Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích xu hướng vận động và phát triển của báo yen le

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.21 KB, 21 trang )

Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

0/21

TIỂU LUẬN
MƠN: CÁC CHUYÊN ĐỀ BÁO CHÍ
Đề tài:
PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO
PHÁT THANH. TRONG CÁC XU HƯỚNG ĐÓ, NHÀ BÁO PHÁT
THANH CẦN PHẢI CHUẨN BỊ NHỮNG KĨ NĂNG PHẨM CHẤT GÌ?

0


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

1/21

I. Mở đầu
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện
tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức
của con người. Một khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, trình
độ dân trí ngày càng tăng, thì báo chí cũng phải vươn lên những tầm cao mới, nhằm
phục vụ những nhu cầu mới, đa dạng của công chúng.
Cuộc cách mạng của công nghệ kỹ thuật số và sự bùng phát mạnh mẽ của
mạng thơng tin tồn cầu Interrnet đem đến những cơ hội và thách thức cho
các loại hình báo chí; buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại
của các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và kể cả truyền
hình. Để tồn tại, tất cả phải cạnh tranh; để cạnh tranh, tất cả cần phải vận
động, đổi mới để thích nghi với hồn cảnh, điều kiện và thu hút cơng chúng
về phía mình. Riêng với báo phát thanh ở Việt Nam - một loại hình báo chí


vốn đang chịu nhiều sức ép trong mấy thập kỷ vừa qua thì vấn đề này lại càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhìn nhận rõ áp lực này, phát thanh Việt Nam đã có mục tiêu dài hạn với
những biến đổi, sáng tạo nhằm thu hút công chúng từ nội dung đến hình thức
và cách thức tác nghiệp; đến gần hơn với cách thức làm báo phát thanh hiện
đại trên thế giới.
Phân tích các xu hướng vận động và phát triển của báo phát thanh cũng là
cách làm hữu ích giúp xác định rõ hướng đi cho phát thanh hiện đại; khắc
phục hạn chế và phát huy ưu thế của phát thanh trong truyền thông đại chúng.
Tuy nhiên, vẫn là chưa đủ nếu khơng nhắc tới vai trị của người làm báo
phát thanh trong sự phát triển chung của ngành. Để phát thanh phát triển đúng
hướng, biến đổi có hiệu quả, địi hỏi mỗi nhà báo phát thanh phải trang bị
những kỹ năng, phẩm chất để "sống cùng nghề".
Bài tiểu luận này xin làm rõ hơn về những xu hướng vận động và phát
triển của báo phát thanh cũng như những phẩm chất, kỹ năng của các nhà báo
phát thanh để bắt kịp các xu hướng phát triển đó.
1


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

2/21

II. Nội dung
A. Phát thanh trong bối cảnh mới
Theo quan niệm truyền thống, báo phát thanh là loại hình báo chí sử dụng
kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh để truyền đến công chúng
ngôn ngữ âm thanh trực tiếp tác động vào thính giác.
Phát thanh hiện đang được coi là loại hình truyền thơng hiện đại và có sức
ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội, có được một lượng thính giả rộng rãi. Phát

thanh hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ cùng các loại hình truyền thơng khác
như báo mạng điện tử, truyền hình...
Tuy ra đời muộn hơn so với báo in song phát thanh có những bước phát
triển nhanh chóng đáng kinh ngạc. Từ việc xuất hiện manh mún ban đầu khi
mà Alexandre phát minh ra ăngten vô tuyến điện năm 1895. Trải qua những
bước mày mị, tìm kiếm ứng dụng thì đến năm 1913 phát thanh chính thức
góp mặt trên thế giới truyền thông bằng sự kiện là những buổi phát ca nhạc
của đài Lacken (Bỉ).
Sau đó trong chiến tranh thế giới lần I, phát thanh được sử dụng rộng rãi
trong công tác truyền tin. Rồi một loạt các đài phát thanh ra đời đánh dấu sự
phát triển mạnh mẽ của phát thanh trên toàn thế giới. Cho đến nay thì phát
thanh đã có mặt tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Ngoài việc sử dụng các cách làm truyền thống thì phát thanh cịn bắt đầu
ứng dụng cơng nghệ cao vào q trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ công chúng.
Với ưu thế là gọn nhẹ, chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là cơng chúng
có thể theo dõi các chương trình phát thanh nên phát thanh đã trở nên quen
thuộc trong cuộc sống bận rộn. Mỗi sáng, trên đường đi làm, trong oto, khán
giả có thể nghe tin tức, tình hình giao thông; khi làm việc nhà, các bà nội trợ
cũng có thể nghe các chương trình phát thanh hữu ích...
Các đài phát thanh quốc tế và trong nước đang tích cực thay đổi để đáp
ứng công chúng. Trong xu thế cạnh tranh giữa các loại hình báo chí, phát
thanh cũng đang tìm lối đi cho mình.
2


