Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy chuyên đề sự vận động và phát triển của thế giới vật chất môn GDCD phần triết học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC
GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ: “ SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT” MÔN GDCD PHẦN TRIẾT HỌC LỚP
10

Người thực hiện: Trịnh Thị Huyền Gái
Chức vụ: Giáo viên ,Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Văn Linh
SKKN thuộc lĩnh vực môn: GDCD

PHỤ
LỤC
THANH HOÁ NĂM
2016

Trang

1


1.MỞ ĐẦU

2

2



1.1 Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG

3

2.1.Cơ sở lý luận

3

2.2. Thực trạng của vấn đề

4

2.2.1.Thực trạng chung


4

2.2.2.Thực trạng của giáo viên

5

2.2.3.Thực trạng của học sinh

6

2.3.Các giải pháp thực hiện

6

2.3.1.Tích hợp kiến thức liên môn trong bài Sự vận động và phát triển của
thế giới vật chất

7

2.3.2.Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập

9

2.3.3.Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy quy luật chuyển hóa từ những sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

10


2.3.4.Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy quy luật phủ định của phủ định

12

2.3.5.Tổ chức thực hiện tiết dạy theo PPCT tiết 7,8

13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với
bản thân,đồng nghiệp và nhà trường

18

2.4.1. Đối với học sinh

18

2.4.2. Đối với giáo viên

18

2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm

18

3.KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ

19

3.1. Kết luận


19

3.2. Kiến nghị

20

Tài liệu tham khảo

21

3


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội. Nó phản ánh nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Các tri thức khoa học trong môn GDCD là tri trức về
triết học, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức
học, Pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Các kiến thức
đó được sắp xếp, bố trí hợp lí, cấu kết chặt chẽ, lô gíc phù hợp với học sinh THPT. Môn
GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học vừa có vị trí đặc biệt của nó. Nó có
nhiệm vụ như những môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn
luyện kỹ năng , kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh.
Trong chương trình GDCD ở lớp 10 có 2 phần( Kiến thức triết học và đạo
đức). Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho học sinh những thế
giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đặc biệt là đầu chương trình lớp 10 học sinh đã phải làm quen với những kiến thức
triết học mới mẻ và khá trừu tượng. Đây là những nội dung rất quan trọng có tính
định hướng cho các em trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Xuyên suốt nội dung triết học ở lớp 10 là vấn đề về sự vận động và phát triển của
thế giới vật chất (sự vận động, nguyên nhân vận động, cách thức vận động, khuynh
hướng vận động). Để học sinh nắm vững kiến thức ở phần này là tương đối khó
khăn. Lâu nay một bộ phận giáo viên thường ngại tìm tòi đổi mới phương pháp,
ngại nghiên cứu các kiến thức liên môn để vận dụng vào bài dạy do đó làm ảnh
hưởng ít nhiều đến hiệu quả giảng dạy cũng như ảnh hưởng đến niềm đam mê của
học sinh đối với bộ môn.
Qua kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm tòi và tìm
cho mình một hướng đi thích hợp để nội dung triết học không còn là sự xa lạ và
khô khan đối với các em. Một trong những điều tôi thấy mỗi giáo viên cần phải
làm là nên biết tích hợp kiến thức liên môn khi giảng dạy về sự vận động và phát
triển của thế giới vật chất. Việc tích hợp đó thực sự có hiệu quả rất nhiều. Chính vì
lý do đó tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung đề tài :Tích hợp kiến thức liên môn
trong việc giảng dạy chuyên đề “ Sự vận động và phát triển của thế giới vật
chất” môn GDCD lớp 10 để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Môn GDCD là môn học có mối quan hệ khá mật thiết với các môn khác
trong chương trình giảng dạy ở trường THPT. Hệ thống kiến thức ở các lĩnh vực :
Pháp luật, đạo đức, Kinh tế, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học bao gồm một
lượng kiến thức lớn, bản thân trong nó có chứa đựng phần nào kiến thức các khoa
học khác( Toán học, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử…). Để việc giảng dạy có hiệu
4


quả, đặc biệt là đối với kiến thức triết học đòi hỏi cần thiết việc phối hợp với các
bộ môn khác thì mới đạt hiệu quả như ta mong muốn.
- Đánh giá thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và vấn đề triết
học nói riêng ở trường THPT .
- Đề xuất phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình
giảng dạy các kiến thức về triết mà cụ thể là: Sự vận động và phát triển của thế

giới vật chất.
Với đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy chuyên đề “ Sự vận
động và phát triển của thế giới vật chất” môn GDCD lớp 10.Chọn đề tài này sẽ
phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đề tài: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất( Bài 3;
Bài 4; Bài 5; Bài 6 phần triết học lớp 10 môn GDCD).
Đề tài được trực tiếp áp dụng vào giảng dạy ở các lớp 10A,10B,10C,10D tại
trường THPT nơi tôi trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi
đã sử dụng các phương pháp chính sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, thu
thập thông tin.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát qua các lớp
tập huấn, chuyên đề, thảo luận, thử nghiệm thực tế và thực hiện một số tiết dạy để
rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận
Khái quát lý luận nội dung về phương pháp dạy học tích hợp.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
dạy học nói chung và dạy GDCD nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học tích hợp làm cho người học sự nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách
liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội
khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Bản chất của tích hợp là phong phú và lô- gic. Tích hợp là một trong những
xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà
trường ở trên thế giới và ở Việt nam trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp
của giáo viên trong một tiết lên lớp học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận

5


thức vấn đề một cách có hệ thống và lô gic…Qua đó học sinh cũng thấy được mối
quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong nhà trường. Hầu hết các
giáo viên đều thừa nhận những ưu thế của dạy học tích hợp.
Từ thực tiễn giảng dạy các giáo viên đã nhận thức được nhiều bộ môn được
yêu cầu dạy học tích hợp đã tăng thêm tính hiệu quả cao.Tích hợp không những
không đưa tới sự quá tải về dung lượng kiến thức mà còn làm cho bài giảng sinh
động, học sinh hứng thú học tập.
Có nhiều hình thức tích hợp, xong hình thức tích hợp phổ biến nhất được
giáo viên sử dụng hiện nay đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan
điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với kiến thức của các bộ môn khác,
các nghành khoa học nghệ thuật khác cũng như như các kiến thức đời sống mà học
sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và
phát triển nhân cách cho học sinh.
Dạy học liên môn trong môn GDCD là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với các môn khác như: Ngữ văn, Địa lí, Toán học, Sử học…để học sinh
tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức GDCD vào cuộc sống và ngược lại từ
cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến GDCD. Trong chương trình
GDCD giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy
làm tăng hứng thú cho học sinh.
- Nội dung chương trình bộ môn GDCD có đặc điểm nổi bật: Tính lý luận,
tính khái quát cao về thuộc tính cơ bản của hiện thực. Những khái niệm, những
nguyên lý, quy luật, luận điểm chính trị bao quát toàn bộ đời sống hiện thực.
- Các tri thức của bộ môn GDCD có mối quan hệ hữu cơ đối với đời sống
chính trị, Xã hội, Kinh tế, Văn hóa, Khoa học, Đạo đức, Pháp luật và các đường lối
của Đảng.
- Các tri thức khoa học của môn GDCD đặc biệt là Triết học có mối quan hệ
chặt chẽ với các tri thức của các khoa học khác.

2.2.Thực trạng của vấn đề
2.2.1 Thực trạng chung
Trước hết tôi phải khẳng định rằng môn GDCD có một vị trí vô cùng quan
trọng trong việc giáo dục con người bất luận trong xã hội nào. Kiến thức bộ môn
GDCD khá phong phú và có tính khái quát cao, trang bị cho con người những hiểu
biết có tính chất định hướng trong các hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình.
Trong chương trình triết học ở lớp 10 của bộ môn GDCD, đặc biệt là đề tài
nói về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất, đây là những kiến thức khó
và mới mẻ. Lồng ghép trong các bài là kiến thức của nhiều khoa học khác. Từ thực
6


tiễn giảng dạy tôi thấy nếu giáo viên chỉ dừng lại ở việc giảng dạy kiến thức triết
học một cách thuần túy thì học sinh không chỉ khó hiểu bài mà còn cảm thấy
không mặn mà với môn học. Nhiều giáo viên đã ý thức được điều này và đã phát
huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
còn một bộ phận giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, ngại tìm tòi do đó đã
làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Môn GDCD là bộ môn góp phần trực tiếp vào việc hoàn thiện nhân cách cho
học sinh. Nội dung của bộ môn này rất phong phú báo gồm các kiến thức tổng hợp:
Đạo đức, Pháp luật, Triết học, CNXHKH...Nội dung nào cũng quan trọng nhằm
trang bị cho học sinh nhứng hiểu biết cơ bản có tính chất định hướng cho học sinh
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Xác định được tầm quan trọng đó nên mỗi giáo viên dạy bộ môn luôn cố
gắng làm tốt trách nhiệm của mình, thương xuyên tìm tòi, đổi mới phương pháp
nhằm mục đích tạo ra hứng thú cho người học. Đây là bộ môn có mối liên hệ khá
chặt chẽ với nhiều bộ môn khác thuộc khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng
việc vận dụng việc tích hợp kiến thức liên môn vào bài dạy nên hiệu quả tiết học
khá cao. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên còn hời hợt trong công tác giảng

dạy, chưa xác định cho học sinh được động cơ, mục đích học tập cũng như niềm
say mê làm cho các em có thái độ thờ ơ thiếu gắn bó với môn học, đặc biệt là hạn
chế trong việc liên hệ với kiến thức các khoa học khác.
Trong chương trình lớp 10 của môn GDCD phần đầu của sách giáo khoa là
hệ thống những kiến thức về Triết học. Nội dung nhiều và tương đối khó. Trong
quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy vấn đề về sự vận động của thế giới vật chất
xuyên suốt cả các bài( Bài 3, Bài 4, bài 5, bài 6). Nội dung của các bài là đi sâu tìm
hiểu về sự vận động và phát triển của thế giới( cách thức vận động, nguyên nhân
vận động, khuynh hướng vận động). Giáo viên dạy phần này nếu không tường tận
kiến thức các lĩnh vực khác cũng như không biết vận dụng các môn học khác để
giải đáp trước học trò thì thật sự là khó khăn.
Như vậy ta thấy trên thực tế một số giáo viên chưa làm cho học sinh thấy
được cái triết lý của GDCD, cái sinh động và sâu sắc của nó. Sự cảm hóa học sinh
đối với môn học phải bằng tính thuyết phục bài giảng của giáo viên ở trên lớp.
Điều đó đòi hỏi một trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của giáo viên.
2.2.2 Thực trạng đối với giáo viên
* Giáo viên: Hiện nay giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD gặp những thuận
lợi đồng thời gặp không ít khó khăn khi giảng dạy bộ môn này.
+ Thuận lợi:
7


