Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận cao học sự sụt giảm của báo in ở các nước phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.97 KB, 36 trang )

Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại – thời đại số hóa, các kênh truyền thông phát
triển không ngừng, ngày càng hiện đại và cạnh tranh lôi kéo công chúng xã
hội diễn ra gay gắt, nhưng không kênh nào tiêu diệt kênh nào được mà
cùng tồn tại. Vấn đề sống cịn là khả năng thích ứng của chủ thể truyền
thông và sự lựa chọn của công chúng. Mặt khác, trong các kênh truyền
thông đại chúng hiện nay, báo in vẫn là kênh trục chính và các kênh khác
phát sinh xoay quanh nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin. Nhưng báo in truyền thống cũng đang đứng trước những
thách thức gay gắt. Đầu thế kỷ XXI, nhiều tờ báo lớn ở các nước phát triển
trên thế giới giảm sút chỉ số phát hành, thậm chí là đóng cửa vì làm ăn thua
lỗ. Hàng ngàn người hoạt động trong lĩnh vực báo in mất việc…
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực truyền thông cũng khơng nằm ngồi
phạm vi ảnh hưởng của nó. Nói một cách khái qt, “xu thế tồn cầu hóa
truyền thơng là một xu thế khách quan, nằm trong xu thế vận động chung
của nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, mơi trường, khoa học – cơng nghệ…
đó là q trình quy chuẩn hóa và mở rộng ra quy mơ và tính chất tồn cầu
về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chúng, phương tiện kỹ thuật, cách
thức thông tin và tiếp nhận thơng tin của các loại hình truyền thơng đại
chúng”

(1)

. Với tư cách là một kênh truyền thông đại chúng truyền thống,

báo in là đối tượng chịu tác động trực tiếp của tồn cầu hóa truyền thơng.
Xu thế tồn cầu hóa truyền thơng đã đẩy mạnh q trình giao lưu,


hòa trộn và ảnh hưởng đan xen lẫn nhau giữa dịng báo chí (đặc biệt là báo
in) trong hệ thống các nước đang phát triển và các nước phát triển. Ngày
nay, lĩnh vực báo chí nói chung, và nhất là loại hình báo in của một quốc
gia, dân tộc khơng còn tồn tại ở trạng thái đơn lẻ, mà tồn tại và phát triển
1


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

trong mối quan hệ tác động qua lại với các dòng báo chí của các quốc gia,
dân tộc, trong khu vực và trên thế giới; giữa các quốc gia đang phát triển
với các quốc gia phát triển… Do đó, các nhà hoạt động báo chí của một
quốc gia khơng chỉ nghiên cứu đặc điểm, xu hướng phát triển cũng như tìm
lối đi cho báo chí (trong đó có báo in) của nước mình, mà phải đẩy mạnh
nghiên cứu, hợp tác báo chí, học hỏi lẫn nhau để qua đó tăng cường sự hiểu
biết về báo chí thế giới, từ đó có cơ chế dự báo, đánh giá và đề ra chiến
lược phát triển báo chí trong nước hiệu quả.
Xét tổng quan về báo in trên thế giới, chúng ta có thể thấy hai chiều
hướng thay đổi trái ngược nhau của loại hình này đó là: xu hướng phát triển
của báo in ở các nước đang phát triển và sự sụt giảm báo in ở các nước phát
triển. Tuy hệ thống báo chí ở các nước phát triển và các nước đang phát
phát triển có tính độc lập tương đối nhất định, nhưng giữa chúng vẫn có
những mặt đồng nhất với nhau đó là, đều nằm trong hệ thống báo in thế
giới và bị quy định bởi quy luật phát triển chung của báo chí. Đó chính là
hai mặt của một chỉnh thể thống nhất. Vì thế, chúng vừa độc lập với nhau,
vừa rằng buộc và tác động qua lại lẫn nhau.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, loại hình báo in đang có
những bước tiến quan trọng. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau như sự gia tăng lượng phát hành báo, gia tăng các cơ quan, ấn
phẩm báo in,… Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là công tác nghiên cứu

những xu hướng biến đổi của báo chí ở các nước phát triển (kể cả những
diễn tiến tiêu cực của nó). Một trong những xu hướng lớn của báo chí các
nước phát triển hiện nay là sự sụt giảm của loại hình báo in.
Với tư cách là chủ thể hoạt động báo in ở Việt Nam – một quốc gia
thuộc hệ thống các nước đang phát triển, việc nghiên cứu nguyên nhân,
biểu hiện,… của sự sụt giảm báo in ở các nước phát triển là vô cùng quan
trọng. Nó giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc về báo chí thế giới, thơng

2


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

qua đó mà đề ra được những chiến lược phát trển báo chí dài hạn, tránh
“vết xe đổ” của các nước đang phát triển và tạo ra một môi trường thuận
lợi trong hoạt động của loại hình báo in ở các nước đang phát triển.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu xu hướng sụt giảm của báo in ở các nước phát triển
nhằm mục đích tìm ra những yếu tố chủ quan và khách quan cản trở sự
phát triển của báo in tại những nước phát triển; những biểu hiện của sự sụt
giảm; đánh giá, dự báo những hướng đi của loại hình báo chí truyền thống
này trong tương lai; tác động của nó đến sự phát triển của loại hình báo in
trên tồn thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng,… từ đó
đề ra những phương hướng chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với đặc
điểm tình hình ở các nước đang phát triển, ngăn ngừa, khắc chế những yếu
tố có thể gây tác động xấu đối với loại hình báo in.
2.2. Nhiệm vụ
Phân tích tất cả các chỉ số liên quan đến báo in để đánh giá quy mô,
tốc độ sụt giảm của loại hình báo chí này ở các nước đang phát triển; xem

xét loại hình báo in trong mối liên hệ với tất cả các loại hình báo chí khác
(phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…) cũng như hồn cảnh xã hội,
thói quen tiếp cận thơng tin của cơng chúng để tìm ra ngun nhân dẫn đến
sự sụt giảm đó…
3. Đối tượng (khách thể) và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về báo in ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là những
quốc gia có có nền báo chí phát triển cao; những tờ báo nổi tiếng trên thế
giới có sự sụt giảm về các chỉ số báo in.
3.2. Phương pháp
Đề tài kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: so
sánh, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích vấn đề…
4. Đóng góp của đề tài