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

3/21


B. Những xu hướng vận động và phát triển của phát thanh hiện đại
Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của
phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các
chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu
của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền
tảng của cơng nghệ, kỹ thuật mới mà cịn địi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được
chất lượng nội dung và hình thức mới, qua đó có thể hình thành công chúng
mới…
1. Phát triển công nghệ phát thanh
Phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là yếu tố
quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất
chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất theo phương
thức mới nhưng nếu khơng có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện đại
cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử dụng một
cách tồn diện khơng chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các thiết
bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà cịn cả trong q trình
truyền dẫn thơng tin (vệ tinh, mạng interrnet…), các thiết bị thu phát đầu cuối
(radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.).
Để phát triển rộng thì khơng thể thiếu yếu tố này, vì một đài phát thanh
mạnh khơng thể có diện phủ sóng hẹp, chất lượng âm thanh kém, sự chuyển
tải thông tin hay bị gián đoạn...
Như truyền hình, phát thanh cũng đang từng bước chuyển đổi hình thức
phát sóng từ dạng Analog sang hình thức kỹ thuật số và đầu tư trang bị các
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Phát thanh hiện đại sẽ ứng dụng kỹ thuật số
vào tất cả các khâu, các công đoạn; từ việc trang bị các phương tiện tác
nghiệp cho phóng viên, đến việc xử lý, dựng các tác phẩm hồn chỉnh, hay
truyền phát sóng...

3



Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

4/21

Thiết bị ký thuật của một phòng thu âm hiện đại
Khi nguồn thu thập thông tin tốt, khả năng xử lý thông tin, khả năng
truyền dẫn tốt thì chắc chắn sẽ tạo ra một chương trình phát thanh tốt. Hiện
nay, phát thanh kỹ thuật số ra đời đang mở ra cho phát thanh một tương lai
mới, đó là: chất lượng âm thanh tốt như CD. Khơng có nhiễu, giao thoa, hay
sự cản trở bởi các yếu tố tự nhiên. Khi được sử dụng một cách đồng bộ, sẽ tạo
chất lượng phát sóng rất cao với các loại hình khác như PT-TH, PT- Điện tử.
Trong thực tế thì khơng chỉ riêng phát thanh mà báo in và truyền hình
cũng đang tận dụng tối đa công nghệ và kỹ thuật mới (kỹ thuật số, mạng
interrnet…) để hiện đại hóa chính mình nhằm tiếp tục thích ứng và phát huy
sức mạnh trong bối cảnh mới. Riêng với loại hình phát thanh, các phương
thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh có hình, phát
thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực sự là một
cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới tồn diện trong nỗ lực thích ứng để tồn
tại, phát triển.
Cũng nhờ các trang thiết bị hiện đại và sức mạnh của Internet, công chúng
của phát thanh hiện đại khơng chỉ nghe mà cịn có thể nhìn (phát thanh có
4


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

5/21

hình), khơng chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một

cách chủ động (phát thanh trên mạng); khơng chỉ tiếp nhận thơng tin một
chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát
thanh tương tác, phát thanh thực tế...).
Với một chiếc máy radio nhỏ gọn, có giá từ vài chục ngàn, thính giả có
thể nghe và mang theo tới bất kì đâu như đi du lịch, đi công tác, trên tàu xe…
Đó là thế mạnh về giá cả và sự tiện dụng. Trong khi đó để trang bị mộtchiếc
tivi bỏ túi hoặc muốn xem các chương trình truyền hình qua điện thoại di
động thì phí dịch vụ lại rất cao. Trong điều kiện mất điện, tivi hầu như bị tê
liệt, còn với chiếc máy radio người sử dụng có thể nghe bằng pin. Đó là
những ưu điểm mà ai cũng có thể thấy ở khía cạnh thiết bị và cơng nghệ. Thế
nên, xu hướng mới của công nghệ phát thanh trong tương lai sẽ là những
chiếc radio nhỏ gọn hơn, tích hợp nhiều tính năng. Âm thanh trong khi phát
sóng được chăm chút hơn, âm thanh mang tính nền của thơng tin, giúp thính
giả nghe rõ ràng và tạo được sức hấp dẫn, mới mẻ hơn, không gây nhàm chán.
Về phương thức truyền dẫn phát sóng, sóng phát thanh điều chế AM (như:
sóng ngắn SW, sóng trung MW) và FM (sóng cực ngắn). Sử dụng công nghệ
Analog (MW, SW), PCM (MW, SW, FM) và Digital như: DAB,DRM, DMB.
Ở Việt Nam đang thử nghiệm công nghệ DRM nhằm tiết kiệm tần số, nâng
cao chất lượng phát thanh để thính giả có thể thu được cả Analog và Digital.
2. Thay đổi hình thức
2.1. Phát thanh theo format
Phát thanh theo format là phong cách làm phát thanh, truyền hình khơng
mới, đặc trưng và rất phổ biến ở tất cả các nước hiện nay. Đó là các chương
trình phát thanh được làm theo khung kịch bản cho trước, chỉ khác nhau về
nội dung đề tài cần đề cập. Đây là một cách phát thanh đơn giản nhưng rất dễ
gây nhàm chán nếu không thay đổi nội dung, khung chương trình một cách
linh hoạt. Tuy nhiên, khi chương trình đã có chỗ đứng trong lịng cơng chúng
thì đây như một "điểm hẹn" để họ chờ đón nghe. Mặt khác, phát thanh theo
5



Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

6/21

format cũng tạo sự ổn định, tránh những rủi ro trong quá trình sáng tạo tác
phẩm phát thanh. Bởi thế đây vẫn là một xu hướng được sử dụng phổ biến tại
các đài phát thanh. Có thể kể tên một số chương trình phát thanh đã quen
thuộc với thính giả như: "Nơng nghiệp và nơng thơn" (vov1), "Khơng gian
số" (vov1), "Gia đình và xã hội" (vov2)...
Để làm nên một chương trình phát thanh theo format thì yêu cầu đầu tiên
là người làm phát thanh phải tạo ra được một khung chương trình chuẩn cố
định, hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu chung. Sau đó là đi tìm tư liệu, đề tài để
lắp ghép vào khung kịch bản đó và thực hiện thành các chương trình phát
thanh. Nhà báo phát thanh cần chủ động khai thác các vấn đề, phát hiện đề tài,
thay đổi cách thể hiện phù hợp để thổi làn gió mới cho chương trình, tránh sự
khơ khan, nhàm chán khi chương trình đến với cơng chúng.
2.2. Phát thanh theo u cầu hoặc phát thanh tương tác
Mọi tác phẩm báo chí luôn phát sinh từ nhu cầu thông tin của công chúng,
bởi vậy báo chí cần sự phản hồi và tương tác với cơng chúng. Thế nên việc
tạo ra chương trình phát thanh theo yêu cầu là rất cần thiết để tạo nên sự gần
gũi, thân mật với người nghe đài, nhằm nắm bắt nhu cầu công chúng.
Phát thanh theo yêu cầu là chương trình thu nhận những ý kiến, thư từ của
cơng chúng để từ đó tổng hợp lại và làm nên chương trình phát thanh. Hiện
nay, đa phần những chương trình phát thanh theo yêu cầu thường là các
chương trình ca nhạc. Trong những chương trình này, thính giả gửi thư yêu
cầu bài hát, đài phát thanh sẽ thực hiện cho đăng phát bài hát đó. Hoặc
chương trình phát thanh có sự tương tác với thính giả qua điện thoại (phoneins), thính giả gọi điện đến chương trình đưa ra những ý kiến thắc mắc, giao
lưu hay nói về một vấn đề nào đấy… Những chương trình như vậy thường thu
hút một lượng thính giả đơng đảo bởi sự hấp dẫn, ngẫu hứng của người tham

gia. Hơn nữa qua những chương trình như thế, họ sẽ tìm được sự đồng cảm,
những thắc mắc hay ý kiến chung mà họ cũng đang quan tâm. Có thể kể đến
một số chương trình như: "Qùa tặng âm nhạc" (vov3), "Thư yêu cầu thính
6


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

7/21

giả" (vov3), "Bàn tròn âm nhạc" (vov3), "Chuyên gia của bạn" (vov1), "Ca
nhạc quốc tế theo yêu cầu" (vov2)...
Đặc biệt, có thể thấy rõ nhất hình thức phát thanh này trên VOV Giao
thơng, tần số 91 MHz. Chương trình cập nhật liên tục về tình hình giao thơng
tại các tuyến đường trên địa bàn Hà Nội. Các thơng tin này có thể do phóng
viên cung cấp hoặc bạn nghe đài gọi điện phản ánh. Xen kẽ các thông tin giao
thông là các yêu cầu ca nhạc, các trị chơi lơi cuốn, thu hút sự tham gia trực
tiếp của thính giả bằng cách nhắn tin, gọi điện đến chương trình... Có thể nói
đây là bước đột phá lớn của phát thanh nước nhà, với sự đầu tư về trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại, phương thức tác nghiệp, xây dựng các chương trình mới
mẻ. VOV giao thơng cân bằng kết cấu chương trình: vừa thông tin chỉ dẫn;
vừa tuyên truyền phổ biến, tác động tới ý thức của người nghe; vừa là diễn
đàn để chia sẻ thơng tin về giao thơng...

Phóng viên VOV Giao thơng tác nghiệp trong phịng kỹ thuật và ở hiện trường

VOV giao thông hiện nay không đơn thuần là một chương trình phát
thanh mà là một kênh phát thanh chuyên biệt với thời lượng 24/24h mỗi ngày,
nghĩa là ở một quy mơ hồn tồn khác.
Với những chương trình phát thanh theo yêu cầu hoặc phát thanh tương

tác, đòi hỏi những nhà báo, biên tập viên, và người dẫn có khả năng dẫn dắt,
tạo khơng khí, kết nối thính giả với chương trình, xử lý các tình huống nhanh
7


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

8/21

nhạy, khéo léo. Khơng những thế, trở lại ví dụ về kênh giao thông VOV Giao
thông, ở đây, các nhà báo cũng cần phải cơ động, chủ động tác nghiệp để đem
lại những thơng tin hữu ích cho thính giả; việc quan sát, bình luận, đánh giá
tình hình giao thơng cũng cần nhanh nhạy, chuẩn xác và đặc biệt là cần sử
dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật để truyền thông tin nhanh chóng
nhất.
2.3. Phát thanh trực tiếp
Phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là cơng nghệ sản xuất chương trình
phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến
người nghe những thơng tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu
hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình.
Đây là một hình thức khá mới mẻ và khơng dễ khi thực hiện, đặc biệt rất
dễ xảy ra sai sót khi thực hiện khơng đầy đủ hoặc khơng có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng. Tuy nhiên, một chương trình phát thanh trực tiếp sẽ tạo được tính chất
gần gũi, sinh động do độ xác tín cao của thơng tin nên sẽ tạo được sự hấp dẫn
và được đông đảo khán giả ủng hộ.
Hình thức phát thanh trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện nóng
được cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thơng tin dân chủ hơn, đời
sống hơn, tiếng nói của người dân được đến với diễn đàn phát thanh dễ dàng
hơn.
Nếu trước đây, cách làm chỉ là phát băng một chiều, thì nay, với hình thức