- Chương trình sách giáo khoa có nhiều cải tiến nên tạo được sự hứng thú
cho học sinh.
- Tài liệu hỗ trợ công tác giảng dạy khá phong phú.
- Việc trang bị các thiết bị dạy học đã hỗ trợ khá tốt cho công tác giảng dạy
- Đội ngũ giáo viên được đạo tạo bài bản, có phương pháp tốt.
+ Khó khăn:
- Một bộ phận giáo viên ngại tự học, tự bồi dưỡng.
- Việc ứng dụng thiết bị hiện đại vào hoạt động dạy và học còn hạn chế.

- Vận dụng kiến thức liên môn còn chưa được quan tâm một cách
thường xuyên.
- Nội dung triết học ở chương trình lớp 10 có tính định hướng về mặt nhận
thức và thực tiễn nhưng do kiến thức khá trừu tượng nên việc giảng dạy gặp không
ít khó khăn.
2.2.3 Thực trạng đối với học sinh
Nhiều học sinh đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của bộ môn nên đã tiếp thu
bài học tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số em xem việc học chỉ là sự đối
phó. Vì vậy đây cũng chính là trở ngại cho giáo viên khi giảng dạy bộ môn này,
đặc biệt là nội dung triết học ở lớp 10. Chừng nào mà chưa phát huy được tinh thần
hợp tác của học sinh thì hoạt động dạy và học sẽ khó phát huy hết hiệu quả.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Do đặc điểm kiến thức môn GDCD, bản thân môn học đã chứa đựng kiến
thức liên môn nên trong quá trình dạy thì việc tích hợp với kiến thức của các bộ
môn khác là điều không thể thiếu, nhưng vấn đề đặt ra là việc sử dụng kiến thức
liên môn như thế nào mới đem lại hiệu quả. Qua thực tiễn dạy học, tôi rút ra một số
vấn đề cần lưu ý đối với việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy các bài liên quan
đến sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
Thứ nhất: Đối với từng bài, từng phần, xuất phát từ mục tiêu môn học,
chuẩn kiến thức, từ đối tượng học sinh và đặc biệt xuất phát từ đặc điểm tri thức
khoa học cụ thể người giáo viên cần lựa chọn kiến thức liên môn phù hợp. Nếu
việc lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai, lệch lạc vấn đề, làm
bài dạy thêm rối và phức tạp.
Thứ hai: Khi tích hợp kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc
đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những
chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh,
trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học, phải gợi cho học
8



sinh để học sinh sử dụng những kiến thức đã có , đã được học ở các môn khác vận
dụng vào bài học.
Thứ ba: Để sử dụng được kiến thức liên môn, người giáo viên cần có khối
lượng kiến thức sâu rộng, sau đó phải vận dụng một cách khéo léo có lựa chọn
những chi tiết sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài giảng.
Trên thực tế kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Để phát triển một cách toàn diện đòi hỏi mối người phải có
nhận thức đầy đủ cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội, điều này sẽ giúp quá
trình nhận thức của con người về thế giới sẽ trọn vẹn và đúng đắn hơn
Kiến thức của các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh
học…giúp học sinh có những tư duy khoa học, lô gic. Và nếu chúng ta biết vận
dụng những kiến thức đó trong bài dạy GDCD, đặc biệt là nội dung triết học thì
những lý luận trừu tượng sẽ được hiểu một cách dễ dàng, đơn giản hơn.
Trong chương trình GDCD 10, ở các bài 3, 4, 5, 6 giáo viên có thể vận dụng
kiến thức của các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để giải thích các khái
niệm, nội dung, lấy các ví dụ liên quan. Cụ thể:
2.3.1.Tích hợp kiến thức liên môn trong bài “ Sự vận động và phát triển của
thế giới vật chất’
Bài 3 : Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Trọng tâm của bài: Giáo viên làm rõ quan điểm của Triết học Mác- Lê-nin
về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
Bài này kiến thức được chia làm 3 nội dung:
Mục 1: Thế giới vật chất luôn luôn vận động
Mục 2: Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
Giáo viên sẽ vận dụng kiến thức liên môn để làm rõ các hình thức vận động
(Triết học Mác- Lê-nin đã khái quát 5 hình thức vận động cơ bản).
- Vận động cơ học
- Vận động vật lý
- Vận động hóa học
- Vận động sinh học

- Vận động xã hôi
Nội dung phần này cần có sự hỗ trợ của kiến thức của các bộ môn: Vật lý,
Hóa học, Sinh học, Lịch sử để làm rõ các hình thức vận động.
9


