nổ
thông tin.
Cả nước hiện có trên 800 tờ báo với đủ các loại hình, kèm theo đó là
gần hai vạn nhà báo đang hành nghề, một con số không hề nhỏ đối với một
nghề có tính đặc thù như nghề báo và đối với một quốc gia có 90 triệu dân. Sự
phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin trong những năm gần đây đã
trở thành lực đẩy để các nhà báo “tăng tốc” cho kịp với tốc độ của thơng tin
thời “số hóa”. Bên cạnh sự chính xác, trung thực trong phản ảnh, thì sự nhanh
nhạy, kịp thời cũng là những tiêu chí mà mỗi nhà báo, mỗi tịa soạn báo đang
hướng đến.
Tuy nhiên, một thực trạng trên nhiều trang báo điện tử đó là giật tít, câu
view, làm sao đó để hút về mình lượng truy cập nhiều nhất của bạn đọc nhằm
khai thác quảng cáo, đó cũng là mặt trái của câu chuyện đạo đức nghề
nghiệp. Khi một sự việc “rẻ tiền” được đẩy lên thành chuyện “hot”, tờ báo ấy

1



có thể thu thêm một ít tiền quảng cáo nhờ vào lượng truy cập của người đọc
nhưng các chuẩn mực về đạo đức. Khơng ít tịa báo đưa ra lý lẽ cho việc câu
khách rằng phản ảnh chuyện “ghê rợn” như cướp-giết-hiếp hoặc chuyện loạn
luân là để lên án cái xấu, nhưng đó chỉ là sự nguỵ biện cho việc câu khách của
mình…
Vấn đề đạo đức nghề báo chưa được đề cập và chú trọng trong các tòa
soạn. Đạo đức nghề nghiệp của báo chí hiện nay cần tìm ra những quy tắc cho
phép nhà báo hành động hợp đạo đức trong ngày thường. Các phóng viên,
trong hoạt động nghiệp vụ cần áp dụng tính thực tế để có những bài viết phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức.

2


II/ PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm.
 Đạo đức
"Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy
định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc
đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người,
nhưng khơng mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác”. Trên cơ sở lí
tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và
lịng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các
nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn
cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi,
mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được
khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc.
Đạo đức báo chí là đạo đức của một ngành, một lĩnh vực. Đạo đức nhà
báo bao gồm đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tuy

đây là hai khía cạnh nhưng lại tồn tại chung trong một con người – nhà báo.
Vì vậy, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, khó tách rời. Quy ước đạo đức
báo chí Việt Nam trở thành văn bản pháp quy. Tuy nhiên, những văn bản đó
hầu như chưa phát huy được vai trò của chúng trong hoạt động thực tiễn.
Khoa học truyền thơng và khoa học báo chí cũng không quan tâm mấy đến
chủ đề này. ở các cơ sở đào tạo người làm báo có nơi đưa vào giáo trình giảng
dạy, có nơi chỉ coi như một phần của chương trình ngoại khố. Họ hầu như
khơng chú ý đến vấn đề “quan điểm” và “trách nhiệm” như là một phạm trù
nhằm đạt được mục đích của hành vi báo chí.
Đạo đức nghề báo là những chuẩn mực cách thức ứng xử của nhà báo
đối với các mối quan hệ trong quá trình tác nghiệp.
 Pháp luật.

3


Pháp luật là một tập hợp các quy phạm, do nhà nước tạo lập, có giá trị
ràng buộc trong một phạm vi lãnh thổ và được đảm bảo thực thi bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bằng việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế và chế
tài nhằm điều tiết việc quản trị của nhà nước và điều chỉnh quan hệ giữa nhà
nước với công dân cũng như giữa các công dân với nhau.
Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí
của cơng dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Để
phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và căn cứ
vào Điều 4, Điều 67 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Luật về chế độ báo chí cũng đã ra đời.
Luật báo chí là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong các lĩnh vực báo chí do Luật pháp ban hành.
2. Khảo sát thực tiễn.