3


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Đề tài đưa ra những luận điểm và cứ liệu xác đáng để làm sáng tỏ xu
hướng sụt giảm của báo in ở các nước phát triển cùng những nguyên nhân
dẫn đến sự sụt giảm này. Thơng qua đó, nêu lên những giải pháp nhằm đưa
loại hình báo in ở các nước đang phát triển hoạt động năng động, linh hoạt,
hiệu quả, khắc phục những hạn chế mắc phải của báo in tại các nước phát
triển.

4


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
BÁO IN TRONG THỜI ĐẠI HOÀNG KIM CỦA TRUYỀN HÌNH, INTERNET
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở CÁC
NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình, báo mạng điện tử và nguy
cơ tụt hậu của báo in ở các nước phát triển
1.1. Sự cạnh tranh khốc liệt của báo in với truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thơng chuyển tải thơng điệp bằng hình
ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng những lời nói, âm
nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho cơng chúng bức tranh
sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức
tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được “rút gọn”, được “làm
giàu thêm về nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức” và làm phong phú thêm
về giá trị tinh thần, giúp người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn,
gần gũi hơn và sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề cuộc sống.
Những phát minh khoa học – kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX đã tạo điều kiện cho truyền hình phát triển. Năm 1927, chương trình
truyền hình đầu tiên được thử nghiệm qua dây dẫn được thực hiện thành
công tại Mỹ, giữa hai thành phố Washington và New York cách nhau 250
rặm. Năm 1936, lần đầu tiên đài BBC bắt đầu phát sóng chương trình đều
đặn.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình phát triển bùng nổ với
sự đón đợi của công chúng và thị trường. châu Mỹ, châu Âu, nhất là Bắc
Mỹ, rồi Nhật Bản là những nơi phát triển của truyền hình (2).
Truyền hình có thế mạnh đặc biệt mà loại hình báo in khơng có
được:
Thứ nhất, việc chuyển tải thơng điệp bằng hình ảnh với tất cả các

màu sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã
tạo nên sức hấp dẫn vô song. Thế mạnh này bắt nguồn từ việc truyền hình
5


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

tác động vào cả hai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và
thính giác bằng những chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho con người cảm
giác như đang tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc.
Thứ hai, thơng điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu,
thích ứng cho cả nhóm cơng chúng có trình độ văn hóa thấp.
Thứ ba, truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt
động, các thao tác; đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội
của đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất định và trên diện rộng.
Thứ tư, truyền hình là kênh truyền thơng giao lưu văn hóa với nhiều
ưu thế vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi,
quảng cáo…
Với những thế mạnh vượt trội của mình, truyền hình trở thành một
đối thủ “đáng gờm” của báo in. Nếu như trước khi truyền hình ra đời, báo
in (và sau này là phát thanh) gần như giữ vai trị độc quyền thơng tin, thì
càng ngày, thơng tin từ những sự kiện nổi bật, có giá trị tác động sâu sắc
đến công chúng ngày càng được san sẻ cho truyền hình. Tất nhiên, đi kèm
với nó là sự sụt giảm của doanh thu quảng cáo và lượng phát hành…
Trong lịch sử phát triển của truyền hình, châu Mỹ, châu Âu và Nhật
Bản (những nước phát triển có nền nền cơng nghiệp báo chí ở trình độ cao)
là những nước đi đầu trong việc nghiên cứu sáng chế và không ngừng đổi
mới kỹ thuật, công nghệ và sản xuất dịch vụ truyền hình chất lượng cao.
Do đó, sự cạnh tranh ở hệ thống các nước phát triển diễn ra gay gắt hơn rất
nhiều so với những quốc gia đang phát triển (lịch sử truyền hình cịn non

kém, kỹ thuật lạc hậu và chất lượng chương trình khơng cao). Điều này dẫn
đến hệ quả đó là báo in ở các nước phát triển bị suy giảm mạnh trong cuộc
chiến cạnh tranh với truyền hình.
1.2. Sự yếu thế của báo in trong cuộc cạnh tranh với báo mạng điện tử
Năm 1969, những chiếc máy tính hoạt động đơn lẻ đã được liên kết
với nhau tại bốn điểm trên đất nước Mỹ, đó là: Viện nghiên cứu Stanford,
Trường Đại học California ở Los Angeles, UC-Stanta Barbara và Trường
6


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Đại học Tổng hợp Utah. Đây là một mạng khu vực (Wide Area Netwok WAN) lần đầu tiên được xây dựng và cũng là mốc đánh dấu sự ra đời của
Internet.
Năm 1991, World Wide Web chính thức ra đời – www là hệ thống
các máy chủ cung cấp thông tin đến bất kỳ máy khách nào trên Internet có
yêu cầu. Đây là bước ngoặt quan trọng của lịch sử hình thành Internet,
đánh dấu một kỷ ngun mới vì mọi người có thể truy cập, trao đổi thông
tin một cách hết sức dễ dàng.
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và
phát triển của báo mạng điện tử. Tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết
đến trên thế giới là tờ Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 có máy chủ
đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American online (cũng có tài liệu cho rằng tờ
báo điện tử đầu tiên ra đời vào 10/1993 tại Khoa báo chí thuộc Floria).
Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những
banner quảng cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các báo khác ở Mỹ lần lượt
mở website như Los Angeles Times, USA Today, New York Newday… Năm
1995, tờ báo Ashahi Simbun xuất hiện ở Nhật Bản. Giữa những năm 1996,
Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo mạng điện tử, châu Âu có 169 tờ báo mạng
điện tử, châu Á và Trung Đơng có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, Astralia có 20

tờ, châu Phi có 6 tờ.