* Vận động Vật lý ( kiến thức bộ môn Vật lý)
Giáo viên chọn một vài ví dụ để học sinh dễ nắm bắt.
Ví dụ : Khi đun nước, nhiệt độ của nước sẽ thay đổi. Em hãy nhận xét sự
vận động của các phân tử nước.
KL: Nhiệt độ của nước càng cao thì sự vận động của các phân tử nước càng
nhanh.
Như vậy bằng một ví dụ rất thực tế học sinh sẽ giải thích được một hiện
tượng trong vật lý, các em sẽ hiểu được hình thức vận động vật lý.
* Vận động hóa học( vận dụng kiến thức Hóa học)
GV vận dụng kiến thức của bộ môn hóa để làm rõ nội dung này.
Ví dụ: Sự hóa hợp và phân giải giữa các chất
Cho học sinh so sánh các chất trước và sau khi phản ứng
Na + Cl2

NaCl

H2 + Cl2

HCl

C2H4 + H2

C2H6


KL : Do sự kết hợp giữa các nguyên tố hóa học đã tạo nên những hợp chất
mới.
* Vận động sinh học( vận dụng kiến thức Sinh học)
Ví dụ: Hãy giải thích hiện tượng quang hợp của cây trồng?
KL: Quang hợp là quá trình lá cây có chất diệp lục, sử dụng nước, khí
cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
* Vận động xã hội( vận dụng kiến thức Lịch sử)
Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ về vận động xã hội. Sau đó giáo viên sử
dụng kiến thức bộ môn Lịch sử để làm rõ nội dung sự vận động xã hội.
Cụ thể: Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng
chiến có mục đích rõ ràng là giành độc lập cho Tổ quốc, giành tự do cho nhân dân
ta. Trong cuộc kháng chiến này, tinh thần dũng cảm, tinh thần sáng tạo của nhân
dân ta thật là tuyệt vời( bộ đội phòng không của ta dựa vào khoa học kỹ thuật hiện
đại đã tìm ra cách chống nhiễu của máy bay B-52 và do đó đã lập nên kỳ tích Điện
Biên Phủ trên không).
KL: Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất vì đây là hình thức vận
động có mục đích.
10


2.3.2.Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy về quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa những mặt đối lập
Bài 4 :Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài này nhằm làm cho học sinh hiểu được nguồn gốc vận động của thế giới
vật chất.
Nội dung cơ bản của bài này là: Quy luật mâu thuẫn - hạt nhân của phép
biện chứng. Quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển( bao gồm
trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy).
Nội dung của bài này gồm:
Mục 1: Thế nào là mâu thuẫn

Mục 2:
tượng.

Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện

Để làm rõ nội dung quy luật này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng khá nhiều
kiến thức của các khoa học khác để làm rõ tính chất quy luật. Các khoa học có thể
vận dụng khi giảng bài này là: Toán học, sinh học, Vật lý, văn học.
Để hiểu khái niệm mâu thuẫn đòi hỏi giáo viên phải cho học sinh hiểu thế
nào là mặt đối lập.
Ví dụ 1: Cặp đối lập giữa đồng hóa và dị hóa
+ Vận dụng kiến thức sinh học để làm rõ quy luật này.
Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mỗi tế bào chính là quá
trình tích lũy năng lượng.
Dị hóa là sự phân giải các chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng
hóa, là sự giải phóng năng lượng dưới dạng năng lượng sinh học- được sử dụng
trong hoạt động sống của cơ thể.
KL: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc
điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng
phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Ví dụ 2: Lực hút và lực đẩy
+ GV vận dụng kiến thức môn vật lý để giải thích.
Ví dụ 3: Vân dụng kiến thức văn học để làm rõ nội dung mâu thuẫn.
Để tạo sự hứng thú cho học sinh và để khắc phục sự khô khan của kiến thức
triết học giáo viên có thể kết hợp với kiến thức văn học, cụ thể là sử dụng những
câu thơ thẫm đẫm cảm xúc không chỉ làm cho học sinh dễ hiểu mà còn làm cho các
em cảm thấy rất nhẹ nhàng khi tìm hiểu triết học, cảm thấy triết học cũng thực sự
11



gần gũi với các em. Qua việc trang bị kiến thức giáo viên kết hợp giáo dục lý
tưởng sống cho các em.
Cụ thể: Giáo viên lựa chọn một số câu thơ hay trong bài “ Người đi tìm hình
của nước của Chế Lan Viên” để tìm ra mâu thuẫn:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn…”
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa…”
KL: Mâu thuẫn được thể hiện trong những câu thơ trên đó là sự đối lập giữa
hình ảnh một vị lãnh tụ suốt cuộc đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
một con người luôn đau đáu nỗi đau của một người dân mất nước với hình ảnh trái
ngược là những cá nhân vị kỷ chỉ lo vun vén cho bản thân mình.
Qua việc phân tích các mặt đối lập trong mâu thuẫn ở các câu thơ trên giáo
viên sẽ có dịp cho học sinh được hiểu thêm về nhân cách của vị lãnh tụ kính yêu,
đồng thời nhóm lên ở các em lý tưởng sống cao đep, biết sống vì dân vì nước, biết
lên án tính vị kỷ nhỏ nhen.
2.3.3.Tích hợp kiến thức liên môn khi giảng về quy luật chuyển hóa từ những
sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Bài 5 Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Nội dung của bài này thực chất là nói về quy luật Lượng – Chất, nhằm hình
thành phương pháp luận duy vật biện chứng cho học sinh. Trọng tâm của bài là
mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Bài gồm có 3 nội dung
1. Chất
2. Lượng
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Để làm rõ khái niệm chất, lượng, quan hệ giữa chất và lượng giáo viên cần
sử dụng kiến thức các bộ môn: Toán học, hóa học, văn học, Lịch sử.
12


+ Vận dụng kiến văn học để học sinh có thể hiểu được khái niệm chất một
cách dễ dàng :
Bài tập:

Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu ca dao sau?

“ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ rau cải làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta”
KL: Mỗi sự vật đều có chất riêng, đặc trưng và tiêu biểu cho sự vật và hiện
tượng đó để so sánh với sự vật và hiện tượng khác.
+ Vận dụng kiến thức toán học để làm rõ mối quan hệ giữa chất và lượng.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Em hãy đưa ra các cách làm biến đổi hình chữ
nhật ABCD?
KL: Cách 1: Kéo dài đoạn thẳng AB, CD sao cho AB = BC = CD = AD
Ta có ABCD là 1 hình vuông
Cách 2:
Ta rút ngắn độ dài của đoạn AB, DC sao cho điểm A trùng với điểm B, điểm
D trùng với điểm C. Khi đó hình chữ nhật ABCD trở thành 1 đoạn thẳng.
+ Để làm rõ nội dung sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất có
thể vận dụng kiến thức bộ môn Lịch sử.
Ví dụ: Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Nó đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và
của Phát xít Nhật, nó còn lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn

năm. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta từ một nước thuộc địa đã
trở thành một đất nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa đưa nhân dân ta từ
thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do làm chủ nước nhà.
Hãy cho biết chất và lượng qua sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?
Kết luận: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của một quá trình
đấu tranh lâu dài của nhân dân ta, nó được bắt đầu từ sự thay đổi về lượng qua các
phong trào: Phong trào cách mạng 1930 - 1931; Cuộc vận động dân chủ 1936 –
1939; Cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939 – 1945 mà đỉnh cao là thắng lợi
của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cụ thể: Quá trình vận động quần chúng làm cho số người giác ngộ cách
mạng tăng lên, dự trữ lực lượng (lương thực, vũ khí, quần chúng tham gia cách
13


mạng… ) tăng lên, số lượng cuộc đấu tranh của quần chúng tăng lên đến một độ
nào đó, điểm nút nào đó cách mạng đủ mạnh và thắng lợi.
Như vậy bằng kiến thức lịch sử học sinh có thể hiểu rõ được mối quan hệ
giữa chất và lượng và qua ví dụ các em có thể nắm vững hơn nữa kiến thức lịch sử
dân tộc.
2.3.4.Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy về quy luật phủ định của phủ định
Bài 6 : Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 4, Bài 5, Bài 6 là những bài giảng tóm tắt về ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật. Mỗi bài( mỗi quy luật) phản ánh một phương diện của quá
trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Vì vậy khi giảng bài này cần
có sự gắn kết với các bài trước., thấy được lô- gic phát triển tất yếu của các đơn vị
kiến thức giữa các bài.
Trọng tâm của bài: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Kiến thức của bài được chia thành 2 nội dung
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
2. khuynh hướng triển của sự vật, hiện tượng

* Khi nói đến hai đặc điểm của phủ định biện chứng ( tính khách quan và
tính kế thừa) giáo viên cần vận dụng kiến thức bộ môn Sinh học để làm rõ.
Ví dụ: Thí nghiệm của Menđen
Ông dùng đậu hạt vàng làm mẹ lai với đậu hạt xanh làm bố hoặc ngược lại
thì ông thu được các cây lai F1 chỉ có hạt màu vàng. Ông gọi tính trạng được biểu
hiện ở cơ thể lai F1 là tính trạng trội. Tiếp đó bằng cách để cho các cây lai F1 tự
thụ phấn hoặc giao phấn với nhau thì ở F2 ông thu được kết quả là có cây có hạt
màu vàng, có cây mang hạt màu xanh.
KL: Như vậy qua thí nghiệm trên chúng ta thấy là thế hệ con cái phủ định
thế hệ bố mẹ, tuy nhiên nó không phủ định hoàn toàn mà nó biết giữ lại những đặc
điểm tích cực trên cơ sở phát triển cao hơn. Thế hệ con sẽ có thế có khả năng thích
nghi hơn với các điều kiện khác nhau của môi trường.
Như vậy tính đa dạng của sinh vật giúp con người dễ tìm ra những tính trạng
có lợi cho mình. Nhờ lai người ta có thể tổ hợp lại các gen để tạo nhiều giống mới
có năng suất cao và phẩm chất tốt trên cơ sở biết giữ lại những đặc điểm tiến bộ có
lợi cho con người.
* Mục 2: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