Tiến hành khảo sát việc sử dụng ảnh trên báo chí để thấy tính pháp
luật vàd dạo đức nghề báo. ( Khảo sát Báo Lao Động, thời gian từ ngày
25/12/2013 -> 25/06/2014 ).
Theo kết quả khảo sát trong thời gian 6 tháng trên Báo Lao Động mà cụ
thể là chuyên mục Xã hội và mục Văn hóa có tổng cả 1140 bài viết, tin bài.
Trong số 1140 tin, bài có 895 bài sử dụng ảnh đi kèm cịn lại khơng sử
dụng ảnh vào bài.
- Số lượng ảnh sử trong bài:
+ Bài viết sử dụng 1 ảnh 25 %.
+ Bài viết sử dụng 2 ảnh 40 %
+ Bài viết sử dụng 3 ảnh và trên 3 ảnh 35 %
- Thể loại ảnh:
+ Ảnh tin 40 %
+ Chùm ảnh 26 %
+ Phóng sự ảnh 15 %
4


+ Ảnh minh họa 21 %
- Nguồn ảnh trong bài:
+ Phóng viên 50%
+ Iternet 22%
+ Nước ngồi 15%
+ Các trang mạng xã hội: facebook, zing me 8%
+ Không xác định 5%
- Phần lớn ảnh đều phản ánh nội dung bài viết (95%)
- Chú thích ảnh:
+ Chú thích mơ tả những gì có trong ảnh 40 %
+ Chú thích cung cấp thêm thơng tin cho bài viết 35 %
+ Chú thích sơ sài, dời dạc 15 %

+ Khơng có chú thích 10 %
- Khơng có bức nào đăng những tác phẩm ảnh có bản quyền nhưng
khơng ghi rõ tác giả. Hầu như các tác phẩm ảnh báo chí, nghệ thuật, sinh hoạt
đều gi rõ nguồn và tên tác giả, điều này thể hiện sự tơn trọng của tịa soạn đối
với tác giả đó.
- Khơng có bức ảnh nào mang nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
- Ảnh đăng về các vấn đề suy đồi văn hóa, khiêu dâm, đi sâu vào
chuyện tình dục, phịng the chiếm 3 %. Ví dụ bài “Bật mí những điều lạ lung
trong

cuộc

u”,

đăng

ngày

23/02/2014,

mục

Văn

hóa

. Đăng ngày 24/05/2014, mục Văn hóa. Bức ảnh đại diện của bài
viết mang tính chất khiêu dâm, sau đó toàn bộ ảnh minh họa trong ảnh hầu
như lấy từ nguồn internet và cùng về hình ảnh một đơi nam nữ khơng mặc gì,

khơng những hình ảnh thiếu văn hóa mà cịn trùng lặp về mặt hình thức giữa
các bức ảnh với nhau.
- Ảnh về các vụ cướp, giết, hiếp: + Đăng ảnh hậu trường vụ án 60 %
5


+ Đăng ảnh người nhà nạn nhân 20 %
+ Đăng ảnh thờ nạn nhân trong các vụ việc có xảy ra án mạng 17%
+ Đăng ảnh trực tiếp nạn nhân tại hiện trường 3%
- Chú thích ảnh các vụ án: + Ghi rõ tên tuổi, quê quán 40%
+ Thay tên và địa chỉ hoặc chỉ nghi mình tên nạn nhân và tên tỉnh,
thành phố nạn nhân đang sinh sống. 60 %
Ví dụ: Bài viết “Vụ án hung thủ 25 tuổi cướp, giết, hiếp dâm bà cụ 85
tuổi” đăng ngày 02/03/2013, mục Xã hội. . Trong ảnh có đưa ra tên tuổi và quê quán nhân vật.
- Ảnh đăng lên có được làm mờ mặt nhân vật chính để tránh tình trạng
ảnh hưởng tới danh dự nhân phẩm của nhân vật khơng? Chiếm tới 86 % ảnh
đăng lên xóa mờ phần mặt nhân vật. Cịn lại 14 % vẫn có trường hợp đăng cả
ảnh và không qua chỉnh sửa để làm mở nhân vật.
- Bài viết kèm ảnh kể chi tiết tỉ mĩ về các vụ án không? 96 % là chỉ
nêu ra, 4% có những bài viết đưa ra các chi tiết cụ thể rùng rợn khiến người
đọc cảm thấy ghê sợ và phản cảm.
- Những bức ảnh được lấy trên mạng với những nội dung nhạt nhẽo.
Ví dụ bài viết “Bộ ảnh chế hài hước về cơn sốt ca sĩ Lệ rơi” đăng ngày
24/06/2014