7


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuter…, các
đài truyền hình như CNN, BBC…, các tờ báo như News York Times,
Washington Post… đều có tờ báo mạng điện tử của mình và coi đó là

phương tiện để phát trển cơng chúng báo chí. Số báo mạng điện tử tăng lên
một cách chóng mặt. “Cơn sốt vàng” của thời kỳ thông tin trực tuyến đã
thực sự bắt đầu tại các nước phát triển và ngày càng lấn át những “đàn anh”
trước đó như báo in, phát thanh (3)…
Báo mạng điện tử có những lợi thế vượt trội so với các loại hình báo
chí trước đó:
Thứ nhất, báo mạng điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền
tải mà báo in khơng thể có. Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi khuôn
khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thơng tin khơng giới hạn. Vì vậy,
nó có thể cung cấp một lượng thơng tin rất lớn, phong phú và chi tiết.
Ngoài ra, những thơng tin này cịn được báo mạng điện tử sâu chuỗi lại với
nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tiếp cận thông tin của độc giả.
Không những thế, thông tin trên báo mạng điện tử còn được lưu trữ
lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục, tạo thành cơ sở
dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ hai, báo mạng điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa
lý nên thơng tin được truyền tải đi khắp tồn cầu. Nó tiếp cận với độc giả
khắp mọi nơi, miễn là có dây điện thoại, có di động hay sóng vệ tinh.

8


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Ở các nước phát triển, với hạ tầng viễn thông đã phát triển, người
dân chỉ cần có một sợi dây cáp nối đến tận nhà là họ có thể có tất cả dịch
vụ trong đó, từ điện thoại, truy cập internet băng thơng rộng và xem truyền
hình, có truyền hình trực tuyến, cả truyền hình thuê bao cáp. Vì thế, báo
mạng diện tử là một phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và
trực tiếp.
Thứ ba, báo mạng điện tử đã tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất
thơng tin. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều diễn ra rất nhanh
chóng, với những thao tác hết sức đơn giản. Về lý thuyết, một người có thể
làm tất cả các bước trong công đoạn và tất cả các cơng đoạn trong q trình
sản xuất và cơng chúng đều ít tốn kém hơn các loại hình báo chí khác.
Ngồi việc đầu tư một lần cho sử dụng nhiều lần, báo mạng điện tử khơng
có trọng lượng, khơng bị tốn kém trong việc in ấn, phát hành và chỉ phát
hành trong một bản duy nhất cho tất cả độc giả. Còn độc giả chỉ cần bỏ ra
một số tiền nhỏ nhưng lại có thể chủ động tiếp nhận một lượng thông tin
gấp nhiều lần.
Thứ tư, báo mạng điện tử là sự tổng hợp của công nghệ đa phương
tiện, nghĩa là nó khơng chỉ chuyển tải văn bản, hình ảnh như báo in, mà cả
âm thanh, video như phát thanh, truyền hình và các chương trình tương tác.
Tính năng 3 trong 1 của báo mạng điện tử đang và sẽ tạo dựng được một
sức mạnh truyền thông mới.
Thứ năm, báo mạng điện tử quả đúng là nhà vô địch về tần suất và
tốc độ truyền tin. Chẳng cần phải chờ đến giờ ra báo, phát sóng, cứ khi nào
có thơng tin là báo mạng có thể đưa. Vì vậy,thơng tin trên báo mạng điện tử
được cập nhật từng giờ, từng phút, có thể tức thời và ngay lập tức. Chính vì

điều này mà báo mạng ln sống 24h/ngày và 7ngày/tuần.
Với tư cách là ông chủ của những tờ báo hàng đầu thế giới như The
Sun, The Times tại Anh và The Wall Street Journal tại Mỹ, Ruprer
Murdoch, kiêm Chủ tịch Tập đồn truyền thơng NewsCorp, cho hay
9


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Internet đã đem đến cho bạn đọc rất nhiều quyền lực. Ông nói: “Mọi người
đề muốn tự đưa ra sự lựa chọn cho riêng mình và nhờ có việc sở hữu những
chiếc máy tính cá nhân, họ tự chủ hơn trong cuộc sống hằng ngày và tất
nhiên họ sẽ tìm đọc cái gì mà họ muốn đọc hoặc những điều họ thích. Thế
giới đang thay đổi và báo in phải thích nghi được với điều đó”.
Năm 2009 là năm đen tối trong lịch sử báo in ở các nước phát triển
trên thế giới. Hàng loạt tờ báo phải đongs cửa, một số khác bị đem bán, bị
sáp nhập. Những tờ báo còn lại đều phải cắt giảm biên chế để đối phó với
sự sụt giảm quảng cáo và số lượng phát hành – hai nguồn thu chính của báo
in. Sự sụt giảm này khơng chỉ do khủng hoảng kinh tế tồn cầu, mà còn
xuất phát từ sự cạnh tranh mạnh mẽ của báo mạng.
Sự phát triển ồ ạt của báo mạng ở các nước phát triển với sức hút
mãnh liệt đối với đôc giả và quảng cáo đáng kể của báo in. Báo mạng đang
tồn tại theo một cách thức khá bất minh (nếu đứng từ góc độ pháp luật).
Cơng nghệ copy-and-paste (sao chép và dán) đã giúp nhiều cơ quan báo
mạng “ăn cắp” và sống trên lưng các đồng nhiệp báo giấy.
Trong cuộc cạnh tranh với “đứa em út” này, dường như báo in đã
mất hết sức mạnh cạnh tranh thông tin. Cũng giống như truyền hình, báo
mạng điện tử ra đời và phát triển rất sớm ở các nước phát triển ở châu Âu,
châu Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á (khác với những nước đang
phát triển, báo mạng điện tử ra đời muộn). Điều này đã tạo điều kiện thuận

lợi cho báo mạng điện tử có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài
và từng bước lấn sân các loại hình báo chí trước đó và báo in cũng là một
nạn nhân. Báo mạng ra đời và phát triển, đồng nghĩa với việc công chúng
báo chí dần thay đổi thói quen tiếp nhận thơng tin, từ đọc ngôn ngữ trên
báo giấy sang tiếp nhận thông tin trên mạng internet với nhiều giác quan
khác nhau như: thính giác, thị giác. Hệ lụy to lớn từ cuộc cạnh tranh không