14


Nội dung học sinh cần nắm vững: Khuynh hướng phát triển của sự vật và
hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở
trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Ở nội dung này giáo viên có thể liên hệ bằng kiến thức môn Lịch sử.
GV nêu câu hỏi: Bằng kiến thức Lịch sử em hãy làm rõ sự xuất hiện chế độ
xã hội XHCN thay thế chế độ Phong kiến ở nước ta là thể hiện khuynh hướng phát
triển?
Xã hội XHCN Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nó xỏa bỏ sự áp bức

giai cấp và áp bức dân tộc trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đưa người dân từ
thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước. Xã hội XHCN ra đời từ trong lòng xã hội
phong kiến, nó không xóa bỏ hoàn toàn tất cả những gì trong xã hội phong kiến, nó
kế thừa chọn lọc những yếu tố tiến bộ làm tiền đề cho sự phát triển.
KL: Phủ định biện chứng là khách quan, vốn có của một sự vật hiện tượng
trong thế giới. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa, chọn lọc những yếu tố tiến
bộ làm tiền đề cho sự phát triển. Mặt khác phủ định gạt bỏ những cái lạc hậu cái
không cần thiết cho sự phát triển.
Bằng các kết quả thí nghiệm trong bộ môn Sinh học cũng như các kiến thức
Lịch sử giáo viên sẽ làm cho tiết học về khuynh hướng vận động và phát triển của
sự vật và hiện tượng có hiệu quả hơn, khắc phục được tính trừu tượng của bộ môn
triết học.
2.3.5.Tổ chức thực hiện tiết dạy theo phân phối chương trình
Tiết 7,8

Bài 5 : Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự
biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
2. Về kỹ năng:
Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.
3. Về thái độ: Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi
thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
15


- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10

- Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD 10.
- Các bài thơ, ca dao tục ngữ…
- Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm.
- Tranh ảnh, băng hình về các sự kiện lịch sử của dân tộc.
- Tài liệu kiến thức Toán ,Vật lí, lịch sử, hóa học,sinh học….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao trong cuộc sống cần phải đấu tranh chống lại những người có thái độ
“dĩ hòa vi quý”?
2. Giới thiệu bài mới:
Các sự vật và hiện tựơng trong thế giới vô cùng phong phú và đa dạng,
mỗi sự vật đều gắn với những hình thức vận động. Tuy nhiên sự vận động của
chúng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Vậy Lượng là gì? Chất là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính cần đạt

Hoạt động 1: Đàm thoại để tìm hiểu thế nào là
chất.
1. Chất
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào
là chất, phân biệt được sự khác nhau giữa các
sự vật và hiện tượng
* Cách tiến hành:
+ GV: Ghi câu hỏi vào bảng phụ.
1. Em hãy cho biết đặc điểm của kim loại, đặc
điểm của nước ở thể lỏng?
HS: Thảo luận


Khái niệm chất dùng để chỉ
những thuộc tính cơ bản, vốn có
GV: Nhận xét và rút ra ý cơ bản
của sự vật và hiện tượngđó,
Kim loại: Tên gọi chung các đơn chất có ánh phân biệt nó với các sự vật hiện
gọi là ánh kim, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tượng khác.
tốt, hầu hết ở thể rắn.
Nước ở thể lỏng: Trong suốt không có màu,
không có mùi, không có vị, không có hình
16


dáng nhất định.
KL: Tổng hợp các thuộc tính của kim loại, của
nước quy định bản chất của kim loại khác với
bản chất của nước ở thể lỏng.
Những thuộc tính cơ bản vốn có của mỗi sự
vật hiện tượng đó ta gọi là chất.
+ GV: Em hãy đọc câu ca dao sau và cho biết
ý nghĩa của câu ca dao đó?
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta”.
+ HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
+ HS: Cả lớp trao đổi, bổ sung
+ GV: Nhận xét, kết luận ( Mỗi sự vật hiện
tượng đều có mặt chất riêng, những điều trong
câu ca dao là những điều trái ngược với những

cái trong thực tại. Việc sử dụng những hình
ảnh trái ngược đó muốn nói lên tâm sự của con
người, những mong muốn không bao giờ đạt
được.
Hoạt động 2 :
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư
liệu lịch sử về phong trào cách mạng Việt Nam
qua các cao trào (1930- 1931; !936-1939;
1939-1945), sau đó cho học sinh nhận xét về
tình hình lực lượng cách mạng qua các thời kỳ.
HS: Trả lời

2. Lượng

Khái niệm lượng dùng để chỉ
GV: KL ( Lực lượng quần chúng tham gia hoạt
những thuộc tính vốn có của sự
động cách mạng càng ngày càng tăng lên).
vật và hiện tượng biểu thị trình
Trong các cuộc cách mạng, lực lượng tham gia độ phát triển( cao, thấp), quy
đó ta gọi là lượng.
mô( lớn, nhỏ), tốc độ vận
GV: Cho học sinh đọc và phân tích các ví dụ động( nhanh, chậm), số lượng ít,
nhiều)…của sự vật và hiện
trong sách giao khoa để hiểu thêm về lượng.
tượng.
Hoạt động 3: GV vận dụng kiến thức liên
môn để minh họa cho quy luật này.
+ Cho học sinh làm bài tập 1
17



Cho một hình chữ nhật có chiều dài là 30 cm
và chiều rộng bằng 20cm.Ta giữ nguyên độ dài
của chiều dài. Em hãy thay đổi độ dài của
chiều rộng sao cho ABCD không còn là hình
chữ nhật?
HS: Thảo luận và trả lời
GV: KL
Ta xem chất là công thức tính chu vi và diện 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về
tích của nó, lượng là độ dài của các cạnh. Ta sẽ lượng và sự biến đổi về chất.
biến đổi chiều rộng của nó bằng cách tăng độ
dài dần lên nhưng sao cho chiều rộng < 30 cm
khi đó ABCD vẫn đang là hình chữ nhật. Quá
trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng
thái chất của sự vật và hiện tượng nhưng chất
của sự vật, hiện tượng chưa biến đổi ngay.
Giới hạn đó ta gọi là độ. Nhưng khi độ dài
biến đổi sao cho chiều rộng bằng dài khi đó
hình chữ nhật ABCD đã trở thành hình vuông.
Tại điểm mà sự thay đổi về lượng làm thay đổi
về chất ta gọi là điểm nút.
Bài tập 2: GV đưa ra một số câu ca dao tục
ngữ
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con

a, Sự biến đổi về lượng dẫn đến
sự biến đổi về chất


Những người béo ịch béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày”
Em hãy cho biết đâu là lượng, đâu là chất
qua các câu ca dao trên? Phân tích mối quan
hệ giữa chất và lượng?
HS: Thảo luận