phát thanh trực tiếp, thính giả có thể đặt câu hỏi từ những thắc mắc về nông
nghiệp, y học, tình u, hơn nhân - gia đình, chế độ chính sách, yêu cầu ca
nhạc; giao lưu với các khách mời là những nghệ sĩ, chuyên gia, nhà quản lý
đến việc phản ánh những sự kiện, hiện tượng tốt và xấu trong đời sống…
Thế nhưng, hình thức phát thanh trực tiếp địi hỏi người làm phải có trình
độ chun mơn cao, khả năng ứng biến nhanh nhạy và có cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phù hợp. Trong một chương trình phát sóng trực tiếp, chỉ một sai sót nhỏ
thơi cũng có thể gây nên những hậu quả khơn lường, khó có thể khắc phục
8


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

9/21

được. Bởi thế, cần sự phối hợp nhịp nhàng, nghiêm túc và kỷ luật của ekip
thực hiện; yêu cầu khả năng phối kết hợp, làm việc nhóm của nhà báo phát
thanh.
Tại Việt Nam, phát thanh trực tiếp vẫn còn là một phương thức mới mẻ,
được thực hiện theo phong cách mở với sự hợp tác đào tạo của Thụy Điển,
Pháp, Úc, Hà Lan...
Một số chương trình phát thanh trực tiếp đã ghi dấu ấn trong lịng cơng
chúng có thể kể ra như: "Cửa sổ tình u" (vov2), các chương trình tường
thuật bóng đá trực tiếp, tường thuật trực tiếp các phiên họp Quốc hội, "Hot
Radio" (vov3)...
2.4. Phát thanh trên Internet
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra những cơ hội kinh doanh đa
dịch vụ truyền thông mới... Một trong những ứng dụng nổi bật xu hướng hội
tụ là dịch vụ phát thanh truyền hình trực tuyến, truyền hình tương tác cung
cấp video theo yêu cầu (VOD) trên mạng.

Hiện nay, phát thanh hoạt động trên Internet được đánh giá cao do khơng
địi hỏi đăng ký băng tần, thiết lập các đài phát thanh và bộ truyền tín hiệu mà
vẫn có thể gửi thông tin tới mọi nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, từ tháng 11/2003 VTC đã là đơn vị đầu tiên đi tiên phong
trong việc ứng dụng công nghệ nén chuẩn MPPEG 4 (H264) tiên tiến nhất thế
giới vào cung cấp dịch vụ truyền phát trực tuyến các chương trình phát thanh,
truyền hình quảng bá trên mạng Internet phục vụ nhiệm vụ thông tin tuyên
truyền, đối ngoại dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi. Đài
Tiếng nói Việt Nam đã chính thức hồ mạng Internet 4 hệ chương trình phát
thanh: VOV1 (Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp), VOV2 (Hệ các chương trình
Văn hố, đời sống, xã hội), VOV3 (Hệ Âm nhạc và Thơng tin giải trí), VOV6
(Hệ chương trình phát thanh đối ngoại tầm xa, phát bằng 11 thứ tiếng).

9


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

10/21

Giao diện trang vtc.com.vn cho phép nghe trực tuyến các hệ phát thanh
Gần như ngay từ khi ra đời, VOVNews đã làm hài lịng bạn đọc khơng chỉ
qua những thơng tin, những bài viết cập nhật, chính xác, tin cậy mà cịn bằng
kho âm thanh khổng lồ với nhiều thể loại khác nhau, đáp ứngmọi nhu cầu của
bạn nghe đài. Do đó, khơng có gì là q xa xơi đối với sự phát triển của phát
thanh trên Internet tại nước ta hiện nay.
Hầu hết các hệ phát thanh đã có trang điện tử riêng để giới thiệu các
chương trình phát thanh đến cơng chúng trong và ngồi nước. Cơng chúng
phát thanh có thể nghe trực tuyến các chương trình của các kênh phát thanh
vov1, vov2,vov3, vov4, vov4, vov giao thông tại địa chỉ: www.vov.vn,

www.tnvn.gov.vn hoặc nghe lại các chương trình phát thanh trên các trang
riêng của các hệ như www.vovworld.vn....
Tại hệ Đối ngoại, vov5 của Đài TNVN, các nhà báo đảm trách luôn nhiệm
vụ đẩy tin, bài, file âm thanh lên trang vovworld. Điều này đòi hỏi họ phải
hiểu biết về việc xử lý âm thanh, định dạng âm thanh, đăng tải file âm thanh,
viết sapo, lời dẫn và đưa ra các từ khóa để bạn đọc dễ dàng tìm kiếm... giống
như những nhà báo của báo mạng điện tử. Không chỉ thế, để làm trang điện
tử của kênh phát thanh vov5 phong phú và thu hút, họ cũng tìm kiếm hình
ảnh, viết tin bài như báo mạng điện tử... Qua đó có thể thấy tính "đa năng"
của các nhà báo phát thanh hiện đại; họ ln cố gắng đưa tiếng nói, các
10