/>
ca-si-le-roi-tren-cong-dong-mang-219468.bld . Ảnh ở trên bài viết tất cả đều
được lấy trên trang mạng xã hội facebook, nội dung hầu như khơng có gì.
Nhằm đưa nhân vật với cái tên Lệ rơi, một người chuyên đi hát lại các bài hit
của ca sỹ Sơn Tùng theo hơi hướng thậm tệ, dở tệ… tuy nhiên lại được cộng

đồng mạng đẩy lên làm nam ca sỹ hot nhất năm và giờ thì đến lượt báo chí
cũng đưa ảnh kèm bài lên.
- Ảnh có chú thích rõ ràng khơng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
của cá nhân đó (trừ ảnh thơng tin các buổi họp cơng khai, sinh hoạt tập thể,
các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh
6


truy nã, các cuộc xét xử cơng khai của Tịa án, những người phạm tội trong
các vụ trọng án đã bị tuyên án). Ví dụ bài: tên nhân vật và các thông tin liên quan đến nhân
vật hầu như được công bố, trong ảnh của bài viết cũng ghi rõ hành động của
nhân vật chính.
- Tần xuất của các hình ảnh khiêu dâm trong mục Văn hóa xuất hiện
khá nhiều, khoảng 35 %. Ví dụ bài: />
Đăng

ngày 25/05, bài viết đưa lên những hình ảnh khiêu dâm, có thể nó là khỏa
thân của nhân vật trong bài viết.
- Khơng có bài viết nào đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị
đoan.
- Các ảnh về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những
chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu rõ ràng (nguồn gốc tác
phẩm, nơi công bố, thời gian).

7


Phân tích trường hợp cụ thể về tính pháp luật và đạo đức
nghề báo.
- Vụ hơi nhãn tại Qng Bình.

/>Bài viết ra ngày 11/02/2014, trên mục Xã hội

Đây là hiện trường của vụ lật nhãn tại Quảng Bình, theo nguồn tin
chính xác thì chiếc container chở nhãn đi qua thơn Thanh Long, xã Hóa
Thanh, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình thì bị lật. Do nhãn bị dập hết lái xe
đã nhờ lực lượng conga n xã tới trợ giúp và cho bà con ra lấy nhãn về, vì nhãn
khơng thể bán trên thị trường được nữa. Thế nhưng chỉ nhìn vào bức ảnh
phóng viên đã vội kết luận là có xảy ra vụ hơi nhãn tại Qng Bình. Hậu qủa
của việc chưa tìm hiểu kỹ về sự viêc đã vội vàng đưa ra kết luận.
Sự việc này khiến chúng ta phải nhìn nhận lại phong cách làm việc, tác
nghiệp, chưa thâm nhập thật sâu vào thực tế. Tránh các tình trạng lơ đà,
viết(chém bừa) đến đâu thì đến hoặc chỉ để cho có bài mà nói thẳng ra là kiếm
thêm tiền bỏ túi thì những hành động này trái ngược lại với đạo đức và pháp
luật của người làm báo. Bởi lẽ đạo đức tạo nên dư luận xã hội đúng đắn có tác
dụng lên án những hành vi vi phạm pháp luật và cổ vũ những hành vi hợp
pháp. Đạo đức cũng chính là được thực hiện bằng dư luận xã hội.
8


- Bài viết có những hình ảnh chỉ mang tính chất câu view.

Hình ảnh trên được đăng trên bài viết “Vẻ đẹp tự nhiên của Emily
Ratajkowski “. Đăng ngày 28/05/2014, Tuy nhiên bức ảnh đại diện của bài
viết lại không mấy tế nhị, khiêu dâm, để thỏa chí tị mị của cơng chúng mà
lượng view nhờ bức hình này sẽ được tăng lên.
Một trong những cách câu view rẻ tiền, đơi khi chỉ là đủ bài của phóng
viên mà chúng ta quên mất trách nhiệm của mình đối với tác phẩm đó, qn
đi tính đạo đức, nhân văn và quan trọng hơn là tính pháp luật của nghề báo.
Trong luật báo chí cũng đã ghi rõ khơng đưa các hình ảnh mang tính khiêu
dâm, kích động đồi trụy.