Khái niệm Độ:
Độ là giới hạn mà trong đó sự
biến đổi về lượng chưa làm thay
đổi về chất của sự vật và hiện
tượng

GV: KL
Lượng: Trọng lượng của cơ thể
Chất: Phẩm chất người phụ nữ

Điểm nút:
Sự thay đổi trọng lượng của cơ thể nó có ảnh
hưởng đến chất( sự nhanh nhẹn, sức khỏe, trí Điểm giới hạn mà tại điểm đó sự
biến đổi của lượng làm thay đổi
tuệ…) của con người.
chất của sự vật và hiện tượng
Hoạt động 4
được gọi là điểm nút.
Gv cho học sinh thảo luận bài tập sau:
18


Bài tập 1:

Bằng kiến thưc lịch sử em hãy cho biết: Xã hội
Việt Nam phát triển từ xã hội phong kiến lên
xã hội XHCN, khi đó đời sống của người dân
có sự thay đổi như thế nào?
HS: thảo luận
GV: KL
Ngưới dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở
thành người làm chủ đất nước. Mọi điều kiện
học hành, phát triền kinh tế, chăm sóc sức
khỏe, đời sống văn hóa…của người dân ngày
càng được nâng cao. Sự tiến bộ này phù hợp
với bản chất xã hội XHCN.

b, Chất mới ra đời lại bao hàm
môt lượng mới tương ứng

Như vậy mỗi sự vật và hiện tượng
đều có chất đặc trưng và lượng
đặc trưng phù hợp với nó.
Khi một chất mới ra đời lại bao
hàm một lượng mới để tạo thành
Bài tập 2: Khi đun nước nhiệt độ của nước sự thống nhất mới giữa chất và
tăng dần lên 100 độ C. Em hãy nhận xét về lượng.
vận tốc của các phân tử nước khi nhiệt độ thay
đổi?
KL: Khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí
thì vận tốc của các phân tử nước cũng nhanh
hơn.
4. Củng cố, luyện tập: Giáo viên cho học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:

Trò chơi tiếp sức: Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 người
Câu hỏi: Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ thể hiện quan hệ giữa chất và lượng
GV: Đưa môt số câu ca dao, tục ngữ
Tích tiểu thành đại
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Đánh bùn sang ao
Chín qúa hóa nẫu
Tức nước vỡ bờ
19


Già néo đứt dây…
Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh tham gia trả lời câu hỏi.
Các câu hỏi:
Câu 1: Em hãy tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và
ngược lai?
Câu 2: Để trở thành một học sinh giỏi cần phải có quá trình tích lũy về lượng như
thế nào?
Câu 3: Cho câu hỏi kiểm tra kết quả học tập cả lớp vào giấy kiểm tra in sẵn(05
phút) .Hãy vận dụng mối quan hệ giữa chất và lượng vào việc thực hiện hành vi
ứng xử của bản thân trong các mối quan hệ đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè?
5. Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà:
- Về nhà làm bài tập 1, 2 trong SGK trang 33.
- Đọc trước bài “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiên tượng”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với bản
thân,đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1 Đối với học sinh
Các em rất ủng hộ phương pháp dạy học này.Việc lĩnh hội tri thức của các em
có tính hiệu quả cao. Và đặc biệt qua việc sử dụng kiến thức liên môn đã rèn luyện
cho các em khả năng nghiên cứu tổng hợp các vấn đề.Tạo sự hào hứng trong việc

lĩnh hội tri thức đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong giờ học GDCD,khắc
phục được sự tẻ nhạt của bộ môn. Kích thích tính ham hiểu biết của các em.Rèn
luyện tốt kỹ năng sống.
2.4.2 Đối với giáo viên
Khi chưa sử dụng tích hợp kiến thức liên môn, bản thân tôi, cũng như qua trao
đổi cùng đồng nghiệp, thường thì giáo viên thường mắc phải những lỗi cơ bản
trong giảng dạy: Giờ dạy trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học
không có sự sáng tạo, phân lượng thời gian chưa hợp lí, phần củng cố bài thì sơ
sài, hiệu quả thấp.
Sau khi sử dụng việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ở các lớp thì giờ
dạy đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực.Với sự chuẩn bị chu đáo
về cách thiết kế, sự kết hợp kiến thức của giáo viên nên giờ học không còn cứng
nhắc, đơn điệu, truyền thụ kiến thức một c hiều, mà giờ học trở nên sinh động, học
sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài. Giáo viên tạo được sự đam mê trong công
tác giảng dạy, nâng cao vốn kiến thức cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các
phương pháp.Có mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh. Chủ động tìm ra
hướng vận dụng kiến thức mới giúp học sinh tiếp cận bài học một cách chính xác,
khoa học, dễ dàng.
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm
Với phương pháp trên, tôi thực hiện ở các lớp: 10A.10B,10C,10D, tại trường
THPT nơi tôi đang công tác năm hoc 2015 - 2016. Học sinh được kiểm tra trắc
20


nghiệm khách quan dạng câu hỏi "có hoặc không?": Anh(chị)có thích học Bài 5
Cách thức vận động,phát triển của sự vật và hiện tượng không? Kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
Có hứng thú
Không hứng thú

học
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
10A
42
38
90,5%
4
9,5%
10B
42
39
92,9%
3
7,1%
10C
41
39
95,1%
2
4,9%
10D
43
38
88,4%
5
11,6%