10


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

cân sức này đó là, báo in ngày càng sụt giảm lượng phát hành, số trang báo,
ấn phẩm, doanh thu quảng cáo và các cơ quan báo in cũng ngày càng ít.
1.3. Thách thức lớn từ sự bùng nổ các các thiết bị đọc sách, báo cơng
nghệ cao
Các tịa soạn báo in trên thế (đặc biệt là ở những nước đang phát
triển) đang phải đối mặt với thách thức mới đó là công nghệ số, đường
truyền internet,… hầu hết các tờ báo in đang khó khăn vì chi phí in ấn, phát
hành, giá giấy tăng vọt, doanh thu quảng cáo sụt giảm cùng với đà sụt giảm
lượng phát hành. Cả một ngành đang loay hoay tìm lối thốt và cùng một
lúc, sự xuất hiện của các thiết bị đọc sách, báo điện tử như: ebook reader,
điện thoại di động, truyền hình di động, máy tính truy cập khơng dây,… dù
bất cứ nơi nào, đang làm việc ở văn phòng hay di chuyển ở trên đường, mọi
người đều có thể xem thơng qua báo mạng. Đó chính là động lực thay đổi
tập qn đọc của độc giả. Thị trường ưa chuộng của những thiết bị công
nghệ cao này là châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước phát triển – nơi
hầu bao của người dân rộng rãi.

Hiệu quả kinh tế là bài tốn giải quyết nhanh chóng sự dịch chuyển

dịch vụ và doanh thu trên các tờ báo. Nó thúc đẩy sự phát triển của báo
mạng điện tử và hạn chế phát hành báo in bởi về môi trường truy cập và chi
phí phát hành báo in. Dẫn chứng chi tiết để chứng minh cho điều này đó là
khối lượng gỗ, mực in, xăng dầu, chi phí nhà in, quản lý, chi phí đại lý phát
11


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

hành… như vậy, báo mạng điện tử sẽ tiết giảm chi phí rất lớn khi không
phải thông qua những công đoạn phức tạp và tốn kém trên mà cịn tức thì
đưa nội dung thơng tin lan tỏa nhanh trên tồn thế giới với và các cộng
đồng xa xôi nhất. Hiện nay, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng ở các nước
phát triển đã và đang nghiên cứu, ganh đua nhau “trình làng” nhiều sản
phẩm đọc trên mạng. Những tên tuổi quen thuộc với độc giả như: Kindle,
iPad, Samsung, LG, Nokia, Sony Ecrisson,… trong tương lai gần sẽ thúc
đẩy sự ra đời của hàng loạt các thiết bị ebook reader.
Theo tính tốn lạc quan nhất, ebook readers sẽ tạo ra một khoản thu
chừng 325 triệu USD mỗi năm trong những năm sắp tới, cộng thêm chừng
150 triệu USD doanh thu từ quảng cáo. Nguồn thu này do sự chuyển đổi từ
báo in sang (4).
2. Những hạn chế khách quan và chủ quan của báo in ở các nước phát
triển.
Nếu đánh giá một cách nghiêm khắc thì ngồi những mặt ưu điểm,
bản thân báo in còn tồn tại những điểm hạn chế rất lớn và khó có thể khắc
phục được do tính chất khách quan quy định:
Thứ nhất, tính thời sự của thơng tin chậm, chu kỳ xuất bản báo hiện
nay ngắn nhất là 12 giờ, trong khi tốc độ cập nhật đòi hỏi ngày càng cao.
Thứ hai, ký hiệu thông tin trên báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và
hình ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn ngữ từ khơng cao và

kỹ thuật trình bày, in ấn khơng bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn.
Thứ ba, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ
thuộc vào phương tiện vận tải, đường xá…
Thứ tư, báo in đắt hơn các ấn phẩm truyền thơng khác.
Ngồi những hạn chế có tính chất khách quan, báo in ở các nước
phát triển cịn có thêm những ngun nhân chủ quan làm cho vị thế của nó
ngày càng giảm sút trong hệ thống báo chí: Thứ nhất, xu hướng chi phối,
kiểm sốt ngày càng chặt chẽ của của tập đồn kinh tế và các thế lực chính

12


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

trị đã làm cho thông tin trở nên khô cứng và đơn điệu, thậm chí cịn sai sự
thật; thứ hai, ở các nước phát triển, loại nhật báo phát không (sống nhờ vào
quảng cáo) và phát tận nhà trước khi người ta bước ra khỏi cửa nhà vào lúc
sáng sớm ngày càng gia tăng; thứ ba là khơng ít tờ báo tự đánh mất mình
khi ngày càng đi vào ngụy tạo sự kiện (như các cơ quan báo chí “a dua”
theo chính quyền Mỹ và Anh loan tin rằng Iraq có vũ khí giết người hàng
loạt…), chuyện giật gân rẻ tiền và gần đây là sử dụng tự do báo chí của một
số tờ báo phương Tây đã xâm hại đến tự do tín ngưỡng của người Hồi giáo,
mà ít chú tâm tới việc phát huy thế mạnh của mình là tác động vào nhận
thức, lý trí, khai thác chiều sâu sự kiện và vấn đề bằng lối viết gần gũi, hấp
dẫn cũng như ít khai thác mảng đề tài bình dân, sát thực với đời sống
thường ngày của cư dân.