9


- Báo đăng ảnh chế từ các trang mạng xã hội.

10


Bức ảnh trên đăng trong bài: “Cơn sốt ca sỹ Lệ Rơi”, ngày 23/06/2014.
Không những Lệ rơi không phải là một nhân vật nổi tiếng từ tài năng, chỉ là
nhữung chia sẽ về bài hát dở tệ của anh trên các trang mạng xã hội và sau đó
thì báo chí cũng hùa vào để lăng xê.
Tóm lại, sau khi khảo sát Báo Lao Động, cho thấy rằng hiện nay việc
sử dụng hình ảnh cho các bài viết là phổ biến, chiếm đa phần bởi lẽ có hình
ảnh bài viết sẽ sống động và thu hút độc giả, có tính khách quan hơn. Tuy vậy
xét về mặt đạo đức và pháp luật trong báo chí vẫn cịn những trường hợp tiêu
cực. Những bức ảnh tin, ảnh báo chí đã làm được vai trị cung cấp thơng tin
của mình, bên cạnh những hình ảnh mang tính chất tiêu cực, đi ngược lại với
văn hóa, ảnh chưa rõ nguồn và khơng mang tính báo chí vẫn cịn xuất hiện
trên các mặt báo. Chính vì vậy cần phải có biện pháp để hạn chế tình trạng
trên nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên báo chí và thực hiện tốt pháp luật và
đạo đức nghề báo. Cái tâm và những điều lệ pháp luệt là hai yếu tố quan
trọng.
3. Thực trạng của pháp luật và đạo đức nghề báo ở nước ta thông
qua khảo sát thực tiễn.
Sau khi khảo sát các bài viết trên báo chúng ta có đưa ra thực trạng của
tính đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng ảnh nói riêng và báo chí nói
chung. Trên cơ sở trách nhiệm, lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo.
- Việc đưa hình ảnh lên mặt báo đã có sự chọn lọc. Tuy nhiên đạo đức

nghề nghiệp của nhà báo bị đồng tiền lũng đoạn thì việc giấu nhẹm thơng tin
đã là điều sai trái rồi, thế nhưng, có những “màu đen” tiêu cực lại biến thành
sự “trong sáng” đến khó tin.
- Tính trung thực trong ảnh so với tính chất thật của nó gần như đang
bị bóp méo.
- Những hình ảnh mang tính khiêu dậm, đồi trụy, phản văn hóa vẫn
cịn xuất hiện trên mặt báo.

11


- Chưa thực sự tôn trọng và bảo vệ cho danh dự của các nhân vật trong
bài viết của mình, thơng qua việc đưa hình ảnh của họ lên báo mà chưa lường
tới được cuộc sống sinh hoạt hàng ngày họ phải đối diện sau này.
- Có những hình ảnh, bài viết chỉ đặt lợi ích cá nhân lên đầu chứ chưa
hề quan tâm tới xã hội và Nhà nước.
- Phóng viên ảnh chưa thực sự cống hiến hết mình, tình trạng sao chép
ảnh, lấy từ nhiều nguồn khác nhau ảnh không đủ chất lượng, không đủ đáp
ứng cho nhu cầu thông tin và nội dung của bài viết.
- Những hình ảnh có nội dung tiêu cực, đả kích ảnh hưởng xấu đến
phương hướng phát triển, lệch lạc về mặt tư tưởng.
 Nguyên nhân của tình trạng trên:
- Các cơ sở đào tạo nghề báo cũng không quan tâm mấy đến vấn đề
đạo đức, có nơi đưa vào giáo trình giảng dạy, có nơi chỉ coi như một phần của
chương trình ngoại khóa.
- Nhiều người cịn vụ lợi cá nhân chưa quan tâm tới tập thể cộng đồng.
- Đội ngũ cán bộ làm báo chưa thật sự dấn thân.
- Một số kẻ xấu lợi dụng báo chí để thựuc hiện mục đích chống đối.
4. Phương hướng nhằm nâng cao đạo đức và cách ứng xử của nhà
báo gắn liền với phẩm chất nghề nghiệp

Vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm
báo cũng chính là nâng cao tính tư tưỏng, tính chân thật, tính chiến đấu của
các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thơng tin vào nhiệm vụ trung tâm là
phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà báo phải có trách nhiệm với cơng chúng. Đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo thể hiện trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu của
công chúng. Trước một vấn đề bức xúc, công luận quan tâm thì báo chí phải
có trách nhiệm làm rõ và trả lời. Nhà báo phải là chỗ dựa tin cậy, vững chắc
để nhân dân tham gia vào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Không chỉ
cung cấp thông tin, trách nhiệm của người viết báo còn là định hướng dư luận.
12


Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp phải nghiêm túc với cơng việc của
mình, tơn trọng cơng chúng.
Như vậy, đạo đức của người làm báo phải gắn liền với những phẩm
chất nghề nghiệp. Những phẩm chất này được biểu hiện qua các mặt sau đây:
- Tính khoa học
Một trong những đặc điểm nổi bật của phẩm chất nghề nghiệp của
người phóng viên là tính khoa học. Tính khoa học của tư duy báo chí tạo ra
cho người phóng viên có khả năng lựa chọn những dữ kiện để phân tích, đánh
giá thực tiễn một cách đúng đắn, hợp lý. Tính khoa học xét cho cùng chính là
năng lực tư duy lý luận của người phóng viên báo chí. Nó giúp cho người
phóng viên có thể nhìn thấy bản chất của các sự kiện, hiện tượng trong quy
luật vận động của nó.
- Tính chính trị
Nghề báo là một nghề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thơng qua hoạt
động nghiệp vụ. Tư duy báo chí thể hiện rõ tính chính trị. Nó cho phép người
phóng viên có thể xác định vị trí chính trị của mình trong q trình thơng tin.
Trong thực tế của hoạt động báo chí, tính chính trị ln chi phối tồn bộ q

trình hoạt động sáng tạo tác phẩm của người phóng viên - kể từ việc lựa chọn
chủ đề, đề tài đến các hoạt động thực tiễn khác như phỏng vấn, quan sát,
nghiên cứu tài liệu...
Có thể nói tính chính trị là một đặc điểm gắn liền với hoạt động tư duy
báo chí. Nó địi hỏi người phóng viên phải ln ln xác định vị trí chính trị
của mình trong q trình thơng tin về sự thật. Chính vị trí đó sẽ chi phối nội
dung và cách thức thông tin, gắn liền với thái độ chính trị của người phóng
viên và tờ báo của họ.
Tư duy chính trị ln ln chi phối tồn bộ q trình hoạt động sáng
tạo tác phẩm của người phóng viên - từ việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho đến
hoạt động thực tiễn (phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu...) và nhất là
trong việc thể hiện tácphẩm báo chí. Cùng phản ánh một sự kiện, vấn đề
13


nhưng hai phóng viên có quan điểm chính trị khác nhau sẽ có cách phản ánh
hồn tồn khác nhau.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa phải đáp ứng được nhu cầu của số đông
độc giả thuộc nhiều đổì tượng khác nhau, đồng thời lại phải ln giữ vững
được định hướng chính trị trực tiếp trong q trình thơng tin. Do đó, có thể
nói thơng tin trên báo chí là một nghệ thuật, địi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa
nhiều yếu tố, nhu cầu, thị hiếu và sở thích. Làm báo là một nghề địi hỏi trình
độ rất cao về nhiều mặt, gắn liền với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ thơng tin hiện đại.
Bản lĩnh chính trị vững vàng là một u cầu khơng thể thiếu đối với
mỗi người phóng viên báo chí hiện nay. Khác với báo chí trong cơ chế thị
trường tư bản chủ nghĩa, báo chí của chúng ta phải làm tốt chức năng thông
tin giáo dục vận động và tổ chức quần chúng thực hiện những nhiệm vụ của
Đảng. Nhà báo phải năng động trong nền kinh tế thị trường, phấn đấu tăng

nguồn thu nhưng không hạ thấp tính chiến đấu của báo chí; tích cực và chủ
động hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ vững bản sắc người phóng viên báo
chí cách mạng.
- Sự nhạy cảm nghề nghiệp
Sự nhạy cảm nghề nghiệp cũng được coi là một trong những phẩm chất
nghề nghiệp quan trọng trong hoạt động sáng tạo của người phóng viên
báo chí hiện nay. Nhạy cảm để phát hiện những nhân tố mới, điển hình mới.
Nhạy cảm để nhận ra đúng bản chất đích thực của những vấn đề, con số, sự
kiện... Người phóng viên khi thơng tin phải ln tỉnh táo và có sự nhạy cảm
nghề nghiệp. Sự nhạy cảm trong tư duy báo chí giúp cho người phóng viên có
thể nhanh chóng nhận biết, nắm bắt đượcnhững quy luật vận động của đời
sống và thơng tin về nó đảm bảo các yêu cầu khách quan, thời sự và tính định
hướng.