Còn với câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng như: Hãy vận dụng mối quan hệ
giữa chất và lượng vào việc thực hiện hành vi ứng xử của bản thân trong các mối
quan hệ đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè?
Kết quả như sau:
Lớp

Tổng số
học
sinh

Số học sinh đạt
điểm 8 - 9

Số học sinh đạt
điểm 6 - 7

Số học sinh đạt
điểm 5

Lớp

Số HS

Số
lượng

Tỷ lệ%

Số
lượng


Tỷ lệ%

Số
lượng

10A

42

25

59,5%

17

40,5%

0

0%

10B

42

19

45,2%


22

52,4%

01

2,4%

10C

41

21

51,2%

20

48,8%

0

0%

10D

43

19


44,2%

20

46,5%

04

9,3%

Tỷ lệ %

3.KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học như thế nào để học sinh hứng thú học tập, và đạt kết quả cao là điều
mà tất cả giáo viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả
nước đang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
dạy học. Đặc biệt với những giáo viên dạy môn học mà quan niệm của người học
và của xã hội là môn phụ như môn GDCD lại càng khó hơn.
Qua cả một quá trình ứng dụng tôi thấy việc sử dụng kiến thức liên môn trong
dạy học môn trong dạy học không chỉ áp dụng có hiệu quả đối với môn GDCD mà
các môn học khác cũng có thể sử dụng kiến thức liên môn trong bài dạy.
Bằng thực tiễn giảng dạy trong suốt thời gian qua đặc biệt là những năm gần
đây cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, của nghành bản thân tôi đã
thấy những hiệu quả đạt được:
- Các giờ học thực hiện phương pháp này đã gây sự hứng thú cho các em rất
nhiều so với cách dạy cũ.

21



- Các em hiểu bài rất nhanh và có thể giải quyết được các bài tập khó giáo viên ra
tại lớp.
- Các bài kiểm tra của các em đạt kết quả rất tốt đã phản ánh ý thức học tập của
các em.
- Với cách dạy học này thì học sinh dễ hiểu bài và nhớ được bài học lâu hơn và
sâu sắc hơn.
- Rèn luyện cho các em khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
vấn đề kể cả trong nhận thức lẫn trong thực tiễn.
3.2. Kiến nghị
Đây là một đề tài có phạm vi thực hiện rộng lớn và đòi hỏi thời gian, tâm trí
của người giáo viên cao. Do vậy trong quá trình thực hiện muốn đạt được thành
công người giáo viên thực sự phải yêu nghề, mến trò phải chịu khó đọc nhiều, tìm
hiểu thêm tư liệu thực tế mới có sức thuyết phục học sinh. Ngoài ra giáo viên phải
được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà trường, đồng nghiệp, phải gắn hoạt động học tập
trên lớp với các hoạt động sinh hoạt văn hóa, giao lưu, trao đổi thì kết quả đề tài sẽ
đạt chất lượng tốt hơn .Vì vậy để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, tôi có
một số đề xuất như sau:
- Môn GDCD hiện nay còn rất ít sách tham khảo, sách bài tập ,trong khi đó
các môn học khác lại rất nhiều, do đó cần phải bổ sung cho môn GDCD một số
sách tham khảo , sách bài tập .
- Trong chương trình GDCD các lớp đều có tiết ngoại khóa , nhưng tài liệu
phục vụ cho những tiết học này còn hạn chế, do giáo viên tự tìm kiếm, do đó nên
cung cấp cho giáo viên mốt số tài liệu để dạy tiết học ngoại khóa để giờ học có
hiệu quả thiết thực.
Trên đây là phương pháp dạy mà tôi đã áp dụng trong năm học vừa qua, và
đó là một kinh nghiệm giảng dạy của tôi.Với những kết quả đạt được trong công
tác giảng dạy làm cho tôi tự tin hơn trong việc lựa chọn phương pháp của mình.
Tuy nhiên đây chỉ mới là kinh nghiệm của bản thân do đó tôi kính mong được sự
góp ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của mình được hoàn thiện và có thể áp

dụng một cách rộng rãi. Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trịnh Thị Huyền Gái
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10.
2. Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học,phương pháp dạy học
tích cực.
3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa 10, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD trường THPT
6. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 10.
7.Tìm hiểu kiến thức bộ môn Toán,Vật lí,Hóa học,Lịch sử,Sinh học,Văn học

8. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (ĐHSPKT TPHCM)
9. Dạy học tích hợp (Nguyễn Thị Thúy Hồng - Bộ GD&ĐT)
10. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Bộ GD&ĐT - NXB Hà Nội)

23


24




×