Sự thay đổi bạn đọc với các loại hình báo chí từ năm 2009 đến năm 2010 tại thị trường Mỹ. Ảnh: PEW

Báo cáo thường niên “Thực trạng truyền thông năm 2010” của Trung

tâm Nghiên cứu dư luận và báo chí Pew công bố hằng năm, cho biết báo
mạng ở Mỹ đã vượt báo giấy về lượng bạn đọc và doanh thu quảng cáo
trong năm 2010.
Báo cáo dựa trên các cuộc khảo sát và cho kết quả với 46% người
Mỹ được hỏi cho biết họ đọc tin tức trên báo mạng ít nhất 3 lần/tuần, trong
khi chỉ có khoảng 40% người được hỏi nói có đọc tin tức trên báo giấy và
13


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

trên các website của báo giấy đó. Doanh thu từ quảng cáo của báo mạng
cũng lần đầu tiên vượt báo giấy, đạt 25,8 tỉ USD so với mức doanh thu 22,8
tỉ USD của báo in (5).
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều tờ báo in ở các nước phát
triển trên thế giới đã bị sụt giảm số bản in nhanh chóng. Ví dụ: Le Monde
Diplomatique (Pháp) giảm 12% lượng phát hành trong năm 2004;… Ở Mỹ,
trong những năm 2000-2004, riêng ngành báo in đã có 2.000 chức vị bị hủy
bỏ, chiếm khoảng 4% chỗ làm việc. Hãng tin Reuter cũng đã công bố cắt
giảm 4.500 số nhân viên hưởng lương (6).
Từ tất cả những phân tích được đưa ra ở trên, ta chắc chắn có thể
khẳng định một điều rằng, trong thời đại bùng nổ thơng tin và đa dạng hóa
các loại hình truyền thơng, sự trỗi dậy của truyền hình, báo nạng điện tử và
hàng loạt các sản phẩm đọc sách, báo hiện đại, những thế mạnh của báo in
(điều đã tạo cho nó trở thành “ơng hồng” thơng tin) trong những nhiều thế
kỷ trước là không đủ để chống đỡ được sức mạnh số và sóng điện từ đến từ
các loại hình truyền thơng khác.

14



Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Chương II:
SỰ SỤT GIẢM VỀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO IN Ở MỘT SỐ NƯỚC CĨ NỀN CƠNG NGHỆP BÁO CHÍ
HIỆN ĐẠI
1. Sự sụt giảm các chỉ số của báo in ở Hoa Kỳ
1.1. Sự sụt giảm về doanh thu quảng cáo:
Theo Reuter, quảng cáo trên báo in ở Mỹ trong năm 2009 đã giảm tới
27%, và xuống mức thấp nhất kể từ năm 1986. Theo con số vừa công bố
ngày 24/3/2010 của Hiệp hội Báo in Mỹ, các nhật báo nước này chỉ bán
được 27,6 tỷ USD tiền quảng cáo trong năm 2009, bao gồm cả doanh thu từ
báo in và từ phiên bản trên Internet. Con số này giảm rất nhiều so với mức
37,8 tỷ USD năm trước đó. Tình hình cịn tồi tệ hơn nếu điều chỉnh theo
lạm phát. Doanh số 27 tỷ mà các báo thu được trong năm 1986 tương
đương với gần 53 tỷ USD theo thời giá hiện nay.
Mọi chuyện có vẻ khả quan hơn vào cuối năm 2009, làm dấy lên hy
vọng rằng có thể thời điểm tồi tệ nhất đã qua. Doanh thu quảng cáo trong 3
tháng cuối chỉ giảm 24% so với cùng kỳ năm trước (2008), xuống còn 7,7
tỷ USD, là mức thấp nhất theo quý ít nhất kể trong năm qua. Ngay cả
nguồn thu quảng cáo từ website của các báo – vốn còn nhỏ nhưng tăng ổn
định – cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái. Doanh thu quảng cáo trên mạng
giảm dần 12% xuống còn 2,7 tỷ USD trong năm ngoái, trong khi năm 2008
chỉ giảm 2%.
Đau đớn nhất với nhật báo là sự sụt giảm về quảng cáo rao vặt –
nguồnn thu quan trọng nhưng khơng thể níu kéo trước sự cạnh tranh của
các trang web chấp nhận chi phí cực rẻ hoặc thậm chí miễn phí như
Craiglist. Quảng cáo rao vặt vốn chỉ chiếm 40% tổng doanh thu quảng cáo
trên báo in nhưng chỉ cịn khoảng 22% mà thơi (7).

1.2. Sự sụt giảm về số lượng phát hành:

15


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Theo dữ liệu từ TNS Media Intelligence (một công ty chuyên nghiên
cứu lĩnh vực truyền thông của Mỹ), lượng tiêu thụ báo chí giảm 22,8%
trong suốt quý III năm 2009. Sự sụt giảm này tiếp nối một cuộc suy thoái
với tỷ lệ 11.8% trong suốt năm 2008, Đến năm 2010, lượng phát hành báo
giấy tiếp tục giảm, cụ thể nhật báo giảm 5% và báo ra ngày chủ nhật giảm
4,5%; số lượng phát hành tuần báo tại giảm trung bình 2,6%/tháng. Về
nhân sự, trong năm qua, các tòa soạn báo giấy tại Mỹ phải liên tục cắt giảm
lao động, sa thải từ 1.100-1.500 nhân viên và khơng có nhà dự báo nào dự
đốn sẽ có một sự tăng trưởng hàng năm cho ít nhất là đến năm 2014 (8).