14


Có thể khẳng định nhạy cảm nghề nghiệp là một yêu cầu quan trọng
đối vối phẩm chất cần có của một nhà báo. Thực tế cho thấy rằng, thông tin
dù có tính chân thật cao nhưng cịn phải xem thơng tin đó có lợi hay hại. Đã
có rất nhiều thơng tin khi được ra mặt báo rất chính xác nhưng có hại cho xã
hội, thiệt hại cho nhân phẩm con người hoặc cho nền kinh tế đất nước. Như
vậy, tuy tin tức đưa ra là hoàn toàn đúng, nhưng đúng mà khơng có lợi thì vẫn
chưa đủ. Chính vì thế mà nhà báo phải luôn tỉnh táo và phải biết quan tâm đến
cái lợi, cái hại của mỗi thông tin trước khi quyết định truyền đi
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Vốn tri thức phong phú
Trong thời đại bùng nổ thơng tin, một trong những u cầu nóng bỏng
đang đặt ra đối với người phóng viên báo chí nước ta là phải có vốn tri thức
phong phú. Có thể coi đây là một trong những yêu cầu khách quan, địi hỏi sự

nỗ lực của mỗi phóng viên nếu họ mn vươn lên trong xu thế khu vực hố
và tồn cầu hố mạnh mẽ như hiện nay.
Từ khi đổi mới, nhà báo phải tự trang bị mình cho các phương tiện
nghiệp vụ hiện đại và nhất là phương pháp hoạt động thực tiễn ngày càng tích
cực và hiệu quả hơn để thích ứng được với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt
đó. Điều đó cho thấy năng lực hoạt động thực tiễn của người phóng viên ngày
càng trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong phẩm chất nghề
nghiệp của họ.
Những tác động của cơ chế thị trường vào báo chí tạo ra những tiền để
khách quan cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp của người phóng viên
báo chí trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
5. Bài học kinh nghiệm về vấn đề đạo đức và pháp luật.
- Đạo đức có khả năng thấm sâu vào ý thức con người và hóa thân
thành xử sự của cá nhân, tạo ra những con người có khả năng “miễn dịch” cao
đối với sự vi phạm pháp luật. Pháp luật vốn sinh ra để điều tiết hoạt động
quản lý của nhà nước và điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người, ngăn
15


chặn những cái xấu, thúc đẩy những cái tốt bằng những luật lệ, quy định
chung. Đạo đức giúp cho pháp luật được thực thi thuận lợi hơn khi chính đạo
đức đã phần nào giúp định hướng nhân cách, nếp sống, lối suy nghĩ trong mỗi
con người, giúp họ hiểu được thế nào là cái tốt, thế nào là cái xấu, cái gì nên
làm và cái gì khơng nên làm.Cái làn ranh mong manh của đạo đức người làm
báo ở đây là việc nhà báo ấy với vai trò là chủ thể phản ánh đang đặt mình ở
đâu trong sự kiện, sự việc đang diễn ra.
- Phản ánh đúng sự thật, khơng thêm pha vào phần bài viết của mình
tránh tình trạng “tam sao thất bản”. Đối với những sự việc có tính nhạy cảm,
địi hỏi lương tâm của người làm báo và trách nhiệm của tác giả đối với bài
viết đo.Chuyện đạo đức của nghề báo nhiều khi không hẳn là câu chuyện quá