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

11/21

chương trình của mình đến với cơng chúng, như mục tiêu: "Ở đâu có cơng
chúng, ở đó có radio"...
Ngồi ra, phát thanh cũng đã hịa mình vào mạng xã hội để quảng bá, dẫn
link các chương trình phát thanh. Ví dụ trên trang facebook, dễ dàng tìm thấy
các chương trình của các hệ phát thanh và trang riêng của đài phát thanh như:
VOV -Radio the voice of Vietnam - Đài tiếng nói Việt Nam, VOA
Vietnamese, VOV -Asian music....
2.5. Phát thanh đồng hành
Phát thanh đồng hành là hình thức các cộng tác viên, người nghe đài trực
tiếp gửi tác phẩm phát thanh của mình đến cơ quan phát thanh. Qua quá trình
kiểm duyệt, nếu tác phẩm có chất lượng sẽ được chọn phát và họ được nhận
nhuận bút như cộng tác viên của đài.
Những tác phẩm của cơng chúng gửi đến có thể là những vấn đề gần gũi,

thiết thực xung quanh họ; đem đến hơi thở của đời sống thực tế cho phát
thanh. Họ có thể tự thể hiện tác phẩm hoặc gửi văn bản, file âm thanh đến các
đài phát thanh trong vai trị các "nhà báo cơng dân".
Trong dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, ban
giám đốc hệ Thời sự -Chính trị -Tổng hợp VOV1 cũng khẳng định đây là một
xu hướng tốt giúp cải thiện chất lượng các chương trình phát thanh, tìm kiếm
những người tâm huyết, yêu nghề; tạo cơ hội rèn nghề cho các sinh viên báo
chí truyền thơng; đồng thời cũng giúp phát thanh gần gũi hơn với đời sông
người dân.
Cũng đã có nhiều tác phẩm phát thanh đồng hành được sử dụng trên hệ
VOV1 như: phóng sự "Như hoa hướng dương"; "Hướng đi đúng cho một làng
nghề", "Thanh niên nông thơn làm giàu từ nghề thủ cơng"...
Để có đội ngũ cộng tác viên gắn bó, tích cực; địi hỏi sự liên kết gần gũi
của cơ quan báo chí với cơng chúng. Mỗi nhà báo nên tạo cho mình đội ngũ
cộng tác viên rộng khắp; truyền đạt kinh nghiệm làm nghề cho các cộng tác
viên thân thiết để tăng chất lượng tin bài hoặc có thể từ các cộng tác viên, có
11


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

12/21

những đề tài, phát hiện ra những vấn đề mới...
3. Xây dựng những kênh phát thanh chuyên biệt
Với nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, "khó tính" của cơng chúng, địi
hỏi phát thanh cũng cần đổi mới, phong phú thêm. Những nhóm thính giả của
phát thanh cũng ngày càng đơng đảo, đa dạng về độ tuổi, nhu cầu thông tin....
Sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng, nhiều người chỉ muốn
nghe nhạc, giải trí, khơng muốn nghe những thơng tin khơ cứng như thời sự,

chính luận; nhưng những người trung tuổi lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
sức khỏe, dinh dưỡng; những người lớn tuổi lại thích những chương trình văn
hóa, văn nghệ tuổi già hay những chương trình bàn luận sâu sắc.... Bởi thế, có
xu hướng phát thanh phi đại chúng, phát triển các kênh phát thanh chuyên
biệt, dành cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Có thể kể đến sự thành công bước đầu của xu hướng này là sự ra đời của
kênh VOV giao thông, kênh phát thanh chun biệt của thính giả khi tham gia
giao thơng. Những thơng tin giao thơng hữu ích, những giây phút thư giãn
thoải mái VOV giao thông đem lại dường như đã thổi làn sinh khí mới cho
phát thanh. Tiếp đó, sự ra đời của kênh phát thanh Joy Fm -kênh phát thanh
chuyên biệt về sức khỏe, tần số 98,9 MHz, kênh phát thanh của Đài Phát
thanh - Truyền hình Hà Nội cũng đã và đang thu hút sự quan tâm, theo dõi
của khán thính giả. Các kênh phát thanh mới này đã đem đến những thơng tin
hữu ích, có chiều sâu cho thính giả; hình thức thể hiện mới mẻ, sinh động, có
đầu tư kỹ lưỡng về nội dung.
Tuy nhiên, để xây dựng những kênh phát thanh chuyên biệt, đòi hỏi các
nhà báo phát thanh phải có chun mơn về vấn đề mà kênh khai thác. Ngồi
ra, vì khai thác sâu về những vấn đề khác nhau nên những kênh này cần có
nhiều chun mục, chương trình để nội dung của kênh không nhàm chán, khô
cứng.