Năm 2008, 5 tờ báo lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành.
New York Times giảm 3.6%, Los Angeles Times giảm 5.2%, Daily News
giảm 7.2%, New York Post giảm 6.3%, Washington Post giảm 1.9%.
1.3. Sự sụt giảm về tổng doanh thu
Trong suốt 4 năm từ 2005 đến năm 2009, doanh thu của báo in Mỹ
đã giảm hơn 10 tỷ USD, từ mức 49.4 tỷ năm 2005- một mức rất cao. Một
phần của sự sụt giảm này là do mất đi một lượng quảng cáo rất lớn. Người
lao động chủ yếu tìm việc làm trên mạng.
Mới đầu, một số tờ báo nghĩ rằng thơng qua web, thì họ có thể bù
đắp cho việc số lượng báo in tiêu thụ của họ sụt giảm, với sự tăng trưởng ở

16



Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

mức trung bình hai chữ số phần trăm trong nửa đầu của thập kỷ này. Nhưng
thậm chí vào năm ngối các tờ báo mạng cũng sụt giảm do phải chịu sự
cạnh tranh của các tờ báo mạng địa phương khác.
1.4. Sự sụt giảm các cơ quan báo chí Mỹ:
Năm 2008 chứng kiến nhiều vụ phá sản của báo chí Mỹ như các tập
đoàn Tribune Company, Philadelphia Newspapers, Journal Register …
Năm 2009, các tờ báo lớn của thủ đô Washington ngừng phát hành
như Rocky Mountain News và Seattle Post-Intelligencer,… Năm 2010
nhiều tờ báo chuyển hoạt động kinh doanh của mình từ lĩnh vực báo in
sang phát hành các ấn phẩm trên mạng, như Christian Science Monitor và
Ann Arbor News, nhưng những tờ báo đang phải đối mặt với nguy cơ
ngừng phát hành sẽ tập trung vào khu vực thành phố và các tờ nhật báo (8).
2. Sự sụt giảm các chỉ số của báo in ở Đức
Nằm trong xu hướng sụt giảm của báo in ở các nước phát triển,
ngành báo in ở Đức hiện đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh sinh tồn khi
thơng tin miễn phí từ báo mạng đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, thị
trường quảng cáo sụt giảm mạnh và độc giả trẻ tuổi hầu như khơng cịn
mua báo hàng ngày.
Cuộc thăm dị dư luận do báo Nam Đức (Sueddeutsche Zeitung) vừa
công bố, cho biết chỉ có 4% thanh niên Đức dưới 20 tuổi có thói quen đọc
báo mỗi ngày. Theo thống kê, báo in ở Đức trong thập niên qua đã mất đi
1/5 số lượng người đặt mua dài hạn.
Trong khi đó, cuộc suy thối kinh tế hiện nay khiến doanh thu từ
quảng cáo sụt giảm mạnh, nhân sách của các tờ báo trở nên eo hẹp hơn;
phóng viên ít và số trang in giảm khiến một số tờ báo phải lược bớt nội
dung và chất luuwọng bị giảm sút, dẫn tới tình trạng độc giả thường xuyên
rời bỏ tờ báo.


17


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Cuối tháng 7 vừa qua, một số nhà in hàng đầu ở Đức như Gruner &
Jahr và Axel Springger đã thông báo cắt giảm giờ làm của nhiều nhân viên,
trong khi một số tạp chí như Vanity Fair, Amica và Tomorrow chọn giải
pháp đóng cửa.
Tờ Tồn cảnh Tây Đức (Westdeutsche Allgemeine Zeitung), tờ báo
lớn nhất Đức cũng phải sa thải 250 nhân viên và đóng cửa 2 văn phịng địa
phương. Tổng biên tập tờ Thời báo tài chính (Đức), ơng Stefan Klusman
cịn dự báo rằng, các tờ nhật báo sẽ bị I-phone “bức tử” chỉ trong vòng 5 –
10 năm tới.
Tuy nhiên, ông Bernd Ziesemer của tờ Handelsblatt- tờ báo chuyên
viết về lĩnh vực kinh doanh ở Đức và hiện đã có trang web riêng, cho rằng
dù đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí khác, nhưng báo in vẫn cịn hy vọng
vì những trang web phổ biến nhất hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn thông
tin từ báo in, đài phát thanh (9).
3. Sự sụt giảm báo in ở Nhật Bản
Dù có một mơi trường phát triển lý tưởng, ngành báo in Nhật Bản
cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh quyết liệt từ đối thủ báo điện tử. Hiện
tại, khi báo điện tử đang chiếm thế thượng phong so với báo in truyền
thống thì mối các đe dọa tiềm tàng cũng dần xuất hiện trước mắt các nhà
làm báo Nhật Bản. Mối đe dọa đầu tiên thể hiện thông qua các nguồn thu từ
quảng cáo bị giảm xuống, tới 42%, trong thập kỷ vừa qua, và có xu hướng
giảm mạnh hơn do ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn cầu tác động lên nền
kinh tế Nhật Bản. Lượng phát hành báo in đã giảm 6% trong 10 năm cho
tới năm 2009 (10).

“Ngành báo in Nhật Bản đang bước vào thời kỳ q độ và cũng gặp
khó khăn. Hiện tượng này khơng chỉ xảy ra tại Nhật mà đang diễn ra tại
nhiều nước trên thế giới”. Đây là nhận định của Giáo sư Yamada Hiroshi,
18