to tát mà nó nằm ngay trong cái cách nhà báo đưa tin. Cũng sự việc ấy, nhưng
sao có nhà báo chuyển đến bạn đọc thơng điệp ấm áp nhân văn. Ngược lại có
nhà báo khai thác ở góc độ khiến cho bạn đọc hoang mang, lạc lối trong cảm
xúc lẫn định hướng. Khơng ít chuyện tình dục, câu chuyện phòng the bị đẩy
đi quá xa, thậm chí cịn bịa đặt, thêm thắt “mắm muối” vào để câu chuyện
thêm ly kỳ nhưng vơ tình, nhà báo đã thiên về chủ nghĩa tự nhiên, tầm thường
hố và vơ hình trung khơi gợi những dục vọng thấp hèn với sự suy đồi phản
văn hoá.
- Hạn chế lấy chuyện chuyện phịng the, trắc ẩn tình u, tình dục làm
đối tượng phản ánh chính. Từ hình ảnh cho tới nội dung đã được các nhà báo
khai thác tối đa nó với các cung bậc, góc khuất, đầy dục tính… có thể nói đây
phải là bước thụt lùi đáng xấu hổ trong lịch sử phát triển của báo chí hiện đại?
Từ những trò tiêu khiển bệnh hoạn, đến những quan hệ yêu đương phi nhân
tính…Nó có thể mang đến cho bạn đọc một cảm xúc thẩm mĩ giúp họ hướng
đến chân thiện mĩ, đến chuẩn của sự văn minh và tiến bộ?... Nếu có một ngày
người ta luận tội sự xuống cấp của văn hóa Việt, sự băng hoại các thuần
phong mĩ tục, đạo đức truyền thống, thì lúc đó ai dám nói rằng, báo chí, vơ
can?
16


- Không phải “sự thật” nào cũng đưa tất tật lên mặt báo, nhất là vấn đề
có tính nhạy cảm như các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại, liên quan
đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Khơng ít nhà báo đã trách cứ cơ quan
cung cấp thông tin, nhất là các chuyên án đang trong quá trình điều tra mà cứ
địi phải cơng khai cho báo chí biết. Tuy nhiên, có những lúc, nhà báo chỉ
“thấy cây mà không thấy rừng”.
- Tuân theo những quy định, chấp hành những đường lối, chủ trương
của Ban biên tập, đi đúng tơn chỉ, mục đích của tờ báo. Đấy chính là quan hệ
đạo đức giữa cá nhân nhà báo với ban biên tập của mình. Nền tảng của mối

quan hệ này là sự thống nhất quan điểm tư tưởng. Phải trung thành với tồ
soạn của mình, phải có bổn phận giữ bí mật của tồ soạn. Tuy nhiên, sự chấp
hành này không đồng nghĩa với sự mù quáng mà là sự nhất trí trên nguyên tắc
của sự sáng tạo.

17


III/ PHẦN KẾT LUẬN
Với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam được
xác lập trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn
hoạt động báo chí Việt Nam. Ở Việt Nam, những người làm báo Việt Nam
đều là cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên đạo đức nghề
báo không thể tách rời những chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt
Nam trong thời kỳ này. Chính vì thế, những phẩm chất như yêu nước, thương
dân, trung thành với chủ nghĩa xã hội, lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa…phải
trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo Việt Nam. Tùy vào đặc điểm, vị thế,
vai trò và khả năng tác động của mỗi ngành, nghề với xã hội mà biểu hiện của
đạo đức trong ngành, nghề đó là khác nhau. Đối với nghề báo, đạo đức trước
tiên phải được thể hiện trong sự tôn trọng sự thật. Bởi lẽ, thông tin báo chí có
sức lan truyền và tác động lớn đến xã hội, có khả năng tạo hiệu ứng xã hội và
mang ý nghĩa xã hội to lớn. Vì vậy, nói cách khác, ý thức tơn trọng sự thật
chính là một phần khơng thể thiếu để hình thành nên đạo đức nghề báo, đạo
đức của mỗi nhà báo.

18


MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ BÀI.............................................................................................1

II/ PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................3
1. Khái niệm......................................................................................................3
2. Khảo sát thực tiễn..........................................................................................4
3. Thực trạng của pháp luật và đạo đức nghề báo ở nước ta thông qua khảo sát
thực tiễn...........................................................................................................11
4. Phương hướng nhằm nâng cao đạo đức và cách ứng xử của nhà báo gắn
liền với phẩm chất nghề nghiệp......................................................................12
5. Bài học kinh nghiệm về vấn đề đạo đức và pháp luật.................................15
III/ PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................18



×