12


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

13/21

4. Thay đổi cách thức truyền đạt thông tin
4.1. Thông tin nhanh và chính xác

Nhanh, tức thì chính là lợi thế của phát thanh so với các loại hình báo chí
khác. Nếu như báo in bị hổng thông tin 24 giờ từ số ra ngày hôm trước tới số
ra ngày hôm sau, các sự kiện, sự việc diễn ra trong khoảng thời gian giữa 2 số
sẽ phải lưu lại tới số sau nữa. Truyền hình thì cần các yếu tố cần thiết cho việc
ghi hình, dựng hình, truyền dẫn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố máy móc mới
đem thơng tin đến cho cơng chúng được. Cịn thơng tin trong phát thanh được
cung cấp liên tục và có thể đưa đến cơng chúng mọi lúc, mọi nơi. Từ việc đưa
tin, bình luận, đánh giá ban đầu về sự việc, phát thanh cịn có thể cung cấp
thơng tin bên ngồi thơng qua trật tự tuyến tính về thời gian, theo tiến trình
phát triển của sự kiện, sự việc.
Muốn thơng tin nhanh thì người làm phát thanh phải giỏi về nghiệp vụ và
có các phương tiện kỹ thuật. Các công đoạn, thao tác thực hiện phải chuyên
nghiệp, nhanh nhẹn; nhà báo phải chủ động đối phó và xử lý thơng tin. Có sự
hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật sẽ giúp cho công việc của phóng
viên diễn ra nhanh, thuận lợi; tăng tính hiệu quả, chuyên nghiệp cho tác phẩm
phát thanh.
Thông tin nhanh nhưng cần phải chính xác bởi đó là yếu tố làm nên hình
ảnh đẹp cho phát thanh, tạo nên niềm tin cho cơng chúng. Thơng tin chính xác
là đáp ứng u cầu thơng tin sự thật cho thính giả, là sự tơn trọng của phóng
viên đối với cơng chúng của mình.
Thực tế, phát thanh đã và đang thực hiện tốt việc đưa tin nhanh, chính xác
đến người dân, bàn luận sâu, đa chiều về các vấn đề. Điều này luôn cần được
duy trì và phát huy hơn nữa để khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của phát
thanh hiện đại.
4.2. Viết ngắn, nói rõ
Nếu như ở báo in hay báo mạng, cơng chúng có thể đọc và chủ động xem
những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cư trang nào, thời điểm nào khi báo
13



Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

14/21

được phát ra thì với phát thanh, thính giả bị phụ thuộc vào quy luật của q
trình thơng tin; nhưng nó cũng có một thế mạnh đó là khi các thính giả bận
việc, khơng thể đọc báo thì có thể nghe được phát thanh qua radio để thu thập
thông tin mà không phải dừng cơng việc của mình. Bởi vậy, một người làm
phát thanh chuyên nghiệp cần nắm rõ được đặc điểm này để có thể tạo ra các
chương trình phát thanh hấp dẫn, dễ tiếp nhận; ngắn gọn, rõ ràng và sinh
động.
Ngôn ngữ chuẩn cho phát thanh là sự kết hợp giữa ngơn ngữ nói và ngơn
ngữ viết. Nếu như trên báo in, công chúng đọc bằng mắt và cảm nhận qua
ngôn từ trên giấy thì phát thanh là viết để tai nghe, truyền cảm xúc qua âm
thanh, tiếng động, âm nhạc và giọng nói... Bởi thế, để tác phẩm phát thanh có
hiệu quả, phát thanh viên cần trình bày rõ ràng, biểu cảm đúng tư tưởng của
tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Hiện nay, các tin phát thanh hiện đại thường chỉ dài khoảng từ 40 giây đến
1 phút; phóng sự, bình luận từ 2-3 phút, phỏng vấn từ 3-4 phút... Việc giảm
dung lượng ngắn gọn như thế tạo điều kiện tiếp nhận, ghi nhớ dễ dàng cho
công chúng; thuận tiện cho việc đón nghe của thính giả khi họ khơng có nhiều
thời gian rảnh rỗi.
4.3. Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh
Việc khai thác các yếu tố bổ trợ giúp phát thanh tránh được tình trạng
"đọc báo cho cơng chúng nghe"; tăng tính biểu cảm, giúp truyền cảm tốt đến
công chúng. Các yếu tố bổ trợ đắc lực cho phát thanh ở đây là: tiếng động
hiện trường, âm nhạc.
a. Tiếng động hiện trường
Tiếng động hiện trường có hai dạng cơ bản: tiếng động của hiện trường và
tiếng động được lưu giữ trong các băng dữ liệu.

Phát thanh sử dụng tiếng động hiện trường nhằm tạo sự hấp dẫn cho nội
dung, tăng tính chân thực, tạo sự sinh động cho tác phẩm. Nó giúp truyền tải ý
đồ của tác giả và khả năng liên tưởng của độc giả được nâng cao hơn. Do
14