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

nhà báo kỳ cựu của báo Yomiuri và hiện đang là giảng viên của Đại học
Kaetsu và Đại học Thông tin Tokyo. Trong cuộc trị chuyện với đồn nhà
báo Việt Nam, ơng cho rằng báo chí Nhật đang gặp phải sự cạnh tranh gay
gắt từ hệ thống báo mạng và các trang mạng xã hội. Xu hướng chung của
giới chính trị gia Nhật hiện nay thích chia sẻ thơng tin trên blog cá nhân,
các trang mạng xã hội nhiều hơn là trả lời phỏng vấn báo chí. Ngồi giới
chính trị gia, các ngôi sao Nhật Bản cũng chuyển sang xu hướng dùng
mạng xã hội. Giới báo chí Nhật phải cập nhật những trang web này để lấy
thông tin và tư liệu cho các bài phỏng vấn.
Theo Hiệp hội Báo chí Nhật Bản, năm 2010 là năm có số báo bình
qn bị sụt giảm, mỗi hộ chỉ đọc 1 tờ báo/ngày, so với năm 1980 hơn 1 tờ
báo/ngày (1,29). Doanh thu quảng cáo từ báo in cũng sụt giảm từ năm
2009, với 5,9 ngàn tỷ yen so với năm 2008 là 6,6 ngàn tỷ yen. Dĩ nhiên,
doanh thu quảng cáo từ internet lại gia tăng nhanh. Người Nhật đang ngày
càng ưa chuộng đọc thông tin trên internet nhiều hơn. Đứng trước những
thách thức này, các tờ báo của Nhật đang đề ra nhiều biện pháp để cơ cấu
lại mơ hình tịa soạn, trong đó có cả biện pháp cắt giảm phát hành báo
chiều (mơ hình xuất bản báo phổ biến tại Nhật). 3 tờ báo lớn của Nhật là
Nikei, Yomiuri và Sankei đang bắt tay để cùng hỗ trợ thông tin trên
internet, cạnh tranh với hệ thống báo điện tử (11).
4. Sự sụt giảm các chỉ số của báo in ở Anh
Theo thống kê, trong năm 2009 số báo bán ra của 11 tờ nhật báo lớn

nhất nước Anh đã giảm 5,75% xuống còn 10,3 triệu bản một ngày. Số bản
in của báo Độc lập của Anh đã giảm từ 250 nghìn ba năm trước xuống cịn
183 nghìn tờ. Với những tờ báo lớn khác, tình hình cũng tương tự. Sự sụt
giảm doanh số của các tờ nhật báo xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt của

19


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

báo mạng, và một phần do độc giả ngày càng dành ít thời gian để đọc báo
(12)

.
Một nhân vật cao cấp trong ngành báo chí Anh Quốc cảnh báo nước

này sẽ chứng kiến "cái chết của báo chí" nếu người ta khơng sớm thay đổi
các quy định về việc sáp nhập truyền thông. Trinity Mirror, công ty xuất
bản các tờ The Daily Mirror, The Daily Record, The People cùng với 150
tờ báo địa phương khác, đã phải đóng cửa và tái cơ cấu các văn phòng khu
vực trên khắp nước Anh do doanh thu từ quảng cáo sụt giảm. Theo phóng
viên BBC, Nick Higham, người chủ tọa hội thảo tại Thư viện Anh Quốc
(British Library) ở London, khoảng 60 tờ báo địa phương của Anh đã đóng
cửa trong vịng một năm qua (13).
5. Sự sụt giảm báo in tại Pháp
Tại Pháp, dù được đỡ đầu bởi vị tổng thống được mệnh danh là
“tổng thống truyền hình”, ngành báo chí vẫn liên tiếp đi hết từ khủng hoảng
này sang khủng hoảng khác. Năm 2009, tổng lượng phát hành các tờ báo
quốc gia hiện ở mức gần 7 triệu bản, con số này chỉ bằng 1/2 so với Anh và
1/3 so với Đức. Doanh thu của các tờ báo hàng đầu như Le Monde,

Libération hay Le Figaro chỉ còn bằng hơn một nửa so với thời kỳ trước
khi khủng hoảng kinh tế nổ ra.
Theo các số liệu vừa được công bố, nhật báo quy mơ tồn quốc bán
chạy nhất là Le Monde đã bị giảm 4,1% và số phát hành chỉ còn 330.768
bản. Đứng ngay sau về mức độ sụt giảm là tờ nhật báo theo quan điểm bảo
thủ Le Figaro (3,1%, 329.721 bản). Tờ cánh tả Liberation và France-Soir
cũng chịu chung số phận.
Báo chí đã thử nhiều biện pháp để ngăn chặn sự sụt giảm gần như
không phanh về lượng độc giả. Hiện nay, Pháp đang thúc đẩy sự tăng
trưởng theo cách: phát hành báo chí miễn phí cho các độc giả trẻ nhằm nỗ
lực biến họ thành khách hàng thường xuyên. Chính phủ nước này đã đưa ra
những kế hoạch chi tiết về một dự án có tên gọi: “Báo miễn phí của tôi”.
20


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Theo dự án này, những thanh niên tuổi từ 18 đến 24 sẽ được cung cấp miễn
phí tờ báo do chính họ lựa chọn trong vòng một năm. Dự án là một trong
những biện pháp được chính phủ cơng bố vào mùa đơng năm ngối, bao
gồm cả các khoản trợ cấp tài chính trực tiếp sau khi một nghiên cứu về các
vấn đề mà ngành báo chí phải đối mặt được cơng bố.Trong khi báo in ở gần
như ở khắp mọi nơi trên thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng và tổn
thương do quảng cáo sụt giảm và sự từ giã của độc giả để đến với mạng
internet, báo chí Pháp cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Theo Hiệp hội
báo chí và xuất bản quốc tế tại Paris, chỉ có khoảng một nửa số báo trên
đơn vị đầu người được bán ra ở Anh và Đức. Có khoảng 60 ấn phẩm tham
gia dự án mới này. Ngoài các tờ báo như Le Monde và Le Figaro cịn có
nhiều các tờ báo địa phương và cả tờ International Herald Tribune, ấn bản
toàn cầu của tờ The New York Timesn (14).


Chương III:
SỰ SỤT GIẢM CÁC CHỈ SỐ BÁO IN CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN
BÁO CHÍ LỚN
1. Sự sụt giảm của New York Time
Ngày 19/10/2010, công ty sở hữu báo New York Time cho hay doanh
thu quý ba của họ đã sụt giảm bởi tổn thất từ quảng cáo. Tổng lợi nhuận
của nó đã giảm 2,7% - từ 569,5 triệu USD xuống còn 554,3 triệu USD so
21


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

với cùng kỳ năm trước (2009). Hiện tại, trong khi doanh thu quảng cáo kỹ
thuật số tăng 15% (78,3 triệu USD) thì lượng bán hàng trên báo in của nó
lại trượt dốc gần 6% còn khoảng 209 triệu USD. Lợi nhuận phát hành cũng
giảm 5% còn 229,1 triệu USD. Trước bối cảnh khó khăn, tờ New York
Times cũng vừa cho biết sẽ cắt giảm 100 nhân sự của phòng tin tức.
New York Times tiết lộ tờ báo này đang tiến xa hơn trong một kế
hoạch bán bớt quyền lợi của báo trong nhóm sở hữu đội bóng chày Boston
Red Sox. Ngày 14 tháng 10 vừa qua, New York Times tuyên bố báo này
đang thảo luận kế hoạch bán tờ báo Boston Globe mà họ mua lại từ năm
1993 với giá 1,1 tỷ USD.
Trong quý III/2009, New York Times lỗ ròng 35,6 triệu USD, tương
đương 25 xu/cổ phiếu. Tình hình này có vẻ khả quan hơn hồi năm ngoái
khi tờ này phải gánh khoản lỗ lên đến 106,3 triệu USD, tương đương 74
xu/cổ phiếu. Lợi nhuận của New York Times trong quý III đạt 16 xu/cổ
phiếu, tăng 5 xu so với hồi năm ngối (14).
Tập đồn này cũng đã tiến hành biện pháp tăng giá bán báo, điều đó
góp phần vào 6,7% doanh thu phát hành. Cũng như nhiều tờ báo khác của

Mỹ, tờ New York Times đang nỗ lực chống lại sự sụt giảm doanh thu khi
ngày càng nhiều độc giả chuyển sang đọc tin tức miễn phí của báo trên
mạng và tình trạng cắt giảm ngân sách quảng cáodo suy thối.
Tập đoàn New York Times đã tiến hành cắt giảm chi phí để có thể
chống đỡ với tình trạng doanh thu sụt giảm. Tập đoàn này dự báo sẽ tiết
kiệm được 475 triệu USD chi phí điều hành. Ngồi ra, tập đoàn này cũng
cắt giảm nhân viên và lương bổng. Cuối tháng 9, số lượng nhân viên của
tập đoàn đã giảm xuống 20% so với năm ngoái.
22


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

2. Sự sụt giảm của Washington Post
Trong quý I năm 2009, chủ sở hữu của tờ Washington Post, hãng bị
thua lỗ thực gần 20 triệu USD. Nguyên nhân là do thu nhập từ quảng cáo
trên báo in sụt giảm hơn 30%, doanh thu từ báo giấy và báo điện tử cũng
giảm mạnh.

Cụ thể, công ty này lỗ gần 19,5 triệu USD, tương đương mỗi cổ
phiếu mất thêm 2,04 USD. Trong quý I năm 2008 đã đạt lãi ròng 39,3 triệu
USD. Đây là lần thứ 2 trong thừoi gian chưa đầy một năm qua, hoạt động
kinh doanh của công ty này bị sụt gaimr. Lần trước đó là q II năm 2008.
Theo cơng ty Washington Post, 3 tháng đầu năm 2009, doanh thu từ
dịch vụ quảng cáo trên báo in đã giảm 33%, còn 74,3 triệu USD. Nguồn
thu từ báo điện tử giảm 8%, xuống còn 22 triệu USD. Doanh thu từ phát
hành báo in giảm tới 22%, còn 160,9 triệu USD. Kết quả kinh doanh trên
của Washington Post được công bố trong tình hình ngành báo chí Mỹ đang
chao đảo do suy thoái kinh tế. Nhiều tờ báo lớn tuyên bố phá sản sau khi
thực hiện các biện pháp cắt giảm nhân công, tăng kỳ không đạt hiệu quả (15).


23


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

24


Tiểu luận mơn Lịch sử báo chí thế giới

Chương IV:
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA BÁO IN TRONG
THỜI ĐẠI BÙNG NỔ THÔNG TIN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Khai thác triệt để thế mạnh cạnh tranh, cao chất lượng thơng tin
của loại hình báo in
Trong thời đại bùng nổ các loại hình truyền thơng, cái hay của báo
chí là ở mỗi loại hình báo chí mới ra đời, có lợi thế hơn, có sự cạnh tranh
với các loại hình cũ nhưng khơng loại hình nào có thể triệt tiêu được loại
hình nào. Phát thanh ra đời thì tưởng rằng báo in suy giảm nhưng thực tế là
báo in vẫn phát triển. Khi truyền hình ra đời tưởng rằng sẽ gây cản trợ đối
với phát thanh và báo in nhưng 2 loại hình này vẫn tìm ra được hướng đi
riêng. Và cho đến khi báo điện tử ra đời, ban đầu chúng ta cảm thấy như
loại hình báo chí này đã tác động lớn đến cả 3 loại hình báo chí ra đời trước
đó. Nhưng có thể khẳng định rằng, báo in vẫn là loại hình báo chí nền tảng
để phát triển các loại hình báo chí khác. Vấn đề là ở chỗ, báo in phải tìm
cho mình một lối đi phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Cách tốt nhất để báo in tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt này là phải khai thác mọi ưu thế của mình. Báo in phải đi sâu vào
thơng tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách

hệ thống, sâu sắc với độc chính xác cao. Báo in chỉ tác động vào thị giác
của con người, do đó có lợi thế thu phục lý trí, tình cảm con người bằng
tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận điểm,
luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực. Ở những thể loại báo chí khác, do
nhiều lý do khác nhau, những thông tin về lý luận, tư duy trừu tượng rất
hạn chế. Nhưng, với báo in, đây chính là thế mạnh giúp nó ln ln tồn tại
và không bao giờ bị triệt tiêu bởi các loại hình báo chí khác.

25


×