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

15/21

khơng được phụ trợ bởi hình ảnh nên có thể tạo ra khả năng hình dung, tưởng
tượng cho thính giả được coi là một thành công của người làm phát thanh.
Trước đây, tiếng động hiện trường chưa được coi trọng, sử dụng rất ít
trong các tác phẩm phát thanh nhưng hiện nay, điều này đã được khắc phục.
Ví dụ, trong 1 tác phẩm phóng sự phát thanh dài 2- 3 phút của Đài Tiếng nói
Việt Nam, đa phần có ít nhất 3 tiếng động hiện trường. Chúng là tôn lên giá trị
hiện thực, tăng tính khách quan cho tác phẩm.
Bởi thế, các nhà báo phát thanh cần chú ý tới điều này để thu thập tiếng
động hiện trường trong quá trình tác nghiệp hoặc sưu tầm, lưu trữ lại, phục vụ
cho việc thể hiện tác phẩm của mình.
b. Âm nhạc
Âm nhạc được sử dụng trong phát thanh nhằm tạo tính linh hoạt, mềm
mại cho thông tin và giúp thông tin đến với công chúng dễ dàng hơn. Theo
nhà nghiên cứu của Úc thì trong một chương trình phát thanh, âm nhạc chiếm
35-45% là phù hợp nhất.
Âm nhạc có thể làm thành một chương trình riêng hoặc làm nền cho các
chương trình khác. Nhạc cắt, nhạc hiệu, nhạc nền, nhạc xen... giúp cho các
chương trình thêm đa dạng, làm nên cái riêng, cái đặc trưng, là yếu tố hỗ trợ
tạo khả năng thu hút mạnh mẽ cho các chương trình.
Trong các chương trình phát thanh hiện đại, âm nhạc được các phương

tiện kỹ thuật số xử lý, cắt gọt, mix lại tạo nên sự phong phú của âm thanh.
Điều này là thuận lợi cho người làm phát thanh trong quá trình chọn, sưu tầm
nhạc cho các chương trình, chun mục. Nhưng bên cạnh đó cũng đòi hỏi
người làm phát thanh cảm thụ âm nhạc khá, chọn nhạc phù hợp với từng hoàn
cảnh, văn cảnh, chương trình.
c. Kết hợp giữa thơng tin đời thường, thơng tin giải trí và thơng tin chiến
đấu
Ở đây là đề cao nội dung của các chương trình. Đây là yếu tố hàng đầu
quyết định tới việc thành bại của chương trình phát thanh; địi hỏi kiến thức,
15


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

16/21

khả năng ngơn ngữ, tư duy của nhà báo phát thanh sao cho khi xây dựng kịch
bản, viết bài cho phát thanh kết hợp được các yếu tố cho thật phù hợp.
Để phản ánh đa dạng cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu thơng tin của cơng
chúng thì phát thanh phải lựa chọn thông tin để phản ánh sao cho thật hiệu
quả. Thông tin ấy không chỉ thiên về một lĩnh vực mà phải phản ánh đa diện
về cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thơng tin. Do đó, việc kết hợp các yếu tố trên
là vô cùng quan trọng.
Nếu thông tin đời thường cung cấp cho công chúng thông tin về cuộc sống
xung quanh thì thơng tin giải trí đáp ứng nhu cầu tinh thần và thông tin chiến
đấu sẽ định hướng cho dư luận về những vấn đề có tầm quan trọng...
Khi khai thác đầy đủ thơng tin trên thì phát thanh đã làm được nhiệm vụ là trở
thành một người bạn tri kỷ, một người dẫn đường, phù hợp với nhiều đối
tượng thính giả, thuộc mọi lứa tuổi, nghề nghiệp...
Việc dung hịa tính thời sự và giải trí sẽ giúp cho người nghe dễ tiếp thu

và không chịu áp lực khi theo dõi thơng tin. Chỉ có xây dựng một kịch bản
hay thì mới thu hút được thính giả.
C. Những kỹ năng, phẩm chất cần thiết của nhà báo phát thanh hiện đại
Qua các xu hướng đã trình bày ở trên, có thể thấy báo phát thanh đang có
những chuyển biến tích cực trên đường phát triển. Trong đó, góp phần lớn
làm nên thành cơng của loại hình báo chí này là từ các kỹ năng, phẩm chất
của những nhà báo phát thanh.
Cùng với những thay đổi của nhu cầu xã hội, sự phát triển của các phương
tiện truyền thông và các công nghệ kỹ thuật hiện đại, nhà báo phát thanh cần
phải trau dồi tri thức, cập nhật các thông tin, cơng nghệ mới để tự hồn thiện
các kỹ năng, rèn luyện phẩm chất nghề để theo kịp các xu hướng vận động và
phát triển của báo phát thanh.
Trước hết, họ cần hiểu rõ về các cách thức làm phát thanh hiện đại, biết
những xu hướng phát triển của thế giới để xem xét, áp dụng và vận dụng, học
16


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

17/21

tập. Biết cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tân tiến giúp họ dễ
dàng xử lý âm thanh theo tinh thần bài viết của mình; dễ dàng hỗ trợ ekip
thực hiện để tạo hiệu quả làm việc nhóm.
Lịng đam mê, sự kiên trì trau dồi tri thức, dám dấn thân; biết tìm kiếm,
khai thác các vấn đề, chọn góc tiếp cận mới để đem hơi thở mới cho các tác
phẩm phát thanh cũng là những phẩm chất đáng quý của các nhà báo phát
thanh.
Thêm vào đó, các nhà báo cần giữ vững lập trường tư tưởng để đem đến
cho bạn đọc những nội dung phát thanh sâu sắc nhưng gần gũi, mềm mỏng để

phát thanh nói riêng và báo chí nói chung giúp thính giả hiểu rõ các vấn đề
của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa đang diễn ra.
Ngoài ra, những nhà báo phát thanh nên xây dựng và phát triển đội ngũ
cộng tác viên để có thể thu thập được các thông tin rộng khắp, hỗ trợ quá trình
tác nghiệp... nhằm làm phong phú, đa dạng các chương trình phát thanh...
Tóm lại, từ các phân tích trên cho thấy, để giúp phát thanh phát triển,
ngoài nền tảng kiến thức báo chí, các nhà báo phát thanh hiện đại cần khơng
ngừng học hỏi, hồn thiện các kỹ năng nghiệp vụ; bồi bổ tri thức, rèn luyện
phẩm chất; lao động bền bỉ, cần cù để có thể đưa phát thanh phát triển theo
những hướng đi mới, thu hút người nghe hơn nữa.

17


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

18/21

III. Kết luận
Trước những thời cơ và thách thức, những câu hỏi nghi ngại về sự tồn
vong của các loại hình báo chí truyền thống, phát thanh đang lặng lẽ trả lời tất
cả bằng sự vận động, chuyển mình để phát triển và khẳng định vị thế.
Như đã phân tích ở trên, các xu hướng phát triển thể hiện ở việc: phát
triển công nghệ phát thanh, thay đổi hình thức, thay đổi cách thức truyền đạt
thơng tin.
Trong việc thay đổi hình thức, trên thế giới phát triển khá mạnh về phát
thanh thực tế, phát thanh hội tụ..., song ở Việt Nam còn chưa xuất hiện rộng
rãi. Ngay ở đài TNVN, các hình thức phát thanh thực tế mới chỉ được sử dụng
để sản xuất các chương trình dự thi các giải báo chí thế giới như tác phẩm:
"Người gọi chim trời", "Những kỳ quan của cuộc sống" và phát thanh hội tụ

thực sự chưa có hiệu quả. Tuy nhiên những đổi mới ấy bước đầu đã đón nhận
sự hưởng ứng, quan tâm của đơng đảo thính giả như là những tín hiệu đáng
mừng của phát thanh nước nhà.
Hịa mình vào xu hướng đó, những nhà báo phát thanh cũng đang nỗ lực
cố gắng vì sự phát triển chung của ngành.
Trong những cạnh tranh, những thời kỳ chuyển mình, đổi mới mới thực sự
thấy rõ bản lĩnh của những người làm báo phát thanh. Khơng ngại khó khăn,
ln tìm tịi, học hỏi; dám đổi mới, dám nhận trách nhiệm; luôn giữ lửa đam
mê, thể hiện rõ vai trị gắn kết, cầu nối giữa cơng chúng với công chúng, công
chúng với đất nước, công chúng với báo chí... Tất cả làm nên hình ảnh nhà
báo phát thanh hiện đại tự tin, năng động, sáng tạo; vừa giỏi nghề, vừa hồn
thành tốt vai trị, trách nhiệm xã hội dẫu gian khó mà vinh quang của mình.
Hy vọng với những cố gắng bền bỉ, những định hướng rõ ràng như thế,
các nhà báo phát thanh sẽ đưa phát thanh Việt Nam phát triển, đến gần hơn
với phát thanh thế giới; ngày càng thu hút sự quan tâm của thính giả để tiếng
nói Việt Nam bay xa mn phương.

18


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

19/21

Tài liệu tham khảo
1. "Báo phát thanh", Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 2009
2. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông", Dương Xuâ Sơn, Đinh Văn Hường,
Trần Quang, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3. "Truyền thông đại chúng", Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2001

4. "Báo nói ln đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của đất nước",
www.baomoi.com, truy cập ngày 22/10/2012
5. "Phát thanh Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện",
www.ajc.edu.vn, truy cập ngày 22/10/2012
6. "Phát thanh truyền thống trong thế giới đa phương tiện", www.vov.vn, truy
cập ngày 22/10/2012
7. "Xu thế phát triển phát thanh Việt Nam", www.viscribd.com, truy cập ngày
22/10/2012

19


Tiểu luận mơn Các chun đề báo chí

20/21

MỤC LỤC
I. Mở đầu................................................................................................................. 1
II. Nội dung............................................................................................................2
A. Phát thanh trong bối cảnh mới........................................................................2
B. Những xu hướng vận động và phát triển của phát thanh hiện đại...............3
1. Phát triển công nghệ phát thanh......................................................................3
2. Thay đổi hình thức............................................................................................5
2.1. Phát thanh theo format..................................................................................5
2.2. Phát thanh theo yêu cầu hoặc phát thanh tương tác....................................6
2.3. Phát thanh trực tiếp.......................................................................................8
2.4. Phát thanh trên Internet................................................................................9
2.5. Phát thanh đồng hành..................................................................................11
3. Xây dựng những kênh phát thanh chuyên biệt.............................................12
4. Thay đổi cách thức truyền đạt thơng tin........................................................13

4.1. Thơng tin nhanh và chính xác.....................................................................13
4.2. Viết ngắn, nói rõ............................................................................................13
4.3. Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh................................14
a. Tiếng động hiện trường...................................................................................14
b. Âm nhạc...........................................................................................................15
c. Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thơng tin chiến đấu
............................................................................................................................... 15
C. Những kỹ năng, phẩm chất cần thiết của nhà báo phát thanh hiện đại.....16
III. Kết luận.........................................................................................................18
Tài liệu tham khảo.................................................................................................19

20



×